Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
View attachment 647080

View attachment 647076

Thực tế trên đường sẽ gặp biển cấm đậu P131b và P131c sau đó sẽ là P.
Trong QC 41/2016 thì hiệu lực 2 biển cấm này bao trùm lun cả biển P nha bác, không giống như biển cấm dừng đậu P130 của bác đưa ở trên.
Hình bác Dam đưa ở HN có biển P130 đồng thời biển P thì ngoại lệ dồi, không nằm trong phạm vi đang tranh luận này

Bác nhầm lẫn rồi. Bác chỉ thử đoạn nào trong QC 41/2016 quy định "hiệu lực biển cấm này bao trùm lun cả biển P"?


Nên nhớ, các quy định, hiệu lệnh "cấm, buộc" tuy là hiệu lực "cao nhất về lâu dài" nhưng các biển có tính chất tạm thời, ngắn hạn lại có hiệu lực "cao nhất theo thời điểm". Nên thằng "chi tiết, chuyên ngành" luôn phải áp dụng trước thằng "chung".

Ví dụ như:
Luật quy định trong KDC tối đa 60km/h, nhưng những nơi có điều kiện, UBND và GTCC địa phương vẫn có thể cho max 70 mà k trái luật, ví dụ ở VT đường trong KDC max 70 đầy. Biển KDC k hiệu lực cho đoạn cắm biển giới hạn tốc độ max trong KDC.


Thằng cấm dừng đậu là cho cả đoạn biển có hiệu lực, nhưng trong đoạn đó có những chỗ tổ chức đậu xe được thì vẫn cắm P để tổ chức nơi đậu xe. Đây là thực tế. Bác có thể ra xem tất cả nơi cắm P ở những đường có biển Cấm dừng đậu 24/24, trừ những giờ theo biển phụ của P thì ta đậu thoải mái.
 
  • Like
Reactions: bac 8 and ntt61
Hạng D
19/10/06
2.213
13.211
113
cho em hỏi tiếp luôn là nếu có P thì phải chạy tời đậu sau P, vậy mấy xe định đậu bên kia đường có phải chạy qua bên này đậu sau P luôn cho đúng quy định không nhỉ? Luật ghi là khu vực có quy định chỗ đậu xe là phải vô đó đậu.

Còn việc bên kia đường ko nhìn thấy biển P do ngược chiều biển là do "luật có chút không phù hợp" gì đấy


:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: dawmgoodman
Tập Lái
12/3/13
31
17
8
Em đọc hết 20 trang, em có ý kiến như vầy:
- Theo luật về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì cao nhất là Hiến pháp, bộ luật (luật), .... vài ba thứ nữa mới đến nghị định.
- Cũng trong luật này thì nếu có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cùng 1 vấn đề thì áp dụng văn bản có điều khoản nhẹ hơn.
- Hiến pháp quy định là dân làm những điều pháp luật không cấm.
Vậy theo ngu ý của em thì đậu trước biển P trong trường hợp không có biển cấm dừng và đậu là hợp pháp và phải tuân thủ các điều luật về dừng và đỗ
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Em đọc hết 20 trang, em có ý kiến như vầy:
- Theo luật về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì cao nhất là Hiến pháp, bộ luật (luật), .... vài ba thứ nữa mới đến nghị định.
- Cũng trong luật này thì nếu có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cùng 1 vấn đề thì áp dụng văn bản có điều khoản nhẹ hơn.
- Hiến pháp quy định là dân làm những điều pháp luật không cấm.
Vậy theo ngu ý của em thì đậu trước biển P trong trường hợp không có biển cấm dừng và đậu là hợp pháp và phải tuân thủ các điều luật về dừng và đỗ

Chỉnh chút xíu:
"Hiến pháp quy định là dân làm những điều pháp luật không cấm."
Chỗ này chính xác theo Hiến pháp là:
Điều 33.
"Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm."


Câu truyền miệng này làm mọi người nhầm lẫn nhiều lắm, kể cả Nguyện Tận Dụng phát biểu.
Còn trong Luật GTĐB thì:
Điều 9. Quy tắc chung
"1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ."


Tại nơi đậu xe trước biển P, không có biển/vạch cấm dừng đậu, thì Người tham gia giao thông nếu dừng đậu đúng quy định thì không vi phạm gì cả.
Chính các bác phản đối đều xác định hiệu lực của P được xem là "từ sau biển đến 10m trước giao lộ kế tiếp", thì vi phạm cái gì?
Lập luận "nơi có bố trí nơi đỗ xe thì phải thực hiện đúng quy định nơi đỗ xe" thành phải ra sau biển P đậu là nhầm lẫn/suy diễn. Vi phạm nếu có là do đậu đỗ "sai quy định nơi đỗ xe" chứ không phải do hành vi "không vào nơi đỗ xe để đậu".
 
  • Like
Reactions: Air Bag
Hạng D
19/10/06
2.213
13.211
113
Bổ sung thêm 1 cách cấm đậu xe toàn bộ đoạn đường, đó là: cắm 1 biển P cuối đọan đường đó cách giao lộ tầm 10m. Cách này xxx rất khoái.

:3dcuoi:
 
Tập Lái
12/3/13
31
17
8
Chỉnh chút xíu:
"Hiến pháp quy định là dân làm những điều pháp luật không cấm."
Chỗ này chính xác theo Hiến pháp là:
Điều 33.
"Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm."


Câu truyền miệng này làm mọi người nhầm lẫn nhiều lắm, kể cả Nguyện Tận Dụng phát biểu.
Còn trong Luật GTĐB thì:
Điều 9. Quy tắc chung
"1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ."


Tại nơi đậu xe trước biển P, không có biển/vạch cấm dừng đậu, thì Người tham gia giao thông nếu dừng đậu đúng quy định thì không vi phạm gì cả.
Chính các bác phản đối đều xác định hiệu lực của P được xem là "từ sau biển đến 10m trước giao lộ kế tiếp", thì vi phạm cái gì?
Lập luận "nơi có bố trí nơi đỗ xe thì phải thực hiện đúng quy định nơi đỗ xe" thành phải ra sau biển P đậu là nhầm lẫn/suy diễn. Vi phạm nếu có là do đậu đỗ "sai quy định nơi đỗ xe" chứ không phải do hành vi "không vào nơi đỗ xe để đậu".
Ý em là khoản 2 điều 14 của Hiến pháp đấy bác Dawn. Nó diễn giải ra là công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Ý em là khoản 2 điều 14 của Hiến pháp đấy bác Dawn. Nó diễn giải ra là công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 14.

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.


Điều này k rõ ràng như điều 33 nhỉ?
Điều 33.
"Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm."
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 14.

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.


Điều này k rõ ràng như điều 33 nhỉ?
Điều 33.
"Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm."
Điều 33 chỉ khu trú trong lĩnh vực kinh doanh. Anh có thể buôn bán những gì PL ko cấm. Những ngành nghề đã bị cấm thì tuyệt đối ko được kinh doanh, mua bán.
Có nhũng ngành nghề tuy bị cấm, nhưng nếu có điều kiện theo qui định của PL, thì nếu có xin phép, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì "được phép" làm.
Điều 14, khoản 2 qui định về quyền con người, quyền công dân, những gì luật ko qui định cấm hay hạn chế thì có quyền làm. "Có quyền" chứ ko phải "được phép".
Ví dụ, đường ko biển cấm đỗ xe thì công dân "có quyền" đỗ xe. Đường có biển cấm đỗ, nhưng, lại có biển P, nơi đỗ xe, thì công dân "được phép" đỗ xe tại nơi qui định. Đường ko có biển cấm đỗ xe, lại có thêm biển P, nơi đỗ xe thì công dân vừa "có quyền" đỗ xe trước biển P, vừa "được phép" đỗ xe trong phạm vi cho phép của biển P.
 
  • Like
Reactions: dawmgoodman
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Điều 33 chỉ khu trú trong lĩnh vực kinh doanh. Anh có thể buôn bán những gì PL ko cấm. Những ngành nghề đã bị cấm thì tuyệt đối ko được kinh doanh, mua bán.
Có nhũng ngành nghề tuy bị cấm, nhưng nếu có điều kiện theo qui định của PL, thì nếu có xin phép, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì "được phép" làm.
Điều 14, khoản 2 qui định về quyền con người, quyền công dân, những gì luật ko qui định cấm hay hạn chế thì có quyền làm. "Có quyền" chứ ko phải "được phép".
Ví dụ, đường ko biển cấm đỗ xe thì công dân "có quyền" đỗ xe. Đường có biển cấm đỗ, nhưng, lại có biển P, nơi đỗ xe, thì công dân "được phép" đỗ xe tại nơi qui định. Đường ko có biển cấm đỗ xe, lại có thêm biển P, nơi đỗ xe thì công dân vừa "có quyền" đỗ xe trước biển P, vừa "được phép" đỗ xe trong phạm vi cho phép của biển P.

Vậy sao k quy định rõ như thế này mà phải diễn giải mới ra:
Điều 14.
...
2.
Mọi người có quyền tự do thực hiện tất cả hành vi mà pháp luật không cấm.

Đơn giản như điều 33 nhỉ?
 
  • Like
Reactions: ntt61