vankhanhktpn nói:
Trong trường hợp của bác tranvietanhtuan: Khi nền đất nơi bác xây dựng có địa tầng như vậy, đúng ra phải chọn giải pháp móng khác để giảm giá thành cho khách hàng. Nhưng với quan niệm cứng nhắc phải dùng cọc gia cố nền và ép sâu hơn công trình bị sự cố bên cạnh, vô tình đội giá thành, tiền đầu tư nhiều hơn, khách hàng thiệt thòi, chúng ta cũng không tận hưởng được lãng phí đó.
@tranvietanhtuan: Với tải trọng như vậy, nền đất như vậy, dùng cọc sâu gia cố nền là vô tình truyền tải trọng vào vùng đất yếu, buộc phải đưa cọc xuống sâu hơn để đảm bảo an toàn.
Nếu dùng móng nông, đủ diện tích đáy móng, thì sóng áp lực chỉ trong phạm vi tầng đất cứng bên trên, không làm lún công trình,giảm được giá thành, vẫn đảm bảo yêu cầu chịu lực và độ bền.
--------------------------------------------------------------------------------
Hoàn toàn tán đồng với ý của bác. Tầng đất trên đã chịu tải tốt , chiều dày lớp đất nếu đủ để chịu tải công trình thì đặt đế móng lên tầng đất ấy là tối ưu. Khoan xuống dưới ko khéo lại đụng tầng đất yếu hơn( túi bùn chẳng hạn) lại phải khoang xuống lớp dưới nữa vô tình làm đội giá thành . Theo em thì móng đơn hoặc băng( theo tính toán cụ thể chắc chỉ cần đơn là đủ???) là ok rồi
tranvietanhtuan nói:
an toàn là trên hết, đối tượng khách hàng của bác thế nào thì tính với nó như thế, mà đã ở biệt thự ven biển thì chắc chắc không phải tiết kiệm cả đời xây nhà rồi bác. Mà mấy ông kỹ sư mới ra ràng mới say sưa chuyên môn này nọ. Làm nghề chừng chục năm là ăn đòn đủ thấm, quay ra nâng hệ số an toàn lên cao ngất hết cả ha ha ha.
Kts cũng thế thôi, mới ra nghề thì khoái binh lắm, công trình nào thiết kế cũng đẹp hoành tráng như đi dự thi thiết kế nhanh (nhưng éo xây được do lụi tỉ lệ hoặc do kỹ thuật thực tế không cho phép) hành nghề lâu thì quay về đơn giản, hiệu quả, dễ thi công, dễ bảo trì ngay.
Trước khi phê phán bác Tuấn Kiến, cho em hỏi đã có bác nào thi công công trình vừa và nhỏ dùng móng bè hay móng băng ở
khu dân cư mới có nền san lấp trên địa tầng đất yếu (cứ cho là cách bề mặt đất tốt từ 10 - 20m là đất yếu) chưa? Vùng đất này em xin giới thiệu ngay Củ Chi, là sự lai tạp giữa thềm phù sa cổ & trầm tích sông biển (khoảng 10 - 15m lớp bên trên là đất cực tốt, tiếp theo là khoảng 7-8m đất yếu, tiếp theo ...). Chưa nói cái địa tầng khu lấn biển của được bác Tuấn Kiến mô tả quá hãi
Khu lấn biển này nó như vầy:
đất sét pha: 3 mét - lực ép: 40 tấn
Đá nhỏ cỡ 1 bên mông em ngọc trinh: 3~6mét - lực ép: 45~60 tấn
Đá bự bự cỡ 1/2 con morning: 6~12mét - lực ép: 60~90 tấn
Vỏ sò, san hô: 12 ~15m - lực ép: 60tấn
Túi bùn: 15~22m - lực ép tuột xuống còn 15 tấn.
Cát: 22~26m - lực ép tăng lên dần......
Chối tải: 28~30mét.
nghĩa là cái nền san lấn này không kiểm soát được lún, có lún tiếp dài dài -
như Phú Mỹ Hưng hiện nay - hay mất ổn định cục bộ - thì Đại Giáo Sư Đại Tiến Sỹ về cơ học đất cũng chạy dài.
Em trước cũng lọ mọ, nhưng chuyển qua thiết kế bằng mồm lâu rồi, nên rất nhức đầu khi cộng trừ nhân chia kết cấu - nên em không phân tích sâu - nhưng nếu các bác nói việc dùng cọc vô tình truyền tải xuống lớp đất yếu thì xin thưa em nghiêng về chọn cọc (để truyền tải xuống lớp đất có chân - có khả năng chống đỡ) chứ ỉ vào cái tầng bề mặt (mà em không dám chắc nó ổn định hay chưa).
Công trình ngay Sài Gòn cho các bác chiêm ngưỡng - đấy chính là Bến Xe Miền Đông hiện nay.
Trước 2003: Nguyên thủy trước đây là vũng lầy - sau khi di dời nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi - Công Viên Lê Văn Tám bây giờ, xà bần được đưa về đây tập kết cộng với san lấp .... để hình thành xa cảng Miền Đông. Sau rất nhiều lần duy tu sửa chữa nâng cấp, bến xe Miền Đông có tầng san nền cơ bản là khoảng "1m cát Biên Hòa + 0,5m Cấp phối sỏi đồi + 0,3m đá 4x6 + 0,2m bê tông nhựa nóng" trên nền xà bần dày khoảng 2m (dưới xà bần là đất yếu). Các khu nhà trệt vẫn làm móng nông (có cừ tràm hay không thì em chịu. Thời điểm xây dựng bến xe Miền Đông (1985 - 1990)
Sau 2006: Vào năm 2003, bến xe bắt đầu được đầu tư xây dựng mới hoành tráng, nền bến xe chỉ đắp thêm tối đa khoảng 0.3m (đá & bê tông nhựa), nhưng đến nay (2011) nền nó lún khoảng trên 30cm.
==> Vậy các bác xem như đưa hệ móng nông vào khu vực Bến Xe Miền Đông không?
Còn các công trình dân dụng móng nông (dưới có cừ tràm) trên nền san lấp thì rất nhiều công trình ở Bình Chánh vui lắm các bác ợ.
Còn ở Củ Chi, các bác lên khu vực giáp ranh Bình Mỹ với Tân Thạnh Đông, những công trình trường học trạm xá nào dùng móng nông biết liền.
Cái ông hầm Văn Thánh (lún tè le) là do học theo Nhật (làm hầm dân sinh trên nền đất yếu sau khi đã xử lý bằng bấc thấm) - tất nhiên để đi sâu vào nền móng thì làm loãng cái thớt này.
Em chỉ có vài ngu ý thế thôi.