Hạng C
20/3/08
860
4
18
Như em đãn nói em dùng dây N để đấu vào sườn của thùng điện,mục đích để nó nổ cầu chì của mạch điều khiển khi có điện rò ra sườn máy,mạch điều khiển thì điều khiển mạch động lực,mà mạch động lực thì lại cấp nguồn cho cách thiết bị hoạt động trên máy,nếu mạch động lực không còn điện thì không còn điện ra sườn máy nữa.Còn việc đưa điện ra sườn khi mất mát thì cũng có chứ không phải không có,em cũng dự phòng trường hợp này,nên dùng hai cầu chì,một cho N và một cho Line.Dây N em lấy sau cầu chì và qua tiếp điểm thường mở của Relay kiếng nữa,nếu mất N hay mất nguồn Line thì tiếp điểm thường mở của Relay kiếng mở ra,dĩ nhiên nó sẽ cắt đường N nếu có điện ra sườn máy.
Và em cũng có nói em luôn đóng cọc te cho toàn bộ sườn máy.Tuy nhiên trong một vài trường hợp em nhận thấy nó không có tác dụng,còi báo động kêu inh ỏi,có cọc te,nhưng nó vẫn gây giật như thường,cái cảnh mà công nhân bỏ chạy hết,một mình chui vào từng hộc máy,hay chui xuống gầm máy để kiếm chỗ bị rò điện thì cảm giác nó khác lạ lắm các bác,vừa thích thú,lại vừa hơi hồi hộp.Nếu dùng VOM đo khi bị rò trong trường hợp có cọc te thì đồng hồ báo hơn 100v.
Còn em dùng sườn nhà để đấu te vì qua các lần rò điện em nhận thấy sườn nhà thay cọc te rất tốt,CB tổng lập tức cắt điện ngay khi có dòng rò lớn của động cơ.
Trên thùng điện em lúc nào cũng lắp còi báo động khi có điện rò,còi này có điện rò nó cũng báo,mất N nó cũng báo luôn.Nó kêu rất to và tiếng kêu khá chói tai,dù cho máy chạy ồn cở nào củng nghe.
 
Hạng D
21/6/09
1.809
80
48
TP Mai anh đào
camapsaigon nói:
sợ rò điện ra đó rồi đi theo dòng nước vòi sen ra lúc mình tắm. Có trường hợp này ko các bác?

Bây giờ mà đục tường để đi được dây tiếp đất đạt tiêu chuẩn em coi như là bất khả thi! Vì vậy, có cách nào KHÁC để em làm cho yên tâm tí ko ạ?
Cảm ơn các bác lần nữa!
Máy nước nóng trực tiếp thì nước được làm nóng khi được bơm tăng áp bơm qua các thanh điện trở ( kiểu như dây mai-xo), vấn đề là điện có thể rò ra từ các thanh điện trở này và làm nước nhiễm điện ra vòi sen. Máy có thiết kế chống giật ELCB nhưng vẫn có dây tiếp địa. Bác xem máy có 3 sợi dây đúng không? 3 dây trong đó 2 dây nối nguồn điện 1 pha và 1 dây để nối tiếp địa. Nếu máy có 2 dây thì có một điểm có kí hiệu của dây tiếp địa.
Bác xem đường ống cấp nước vào phòng tắm là ống sắt hay nhựa, nếu ống sắt bác có thể nối dây tiếp địa vào ống sắt này hoặc thép kết cấu nhà ( cái này là thợ vườn hay làm nha bác!).
Thực ra, bác không nên lo lắng quá vì dầu sao cũng có ELCB trong máy. Nếu cảm thấy không yên tâm về chất lượng máy thì phải có sự kiểm tra và tư vấn trực tiếp của người có chuyên môn vì điện mình không thể rút kinh nghiệm được!
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
camapsaigon nói:

Tuy nhiên, ý em hỏi ở đây là máy nước nóng tực tiếp (nên ko thể bật cho nóng rồi tắt đi rồi mới tắm) thì đã bắt rồi, xài rồi và không có tiếp đất. Thằng cu ráp máy của trung tâm thì nói nó ráp như vậy cho rất nhiều người rồi, từ lúc nó đi làm nghề tới giờ, có ai ý kiến gì đâu, mà cũng có ai bị sao đâu(?!) Trong máy đã có ELCB sẵn. Nếu điện rò thì ELCB sẽ nhảy nên ko sao(?!).
Vỏ máy nước nóng nhà em bằng nhựa nên (có thể) không có rò điện ra vỏ máy nhưng em sợ dòng nước chạy qua moteur và cốc (ly) đốt nên sợ rò điện ra đó rồi đi theo dòng nước vòi sen ra lúc mình tắm. Có trường hợp này ko các bác?

Bây giờ mà đục tường để đi được dây tiếp đất đạt tiêu chuẩn em coi như là bất khả thi! Vì vậy, có cách nào KHÁC để em làm cho yên tâm tí ko ạ?
Cảm ơn các bác lần nữa!
Tôi cũng có cùng mối quan tâm này ...nhất là chỗ bôi đậm , Kính nhờ các Bác giải thích thêm .
Vụ dây L ,N ,E thì đã rõ ( Cám ơn bác Gà kho .:D ) Điều này thấy rõ qua thực tế của đội Hot line của Cty Điện Lực Chuyên sử nóng dây cao thế . chỉ xin hỏi thêm để các bác giải thích hộ vài thứ nghe lỏm mãi mà chưa hiểu.??
1/ Điện áp bước là gì ??
2 / Điện Trường ? Phạm vi ? và tác dụng ?
3 / Nối đất khi bị rò có tăng tiêu hao điện kg ?
4 / Cách nay mấy chục năm hồi đó SG hệ thống điện cấp cho hộ dân còn rất kém , Có 1 bác mần bên điện lực chỉ cho nhà tôi 1 chiêu lấy cọng dây điện to ( cáp ) hàn nối vào 1 mỏ neo quăng xuống sông ( nhà bờ sông ) thay cho dây nguội , ở nhà chỉ cần lấy 1 dây L xài , sẽ tiết kiệm hơn ( đồng hồ kg quay hoặc quay chậm ???? ) Chả biết có đúng kg nhưng ông via cương quyết kg cho xài nên vẫn thắc mắc mãi ???:D Theo các bác có thật kg? ( cái này hỏi cho biết thôi nha đề nghị các bác kg nên áp dụng ,Tôi hoàn toàn kg biết và chưa xài thử đâu nha.Có vẻ hơi nguy hiểm :D )
 
Hạng D
21/6/09
1.809
80
48
TP Mai anh đào
CUMINV12 nói:
Như em đãn nói em dùng dây N để đấu vào sườn của thùng điện,mục đích để nó nổ cầu chì của mạch điều khiển khi có điện rò ra sườn máy,mạch điều khiển thì điều khiển mạch động lực,mà mạch động lực thì lại cấp nguồn cho cách thiết bị hoạt động trên máy,nếu mạch động lực không còn điện thì không còn điện ra sườn máy nữa.Còn việc đưa điện ra sườn khi mất mát thì cũng có chứ không phải không có,em cũng dự phòng trường hợp này,nên dùng hai cầu chì,một cho N và một cho Line.Dây N em lấy sau cầu chì và qua tiếp điểm thường mở của Relay kiếng nữa,nếu mất N hay mất nguồn Line thì tiếp điểm thường mở của Relay kiếng mở ra,dĩ nhiên nó sẽ cắt đường N nếu có điện ra sườn máy.
Và em cũng có nói em luôn đóng cọc te cho toàn bộ sườn máy.Tuy nhiên trong một vài trường hợp em nhận thấy nó không có tác dụng,còi báo động kêu inh ỏi,có cọc te,nhưng nó vẫn gây giật như thường,cái cảnh mà công nhân bỏ chạy hết,một mình chui vào từng hộc máy,hay chui xuống gầm máy để kiếm chỗ bị rò điện thì cảm giác nó khác lạ lắm các bác,vừa thích thú,lại vừa hơi hồi hộp.Nếu dùng VOM đo khi bị rò trong trường hợp có cọc te thì đồng hồ báo hơn 100v.
Còn em dùng sườn nhà để đấu te vì qua các lần rò điện em nhận thấy sườn nhà thay cọc te rất tốt,CB tổng lập tức cắt điện ngay khi có dòng rò lớn của động cơ.
Trên thùng điện em lúc nào cũng lắp còi báo động khi có điện rò,còi này có điện rò nó cũng báo,mất N nó cũng báo luôn.Nó kêu rất to và tiếng kêu khá chói tai,dù cho máy chạy ồn cở nào củng nghe.
Em có thể hiểu ý bác là dùng phương pháp bảo vệ an toàn kiểu có rò điện ra vỏ động cơ hay tủ điều khiển động lực thì sẽ xảy ra ngắn mạch. Ngắn mạch khiến các thiết bị đóng cắt hoạt động lập tức cắt nguồn điện, và làm cho còi báo động. Biện pháp này ít dùng trong công nghiệp và không thể dùng trong điện dân dụng vì không kinh tế và tính hiệu quả.
Bác dùng sườn nhà thay cho hệ thống lưới đồng, cọc tiếp địa cũng không phải cách hay vì điện trở nối đất kém. Tủ điện và vỏ động cơ cần nối với hệ thống tiếp địa được thiết kế riêng biệt. Việc thiết kế hệ thống tiếp địa cũng như chống sét trong ngành điện công nghiệp tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy, phải có sự tính toán. Thường thì hệ thống tiếp địa bằng cọc đồng chôn xung quanh phân xưởng, để cho điện trở nối đất nhỏ nhất người ta có thể dùng hóa chất làm cho R đất nhỏ như hóa chất GEM, muối, nước...
Phương pháp an toàn thì nhiều nhưng không có biện pháp nào là an toàn tuyệt đối, chủ yếu vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy đi nh về an toàn điện.
 
Hạng D
21/6/09
1.809
80
48
TP Mai anh đào
phongluu nói:
1/ Điện áp bước là gì ??
2 / Điện Trường ? Phạm vi ? và tác dụng ?
3 / Nối đất khi bị rò có tăng tiêu hao điện kg ?
4 / Cách nay mấy chục năm hồi đó SG hệ thống điện cấp cho hộ dân còn rất kém , Có 1 bác mần bên điện lực chỉ cho nhà tôi 1 chiêu lấy cọng dây điện to ( cáp ) hàn nối vào 1 mỏ neo quăng xuống sông ( nhà bờ sông ) thay cho dây nguội , ở nhà chỉ cần lấy 1 dây L xài , sẽ tiết kiệm hơn ( đồng hồ kg quay hoặc quay chậm ???? ) Chả biết có đúng kg nhưng ông via cương quyết kg cho xài nên vẫn thắc mắc mãi ???:D Theo các bác có thật kg? ( cái này hỏi cho biết thôi nha đề nghị các bác kg nên áp dụng ,Tôi hoàn toàn kg biết và chưa xài thử đâu nha.Có vẻ hơi nguy hiểm :D )
Em lanh chanh tí.
1) Khi dây truyền tải điện bị đứt rơi xuống đất, điện áp phân bố trong đất không đồng đều, giữa 2 chân người có điện áp gọi là điện áp bước, dòng điện đi qua người===> tèo. Khi có dây điện bị đứt, cắt nguồn điện, đứng chụm chân hoặc nhảy lò cò ra khỏi cùng nguy hiểm, vùng nguy hiểm bán kính khoảng 20m ở điểm dây chạm đất.
2) Khi có dòng điện đi qua dây dẫn thì xung quanh dây dẫn có điện trường, phạm vi tùy cấp điện áp, DC, AC...Với điện cao áp, siêu cao áp phải tuân theo quy định về hành lang an toàn lưới điện của Điện lực cho từng cấp điện áp.
3) Có gây tổn hao.
4) Đúng là có thể làm thế nhưng khiến đồng hồ quay chậm hay không quay thì em chịu, thầy không có nói.:D Đây là hiện tượng mất pha nguội.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Khi xưa , tôi nắm được vài thủ thuật của dân ăn cắp điện , quay ngược đồng hồ , việc đó có dễ hay khó còn tùy thuộc vô loại Countermeter và cách người ta bố trí cuộn dòng ở trong đó !
Cách bác Phong lưu đề cập là khả thi , người ta cũng có thể câu vô ống nước chung cư , nhưng rất nguy hiểm và chỉ hữu hiệu khi tải sử dụng thấp , bằng không là cả chung cư tê tay !!!
Nếu là hệ thống ống nước đô thị , việc nối mass để kích hoạt công tắc an toàn qua đó cũng có thể được.
 
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
Em tính không nói nữa nhưng thôi, tiện đây đọc mà không nói cũng kỳ. Em xin nói mấy câu như sau:
Với chuyện của bác CUWINV12. việc bác nối mát vào tủ điện, vào vỏ động cơ và hệ thống tủ điện báo động của bác đúng là chống giật, bảo vệ mất pha, dòng rò,nhiễm điện . . . Cái này là mẹo nhỏ của mấy bác thợ điện già, và nó luôn đúng cho đến một ngày . Cái ngày mà bác Fill nói là vô tình mất mát. Lúc đó cả xưởng điện bác sẽ là xưởng chết vì sờ đâu cũng có điện, bất kỳ sự va chạm nào của người sử dụng cũng sẽ là mát cho động cơ., thiết bị hoạt động.
Ví dụ đơn giản: Bây giờ bác đang làm tủ điện đúng không, với các thợ điện trong các nhà máy, khi dùng điện 3fa phần mát cũng được nối ở góc dưới cùng của tủ điện và có thể dùng thanh cái để chia mát.
Bác cứ thử dùng khoá mở tắc kê tháo thử dây mat ra xem. Em đảm bảo bác sẽ văng ra một góc . Nguyên nhân tại vì sao : Vì lúc bác tháo thì có thể bác sẽ vô tình làm cho dây không được tiếp xúc với nguồn mát. Bản thân cơ thể bác lúc này sẽ trực tiếp làm nguồn mat cho thiết bị
Hôm qua bác cứ cãi cố cho xong, nhưng bác quên một điều là : Điện gia đình là 220V và sử dụng 1fa L, phụ tải trong nhà ( nói chung là thiết bị dùng điện có cuộn dây ) luôn hoạt động. Lúc đó thì cái dây mat của bác cũng dẫn điện ít nhiều. Bác đấu dây như vậy không cần dùng, chỉ cần bác dùng tay đấu mà không cúp cầu dao là cũng bị rồi. Không tin bác thử đi
 
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
@Camapsaigon. Vấn đề của bác đơn giản thôi. Bác lật phía sau lưng của máy nước nóng có một đầu ra nó ký hiệu là các dấu gạch ngang chồng lên nhau từ ngắn tới dài ý. Đó là điểm nối đất. Nếu điều kiện nhà không có chỗ đóng cọc thì bác có thể dòng dây ra ngoài rồi đóng cọc. Nếu bác ở chung cư thì kiếm cái mấu sắt nào dư ra rồi nối vào đó, lưu ý là khi nối phải làm cách nào cho dây nó tiếp xúc thật tốt vào mấu sắt
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
tuandq nói:
Các bác tranh luận đừng đi sa đà quá! Tôi sẽ chuyển bài này sang chuyên mục phù hợp để khỏi bị xóa mất.
Ủng hộ ý kiến của mọi người và quyết định của MOD.
Thực ra,kiến thức về điện không phải ai cũng biết và biết chưa chắc đã đủ sâu.
Nếu đã làm cái nghề này,thì nên hiểu một điều rằng : An toàn cho chính mình và an toàn cho mọi người và nên chuyển tải cho mọi người thấy hết sự nguy hiểm của nó để mà tránh.(bằng trách nhiệm,lương tâm và đương nhiên là kiến thức quyết định tất cả).Nó là thứ tiện ích tốt nhất cho thời đại nhưng cũng là một mối nguy hại nếu không biết và hiểu về nó.
Đừng cố gắng làm theo cái kiểu xưa cũ và truyền bá những cách làm cổ điển phản khoa học,nó là một hệ lụy tất yếu nếu bị bắt chước (hoặc nghe lời).
Không có cơ hội để làm lại cuộc đời nếu cứ nghĩ rằng : Điện nó cũng chỉ là một thứ tầm thường trong cuộc sống.
Nhiều người tử vong vì đụng vào N và E cùng lúc,không tin các bác thử xem giữa hai dây đó có điện áp hay không?Nói thẳng,một ông thợ điện mà chỉ có duy nhất 1 cái bút thử điện thì cũng chỉ là một anh học việc.
 
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
Loay hoay viết một bài rõ dài post lên thì bị mất do di chuyển thớt vào đây, chán quá thôi để lúc nào em viết lại vậy :(