Hạng D
10/5/07
1.896
535
113
Thế giới tình yêu
Đọc chuyện đám trẻ bị giấu trong đám tre gai này làm em nhớ đến nam phượt thủ đang bị lạc đâu đó trong rừng Tà Năng - Phan Dũng, hơn 100 con người ta đang luồng rừng tìm cậu ấy, nhiều người đi rừng chuyên nghiệp kháo nhau rằng không loại trừ yếu tố tâm linh, họ ám chỉ cậu trai ấy bị giấu thì phải, có bác nào biết những chuyện bị giấu như thế này mời kể tiếp cho anh em mãn nhãn với.
 
  • Like
Reactions: thich xe escape
Hạng B1
10/6/16
67
61
18
Nhân kể chuyện ma giấu. Bà nội tui ở Bình Thung, Biên hoà. Thời đó trước giải phóng khoản năm 45-50, quanh nơi nội tui ở toàn là rừng. Chuyện ma giấu xảy ra như cơm bửa. Mà nghe nói rằng khi đi tìm phải dắt theo chó con, nước đái con nít ( dưới 5 tuổi). Chó con nó nhớ hơi mẹ nó kêu thì người bị giấu mới tỉnh hồn mà lên tiếng. Còn nước đái rải để khí tà giản ra cho dể tìm. Theo lời mấy người đi tìm kể lại thi người bị ma giấu thường bi ngậm đầy đất sét( bien hoà nhieu đất sét. Về nhà củng o tỉnh lại liền đâu, nhẹ thì vài hôm nặng thì vài tuần còn xui quá thì có khi khờ khờ luôn. Người nào tỉnh lại thì nói được mời ăn uống, kỳ thật là đất sét hoặc đất quanh gò mả...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
8/12/17
537
683
93
Hcm
Đọc chuyện đám trẻ bị giấu trong đám tre gai này làm em nhớ đến nam phượt thủ đang bị lạc đâu đó trong rừng Tà Năng - Phan Dũng, hơn 100 con người ta đang luồng rừng tìm cậu ấy, nhiều người đi rừng chuyên nghiệp kháo nhau rằng không loại trừ yếu tố tâm linh, họ ám chỉ cậu trai ấy bị giấu thì phải, có bác nào biết những chuyện bị giấu như thế này mời kể tiếp cho anh em mãn nhãn với.

Truyện ma giấu là có thật...
thời đó đất đai mênh mông.. đi mỏi chân mới thấy lác đác vài căn nhà...chẳng có gì gọi là đồ chơi cho trẻ con như bây giờ, cái trò chơi năm mười trốn tìm được xem là thích thú nhất với đám trẻ do có đông đứa chơi và tha hồ chạy nhảy tìm chỗ nấp... có khi trò chơi đã giải tán từ lâu mà có khi đứa chơi đi nấp cũng ko biết để mà tự đi ra về nhà..
Một ngày nọ.. như thường lệ vào xế chiều.. bọn trẻ lại tập trung trước nhà tôi chơi... đằng trước nhà là cái cty cầu đường của nhà nước quản lý rất sơ sài... trước cổng ra vào chỉ có một bác bảo vệ già ngồi uống nước trà xem bọn trẻ chạy nhảy chơi đùa, vách tường của cty rào bằng vài sợi kẽm gai chỗ có chỗ ko... xen lẫn là những hàng cây chuối mọc hoang..
Đám trẻ quê chặt cành chuối rồi vát nửa thân mỗi đoạn nhỏ giả làm súng chơi trò bắn nhau.. dùng tay gạt những đoạn vát đập ngược vào thân cành chuối tạo thành tiếng lạch bạch rồi tưởng tượng là tiếng súng cho oai.. chơi chán lại chuyển qua trò ma lon...đứa lớn lấy sợi dây buộc vào cái lon còn đầu kia buộc vào chân đứa nhỏ rồi kéo nhau bỏ chạy.. đứa nhỏ bắt chước chạy theo và kéo cả cái lon lăn lóc dưới đường... thằng lớn dọa thằng nhỏ có con ma trong cái lon đang đuổi theo.. thằng nhỏ sợ quá lại càng chạy nhanh... cái lon bị kéo lăn lóc theo... thật là nhảm nhí..
Chạy một đoạn lại thấy chán... bọn trẻ chuyển qua chơi năm mười... chia phe.. oản tù tì và tìm ra đứa bị úp mặt vào tường đếm năm mười cho những đứa còn lại đi trốn .. đám nhỏ chạy toán loạn.. đứa trèo lên cây... đứa chui vào các ống cống của cty cầu đường.. thằng lại trèo thật cao lên đụn cát.. đám nhỏ hơn do chạy ko nhanh nên túa ra trốn vào sau các bụi chuối ven hàng rào...
Cứ thế xoay vần... và như mọi hôm.. khi người nhà đứa nào đến kêu về ăn cơm thì tự đứa đó về cho đến đứa cuối thì giải tán đi ngủ.. trừ những đêm trăng sáng thì được chơi lâu hơn..
Và.. chuyện xảy ra ở cái đêm trăng sáng đó..
đám trẻ đang chơi bất chợt trời tối mù lại, mây đen kéo đến ..gió ào ào như muốn đổ mưa.. trong bóng tối chập choạng đó.. bọn trẻ túa ra đứa nào lo chạy về nhà đứa đó.. chẳng ai biết vẫn còn 2 đứa sót lại trốn trong đám cây chuối..
Trời đổ mưa thật.. tiếng người nhà 2 đứa trẻ kêu về.. tiếng hỏi thăm nhau ở từng nhà.. chẳng ai biết 2 đứa trẻ kia ở đâu..
Cả xóm đội mưa túa ra đốt đuốc đi tìm.. tiếng vạch lá chặt cây.. kêu gọi át cả tiếng mưa.. đám nhỏ mỗi đứa ngồi dựa cửa mặt tái xanh nhìn sang cty cầu đường chờ người lớn về.. Mưa càng lúc càng nặng hạt..đuốc cháy cũng ko nổi.. trời càng lúc càng tối chẳng thể thấy đường... đám người quay về làm thêm đuốc che bạt lại đi tìm... cứ thế.. cứ thế loanh quanh khắp cả khu đất rộng lớn kêu gào.. vườn chuối bị băm gần hết cành lá trụi lủi cũng chẳng thấy 2 đứa trẻ đâu..
Cơn mưa đã tạnh từ lâu.. trời cũng đã gần sáng..tiếng gà túc tắc thi thoảng vang lên báo hiệu ngày mới đến... đoàn người mệt mỏi rã rời quay lại tụ tập trước khu đất trống nhà tôi.. người cho là bị kẻ gian bắt đi... người lại nói hay ông nó đến đón.. và lại tiếp tục chia ra đi khắp các nhà người quen để hỏi...
đám nhóc bị kêu dậy từng đứa để hỏi xem lúc chơi có đứa nào nhìn thấy 2 đứa kia cùng chơi ko.. cả đám đều nói có thấy cùng chơi và mưa thì mỗi đứa đều chạy về nên ko biết..
Tội nghiệp ông xóm trưởng bị kêu dậy.. lạch cạch chạy lên mượn nhờ chiếc xe ngựa của xóm trên để đi báo dân quân xã..
Cả đêm tìm kiếm trong vô vọng.. mặt trời đã mọc chiếu những tia sáng đầu tiên cho ngày mới... những người đi chợ sớm của xóm trên đi ngang qua thấy tập trung đông người nháo nhác cũng ghé vào hỏi chuyện.. khung cảnh nhốn nháo.. người khóc.. người nói... còn đám trẻ thì ngái ngủ tụ lại một đám..
Khi mặt trời lên đã rõ.. đám người lại lần nữa tỏa ra đi tìm.. nhưng.. vừa bước chân ngang đường nhìn sang đám cây chuối bị chặt ngổn ngang thì đã thấy 2 đứa trẻ ôm nhau ngồi đó.. người tím tái ướt nhẹp... mồm nhét toàn lá chuối...
Tiếng thét.. tiếng kêu...tiếng khóc loạn xạ cả lên .. 2 đứa trẻ được bế vào nhà tôi xoa dầu uống nước gừng... và hồi tỉnh dần.. cùng lúc đó chiếc xe ngựa chở ông xóm trưởng cùng mấy a dân quân xã chạy đến.. mọi người vội vã quấn chăn cho 2 đứa trẻ và đưa đi trạm xá...
Thế đấy... cả vườn chuối bị chặt mà ko ai có thể nhìn thấy 2 đứa trẻ ngay cạnh đường lộ.. chỉ đến khi mặt trời lên..
Ngay ngày hôm đó.. xóm tôi huy động mọi người vác dao đốn hạ toàn bộ những cây chuối còn sót lại.. đào bỏ tận gốc cả những cây con..
Và đám trẻ.. tất nhiên bị giải tán ko cho chơi bên cty cầu đường đó nữa... nỗi ám ảnh ma chuối đã theo đám trẻ đến ngày trưởng thành .. trong đó có cả tôi..
... Hết
 
Hạng D
21/3/08
4.889
4.630
113
hcm
Truyện ma giấu là có thật...
thời đó đất đai mênh mông.. đi mỏi chân mới thấy lác đác vài căn nhà...chẳng có gì gọi là đồ chơi cho trẻ con như bây giờ, cái trò chơi năm mười trốn tìm được xem là thích thú nhất với đám trẻ do có đông đứa chơi và tha hồ chạy nhảy tìm chỗ nấp... có khi trò chơi đã giải tán từ lâu mà có khi đứa chơi đi nấp cũng ko biết để mà tự đi ra về nhà..
Một ngày nọ.. như thường lệ vào xế chiều.. bọn trẻ lại tập trung trước nhà tôi chơi... đằng trước nhà là cái cty cầu đường của nhà nước quản lý rất sơ sài... trước cổng ra vào chỉ có một bác bảo vệ già ngồi uống nước trà xem bọn trẻ chạy nhảy chơi đùa, vách tường của cty rào bằng vài sợi kẽm gai chỗ có chỗ ko... xen lẫn là những hàng cây chuối mọc hoang..
Đám trẻ quê chặt cành chuối rồi vát nửa thân mỗi đoạn nhỏ giả làm súng chơi trò bắn nhau.. dùng tay gạt những đoạn vát đập ngược vào thân cành chuối tạo thành tiếng lạch bạch rồi tưởng tượng là tiếng súng cho oai.. chơi chán lại chuyển qua trò ma lon...đứa lớn lấy sợi dây buộc vào cái lon còn đầu kia buộc vào chân đứa nhỏ rồi kéo nhau bỏ chạy.. đứa nhỏ bắt chước chạy theo và kéo cả cái lon lăn lóc dưới đường... thằng lớn dọa thằng nhỏ có con ma trong cái lon đang đuổi theo.. thằng nhỏ sợ quá lại càng chạy nhanh... cái lon bị kéo lăn lóc theo... thật là nhảm nhí..
Chạy một đoạn lại thấy chán... bọn trẻ chuyển qua chơi năm mười... chia phe.. oản tù tì và tìm ra đứa bị úp mặt vào tường đếm năm mười cho những đứa còn lại đi trốn .. đám nhỏ chạy toán loạn.. đứa trèo lên cây... đứa chui vào các ống cống của cty cầu đường.. thằng lại trèo thật cao lên đụn cát.. đám nhỏ hơn do chạy ko nhanh nên túa ra trốn vào sau các bụi chuối ven hàng rào...
Cứ thế xoay vần... và như mọi hôm.. khi người nhà đứa nào đến kêu về ăn cơm thì tự đứa đó về cho đến đứa cuối thì giải tán đi ngủ.. trừ những đêm trăng sáng thì được chơi lâu hơn..
Và.. chuyện xảy ra ở cái đêm trăng sáng đó..
đám trẻ đang chơi bất chợt trời tối mù lại, mây đen kéo đến ..gió ào ào như muốn đổ mưa.. trong bóng tối chập choạng đó.. bọn trẻ túa ra đứa nào lo chạy về nhà đứa đó.. chẳng ai biết vẫn còn 2 đứa sót lại trốn trong đám cây chuối..
Trời đổ mưa thật.. tiếng người nhà 2 đứa trẻ kêu về.. tiếng hỏi thăm nhau ở từng nhà.. chẳng ai biết 2 đứa trẻ kia ở đâu..
Cả xóm đội mưa túa ra đốt đuốc đi tìm.. tiếng vạch lá chặt cây.. kêu gọi át cả tiếng mưa.. đám nhỏ mỗi đứa ngồi dựa cửa mặt tái xanh nhìn sang cty cầu đường chờ người lớn về.. Mưa càng lúc càng nặng hạt..đuốc cháy cũng ko nổi.. trời càng lúc càng tối chẳng thể thấy đường... đám người quay về làm thêm đuốc che bạt lại đi tìm... cứ thế.. cứ thế loanh quanh khắp cả khu đất rộng lớn kêu gào.. vườn chuối bị băm gần hết cành lá trụi lủi cũng chẳng thấy 2 đứa trẻ đâu..
Cơn mưa đã tạnh từ lâu.. trời cũng đã gần sáng..tiếng gà túc tắc thi thoảng vang lên báo hiệu ngày mới đến... đoàn người mệt mỏi rã rời quay lại tụ tập trước khu đất trống nhà tôi.. người cho là bị kẻ gian bắt đi... người lại nói hay ông nó đến đón.. và lại tiếp tục chia ra đi khắp các nhà người quen để hỏi...
đám nhóc bị kêu dậy từng đứa để hỏi xem lúc chơi có đứa nào nhìn thấy 2 đứa kia cùng chơi ko.. cả đám đều nói có thấy cùng chơi và mưa thì mỗi đứa đều chạy về nên ko biết..
Tội nghiệp ông xóm trưởng bị kêu dậy.. lạch cạch chạy lên mượn nhờ chiếc xe ngựa của xóm trên để đi báo dân quân xã..
Cả đêm tìm kiếm trong vô vọng.. mặt trời đã mọc chiếu những tia sáng đầu tiên cho ngày mới... những người đi chợ sớm của xóm trên đi ngang qua thấy tập trung đông người nháo nhác cũng ghé vào hỏi chuyện.. khung cảnh nhốn nháo.. người khóc.. người nói... còn đám trẻ thì ngái ngủ tụ lại một đám..
Khi mặt trời lên đã rõ.. đám người lại lần nữa tỏa ra đi tìm.. nhưng.. vừa bước chân ngang đường nhìn sang đám cây chuối bị chặt ngổn ngang thì đã thấy 2 đứa trẻ ôm nhau ngồi đó.. người tím tái ướt nhẹp... mồm nhét toàn lá chuối...
Tiếng thét.. tiếng kêu...tiếng khóc loạn xạ cả lên .. 2 đứa trẻ được bế vào nhà tôi xoa dầu uống nước gừng... và hồi tỉnh dần.. cùng lúc đó chiếc xe ngựa chở ông xóm trưởng cùng mấy a dân quân xã chạy đến.. mọi người vội vã quấn chăn cho 2 đứa trẻ và đưa đi trạm xá...
Thế đấy... cả vườn chuối bị chặt mà ko ai có thể nhìn thấy 2 đứa trẻ ngay cạnh đường lộ.. chỉ đến khi mặt trời lên..
Ngay ngày hôm đó.. xóm tôi huy động mọi người vác dao đốn hạ toàn bộ những cây chuối còn sót lại.. đào bỏ tận gốc cả những cây con..
Và đám trẻ.. tất nhiên bị giải tán ko cho chơi bên cty cầu đường đó nữa... nỗi ám ảnh ma chuối đã theo đám trẻ đến ngày trưởng thành .. trong đó có cả tôi..
... Hết
Bác kể chuyện mà em thấy như tuổi thơ nó tràn về, toàn những trò của ngày xưa ấy! :rolleyes:
Riêng về vườn chuối, nó lài trùm tập trung, em không hiểu sao, chỉ được báo biết là vậy!
 
  • Like
Reactions: rangnhon
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
10. Salem
Nói có thể cacc không tin, nhưng những năm cuối 9x đầu 200x, hàng trắng lưu hành trong xóm em như bươm bướm trắng bay rập rờn. Các con buôn lẻ nhét tép này trong bụi cỏ, tép kia trong vách phên nứa.... “Khách” xuất hiện là hai bên đá lông nheo mấy phát rồi đi qua nhau như không quen biết, nhưng tay “khách” thì tuồn tiền, miệng chủ hàng thì bắn “mật mã” chỉ chỗ giấu hàng. Cả xóm nhìn ai cũng biết màn giao dịch, chỉ mỗi hai bên vẫn diễn sâu như điệp viên luôn.​
Quán tạp hoá nhà em ngay giữa xóm, được mấy đồng chí khách chọn làm chỗ ngồi chơi thường xuyên. Khi thì mượn cái bật lửa châm thuốc, khi thì mua dăm cái kẹo... Đến mức người trong xóm xì xào nhà em không biết có dính líu gì không. Mẹ em vẫn thường nói đó là những năm tháng sống chung với sói. Bố đi làm xa năm về một lần, nhà chỉ toàn phụ nữ, phải lúc nhu lúc cương mới an toàn mà sống, chứ thử ra mời khéo mấy đồng chí ấy đi, có khi nửa đêm lại được mồi lửa lên cái mái tranh của quán thì nhà em sáng nhất xóm luôn.​
Sáng nào em cũng ngồi vừa học bài vừa trông quán cho mẹ đi chợ lấy hàng tạp hoá. Tiếp xúc với đủ các kiểu con nghiện: xích lô, lái xe, thanh niên vô công rồi nghề, giáo viên bị đuổi việc, phụ hồ, thậm chí có cả những người xuất thân danh giá và đang làm ở cơ quan lớn của Nhà nước nhưng vẫn không kìm lại được mà lọ mọ đến xóm em kiếm hàng, bất chấp lộ liễu. Em nhận ra một điểm chung của họ khi dính vào hàng trắng lâu ngày: nói dối như cuội, mắt láo liên, lôi thôi lếch thếch, và sẵn sàng làm tất cả để có hàng khi lên cơn.​
Có những buổi sáng làng nước bước ra đường đã thấy một thanh niên nằm đông cứng bên vệ cỏ, hoặc cả ngày chứng kiến năm bảy người vật vã sùi bọt mép là bình thường... Bên điều tra cũng tích cực làm việc, nhưng hốt xong ổ này lại mọc lên ổ khác. Đỉnh điểm có khi ba bốn nhà cùng bán, xóm đông như trẩy hội.​
Trong hàng trăm khuôn mặt đã đến xóm em để tìm cái chết từ từ, em nhớ mãi duy nhất một người. Tên là T. Salem. Nghe tên đã biết từng một thời giang hồ oanh liệt rồi.​
Trong khi các “khách” khác luôn ôn nghèo kể khổ để kiếm thuốc lá kẹo bánh miễn phí, hoặc lừ mắt đe doạ khi không như ý, thì anh ấy chỉ luôn ngồi một chỗ, không có bất kỳ biểu cảm gì trên khuôn mặt. Anh khoảng 30t, nghe giọng là người Bắc, nét mặt giống người Ninh Thuận (em nhận xét vậy là vì sau này vào SG, em chơi với một số người NT và nhận ra ở họ có một nét mặt rất đặc trưng, nhất là đôi mắt đẹp và buồn, một anh bạn NT của em có khuôn mặt giống anh ấy như tạc).​
Kể cả khi lên cơn vật thuốc, anh ấy cũng không bao giờ chầu chực để xin tí sái hay vật nài xin chủ hàng bán thiếu. Kiểu cách đó làm những người còn lại rất ghét: “đã nghiện còn ngại”, danh giá nỗi gì. Vậy là kiếm chuyện choảng nhau, anh cũng sẵn sàng choảng lại, choảng xong hai bên lại vô quán ngồi thẫn thờ, làm như hết việc để bận bịu nên đánh nhau giết thời gian vậy.​
Một hôm quán chỉ có mỗi em với anh ấy. Em ngồi đọc sách. Tự nhiên anh nhìn em chằm chằm rồi nói: “Em giống chị người yêu anh như đúc. Anh quen chị khi chị vừa bằng em bây giờ” (lúc đó em đã vào cấp 2). Em nghĩ bụng thôi chết rồi, hoá ra không phải hiền lành và không biết chơi chiêu, mà là chơi cao tay!​
Ngày nào em chẳng nghe mẹ em ra rả về chuyện làng trên xóm dưới có chị nọ cô kia bỏ nhà theo nghiện. Cuộc đời oanh liệt vào tù ra khám, tiếp xúc hàng tá người đủ loại, được nghe được thấy đủ chuyện hay ho, nên mấy ảnh kể chuyện rất hút tai và hứa hẹn ngọt ngào lắm. Nếu anh nào còn bảnh tỏong tí thì lại viết kịch bản trai anh hùng gái thuyền quyên với các cô gái mới lớn nhẹ dạ ngay. Em rất cảnh giác, giả vờ không nghe thấy gì. Anh cũng không nói gì nữa.​
Một buổi sáng trời lạnh lạnh em và mẹ dậy mở cửa bày hàng quán thì thấy anh nằm co quắp ngay trước thềm. Hai mẹ con hoảng quá vì nghĩ anh chết rồi. Gọi công an xuống thì không phải, hoá ra vì lạnh quá nên anh chui vào thềm nhà ngủ tạm cho đỡ rét. Sau đó khoảng 2, 3 tuần không thấy anh đâu, không biết bỏ đi hay bị bắt rồi.​
Khi xuất hiện lại, anh vác theo một cái túi xách, ăn mặc tươm tất hẳn, chỉ thần sắc y như cũ. Lại một buổi sáng chỉ có hai anh em ngồi trong quán, anh đưa cho em xem một tấm ảnh và bảo: “Anh không nói dối em đâu, ảnh chị ấy đây”. Em cầm xem nhưng chả thấy giống em điểm gì, chị ấy xinh cao, ăn mặc cũng chất chơi. Em trả ảnh lại, anh bảo trước chị học giỏi lắm, ngoan hiền lắm. Sau này anh dính vào hàng trắng, kéo cả chị vào theo, giờ chị chết rồi, vì sốc thuốc. Em cũng đối đáp lại dăm câu, để chờ xem kết cục mục đích cuộc trò chuyện này là gì.​
Đột nhiên anh bảo: “Anh biết em không thích nói chuyện với anh đâu. Nhưng anh nhớ chị ấy lắm, nhìn em lại càng nhớ hồi anh chị còn đi học.” Em an ủi vài câu kiểu sách vở thì anh bảo: “Chị ấy bảo anh nói chuyện với em đi, hoặc nói chuyện với mẹ anh đi, đi cai nghiện đi, mà anh cai không được, mẹ anh thì mới chết rồi. Bà từ mặt anh cho đến lúc chết cũng quay mặt đi không nhìn”.
Em thấy lỗ tai lùng bùng, da gà nổi từng cơn: “Chị nào cơ ạ?”, dù em lờ mờ hiểu anh đang nói đến ai.​
Anh ấy chảy nước mắt và im lặng rất lâu. Sau đó nói với em mấy câu mà làm em bị ám ảnh hàng tháng trời: “Sống lay lắt mãi cũng muốn phát điên. Anh với chị bàn nhau tự tử bằng thuốc luôn cuối cùng mình chị chết. Anh không dám chết theo, nhưng chị vẫn luôn ở bên cạnh. Chính chị báo cho anh về gặp mẹ ngay, mẹ đang bệnh”.
Rồi chắc thấy mặt em tái tái nên anh không nói gì nữa, đưa cho em túi đồ bảo anh gửi, tuần sau quay lại lấy. Nếu lúc đó là mẹ em trông quán thì chắc mẹ không nhận đâu, nhưng em nghe xong chuyện thì đầu óc quay mòng mòng rồi, nhận túi đồ cất luôn vào phòng khách. Em hỏi anh định đi đâu sao lại không mang quần áo đồ đạc theo, anh bảo giải quyết chút chuyện.​
Lúc mẹ về, em được một trận tả tơi. Nào là dặn dò không thủng nổi màng nhĩ, sao mà cả tin thế, sao mà khổ thế con với cái cả ngày chỉ biết cắm mặt đọc sách mụ mị đầu óc đi!​
Tất nhiên em không ngu gì mà khai ra câu chuyện kia, chỉ lí nhí bảo người ta khẩn khoản nhờ, mà chỉ là gửi cái túi đồ cá nhân thôi, chứ không xin xỏ vay nợ món gì cả. Mẹ em bảo trời ơi sao dốt thế, tầm mắt nhìn không quá cái chóp mũi! Mất điếu thuốc cái kẹo thì mấy đồng xá gì. Còn nếu như bên trong cái của nợ này có “món kia” thì cả nhà bốc cám. Em hỏi ngu hay đưa lên cho công an hả mẹ. Mẹ lắc đầu bảo không được, nếu “nó” quay lại lấy “hàng” mà biết mình báo công an thì chết mất (em từng chứng kiến một con nghiện bị chém lìa tay bằng mã tấu vì dám rình chủ hàng nhét hàng vào bụi cỏ và trộm dùng).​
Lúc này em mới thấm thía hết cái độ ngu si nhẹ dạ của mình, cứ tưởng là lạnh lùng khôn ngoan lắm rồi cơ. Bố làm xa, chị học xa, em mới học cấp 2 nhưng đã cùng mẹ bàn bạc “chuyện lớn”. Cuối cùng mẹ nghĩ ra một kế vi diệu: mang hết đồ trong túi đó ra giặt, nếu có hàng thì hàng sẽ tan hết, nếu người ta quay lại hỏi thì bảo em giặt đồ tiện giặt cho anh luôn!​
Vậy là hai mẹ con nấu một nồi nước sôi to, dỡ đồ trong túi ra cho vào nồi khuấy lấy khuấy để! Hàng ngày đều thấy hàng trắng được bán từng tép từng tép, nhưng hai mẹ con đã bao giờ thấy mặt mũi nó trông thế nào đâu, chỉ đoán nó dạng bột nên chắc mẩm là nếu nó có được tẩm vào quần áo thì luộc lên là hoà tan hết, ahihi. Lúc đó em phục mẹ kiếm được cách hay thật, vẹn cả đôi đường. Sau này vượt qua những tháng ngày đó, nghĩ lại mới thấy mưu kế của hai mẹ con buồn cười kinh khủng. Người ta quay lại đòi hàng (nếu có) mà chìa ra cái túi, miệng nhoẻn cười em giặt giúp anh rồi thì ma nó tin, lại vặn cổ bắt khai ra đem tiêu thụ đâu rồi thì chết.​
Tất cả có khoảng ba cái áo sơ mi, toàn màu trắng, vài cái quần tây, một đôi găng tay kiểu của dân đua xe, một quyển sổ nhỏ, trong kẹp tấm ảnh mà anh đã đưa cho em xem và vài tấm ảnh khác anh chị chụp với nhau. Sau khi luộc đồ xong em có tò mò đọc cuốn sổ đó, một quyển nhật ký mà ai bình thường đọc cũng nghĩ của người điên, toàn những ma mị, khóc lóc, máu và thù hận. Hình như nó được viết khi anh đã nghiện khá lâu rồi. Và nó đúng như những gì anh kể với em. Nhiều trang thì nhàu nhĩ, chuyện nọ xọ chuyện kia miên man lộn xộn. Em chỉ ấn tượng nhất một điểm là nét chữ lúc bình thường rất đẹp. Em không dám đọc kỹ vì sợ bị ám ảnh hơn, em sắp thi học kỳ.​
Một tuần, hai tuần cũng không thấy anh quay lại lấy đồ, em cũng quên mọi chuyện. Hôm đó nhà em có việc ở quê, em định sáng hôm sau theo mẹ về quê nên đi ngủ sớm. Đang mơ màng ngủ thì em nghe ai đó gọi tên mình. Theo phản xạ em nghĩ chắc khách nào gọi cửa mua đồ, em lọ mọ ra mở cửa. Trời đông rồi nên lạnh ngắt, chẳng có ai cả. Em lại vào ngủ tiếp, vừa đặt lưng chưa khép mắt lại nghe tiếng gọi. Em hơi sợ rồi nên gọi mẹ ra xem, mẹ bảo có nghe ai gọi gì đâu, mà trời lạnh nghỉ bán sớm, đừng mở cửa nữa.​
Vậy là em yên tâm đi ngủ. Vừa chợp mắt được một lúc, em thấy rõ ràng anh T. đứng bên cạnh, nhìn anh y như lần cuối cùng em thấy. Anh bảo: “... ơi, cảm ơn em đã trông đồ cho anh, mai em gửi lại đồ giúp anh nhé”. Dù đang khép mắt ngủ nhưng thâm tâm em lại nghĩ mình đang tỉnh và anh ấy đang quay lại lấy đồ. Em hỏi: “Sao anh không lấy luôn mà để mai, mai em về quê rồi. Em giặt đồ cho anh rồi đấy”. Anh cười bảo anh biết rồi, mai nhớ gửi cho anh đấy nhé. Em vừa thắc mắc gửi cách nào thì anh đã quay lưng đi. Em lật đật xỏ chân vào dép để đi mở cửa cho anh ra thì mới ngớ người, vậy nãy ai mở cửa cho anh vào?​
Lúc đó em mới bừng tỉnh dậy, vẫn còn nằm trên giường, mồ hôi tứa ra như tắm luôn. Nếu khi trời còn ánh sáng, em vẫn có thể can đảm đôi chút, nhưng một khi xung quanh toàn bóng tối và mọi người đi ngủ hết thì đến cả thò chân xuống giường em cũng sợ. Em đành lôi sách ra đọc, mãi mới ngủ lại được.​
Sáng hôm sau hai mẹ con dọn dẹp quán để chuẩn bị về quê. Mẹ em biết đêm qua em lại đọc sách muộn nên lằn nhằn mãi, bảo thức khuya hỏng mắt hư người, làm gương xấu cho em út. Em vẫn còn sợ giấc mơ đêm qua nên im lặng dọn dẹp không cãi lại như mọi khi; đang khệ nệ ôm cái hũ rượu thuốc rất to thì em bước hụt chân, lao từ thềm nhà xuống sân! Như em từng kể, bố mẹ em xây nền nhà rất cao để tránh lụt, vậy nên cú ngã đó khá nguy hiểm. Nếu bình rượu vỡ thì khả năng bị thương rất cao, vì em đập ngực vào bình rượu, còn bình rượu đập thẳng xuống nền sân. Vậy mà em lồm cồm bò dậy, chỉ bong gân chân và xây xát, bình rượu còn nguyên.​
Bong gân thì vẫn lên xe đạp mẹ chở về quê được, nhưng mẹ bảo chắc có điềm không hay nên em lại ở nhà, lại mở quán như ngày thường, mình mẹ về quê (với mẹ em, năng suất lao động quan trọng lắm ạ, hì hì).​
Em đang chúi mũi đọc sách thì có điện thoại bàn hỏi gặp một người trong xóm. Người này là một “chủ hàng”. Ngày ấy mấy nhà đó hầu như không lắp điện thoại bàn mà toàn ra nhà em nghe gọi có tính phí, mọi người bảo chắc họ sợ bị nghe lén. Em chạy ra ngõ réo rắt gọi người ta vào nghe máy, nghe xong người đó ra chỗ em ngồi thì thào: “Mi biết chi chưa, T. Salem ấy, nó chết rồi. Treo cổ trong nhà nghỉ ngoài Cửa Lò tối qua!”​
Em đơ người, hỏi sao biết. Người đó bảo chủ nhà nghỉ tìm tư trang thì không thấy một cái gì, chỉ thấy trong túi áo anh T đang mặc có tờ giấy ghi số điện thoại nhà em và tên người đó. Cuộc gọi lúc nãy của chủ nhà nghỉ.​
Em run lắm, tất cả tua nhanh trong đầu, hình ảnh anh ấy tối qua, lời anh ấy dặn, vụ bong gân sáng nay, rồi giờ là cuộc điện thoại này. Em ngồi cả ngày chỉ mong mẹ về sớm sớm, ngồi bán mà đầu óc cứ để đâu, nhưng cũng không dám dọn hàng vào vì vào nhà ngồi mình càng sợ, em út thì gửi nhà người khác trông rồi.​
Khuya mẹ về, em chỉ kể khúc cuộc điện thoại. Em bảo hay gọi lên tổng đài xin số nhà nghỉ đó rồi gọi người ta để trả đồ cho anh T. Mẹ bảo người mất rồi, đồ gửi lại đâu dùng được nữa, cũng không có giấy tờ quan trọng, đốt đi để hoá, có khi họ còn nhận được.​
Tối đó, em ngồi đốt từng món. Lẩm bẩm khấn mà cũng không biết tên người đã khuất đầy đủ là gì, chỉ biết nói: “Anh T. Salem ơi, anh về với chị với mẹ vui vẻ bình yên nhé”. Lúc đốt đến cái ảnh mà anh từng đưa cho em xem, không hiểu sao ảnh cứ không cháy hết hẳn, cứ lẹm vào một tí góc ảnh xong là lửa tắt. Em lại nhớ đến câu anh nói: “Chị vẫn luôn bên anh”, tim đập thình thịch trong ngực, nghĩ có khi nào cả anh chị đang “đứng” đây, nhận đồ em “gửi” không? Lúc đó còn dùng bật lửa xăng, em dốc bật lửa ra lấy tí xăng quệt vào ảnh mới đốt được trọn vẹn. Sau hôm đó, mọi việc bình thường trở lại.​
Năm 2014 ở SG, em quen một người bạn gốc Ninh Thuận. Lần đầu gặp, em thảng thốt đến tái mét mặt mày vì người đó quá giống anh T. Trong đầu em loé lên suy nghĩ anh T. chưa chết, chắc anh ấy giả chết rồi cai nghiện thành công rồi làm lại cuộc đời (đúng là suy nghĩ của thể loại bánh bèo mọt sách). Nhưng khi người bạn đó cất tiếng nói, em biết là không phải, độ tuổi cũng không phù hợp. Vậy nhưng nhiều lúc em vẫn cứ ước và tự huyễn hoặc biết đâu đó là anh T. thật, vì trong số tất cả hình nhân thân tàn ma dại đến xóm em những năm ấy, em chưa bao giờ quên anh.​
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
Bác kể chuyện mà em thấy như tuổi thơ nó tràn về, toàn những trò của ngày xưa ấy! :rolleyes:
Riêng về vườn chuối, nó lài trùm tập trung, em không hiểu sao, chỉ được báo biết là vậy!
Có khi nào liên quan đến việc người chết thì hay cúng nải chuối không bác nhỉ
 
Hạng C
8/12/17
537
683
93
Hcm
10. Salem
Nói có thể cacc không tin, nhưng những năm cuối 9x đầu 200x, hàng trắng lưu hành trong xóm em như bươm bướm trắng bay rập rờn. Các con buôn lẻ nhét tép này trong bụi cỏ, tép kia trong vách phên nứa.... “Khách” xuất hiện là hai bên đá lông nheo mấy phát rồi đi qua nhau như không quen biết, nhưng tay “khách” thì tuồn tiền, miệng chủ hàng thì bắn “mật mã” chỉ chỗ giấu hàng. Cả xóm nhìn ai cũng biết màn giao dịch, chỉ mỗi hai bên vẫn diễn sâu như điệp viên luôn.​
Quán tạp hoá nhà em ngay giữa xóm, được mấy đồng chí khách chọn làm chỗ ngồi chơi thường xuyên. Khi thì mượn cái bật lửa châm thuốc, khi thì mua dăm cái kẹo... Đến mức người trong xóm xì xào nhà em không biết có dính líu gì không. Mẹ em vẫn thường nói đó là những năm tháng sống chung với sói. Bố đi làm xa năm về một lần, nhà chỉ toàn phụ nữ, phải lúc nhu lúc cương mới an toàn mà sống, chứ thử ra mời khéo mấy đồng chí ấy đi, có khi nửa đêm lại được mồi lửa lên cái mái tranh của quán thì nhà em sáng nhất xóm luôn.​
Sáng nào em cũng ngồi vừa học bài vừa trông quán cho mẹ đi chợ lấy hàng tạp hoá. Tiếp xúc với đủ các kiểu con nghiện: xích lô, lái xe, thanh niên vô công rồi nghề, giáo viên bị đuổi việc, phụ hồ, thậm chí có cả những người xuất thân danh giá và đang làm ở cơ quan lớn của Nhà nước nhưng vẫn không kìm lại được mà lọ mọ đến xóm em kiếm hàng, bất chấp lộ liễu. Em nhận ra một điểm chung của họ khi dính vào hàng trắng lâu ngày: nói dối như cuội, mắt láo liên, lôi thôi lếch thếch, và sẵn sàng làm tất cả để có hàng khi lên cơn.​
Có những buổi sáng làng nước bước ra đường đã thấy một thanh niên nằm đông cứng bên vệ cỏ, hoặc cả ngày chứng kiến năm bảy người vật vã sùi bọt mép là bình thường... Bên điều tra cũng tích cực làm việc, nhưng hốt xong ổ này lại mọc lên ổ khác. Đỉnh điểm có khi ba bốn nhà cùng bán, xóm đông như trẩy hội.​
Trong hàng trăm khuôn mặt đã đến xóm em để tìm cái chết từ từ, em nhớ mãi duy nhất một người. Tên là T. Salem. Nghe tên đã biết từng một thời giang hồ oanh liệt rồi.​
Trong khi các “khách” khác luôn ôn nghèo kể khổ để kiếm thuốc lá kẹo bánh miễn phí, hoặc lừ mắt đe doạ khi không như ý, thì anh ấy chỉ luôn ngồi một chỗ, không có bất kỳ biểu cảm gì trên khuôn mặt. Anh khoảng 30t, nghe giọng là người Bắc, nét mặt giống người Ninh Thuận (em nhận xét vậy là vì sau này vào SG, em chơi với một số người NT và nhận ra ở họ có một nét mặt rất đặc trưng, nhất là đôi mắt đẹp và buồn, một anh bạn NT của em có khuôn mặt giống anh ấy như tạc).​
Kể cả khi lên cơn vật thuốc, anh ấy cũng không bao giờ chầu chực để xin tí sái hay vật nài xin chủ hàng bán thiếu. Kiểu cách đó làm những người còn lại rất ghét: “đã nghiện còn ngại”, danh giá nỗi gì. Vậy là kiếm chuyện choảng nhau, anh cũng sẵn sàng choảng lại, choảng xong hai bên lại vô quán ngồi thẫn thờ, làm như hết việc để bận bịu nên đánh nhau giết thời gian vậy.​
Một hôm quán chỉ có mỗi em với anh ấy. Em ngồi đọc sách. Tự nhiên anh nhìn em chằm chằm rồi nói: “Em giống chị người yêu anh như đúc. Anh quen chị khi chị vừa bằng em bây giờ” (lúc đó em đã vào cấp 2). Em nghĩ bụng thôi chết rồi, hoá ra không phải hiền lành và không biết chơi chiêu, mà là chơi cao tay!​
Ngày nào em chẳng nghe mẹ em ra rả về chuyện làng trên xóm dưới có chị nọ cô kia bỏ nhà theo nghiện. Cuộc đời oanh liệt vào tù ra khám, tiếp xúc hàng tá người đủ loại, được nghe được thấy đủ chuyện hay ho, nên mấy ảnh kể chuyện rất hút tai và hứa hẹn ngọt ngào lắm. Nếu anh nào còn bảnh tỏong tí thì lại viết kịch bản trai anh hùng gái thuyền quyên với các cô gái mới lớn nhẹ dạ ngay. Em rất cảnh giác, giả vờ không nghe thấy gì. Anh cũng không nói gì nữa.​
Một buổi sáng trời lạnh lạnh em và mẹ dậy mở cửa bày hàng quán thì thấy anh nằm co quắp ngay trước thềm. Hai mẹ con hoảng quá vì nghĩ anh chết rồi. Gọi công an xuống thì không phải, hoá ra vì lạnh quá nên anh chui vào thềm nhà ngủ tạm cho đỡ rét. Sau đó khoảng 2, 3 tuần không thấy anh đâu, không biết bỏ đi hay bị bắt rồi.​
Khi xuất hiện lại, anh vác theo một cái túi xách, ăn mặc tươm tất hẳn, chỉ thần sắc y như cũ. Lại một buổi sáng chỉ có hai anh em ngồi trong quán, anh đưa cho em xem một tấm ảnh và bảo: “Anh không nói dối em đâu, ảnh chị ấy đây”. Em cầm xem nhưng chả thấy giống em điểm gì, chị ấy xinh cao, ăn mặc cũng chất chơi. Em trả ảnh lại, anh bảo trước chị học giỏi lắm, ngoan hiền lắm. Sau này anh dính vào hàng trắng, kéo cả chị vào theo, giờ chị chết rồi, vì sốc thuốc. Em cũng đối đáp lại dăm câu, để chờ xem kết cục mục đích cuộc trò chuyện này là gì.​
Đột nhiên anh bảo: “Anh biết em không thích nói chuyện với anh đâu. Nhưng anh nhớ chị ấy lắm, nhìn em lại càng nhớ hồi anh chị còn đi học.” Em an ủi vài câu kiểu sách vở thì anh bảo: “Chị ấy bảo anh nói chuyện với em đi, hoặc nói chuyện với mẹ anh đi, đi cai nghiện đi, mà anh cai không được, mẹ anh thì mới chết rồi. Bà từ mặt anh cho đến lúc chết cũng quay mặt đi không nhìn”.
Em thấy lỗ tai lùng bùng, da gà nổi từng cơn: “Chị nào cơ ạ?”, dù em lờ mờ hiểu anh đang nói đến ai.​
Anh ấy chảy nước mắt và im lặng rất lâu. Sau đó nói với em mấy câu mà làm em bị ám ảnh hàng tháng trời: “Sống lay lắt mãi cũng muốn phát điên. Anh với chị bàn nhau tự tử bằng thuốc luôn cuối cùng mình chị chết. Anh không dám chết theo, nhưng chị vẫn luôn ở bên cạnh. Chính chị báo cho anh về gặp mẹ ngay, mẹ đang bệnh”.
Rồi chắc thấy mặt em tái tái nên anh không nói gì nữa, đưa cho em túi đồ bảo anh gửi, tuần sau quay lại lấy. Nếu lúc đó là mẹ em trông quán thì chắc mẹ không nhận đâu, nhưng em nghe xong chuyện thì đầu óc quay mòng mòng rồi, nhận túi đồ cất luôn vào phòng khách. Em hỏi anh định đi đâu sao lại không mang quần áo đồ đạc theo, anh bảo giải quyết chút chuyện.​
Lúc mẹ về, em được một trận tả tơi. Nào là dặn dò không thủng nổi màng nhĩ, sao mà cả tin thế, sao mà khổ thế con với cái cả ngày chỉ biết cắm mặt đọc sách mụ mị đầu óc đi!​
Tất nhiên em không ngu gì mà khai ra câu chuyện kia, chỉ lí nhí bảo người ta khẩn khoản nhờ, mà chỉ là gửi cái túi đồ cá nhân thôi, chứ không xin xỏ vay nợ món gì cả. Mẹ em bảo trời ơi sao dốt thế, tầm mắt nhìn không quá cái chóp mũi! Mất điếu thuốc cái kẹo thì mấy đồng xá gì. Còn nếu như bên trong cái của nợ này có “món kia” thì cả nhà bốc cám. Em hỏi ngu hay đưa lên cho công an hả mẹ. Mẹ lắc đầu bảo không được, nếu “nó” quay lại lấy “hàng” mà biết mình báo công an thì chết mất (em từng chứng kiến một con nghiện bị chém lìa tay bằng mã tấu vì dám rình chủ hàng nhét hàng vào bụi cỏ và trộm dùng).​
Lúc này em mới thấm thía hết cái độ ngu si nhẹ dạ của mình, cứ tưởng là lạnh lùng khôn ngoan lắm rồi cơ. Bố làm xa, chị học xa, em mới học cấp 2 nhưng đã cùng mẹ bàn bạc “chuyện lớn”. Cuối cùng mẹ nghĩ ra một kế vi diệu: mang hết đồ trong túi đó ra giặt, nếu có hàng thì hàng sẽ tan hết, nếu người ta quay lại hỏi thì bảo em giặt đồ tiện giặt cho anh luôn!​
Vậy là hai mẹ con nấu một nồi nước sôi to, dỡ đồ trong túi ra cho vào nồi khuấy lấy khuấy để! Hàng ngày đều thấy hàng trắng được bán từng tép từng tép, nhưng hai mẹ con đã bao giờ thấy mặt mũi nó trông thế nào đâu, chỉ đoán nó dạng bột nên chắc mẩm là nếu nó có được tẩm vào quần áo thì luộc lên là hoà tan hết, ahihi. Lúc đó em phục mẹ kiếm được cách hay thật, vẹn cả đôi đường. Sau này vượt qua những tháng ngày đó, nghĩ lại mới thấy mưu kế của hai mẹ con buồn cười kinh khủng. Người ta quay lại đòi hàng (nếu có) mà chìa ra cái túi, miệng nhoẻn cười em giặt giúp anh rồi thì ma nó tin, lại vặn cổ bắt khai ra đem tiêu thụ đâu rồi thì chết.​
Tất cả có khoảng ba cái áo sơ mi, toàn màu trắng, vài cái quần tây, một đôi găng tay kiểu của dân đua xe, một quyển sổ nhỏ, trong kẹp tấm ảnh mà anh đã đưa cho em xem và vài tấm ảnh khác anh chị chụp với nhau. Sau khi luộc đồ xong em có tò mò đọc cuốn sổ đó, một quyển nhật ký mà ai bình thường đọc cũng nghĩ của người điên, toàn những ma mị, khóc lóc, máu và thù hận. Hình như nó được viết khi anh đã nghiện khá lâu rồi. Và nó đúng như những gì anh kể với em. Nhiều trang thì nhàu nhĩ, chuyện nọ xọ chuyện kia miên man lộn xộn. Em chỉ ấn tượng nhất một điểm là nét chữ lúc bình thường rất đẹp. Em không dám đọc kỹ vì sợ bị ám ảnh hơn, em sắp thi học kỳ.​
Một tuần, hai tuần cũng không thấy anh quay lại lấy đồ, em cũng quên mọi chuyện. Hôm đó nhà em có việc ở quê, em định sáng hôm sau theo mẹ về quê nên đi ngủ sớm. Đang mơ màng ngủ thì em nghe ai đó gọi tên mình. Theo phản xạ em nghĩ chắc khách nào gọi cửa mua đồ, em lọ mọ ra mở cửa. Trời đông rồi nên lạnh ngắt, chẳng có ai cả. Em lại vào ngủ tiếp, vừa đặt lưng chưa khép mắt lại nghe tiếng gọi. Em hơi sợ rồi nên gọi mẹ ra xem, mẹ bảo có nghe ai gọi gì đâu, mà trời lạnh nghỉ bán sớm, đừng mở cửa nữa.​
Vậy là em yên tâm đi ngủ. Vừa chợp mắt được một lúc, em thấy rõ ràng anh T. đứng bên cạnh, nhìn anh y như lần cuối cùng em thấy. Anh bảo: “... ơi, cảm ơn em đã trông đồ cho anh, mai em gửi lại đồ giúp anh nhé”. Dù đang khép mắt ngủ nhưng thâm tâm em lại nghĩ mình đang tỉnh và anh ấy đang quay lại lấy đồ. Em hỏi: “Sao anh không lấy luôn mà để mai, mai em về quê rồi. Em giặt đồ cho anh rồi đấy”. Anh cười bảo anh biết rồi, mai nhớ gửi cho anh đấy nhé. Em vừa thắc mắc gửi cách nào thì anh đã quay lưng đi. Em lật đật xỏ chân vào dép để đi mở cửa cho anh ra thì mới ngớ người, vậy nãy ai mở cửa cho anh vào?​
Lúc đó em mới bừng tỉnh dậy, vẫn còn nằm trên giường, mồ hôi tứa ra như tắm luôn. Nếu khi trời còn ánh sáng, em vẫn có thể can đảm đôi chút, nhưng một khi xung quanh toàn bóng tối và mọi người đi ngủ hết thì đến cả thò chân xuống giường em cũng sợ. Em đành lôi sách ra đọc, mãi mới ngủ lại được.​
Sáng hôm sau hai mẹ con dọn dẹp quán để chuẩn bị về quê. Mẹ em biết đêm qua em lại đọc sách muộn nên lằn nhằn mãi, bảo thức khuya hỏng mắt hư người, làm gương xấu cho em út. Em vẫn còn sợ giấc mơ đêm qua nên im lặng dọn dẹp không cãi lại như mọi khi; đang khệ nệ ôm cái hũ rượu thuốc rất to thì em bước hụt chân, lao từ thềm nhà xuống sân! Như em từng kể, bố mẹ em xây nền nhà rất cao để tránh lụt, vậy nên cú ngã đó khá nguy hiểm. Nếu bình rượu vỡ thì khả năng bị thương rất cao, vì em đập ngực vào bình rượu, còn bình rượu đập thẳng xuống nền sân. Vậy mà em lồm cồm bò dậy, chỉ bong gân chân và xây xát, bình rượu còn nguyên.​
Bong gân thì vẫn lên xe đạp mẹ chở về quê được, nhưng mẹ bảo chắc có điềm không hay nên em lại ở nhà, lại mở quán như ngày thường, mình mẹ về quê (với mẹ em, năng suất lao động quan trọng lắm ạ, hì hì).​
Em đang chúi mũi đọc sách thì có điện thoại bàn hỏi gặp một người trong xóm. Người này là một “chủ hàng”. Ngày ấy mấy nhà đó hầu như không lắp điện thoại bàn mà toàn ra nhà em nghe gọi có tính phí, mọi người bảo chắc họ sợ bị nghe lén. Em chạy ra ngõ réo rắt gọi người ta vào nghe máy, nghe xong người đó ra chỗ em ngồi thì thào: “Mi biết chi chưa, T. Salem ấy, nó chết rồi. Treo cổ trong nhà nghỉ ngoài Cửa Lò tối qua!”​
Em đơ người, hỏi sao biết. Người đó bảo chủ nhà nghỉ tìm tư trang thì không thấy một cái gì, chỉ thấy trong túi áo anh T đang mặc có tờ giấy ghi số điện thoại nhà em và tên người đó. Cuộc gọi lúc nãy của chủ nhà nghỉ.​
Em run lắm, tất cả tua nhanh trong đầu, hình ảnh anh ấy tối qua, lời anh ấy dặn, vụ bong gân sáng nay, rồi giờ là cuộc điện thoại này. Em ngồi cả ngày chỉ mong mẹ về sớm sớm, ngồi bán mà đầu óc cứ để đâu, nhưng cũng không dám dọn hàng vào vì vào nhà ngồi mình càng sợ, em út thì gửi nhà người khác trông rồi.​
Khuya mẹ về, em chỉ kể khúc cuộc điện thoại. Em bảo hay gọi lên tổng đài xin số nhà nghỉ đó rồi gọi người ta để trả đồ cho anh T. Mẹ bảo người mất rồi, đồ gửi lại đâu dùng được nữa, cũng không có giấy tờ quan trọng, đốt đi để hoá, có khi họ còn nhận được.​
Tối đó, em ngồi đốt từng món. Lẩm bẩm khấn mà cũng không biết tên người đã khuất đầy đủ là gì, chỉ biết nói: “Anh T. Salem ơi, anh về với chị với mẹ vui vẻ bình yên nhé”. Lúc đốt đến cái ảnh mà anh từng đưa cho em xem, không hiểu sao ảnh cứ không cháy hết hẳn, cứ lẹm vào một tí góc ảnh xong là lửa tắt. Em lại nhớ đến câu anh nói: “Chị vẫn luôn bên anh”, tim đập thình thịch trong ngực, nghĩ có khi nào cả anh chị đang “đứng” đây, nhận đồ em “gửi” không? Lúc đó còn dùng bật lửa xăng, em dốc bật lửa ra lấy tí xăng quệt vào ảnh mới đốt được trọn vẹn. Sau hôm đó, mọi việc bình thường trở lại.​
Năm 2014 ở SG, em quen một người bạn gốc Ninh Thuận. Lần đầu gặp, em thảng thốt đến tái mét mặt mày vì người đó quá giống anh T. Trong đầu em loé lên suy nghĩ anh T. chưa chết, chắc anh ấy giả chết rồi cai nghiện thành công rồi làm lại cuộc đời (đúng là suy nghĩ của thể loại bánh bèo mọt sách). Nhưng khi người bạn đó cất tiếng nói, em biết là không phải, độ tuổi cũng không phù hợp. Vậy nhưng nhiều lúc em vẫn cứ ước và tự huyễn hoặc biết đâu đó là anh T. thật, vì trong số tất cả hình nhân thân tàn ma dại đến xóm em những năm ấy, em chưa bao giờ quên anh.​

Chẳng hiểu ý mợ muốn viết cái gì... mợ muốn chấm phẩy với a ma T ah..
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
Chẳng hiểu ý mợ muốn viết cái gì... mợ muốn chấm phẩy với a ma T ah..
Bác ơi, em viết về người thật, nên mong bác không nói như vậy về ng đã khuất!

Người em quen chỉ là bạn bình thg, f yêu đương gì đâu mà chấm phẩy. Còn em không quên nhân vật trong chuyện vì anh ấy là người duy nhất thể hiện cx và nhân tính trong số những con nghiện em thấy. Em không định thi vị hoá hình ảnh một con nghiện, chỉ là em luôn tôn trọng biểu hiện cx và nhân tính dù là nhỏ nhất ở bất kỳ ai. Thực tế cuộc sống đầy người bon chen bẩn tưởi mà bề ngoài thơm tho sạch sẽ, em nhìn mắc ói, sợ còn hơn nghiện. Em chỉ mong nếu cs có hậu, thì ng biết quay đầu sẽ có một con đường...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
thoi di mo , bac ay gion ma. Mo con chuyen nao nua o ?

Em biết bác ấy giỡn, nhưng e viết v để mong sau k còn bác nào giỡn như v nữa. Tư tưởng và tâm linh tương thông, k bỡn cợt đc đâu bác ơi, ai chưa trải nghiệm tâm linh, chắc k hiểu vì sao e nói vậy.

Đó cũng là lý do em đắn đo rất lâu mới đem chuyện lên một diễn đàn để kể; và em viết cũng rất chậm rất chi tiết, trọn vẹn câu chuyện mới post, không câu kéo nửa vời.