Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
Chỉ cái đầu tiên là biển quy định gốc, những biển sau là biển nhắc lại, nên chỉ cần 1 cái 134, 135 là hết thôi, k chơi suy luận cùn nhoen, hehe.
Tại VN thì bác nói GTCC cắm biển bậy bạ thì thôi đành tham khảo các cao thủ đã lái xe iwr nc ngoài xem họ có chuối không, phỏng?
Bác trí nhớ tốt thì cứ nhớ xem có bao nhiêu biển 127, bao nhiêu cái đã qua đường giao nhau chưa mà chạy, e ko ko siêu nhân như bác mà chỉ cần quan tâm biển cuối cùng và đang ngoại thị hay nội thị mà phang hehe
 
  • Like
Reactions: rangdong
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Tại VN thì bác nói GTCC cắm biển bậy bạ thì thôi đành tham khảo các cao thủ đã lái xe iwr nc ngoài xem họ có chuối không, phỏng?
Bác trí nhớ tốt thì cứ nhớ xem có bao nhiêu biển 127, bao nhiêu cái đã qua đường giao nhau chưa mà chạy, e ko ko siêu nhân như bác mà chỉ cần quan tâm biển cuối cùng và đang ngoại thị hay nội thị mà phang hehe
Người tham gia GT chỉ chấp hành đúng Điều 9 KHoản 1:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy là đủ. Thấy BB nào chấp hành BB đó. Đó mới là chấp hành đúng luật!
Tất cả những suy diễn nên dành cho giới chức làm công việc quản lý giao thông kho họ muốn quy định chế độ lưu thông trên những đoạn đường cụ thể.
Nói như một số bác, trong ví dụ này:
Lưu thông với tốc độ nào?

Sau BB 40 km/h mà BB 60 km/h vẫn còn hiệu lực, thì lái xe vẫn có quyền chạy 60 km/h hay sao? Điều đó không đúng với Khoản 1 Điều 9 của Luật GTĐB. Mặt khác, về logic, chẳng thể có 2 mệnh lệnh khác nhau cùng phải tuân theo trong 1 thời điểm được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
31/8/10
842
291
63
Bác nói như vậy là theo cái "sự hiểu". Còn quy định của luật lại khác, chẳng hạn bb 127 chỉ hết hiệu lực khi gặp bb 134 hay 135.
Vì thế có bác lý luận, biển 421 hay 420 không làm hết hiệu lực của bb 127. Và nếu suy luận như vậy, thì bb 40 cũng không làm hết hiệu lực của bb 60km/h. Cái này là có trong QC 41.
Điểm quan trọng của vấn đề ở đây là: Quy chuẩn 41 và Hệ thống báo hiệu đường bộ là 1 hay 2 phạm trù khác nhau?
Luật GTĐB quy định theo Điều 9 Khoàn 1:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Và người tham gia GT có cần học thuộc QC 41 để tham gia GT hay không?
Xin thưa: CÓ và KHÔNG!
CÓ: Vì phải thuộc và hiểu ý nghĩa của tất cả các báo hiệu đó.
KHÔNG: Không cần biết kích thước, quy cách cắm hay vẽ chúng, cũng như hàng loạt chi tiết khác. Nhưgx cái đó dành cho giới chức sắc làm nhiệm vụ quản lý GT hay điều hành quản lý nhà nước......
Lẽ ra luật GTĐB của ta phải có 2 phần tách bạch và chi tiết hơn:
1- CÁC QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ: Quy định chi tiết tất cả các hành vi tham gia GT, từ khi xuất phát đến khi về đích phải làm những thao tác bắt buộc gì, hay khi rẽ phải hay rẽ trái phải di chuyển vào làn đường hay phần đường nào, bất signal từ khoảng cách tối thiểu là bao nhiêu.......
2- HỆ THỐNG BIỂN BÁO: Gồm các loại bb vạch kẻ và ý nghĩa của chúng. Còn việc cắm như thế nào, kích thước ra sao, là việc của các cơ quan quản lý, chứ không phải việc của người tham gia GT. Chẳng hạn người tham gia GT thấy vạch liền giữa các làn đường thì ko được vượt qua, chứ không cần phải xuống đo xem nó rộng 10 cm hay 15 cm hoặc 20 cm để quyết định vượt hay không. Hoặc tỷ, người giao thông thấy BB trước mặt thì phải chấp hành nó, chứ không phải suy luạn xem cái BB mình đã đi qua trước đó có còn hiệu lực hay không.
Nói tóm lại, nhiệm vụ của người tham gia GT là: Thấy BB nào thì phải hiểu ý nghĩ của BB đó và phải tuyệt đối chấp hành một cách nghiêm chỉnh nó! Khoong thấy thì không chấp hành, không cần suy diễn. Đó là đang chấp hành đúng Khoản 1 Điều 9 Luật GTĐB:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Cái dở của VBPL VN mình là như thế. Cái cần khái quát để áp dụng chung cho các tình huống thì lại cụ tỉ ra, mà cụ tỉ ra thì thường thiếu tình huống. Cái cần cụ thể thì lại chung chung đại khái, đến lúc thực thi chả biết đường nào mà lần.

Tình huống hình vẽ trên trong thực tế người ta thường dùng để cảnh báo cho lái xe giảm dần đến tốc độ hạn chế cần thiết, tránh trường hợp đang 80 xuống đột ngột 40 chứ ko phải là để hạn chế 1 đoạn 40 trong quãng đường hạn chế 60.

Nếu biển 127 ko bị hết hiệu lực của chính biển 127 trước đó thì cho em hỏi cụ đi đoạn Xa lộ Hà Nội về Cầu Sài Gòn, liên tục các biển hạn chế tốc độ thay đổi, chỗ thì 80, chỗ thì 50, chỗ thì 60, không hề có biển hết hạn chế nào cả. Vậy cụ đi theo biển nào.
 
  • Like
Reactions: Duy vespa
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Cái dở của VBPL VN mình là như thế. Cái cần khái quát để áp dụng chung cho các tình huống thì lại cụ tỉ ra, mà cụ tỉ ra thì thường thiếu tình huống. Cái cần cụ thể thì lại chung chung đại khái, đến lúc thực thi chả biết đường nào mà lần.

Tình huống hình vẽ trên trong thực tế người ta thường dùng để cảnh báo cho lái xe giảm dần đến tốc độ hạn chế cần thiết, tránh trường hợp đang 80 xuống đột ngột 40 chứ ko phải là để hạn chế 1 đoạn 40 trong quãng đường hạn chế 60.

Nếu biển 127 ko bị hết hiệu lực của chính biển 127 trước đó thì cho em hỏi cụ đi đoạn Xa lộ Hà Nội về Cầu Sài Gòn, liên tục các biển hạn chế tốc độ thay đổi, chỗ thì 80, chỗ thì 50, chỗ thì 60, không hề có biển hết hạn chế nào cả. Vậy cụ đi theo biển nào.
Em đưa ra ví dụ đó để các bác lập luận về việc hết hiệu lực của biển 127 thôi!
Quan điểm em là chấp hành biển báo giao thông khi mình gặp! Chứ không vừa đi vừa suy diễn xem biển báo nào đang còn hiệu lực.
Việc nói tằng biển này làm hết hiệu lực của biển kia cũng chỉ là "một sự hiểu" nôm na thôi. Nguyên tắc duy nhất vẫn là chấp hành BB mình gặp!
 
  • Like
Reactions: rangdong
Hạng B2
6/8/12
195
145
43
32
E mở thớt này dựa trên kinh nghiệm bản thân và theo luật mạn đàm vấn đề về tốc độ xe chạy, nhiều khi ta thắc mắc không biết tốc độ mình được chạy tối đa là bao nhiêu trên 1 cung đường lạ, khi lái xe xin nằm lòng 2 tốc độ được điều chỉnh bởi bộ luật GTĐB đó là :
- Tốc độ tối đa cho phép loại xe mình lưu thông trong khu dân cư ( nằm trong phạm vi của các biển báo hiệu "bắt đầu khu dân cư-420)- 50km/h*
- Tốc độ tối đa cho phép looại xe mình lưu thông ở ngoài khu vực đông dân cư ( sau ghi gặp biển "hết khu dân cư" 421): 80km/h*

*: sử dụng ô tô con làm ví dụ

Thông thường một "khu dân cư" có thể được bao bọc bởi một hoặc một số tuyến đường cắt ngang, trong trường hợp này mọi ngả đường vào khu dân cư đều được cắm biển 420, mọi con đường ra khỏi khu dân cư đều đượợc cắm biển 421, vậy là khi chúng ta thấy biển 420 thì luôn phải chạy 50km/h chạy tới khi nào gặp biển 421 mới được lên 80km/h. Không ai có thể nói là tôi không biết tôi đang ở trong khu dân cư vì một nếu anh là dân bản địa anh ko biết đó là khu dân cư thì tốt nhất anh nên đi khám lại sức khỏe, hai là anh lái xe từ nơi khác vào thì đi đường nào cũng phải gặp biển bắt đầu khu dân cư, anh ngủ đêm lại đó thì cũng phải nhớ là chưa gặp biển "hết khu dân cứ" đâu mà phang lên 80.

Biển báo 127 "Tốc độ tối đa cho phép"
Như đề cập ở trên do chúng ta có 2 loại tốc độ tối đa cho phép là trong và ngoài khu dân cư do vậy để đảm bảo an tooàn giao thông, bên GTVT có thể cắm thêm các biển báo 127 nhằm hạn chế bớt tốc độ lưu thông hoặc cho phép tăng tốc độ lưu thông trên 1 số cung đường.
Biển báo 127 có giá trị hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi và có giá trị đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc nơi đặt biển hết cấấm 134 hoặc 135.( điều 27 QCVN 41/2012) - Vậy khi biển giới hạn tốc độ tối đa hết hiệu lực ta lập tức phải đưa xe về tốc độ quy định trong hoặc ngooài khu dân cư như đã nói ở trên

Các ví dụ cụ thể :
- Xe đang từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây đổ xuống quốc lộ 51, biển báo hạn chế 40km tại đường dẫn xuống QL51 sẽ hết hiệu lực ngay khi tiếp giáp với QL51, vì lưu thông trên cao tốốc là ngoài khu dân cư nên nếu ta không gặp biển "bắt đầu khu dân cư" thì ta sẽ điều khiển xe ở tốc độ tối đa 80km/h trên QL51, nếu nó nằm trong KDC thì lỗi anh GTVT ko cắm biển "bắt đầầu khu dân cư" ngay đường dẫn cao tốc xuống QL51 và ta chiến được.
- Lưu thông trên đại lộ Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh trong khu dân cư có biển hạn chế 60km/h : nó cho phép mọi looại xe ( kể cả xe tải, xe khách vốn dĩ chỉ được 30-40km/h trong khu dân cư, cùng xe con) chạy lên tới 60km/h, lý do đường tốt nên tăng tốc độ lưu thông, lúc này biển 127 sẽ vô hiệu quy định về tốc độ lưu thông trong đô thị của biển 420, tuy nhiên không làm thay đổi các thuộc tính quy định khác của biển này ( ví dụ cấm bấm còi xe 22h-6h sáng, cấm sử dụng đèn chiếu xa...)
- ví dụ của bác đâm đây:
"Qua khỏi đoạn Phú Mỹ, hết bảng KDC chạy thêm khoảng 200-300m nữa mới đến bảng 80 nhé. Mới hết bảng đạp ngay ăn đòn thí mịa"
Bác hiểu sai ý nghĩa bảng 80km/h này rồi : Trả lời bác là hếết khu dân cư xe con đạp 80km/h vô tư đi nhóe trong khi đó xe tải, công, buýt sẽ chạy theo tốc độ ngoài khu dân cư theo quy định của loại xe đó, sau đó 200-300m gặp bảng 80 này sẽ cho phép các ông xe tải, công, xe buýt đua theo với bác 80km/h

Mời các bác chém thêm[/QUOT
Het cao toc e toan chay 50, ui cam on bac
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Em đưa ra ví dụ đó để các bác lập luận về việc hết hiệu lực của biển 127 thôi!
Quan điểm em là chấp hành biển báo giao thông khi mình gặp! Chứ không vừa đi vừa suy diễn xem biển báo nào đang còn hiệu lực.
Việc nói tằng biển này làm hết hiệu lực của biển kia cũng chỉ là "một sự hiểu" nôm na thôi. Nguyên tắc duy nhất vẫn là chấp hành BB mình gặp!
Thì có ai k chấp hành biển báo khi mình gặp đâu? chỉ có những người mà suy luận ra việc cứ hết BB KDC là tăng thành 80 mơi là k chấp hành BB vì như ví dụ của bác:
untit1111led-jpg.124976

Khi gặp biển A, thì sẽ thực hiện bỏ hết các giới hạn trong KDC, về tốc độ là 50 hay trên hay dưới đó tùy quy định của BB cắm thêm trong KDC.

Qua tiếp gặp biển B, thì chạy 60, tuân thủ biển này.
Tiếp tục gặp 40, chạy 40, tuân thủ biển này.
Gặp bảng hết 40, tuân thủ bảng này, k chạy 40 nữa. Và chạy tiếp thế nào? đâu là bảng cần tuân thủ? có phải là bảng 60 chưa hết hiệu lực k? nên tuân theo bảng 60 thì phải chạy 60 nhé. Còn chạy 80 là k tuân thủ BB đúng k nhỉ? Ai cho giúp ý kiến? có bảng 80 đâu? lý do người ta cắm 60 là gì?
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Người tham gia GT chỉ chấp hành đúng Điều 9 KHoản 1:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy là đủ. Thấy BB nào chấp hành BB đó. Đó mới là chấp hành đúng luật!
Tất cả những suy diễn nên dành cho giới chức làm công việc quản lý giao thông kho họ muốn quy định chế độ lưu thông trên những đoạn đường cụ thể.
Nói như một số bác, trong ví dụ này:
View attachment 124976
Sau BB 40 km/h mà BB 60 km/h vẫn còn hiệu lực, thì lái xe vẫn có quyền chạy 60 km/h hay sao? Điều đó không đúng với Khoản 1 Điều 9 của Luật GTĐB. Mặt khác, về logic, chẳng thể có 2 mệnh lệnh khác nhau cùng phải tuân theo trong 1 thời điểm được.
Như vừa phân tích ở còm trên, k hề có mâu thuẫn hay phi logic gì cả.
Vì luật đã quy định tại điều 3, QCVN41 như sau:
Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Biển 60 là biển áp dụng cho cả đoạn đường, biển 40 áp dụng tạm thời, chỉ cho đoạn có độ an toàn thấp hợn:
- Mức hạn chế từ 30 km/h đến 40km/h (trong mục quy định về biển 127, QCVN41):
Áp dụng trên những đoạn đường qua địa hình bằng phẳng có tầm nhìn tối thiểu một chiều dưới 75m (hoặc tầm nhìn hai chiều tối thiểu dưới 140m). Đồng thời biển chỉ đặt trên những đường ôtô cấp III trở lên nhưng ở nơi điều kiện khó khăn không bố trí đủ tầm nhìn tối thiểu quy định trên và tốc độ xe chạy thiết kế thông thường 60km/h trở lên.
Sau khi có 134 hết hiệu lực 40, thì chỉ còn hiệu lực 60 và ta cứ thế thực hiện cho đến khi 60 hết hiệu lực ở giao lộ kế tiếp, và/hoặc có biển báo khác về tốc độ. Khi đó tùy BB có hiệu lực tiếp theo, hoặc quy định của Luật GTĐB về đường trong/ngoài KDC cộng với các điều kiện khác mà ta chọn tốc độ, chứ k chỉ có 50 hay 80. Các yếu tố đó gồm có:

Điều 5. Các trường hợp phải giảm tốc độ (TT Số: 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 07 năm 2009)
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao cắt đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận;
4. Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
5. Qua khu vực có trường học vào giờ học sinh đến trường hoặc tan trường; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt;
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
10. Gặp đoàn xe ưu tiên; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; vượt đoàn người đi bộ;
11. Trời mưa; có sương mù; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Thì có ai k chấp hành biển báo khi mình gặp đâu? chỉ có những người mà suy luận ra việc cứ hết BB KDC là tăng thành 80 mơi là k chấp hành BB vì như ví dụ của bác:
untit1111led-jpg.124976

Khi gặp biển A, thì sẽ thực hiện bỏ hết các giới hạn trong KDC, về tốc độ là 50 hay trên hay dưới đó tùy quy định của BB cắm thêm trong KDC.

Qua tiếp gặp biển B, thì chạy 60, tuân thủ biển này.
Tiếp tục gặp 40, chạy 40, tuân thủ biển này.
Gặp bảng hết 40, tuân thủ bảng này, k chạy 40 nữa. Và chạy tiếp thế nào? đâu là bảng cần tuân thủ? có phải là bảng 60 chưa hết hiệu lực k? nên tuân theo bảng 60 thì phải chạy 60 nhé. Còn chạy 80 là k tuân thủ BB đúng k nhỉ? Ai cho giúp ý kiến? có bảng 80 đâu? lý do người ta cắm 60 là gì?
Bác sai ở lập luận này:
1- Gặp 40 - tuân thủ 40
2- Gặp hết 40- tuân thủ 60.
3- Sau biển 40, biển 60 chưa hết hiệu lực.
Nếu lập luận như vậy, thì sau biển 40, người tham gia GT có quyền chạy với tốc độ 60, vì biển 60 chưa hết hiệu lực, như vậy sẽ nảy sinh ra vấn đề: trên 1 đoạn đường tồn tại 2 tốc độ tối đa cho phép.
Thực tế:
1- Gặp biển 421, NTGGT lái xe theo quy định ngoài khu dân cư.
2- Gặp biển 60- tuân thủ 60 km/h và vẫn được bóp còi sau 22h đến 6h, được bật đèn pha sau 18h v.v....
3- Gặp biển 40- tuân thủ 40 km/h và vẫn được bóp còi sau 22h đến 6h, được bật đèn pha sau 18h v.v.... Lúc này mà chạy 60 km/h (để chứng tỏ biển 60 còn hiệu lực) thì phạm lỗi chạy quá từ 10 đến 20 km/h.
4- Gặp biển hết 40- Nghĩa là đoàn đường phía sau biển này không còn giớ hạn tốc độ tối đa nữa. NTGGT sẽ lái xe thepo quy định ngoài khu dân cư mà không cần có bảng 80 như bác muốn!
5- Không nên đánh đồng giữa biển 127 và quy định tốc độ lưu thông trong biển 420 và 421. Biển 127, nếu không có biển phụ quy định cho từng loại phương tiện, thì nó có hiệu lực giới hạn tốc độ cho tất cả các loại phương tiện được phép lưu thông trên đoạn đường có cắm biển này. Trong khi đó, biển 420, 421 quy định một tổ hợp các chế độ lưu tông, trong đó có quy định về giới hạn tốc độ tối đa cho phép, nhưng khác nhau đối với từng loại phương tiện được phép lưu thông trren đoạn đường đó!
6- Việc cắm biển 127 hay 134 trên các đoạn đường trong hay ngoài khu dân cư, nhằm mục đích điều tiết và đảm bảo an toàn cho từng đoạn đường bằng cách thay đổi tốc độ lưu thông cho tất cả các loại phương tiện. Khi hết lệnh cấm về tốc độ tối đa cho phép, thì tất cả các loại phương tiện phải lưu thông thei quy đinh chung, trong khi dân cứ hay ngoài khu dân cư.
7- Như Quy định ở Khoản 1, Điều 9 Luật GTĐB, NTGGT chỉ phải CHẤP HÀNH HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ, chứ không quy định phải suy luận hệ thống BHĐB. Do đó, việc suy luận hay suy diễn khi tham gia GT là sai! Cũng giống như 1 ông lấy vợ lần 1, sau đó lấy vợ lần 2 (theo đúng luật, nghĩa là đã li dị vợ 1), sau này, lại bỏ vợ 2, thì không thể nói vợ 1 vẫn là vợ hợp pháp!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
[QUOTE="minhct]Bổ sung các bác thêm 4 trường hợp để lưu ý và rút kinh nghiệm cho mình:
Ngoài khu dân cư & trên 1 đoạn đường dài liên tục:
Đối với biển 306 tốc độ tối thiểu:
Có biển tốc độ tối thiểu 306 (80 km/h), tiếp 306 (60km/h), tiếp biển 307 (60km/h) => mình sẽ tuân theo cái nào? Chắc chắn là không tuân theo biển 306 (80km/h) trước đó.
[dawm] tại sao lại chắc chắn k tuân theo 80 trước đó? tuân theo bao nhiêu?
Tương tự
Có biển tốc độ tối thiểu 306 (60 km/h), tiếp 306 (80km/h), tiếp biển 307 (80km/h) => mình sẽ tuân theo cái nào? Chắc chắn là không tuân theo biển 306 (60km/h) trước đó.
=> Nghĩa là các biển 306 trên cùng đoạn đường đã hết hiệu lực sau khi gặp biển 307.
[dawm] tại sao lại chắc chắn k tuân theo 60 trước đó? căn cứ là gì?

Đối với biển 127 tốc độ tối đa:
Có biển 127 (60km/h), tiếp 127 (40km/h) và biển 134 (40km/h), vậy sau biển 134 này thì chạy theo đúng tốc độ tối đa theo luật định, nghĩa là max (80), chứ không phải là 60km/h.
[dawm] tại sao lại chắc chắn k tuân theo 60 trước đó? căn cứ là gì?
Tương tự
Có biển 127 (60km/h), tiếp 127 (80km/h) và biển 134 (80km/h), vậy sau biển 134 này thì chạy theo đúng tốc độ tối đa theo luật định, nghĩa là max (80), chứ không phải là 60km/h. Trong trường hợp muốn quy định lại tốc độ tối đa chỉ là 60km/h thì biên 127 (60) cần phải được cấm lại ngay sau biển 134.
[dawm] bác giải thích kinh thật. có biển giới hạn tốc độ 80, sau đó có biển hết giới hạn 80 thì cứ phóng 80, vậy cắm cái biển 134 hết 80 để làm gì vậy?
=> Nghĩa là các biển 127 trên cùng đoạn đường đã hết hiệu lực sau khi gặp biển 134.
[dawm] đành phải nói là bác ngụy biện.

Tóm lại, trên cùng 1 đoạn đường liên tục, các biển cùng 1 loại thì biển sau được áp dụng, nếu có biển hết hiệu lực tương ứng => phải tuân thủ tốc độ tối đa, tối thiểu theo luật định. Nghĩa là nếu trong nội thị thì max 50km/h, ngoại thị max 80km/h.
[dawm] đành phải nói là bác ngụy biện phát nữa.
Chúng ta cần nắm rõ và giải thích cụ thể và logic => đảm bảo CSGT không làm khó mình khi gặp các trường hợp này.
[dawm] đồng ý được với bác câu này[/QUOTE]