Hạng F
5/3/05
8.716
78.342
113
đây
bổ sung thêm là mấy ông thầy dạy lái xe thường ngồi xe Jeep 3 số, sau khá hơn lên Lanor số cơm... hầu như chả trường nào dạy xe AT cả, chính vì thế có biết gì đâu mà phán linh tinh... kiểu như thằng chạy 67 thì chê thằng chạy Sh lái xe "đàn bà" vậy thôi...
 
Hạng D
11/1/11
2.356
2.413
113
Earth
Theo em nghĩ MT hay AT điều có cái hay của nó, đã cầm ôm volant thì phải biết rành về thao tác AT và MT, lái mới thì nên học MT cho nhuyễn trước rồi AT sau, hầu hết các trường hợp "xe điên" là do mất bình tĩnh, ví dụ như quen lái AT, sau đó "nhảy" qua lái MT , chưa quen chân quen tay gặp tình huống khẩn bị lọng cọng mất bình tĩnh đạp tùm lum: "Bùm"
 
Hạng B2
19/9/11
253
2
0
khi leo lên, phải biết rõ mình đang lái thứ gì,...có thể là MBBG...thì sao?
 
Hạng C
14/2/09
789
6
18
49
Chỉ cần luôn nhớ khi gặp sự cố thì nhấc chân phải ra khỏi ga và đạp mạnh vào thắng, AT hay MT gì cũng vậy, hậu quả sẽ là nhỏ nhất.
 
Hạng B2
12/2/09
336
3
0
53
E chỉ nhớ 1 câu khi học lái xe : phải cảm giác được xe của mình đang chuyển động như thế nào !E lái AT 4 năm rồi , MT ( xe mượn ) e chỉ lái 2 lần nhưng không tự tin nên không lái nữa. Nói chung AT dễ lái và an toàn hơn MT theo ý e là vậy !
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.963
113
42
Biên Hoà
haonguyen nói:
E chỉ nhớ 1 câu khi học lái xe : phải cảm giác được xe của mình đang chuyển động như thế nào !E lái AT 4 năm rồi , MT ( xe mượn ) e chỉ lái 2 lần nhưng không tự tin nên không lái nữa. Nói chung AT dễ lái và an toàn hơn MT theo ý e là vậy !

Phần lớn thế giới đều đồng ý với bác, thị trường càng phát triển (nơi mà chuyện sở hữu xe hơi chỉ là gần bằng 1 tháng lương) thì họ càng ủng hộ bác.
 
Hạng F
5/3/10
6.015
36.456
113
Phi_Tran nói:
haonguyen nói:
E chỉ nhớ 1 câu khi học lái xe : phải cảm giác được xe của mình đang chuyển động như thế nào !E lái AT 4 năm rồi , MT ( xe mượn ) e chỉ lái 2 lần nhưng không tự tin nên không lái nữa. Nói chung AT dễ lái và an toàn hơn MT theo ý e là vậy !

Phần lớn thế giới đều đồng ý với bác, thị trường càng phát triển (nơi mà chuyện sở hữu xe hơi chỉ là gần bằng 1 tháng lương) thì họ càng ủng hộ bác.
bên Mỹ người thu nhập trung bình sở hữu xe hơi phải mất vài tháng lương đấy bác
 
Hạng C
18/11/07
949
1.015
93
Các nước tiên tiến khác ra sao em ko rõ, nhưng bên Nhật, bằng MT và AT phân biệt hẳn hoi, ai có bằng MT thì được lái cả AT nhưng ko có chuyện ngược lại. Điều này cho thấy xe AT dễ lái hơn MT. Mặt khác, chi phí, thời gian học bằng AT luôn rẻ và ngắn hơn MT. Kết luận tự các bác suy ngẫm nhé.
 
Hạng C
24/10/10
857
116
43
Gò vấp, HCMC
www.facebook
Em xin lỗi là các bác sa đà quá vào việc phân tích AT hay MT cái nào an toàn hơn mà quên em đã hỏi là quảng đuờng đi của xe sau khi thắng có khác nhau giữa hai thằng AT với MT hay không? Sách em đọc chỉ nói như thế lày thui mà không phân biệt AT hay MT ợ.


Clip111111111.jpg

Màu vàng: Quãng đường xe chạy trong thời gian nhận thức (khoảng ¾ giây)
Màu xanh: Quãng đường xe chạy trong thời gian phản xạ (khoảng ¾ giây)
Màu đỏ: Quãng đường xe chạy sau khi phanh, trước khi dừng lại hẳn.
Phần lớn các lái xe không biết được cần bao nhiêu thời gian hoặc quãng đường để xe dừng lại hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Điều này được xác định thông qua ba yếu tố:
- Thời gian nhận thức: Đây là quãng thời gian mà bộ não nhận thức được tình hình và hiểu rằng cần phải dừng lại.
Quãng thời gian này vào khoảng ¾ giây tùy thuộc vào từng lái xe. Một lái xe ít kinh nghiệm sẽ nhận thức nguy hiểm
chậm hơn người có nhiều kinh nghiệm. Thời gian này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự quan sát, mức độ tập trung, khả năng quyết định, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là rượu hoặc các loại thuốc.
- Thời gian phản xạ: Đây là quãng thời gian cần thiết để chân bạn rời khỏi chân ga và chuyển sang chân phanh.
Quãng thời gian này xấp xỉ ¾ giây. Quãng đường xe đi trong thời gian này gọi là quãng đường phản xạ (reation
distance).
- Thời gian phanh: Đây là quãng thời gian cần thiết để xe dừng lại hẳn kể từ khi đạp phanh. Quãng đường xe di chuyển trong thời gian này gọi là quãng đường phanh (braking distance).
Tổng toàn bộ ba quãng đường trên là quãng đường dừng (stoping distance).
Có rất nhiều yếu tố tác động đến quãng đường trên như: thời tiết, đường xá, sự tỉnh táo, tốc độ xe, tình trạng xe, tình
trạng phanh, tình trạng sức khỏe của bạn. Không lái xe khi mệt mỏi hoặc uống bia, rượu hay uống các loại thuốc.
Biểu đồ trên đây mô tả quãng đường cần thiết để xe dừng hẳn (tính theo m, trong điều kiện bình thường và mặt đường khô ráo, bằng phẳng).