Hạng B1
10/6/16
67
61
18
Em biết bác ấy giỡn, nhưng e viết v để mong sau k còn bác nào giỡn như v nữa. Tư tưởng và tâm linh tương thông, k bỡn cợt đc đâu bác ơi, ai chưa trải nghiệm tâm linh, chắc k hiểu vì sao e nói vậy.

Đó cũng là lý do em đắn đo rất lâu mới đem chuyện lên một diễn đàn để kể; và em viết cũng rất chậm rất chi tiết, trọn vẹn câu chuyện mới post, không câu kéo nửa vời.
Dien dan ma ,tram nguoi tram y ,ai tin thi tot o tin thi thoi. Toi tin bac ke chuyen that voi ca tam long. Mong duoc doc nhieu chuyen cua bac
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
Dien dan ma ,tram nguoi tram y ,ai tin thi tot o tin thi thoi. Toi tin bac ke chuyen that voi ca tam long. Mong duoc doc nhieu chuyen cua bac

Vâng, em nói vậy chứ k năng nề gay gắt đâu bác, nếu bác Tungwin thấy em có thanh niên nghiêm túc quá thì cũng bỏ quá cho em nhé.
 
  • Like
Reactions: Huu Pham
Hạng C
8/12/17
537
683
93
Hcm
Bác ơi, em viết về người thật, nên mong bác không nói như vậy về ng đã khuất!

Người em quen chỉ là bạn bình thg, f yêu đương gì đâu mà chấm phẩy. Còn em không quên nhân vật trong chuyện vì anh ấy là người duy nhất thể hiện cx và nhân tính trong số những con nghiện em thấy. Em không định thi vị hoá hình ảnh một con nghiện, chỉ là em luôn tôn trọng biểu hiện cx và nhân tính dù là nhỏ nhất ở bất kỳ ai. Thực tế cuộc sống đầy người bon chen bẩn tưởi mà bề ngoài thơm tho sạch sẽ, em nhìn mắc ói, sợ còn hơn nghiện. Em chỉ mong nếu cs có hậu, thì ng biết quay đầu sẽ có một con đường...
Già rồi vui đùa với mợ thôi.. Ko có những người như mợ viết vào đây ae lấy gì xem...
Chúc mợ vui và hạnh phúc..
 
Hạng C
8/12/17
537
683
93
Hcm
Có khi nào liên quan đến việc người chết thì hay cúng nải chuối không bác nhỉ
Cá nhân tôi nghĩ từ thời xa xưa truyền lại.. Âm thịnh dương suy.. vì sao.. Vì thời đó người sống ít hơn người chết... ko phải tự nhiên ông bà truyền lại chuyện ma quỷ để hù dọa con cháu
..năm 1960 dân số vn khoảng 30tr người..

Ngày nay.. dân số tăng 93tr người chuyển sang dương thịnh âm suy... chẳng còn đất cho ma quỷ phát sinh hù dọa..
Nghĩa trang sao... ủi, san bằng .. vài năm sau mọc chung cư.. ai biết..
Yếu tố tâm linh sao.. gần như ko còn quan trọng trong cuộc sống hiện đại .
 
  • Like
Reactions: Hoa_Hai_Duong
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
II. BẠN
Kể ra câu chuyện này, thâm tâm em không muốn. Chuyện qua đã lâu, nhắc đến chỉ làm người đã khuất không được yên nghỉ. Nhưng không kể ra, em lại sợ mình quên mất tất cả những cảm xúc đó. Ai từng tiễn người thân quen sang bên kia thế giới, chắc cũng từng có cảm xúc dùng dằng như em vậy.​
1. Tai nạn
Những năm tháng cấp ba của em trôi qua bình yên nhưng cũng đọng nhiều nỗi buồn. Đó là khi em nhận thức ra được những sự thật của cuộc sống mà lúc ngây thơ thấy nhưng không biết.​
Em già trước tuổi, nghiêm túc trầm ngâm, ít bạn bè. Ngày đó có trò cả lũ gọi nhau anh anh em em con con bố bố. Em và hai người bạn gái nữa cũng lập thành một “gia đình nhỏ”: em là con gái, một đứa đóng vai bố (cô bạn này rất thân với em, học cùng một lớp suốt 12 năm), một đứa đóng vai chồng em. Đúng là to đầu rồi nhưng ăn chưa no lo chưa tới thì vẫn nhắng nhít như con nít.​
Ba đứa không phải là một hội quá thân thiết, nhưng chơi vui vẻ. Lên đại học, em và “chồng” thi đậu cùng trường, “bố” cũng đậu nhưng trường khác. Ở đại học ít gặp nhau nên có một năm Tết về cả ba đứa tụ tập ở nhà “chồng” ăn kẹo uống nước rồi rủ nhau sang nhà mấy đứa gần đó chơi. Cả hội chỉ có một cái xe máy nhưng nghĩ nhà mấy đứa kia cũng gần nên tống ba đi luôn. “Bố” lái xe, “chồng” ngồi giữa và em ngồi sau cùng.​
Đó là một buổi gần chính ngọ mùng ba Tết, khoảng năm 2006. Mải buôn dưa lê bán dưa chuột nên đến ngã tư “bố” quên giảm tốc, cả hội bị nguyên cái ô tô đen bảy chỗ đâm vuông góc hất tung lên trời. Xe máy nát bét. Em lộn trên không trung một vòng rồi đáp đất. Ngẩng mặt lên tìm kiếm thì thấy xa xa cả “bố” và “chồng” đều nằm im không động đậy trong hố cát ven đường. Em nhào lên nhưng vừa đứng dậy thì ngã lăn ra đất.​
Vợ chồng chủ xe ô tô ôm theo đứa con còn ẵm ngửa bước xuống, mặt mày xanh lét. Anh chủ xe chạy đến bên em xem xét và kết luận em bị gãy chân, còn hai bạn thì may rơi vào hố cát nên chỉ xây xát nhẹ. Lúc đó em mới thấy đau váng cả người. Duyên dáng làm sao gia đình bên đi ô tô có truyền thống làm y dược nên cả ba đứa được chở thẳng vô viện tư xử lý luôn. Em gãy kín xương đầu gối, bó thạch cao cả chân, lê lết mất bốn tháng.​
Cuộc sống cuốn đi, nhưng mỗi dịp lễ lạt sinh nhật mấy đứa lại gặp nhau, cười nói vang trời. Rồi hai năm sau em ra trường, về quê chờ rải truyền đơn online.​
Một buổi tối ở quê, tầm 8h em chuẩn bị đi tắm. Lúc đó gần vào thu, thời tiết vẫn còn rất bức bối. Em đang nghêu ngao chuẩn bị lôi cái áo qua khỏi đầu thì bỗng nhiên có một-cái-gì-đó chạm nhẹ vào lưng em.
Nếu cacc nào từng có linh tính thì chắc sẽ hiểu cảm giác của em khi đó. Em bình thường hơi lỳ, có lúc bạn bè chọc ghẹo quăng pháo vô giỏ xe hay quăng sâu vô người, em sợ rúm ró nhưng vẫn tỏ ra lạnh băng, hiên ngang bình tĩnh lắm. Nhưng có rất nhiều lần ngồi một mình ngay giữa ban ngày, không hề mơ ngủ, đang vui vẻ đột nhiên em cảm nhận một tác động xúc giác rõ rệt (chạm nhẹ vào tay, thổi hơi vào tai, vuốt nhẹ tóc...). Tác động cực nhẹ thôi nhưng ngay lập tức em lạnh sống lưng, tự động có cảm giác rất chắc chắn rằng ai đó vừa ngồi ngay bên cạnh. Nhấn mạnh thêm rằng cảm giác sợ đến run người là ngay lập tức, trước cả khi mình kịp nhận thức chuyện gì đang diễn ra.
Buổi tối hôm đó, thứ chạm vào lưng em âm ấm, diện tích tiếp xúc cỡ hai ngón tay. Đang vui vẻ nên em nghĩ rất ngớ ngẩn chắc cái đuôi con mèo chạm vào, rồi nhanh như chớp em nhận ra em đang đứng, chả có con mèo nào cao ngang em cả!​
Em phải công nhận rằng phim kinh dị làm rất chuẩn, đa phần nạn nhân khi thấy việc bày ra trước mắt thì chưa biết sợ, chỉ đến khi loé lên trong óc một cảm giác khung cảnh này có gì đó bất thường thì mới điếng hồn. Em quay phắt người lại, một nỗi sợ hãi dâng ngập cổ họng, em chạy lên nhà trên, cả nhà đang xem tivi. Em hỏi như cố níu kéo: “Nãy giờ có ai vô bếp không mẹ” (nhà tắm ở trong bếp). Tất nhiên chẳng có ai xuống bếp. Dài dòng vậy để mọi người hiểu cảm giác cái-gì-chạm-vào-lưng đó đã để lại cho em một ấn tượng, linh tính mạnh thế nào.
Em còn chưa kịp quên thì một tuần sau, sáng ngủ dậy em nhận được tin cô bạn đóng vai “chồng” bị tai nạn trong đêm ở HN, bệnh viện trả về, xe đang trên đường về quê!​
Em lảo đảo, nước mắt giàn dụa. Bao trùm là cảm giác choáng váng, nghẹt thở. Tối đó liệm, em không dám bước chân qua nhà bạn. Trong giấc ngủ, em mơ thấy một người không nhìn rõ mặt nói với em, tóm tắt là: lẽ ra tai nạn mấy năm trước có một người đã phải “đi”, nhưng bọn em may mắn thoát chết; giờ số người đó đã tận; bên trên đang dò lại xem người đó là ai, cái cảm giác bị chạm vào lưng chính là đang dò đến tên em đó!
Em tỉnh dậy không biết mình mơ thật hay mình quá xúc động mà suy diễn ra trong mơ. Em nhắn cho cô bạn còn lại trong bộ ba, bạn ấy không có điềm hay linh tính gì bất thường. Em gọi cho những người bạn đã theo xe đưa người bị nạn từ bệnh viện về quê, nghe các bạn kể mà em càng thêm bất an: bạn em chở bạn trai ngoại quốc bằng xe máy trên phố Thanh Niên thì bị một chiếc xe ô tô bảy chỗ màu đen đâm ngang. Bạn em văng ra đập trán vào taluy bị xuất huyết não, còn bạn trai chỉ bị xây xát nhẹ. Lúc đó mới 10h đêm nhưng phố vắng tanh, không nhân chứng, ô tô chạy mất.​
Vẫn là ô tô bảy chỗ màu đen, vẫn là không một ai chứng kiến. Tất cả như tái hiện lại tai nạn của mấy năm về trước. Em thầm nghĩ, liệu năm đó bạn em không ngồi giữa mà cầm tay lái như lần này, thì điều gì đã xảy ra? Ngoài ra, năm đó em bị nặng nhất, giờ đây bạn em “đến số” như người trong mơ nói, thì sao khi “dò sổ” lại chỉ dò em chứ không hề dò đến cô bạn còn lại. Có phải giữa em và người bạn bị nạn có dây mơ rễ má nhân duyên gì không?
Nghĩ luẩn quẩn rồi em cũng chợp mắt được. Ngày đưa tang bạn đang mùa thu mà nắng gay gắt, em chỉ đứng viếng từ xa. Mẹ em sợ câu chuyện em kể nên dặn em nén lại. Chiều hôm đó có công ty ở HN gọi điện mời em ra nhận việc.​
Ba bốn tháng trôi qua, công việc cuốn em đi. Lại một cái Tết đến gần. Một hôm có người bạn rủ em đi xem thầy trên Phố Huế. Em vốn ham coi nhưng chỉ do tò mò, không tin không tín. Em là người dễ xúc động, nhưng dù chuyện gì xảy ra, em vẫn luôn cố gắng bình tâm và tháo những gút mắc một cách nhẹ nhàng nhất, không tô thêm màu cho cuộc sống vốn đã rối như tơ vò.​
Đêm trước khi đi em lại nằm mơ. Một cơn ác mộng kinh hoàng. Em bị hai con rắn khổng lồ rượt đuổi trên bãi cát. Em vốn sợ rắn nên trong mơ em sợ điên cuồng, đến khi chạy không nổi nữa em dừng lại quỳ thụp xuống thì hai con rắn khổng lồ dừng lại và biến mất.
Sáng hôm sau lên điện của thầy nằm cheo leo trên một căn gác gỗ trong hẻm nhỏ xíu của Phố Huế. Hai người bạn em xem trước. Đến lượt em, thầy lấy ra một cái gương và nói em soi vào đó. Sau đây là những điều thầy nói với em:​
Em đã bị gãy chân, trong tương lai em sẽ còn đi xa nhiều và không cẩn thận lại gãy tiếp (chân em nhìn bên ngoài lẫn bước đi sau tai nạn đó vẫn hoàn toàn bình thường nhé). Em có một cô bạn thân cực kỳ, người bé bé, Tết năm nay nếu cả hai đi chơi cùng nhau, em sẽ có đi mà không có về!
Thầy nói thong thả rõ ràng, không màu mè đưa đẩy. Em nghe đến đó không hỏi thêm gì nữa. Cô bạn “thân cực kỳ thân, người be bé” mà thầy nói em biết là ai, chính là người còn lại trong bộ ba năm đó. Bọn em đã học cùng lớp từ lớp 1 đến lớp 12, từng như hình với bóng.​
Xem xong ra về, tình cờ ngước mắt lên trần điện, em thấy mô hình hai con mãng xà khổng lồ đang nhe nanh. Đó là lần đầu tiên em đến một nơi có thờ Thanh Xà Bạch Xà.
Đó giờ đã gần chục năm trôi qua. Bây giờ mỗi đứa lưu lạc một phương, người bên kia thế giới, người ở nước ngoài. Vụ tai nạn năm đó đưa lên báo ầm ĩ, bạn trai của bạn em lại là người nước ngoài nên bên điều tra cũng tích cực lắm, nhưng cuối cùng vẫn không tìm ra cái xe gây tai nạn.​
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
21/3/08
4.889
4.630
113
hcm
@Hoa_Hai_Duong: Mợ đã từng bước trải lòng với những trải nghiệm chỉ có mợ mới hiểu rõ, cảm ơn mợ rất nhiều vì đã không nói vắn tắt, mà đưa câu chuyện như một lối hành văn. Người chưa có tí trải nghiệm sẽ khó lòng mà đọc hết, bỡi nó dông dài và không nhận thấy điều ký bí trong nó dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng rằng hơn 30 năm cuộc đời, mợ không cảm thấy bất ổn về điều đó là được.
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
@Hoa_Hai_Duong: Mợ đã từng bước trải lòng với những trải nghiệm chỉ có mợ mới hiểu rõ, cảm ơn mợ rất nhiều vì đã không nói vắn tắt, mà đưa câu chuyện như một lối hành văn. Người chưa có tí trải nghiệm sẽ khó lòng mà đọc hết, bỡi nó dông dài và không nhận thấy điều ký bí trong nó dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng rằng hơn 30 năm cuộc đời, mợ không cảm thấy bất ổn về điều đó là được.

Đọc những lời chia sẻ này của bác em vui lắm, cảm ơn bác nhiều. Em không muốn chỉ kể những điều giật gân, ma mị, mà em muốn tái hiện lại toàn bộ câu chuyện theo đúng những gì em biết, người đọc có thể tự tìm kiếm câu trả lời theo cách của mình, vì em trải nghiệm nhưng em k dám kết luận.

Những trải nghiệm này ít nhiều ảnh hưởng đến cs của em, làm em cũng có lúc điêu đứng, nhưng chung quy lại em rút ra một điều: mình cố gắng đừng sống sai thì không có gì phải sợ.
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
2. Địa ngục
Từ ngày bạn em đi về bên kia, thi thoảng trong giấc mơ em lại thấy bạn.​
Những cuộc gặp gỡ rất tự nhiên, ví dụ như đang đi bộ thì thấy bạn bên kia đường, đang gặp gỡ bạn bè thì thấy bạn ào ra. Trong mơ tính cách không khác gì như ngày còn đi học: ương bướng, hay đùa hay chọc em, cười thì vừa vang vừa tươi như mùa thu toả nắng luôn.​
Tất cả giấc mơ đều có điểm chung là khung cảnh tranh tối tranh sáng.​
Nhưng có một giấc mơ em nhớ nhất. Tối đó vừa đặt lưng thì thấy mình đang ngồi cùng bạn trong một căn phòng. Em vẫn ý thức là bạn đã mất. Em hỏi thăm dạo này bạn thế nào, bạn bảo “anh sống ở đây” (vẫn xưng hô anh anh em em chồng chồng vợ vợ như hồi xưa ấy).​
Em tò mò nhìn quanh, đó là một căn phòng rất rộng hình chữ nhật, sàn trần tường đều như trát xi măng trơn nhẵn, không một vách ngăn, không đồ vật trang trí, y chang một cái hộp. Bốn phía là bốn ô cửa sổ nhỏ.
Em bò lại bên một ô cửa, nhìn ra ngoài mây bay lềnh bềnh như đang ngồi trên phi cơ vậy (tả lại vậy thôi chứ hồi đó em chưa được đi máy bay). Em cười bảo “sống trong nhà trên mây sướng quá hây”. Bạn vẫn ngồi im cười cười (đó là giấc mơ duy nhất mà bạn điềm đạm vậy).​
Lúc này em mới nhìn lên trần nhà: cái trần thấp chủn, khi ngồi trần cao hơn đỉnh đầu có một đốt ngón tay! Em như chợt hiểu ra: đây không phải căn phòng trên mây, đây là một nhà ngục, mà người trong ngục bị phạt suốt đời không thể nào đứng lên được!
Em bò nhanh về phía bạn thì đột nhiên căn phòng thu hẹp lại, sáu phía tường ép sát vào nhau khiến cả hai đứa phải co người như con sâu. Em choáng váng và ngạt thở, cảm giác rất kinh khủng, bèn lao ngay ra khỏi phòng qua một ô cửa sổ.​
Em rơi từ trên trời xuống qua mấy tầng mây, nhưng rơi không quá nhanh. Lúc rơi em còn nhìn thấy một cái cây khổng lồ, ở đó có một người đàn ông khổng lồ đang bị treo ngược một chân trên cành cây, máu dồn xuống khiến gân máu nổi lên như rễ ngoằn ngoèo trên mặt.​
Thứ cuối cùng em nhìn thấy là trên cây có treo đèn lồng, đỏ rực như lửa!​
Em choàng tỉnh, cứ như hồn vừa rơi về xác. Tay em quờ quạng trong bóng tối để đảm bảo rằng mình không còn ở trong cái hộp đó nữa. Em thầm nhủ nếu quả đó là địa ngục, thì có địa ngục nào đáng sợ bằng cái cảm giác của địa ngục trong giấc mơ: đơn điệu, tù túng, nhàm chán năm này qua năm khác.​
3. “Anh được về nhà rồi”
Thi thoảng em có gọi điện về hỏi thăm mẹ bạn. Mẹ bạn kể hôm rồi đưa bạn lên chùa, đêm nằm mơ bạn về đứng bên giường xin mẹ gửi cho cái áo nâu. Rồi lâu lâu một vài người bạn khác ghé lại nhà, khi thì trả món đồ, khi thì trả nợ... Tất cả đều bảo bạn về trong mơ nhắc.​
Khoảng hai ba năm sau, em cũng dần quên mọi chuyện thì có một đêm em mơ thấy bạn về nói đúng một câu “nhớ lau kính xe cho cẩn thận”. Sáng hôm sau công ty báo sẽ đi nghỉ mát ở Phan Thiết (lúc này em đã vào SG). Em chột dạ nên hôm lên đường cũng lén lấy cái khăn lau lau lên kính trước của xe khách, sợ bác tài bắt gặp mà khai ra thì chắc cho em ở nhà luôn.​
Đi một lúc thì xe chạy sau xe em gặp tai nạn nhỏ nhưng không vấn đề gì, chuyến đi êm đẹp. Em vẫn nghĩ tất cả chỉ là mối vấn vương của tình bè bạn, không có chi mê tín siêu nhiên cả.​
Rồi gần bốn năm năm trôi qua. Thời gian phủ bụi lên tất cả. Một đêm em lại mơ thấy bạn. Em đang đi cùng người khác trên đường của một cái chợ quê. Trời nhá nhem tối sáng. Bất chợt nhìn bên đường thấy bạn đứng đó cười, như thể bạn đã đứng đó chờ em từ bao giờ.​
Em nhào đến chụp lấy tay bạn, bạn chỉ nói một câu đầy vui sướng: “Anh được về nhà rồi!”
Em oà khóc. Em biết mình đang mơ. Em biết bạn đã mất. Trong mơ em nghĩ chắc bạn mất ở ngoài đường, bao năm lang thang nay mới tìm về được đến nhà mình! Thương vô cùng.​
Hôm sau em gọi điện về cho mẹ bạn hỏi thăm. Em chưa kịp kể gì, bác đã bảo: “Hôm qua bác mới lên chùa đưa hấn về nhà. Bác dừ già rồi không đi lên đó thường xuyên để thắp hương cho hấn được, sợ hấn tủi thân...”.​
Lẽ nào là trùng hợp. Em kể cho bác giấc mơ của em. Bác bảo bác biết rồi, vài đứa khác cũng mới gọi về cho bác, kể y như vậy!​
4. Bài thơ viếng bạn
Có lạnh không T. ơi​
Tháng tám mùa thu nằm lại giữa cánh đồng​
Mà cuộc sống đang mùa gieo hạt​
Bầy chim nào ca hát​
Rằng trên trời nhiều lắm những vì sao...​
những vì sao​
cũng vẫn những vì sao​
có nhớ năm nào cổng trường ríu rít​
Con gái thì nhiều con trai thì ít​
Nên đành chọn anh chồng cười rất là xinh​
”Anh anh em em” thành một gia đình...​
Có thật rằng cuộc đời này dài rộng​
Mà sao hình bóng​
Cái giọng cười như thể khát cơn say​
Cái đôi mắt long lanh nhíu lại dưới chân mày​
đã khép lại chiều nay​
vĩnh viễn...​
Lời cầu nguyện​
đặc quánh không gian giữa buổi ban trưa​
mà nắng dữ dội chi như nắng trái mùa...​
Ở nơi đâu​
khi mặt đất gặp bầu trời​
thì tình yêu và hi vọng​
sẽ bay lên thành những vòng hoa trắng​
ngủ bình yên trên những đám mây​
Rồi mai bọn tao ngày lại nối ngày​
vẫn đêm nhắm mắt​
ngày cúi mặt​
mải miết cày sâu trên những trang đời​
Giữa nụ cười, nước mắt​
Thổn thức giấc mơ nào hai tiếng “T. ơi!”​
 
Hạng B1
13/5/18
85
425
53
39
III. TRONG GIA ĐÌNH
1. Mẹ
Bên nhà nội em thì ông nội mất sớm, nhà đông con. Còn bên ngoại thì gia cảnh đặc biệt hơn. Bà cố ngoại em rất giỏi buôn bán nhưng không may ông bà đều mất sớm. Ở tuổi 13 bà ngoại em đã quán xuyến gia đình. Bà tháo vát nên khi lấy chồng, trong nhà không thiếu thứ gì. Người ở rất đông, mỗi người một việc: nấu ăn riêng, bế em riêng, làm việc đồng áng riêng.... Mẹ và cậu em sinh ra trong sung túc.​
Khi mẹ em chưa đầy tuổi, một hôm bà đi chợ, mua về một con chó con. Không ngờ nó bị dại, cả ông bà đều nhiễm bệnh và mất sau đó ít lâu. Cậu và mẹ thành mồ côi, phải đi ở nhờ nhà người thân trong họ tộc, cuộc sống lúc nào cũng nơm nớp và rất cơ cực.​
Mãi đến sau này, nhà em vẫn không thể nào nuôi chó được dù bố em rất thích nuôi. Kể cả trong thời điểm cả xóm đều nuôi chó canh trộm, người ta mang chó to, chó nhỏ đến cho rất nhiều nhưng không con nào trụ quá 1 tháng. Con chó cuối cùng là năm em học lớp 12, nhà bé học trò mà em kèm Tiếng Anh “trả công” cô bằng con chó nhỏ. Chưa đầy tháng nó hóc xương rồi ba ngày sau thì chết.​
Ông bà em ra đi sớm nhưng để lại cho mẹ em sức vóc và nghị lực từ trong huyết quản. Từ trẻ mẹ đã rất chịu khó. Quê ngoại em nằm ven sông Lam, có nghề trồng rau thơm và nông sản. Mỗi tháng hai lần chợ phiên, mẹ và các cô lại đội thúng hàng ra chợ mua bán từ khi trời còn tối mờ hơi đất.​
Mẹ kể năm đó tầm 18-20t, một buổi nửa đêm gần sáng mẹ lại cùng các cô đi chợ phiên. Đường đê lộng gió từ bờ sông thổi vào, làng quê lặng phắc không một tiếng động. Bỗng mẹ nghe một tiếng từ xa vọng đến gọi tên mình: “S. ơi!”. Cả các cô khác cũng nghe thấy, nên thảy đều quay đầu lại, nhưng trước sau bốn phía không một bóng người. Tiếng gọi rõ rành, ai cũng khẳng định vậy. Dù sợ nhưng cả nhóm vẫn đi tiếp.​
Sau buổi tối đó về, mẹ rơi vào một tình trạng khó hiểu. Dù sức khoẻ không có vấn đề gì, đầu óc vẫn minh mẫn, nhưng dường như mẹ lại không muốn sống nữa. Ở đây không phải là tìm cách tự tử mà là bỗng dưng mẹ chán ghét mọi hoạt động để duy trì sự sống: không muốn ăn, không muốn ngủ, không muốn thở, không muốn nhìn... Cứ chỉ muốn nằm im bất động, tim thì nặng nề như có cái gì giữ lại không cho đập, tâm trí trống rỗng.​
Tình trạng này kéo dài hàng tháng trời nhưng không ai biết, mẹ cũng không kể với ai. Rồi một hôm trên đường đạp xe từ quê ra thành phố có việc, một ý nghĩ chợt xuất hiện trong đầu mẹ: hôm nay là ngày cuối cùng rồi, chắc chắn hôm nay mình sẽ chết. Đường đi vắng ngắt, dọc đường có một cái nhà tranh của một bà cụ bán quán nước đã chết, nay để không. Mẹ bèn rẽ vào đó và leo lên chõng nằm nhắm mắt lại nhưng không ngủ. Mẹ kể từ lúc đó bản thân trở nên hoàn toàn vô tri, không nhận thức được điều gì nữa.​
Khi mẹ mở mắt thì trời đã trưa, nắng chiếu vào lỗ thủng trên mái làm mẹ bị chói. Mẹ ngồi dậy, và cảm giác như chưa từng có khoảng thời gian vừa rồi, tâm trạng lại bình thường vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh. Sau này mẹ cũng không nhớ gì về những việc mình làm trong một tháng đó.​
Sau này có một đợt trong nhà em có chuyện (em sẽ kể sau), tình thế lao đao ngặt nghèo. Một buổi trưa, em và mẹ cùng hai chị đang nằm trò chuyện. Bỗng lại có tiếng gọi: “S. ơi”. Tiếng gọi kiểu vọng từ rất xa, nhưng lại nghe rõ như người gọi đang đứng ngay ngoài cửa. Tưởng có người mua hàng, em chạy ra mở cửa. Đường xóm vắng lặng như tờ (ở xóm em trưa rất ít người, nếu có cũng rất ngại ra đường).​
Mẹ im lặng một lúc rồi bảo: “Là bà gọi mẹ đó. Có lẽ bỏ con lại trên đời khi còn quá nhỏ dại nên bà không nỡ, những lần nghe tiếng gọi đó đều là những lần mẹ gặp chuyện ngặt nghèo”. Mẹ bảo mẹ tin rằng lần thứ ba nghe tiếng gọi đó sẽ là lúc bà đón mẹ đi.
Mẹ em tin vào phần hồn, tâm linh và cửu huyền thất tổ nhưng không sùng bái tín ngưỡng nào. Mẹ cũng gặp nhiều điều kỳ bí nhưng ít kể với con cái, bởi mẹ cho rằng trải nghiệm trên đời còn tuỳ duyên, không ai giống ai, tự biết để điều chỉnh lối sống. Nhưng có một lần mẹ kể cho em.​
Hôm đó mẹ đi đám ma người thân của mợ em (vợ chú em) ở một tỉnh khác. Khi đứng từ ngoài sân nhìn vào trong nhà, chỗ mọi người đang tập trung quanh linh cữu, mẹ chợt thấy một cụ già mặc áo trắng cũng đứng đó. Cụ già lắm rồi, da dẻ nhăn nheo, lưng còng xuống, chỉ đứng nhìn vào linh cữu không động đậy. Mẹ thấy lạ vì tất cả mọi người đều mặc áo đen, nếu là người nhà thì khoác thêm tấm áo trắng, chỉ mỗi cụ mặc đồ trắng từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài. Mà cụ già thế rồi thì ai lại để cụ ra tiếp đón chỗ linh cữu nữa.​
Mẹ em mới hỏi người đứng bên cạnh cụ già áo trắng đó là ai. Người đó bảo: “Có cụ già áo trắng nào đâu”. Mẹ ngẩng lên thì đúng lúc cụ già đó nhìn về phía mẹ, nhìn mẹ một lúc cụ quay lưng và biến mất.​
Khi nghe mẹ em kể lại, tất cả người trong nhà đều khẳng định đó là bà bác trong họ, cụ mất cũng đã lâu rồi.​
 
Chỉnh sửa cuối: