Em đã nói rõ là có hệ quy chiếu đàng hoàng, em xét 2 hệ đất và xe, em không thiếu kiến thức đến nổi không biết hệ quy chiếu là gì. Đúng là em quên mất hệ quy chiếu phi quán tính, thực chất thì cũng không có cái gọi là lực quán tính, đó chỉ là công cụ đặt ra để dễ tính toán trong hệ quy chiếu phi quán tính thôi.AJELITA nói:@FredTran
Nói thật bác nên đọc lại Vật Lý trước khi com.
Hệ quy chiếu mặt đất:
1-Lực kéo của động cơ xe tác động cơ cấu truyền động , rồi cơ cấu này tác động vào bánh xe làm xe đi ( so với hệ quy chiếu mặt đất) đúng theo tiêu chí F = ma
Hệ quy chiếu bi - bàn
2-Nên nhớ lực kéo của động cơ xe ko tác động vào bi một lực gì cả ( bi và động cơ cùng đứng yên với nhau, ko đứa nào sờ hay đập vào đứa nào), nhưng bi bị lăn ngược -a so với mặt bàn (hệ bi - bàn)
--> Có -a mà ko có lực: mâu thuẫn định luật 2 Newton . Vậy bắt buộc phải thêm lực quán tính F(qt) vào hệ bi - bàn.
Hệ bỏ qua ma sát cho hệ đơn giản.
Những vấn đề này rất hay gặp trong vật lý. Nếu ko quy tách từng hệ quy chiếu (để phân tích từng lực chỉ có vai trò trong hệ quy chiếu nào) mà cắm đầu giải sẽ ra kết quả tào lao.
Vấn đề này được tất cả các sách Vật Lý đề cập, như cuốn của Lương Duyên Bình, Serge Lang ....NXB KHKT bác nên đọc lại
Em cũng đã từng học sách của Lương Duyên Bình, nhưng em không nhớ rõ, em chỉ giải thích nôm na theo kiến thức giáo khoa cơ bản. Em đã nghe lời bác tra lại sách vở, tuy nhiên bác giải thích em thấy có nhiều chỗ không đúng. Trước giờ em giải thích theo hệ đất là chính theo cơ học thuần Newton, nhưng Newton hoàn toàn có thể giải thích được trường hợp này.
Một số điểm vô lý em thấy là:
"2-Nên nhớ lực kéo của động cơ xe ko tác động vào bi một lực gì cả ( bi và động cơ cùng đứng yên với nhau, ko đứa nào sờ hay đập vào đứa nào), nhưng bi bị lăn ngược -a so với mặt bàn (hệ bi - bàn)".
Em xi phép bác đổi bi thành người, đổi bàn thành ghế nhé cho dễ hình dung thực tế:
"2-Nên nhớ lực kéo của động cơ xe ko tác động vào người lái một lực gì cả ( người lái và động cơ cùng đứng yên với nhau, ko đứa nào sờ hay đập vào đứa nào), nhưng nhương người bị trượt ngược ra sau -a so với mặt bàn (hệ bi - bàn)". Các bác thấy có vô lý không?
Em có 1 số thắc mắc muốn hỏi bác:
1: Trong câu bôi đậm tại sao lại có mâu thuẫn, lúc thì "bi và động cơ cùng đứng yên với nhau" nhưng lại "nhưng bi bị lăn ngược -a so với mặt bàn" là sao?
2: Bác rút ra kết luận "Có -a mà ko có lực: mâu thuẫn định luật 2 Newton", suy ra F = ma sai. Như vậy em hỏi bác tại sao khi xe gia tốc dương người ngồi trên xe cảm nhận được ghế ép vào lưng họ (có lực), tại sao khi xe thắng gấp hoặc đâm trực diện nếu có belt thì belt thít vào ngực họ giữ họ lại? Nhiêu đó thôi là thấy mâu thuẫn rồi.
3: "Lực kéo của động cơ xe tác động cơ cấu truyền động , rồi cơ cấu này tác động vào bánh xe làm xe đi ( so với hệ quy chiếu mặt đất) đúng theo tiêu chí F = ma" , cho rằng m là m của xe, như vậy trên xe có bi hay không? Nếu bi ma sát chặt với xe và bi gắn lỏng lẻo hoặc không gắn với xe bằng bất cứ liên kết náo hết, lực F có khác nhau trong từng trường hợp có giống nhau hay không?
Đề nghị bác đọc và giải thích rõ 3 câu hỏi trên một cách hợp lý trước đã.
Sau đây em giải thích lại vấn đề theo cả 2 cách, cả 2 hệ trục.
- Đặt trường hợp người có khối lượng m ngồi trên xe có khối lượng M chạy thẳng đều với vận tốc v, đột ngột người này tăng ga với gia tốc a, tại sao người lái lại có cảm giác bị ép vào ghế? Nếu ghế không giữ nỗi người này thì sao?
1 - Lấy hệ quy chiếu mặt đất, lực động cơ tác động qua bánh xe xuống mặt đường là F = Ma để gia tốc xe với gia tốc a, tuy nhiên trên xe có người ngồi và người này cũng phải được gia tốc với gia tốc a để đi cùng xe, muốn gia tốc người này thì phải có lực f = ma đặt vào người > Lực này ở đâu ra: đó chính là lực mà xe tác động lên người thông qua ghế ngồi, người sẽ chịu 1 lực áp vào lưng là f, sẽ có cảm giác bị ép vào ghế nhưng thực chất là ghế ép vào lưng mình. Định luật 3 Newton thì f = -f', ghế tác động lên người ngồi lực f = ma thì người tác động lại xe (thông qua ghế) lực f' = -ma. Như vậy xe muốn gia tốc a mà mang theo người sẽ phải tác động một lực F = Ma + ma hay F = (M+m)a. Đó là lý do xe tải nặng tăng tốc sẽ tốn nhiên liệu. Trong trường hợp ghế không giữ nổi người, không đủ chắc chắn để tác động 1 lực f = ma thì sẽ không thể gia tốc người đó với gia tốc a được, kết quả người bị rơi lại sau.
2 - Lấy hệ quy chiếu trên xe, do xe gia tốc nên đây là hệ quy chiếu phi quán tính. Đặt ra lực ảo Fi = -ma, m là khối lượng vật, a là gia tốc của hệ tức là gia tốc của xe so với hệ đất. Khi xe chạy thẳng đều do a = 0 => Fi = 0, không có lực quán tính. Khi xe gia tốc a (so với đất) thì xuất hiện lực Fi = -ma hướng về phía sau tác động lên người lái, nhờ có ghế tác động lại lưng người lái lực f' = Fi = ma y như cách 1. Nếu tựa lưng không đủ chắc để tác động lực đủ lớn chống lại Fi thì lực ảo Fi sẽ thắng lực cản của ghế và đẩy bác tài ra sau xe và rơi khỏi xe, kết quả củng giống cách 1.
-> 2 con đường nhưng đều giải thích được vấn đề, chấp nhận đặt lực ảo sẽ dễ tính toán hơn.
Tóm lại em thấy bác có mấy chỗ sai:
- Lực ảo quán tính khi đặt ra có độ lớn Fi = -ma. Lực quán tính không sinh ra từ bất cứ tương tác nào, tức là nó tự sinh ra do hệ quy chiếu có gia tốc (chứ không phải không tạo ra bất cứ tương tác nào), lực quán tính tác động lên vật, nhưng nếu vật lại tác động lên vật khác thì nó vẫn có phản lực bình thường, áp dụng đl 3 Newton bình thường cho trường hợp ghế tác động vào tài.
- Bác không chịu chấp nhận là thực tế ghế vẫn tác động lên người lái, bi vẫn tác động lên sàn xe, dẫn đến hệ quả vô lý là người, bi, hàng hóa trên xe không cần chằng buộc, không cần thắt belt vẫn nằm yên trên xe dù có tăng tốc hoặc tông trực diện đi nữa, nguyên văn của bác: "Ga xe có tăng mạnh cách mấy thì nó chỉ liên quan hệ quy chiếu xe và đất, bi với bàn vẫn đứng yên với nhau, ko có lực nào tác động thêm vào bi".
Cám ơn bác đã chỉnh sai dùm em mấy bài trước, nhờ vậy mà em lôi sách vở ra đọc lại nhớ lại nhiều kiến thức chưa đúng. Cũng mong bác giải thích mấy cái nghịch lý mà em vừa nói.
Last edited by a moderator: