Vẫn đang tranh luận với bác về lane 4 có chuyển hướng hay không, chưa ngã ngũ, mình vẫn lập luận nếu các làn 2,3,4 không đi về 1 hướng, mà đi về 2 hướng khác nhau thì chắc chắn sẽ có 1 trong 2 phải chuyển hướng, và theo biển 411 thì làn 4 vẽ mũi tên rẽ phải ==> đi lane này đến giao lộ sẽ chuyển hướng về bên phải, trừ khi GTCC lắp biển 411 sai, và mũi tên kẻ đường trên làn 4 rẽ phải cũng vẽ sai ?
Vấn đề hiện nay là bác đang chứng minh làn 4 này không giao cắt với đường NVT (giao lộ) nhưng chưa thuyết phục.
- Khi lưu thông theo 2 hướng khác nhau
không có nghĩa chắc chắn chỉ có 1 trong 2 là chuyển hướng, mà có thể : cả 2 không chuyển hướng hoặc cả 2 đều chuyển hướng hoặc 1 trong 2 chuyển hướng --> như vậy nếu chỉ căn cứ vào hướng di chuyển rồi kết luận đó là chuyển hướng thì căn cứ đó chưa phù hợp với luật cũng như thực tiễn.
- Có chuyển hướng hay không phải xem : hướng di chuyển được thể hiện như thế nào; cấu trúc đường tại đó có phải là giao lộ, ngã rẽ hay không, ..
- Biển 411 và vạch kẻ tại đoạn này không sai --> chỉ dẫn hướng di chuyển trên các làn đường chứ không phải biển báo chuyển hướng --> khi đã trong các làn đường rồi thì không còn là chuyển hướng nữa, cụ thể :
+ Nếu đã đi làn thứ 4 nhưng không đi về NVT nữa mà về ngã 4 PN thì khi đó là chuyển hướng và phải sử dụng đèn tín hiệu
+ Cũng như vậy, nếu đã trong làn 1,2,3 không về ngã 4PN nữa mà về NVT thì lúc này là chuyển hướng
Vấn đề hiện nay là bác đang chứng minh làn 4 này không giao cắt với đường NVT (giao lộ) nhưng chưa thuyết phục.
Thuyết phục hay không thì tùy vào cách nhìn nhận mỗi người và em chỉ nêu các căn cứ để không phải sử dụng đèn tín hiệu khi đã lưu thông trong làn thứ 4 theo biển báo 411 từ đầu giao lộ HVT - PVH :
- Làn đường này khi tiếp giáp với đường NVT hoàn toàn không có dấu hiệu gì như : vạch dừng xe, đèn GT, biển báo ngã rẽ, ... để xem là có giới hạn tiếp giáp giao lộ NVT --> mang tính lưu thông xuyên suốt --> đã lưu thông xuyên suốt không bị giới hạn thì không phải đi qua giao lộ cũng như chuểyn hướng.
- Vạch kẻ 1.5 không thẳng hàng không có nghĩa tại nơi vạch kẻ không thẳng hàng là giao lô vì không có văn bản nào quy định như vậy. Chỉ có quy định tại những nơi giao lộ sẽ có các biển báo, vạch dừng xe, đèn tín hiệu , .. được áp dụng --> làn đường này không có các biển báo, vạch dừng xe, đèn GT, .. --> là yếu tố loại trừ xem là giao lộ tại đây
- Đối chiếu biển 411và vạch kẻ thực tiễn chia làn trên đoạn đường này không thay đổi --> từ đoạn đầu HVT - PVH cho đến khi tiếp giáp với NVT vẫn 4 làn đường di chuyển xuyên suốt --> làn thứ 4 vẫn xuyên suốt từ HVT - PVH đến tiếp giáp NVT --> đã lưu thông liên tục xuyên suốt trên 1 làn đường thì không thể gọi là chuyển hướng.
Bác vẫn chưa chứng minh được vạch liền này đúng luật hay không mà vẫn khăng khăng (xác định) đây là vạch phân làn?
Khi tranh luận, bác có đọc kỹ nội dung em viết không ? --> chính vì vạch này chưa được xác định là vạch gì trong phụ lục H của QC thì mới có tranh luận này, nếu em đã có cơ sở rồi thì tranh luận với bác làm gì --> đã không xác định được nên không thể nói đúng hay sai mà chỉ xác định vạch này nó có cơ sở để xem là vạch phân làn hay không, nếu được thì cơ sở đó có phù hợp luật định để áp dụng không.
Cái này là bác tự ngộ nhận như vậy, trong QC không hề đề cập đường có vận tốc.(..).là đường có tốc độ thiết kế lưu thông (..)
- " tốc độ lưu thông thực tế không phải là tiêu chí áp dụng vạch" ==> do bác tự ngộ nhận. QC41 không đề cập, nếu có nhờ bác dẫn chứng câu chữ rõ ràng.
- Trong văn bản này không quy định về điều gì đó thì không có nghĩa nó không có giá trị mà có thể được thể hiện trong các văn bản khác có liên quan --> trong QC 41:2012 không giải thích đường có vận tốc là như thế nào, vận tốc đó là vận tốc gì, .. nhưng đối chiếu với văn bản quy định về xây dựng quản lý đường bộ GT hiện hành thì văn bản TCVN 4054:2005 là văn bản quy định về cấp độ đường và cũng là văn bản chi phối QC 41 --> QC 41 trên cơ sở phân cấp đường để có những quy định về biển báo, vạch kẻ phù hợp với từng loại cấp đường
- Trong văn bản TCVN 4054:2005 tại mục 3, 4 (rất dài nên em không trích ra đây được) có quy định các cấp độ đường theo tốc độ thiết kế --> các đường GT hiện nay được quản lý theo tiêu chuẩn này chứ không phân loại đường theo tốc độ thực tế.
- Về thực tiễn : các đường có tốc độ thiết kế > 60km/h nhưng không được sử dụng đúng tốc độ thiết kế (hạn chế với biển báo tốc độ = hoặc <60km/h) vẫn sử dụng vạch kẻ của phụ lục G : đường PVĐ, VVK, MCT, ĐBP, ... --> phụ lục G không chỉ áp dụng cho đường có tốc độ thực tế >60km/h mà có thể áp dụng cả cho đường có tốc độ thực tế < hoặc = 60km/h --> tốc độ của tiêu đề phụ lục G là tốc độ thiết kế hay tốc độ thực tế?
Bác xem có mâu thuẫn không khi các vạch này đã nằm trong Phụ lục G, theo bác là dành cho đường có thiết kế vận tốc > 60 km/h, mà vẫn chia làm 2 loại vạch ? Vạch dành cho đường tốc độ thiết kế > 60km/h và vạch cho đường có tốc độ thiết kế < 60 km/h? vậy Phụ lục H dành cho đường gì?
- Chính vì theo tốc độ thiết kế nên mới có trường hợp trong phụ lục G, một số vạch kẻ được chia làm hai loại áp dụng cho 2 tốc độ thực tế khác nhau :
+ Vạch chỉ dẫn : theo phụ G, nếu tốc độ thực tế > 60km/h kẻ kích cở khác tốc độ <60km/h nhưng không thay đổi kiểu dáng --> kiểu dáng vạch kẻ này không bị ảnh hưởng bởi tốc độ thực tế mà ảnh hưởng vào tốc độ thiết kế.
+ Vạch chỉ dẫn trạm thu phí : theo phụ lục G, hình vẽ sẽ khác giữa tốc độ thực tế >60km/h với tốc độ <60km/h
...
==> lý do : đường có tốc độ thiết kế là một chuyện, còn đường đó có được sử dụng đúng tốc độ thiết kế không là chuyện khác. Vì vậy trên con đường có tốc độ thiết kế >60km/h nhưng chỉ được thực hiện lưu thông tốc độ <60km/h (tốc độ thực tế) thì vạch kẻ trên đường này vẫn theo phụ lục G nhưng có kích cỡ khác với tốc độ thực tế > 60km/h -> chính là cơ sở chứng minh thêm tiêu chí tốc độ của phụ lục G và H là tốc độ thiết kế chứ không phải tốc độ thực tế.
- Phụ lục H dành cho đường có tốc độ thiết kế < hoặc = 60km/h --> áp dụng cho các đường theo TCVN 4054:2005 : cấp 4, 5, 6. Còn đường cấp 4, 5, 6 như thế nào bác xem trong TCVN hộ em.