Hạng B1
2/9/09
71
8
8
42
NhaTrang
Theo ý của các bác nêu trên do con người là chính.Xe MT khi tắt
máy mình đã thực hiện lúc đó chưa có bằng và kinh nghiệm lái xe.Do
hoãng mình đạp lút chân phải vào ga,còn chân trái hết lực vào côn do cắt côn nên xe cứ phi xuống ruộng,may bờ ruộng thấp và giữa đồng
trống nên không sao.Giờ ngồi lại mới nghỉ tại sao lúc đó mình không
không thã chân côn ra để ghì máy lại,hay chuyễn chân phải qua đạp thắng.(Lúc ấy do chưa rành và mất bình tĩnh)
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
Xe nào thì phanh cũng như nhau, chưa nói là các đời xe MT trước đây không có các hệ thống hiện đại hỗ trơ cho phanh như là:
- EBD: Phân phối lực phanh điện tử
- BA: hỗ trợ phanh khẩn cấp
- ABS: phanh chống bó cứng...

Vì thế các đời xe hiện đại ngày nay phanh tốt hơn, mà phần lớn xe hiện đại đều trang bị AT. Ngoài ra AT an toàn hơn MT ở chỗ: khi phanh giảm tốc độ thì AT tự động dồn về số thấp, hỗ trợ thêm sức ghì động cơ để dừng xe nhanh hơn. Trong khi lái MT không phải ai cũng biết dồn số để phanh.

Có một thao tác kỹ thuật lái rất đơn giản nhưng em dám cá là có rất nhiều bác thực hiện sai, vì thế mới mất an toàn: đặt bàn chân sai chỗ, bỏ ga rà thắng không đúng cách.

- Rất nhiều bác đặt bàn chân đối diện với bàn ga, khi có tình huống thì rút chân phải ra khỏi bàn gathò sang đạp thắng: thao tác này mất nhiều thời gian và nếu đạp trượt, đạp nhầm là gây họa khó lường.

- Em học được cách lái là: đặt bàn chân phải đối diện với bàn phanh, gót chân để tại chỗ, chỉ xoay mũi chân qua lại để chuyển giữa phanh và ga. Cách này có ưu điểm là: Tư thế bàn chân chỉ thuận tiện nhất cho thao tác phanh, còn khi xoay qua phải để đạp ga thì bàn ga nằm hơi chếch phía ngoài mũi chân, nên khó đạp sán ván, ghì mạnh hoặc lâu sẽ khó chịu, vì vậy chạy rất từ tốn và không hao xăng.
- Khi có tình huống chỉ cần giữ gót-xoay mũi là có thể dồn toàn lực xuống bàn phanh. Ở vị trí này rất khó dồn toàn lực xuống bàn ga nên khó thành "xe điên" được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
11/12/10
124
2
18
48
natto nói:
Các nước tiên tiến khác ra sao em ko rõ, nhưng bên Nhật, bằng MT và AT phân biệt hẳn hoi, ai có bằng MT thì được lái cả AT nhưng ko có chuyện ngược lại. Điều này cho thấy xe AT dễ lái hơn MT. Mặt khác, chi phí, thời gian học bằng AT luôn rẻ và ngắn hơn MT. Kết luận tự các bác suy ngẫm nhé.
Xác nhận với bác này là ở nhật chia ra 2 lọai bằng MT và AT nhưng vì MT khó lái và phức tạp nên thi lấy bằng sẽ khó hơn.
Trở lại với vần đề xe AT và MT,bản thân Em cũng chạy 2 loại xe này nên có ít nhận xét như sau :
Khi đang chạy AT mà có ĐT (phân tán sự chú ý ) hay có việc gì đó không ổn định về tinh thần thường hay nhầm lẫn chân ga với thắng khi bất chợt phía trước có tình huống cần xử lý. MT thì ít hơn
Rõ nhất là khi de xe vào gara có độ dốc ,nếu MT các bác xử lý côn ga phù hợp thì xe nhẹ nhàng đi vào, còn với AT vì ga nhỏ khong đủ lực nên phải đệm ga lớn, xe chồm lên dẫn đến không xử lý kịp tình huống. Hơn nữa đối với những người mắt kém hoặc không có thói quen nhìn vào kiếng chiếu hậu khi de nên khi de phải xoay người lại để nhìn ở đằng sau thì khi xoay người sẽ không định vị được đây là chân thắng ,đâu là ga
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
bibom04 nói:
natto nói:
Các nước tiên tiến khác ra sao em ko rõ, nhưng bên Nhật, bằng MT và AT phân biệt hẳn hoi, ai có bằng MT thì được lái cả AT nhưng ko có chuyện ngược lại. Điều này cho thấy xe AT dễ lái hơn MT. Mặt khác, chi phí, thời gian học bằng AT luôn rẻ và ngắn hơn MT. Kết luận tự các bác suy ngẫm nhé.
Xác nhận với bác này là ở nhật chia ra 2 lọai bằng MT và AT nhưng vì MT khó lái và phức tạp nên thi lấy bằng sẽ khó hơn.
Trở lại với vần đề xe AT và MT,bản thân Em cũng chạy 2 loại xe này nên có ít nhận xét như sau :
Khi đang chạy AT mà có ĐT (phân tán sự chú ý ) hay có việc gì đó không ổn định về tinh thần thường hay nhầm lẫn chân ga với thắng khi bất chợt phía trước có tình huống cần xử lý. MT thì ít hơn
Rõ nhất là khi de xe vào gara có độ dốc ,nếu MT các bác xử lý côn ga phù hợp thì xe nhẹ nhàng đi vào, còn với AT vì ga nhỏ khong đủ lực nên phải đệm ga lớn, xe chồm lên dẫn đến không xử lý kịp tình huống. Hơn nữa đối với những người mắt kém hoặc không có thói quen nhìn vào kiếng chiếu hậu khi de nên khi de phải xoay người lại để nhìn ở đằng sau thì khi xoay người sẽ không định vị được đây là chân thắng ,đâu là ga

Trường hợp de dốc hoặc trèo lề thấp mà đạp ga AT quá trớn chỉ xảy ra với những người mới lái, không quen xe, không quen chân ga thôi. (Tóm lại là chưa thực sự làm chủ chiếc xe mình đang lái). Em tập mãi cái bài leo & dừng bánh trước xe AT trên 1 hòn gạch rồi bác. Cũng phải trên dưới chục lần mới thành công đó....
 
Hạng D
24/7/08
2.906
95
48
Newbie_SG nói:
- Em học được cách lái là: đặt bàn chân phải đối diện với bàn phanh, gót chân để tại chỗ, chỉ xoay mũi chân qua lại để chuyển giữa phanh và ga. Cách này có ưu điểm là: Tư thế bàn chân chỉ thuận tiện nhất cho thao tác phanh, còn khi xoay qua phải để đạp ga thì bàn ga nằm hơi chếch phía ngoài mũi chân, nên khó đạp sán ván, ghì mạnh hoặc lâu sẽ khó chịu, vì vậy chạy rất từ tốn và không hao xăng.
- Khi có tình huống chỉ cần giữ gót-xoay mũi là có thể dồn toàn lực xuống bàn phanh. Ở vị trí này rất khó dồn toàn lực xuống bàn ga nên khó thành "xe điên" được.

em cũng tập thói quen này từ lúc mới bắt đầu lái xe (em đã qua 3 đời AT, chưa chạy MT bao giờ trừ lúc học + thi lấy bằng)
 
Hạng C
12/2/08
811
30
18
aquasaigon.org
bibom04 nói:
natto nói:
Các nước tiên tiến khác ra sao em ko rõ, nhưng bên Nhật, bằng MT và AT phân biệt hẳn hoi, ai có bằng MT thì được lái cả AT nhưng ko có chuyện ngược lại. Điều này cho thấy xe AT dễ lái hơn MT. Mặt khác, chi phí, thời gian học bằng AT luôn rẻ và ngắn hơn MT. Kết luận tự các bác suy ngẫm nhé.
Xác nhận với bác này là ở nhật chia ra 2 lọai bằng MT và AT nhưng vì MT khó lái và phức tạp nên thi lấy bằng sẽ khó hơn.
Trở lại với vần đề xe AT và MT,bản thân Em cũng chạy 2 loại xe này nên có ít nhận xét như sau :
Khi đang chạy AT mà có ĐT (phân tán sự chú ý ) hay có việc gì đó không ổn định về tinh thần thường hay nhầm lẫn chân ga với thắng khi bất chợt phía trước có tình huống cần xử lý. MT thì ít hơn
Rõ nhất là khi de xe vào gara có độ dốc ,nếu MT các bác xử lý côn ga phù hợp thì xe nhẹ nhàng đi vào, còn với AT vì ga nhỏ khong đủ lực nên phải đệm ga lớn, xe chồm lên dẫn đến không xử lý kịp tình huống. Hơn nữa đối với những người mắt kém hoặc không có thói quen nhìn vào kiếng chiếu hậu khi de <span style=""color: #ff0000;"">nên khi de phải xoay người lại để nhìn ở đằng sau</span> thì khi xoay người sẽ không định vị được đây là chân thắng ,đâu là ga

Bác bibom04 chú ý cái chỗ tô đậm màu đỏ trong bài viết của bác nhé. Thi bằng lái ở xứ Mẽo mà không quay lại đằng sau khi de là rớt nha !

Chuyện lái xe AT hay MT cái nào an toàn hơn thì còn tuỳ trình lái của mỗi người. Lái nhuyễn MT rồi thì khi chuyển qua AT chỉ tập dợt thêm một chút là chuẩn. Tuy nhiên nếu chủ quan, cứ nghĩ rằng ta đây nhiều năm kinh nghiệm MT rồi, lầu đầu nhẩy lên xe AT đạp ga ào ào thì cũng ăn cho hết. Quen chân ga MT qua AT thì cũng dễ tèo. Còn lái rành rồi, biết mớm nhẹ nhẹ khi de xe leo dốc, leo gờ thì vẫn êm ái như MT chân côn chân ga ngọt vậy.

Nói chung an toàn hay không đều do yếu tố con người.
 
Hạng B2
11/12/10
124
2
18
48
Vâng, Em cũng bị thi rớt 1 lần vì chuyện này nên biết ạ ( ngoài lỗi không quay đầu ra sau nhìn cón có lỗi trước khi lên xe không đi 1 vòng quanh xe để kiểm tra trước sau, lên xe không chỉnh ghế , kiếng chiếu hậu cho phù hợp ) nhưng đó là ở Mẽo
 
Hạng C
9/8/06
601
3.147
93
MT => man-lỳ
AT => Longless-lỳ ? ? ?
Cái này tui nghe diệc kiều Pháp nói.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
19/8/09
10.172
565
83
51
Ô Cấp
tam_ciat nói:
MT => man-lỳ
AT => Longless-lỳ ? ? ?
Cái này tui nghe diệc kiều Pháp nói.
Hi hi, chắc ý bác là MT ---> Nam tính hơn, còn AT dành cho phái nữ đúng không? :D:D:D Em thì thấy tay trái lái xe, tay phải vuốt vuốt người yêu bên cạnh mới....manly! Chứ tay trái cầm vô lăng, tay phải hì hục gẩy cần số .....thấy như con khỉ!!!:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
11/10/11
4
0
1
Em xin tiếp bác một ý nhỏ.... theo như bác qha bảo xe số sàn an toàn hơn là sai.
điều này chưa hẳn là đúng , bởi vì theo như ví dụ về xe A & B :
- xe A trước khi phanh bác lái phải bỏ chân ga , ngay lập tức xuất hiện hiện tượng phanh quán tính ( ta gọi là phanh
bằng động cơ ) mặt dù rất nhỏ như lời bác qha , vậy ta sẻ có : Tổng lực phanh = lực phanh của xe + lực phanh q/tính .
- xe B (số A/T ) khi nhận được tín hiệu phanh , ECU điều khiển chuyển số xuống số thấp hơn , điều này chỉ hổ trợ xe sẳn
sàng khởi hành lại cho phù hợp trạng thái của xe chứ không có tác dụng phanh quán tính như hộp số sàn ( khi đang chạy ở tay số D ) . Bởi vì các liên kết truyền lực trong hộp số A/T hầu hết là đỉa ma sát & khớp thủy lực . Vì vậy Tổng lực phanh = lực phanh của chính nó .
Cho nên bảo xe số sàn an toàn hơn chưa hẳn là không đúng , điều này dể nhận biết nếu bác lái nào có điều kiện thường xuyên chuyển tứ lái xe hộp số sàn sang số A/T .
Chỉ là một ý nhỏ góp chuyện cùng các bác . cảm ơn đã đọc .....