Đây cũng là lý do em vừa lấy một em Cap 2013. Giá quá ổn cho một em 7 chỗ, chạy khoảng 1 năm, chưa quá 10k km mà giá chỉ khoảng 80% so với xe mới lăn bánh. Bà xã em đã xem thử PS, Everest, FT thì đều kết luận nếu em mua thì chỉ mình em chạy do xe to quá (thỉnh thoảng vợ cả làm tài phụ khi em đã "uống" hoặc bận)! Sorento vừa hơn tí thì không có xe chạy lướt mà giá lăn bánh xe mới 100% thì lại quá cao so với Cap chạy lướt.
Chúc mừng bác, bác cứ từ từ cảm nhận và tận hưởng em nó.Đây cũng là lý do em vừa lấy một em Cap 2013. Giá quá ổn cho một em 7 chỗ, chạy khoảng 1 năm, chưa quá 10k km mà giá chỉ khoảng 80% so với xe mới lăn bánh. Bà xã em đã xem thử PS, Everest, FT thì đều kết luận nếu em mua thì chỉ mình em chạy do xe to quá (thỉnh thoảng vợ cả làm tài phụ khi em đã "uống" hoặc bận)! Sorento vừa hơn tí thì không có xe chạy lướt mà giá lăn bánh xe mới 100% thì lại quá cao so với Cap chạy lướt.
Bác cứ tham khảo tính năng an toàn hai xe sẽ thấy ngay mà. Sò chỉ có ABS và ESP, 8 túi khí, Cap có 2 túi khí và các tính năng an toàn nhiều hơn ABS và ESP.Em thấy Sò cũng nhiều tính năng an toàn lắm mà bác hehe nếu em có tiền em chơi Sò em hong chơi với Cap đâu, ý kiến riêng em thôi nhé
Mâm lớn & bánh bản to, trọng tâm thấp nhưng gầm cao, khung xe kiểu dáng chắn chắc, ABS/thắng đĩa sau và 2 túi khí trước, kiểu dáng mạnh mẽ nam tính và đủ chỗ cho 3 thế hệ (2 ông bà, 2 cha mẹ, 2 con) nhưng không quá kềnh càng, hao xăng là đủ cho nhu cầu của em, cả về tính năng lẫn an toàn. Những tính năng khác thì có cũng được, không có cũng chẳng sao. Chắc tại em ... nhiễm triết lý "biết đủ là đủ"!
Dân kinh doanh Cap mà đăng là Captiva_SUV thì... Thảo nào ...So sánh giữa Captiva_SUV và Innova_MPV không biết có khập khiểng không, hai phân khúc, hai đối tượng khách hàng không giống nhau?! Đây quan điểm cá nhân nếu quan tâm giá trị sử dụng/giá trị thu hồi thì mình sẽ không tiếc nuối
giá này chắc khó cạnh tranh, doanh số chắc vẫn sẽ lẹt đẹt. Tội chiếc xe, ngoại hình quá ổn mà .....
Nhân có bác so sánh thằng Sorento, Santafe với thằng Cap, em xin nói về cách bán hàng của Hàn Quốc trong quá trình cạnh tranh với Nhật, Mỹ và châu Âu và so sánh xe Hàn với xe Nhật (nói chung)
1. Cách bán hàng của Hàn Quốc trong quá trình cạnh tranh với Nhật, Mỹ
- Định giá sản phẩm: Ban đầu, các Công ty Hàn quốc luôn định giá sản phẩm của mình thấp hơn sản phẩm cùng loại của Nhật một khoản nhất định nhưng không quá xa để người tiêu dùng không có cảm giác đồ Hàn là đồ dở. Các bác thấy giá Tivi Samsung, L/G và các loại xe Hàn thì thấy, lúc nào cũng thấp hơn của Nhật một tí, nhưng không thấp quá như mấy anh Tung Của.
- Cho mức chiết khấu cao cho đại lý. Bán đồ cho Hàn quốc lúc nào đại lý cũng có lời nhiều hơn bán đồ Nhật. Đó là vì sao khi vào các siêu thị điện máy, mấy em chuyên mời mình mua đồ SS, L/G.
Nhờ định vị không quá thấp và chất lượng sản phẩm ở mức chấp nhận được đối với các sản phẩm gia dụng, Hàn Quốc đã thành công.
Sản phẩm gia dụng Hàn Quốc giá tương đối (thấp hơn Nhật, Mỹ), sử dụng cũng được vài năm đến lúc mình gần chán thì .... nó hư (hoặc xuống cấp) nên có cơ hội cho mình thay cái mới. Điễn hình nhất là mấy cái điện thoại Samsung, L/C, dùng vài năm thấy nó cũ, xuống cấp hơi bị chậm là có ý mua cái khác (mà không mải mai tự hỏi Như vậy là đủ bền chưa). Trong khi đó, đồ Nhật nhiều khi quá bền, cái Tivi coi hoài không hư nên mua cái khác cũng tiếc vì không biết quăn cái cũ đi đâu. Nhiều khi cũng chán. Bền quá đôi khi cũng là một cản trở cho sự thay đổi của người tiêu dùng.
2. Áp dụng cách trên cho xe hơi và người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, với thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì có sự khác biệt lớn giữa một cái xe và một cái điện thoại. Nếu bạn có tiền để có thể đổi xe hơi như đổi điện thoại thì mua xe Nhật hay Hàn đều như nhau, vấn đề là sở thích lúc mua. Bởi vì, xe hơi Hàn cũng như những sản phẩm điện tử của Hàn, đều hào nhoáng, có đầy đủ tính năng, sang trọng, có nhiều tính năng hơn (kể cả tính năng ta không cần) xe Nhật, Mỹ mà lại rẻ hơn (dĩ nhiên là rẻ ít thôi), khi đi mua xe được xem như vua (nhân viên bán hàng cực kỳ lễ phép vì họ được hoa hồng cao). Tuy nhiên, vấn đề là nó xuống cấp nhanh hơn xe Nhật và khi xuống cấp rồi thì rất khó (có thể nói là không thể) sửa cho nó lên được. Đây là nguyên nhân vì sao xe Hàn thường mất giá nhanh còn em Toy thì ai cũng chê nhưng hễ đi mua xe Cũ là lựa Toy.
Em phải công nhận, ngồi trên xe của Hàn quốc mới thì không thua gì xe Nhật, có khi còn êm hơn, tuy nhiên chạy vài năm thì em ấy lại xuống nhanh quá, trong khi em Nhật lại cứ tà tà như vậy. Em hay đem chuyện này hỏi một số anh em sửa xe, mê xe thì được giải thích (em thấy là đúng, nhưng chưa kiểm chứng về các tài liệu khoa học) là do HỆ THỐNG KHUNG GẦM CỦA XE HÀN KÉM HƠN XE NHẬT. Hệ thống khung gầm chủ yếu kết cấu của Chassis và loại thép làm Chassis. Thép làm Sác xi của xe Nhật không quá cứng, nhưng lại có độ ổn định cao theo thời gian trong khi thép của Hàn thì cứng hơn nhưng lại không ổn định xe chạy một thời gian là bị rung lắc, rần... . Mà những lỗi do Chassis thì hình như là bó tay (nếu có sửa được thì chỉ có bán đi chứ ít ai dám chạy, nếu biết).
Chính sách này, em tin là Hàn sẽ thành công ở những nước xem xe như là phương tiện (như cái điện thoại thôi), xài một vài năm rồi bỏ, mua cái khác. Nhưng ở Việt Nam, đa phần người dân không phải vậy nên em nghĩ mọi người nên thận trọng, đặc biệt là những người mua chiếc xe đầu tiên của mình, xem xe là tài sản của mình.
Nhận định này theo em là có lý vì:
- Khi mua xe cũ, ai cũng sợ mua xe bị đâm va, vặn chassis hơn là máy xuống cấp vì máy xuống thì sửa được, chassis xuống thì bó tay.
- Xe tải, xe khách phải có niên hạn, dù là máy tốt cỡ nào nhưng hết hạn là bỏ, nguyên nhân cũng vì kim loại làm khung xe đã bị lão hóa theo thời gian, không an toàn nữa.
Xin các đừng ném đa em nhe, vì em đang rảnh nên viết nhiều.
1. Cách bán hàng của Hàn Quốc trong quá trình cạnh tranh với Nhật, Mỹ
- Định giá sản phẩm: Ban đầu, các Công ty Hàn quốc luôn định giá sản phẩm của mình thấp hơn sản phẩm cùng loại của Nhật một khoản nhất định nhưng không quá xa để người tiêu dùng không có cảm giác đồ Hàn là đồ dở. Các bác thấy giá Tivi Samsung, L/G và các loại xe Hàn thì thấy, lúc nào cũng thấp hơn của Nhật một tí, nhưng không thấp quá như mấy anh Tung Của.
- Cho mức chiết khấu cao cho đại lý. Bán đồ cho Hàn quốc lúc nào đại lý cũng có lời nhiều hơn bán đồ Nhật. Đó là vì sao khi vào các siêu thị điện máy, mấy em chuyên mời mình mua đồ SS, L/G.
Nhờ định vị không quá thấp và chất lượng sản phẩm ở mức chấp nhận được đối với các sản phẩm gia dụng, Hàn Quốc đã thành công.
Sản phẩm gia dụng Hàn Quốc giá tương đối (thấp hơn Nhật, Mỹ), sử dụng cũng được vài năm đến lúc mình gần chán thì .... nó hư (hoặc xuống cấp) nên có cơ hội cho mình thay cái mới. Điễn hình nhất là mấy cái điện thoại Samsung, L/C, dùng vài năm thấy nó cũ, xuống cấp hơi bị chậm là có ý mua cái khác (mà không mải mai tự hỏi Như vậy là đủ bền chưa). Trong khi đó, đồ Nhật nhiều khi quá bền, cái Tivi coi hoài không hư nên mua cái khác cũng tiếc vì không biết quăn cái cũ đi đâu. Nhiều khi cũng chán. Bền quá đôi khi cũng là một cản trở cho sự thay đổi của người tiêu dùng.
2. Áp dụng cách trên cho xe hơi và người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, với thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì có sự khác biệt lớn giữa một cái xe và một cái điện thoại. Nếu bạn có tiền để có thể đổi xe hơi như đổi điện thoại thì mua xe Nhật hay Hàn đều như nhau, vấn đề là sở thích lúc mua. Bởi vì, xe hơi Hàn cũng như những sản phẩm điện tử của Hàn, đều hào nhoáng, có đầy đủ tính năng, sang trọng, có nhiều tính năng hơn (kể cả tính năng ta không cần) xe Nhật, Mỹ mà lại rẻ hơn (dĩ nhiên là rẻ ít thôi), khi đi mua xe được xem như vua (nhân viên bán hàng cực kỳ lễ phép vì họ được hoa hồng cao). Tuy nhiên, vấn đề là nó xuống cấp nhanh hơn xe Nhật và khi xuống cấp rồi thì rất khó (có thể nói là không thể) sửa cho nó lên được. Đây là nguyên nhân vì sao xe Hàn thường mất giá nhanh còn em Toy thì ai cũng chê nhưng hễ đi mua xe Cũ là lựa Toy.
Em phải công nhận, ngồi trên xe của Hàn quốc mới thì không thua gì xe Nhật, có khi còn êm hơn, tuy nhiên chạy vài năm thì em ấy lại xuống nhanh quá, trong khi em Nhật lại cứ tà tà như vậy. Em hay đem chuyện này hỏi một số anh em sửa xe, mê xe thì được giải thích (em thấy là đúng, nhưng chưa kiểm chứng về các tài liệu khoa học) là do HỆ THỐNG KHUNG GẦM CỦA XE HÀN KÉM HƠN XE NHẬT. Hệ thống khung gầm chủ yếu kết cấu của Chassis và loại thép làm Chassis. Thép làm Sác xi của xe Nhật không quá cứng, nhưng lại có độ ổn định cao theo thời gian trong khi thép của Hàn thì cứng hơn nhưng lại không ổn định xe chạy một thời gian là bị rung lắc, rần... . Mà những lỗi do Chassis thì hình như là bó tay (nếu có sửa được thì chỉ có bán đi chứ ít ai dám chạy, nếu biết).
Chính sách này, em tin là Hàn sẽ thành công ở những nước xem xe như là phương tiện (như cái điện thoại thôi), xài một vài năm rồi bỏ, mua cái khác. Nhưng ở Việt Nam, đa phần người dân không phải vậy nên em nghĩ mọi người nên thận trọng, đặc biệt là những người mua chiếc xe đầu tiên của mình, xem xe là tài sản của mình.
Nhận định này theo em là có lý vì:
- Khi mua xe cũ, ai cũng sợ mua xe bị đâm va, vặn chassis hơn là máy xuống cấp vì máy xuống thì sửa được, chassis xuống thì bó tay.
- Xe tải, xe khách phải có niên hạn, dù là máy tốt cỡ nào nhưng hết hạn là bỏ, nguyên nhân cũng vì kim loại làm khung xe đã bị lão hóa theo thời gian, không an toàn nữa.
Xin các đừng ném đa em nhe, vì em đang rảnh nên viết nhiều.