Hạng B2
16/8/17
450
287
63
44
Chuyện của bác nó quá ghê, mà còn xàm nữa, nghe cũng vui tai.
Bác có chuyện ma chính hiệu thì phóng ra đi, che dấu làm gì ...
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
38
8. Cháo lá đa
Cách cây đa cháo lòng 100m có một quán cháo gà, cũng nằm ven đường lộ. Quán cực kỳ đắt khách (nhắn nhủ bác nào về quê em chơi thì nhớ thử món cháo gà, cháo bồ câu đậu xanh, cháo canh, cháo lươn, bánh mướt, xôi trứng chiên... nhé, ngon quên đường về luôn).​
Bà chủ quán cháo cao lớn, da trắng trẻo, nói năng từ tốn. Cho đến khi quán đóng cửa vì một vụ án đau lòng, em vẫn chưa một lần nếm thử cháo ở đó. Ăn hàng ngày ấy đối với nhiều người dân xóm em là một thứ xa xỉ. Lâu lâu ra nhà bạn gần đó chơi, em vẫn hay bắt gặp thầy cô trong trường tiểu học của em ngồi ăn cháo. Vừa thấy học sinh, thầy cô lúng túng đứng dậy, hết nhìn bát cháo lại nhìn học trò, cứ như thể mình đang làm điều gì có lỗi. Cái đói nghèo bao trùm quá rộng khiến người có tí điều kiện cũng không nỡ để người khác nhìn thấy chút hưởng thụ nhỏ nhoi của mình. Đến giờ em vẫn trân trọng những người giáo viên đầu tiên của em vì sự mẫn cảm và trắc ẩn đầy tự nhiên như thế.
Em chưa bao giờ thấy chồng của bà chủ quán, chỉ biết bà sống cùng con trai và con gái. Buôn bán mát tay nên cuộc sống cũng dễ chịu, mấy mẹ con đầm ấm. Đùng cái một hôm, mọi người nhốn nháo vì tin cô con gái tự tử.​
Người phát hiện ra sự việc chính là bà mẹ. Nghe bảo cô thất tình, chui vào tủ quần áo uống thuốc ngủ quyên sinh. Ngôi nhà ít người giờ càng vắng vẻ.​
Sau khi cô mất, vào tháng bảy cô hồn một năm nào em không nhớ, có một anh xóm em nằm mơ thấy một người con gái. Cô gái đó cứ ngồi bên gốc đa, nhặt từng cái lá đa khô xếp đầy lên mặt đất rồi đổ cháo vào đó. Anh hỏi cô làm gì đó, cô bảo tôi múc cháo cho cô hồn (bác nào ở Bắc chắc biết lệ cúng cháo lá đa, ở quê em miền Trung lệ này không phổ biến). Thấy cũng là việc nên làm trong rằm tháng bảy, anh mới nói để tôi giúp cô nhưng cô gái từ chối: “Anh không giúp được đâu. Nhờ anh nói mẹ tôi giúp”. Nói xong cô gái cúi xuống húp một miếng cháo.​
Tỉnh dậy, anh ấy cũng lăn tăn. Nghĩ chắc “cô bác” nhắc khéo mình đây, nồi cháo cũng không đáng bao nhiêu, nên chiều đó anh nấu một nồi cháo trắng mang ra cây đa cúng. Con nít bọn em lần đầu được thấy màn này nên bu đến xem (em chỉ đứng từ xa thôi, muốn lắm nhưng không dám lại gần vì lúc này em đã biết mình khá nhạy cảm với tâm linh). Anh vừa khấn xong là nguyên bầy kia bay đến ghé mắt xuống coi. Anh nạt to: “Bây đang dẫm lên đầu các vị đó!” làm đứa nào đứa nấy sợ xanh mang.​
Xong anh yên tâm ra về. Tuy nhiên cây đa anh chọn cúng lại là một cây đa gần bờ ruộng, vì anh là dân xóm trong. Tối đó ngủ anh lại mơ thấy cô gái đó nói: “Tôi không nhờ anh mà anh tự xin giúp trước. Vậy sao không giữ lời”.​
Lúc dậy anh không hề nhớ giấc mơ quá ngắn gọn này, nhưng chiều đó vợ anh trúng gió nằm một chỗ. Thế là anh xách cặp lồng (cà mên) đi mua cháo gà cho vợ bồi dưỡng (nhà anh buôn các loại bột ngoài chợ nên cũng khá giả, “cô bác” nhờ cũng biết chọn mặt ghê, keke). Lúc xách cặp lồng đi về qua cây đa cháo lòng thì anh vấp té, cháo vung vãi tắt cả nhang người ta thắp luôn. Bực mình nhưng ở chỗ “linh” anh không dám càu nhàu mà đành quay lại quán mua bù.​
Trong lúc chờ múc cháo thì đầu óc anh như sáng ra. Giấc mơ tối qua được nhớ lại. Anh vội kể ngay với bà chủ quán, bởi anh đoán bà chính là người mẹ mà cô gái muốn anh nhắn dùm. Nhưng bà chủ hàng cháo chỉ thong thả cười, múc cháo cho anh rồi chào khách.​
Không ai biết bà có làm theo lời cô gái trong mơ nhờ vả không, còn anh chiều hôm sau lại ra cây đa cháo lòng cúng tiếp cho trọn bộ (chắc nếu xóm có mười cây thì anh cúng cả mười cho yên tâm luôn).​
Người đi ngang thấy thì chặc lưỡi, đi xa rồi mới dám thì thầm bảo nhau: “Chắc ma quỷ ở gốc đa ni ăn cháo lâu năm quen miệng rồi”.​
Năm bảy năm sau, bà chủ quán tóc đã điểm chút bạc, vẫn đều đặn bán cháo, dù nắng mưa không nghỉ một ngày. Một buổi tối tầm 8h, bà đang ngồi nghỉ ngay trước bàn thờ con gái thì bị một tên núp từ nhà máy nước bên kia đường xông vào đâm liền ba bốn nhát! Máu vãi ra khắp căn phòng. Thứ hắn dùng đâm bà là một con dao bầu còn mới tinh sắc lẻm.​
Làng nước bàng hoàng. Dù sống giữa tâm bão ma tuý, côn đồ nhưng thực sự 20 năm qua chưa bao giờ xảy ra chuyện gì man rợ như thế. Nhất là khi thủ phạm chính là đứa cháu gọi bà bằng cô.​
Bên điều tra xác định do mâu thuẫn đất đai. Lúc xưa bán cháo có đồng ra đồng vào, bà mua mảnh đất nhỏ và nhờ anh trai giữ hộ. Anh trai bà xây nhà trên đất và về sau chiếm luôn không chịu trả. Không giấy tờ chứng minh, nhà lại neo đơn không kêu đòi được với ai, bà đành đi kiện. Không ngờ bị cháu trai ra tay thảm khốc.​
Quán cháo dẹp tiệm. Ngôi nhà trở nên lạnh lẽo âm u dù ngoài kia cách mấy bước chân là quốc lộ ầm ầm xe pháo. Sau này đi học đại học ở HN, hè về em lại ghé nhà bạn em cạnh quán cháo chơi. Mọi người kể anh con trai đã chuyển đi, căn nhà không ai ở nhưng nửa đêm gần sáng vẫn có tiếng lanh canh như thời bà còn hay thức dậy làm hàng. Thời gian đầu khi bà mới mất, có những tài xế lái xe qua vẫn tạt vào đó chờ ăn cháo, họ bảo không hiểu sao vẫn cứ đánh xe vào dù họ biết bà đã chết rồi...​
Em thấy ai cũng kêu ma quỷ dối trá và đáng sợ. Nhưng nói vậy có công bằng. Bởi như chuyện đây, những cô hồn bảng lảng trên dương thế làm đủ mọi cách quay quắt cũng chỉ để xin người cúng cho miếng cháo. Còn người đang sống sờ sờ thì chỉ vì lợi lộc cho mình mà sẵn sàng tắm máu người thân.​
Bởi vậy có lần em kể chuyện này cho một vị thầy (với em, những người trí tuệ nhân phẩm hơn người em đều gọi là thầy chứ không phải thầy bà gì nhé); thầy đọc cho em bài thơ:​
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang đi về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về, chẳng biết mình về hay sang”​
Thầy bảo sang hay về, về hay sang? Cũng như ma hay người, người hay ma? Với loài ma thì loài người cũng chính là một loại thế giới bên kia, hay là một loại cô hồn vậy!​

 
Hạng B2
21/4/12
135
148
43
Uh, mợ là người có tâm, nếu ko phải là làm văn thì trí nhớ mợ tốt nữa
 
Hạng D
21/3/08
4.886
4.591
113
hcm
@Hoa_Hai_Duong: Tiếp đê :rolleyes:

Trong câu chuyện mợ kể trên có đoạn: (em chỉ đứng từ xa thôi, muốn lắm nhưng không dám lại gần vì lúc này em đã biết mình khá nhạy cảm với tâm linh). Hy vọng rằng theo thời gian ngày càng lớn mợ có nhiều chuyện hay, thú vị, là trải nghiệm của bản thân. Như mợ từng nói, mợ là người nguyên tắc, có trước có sau, nên cũng ráng đọc, chờ...mợ lớn dần theo câu chuyện, vì hiện tại khi đọc chuyện mợ thuật, cảm giác nhập vai....một cô bé có tí da ngâm đen! :eek:
 
Hạng C
8/12/17
537
683
93
Hcm
Thấy hay mà chả bác nào vote cho cô ấy cả..
Tiếp theo chuyện cây đa cháo lòng của mợ nhé..
Ngày xửa ngày xưa.. xưa lắc xưa lơ... xưa lơ lơ lắc lắc... Vào năm 19xx hồi đó, ở vùng đất tây nguyên daklak.. nơi còn rất nhiều các buôn làng dân tộc ê đê chứ ko vắng bóng như bây giờ..
Thời ấy nhà người kinh có đèn dầu là đã khá rồi hoặc các nhà dân tộc họ chỉ đốt đống lửa làm ánh sáng...
Gần nhà tôi ở có một con dốc khá cao.. cuối dốc là một con suối nhỏ nước lấp xấp ngang đầu gối gọi là suối đê có cái cầu làm bằng tấm ri sắt của thời chiến để lại nối sang bên kia là ngọn đồi nơi có rất nhiều nhà dân tộc ở...
Bọn trẻ hay mò mẫm xuống suối bắt tôm cua chơi.. Cạnh bờ suối là cây đa già mang thương tích khắp người có từ thời chiến, thân cây phải đến 3-4 người lớn vòng tay ôm mới hết..
Vào một buổi trưa hè... đám trẻ 4-5 đứa xuống suối chơi... và đến chiều tối vẫn ko thấy đứa nào về..
Tiếng người lớn í ới gọi con.. chạy nhà này sang nhà khác tìm kiếm.. đến lúc trời sập tối.. đồng hồ là vật xa xỉ thời đó nên tôi cũng chẳng biết là mấy giờ..
Người cầm đèn.. người cầm đuốc.. chia nhau tỏa ra đi tìm.. kêu gào... năm đó tôi 14 tuổi cũng chạy theo đoàn người tìm kiếm..
Nhóm người đi về dốc suối, hoang vắng lác đác 1-2 căn nhà le lói đèn..tiếng khóc.. tiếng gọi tên hòa với tiếng gió làm các cành tre cạ vào nhau cọt kẹt.. cọt kẹt như tiếng dép lê của kẻ nào đó đang đi theo sau lưng mình...càng thêm ma mị.. đâu đó phía xa xa là tiếng hú và tiếng gõ cộp cộp vào ống lồ ô của người dân tộc lùa heo gà vào gầm nhà sàn..gió chiều lạnh buốt mà ai cũng đẫm mồ hôi.. ngọn đèn dầu đã bị gió thổi tắt, đoàn người chỉ còn 2 cây đuốc quơ qua quơ lại..
Nhóm người đến suối mò mẫm cả đoạn dài đến tấm ri sắt thì mệt quá, ngồi nghỉ chân cạnh gốc đa già.. một bà mẹ trẻ chợt hét toáng rồi nhảy lên bờ như vừa dẫm phải con vật gì.. mọi người bu lại soi đuốc mò mẫm..cô ấy nói có bàn tay vừa vỗ vỗ vào đùi mình..chẳng ai thấy gì.. lát sau hoàn hồn cô ta lại đi xuống suối và thấy một nhánh rễ đa móc theo chiếc dép lào đung đưa trước mặt.. dù rằng trước đó nhiều người soi đuốc mà chẳng thấy gì...rễ cây máng chiếc dép cứ đưa lên đưa xuống dù ngược dòng nước như muốn chỉ đường.. một người lội đến định gỡ chiếc dép ra thì bất ngờ chiếc dép tự trôi xuống theo dòng nước.. nó cứ máng vào rễ này trôi tiếp và dừng lại đợi chờ.. rồi lại máng vào rễ khác.. cứ thế, đám người đi một đoạn theo con suối thì đến một cái nhà sàn của người dân tộc đã bỏ hoang từ lâu thì cụt đường ko đi được nữa do có rất nhiều bụi tre gai chắn lối...thoang thoảng tiếng ú ớ như tiếng gọi theo gió vọng về..gọi tên đám trẻ ko nghe trả lời... ko thấy đứa nào nhưng ai cũng nghe tiếng á á ờ bên tai..vài người chạy về gọi thêm người và đem dao rựa xuống phát cây tìm kiếm...người thì tìm cây mục gom đống đốt lửa, người xục xạo loanh quanh tìm... tuy nhiên chẳng thể nào vượt qua đám tre gai dầy trước mặt ... Ai đã biết tre gai thì hiểu nó mọc theo bụi rất dày và cứng.. bế tắc và tuyệt vọng... tiếng khóc tiếng gọi ngày càng nhiều...
 
Chỉnh sửa cuối: