Việc lớn chưa bàn, chỉ xin tranh luận cái này của bác.Fred_Tran nói:Trong vật lý không tồn tại khái niệm "LỰC" quán tính, quán tính là tính chất của vật thể luôn muốn giữ nguyên vận tốc của nó, vật có khối lượng (không phải trọng lượng) lớn thì quán tính lớn. Muốn thay đổi vận tốc (tức là có gia tốc) của vật thì phải có lực, đó chính là công thức bất hủ F = ma.
Chỗ trọng lực em nhầm, cái đó là sự kết hợp của trọng lực tác động lên bánh trước (Trọng lực đi qua trọng tâm, bánh trước gánh trọng lực theo nguyên lý cánh tay đòn), khi thắng xe cộng thêm cái moment em vừa nói nên làm tăng hợp lực đè lên bánh trước.
Sao lại ko tồn tại lực quán tính???
Trong thực tế lẫn trong vật lý lý thuyết, lực quán tính phải đặt ra nếu ko thì ko thể nào giải quyết sự mâu thuẫn của định luật 2 New ton và định luật 3 Newton được
Cái này chương trình phổ thông ko học, nhưng đại học thì ai cũng học Vật Lý Cơ Sở rồi.
Ở phổ thông các bác đã được học về ba định luật Newton 1,2,3 . Khi nói đến lực quán tính (một lực ảo không có phản lực) thì phải xét hệ qui chiếu không quán tính trong không gian khảo sát nó .
Định luật 2 Newton F=ma bị sai be bét trong hệ qui chiếu không quán tính, thành thử cái lực quán tính được các nhà vật lý đặt ra "chữa cháy" để hiệu chỉnh cho định luật 2
Giải thích:
Ở đây có cái đặc biệt là lực quán tính về tính chất cũng giống như các lực khác , chỉ duy nhất một tính chất không giống ai là nó không có phản lực . Thành thử khi xét trong hệ qui chiếu cụ thể nếu hiệu chỉnh cho nó thỏa định luật 2 Newton thì ta lại phải ...bỏ đi định luật 3 Newton ( do lực quán tính không có phản lực, nên mâu thuẫn với định luật 3: mọi lực đều có phản lực)
Nếu bác cảm thấy khó hiểu thì có thể xem ví dụ sau :
Xem đất là hệ qui chiếu quán tính
Còn xe chạy chính là hệ qui chiếu không quán tính
Một viên bi trên cái bàn và toàn bộ đặt trong cái xe , khi xe chạy với gia tốc a thì một hiện tượng mà ai cũng thấy ở thực tế là viên bi chạy ngược về phiá sau với giá tốc a' = -a.
Nếu khảo sát các lực tác động vào bi thì chỉ có trọng lực P và phản lực N , hai lực này ( tất cả có ký hiệu vector) tác động vào bi .
Theo định luật 2 Newton P+N = ma' (1)
Nhưng vì cân bằng nên P+N =0 do đó ma' =0 tức a' =0 , điều này vô lý vì rõ ràng ở thực tế bi chạy ngược với gia tốc a' = -a khác 0 , vậy định luật 2 Newton không áp dụng được trong hệ qui chiếu không quán tính vì dẫn đến kết quả phi lý với thực tế !
Vậy ta phải thêm lực quán tính vào hệ F(qt) =ma' = -ma cho nó không gây tình trạng phi lý trên .
Tóm lại trong một hệ mà hệ qui chiếu không quán tính chuyển động với gia tốc a so với hệ qui chiếu quán tính thì định luật 2 Newton phải được viết khác như sau :
Sigma[ F(i) + F(qt)] = ma'
a' là gia tốc vật đối với hệ không quán tính
F(i) là các lực tác động vào bi , F(qt) là lực quán tính , Sigma là ký hiệu tổng vector .
Áp dụng biểu thức tổng quát này cho trường hợp viên bi thì ta được :
P+N+F(qt) = ma' (2)
So sánh sẽ thấy (2) khác (1) ở cái lực F(qt) đã được các nhà vật lý thêm vào đó
Và như vậy Newton đã được " cứu rỗi " )
Last edited by a moderator:
Tại vụ tai nạn xe khách ở Khánh Hòa ngày 7/6, các nạn nhân cho biết xe chạy rất nhanh. Tôi cho rằng, lái xe đã rà phanh liên tục, lại không sử dụng phanh tay nên phanh xe không chịu đựng được và mất tác dụng.
http://danang.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201306/hai-xe-khach-gap-tai-nan-deu-chay-qua-toc-do-274443/
Các bác chú ý nhá, trên xe các bác có phanh tay đấy. Phải chi lái xe biết sử dụng phanh tay thì, tai nạn đã không thảm khốc như thế.
http://danang.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201306/hai-xe-khach-gap-tai-nan-deu-chay-qua-toc-do-274443/
Các bác chú ý nhá, trên xe các bác có phanh tay đấy. Phải chi lái xe biết sử dụng phanh tay thì, tai nạn đã không thảm khốc như thế.
phantan nói:Tại vụ tai nạn xe khách ở Khánh Hòa ngày 7/6, các nạn nhân cho biết xe chạy rất nhanh. Tôi cho rằng, lái xe đã rà phanh liên tục, lại không sử dụng phanh tay nên phanh xe không chịu đựng được và mất tác dụng.
http://danang.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201306/hai-xe-khach-gap-tai-nan-deu-chay-qua-toc-do-274443/
Các bác chú ý nhá, trên xe các bác có phanh tay đấy. Phải chi lái xe biết sử dụng phanh tay thì, tai nạn đã không thảm khốc như thế.
Ngất với bác, bác có bao giờ thử làm một thí nghiệm : kéo phanh tay ( hay đạp phanh tay ở một số xe AT), sau đó thử đạp tí ga ( chỉ cần tí ga thôi nhé): bác thấy thế nào?
Xe bác vẫn chạy bon bon!
Điều đó chứng tỏ phanh tay người ta thiết kế ra với lực ma sát khá nhỏ, chỉ duy nhất một mục đích là giúp xe đang đứng yên ko bị trôi, chứ ko phải giúp xe đang chạy ngừng lại!