Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
CUMINV12 nói:
Mr Fil nói:
CUMINV12 nói:
bác gắn cho nó cái CB chống giật là xong,kĩ nữa thì bác mua cọc chống sét(dài khoảng 2m)đóng xuống đất,câu dây vào vỏ máy nối vào cọc chống sét đó,lấy dây nguội câu vô vỏ máy luôn.
Này Bác CUMINV12 - Bác đang xúi dại người khác đấy biết chưa???
Ai bảo với Bác là lấy NGUỘI câu vào vỏ máy,vả vỡ mồm nó cho em.
Trường hợp ngoài lưới điện quốc gia mất NGUỘI thì cái máy của Bác là vũ khí giết người hàng loạt đấy.
@ Camapsaigon : Nếu thấy nguy hiểm thì nên làm còn không thì thôi đừng nói quá khó.Trong nhà Bác có nhiều nơi để đóng tiếp đất.Ví dụ như sàn nước,trước sân...
Chỉ cần 1 sợi dây khoảng 4,0 - 6,0mm là Bác có thể kết nối cho các thiết bị như Tủ lạnh,máy giặt,lò viba,máy nước nóng(các phụ tải này không cao).Thiết bị bảo vệ nào cũng có lúc hư hỏng và đòi hỏi phải test thường xuyên,cứ tin vào nó có ngày tèo.
Cái khó là đi thế nào cho thẩm mỹ và tiện dụng,chi phí giới hạn.
thế bác có mắt không,không đọc kỷ những điều em viết à,đã bảo là nó là trường hợp có cb chống giật rồi,không biết thì chớ lại còn nhảy đổng lên,bác ra mấy nhà xưởng khung thép,diện lực còn câu cả dây mass vào sườn nhà kìa,ra đó mà vả vỡ mồm họ.
Còn bác nói đóng tiếp địa như kiểu bác nói, nó chẳng có tác dụng gì đâu,vì nếu đóng tiếp địa thật sự nó đòi hỏi rất nhiều điều kiện,trong nhiều trường hợp có cọc tiếp địa nó vẫn gây giật như thường vì không đủ những điều kiện đó nhé.
Cần nói thêm rằng thiết bị chống giật mà chúng ta dùng có nhiều tên gọi cho từng loại khác nhau.Nhưng chúng ta hay dùng là loại ELCB hoặc RCB.
Nó là một loại thiết bị nói nôm na là cắt dòng So lệch.
Giả sử : 1 trong 2 pha N (nguội) hoặc L (lửa ) bị chạm chập hoặc rò rỉ với một vật chất khác như là nước,sắt thép,kim loại thì ngay lập tức nó cắt dòng tại máy cắt này - khi chúng ta bị giật là nguồn điện đã truyền qua cơ thể và đi xuống đất.Nên nhớ là các pha luôn bằng nhau.
Đó là lý do những nhà thi công có chất lượng kém,bị ẩm dột nó sẽ liên tục cắt và nếu không tìm ra nguyên nhân thì không thể sử dụng được.
Vậy thì việc lấy dây E đấu vào dây N sẽ làm dòng điện bị lệch nhau,không thể sử dụng được.
Kết luận : Bác đang nói những gì mình chưa biết.
 
Hạng B2
25/4/08
275
0
18
53
Bác gắn cho nó cái CB chống giật là xong,kĩ nữa thì bác mua cọc chống sét(dài khoảng 2m)đóng xuống đất,câu dây vào vỏ máy nối vào cọc chống sét đó,lấy dây nguội (không đấu qua CB chống giật) câu vô vỏ máy luôn.
Làm kiểu này được không bác?
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Cho em ..ngứa mỏ tý, em là dân xây dựng nhưng do làm dự án nên cũng biết mọt tý về an toàn điện.
Nguyên lý chống điện giật là : Tạo môi trường đẳng thế, nghĩa là làm thế nào không cho phép có sự chênh lệch điên thế giữa con người và thiết bị sử dụng điện là OK. Cái nầy giống hệt như nước sẻ chảy từ chổ cao hơn đến chổ thấp hơn, và vấn đề là lảm sao để luôn tạo ra mực nước trên con người và trên thiết bị điên là bằng nhau.
Thông thường tai VN có hai loại điên thế sử dụng cho dân dụng là 220v và 380v
a/ 220v có nghĩa là chênh lệch điện thế giũa dây L (line) va N (neutral) là 220v (Điện 1 phase)
b/ 380v là nguồn 3 phase gồm 3 ngồn 1 phase L1, L2, L3 có điện thế áp phase giữa các L là 380v và tùy vào cách đấu " sao" hay "tam giac" mà có hay không có dây N (trung tính đi kèm).
và bây giờ :
1/nếu bạn đứng dưới đất không mang dép và sờ vào dây L, điện sẻ chạy từ nơi có điện thế cao là dây L qua ng bạn để xuống đất ==> điên giật ==> tui phải đi đám ma.
2/ Cũng như vậy,bạn sờ vào dây N, nếu ở đầu bên phía máy phát hoặc nguồn phát không bị rò rỉ điên từ dây L qua N thì bạn không bị giật, nhưng nếu đã có rò rỉ thì bạn cũng bị giật và thường là nhẹ hơn (1)
Sau khi nghiên cứu các trường hợp bị điên giật chết, ng ta mới thấy rằng : Mặt đất là nơi luôn luôn có hiêu thế điện = 0 volt và giải pháp đưa ra là : Ngoài các dây dẫn điện L, N sẻ thêm vào 1 dây nữa là E (earth) với mục đích rỏ ràng là để "đưa mặt đất đến gấn thật gần với cái dây có điện (L hay đôi khi là N) bằng cách nối đất các vỏ máy hay các thiết bị điện để khi chẳng may cai dây L, hay N (đã bị rò rỉ điện) bị tróc vỏ, bị cứa đứt.. điện chạy ra vỏ máy,thiết bị thì sẻ theo dây nối đất chạy xuống đất và bạn có sờ vào thì cũng không sao vì lúc đó mặt đất,vỏ máy và thân thể bạn đang mang cùng 1 hiệu thế ,không có chênh lệch điên thế (đằng thế) thì không giật.
Túm lại : Dây L và N : là dây dẩn điên chính để tạo điện động lực, dây E (dây đất) là dây dẫn điên để triệt tiêu hiệu thế khi có sự cố điện.
Nhửng dự án mà tôi đã làm , dây E đc thi công rất cẫn thận, là dây đồng không bọc nhựa DK 15mm đc chôn sâu trung bình 1m2 chạy vòng quanh tất cà các khu nhà tiện ích và nối với sắt chịu lực của kết cấu móng cũng như khung kèo thép, sau đó nối với tất cả các vỏ máy, kể cà vỏ tù điện.
Do VN mình còn nghèo nên chưa chú trọng lắm đến điều nầy, chứ dây E rất quan trọng trong an toàn điện.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Mr Fil nói:
ve sau nói:
Cảm ơn tất cả các bác Gió, CUMIN, Fil... tuy có hơi gay gắt nhưng mỗi ý kiến phản biện của các bác giúp tui hiểu ra 1 số điều...
Nhưng chờ hoài hổng thấy bác nào trả lời giúp câu hỏi của tui post ở trên...
Theo tài liệu của cái máy giặt LG tui mua cách đây gần 10 năm, khi nôi mass làm như sau :
1 đầu dây đồng có vỏ bọc nối vào vỏ máy, đâu kia hình như phải nối vào 1 miếng đồng rồi chôn sâu xuống đất hay sao đó ...
Không phải vỏ máy nào cũng là vỏ máy để mà nối đâu nha Bác.
Ví dụ : Có những cái máy mà vỏ của nó bằng nhựa hoặc một số chi tiết bằng nhựa/kẽm hoặc kẽm nhưng bắt vào nhựa thì có nối cũng như không.Do đó,phải tìm cái vị trí có đánh dấu tiếp đất với các sợi dây màu xanh sọc vàng.
Một đầu dây gắn vào đó,đầu còn lại chôn xuống đất kèm cây tiếp đất như đã tranh luận ở trên.
Nếu bí lắm thì đục đại cây cột nào đấy rồi móc vào nhưng phải đàm bảo tiếp xúc tốt vì Sắt/đồng là hai chất liệu khác nhau(cái này là bí lắm như nhà chung cư)
All : Các chung cư dạng Trung/cao cấp bây giờ đều có tiếp đất hết á.Yên tâm đi
Cảm ơn bác, nếu là máy vỏ nhựa tui nghĩ chắc cũng ko cần nối mass vì sờ vào nhựa ko bị giật, như vỏ TV chẳng hạn. Chỉ có những loại máy vỏ sắt như đầu DVD, thùng máy vi tính ... thì tui mới nối mass. Chổ gần nhà tui đã có xảy ra trường hợp đang hát karaoke
bị điện giật chết từ chính cái micro, loại cắm jack trực tiếp...
 
Hạng F
11/1/10
6.129
63.809
113
gakho nói:
Do VN mình còn nghèo nên chưa chú trọng lắm đến điều nầy, chứ dây E rất quan trọng trong an toàn điện.
Em xin bắt giò bác cái. Mọi công trình công cộng đã qua tay em (nhà nước trả tiền) đều có dây E, có bãi tiếp địa với cáp đồng trần chạy quanh, ổ cắm 3 chấu. Người ta muốn xài phích mấy chân thì kệ người ta.
Sao vấn đề tưởng đơn giản mà tranh cãi kịch liệt ghê? Mà em cũng đồng ý với bác Fil là N & E ko thể đấu chung. Tui dân ngoại đạo, cứ ném đá.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
157.614
113
www.phindeli.com
Nhà em xây 2003, hồi đó em đã bỏ ra vài chục triệu để đi dây E cho tử tế, sau khi đóng cọc tiếp địa (9 cây cọc) và đi dây E còn phải dùng đồng hồ để đo điện trở dây E cẩn thận.

Tới giờ chuyển qua bán cáp điện và đèn đóm các loại, em vẫn ngạc nhiên khi nhiều khách hàng bỏ ra vài trăm triệu tiền mua đèn đóm, mà không nghĩ đến cái dây E khi xây nhà ... haizzz:(:confused:
 
  • Like
Reactions: oldman_saigon
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
tuando nói:
Nhà em xây 2003, hồi đó em đã bỏ ra vài chục triệu để đi dây E cho tử tế, sau khi đóng cọc tiếp địa (9 cây cọc) và đi dây E còn phải dùng đồng hồ để đo điện trở dây E cẩn thận.

Tới giờ chuyển qua bán cáp điện và đèn đóm các loại, em vẫn ngạc nhiên khi nhiều khách hàng bỏ ra vài trăm triệu tiền mua đèn đóm, mà không nghĩ đến cái dây E khi xây nhà ... haizzz:(:confused:
Cũng có thể do họ ko có kiến thức nhiều về an toàn điện, như tui đây chẳng hạn...Tính tui cũng khá cẩn thận, điện nhà tui do chính tay tui đi âm tường, toàn đi tường giữa để không sợ bị mưa thấm ẩm ướt và ổ cắm đều cao trên 1,2m để con nít ko chạm tới được nhưng cũng ko không nghĩ tới chuyện đi dây E ...giờ mà được xây nhà lại nhất định tui sẽ đi dây E, có bao nhiêu tiền đâu chứ ....
 
Hạng D
21/6/09
1.809
80
48
TP Mai anh đào
@camap: để đề phòng dòng điện chạm vỏ các thiết bị bác phải đóng cọc hoặc chôn lưới sau đó nối dây E ( vỏ TB) với cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa bác có thể mua hóa chất GEM đổ để giảm điện trở tiếp địa.
Với máy nước nóng bác nối ELCB sau CB, đây E phải nối đất mới an toàn. Còn không bác bật CB lên cho nước nóng rồi lúc tắm tắt CB là an toàn nhất.:)
@CUminv12: Em cũng thấy lạ cách nối vỏ thiết bị với dây nguội của bác. Thường thấy trong thiết kế hệ thống điện thì hệ thống tiếp địa và dây nguội tách rời nhau chứ không thể nối chung hay nối vỏ TB với dây nguội của nguồn điện được.
Ở đây bác có thể nhầm với cách nối đất trung tính của mạng truyền tải trung áp không? Tức ở mạng điện trung áp người ta lấy dây trung tính nối đất.( nguồn là máy biến áp 3 pha, phần hạ áp đấu sao). Trong mạng điện hạ áp (<1000V) dây nguội ( hay dây mát) không thể nối đất hay nối vỏ thiết bị được.
Có lẽ bác nói tới cách bảo vệ nối không: tức là nối vỏ thiết bị với dây trung tính ( dây N) đối với mạng điện 3 pha dùng cho thiết bị 3 pha, chứ điện 1 pha thì không có dây trung tính ( dây nguội không phải là dây trung tính) nên không thể nối vỏ thiết bị với dây nguội như bác nói được. Góp ý tranh luận cùing bác để có thể em được mở mang thêm.
 
Hạng D
29/11/06
4.060
11.535
113
xecatang nói:
@camap: để đề phòng dòng điện chạm vỏ các thiết bị bác phải đóng cọc hoặc chôn lưới sau đó nối dây E ( vỏ TB) với cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa bác có thể mua hóa chất GEM đổ để giảm điện trở tiếp địa.
Với máy nước nóng bác nối ELCB sau CB, đây E phải nối đất mới an toàn. Còn không bác bật CB lên cho nước nóng rồi lúc tắm tắt CB là an toàn nhất.:)
@CUminv12: Em cũng thấy lạ cách nối vỏ thiết bị với dây nguội của bác. Thường thấy trong thiết kế hệ thống điện thì hệ thống tiếp địa và dây nguội tách rời nhau chứ không thể nối chung hay nối vỏ TB với dây nguội của nguồn điện được.
Ở đây bác có thể nhầm với cách nối đất trung tính của mạng truyền tải trung áp không? Tức ở mạng điện trung áp người ta lấy dây trung tính nối đất.( nguồn là máy biến áp 3 pha, phần hạ áp đấu sao). Trong mạng điện hạ áp (<1000V) dây nguội ( hay dây mát) không thể nối đất hay nối vỏ thiết bị được.
Có lẽ bác nói tới cách bảo vệ nối không: tức là nối vỏ thiết bị với dây trung tính ( dây N) đối với mạng điện 3 pha dùng cho thiết bị 3 pha, chứ điện 1 pha thì không có dây trung tính ( dây nguội không phải là dây trung tính) nên không thể nối vỏ thiết bị với dây nguội như bác nói được. Góp ý tranh luận cùing bác để có thể em được mở mang thêm.
Cảm ơn các bác. Ko ngờ vấn đề nhỏ nhỏ của em lại làm các bác tranh cãi kịt liệt vậy.
Tuy nhiên, ý em hỏi ở đây là máy nước nóng tực tiếp (nên ko thể bật cho nóng rồi tắt đi rồi mới tắm) thì đã bắt rồi, xài rồi và không có tiếp đất. Thằng cu ráp máy của trung tâm thì nói nó ráp như vậy cho rất nhiều người rồi, từ lúc nó đi làm nghề tới giờ, có ai ý kiến gì đâu, mà cũng có ai bị sao đâu(?!) Trong máy đã có ELCB sẵn. Nếu điện rò thì ELCB sẽ nhảy nên ko sao(?!).
Vỏ máy nước nóng nhà em bằng nhựa nên (có thể) không có rò điện ra vỏ máy nhưng em sợ dòng nước chạy qua moteur và cốc (ly) đốt nên sợ rò điện ra đó rồi đi theo dòng nước vòi sen ra lúc mình tắm. Có trường hợp này ko các bác?

Bây giờ mà đục tường để đi được dây tiếp đất đạt tiêu chuẩn em coi như là bất khả thi! Vì vậy, có cách nào KHÁC để em làm cho yên tâm tí ko ạ?
Cảm ơn các bác lần nữa!
 
4WD
Hạng C
20/3/05
718
3
18
53
Vietnam
Em chuyên sửa ống nước không biết gì về điện, xin ngồi theo dõi. :D

Thấy vấn đề này em có nghe qua rồi nên cũng xin vào để mở mang chút. Hồi đó công ty cũ của em có xưởng là khung nhà thép tiền chế, vách tôn như bao cái nhà máy khác. Hồi mới vào làm em cứ lo lo, thấy dây diện câu mắc chằng chịt như này, xưởng thì toàn bằng sắt lỡ nó bị rò điện thì chết. Hỏi anh thợ điện công ty thì anh ấy nói yên tâm, người ta câu mát vào khung xưởng rồi nếu rò điện là nó chập điện biết ngay. Em chẳng hiểu gì về chuyên môn điện đóm, nay thấy bác CumminV12 nói có vẻ giống vậy. Nhưng các bác khác nói làm thế là sai bét nhè chè đỗ đen. Một là em nghe không chuẩn, hai là thực tế có người làm như thế thật... Hic, nghe các bác Fil nói kiểu đó là giết người hàng loạt em sợ quá.