Hạng C
1/8/14
820
702
123
46
View attachment 520198
Thông tư 20 đã hết hiệu lực. Song câu hỏi đặt ra là tại sao văn bản này vẫn đang khiến các cơ quan quản lý khó xử?...[pagebreak][/pagebreak]


Về cơ bản, Thông tư 20 do Bộ Công Thương ban hành năm 2011 đã không còn hiệu lực do vướng vào các quy định tại Luật Đầu tư. Tuy nhiên, cho đến lúc này, tức sau hơn 10 ngày Thông tư 20 mất hiệu lực, những quan điểm trái chiều liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật này vẫn tiếp tục được đưa ra.

Đáng chú ý, những quan điểm trái chiều không chỉ diễn ra giữa hai nhóm doanh nghiệp nằm trong diện điều chỉnh trực tiếp của Thông tư 20 mà còn diễn ra giữa các cơ quan quản lý.

Cụ thể, là những xung đột về quan điểm, hay sâu xa hơn là về lợi ích giữa khối doanh nghiệp nhập khẩu ôtô chính hãng với khối doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng, và những quan điểm giữa cơ quan ban hành Thông tư 20 là Bộ Công Thương với cơ quan đại diện công đồng doanh nghiệp là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Một thời “trăm hoa đua nở”

Để phần nào lý giải những xung đột quan điểm liên quan đến Thông tư 20, trước hết cần nhìn lại bản thân văn bản này cùng hai giai đoạn trước và sau khi được ban hành.

Những năm cuối thập niên 2000, đặc biệt là khoảng thời gian 3 năm từ 2007 đến 2009, thị trường ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) Việt Nam đã có một giai đoạn bùng nổ. Giới truyền thông khi đó gọi hiện tượng các showroom ôtô nhập khẩu ra đời là “trăm hoa đua nở”.

Giai đoạn đó, không khó để nhận thấy rằng ở hầu hết các con phố lớn tại Hà Nội hay Tp.HCM đều xuất hiện ít nhất một showroom ôtô nhập khẩu. Nhiều showroom cũng không cầu kỳ, đôi khi chỉ cần một gian nhà mặt phố hay một căn… lều dựng tạm bằng khung thép và tường vách thạch cao. Không gian showroom chật hẹp, hàng nghìn chiếc xe được đưa ra các bãi đất trống ngoài trời, mặc sức dầm mưa dãi nắng.

Chưa có một thống kê thực sự, nhưng theo ước tính của giới kinh doanh ôtô, ở giai đoạn xung quanh năm 2008, tại Việt Nam có trên dưới 700 đơn vị kinh doanh ôtô CBU. Điểm đáng chú ý là tốc độ mọc lên của những showroom ôtô nhập khẩu cũng không khác nhiều so với tốc độ… “tàng hình” của những showroom khác.

Một doanh nghiệp ôtô nổi tiếng trong nước miêu tả về thị trường ôtô CBU giai đoạn này, là “tất cả các doanh nghiệp quy mô lớn nhỏ đểu tự do nhập khẩu xe. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã sang nước ngoài mua xe từ các cửa hàng mà không rõ xuất xứ, loại xe cho thị trường nào, đạt tiêu chuẩn gì”.

Và, “tại thời điểm 2007-2011 ở Việt Nam tràn ngập các bãi xe và các cửa hàng ôtô lớn, nhỏ, đỉnh điểm hơn 100.000 xe được nhập khẩu vào năm 2009 gây nên nhập siêu lớn và góp phần khủng hoảng kinh tế đất nước vào năm 2011-2013. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm đầu tư xưởng dịch vụ bảo hành, sửa chữa, các phụ tùng thay thế thiếu thốn… gây lãng phí trong việc sử dụng xe rất lớn”.
View attachment 520199
“Lát cắt” Thông tư 20

Việc tự do cạnh tranh đã góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường ôtô nhập khẩu. Về ý nghĩa nào đó, tự do kinh doanh chính là một “liều thuốc” hiệu quả để kích thích phát triển. Tuy nhiên, đối với một mặt hàng có giá trị lớn và phức tạp từ bản thân sản phẩm đến những dịch vụ kèm theo như ôtô, sự tự do kinh doanh từ đó đem lại tốc độ phát triển bùng nổ lại không hoàn toàn đáng mừng.

Một thị trường được không ít các doanh nghiệp coi là béo bở giống như một miếng bánh ngon để ai cũng có thể thưởng thức. Từ đó, hàng loạt doanh nghiệp đã đua nhau ra nước ngoài mua xe về nước để bán lại. Nhưng khi tốc độ nhập khẩu vượt quá xa so với nhu cầu thực tế, hàng vạn sản phẩm có giá trị thấp nhất cũng vài trăm triệu đồng và lên đến hàng tỷ đồng bị tồn kho.

Năm 2010, tức sau giai đoạn bùng nổ nhất, tình trạng ôtô nhập khẩu tồn thành bãi ngoài trời trở nên la liệt. Chưa nói đến khả năng xuống cấp của ôtô khi không được bảo quản đúng tiêu tiêu chuẩn, việc xe bị tồn đọng quá nhiều trên thực tế đã khiến hàng trăm doanh nghiệp rơi vào phá sản. Đây cũng là một trong những lý do mà ngay sau kỳ trăm hoa đua nở thì cũng trăm hoa tàn úa.

Dưới những bài viết về thị trường ôtô nhập khẩu giai đoạn đó, không khó để thấy những bình luận của độc giả trong đó giãi bày rằng, khi xe gặp trục trặc, người tiêu dùng tìm đến nhà cung cấp thì showroom ôtô trước đây đã… biến hình, thành quán cà phê hay quán ăn.

Đó là câu chuyện của thị trường và giữa người tiêu dùng với nhà cung cấp. Câu chuyện đó, tự thân người kinh doanh và người tiêu dùng có thể tự điều chỉnh. Nhưng liên quan đến Thông tư 20 lại có câu chuyện khác hệ trọng hơn.

Ngay sau giai đoạn cực thịnh của thị trường ôtô CBU không chính hãng, hàng loạt doanh nghiệp ôtô lớn đã kiến nghị cần siết chặt thị trường ôtô nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Từ phía các cơ quan nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cũng nêu lên một “vấn đề” khác ở thị trường ôtô CBU không chính hãng. Theo các cơ quan này, do nhiều doanh nghiệp phải mua xe tại các cửa hàng ở nước ngoài vốn là giá bán lẻ cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu từ nhà sản xuất nên đã rơi vào tình thế phải gian lận thương mại.

Đơn cử vào cuối năm 2010, Bộ Công an đã có văn bản báo cáo Thủ tướng đồng thời xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý 14 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Từ những lẽ đó, ngày 12/5/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Ngay sau khi văn bản này được ban hành với những điều kiện mà đa số các doanh nghiệp không đáp ứng được, thị trường ôtô nhập khẩu đã bắt đầu chuyển sang một diện mạo hoàn toàn khác.

Khó xử

Trên thực tế, sức mua nói chung trên thị trường ôtô Việt Nam những năm đầu thập niên 2010 đã sụt giảm rõ rệt so với giai đoạn cuối thập niên 2000. Bởi vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2014, Thông tư 20 cũng gần như rơi vào quên lãng.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015, khi thị trường ôtô phát triển thực sự mạnh mẽ, với tổng sức mua vượt mốc 200.000 chiếc/năm, Thông tư 20 bắt đầu được nhắc trở lại. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nêu ý kiến bãi bỏ Thông tư 20 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác cùng tham gia nhập khẩu và phân phối ôtô CBU.
Đặc biệt là trước thời điểm ngày 1/7, “làn sóng” đòi bãi bỏ Thông tư 20 càng dâng cao. Thậm chí sau ngày 1/7, tức thời điểm Thông tư 20 đã hết hiệu lực, không ít doanh nghiệp vẫn tập trung trước trụ sở Bộ Công Thương để đưa ra kiến nghị.

Nhiều doanh nghiệp và VCCI cùng một số chuyên gia nêu quan điểm nên dỡ bỏ hoàn toàn Thông tư 20 để tạo điều kiện công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Ngược lại, khối doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và Bộ Công Thương lại cho rằng nên duy trì các điều kiện quan trọng tại Thông tư 20, với vẫn những quan điểm cũ là tránh gian lận thương mại, chống thất thu thuế và nhất là đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Thông tư 20 đã hết hiệu lực. Song câu hỏi đặt ra là tại sao văn bản này vẫn đang khiến các cơ quan quản lý khó xử?

Một điểm rất đáng lưu ý khi nhìn lại Thông tư 20 là trong số các thủ tục bắt buộc thì “điều kiện” khiến các doanh nghiệp “khó nhằn” nhất là giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất ôtô. Theo các doanh nghiệp muốn bỏ Thông tư 20, thì điều kiện này không khác gì tạo độc quyền cho các nhà nhập khẩu chính hãng.

Đại diện một doanh nghiệp thương mại cho rằng, để có được giấy ủy quyền chính hãng nhà sản xuất trong khi hãng đó đã có nhà máy hoặc nhà phân phối tại Việt Nam thì không khác nào “hái sao trên trời”. Còn điều kiện xây dựng xưởng bảo hành, bảo dưỡng thì nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng được.

Tuy nhiên, tại một cuộc tọa đàm mới đây do báo BizLIVE tổ chức, lãnh đạo một nhà phân phối ôtô chính hãng cho biết, các doanh nghiệp khác vẫn hoàn toàn có thể có giấy ủy quyền từ nhà sản xuất. Quan trọng là họ có đáp ứng được bản thân những điều kiện mà nhà sản xuất đưa ra hay không.

“Ôtô là một sản phẩm siêu công nghệ, nó đòi hỏi những tiêu chuẩn về dịch vụ bán hàng và sau bán hàng rất khắt khe. Bản thân các tập đoàn ôtô, nhất là ôtô hạng sang không bao giờ dễ dãi trong hoạt động phân phối bởi nguy cơ gây ảnh hưởng uy tín thương hiệu là rất lớn. Do vậy, được phân phối hay không là do chính các doanh nghiệp chứ không phải Thông tư 20. Nếu các doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì không lý do gì họ không có giấy ủy quyền để tham gia thị trường. Trên thực tế, tại một thị trường vẫn hoàn toàn có thể có hơn một nhà phân phối chính hãng”, vị doanh nhân này nói.

Bên cạnh mối lo về tình trạng gian lận thương mại, điều đáng lưu ý nữa của Thông tư 20 là quan điểm bảo vệ người tiêu dùng.

Thực tế, giai đoạn bùng nổ thị trường ôtô không chính hãng cũng đã chứng minh hầu hết người tiêu dùng sau khi mua xe đều không nhận được chế độ bảo hành, thậm chí những chiếc xe đó sẽ không được triệu hồi nếu có lỗi do nhà sản xuất.

Trong khi đó, để được nhập khẩu và phân phối chính hãng, các doanh nghiệp khác buộc phải đầu tư hạ tầng showroom, nhà xưởng, đào tạo nhân viên và hoàn thiện hệ thống dịch vụ để có thể đáp ứng điều kiện khắt khe của nhà sản xuất.

Một doanh nhân ví von: điểm khác biệt rõ nét nhất giữa xe chính hãng và không chính hãng là một bên sau khi mua bán vẫn còn sự ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi chặt chẽ với một bên mua bán xong là hết trách nhiệm. Hình dung được sự khác biệt này, có lẽ nhiều người tiêu dùng cũng sẽ ủng hộ quan điểm siết chặt điều kiện nhập khẩu ôtô.

Rõ ràng, mặc dù các điều kiện của Thông tư 20 khiến không ít doanh nghiệp mất cơ hội nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Thế nhưng, những mặt tích cực từ các điều kiện của Thông tư này cũng là đáng kể. Chính vì thế, các nhà làm chính sách bị đẩy vào thế khó.

Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa quyết định về số phận “hậu Thông tư 20”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, nhiều khả năng phương án chuyển Thông tư 20 thành nghị định đang được cân nhắc nhiều hơn.
Mới đây, tại một cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cũng cho biết Thông tư 20 đã chính thức hết hiệu lực. Phương án mới nhiều khả năng sẽ là bỏ bớt một số quy định tại Thông tư 20, đồng thời đưa một số nội dung quan trọng vào một nghị định mới của Chính phủ.

Cứ xem nó như visa . Hết hiệu lực thì vô giá trị và cứ như nó chưa ra đời. Các bác cứ nhập ồ ạt về thằng nào tính thuế láo thì xem gương Bí thư và Chủ tịch HĐND nhá !
 
Tập Lái
8/7/16
1
3
3
45
Jackie Huy nói:
Phước.OS nói: ↑
1.Lấy lý do thất thu thuế do khai man giá trị...lý luận này nghe con nít nó còn biết phản biện: thế chẳng phải Bác ko quản được thì cấm đúng chưa? Giá xe nước ngoài đăng tải đầy cả ra đó..trốn thế nào được?! Rồi nào là các xxx cũng đã đưa ra 1 khung giá rồi...trốn vào đâu? Tôi trốn thì bắt tôi đi..phạt gấp đôi giá trị trốn thuế xem có trốn nữa ko? Tại sao anh lại để các salon nhập hàng chục thậm chí hàng trăm chiếc oto/1 lần trốn thuế cho thoát? Tại sao anh gác cửa mà để con voi chui lọt lỗ kim Lại ko quản lý xuể à?!
2. Chất lượng xe nhập ko đảm bảo so với xe lắp ráp trong nước..nghe mà buồn cười muốn té ghế..Thế thì chỉ có người điên mua xe nhập à? Có ai từng làm cái việc mua chiếc Camry 2016 NK used giá 70-80.000 USD đổi ngang con xe Cam LD mới toanh chưa? Và tại sao nó bị chặc chém đủ các loại thuế đến 80.000 USD mà vẫn có người mua?
3. Tại sao các hãng xe chính hãng cứ ra rả suốt ngày xe NK ko chính hãng sẽ ko được hưởng chế độ bảo hành..lập luận tào lao, ko thuyết phục này đã tồn tại hàng mấy chục năm trời mà vẫn ko ngăn cản được sóng ngầm thôi thúc người tiêu dùng mua oto nhập khẩu cho yên tâm về chất lượng? và tại sao anh làm ăn đàng hoàng quá mà sao mấy chục năm trời người ta vẫn ko tin dùng?
* Tóm lại: Nên dẹp luôn ba cái TT vớ vẩn để tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và công bằng...bởi thị trường càng cạnh tranh khốc liệt, nghiệt ngã thì quy luật chọn lọc và đào thải mới phát huy hết tính ưu việt của nó..bản năng sinh tồn mới được dịp bộc lộ và cái lợi cuối cùng vẫn thuộc về người tiêu dùng.Click to expand...​
Chuẩn bác !!!
itd_3d_ani_w70_smiles_008.gif

Đơn cử ngày xưa độc quyền viễn thông đấy, VNPT trùm, muốn thuê bao đóng $ chết 6tr, cước 1s thành 1 phút...trò nhá máy đỡ tốn...v..v..v..
Có SFone, Viettel, Vietnam mobile,...ra đời, 1 block 1s tính $, thằng Mobifone & Vinafone mới giảm cước, tính block 1s...đua theo...
itd_3d_ani_w99_smiles_005.gif

Tương tự hàng không, dù Vietjet air hay Jetstar còn yếu hơn Vietnam Airlines nhiều, Mekong air phá sản...nhưng cũng góp phần làm "thức tỉnh" VNA, thay đổi diện mạo, chất lượng, dịch vụ, tiếp viên cười toe toét khác hẳn lúc mình bay những năm 2002...
itd_3d_ani_w70_smiles_004.gif
itd_3d_ani_w70_smiles_004.gif
itd_3d_ani_w70_smiles_004.gif
itd_3d_ani_w99_smiles_002.gif

Vậy thì độc quyền có lợi hay kinh tế cạnh tranh khốc liệt công bằng tốt hơn!!!
itd_3d_ani_w70_smiles_009.gif
Kinh tế cạnh tranh khốc liệt tốt hơn bác ạ :)
 
Hạng C
1/8/14
820
702
123
46
Chuẩn bác !!! :3dnhacnon:

Đơn cử ngày xưa độc quyền viễn thông đấy, VNPT trùm, muốn thuê bao đóng $ chết 6tr, cước 1s thành 1 phút...trò nhá máy đỡ tốn...v..v..v..
Có SFone, Viettel, Vietnam mobile,...ra đời, 1 block 1s tính $, thằng Mobifone & Vinafone mới giảm cước, tính block 1s...đua theo... :3dcuoi:


Tương tự hàng không, dù Vietjet air hay Jetstar còn yếu hơn Vietnam Airlines nhiều, Mekong air phá sản...nhưng cũng góp phần làm "thức tỉnh" VNA, thay đổi diện mạo, chất lượng, dịch vụ, tiếp viên cười toe toét khác hẳn lúc mình bay những năm 2002...
:3dquaytay::3dquaytay::3dquaytay::3dchongchong:

Vậy thì độc quyền có lợi hay kinh tế cạnh tranh khốc liệt công bằng tốt hơn!!! :3dtanghoa:
Chả thấy nó cười tí nào ! Mình hay đi Thái , chuyên bị VNA quỵt phần ăn chặng BKK-SGN với lý do " theo quy định trong điều kiện thời tiết xấu nên chuyến bay sẽ không phục vụ ăn " . Lần đầu mình ngỡ thật nhưng lần 2 cũng nghe, lần 3 thấy quen, lần thứ 4 chú ý độ rung lắc và nhìn ra cửa sổ thấy Sông Đông Êm Đềm thì biết nó quỵt rồi. Nói thế không phải để giành miếng ăn nhưng kinh doanh thì phải sòng phẳng , meal của VNA có thay đổi chi đâu, chứ đi China Southern Airlines 2 cuốc thấy có thay đổi chuyến đi chuyến về nha ! Mình đây không phải là Việt Gian nhé ! Bố đi Cam năm 1979, suýt bị điều ra Bắc tiếp may mà số trời run rủi .
 
Hạng D
28/10/12
1.568
1.476
113
Điều này chứng tỏ nội bộ CP vẫn đang chịu tác động mạnh của nhóm lợi ích, cái thua thiệt cuối cùng vẫn là dân & đất nước.
Hazz,
các bộ công thương thì xem vụ thằng bộ trưởng cũ là Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm thằng oắt con nhà nó làm chủ tịch HĐQT tập đoàn ...rồi thằng Trịnh Xuân Thanh - PCT Hậu Giang .... là đủ biết nó như thế nào rồi.

Bắc thang lên hỏi ông trời
Sao nhóm lợi ích béo nhờ hai mươi (20) ?
Trời cười trời nói năm mươi (50)
năm nữa chúng mày được cười (cưỡi) ô tô.
thực ra thằng BTC nào cũng có con cháu nó làm giám đốc công ty này, sở ngành nọ, ... cả. Nhưng tại thằng Vũ Huy Hoàng này nó làm gì hay xích mích với ai nên mới bị lôi ra chơi thôi
 
Hạng C
1/8/14
820
702
123
46
thực ra thằng nào BTC nào cũng có con cháu nó làm giám đốc công ty này, sở ngành nọ, ... Nhưng tại thằng Vũ Huy Hoàng này nó làm gì hay xích mích với ai nên bị lôi ra chơi thôi
Xưa theo anh Ba , giờ bị đập thôi !
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Các bác phân tích hay quá. Em ủng hộ chống độc quyền nhập khẩu ô tô. Người dân xứ thiên đường phải đc đi xe sang đầy đường chứ ko phải mấy em Morning, Grand i10 như thế này :)
 
Tập Lái
17/6/16
49
45
18
50
hay là thế này, các ông cứ so tỷ lệ xe bán ra với số trung tâm bảo hành, hãng xe nào có tỷ lệ thấp thì tăng thuế cho chết mịa nó đi, cho chừa cái tội coi thường dân. Vừa có lý, vừa có tiền.
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng B2
30/5/16
387
355
63
Thực ra mình có ít niềm tin vào người tiêu dùng Việt Nam là người tiêu dùng thông minh lắm mà thấy thường khi mua món gì họ chỉ nhăm nhăm xem cái nào rẻ nhất. Cái câu thử rồi mới biết thì với hàng gia dụng nhỏ như cái phone, nồi cơm điện còn được, chứ cái xe giá trị lớn, bao lâu mới mua một lần, mua phải hàng mông má ở nước ngoài, mua xe thật đấy nhưng do anh chòi lá nhập về mấy tháng sau biến mất rồi anh người mua lại vác đơn đi kiện hãng. Mấy anh nghĩ rằng đã là hàng thương hiệu toàn cầu thì hãng phải chịu trách nhiệm, xe mua ở nước ngoài về qua anh chòi lá nhập cũng được bảo hành. Đâu đơn giản vậy nếu như hãng không nắm được anh chòi lá nhập loại gì, có phù hợp không, anh chòi lá bán ra có trách nhiệm không. Như xe Mazda 3 đấy, cấu tạo không phù hợp thị trường Việt Nam dẫn đến cá vàng, giờ còn có anh Hải mà nắm tóc chứ thử tưởng tượng có đến 10 anh Hải bán Mazda thì nắm tóc ai?
Nói người Việt Nam mua gì cũng lựa hàng giá rẻ là chưa đúng nhé, thật ra mình thấy Việt Nam bây giờ đại gia thật sự ko thiếu đâu nhé, tuy là nước nghèo so với nước khác nhưng về tiêu xài thì cũng ko thua thằng nước nào đâu: cũng siêu xe, biệt thự, hotgirl ... đàng hoàng nhé, thời buổi phát triển nên dân trí ko thấp vì vậy người dân muốn sở hữu xe ko còn cần TT20 bảo vệ đâu.
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng F
2/3/14
12.223
128.868
113
Nói người Việt Nam mua gì cũng lựa hàng giá rẻ là chưa đúng nhé, thật ra mình thấy Việt Nam bây giờ đại gia thật sự ko thiếu đâu nhé, tuy là nước nghèo so với nước khác nhưng về tiêu xài thì cũng ko thua thằng nước nào đâu: cũng siêu xe, biệt thự, hotgirl ... đàng hoàng nhé, thời buổi phát triển nên dân trí ko thấp vì vậy người dân muốn sở hữu xe ko còn cần TT20 bảo vệ đâu.
Bác cứ nói số ít, đang nói đại chúng kia. Đại gia với siêu xe chắc chiếm được 1/1000 số xe chứ mấy.
 
Tập Lái
6/4/16
3
2
3
48
:3dnhiumay:
Các hãng xe và nhà phân phối đã bắt tay với BCT thời hông nội Vu H Hoàng này để dẹp loạn và trở thành độc quyền, tiếp đến là giệt chết vinxuki để khỏi cho ngành công nghiệp xe hơi VN phát triển.
Haiz đúng là các bác cầm lái bẻ đâu mà chả được, chỉ khổ dân đóng thuế và có xe giá cao cùng với giá trị sử dụng thấp . tội nghiệp ghê:3dngacnhien: