Có bố trong nhớt bác ạ! Em đang có 1 con đây nè! Trước đây em chạy 2 con khác cũng đều bố nồi trong nhớt cả!BANH_TET nói:@ Emdangtaplai nói đúng mà bạn Xe trâu 1973
cứ gõ chữ côn - ly hợp cho phẻ
còn zài zòng văn tự = embrayage (Gô-loa) = Clutch (Anh-Mỹ)
"bố" côn xe hơi thường là khô ráo
lúc tháo ra sửa chữa thay thế nhiều thằng thợ nó ẩu : dầu mỡ từ tay chưn nó lem lên bố côn = đạp côn dổi số thì ngon lắm (ly, cách ly) - chừng buông chưn trái ra (hợp) : pà mịa nó dính mỡ => trợt = rú ga số 1 xe rỗng mà cái lề đường xéo thấp chủm leo lên hổng nổi
một số xe xịn (thường là AT) xài Clutch thủy lực không có miếng bố nào : 1 cánh quạt gắn chết theo trục khuỷu (cốt máy) quay, tạt dầu, ép dầu lên cánh quạt đối diện nối vối trục láp bánh xe, cả quạt dẫn động + quạt bị động đều ngâm trong 1 cái carter dầu thủy lực vỏ kin loại = xe đề-pa rất êm chẳng bao giờ mòn bố vì có bố đâu mà mòn
kỹ thuật này đã có ở xe Mỹ khoảng 1964-65 lận
nguyên lý clutch thủy lực là như vậy
còn chính xác các chi tiết vận hành thì phải tóm các cao thủ kỹ thuật OS rùi
còn bố côn ngâm trong nhớt nào giờ mình chỉ thấy ở xe 2 bánh sang số như Honda 67, Win 100, Dream-Wave-Future ....
chắc bạn xe trâu 73 muốn nói loại côn - ly hợp nào khác rùi
Mời bác xem thêm:
TỔNG QUAN VỀ CỤM LY HỢP TRÊN XE ÔTÔ
1.1.CÔNG DỤNG , PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU:
1.1.1.Công dụng:
Ly hợp là một trong những cụm chính trong hệ thống truyền lực của ôtô. Ly hợp trên ôtô là bộ phận liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực. Do đó nó có nhiệm vụ tách và nối hai bộ phận này với nhau trong trường hợp cần thiết như: Khi xe bắt đầu chuyển bánh, khi chuyển số... . Ngoài ra, trong quá trình ôtô hoạt động sẽ xuất hiện những mômen quán tính tác động lên hệ thống truyền lực nên ly hợp còn đóng vai trò là bộ phận an toàn bảo vệ cho các chi tiết của hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải.
1.1.2.Phân loại:
Có nhiều cách phân loại:
- Theo cách truyền mômen:
+ Ly hợp ma sát: Truyền mô men thông qua các bề mặt ma sát.
Fms = .Plx
MLH = Fms.Rtb
Ly hợp ma sát có hai loại là ly hợp ma sát khô và ly hợp ma sát ướt:
Ly hợp ma sát khô: Không có dung môi, các đĩa ma sát thường được làm từ Ferado đồng.
Ly hợp ma sát ướt: Được nhúng trong dầu.
+ Ly hợp thuỷ lực: Truyền mômen thông qua chất lỏng.
+ Ly hợp điện từ: Truyền mômen nhờ lực điện từ.
+ Ly hợp liên hợp: Mô men được truyền bằng cách kết hợp các phương pháp trên. Thông thường là bằng ma sát cộng với thủy lực.
Hiện nay, trên ôtô dùng chủ yếu là ly hợp ma sát và ly hợp thủy lực.
- Theo trạng thái làm việc:
+ Loại ly hợp thường đóng: Khi không có lực điều khiển, ly hợp luôn ở trạng thái đóng, khi đạp ly hợp các bề mặt làm việc tách ra. Đại đa số các ly hợp trên ôtô dùng loại này.
+ Loại ly hợp thường mở: Khi không có lực điều khiển, ly hợp luôn ở trạng thái mở.
- Theo dạng lò xo của đĩa ép:
+ Ly hợp sử dụng lò xo trụ bố trí theo vòng tròn.
+ Ly hợp sử dụng lò xo dạng côn xuắn.
+ Ly hợp sử dụng lò xo dạng đĩa.
- Theo hệ thống dẫn động ly hợp:
+ Ly hợp dẫn động cơ khí.
+ Ly hợp dẫn động thuỷ lực.
- Theo trợ lực dẫn động:
+ Trợ lực cơ khí.
+ Trợ lực thủy lực.
+ Trợ lực khí nén.
+ Trợ lực chân không.
1.1.3.Yêu cầu:
Ly hợp trên ôtô phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phải truyền hết được mômen của động cơ xuống hệ thống truyền lực mà không bi trượt.
- Phải ngắt dứt khoát, đóng êm dịu để giảm tải trọng động tác động lên hệ thống truyền lực.
- Mômen quán tính của phần bị động của ly hợp phải nhỏ để giảm tải trọng động tác dụng lên các bánh răng và bộ đồng tốc khi sang số.
- Mô men ma sát không đổi khi ly hợp ở trạng thái đóng.
- Có khả năng trượt khi bị quá tải.
- Có khả năng thoát nhiệt tốt để tránh làm nóng các chi tiết khi ly hợp bị
trượt trong quá trình làm việc.
- Điều khiển ly hợp nhẹ nhàng tránh gây mệt mỏi cho người lái xe.
- Giá thành của bộ ly hợp rẻ, tuổi thọ cao, kết cấu đơn giản kích thước nhỏ gọn, dễ tháo lắp và sửa chữa bảo dưỡng.
Last edited by a moderator: