Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
Bác Phong Lưu. Cái 1 và 2 của bác thì lý thuyết sách có rồi em không nói nữa
3- Khi nối mát, có rò rỉ điện thì có hao điện không ?
Em xin trả lời là có ạ, lúc này thiết bị điện của bác không hoạt động nhưng khi có dòng rò. Lúc này điện năng sẽ biến thành nhiệt năng , nếu dòng rò lớn bác để lâu rồi cúp điện lúc đó bác sờ vào dây hoặc vỏ thiết bị sẽ thấy nóng
4- Cái phương pháp mỏ neo của bác dùng được , nhưng sẽ là vũ khí giết người hàng loạt nếu có ai đến gần vùng mỏ neo của bác
Phương án đó không tiết kiệm điện, bác nhìn vào sơ đồ này sẽ rõ hơn:

Cấu tạo công tơ điện 1 fa

Screenshot2011-12-17at32515PM.jpg
 
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
@Bác Fill : Đúng là dân làm điện càng già càng sợ điện phải không bác ? Ngày trẻ thì chẳng sợ chút nào. Không phải vì ngày trẻ anh hùng mà . . . ngày trẻ còn thiếu hiểu biết, kiến thức sơ sài nên làm những điều mình cho là đúng và đã trải nghiệm qua ( ví dụ như không thấy giật thì cho là an toàn ) nhưng càng làm lâu, kiến thức bổ sung những chỗ rỗng, lúc này mới sợ chết
P/S Giờ nói đến điện em cũng sợ chết rồi, ngày xưa đấu điện sống là chuyện bình thường. Giờ cúp CB nhưng vẫn hồi hộp
21.gif
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Đằng nào thì mai MOD cũng xóa rồi.
Một câu hỏi rất đời thường mà lại có nhiều tranh luận sôi nổi.
Quay trở lại câu hỏi của bác Phong Luu.
1,Điện áp bước là gì : Một Bác đã trả lời rồi,không cần đào sâu làm gì.
2,Dùng mỏ neo để lấy điện : Đó là cách lấy N để sử dụng nhưng với điều kiện Bác phải đổi đầu vào của điện kế để sao cho N chạy qua cuộn dây (phát sinh từ trường quay hộp số) và L đi trực tiếp.Như vậy,bộ đo đếm tê liệt và Bác dùng miễn phí.
Tuy nhiên,các cán bộ giám sát chống tổn thất của ĐL không khó để phát hiện khi họ dùng amper kế để đo giữa 2 dây.Nó có Amper bằng nhau - có nghĩa là Bác dùng trả tiền và chênh lệch là..ăn trộm.
Quay trở lại N và E.
Về dây dẫn :
Hiện nay,các Bác thử tìm xem các dây cáp điện động lực có dây nào có 5 lõi hay không hay chỉ có 4 lõi ?(ngoài hãng Taya chuyên sản xuất và bán qua EU).
Lý do,chúng ta đã và đang chỉ sử dụng 3pha 4 dây (L1,L2,L3 và N).Vậy thì dây E kia là thừa và chẳng bán được cho ai. Nhưng nếu làm cho các Cty/nhà máy lớn - nhất là nước ngoài,buộc lòng dây cáp phải có 5 sợi.Do đó,nếu số lượng lớn thì mua tại TAYA còn không thì phải đặt hàng.Theo quy chuẩn của nó,dây N luôn bằng 1/2 hoặc nhỏ hơn dây L và có màu sắc khác với 3 dây kia.Dây E luôn bằng hoặc lớn hơn 1/2 so với dây L và màu sắc là xanh sọc vàng.
Nếu ta nối E vào N thì dây E - mà tiêu chuẩn an toàn quy định coi như thừa và lãng phí????
Về điện áp giữa N và N,giữa N và E :
Điện lực hiện nay luôn sử dung 2 nguồn cáp điện đó là ngầm và nổi.Do đó,với tất cả các khách hàng ưu tiên được phép sử dụng nguồn này (như các cơ quan quan trọng) đều phải sử dụng cầu dao đảo cực 2 ngả với 4 lam để đảo toàn bộ nguội - vì bản chất N của lưới điện ngầm khác N của lưới điện nổi - điện áp có thể chênh nhau đến 60V.
Về điện áp giữa E và N :
Khi nguồn điện của điện lực kém,các pha không đồng đều(lệch pha).Các mối nối kém thì tại N sinh ra một điên áp khác với mặt đất.Do đó,có những khu vực chúng ta có thể đo N và đất được 50 - 70V.Giả sử,chúng ta đóng tiếp đất tốt cho gia đình/nhà máy/tòa nhà thì khi bị chạm giữa N và E coi như chúng ta bị giật.Nên nhớ là giật E và N
Nó có hậu quả gì?Ngoài việc chúng ta bị giật vì nghĩ là N và E giống nhau mà chúng ta còn đang dùng chính E của chúng ta cấp ngược ra lưới điện của Điện lực bổ sung cho N còn thiếu - do đó,E của chúng ta tiếp tục mang thêm một dòng tải(A)
Về dây trung tính :
Các máy biến áp (MBA)của điện lực là MBA cách ly.Dây N chúng ta thường dùng là dây trung tính,tuy nhiên việc đấu nối và thiết bị đường dây kém,các điểm giao nhau đều sử dụng con nối chất lượng kém nên thường xuyên mất N (cả trung thế và hạ thế).Do đó,họ dùng biện pháp nối N của trung thế,của hạ thế,đóng tiếp đất hàng loạt tại các trụ điện,đấu vào vỏ thùng MBA và vỏ thùng cầu dao.Hiển nhiên lúc này MBA không còn là cách ly.
Hậu quả : Rất nhiều vụ tai nạn do đụng vào thùng cầu dao,máy biến áp.
Mất nguội : Khi Điện lực hoặc nhà chúng ta (3pha)bị lỏng nguội,điện áp của L1,L2,L3 sẽ đi qua các cuộn dây (thiết bị) để về N.Nhưng N đã mất hoặc lỏng thì dòng triệt tiêu tại N không còn - Nó sẽ sinh ra trồi điện áp có thể lên 380V và tất cả thiết bị cháy hết.
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.109
113
Thôi thì em ké câu hỏi các cao thủ,

Tại sao người ta qui ước /qui định đấu cầu chì nhà dân dụng vào dây "lửa" trong khi dòng điện là hình sin xoay chiều nên nếu đấu dây kia khi chậm thì nó vẫn nổ đứt cầu chì ?
 
Last edited by a moderator:
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Em cho mấy đứa đi kiếm sáng giờ mới có nhà sử dụng máy này - chụp gửi các Bác và chủ thớt tấm hình nếu quan tâm.
1,Máy nước nóng có chống giật
Nối đất cho thiết bị điện

2,Một trong những trạm nối tiếp đất - dây E.
Nối đất cho thiết bị điện


Nối đất cho thiết bị điện

3,Domino nối dây E từ ngoài vào (bên dưới Domino là dây màu đỏ do chủ nhà nối E tiếp đất từ ngoài sân vào để đảm bảo an toàn)
Nối đất cho thiết bị điện


Nối đất cho thiết bị điện

Dây E đúng chuẩn màu chưa,và nó đi đến tất cả các nơi có nguồn điện tiếp xúc.
Nối đất cho thiết bị điện


Nối đất cho thiết bị điện

Thế nào,bây giờ các Bác còn nghĩ rằng đã có ELCB thì không cần nối đất không?
Dây E kia có thừa không?
Nếu đấu E và N thì không lẽ nhà chế tạo kia lãng phí quá nhỉ?.
Còn thiếu câu trả lời của Bác Phong Luu : Điện áp rò rỉ có tiêu thụ điện (lãng phí) hay không.
Đơn giản như sau : Nếu vòi nước nhà Bác có rò rỉ thì đồng hồ có quay và có...trả tiền bởi vì chẳng có cái gì tự nhiên sinh ra và tự nhiên biến đi cả.Kính Bác.
 
Hạng C
20/3/08
860
4
18
Gió nói:
Em tính không nói nữa nhưng thôi, tiện đây đọc mà không nói cũng kỳ. Em xin nói mấy câu như sau:
Với chuyện của bác CUWINV12. việc bác nối mát vào tủ điện, vào vỏ động cơ và hệ thống tủ điện báo động của bác đúng là chống giật, bảo vệ mất pha, dòng rò,nhiễm điện . . . Cái này là mẹo nhỏ của mấy bác thợ điện già, và nó luôn đúng cho đến một ngày . Cái ngày mà bác Fill nói là vô tình mất mát. Lúc đó cả xưởng điện bác sẽ là xưởng chết vì sờ đâu cũng có điện, bất kỳ sự va chạm nào của người sử dụng cũng sẽ là mát cho động cơ., thiết bị hoạt động.
Ví dụ đơn giản: Bây giờ bác đang làm tủ điện đúng không, với các thợ điện trong các nhà máy, khi dùng điện 3fa phần mát cũng được nối ở góc dưới cùng của tủ điện và có thể dùng thanh cái để chia mát.
Bác cứ thử dùng khoá mở tắc kê tháo thử dây mat ra xem. Em đảm bảo bác sẽ văng ra một góc . Nguyên nhân tại vì sao : Vì lúc bác tháo thì có thể bác sẽ vô tình làm cho dây không được tiếp xúc với nguồn mát. Bản thân cơ thể bác lúc này sẽ trực tiếp làm nguồn mat cho thiết bị
Hôm qua bác cứ cãi cố cho xong, nhưng bác quên một điều là : Điện gia đình là 220V và sử dụng 1fa L, phụ tải trong nhà ( nói chung là thiết bị dùng điện có cuộn dây ) luôn hoạt động. Lúc đó thì cái dây mat của bác cũng dẫn điện ít nhiều. Bác đấu dây như vậy không cần dùng, chỉ cần bác dùng tay đấu mà không cúp cầu dao là cũng bị rồi. Không tin bác thử đi
Bác hãy đọc kỹ bài em vừa post về phần tiếp điểm thường mở của relay kiếng nhé.Em dùng dây N để nổ cầu chì,chứ không dùng nó như dây E,và nó đi dưới cầu chì qua tiếp điểm thường mở của relay kiếng.Còn vấn đề dây N mà bác bảo em tháo ra thì bị giật thì em củng biết vậy bác,đâu có cần nói chuyện kiểu sốc hông nhau như vậy.Còn vấn đề Mr Fill nói thì em ok,thiếu sót của em thì em thừa nhận.
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Cám ơm các Bác đã trả lời tận tình và chi tiết .... đc thể ( đc dằng chân lân dằng đầu ) Tôi mở rộng thêm tý đề đề tài điên nặng này nhé. :):D .
Lý thuyết về truyền tải điện kg cần dây dẫn trong môi trường không khí đã đến đâu rồi ? :cool: có khả năng hiện thực và có hiệu quả kinh tế kg ?
39.gif
.... tận dụng chất xám của AE quá cũng hơi ngại .
42.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
@bác Fil,
Theo tui hiểu thì công dụng ELCB và nối đất là hoàn toàn khác nhau,
- ELCB hoạt động dựa trên sự cân bằng dòng vào và dòng ra của dòng điện động lực (L và N) nếu mất cân bằng (rò rỉ dòng,thường là thiết kế<= 30mA) thì ELCP sẻ tự ngắt.
- Tiếp đất (E) : là để triệt tiêu hiệu thế nếu có hiện tượng chạm dây L hoặc N ra vỏ thiết bị==> không gây giật,CB cũng tự ngắt.
Bác cho tui hỏi : Nếu có dòng rò phía trước ELCB thì nó có tự ngắt hay khg? Cám ơn bác trước.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Gửi bác Phong Luu và Bác gà Kho :
* Việc truyền tải điện trong không khí và lấy điện từ mặt trời - nó đang nằm trong phòng thí nghiệm Cụ ạ.Nó cũng giống như việc dùng dây điện để truyền Internet ấy.
Hiện nay,Nhật Bản đang nghiên cứu và có thể thành công trong việc biến năng lượng mặt trời thành điện năng thông qua các trạm không gian và truyền về mặt đất.Công suất có thể lên tới 20 Gygawat/trạm.Nhưng nói vậy mà chẳng phải dễ như vậy.
* Như đã nói ở loạt bài trước (nói phổ thông cho dễ hiểu) cầu dao chống giật là thiết bị phát hiện và cắt dòng so lệch.Nếu một trong 2 dây có hiện tượng lệch dòng(cho dù là N hay L) thì cầu dao lập tức cắt.Do đó,nhà Bác bị rò rỉ điện hoặc ẩm nước vào bất cứ dây nào hở cũng đều cắt không đóng lên được.
Một số nhà thi công kém,thợ điện đấu sai tổ hợp giữa dây này và dây khác gọi là mượn - có thể mượn N hoặc L của cầu dao chống giật đều thất bại vì sợi dây mượn kia khi có tải đến ngưỡng mA của cầu dao chống giật là nó tự cắt và đôi khi anh ta chẳng hiểu tại sao.
Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta đứng trên ghế,sờ vào nguồn điện (1pha bất kỳ thôi nhé)cầu dao không ngắt nhưng khi ta đã tiếp đất thì ngay lập tức nó ngắt vì khi ấy chúng ta đã biến thành một dây dẫn với 1 phụ tải nào đó.
Việc nó có cắt dòng rò phía trước hay không : Không.
Giống như Bác chưa đến quán ăn thì miễn trả tiền và ngược lại.
* Cụ Lienthanhquyet : Câu hỏi thú vi nhưng khó khăn vì giải thích dài dòng.
Cụ đừng cố gắng hiểu Sin xiếc gì cho em gõ mệt và giải thích dài.Cụ cứ nghĩ rằng : Công tắc đèn luôn đấu vào dây L,khi sửa thì tắt nó là an toàn.Nếu đấu công tắc vào N thì coi như tèo vì nguồn điện đi và sẽ trở về với N để triệt tiêu tại 1 điểm.
Nổ cầu chì là để bảo vệ người dùng,ở nước ngoài tất cả các cầu dao đều dùng dạng cắt tất cả L và N.Không cắt E
Có nhiều nguyên nhân gây nổ và tại sao chỉ nổ tại L là một câu chuyện dài tốn nhiều bia bọt.Ví dụ : Cầu dao 1 pha 2 dây - N và L cùng cỡ chì như nhau nhưng khi ngắn mạch thì chỉ có cầu chì của L nổ.Còn N thì ....dzin.