28/3/13
2.338
1.769
113
AJELITA nói:
phantan nói:
Tại vụ tai nạn xe khách ở Khánh Hòa ngày 7/6, các nạn nhân cho biết xe chạy rất nhanh. Tôi cho rằng, lái xe đã rà phanh liên tục, lại không sử dụng phanh tay nên phanh xe không chịu đựng được và mất tác dụng.
http://danang.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201306/hai-xe-khach-gap-tai-nan-deu-chay-qua-toc-do-274443/

Các bác chú ý nhá, trên xe các bác có phanh tay đấy. Phải chi lái xe biết sử dụng phanh tay thì, tai nạn đã không thảm khốc như thế.


Ngất với bác, bác có bao giờ thử làm một thí nghiệm : kéo phanh tay ( hay đạp phanh tay ở một số xe AT), sau đó thử đạp tí ga ( chỉ cần tí ga thôi nhé): bác thấy thế nào?

Xe bác vẫn chạy bon bon!

Điều đó chứng tỏ phanh tay người ta thiết kế ra với lực ma sát khá nhỏ, chỉ duy nhất một mục đích là giúp xe đang đứng yên ko bị trôi, chứ ko phải giúp xe đang chạy ngừng lại!



Đồng quan điểm với Bác
 
Hạng C
4/6/13
682
1.028
93
AJELITA nói:
Fred_Tran nói:
Trong vật lý không tồn tại khái niệm "LỰC" quán tính, quán tính là tính chất của vật thể luôn muốn giữ nguyên vận tốc của nó, vật có khối lượng (không phải trọng lượng) lớn thì quán tính lớn. Muốn thay đổi vận tốc (tức là có gia tốc) của vật thì phải có lực, đó chính là công thức bất hủ F = ma.
Chỗ trọng lực em nhầm, cái đó là sự kết hợp của trọng lực tác động lên bánh trước (Trọng lực đi qua trọng tâm, bánh trước gánh trọng lực theo nguyên lý cánh tay đòn), khi thắng xe cộng thêm cái moment em vừa nói nên làm tăng hợp lực đè lên bánh trước.
Việc lớn chưa bàn, chỉ xin tranh luận cái này của bác.
Sao lại ko tồn tại lực quán tính???
Trong thực tế lẫn trong vật lý lý thuyết, lực quán tính phải đặt ra nếu ko thì ko thể nào giải quyết sự mâu thuẫn của định luật 2 New ton và định luật 3 Newton được

Cái này chương trình phổ thông ko học, nhưng đại học thì ai cũng học Vật Lý Cơ Sở rồi.

Ở phổ thông các bác đã được học về ba định luật Newton 1,2,3 . Khi nói đến lực quán tính (một lực ảo không có phản lực) thì phải xét hệ qui chiếu không quán tính trong không gian khảo sát nó .
Định luật 2 Newton F=ma bị sai be bét trong hệ qui chiếu không quán tính, thành thử cái lực quán tính được các nhà vật lý đặt ra "chữa cháy" để hiệu chỉnh cho định luật 2


Giải thích:
Ở đây có cái đặc biệt là lực quán tính về tính chất cũng giống như các lực khác , chỉ duy nhất một tính chất không giống ai là nó không có phản lực . Thành thử khi xét trong hệ qui chiếu cụ thể nếu hiệu chỉnh cho nó thỏa định luật 2 Newton thì ta lại phải ...bỏ đi định luật 3 Newton ( do lực quán tính không có phản lực, nên mâu thuẫn với định luật 3: mọi lực đều có phản lực)

Nếu bác cảm thấy khó hiểu thì có thể xem ví dụ sau :
Xem đất là hệ qui chiếu quán tính
Còn xe chạy chính là hệ qui chiếu không quán tính
Một viên bi trên cái bàn và toàn bộ đặt trong cái xe , khi xe chạy với gia tốc a thì một hiện tượng mà ai cũng thấy ở thực tế là viên bi chạy ngược về phiá sau với giá tốc a' = -a.


Nếu khảo sát các lực tác động vào bi thì chỉ có trọng lực P và phản lực N , hai lực này ( tất cả có ký hiệu vector) tác động vào bi .
Theo định luật 2 Newton P+N = ma' (1)

Có thật ôtô phải phanh bánh sau như lời tiến sỹ này nói???

Nhưng vì cân bằng nên P+N =0 do đó ma' =0 tức a' =0 , điều này vô lý vì rõ ràng ở thực tế bi chạy ngược với gia tốc a' = -a khác 0 , vậy định luật 2 Newton không áp dụng được trong hệ qui chiếu không quán tính vì dẫn đến kết quả phi lý với thực tế !
Vậy ta phải thêm lực quán tính vào hệ F(qt) =ma' = -ma cho nó không gây tình trạng phi lý trên .


Tóm lại trong một hệ mà hệ qui chiếu không quán tính chuyển động với gia tốc a so với hệ qui chiếu quán tính thì định luật 2 Newton phải được viết khác như sau :
Sigma[ F(i) + F(qt)] = ma'
a' là gia tốc vật đối với hệ không quán tính
F(i) là các lực tác động vào bi , F(qt) là lực quán tính , Sigma là ký hiệu tổng vector .


Áp dụng biểu thức tổng quát này cho trường hợp viên bi thì ta được :
P+N+F(qt) = ma' (2)

So sánh sẽ thấy (2) khác (1) ở cái lực F(qt) đã được các nhà vật lý thêm vào đó
Và như vậy Newton đã được " cứu rỗi " :))
Cứu rỗi gì bác ơi, cái "Lực" quán tính như bác nói cũng chỉ là do người ta đặt ra cho dễ tính thôi chứ có tồn tại đâu.
Vật lý đại cương em không phải giỏi nhưng cũng có học qua rồi.
Xe đang chuyển động thẳng đều, viên bi nằm yên trên xe chứng tỏ tổng hợp lực vào viên bi (vector = 0), bỏ qua P, N.
Xe tăng tốc, tức là thay đổi vận tốc với gia tốc dương (muốn vậy phải có 1 lực nào đó tác động lên xe, tăng ga chẳng hạn), muốn viên bi cũng bị gia tốc theo xe thì phải có 1 lực F = m(bi)*a để kéo viên bi đi. Tuy nhiên nếu lực ma sát tại chỗ tiếp xúc giữa viên bi với sàn xe không đủ: Fms < F = m(bi)*a thì viên bi không thể gia tốc nhanh như xe được, kết quả là a'(bi) < a, đó là lấy hệ tham chiếu đất, còn lấy hệ tham chiếu trên xe để thấy bi sẽ tuột ngược ra sau. Bác nào đi xe mà thốc ga mạnh sẽ thấy "dính ghế", đó là cái ghế xe tác động vào lưng các bác 1 lực để đẩy các bác đi với 1 gia tốc dương bằng với gia tốc xe, giả sử không có tựa lưng thì các bác bị ngã ngửa ra sau vì không có 1 lực nào đủ lớn để ép các bác gia tốc bằng gia tốc xe.
 
Last edited by a moderator:
28/3/13
2.338
1.769
113
Có lẻ vị TS này bảo vệ luận án TS từ thập niên 60 & từ đó đến nay sống trong rừng nên không cập nhật được thông tin.
 
Hạng C
2/4/13
695
6
18
ts = trừ sâu; PTS = phun thuốc sâu; ths = thuốc sâu; Hãng xe nó bán cả hàng triệu chiếc, nó làm ra và trãi nghiệm thực tế hàng nghìn lần nên cái Thằng công nhân của Toyota cũng giỏi hơn ông TS giấy của ta vì nó là thực tế, trãi nghiệm. Còn ts của ta là TS giấy, học vẹt chứ ra thực tế chẳng biết gì cả, ông có giỏi thì SX ô tô thử xem sao? tại sao xe sedan thắng đĩa phía trước. thắng nào dẫn động hay là trọng lượng nhiều hơn thì thắng đó phải nhiều hơn. Em không phải là dân kỹ thuật nên không dám bàn nhiều về KT nhưng em tin TOyota, Mazda, mitshubishi hơn TS giấy VN
 
Hạng C
22/12/11
591
21.144
93
Fred_Tran nói:
Cứu rỗi gì bác ơi, cái "Lực" quán tính như bác nói cũng chỉ là do người ta đặt ra cho dễ tính thôi chứ có tồn tại đâu.
Vật lý đại cương em không phải giỏi nhưng cũng có học qua rồi.
Xe đang chuyển động thẳng đều, viên bi nằm yên trên xe chứng tỏ tổng hợp lực vào viên bi (vector = 0), bỏ qua P, N.
Xe tăng tốc, tức là thay đổi vận tốc với gia tốc dương (muốn vậy phải có 1 lực nào đó tác động lên xe, tăng ga chẳng hạn), muốn viên bi cũng bị gia tốc theo xe thì phải có 1 lực F = m(bi)*a để kéo viên bi đi. Tuy nhiên nếu lực ma sát tại chỗ tiếp xúc giữa viên bi với sàn xe không đủ: Fms < F = m(bi)*a thì viên bi không thể gia tốc nhanh như xe được, kết quả là a'(bi) < a, đó là lấy hệ tham chiếu đất, còn lấy hệ tham chiếu trên xe để thấy bi sẽ tuột ngược ra sau. Bác nào đi xe mà thốc ga mạnh sẽ thấy "dính ghế", đó là cái ghế xe tác động vào lưng các bác 1 lực để đẩy các bác đi với 1 gia tốc dương bằng với gia tốc xe, giả sử không có tựa lưng thì các bác bị ngã ngửa ra sau vì không có 1 lực nào đủ lớn để ép các bác gia tốc bằng gia tốc xe.


Định com , nhưng thấy ko còn cần thiết.
Bác nên đọc lại vật lý , nhất là cách phân biệt các hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu ko quán tính trước khi bàn
Thấy bác nêu lực tăng ga của xe vào bi là thấy bác ko nắm vấn đề rồi. Ga xe có tăng mạnh cách mấy thì nó chỉ liên quan hệ quy chiếu xe và đất, bi với bàn vẫn đứng yên với nhau, ko có lực nào tác động thêm vào bi ( ngoài N và P) trong cái hệ quy chiếu bàn - bi này. ( bỏ qua ma sát cho đơn giản)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
4/6/13
682
1.028
93
AJELITA nói:
Định com , nhưng thấy ko còn cần thiết.
Bác nên đọc lại vật lý , nhất là cách phân biệt các hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu ko quán tính trước khi bàn
Thấy bác nêu lực tăng ga của xe vào bi là thấy bác ko nắm vấn đề rồi. Ga xe có tăng mạnh cách mấy thì nó chỉ liên quan hệ quy chiếu xe và đất, bi với bàn vẫn đứng yên với nhau, ko có lực nào tác động thêm vào bi ( ngoài N và P) trong cái hệ quy chiếu bàn - bi này. ( bỏ qua ma sát cho đơn giản)


Em biết hệ quy chiếu chứ, nhưng vấn đề đơn giản thì giải thích đơn giản là đủ hiểu. Vật lý đại cương em có học, nhưng lâu quá không nhớ rõ, chỉ dám giải thích bằng kiến thức phổ thông thế này.
Em lấy hệ quy chiếu đất: Lực tăng ga của xe chỉ tác động vào bi nếu có lực ma sát giữa bi với sàn (và đó cũng là cách duy nhất xe với bi tác động vào nhau), vấn đề là bi đang chuyển động thẳng đều theo xe, đột ngột bác muốn tăng tốc thì bác phải gia tốc cho viên bi nếu không muốn bi rơi lại phía sau. Mà muốn có gia tốc phải có lực để gia tốc vì F = ma, lực này đối với xe thì là lực ma sát tại lốp xe, năng lượng lấy từ động cơ, đối với bi thì là lực ma sát với sàn xe. Nếu lực ma sát đủ lớn để bi dính chặt với xe (Fms > m(bi)*a) thì công suất động cơ phải gia tốc cho cả bi và xe, xe và bi được xem như khối rắn, trường hợp bi nặng (xe có tải) rõ ràng cả lực gia tốc và công suất động cơ sinh ra đều lớn hơn.Còn nếu lực ma sát không đủ lớn, không đủ để gia tốc bi bằng với gia tốc xe tức a' < a, bi gia tốc chậm hơn xe nên chắc chắn rơi ra khỏi xe, lúc đó thì đúng là xe không liên quan đến bi nữa rồi. Lấy hệ quy chiếu trên xe sẽ thấy bi đang đứng yên (xe và bi đang chuyển động thẳng đều), khi xe thắng sẽ thấy bi gia tốc âm với độ lớn = a-a', bi sẽ trôi ngược và rơi khỏi xe. Trong trường hợp thắng xe hoặc đâm trực diện mà không thắt belt, lực ma sát giữa người và ghế không đủ để gia tốc âm người bằng với gia tốc âm của xe, người sẽ gia tốc âm chậm hơn xe (bị hãm lại chậm hơn với xe). Đứng trên hệ quy chiếu xe sẽ thấy người có gia tốc dương, tức là đập mặt vào kính hoặc bay ra khỏi kính trước luôn.
Nói như bác "Ga xe có tăng mạnh cách mấy thì nó chỉ liên quan hệ quy chiếu xe và đất, bi với bàn vẫn đứng yên với nhau, ko có lực nào tác động thêm vào bi" thì đi xe tải không cần chằng buộc hàng làm gì, cũng chẳng cần thắt belt làm gì cho mệt vì xe thắng mạnh tới mấy cũng "Ga xe có tăng mạnh cách mấy thì nó chỉ liên quan hệ quy chiếu xe và đất, bi với bàn vẫn đứng yên với nhau, ko có lực nào tác động thêm vào bi" em xin viết lại là "Thắng xe có thắng gấp đến mấy thì nó chỉ liên quan đến hệ quy chiếu xe và đất, người và ghế vẫn đứng yên bới nhau, không có lực nào tác động thêm vào người".
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
22/12/11
591
21.144
93
@FredTran
Nói thật bác nên đọc lại Vật Lý trước khi com.
Hệ quy chiếu mặt đất:
1-Lực kéo của động cơ xe tác động cơ cấu truyền động , rồi cơ cấu này tác động vào bánh xe làm xe đi ( so với hệ quy chiếu mặt đất) đúng theo tiêu chí F = ma
Hệ quy chiếu bi - bàn
2-Nên nhớ lực kéo của động cơ xe ko tác động vào bi một lực gì cả ( bi và động cơ cùng đứng yên với nhau, ko đứa nào sờ hay đập vào đứa nào), nhưng bi bị lăn ngược -a so với mặt bàn (hệ bi - bàn)

--> Có -a mà ko có lực: mâu thuẫn định luật 2 Newton . Vậy bắt buộc phải thêm lực quán tính F(qt) vào hệ bi - bàn.

Hệ bỏ qua ma sát cho hệ đơn giản.

Những vấn đề này rất hay gặp trong vật lý. Nếu ko quy tách từng hệ quy chiếu (để phân tích từng lực chỉ có vai trò trong hệ quy chiếu nào) mà cắm đầu giải sẽ ra kết quả tào lao.

Vấn đề này được tất cả các sách Vật Lý đề cập, như cuốn của Lương Duyên Bình, Serge Lang ....NXB KHKT bác nên đọc lại


 
HMG
Hạng D
14/8/12
2.197
525
83
TP.HCM
Lại tiến sĩ giấy rồi, chúng ta hay nói ... còn tỏ ra nguy hiểm. Cũng vì những tiến sĩ như thế này nên nền công nghiệp ô tô ở VN chưa biết đến khi nào mới phát triển. Thế giới người ta sản xuất ô tô cả trăm năm nay mà nhìn cái xe xem cơ cấu dẫn động và cơ cấu thắng như thế nào??? TS mà cũng đăng đàn phát biểu lôm côm quá đúng là bó tay.
Đọc nhiều commen thấy OSer có rất nhiều nhà Vật Lý, thế mà tại sao VN chưa SX được cái ô tô nào mang thương hiệu Made in VN nhỉ?? Phí quá, phí quá. Gom hết các bác này lại thành lập hãng nghiên cứu xe ô tô thì chắc mấy ông Mẹc, Bim, Toy, Ma, Ford, Nis, v.v.... chỉ có nước phá sản. Ôi VN nhân tài như lá rụng mùa thu. :p
 
Last edited by a moderator: