Hạng C
28/11/06
865
23.099
93
53
Mr Fil nói:
Đằng nào thì mai MOD cũng xóa rồi.
Một câu hỏi rất đời thường mà lại có nhiều tranh luận sôi nổi.
Quay trở lại câu hỏi của bác Phong Luu.
1,Điện áp bước là gì : Một Bác đã trả lời rồi,không cần đào sâu làm gì.
2,Dùng mỏ neo để lấy điện : Đó là cách lấy N để sử dụng nhưng với điều kiện Bác phải đổi đầu vào của điện kế để sao cho N chạy qua cuộn dây (phát sinh từ trường quay hộp số) và L đi trực tiếp.Như vậy,bộ đo đếm tê liệt và Bác dùng miễn phí.
Tuy nhiên,các cán bộ giám sát chống tổn thất của ĐL không khó để phát hiện khi họ dùng amper kế để đo giữa 2 dây.Nó có Amper bằng nhau - có nghĩa là Bác dùng trả tiền và chênh lệch là..ăn trộm.
Quay trở lại N và E.
Về dây dẫn :
Hiện nay,các Bác thử tìm xem các dây cáp điện động lực có dây nào có 5 lõi hay không hay chỉ có 4 lõi ?(ngoài hãng Taya chuyên sản xuất và bán qua EU).
Lý do,chúng ta đã và đang chỉ sử dụng 3pha 4 dây (L1,L2,L3 và N).Vậy thì dây E kia là thừa và chẳng bán được cho ai. Nhưng nếu làm cho các Cty/nhà máy lớn - nhất là nước ngoài,buộc lòng dây cáp phải có 5 sợi.Do đó,nếu số lượng lớn thì mua tại TAYA còn không thì phải đặt hàng.Theo quy chuẩn của nó,dây N luôn bằng 1/2 hoặc nhỏ hơn dây L và có màu sắc khác với 3 dây kia.Dây E luôn bằng hoặc lớn hơn 1/2 so với dây L và màu sắc là xanh sọc vàng.
Nếu ta nối E vào N thì dây E - mà tiêu chuẩn an toàn quy định coi như thừa và lãng phí????
Về điện áp giữa N và N,giữa N và E :
Điện lực hiện nay luôn sử dung 2 nguồn cáp điện đó là ngầm và nổi.Do đó,với tất cả các khách hàng ưu tiên được phép sử dụng nguồn này (như các cơ quan quan trọng) đều phải sử dụng cầu dao đảo cực 2 ngả với 4 lam để đảo toàn bộ nguội - vì bản chất N của lưới điện ngầm khác N của lưới điện nổi - điện áp có thể chênh nhau đến 60V.
Về điện áp giữa E và N :
Khi nguồn điện của điện lực kém,các pha không đồng đều(lệch pha).Các mối nối kém thì tại N sinh ra một điên áp khác với mặt đất.Do đó,có những khu vực chúng ta có thể đo N và đất được 50 - 70V.Giả sử,chúng ta đóng tiếp đất tốt cho gia đình/nhà máy/tòa nhà thì khi bị chạm giữa N và E coi như chúng ta bị giật.Nên nhớ là giật E và N
Nó có hậu quả gì?Ngoài việc chúng ta bị giật vì nghĩ là N và E giống nhau mà chúng ta còn đang dùng chính E của chúng ta cấp ngược ra lưới điện của Điện lực bổ sung cho N còn thiếu - do đó,E của chúng ta tiếp tục mang thêm một dòng tải(A)
Về dây trung tính :
Các máy biến áp (MBA)của điện lực là MBA cách ly.Dây N chúng ta thường dùng là dây trung tính,tuy nhiên việc đấu nối và thiết bị đường dây kém,các điểm giao nhau đều sử dụng con nối chất lượng kém nên thường xuyên mất N (cả trung thế và hạ thế).Do đó,họ dùng biện pháp nối N của trung thế,của hạ thế,đóng tiếp đất hàng loạt tại các trụ điện,đấu vào vỏ thùng MBA và vỏ thùng cầu dao.Hiển nhiên lúc này MBA không còn là cách ly.
Hậu quả : Rất nhiều vụ tai nạn do đụng vào thùng cầu dao,máy biến áp.
Mất nguội : Khi Điện lực hoặc nhà chúng ta (3pha)bị lỏng nguội,điện áp của L1,L2,L3 sẽ đi qua các cuộn dây (thiết bị) để về N.Nhưng N đã mất hoặc lỏng thì dòng triệt tiêu tại N không còn - Nó sẽ sinh ra trồi điện áp có thể lên 380V và tất cả thiết bị cháy hết.
Day nguoi N chi huu dung doi voi cac thiet bi dien 1 pha nen:
- doi voi tai 3 pha thi mat nguoi cha van de gi (co su dung dau)
- doi voi ta mot pha (gia ding, van phong, dan dung: mat nguoi thi coi nhu ho mach, mat dien
- Ngoai ra cac thiet bi dung dien 3 truc tiep nhu Motor CS lon thi chi dung 3 day pha thoi + day E (noi vao vo may hoac chan de)
- Cac he thong truyen tai dien lon thi chi co 3 pha thoi (khong N)
 
Hạng F
7/7/06
5.633
734
113
HCM
www.otosaigon.com
Cái ELCB gì đó, nếu không có dây nối đất Earth thì tính mạng của người sử dụng coi như hên xui thôi.
Việc nối đất vào chính cái bình đun nước nóng trên máy nước nóng là cực kỳ cần thiết
Giã sử bây giờ vì một nguyên nhân nào đó mà dây điện trở bên trong cái bình đun(cái bình bằng đồng đó) nó bị rò rĩ và chạm vào cái vỏ bằng đồng, nếu lấy đồng hồ ohms đo, thì nó khoảng vài trăm kilo ohms chẳng hạn, lúc này lại đo điện hiệu điện thế giữa dây nguội N và cái vỏ bằng đồng của bình đun thì nó có vài chục volts, nhưng lấy một dây đồng hồ chấm xuống đất, một dây đo lên cái vỏ bình thì nó vẫn là 220 volts, hoặc cho nước xã ra thì một đầu dây đồng hồ tiếp đất, một đầu đo tại dòng nước ấm đi ra, cũng đo được 220 volts----> thế là toi rồi!
Nối đất cho thiết bị điện


Do đó để ngăn ngừa việc điện của dây nong(Line) chạm từ điện trở đun vào bình đun, người ta mới nối một dây đất(te) vào vỏ thiết bị bằng kim loại, nơi mà con người có thể tiếp xúc với chúng.
Khi nối dây te này xong các bác phải đo điện trở giữa đất và vỏ kim loại thiết bị, phải càng nhỏ càng tốt, dưới 0.5 ohms là ok, còn điện trở cao quá thì hiệu điện thế giữa đất và vỏ thiết bị sẽ cao khi vỏ bi chạm với dây line.
Nếu bây giờ em đã có dây te rồi, như vậy khi vỏ thiết bị bị rò điện, thì hiệu điện thế giữa đất, ngay cái chân của em đứng và điện thế chổ cái vòi nước ấm nó sẽ còn vài volts, vài volts thì nó không làm chết người được.
Nếu ta chỉ lắp 1 cái CB thông thường chẳng hạn 15 Ampe, thì với dòng rò 200 mA nó chẳng thể làm cho CB nhảy lên được, do đó người ta thường lắp cho máy nước nóng những cái ELCB có độ nhạy cao, dễ dàng nhảy khi có dòng rò điện thấp.
Cho dù có lắp cái ELCB này vào rồi, mà không có dây te cũng như không, vì lúc đó dòng điện rò nó không có đi từ dây Line qua điện trở qua vỏ kim loại của bình đun, mà nó đi qua cái vòi nước nóng, xuống từ đầu tới chân, mà lúc này mình ướt như chuột lột thì điện trở toàn thân coi như còn có vài chục ohms, chằng hạn 100 ohms đi, vậy thì 220 volts: 100 ohms = 2.2 Ampe, dòng điện mà qua người mình cở 200 mA cũng đủ làm tim ngừng đập rồi, nói gì đến 2.2A!
Như vậy là chúng ta sẽ bị giựt một cái như trời giáng, thì lúc đó cái ELCB nó mới nhảy! -----> toi.
Hồi nhỏ em tò mò về điện kính khủng luôn, khoái điện nên cái gì thuộc về điện em cũng mỗ ra xem, một hôm ở nhà đi hết chỉ còn một mình ở nhà, lúc này mới 10 tuổi gì đó, em lấy một sợi dây điện, một đầu em cầm vô, còn một đầu em chọt thằng vô ổ điện luôn, xui làm sao chọt đúng vào dây nóng, nó giựt một phát như trời giáng, em bị nó hất xuống đất rất mạnh, dường như muốn bất tỉnh, em cố bò lên giường và nằm ngủ đến chiều thì hết.
Hic, em kể ra chuyen đó để cho các bác biết là em bị điện giựt lúc người khô ráo, chớ không phải ướt lúc đang tắm nhe.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/11/11
141
6
0
51
Một điều bắt buộc là phải đấu E cho hệ thống. Nhiều chủ nhân vì tiếc tiền mua thêm dây đã phải trả giá. Rất đắt.
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.109
113
Thanks bác Mr. Fil vụ cầu chì dây lửa hay dây nguội.

xecatang nói:
Nói tóm lại, bình nước nóng trực tiếp hay các thiết bị điện tương tự đều phải nối đất.

Gần như tất cả các thiết bị điện nhà sản xuất đều có tính toán và đánh dấu con vít khắc ký hiệu "tiếp đất" hoặc thông qua phích cắm 3 chân.

Nhưng người Nhật thông minh lại chọn con đường khác với thế giới, họ chấp nhận tổn hao điện năng cao hơn các nước khác, thay vì các nước dùng lưới điện 220v (1 pha) và 380v 3 pha thì người Nhật chọn điện áp cực thấp là 100v (1 pha) và 200v (3 pha).
Do đó thiết bị điện dân dụng của Nhật, em thấy họ dùng ổ cắm / phích cắm có 2 chân dẹp.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Không khí thấy trầm trọng quá !

Các bác cho tui hỏi : Dòng điện hình sin sao chạy được trong dây dẫn thẳng ạ ! Cám ơn các bác !
 
Hạng F
7/7/06
5.633
734
113
HCM
www.otosaigon.com
AiaTowner007 nói:
Không khí thấy trầm trọng quá !

Các bác cho tui hỏi : Dòng điện hình sin sao chạy được trong dây dẫn thẳng ạ ! Cám ơn các bác !
Hì, câu hỏi vui trong tuần nè:D
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
7/7/06
5.633
734
113
HCM
www.otosaigon.com
Bác CUMINV12 comment: bác gắn cho nó cái CB chống giật là xong,kĩ nữa thì bác mua cọc chống sét(dài khoảng 2m)đóng xuống đất,câu dây vào vỏ máy nối vào cọc chống sét đó,lấy dây nguội câu vô vỏ máy luôn.
- Việc câu dây đất Earth vào vỏ kim loại thiết bị, rồi lại câu dây nguội vào vỏ máy thiết bị, cái này em thấy lạ quá, bác có tài liệu nào nói về cách đấu dây này không? Em chỉ nói về thiết bị dân dụng trong nhà thôi nhe, vì bác Camapsaigon chỉ đề cập đến thiết bị dân dụng thôi, thanks bác.

Bác Mr Fil comment: Trường hợp ngoài lưới điện quốc gia mất NGUỘI thì cái máy của Bác là vũ khí giết người hàng loạt đấy.

- Em xin hỏi bác Mr Fil tí nhe, giã sử như cái máy nước nóng hay máy giặt của em nó bị mất điện dây nguội thì có chuyện gì sẽ xảy ra? Trường hợp này máy nước nóng và máy giặt đang sử dụng tốt nhe bác, không bị rò rĩ điện gì nhe.Thanks bác.


[font="book antiqua,palatino"] [/font]
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.648
93
Tp Hồ Chí Minh
Việc nối đất hay không nối đất phụ thuộc vào hệ thống cung cấp điện và vào chính thiết bị do vậy cận phải cụ thể.
Nói yêu cầu về lắp đặt điện ở VN chưa có thì cũng vừa đúng vừa không đúng bởi vì một quy phạm lắp đặt điện như NEC của Mỹ, AS 3000 của Úc, BS 7671 của Anh ... thì chưa có nhưng ở VN cũng đã ban hành một loại các quy định về lắp đặt điện cho công trình tuy nhiên lại do nhiều bộ khác nhau ban hành, bộ Công thương ban hành nguyên một bộ 8 tập QCVN về điện nhưng tập trung cho hệ thống phân phối điện là chính, bộ Xây dưng trong 10 năm lại đây cũng ban hành một loạt các TCXDVN như TCXDVN 394:2007 Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện, 319:2004 cho lắp đặt hệ thống nối đất cho công trình công nghiệp, 263:2002 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp nói chung nếu tuân thủ thì cũng đã rất tuyệt rồi. Năm nay cũng đã hoàn chỉnh bộ TCVN 7447 (IEC 60364) là bộ Tiêu chuẩn về lắp đặt điện cho công trình nói chung (TCXDVN 394 là một phiên bản đơn giản hoá của bộ tiêu chuẩn này và thêm một ít từ AS 3000 nữa).
Em lại đi lại từ đầu cho chủ đề này vì hình như nhiều người ngoại đạo còn chưa biết hết.

Liên quan cụ thể đến việc yêu cầu nối đất cho thiết bị thì trước hết cần phải xem đến các hệ thống nối đất và hệ thống cung cấp điện (có thể tham khảo TCXDVN 319, TCXDVN 394 và TCVN 7447-1 kể trên) gồm một loại các kiểu tuỳ theo đặc điển của từng công trình, nhưng hầu như là TN, còn TT và IT thì ít hơn. Trong các công dân dụng thì TN-S là chủ yếu (tức dây trung tính N được nối đất tại điển nối đất của tram biến áp phân phối, tức nối chung với dây PE tại điểm này), còn TN-C là Trung tính nối đất nhưng lắp lại dọc theo dây PEN - thường áp dụng cho các công trình công nghiệp. (chi tiết hơn nữa thì nhiều lắm vì sẽ còn chia theo cách tiếp đất nữa).
Đối với thiết bị sử dụng, cấp cách điện và nối đất được chia ra là 5 cấp như sau (các bác có thể tham khảo trên nhãn, hướng dẫn sử dụng trên thiết bị mà các bác mua). Các cấp cụ thể như sau: cấp 0, 0I, I, II và vấp III.(em đưa ra định nghĩa của TC luôn)


[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị cấp 0[/font][font="arial, sans-serif"] (class 0 appliance)[/font]</span>
[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật chỉ dựa vào [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"], không có phương tiện để nối [/font][font="arial, sans-serif"]bộ phận chạm tới được [/font][font="arial, sans-serif"]dẫn điện, nếu có, đến dây dẫn bảo vệ của hệ thống đi dây cố định, trong trường hợp hỏng [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"], việc bảo vệ dựa vào môi trường bao quanh.[/font]</span>
ví dụ - như nồi cơm điện vỏ kim loại của các bác nhưng đầu nối điện chỉ có 2 chân, hay như là đầu nối 3 chấn nhưng các bác bẻ mấy một chân nối đất đi mất.


[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị cấp 0I[/font][font="arial, sans-serif"] (class 0I appliance)[/font]</span>
[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị ít nhất phải có [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"] và có đầu nối đất, nhưng [/font][font="arial, sans-serif"]dây nguồn [/font][font="arial, sans-serif"]không có dây nối đất và phích cắm điện không có cực nối đất.[/font]</span>
ví dụ: cái tủ lạnh, máy giặt loại dây nguồn có phích cắm 2 chân nhưng phía sau có cố bắt vít nối đất.


[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị cấp I[/font][font="arial, sans-serif"] (class I appliance)[/font]</span>
[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"] mà còn có thêm biện pháp an toàn bằng cách nối [/font][font="arial, sans-serif"]bộ phận chạm tới được[/font][font="arial, sans-serif"] dẫn điện với dây nối đất bảo vệ trong hệ thống đi dây cố định của hệ thống lắp đặt, sao cho nếu [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"] bị hỏng thì [/font][font="arial, sans-serif"]bộ phận chạm tới được[/font][font="arial, sans-serif"] dẫn điện cũng không trở nên mang điện.[/font]</span>
Ví dụ cái cục CPU máy vi tính của các bác.


[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị cấp II [/font][font="arial, sans-serif"](class II appliance)[/font][font="arial, sans-serif"] [/font]</span>
[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện chính[/font][font="arial, sans-serif"] mà còn có thêm biện pháp an toàn ví dụ [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện kép[/font][font="arial, sans-serif"] hoặc [/font][font="arial, sans-serif"]cách điện tăng cường[/font][font="arial, sans-serif"], không có đầu nối đất bảo vệ hoặc dựa vào điều kiện lắp đặt[/font]</span>
ví dụ: là mấy cái cục nguồn hay một số thiết bị dân dụng mà các bác thấy tên tem nhãn có in 2 hình vuông đồng tâm, ví dụ cái một số cục xạc dùng biến thế, máy sấy tóc (bắt buộc cấp II).


[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị cấp III [/font][font="arial, sans-serif"](class III appliance)[/font][font="arial, sans-serif"] [/font]</span>
[font=".vnarial, sans-serif"]<span style=""font-size: 11pt;"">[font="arial, sans-serif"]Thiết bị, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn điện có [/font][font="arial, sans-serif"]điện áp cực thấp an toàn[/font][font="arial, sans-serif"], và không thể sinh ra điện áp lớn hơn [/font][font="arial, sans-serif"]điện áp cực thấp an toàn.[/font]</span>
Thiết bị này hiện nay còn ít - trên nhãn các bác sẽ thấy một ô trám với dấu III bên trong.

(các định nghĩa trên trích từ TCVN 5699-1:2010 IEC 60335-1:2010)

Như vậy, phụ thuộc vào yêu cầu bảo vệ sẽ có yêu cầu về cấp bảo vệ của thiết bị và yêu cầu về nối đất kèm theo.

Mỏi tay rồi, mai em sẽ tiếp tục về nối đất, ELCB, điện áp chạm, trở kháng bảo vệ, trở kháng vòng sự cố đất.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/12/09
472
2.648
93
Tp Hồ Chí Minh
jungle nói:
AiaTowner007 nói:
Không khí thấy trầm trọng quá !

Các bác cho tui hỏi : Dòng điện hình sin sao chạy được trong dây dẫn thẳng ạ ! Cám ơn các bác !
Hì, câu hỏi vui trong tuần nè:D
080402cool_prv.gif
Câu hỏi này hay đấy, mà trả lời không dễ đâu, một câu hỏi tương tự do ông giáo đặt ra khi em học môn lý thuyệt điện động học. Điện dẫn bên trong hay bên ngoài ruột dẫn?, điện tử di chuyện chậm vậy tại sao điện truyền gần với tốc độ ánh sáng?!