Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tàu Nga dội tên lửa vào IS, lá chắn phòng thủ Mỹ chợt lung lay

Hải Vy | 08/10/2015 10:35

1

russian-warships-1444273834025-13-0-330-620-crop-1444273853709.png

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Sau cuộc tấn công của tên lửa hành trình Nga vào các mục tiêu IS ở Syria, Tư lệnh NORAD Mỹ thừa nhận, vũ khí này là "thách thức đặc biệt với NORAD và Bộ Tư lệnh phía Bắc của Mỹ".

Đô đốc William Gortney, Tư lệnh Bộ Chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) thừa nhận, lực lượng không quân tầm xa và các tên lửa hành trình tầm xa chính xác cao của Nga đang tạo ra thách thức mới đối với hệ thống phòng thủ lục địa chiến lược của Mỹ.
"Thách thức mà chúng ta đang đương đầu là lực lượng không quân tầm xa của Nga và mối đe dọa tên lửa hành trình Nga phóng từ tàu ngầm, tàu mặt nước" - ông Gortney nói trong bài phát biểu hôm qua (7/10) tại Hội đồng Đại Tây Dương.
Ông Gortney nhấn mạnh thêm rằng mối đe dọa từ tên lửa hành trình Nga là một "thách thức đặc biệt đối với NORAD và Bộ tư lệnh phía Bắc của Mỹ.
Phát biểu của ông Gortney được đưa ra sau khi vào hôm qua, Nga đã phóng tổng cộng 26 tên lửa hành trình từ 4 tàu chiến ngoài biển Caspian vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Moscow đã cho thấy sức mạnh tên lửa hành trình tầm xa của mình tại Syria, khi có thể tấn công các mục tiêu cách xa 1.500km từ các tàu chiến triển khai trên biển Caspian.
tau-nga-doi-ten-lua-vao-is-la-chan-phong-thu-my-chot-lung-lay.jpg

Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS​
Bên cạnh đó, theo ông Gortney, năng lực của lực lượng hàng không tầm xa Nga cho phép các máy bay của nước này có khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng ở Bắc Mỹ mà "không cần bay ra ngoài lãnh thổ Nga".
Ông Gortney nhận định, năng lực và học thuyết quân sự của Nga có nhiều tiến bộ hơn so với hệ thống trước đây của Liên Xô.
NORAD được Mỹ thành lập ngay từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh và là cơ quan phụ trách giám sát hàng không vũ trụ Bắc Mỹ để cung cấp lớp phòng thủ chiến lược cho lục địa Mỹ, đặc biệt là trước các mối đe dọa hạt nhân tầm xa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Syria: Tàu chiến, tên lửa nào của Hải quân Nga vừa tấn công IS?

Ly Vy | 08/10/2015 07:12

3

cqtzu0pw8aamoxl-1444236481065-36-0-341-599-crop-1444236497044.png

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
3 tàu tên lửa lớp Buyan-M và 1 tàu lớp Gepard của Hạm đội biển Caspian đã phóng 26 tên lửa hành trình đánh đất tiêu diệt 11 mục tiêu của tổ chức IS.

Hôm qua (7/10), Bộ trưởng quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu cho biết, các tàu chiến thuộc Hạm đội biển Caspian của Nga đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.
Tổng cộng 4 tàu chiến thuộc Hạm đội biển Caspian đã phóng 26 tên lửa vào các mục tiêu của IS ở khoảng cách xấp xỉ 1.500km với độ chính xác cao.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố không lâu sau đó đã phần nào tiết lộ các tàu chiến tham gia chống IS cũng như loại tên lửa được sử dụng.
Ngay đầu video là hình ảnh 3 tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc đề án 21631 lớp Buyan-M đang thực hiện hành quân trên biển.
syria-tau-chien-ten-lua-nao-cua-hai-quan-nga-vua-tan-cong-is.JPG

Ảnh chụp từ video​
Tàu tên lửa lớp Buyan-M là phiên bản hiện đại hóa của tàu pháo thuộc đề án 21630 lớp Buyan. Tuy nhiên, tàu lớp Buyan-M có kích thước lớn hơn.
Cụ thể, tàu lớp Buyan-M có chiều dài 74,1m, rộng 11m, lượng giãn nước đầy tải 949 tấn. Thiết kế của tàu chuyên cho hoạt động ở vùng biển Caspi và các vùng biển nông khác.
Tàu có tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.500 hải lý (ở tốc độ 12 hải lý/giờ), dự trữ hành trình 10 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.
syria-tau-chien-ten-lua-nao-cua-hai-quan-nga-vua-tan-cong-is.jpg

Tàu tên lửa Grad Sviyazhsk phóng tên lửa Klub.​
Về trang bị vũ khí, các tàu lớp Buyan-M tuy có kích thước nhỏ nhưng lại được trang bị các hệ thống vũ khí cực kỳ tối tân và uy lực của Nga hiện nay.
Pháo hạm chính trên tàu là loại A-190 cỡ nòng 100mm với thiết kế tàng hình. Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo bắn nhanh 2 nòng AK-630M-2, hệ thống phòng không 3M-47 Gibka sử dụng các tên lửa Igla-M.
Tuy nhiên, loại vũ khí uy lực nhất trên tàu lớp Buyan-M là 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng có thể bắn tên lửa chống hạm Onyx (Yakhont) hoặc dòng tên lửa Klub.
Hiện nay, Hải quân Nga đã đưa vào biên chế 3 tàu tên lửa lớp Buyan-M, cả 3 tàu này đều thuộc Hạm đội biển Caspian và đã tham chiến trong ngày hôm qua, đó là các tàu Grad Sviyazhsk (số hiệu 021), tàu Uglich (số hiệu 022) và tàu Veliki Ustyug (số hiệu 023).
syria-tau-chien-ten-lua-nao-cua-hai-quan-nga-vua-tan-cong-is.jpg

Tàu Dagestan phóng tên lửa Klub trong 1 cuộc tập trận vào năm 2012.​
Theo hãng tin RT, chiếc tàu còn lại trong tổng số 4 tàu tham chiến chống IS là tàu hộ vệ tên lửa thuộc đề án 11661K lớp Gepard mang tên Dagestan (số hiệu 693).
Đây là 1 trong 2 tàu Gepard thuộc Hạm đội biển Caspian cũng như của Hải quân Nga. Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu Dagestan không khác nhiều so với các tàu lớp Gepard khác.
Tuy nhiên, vũ khí trang bị trên tàu Degestan có điểm khác biệt là nó không sử dụng tên lửa chống hạm Uran mà được bố trí 8 bệ phóng thẳng đứng đa năng phía trước phần thượng tầng.
Đây là các bệ phóng thẳng đứng UKSK có thể phóng được cả tên lửa chống hạm Onyx hoặc dòng tên lửa Klub.
Vậy 3 tàu lớp Buyan-M và tàu Dagestan của Hạm đội biển Caspian đã sử dụng loại tên lửa gì để tấn công IS?
Trong số các loại tên lửa có thể được trang bị cho ống phóng thẳng đứng UKSK ở các tàu trên, tên lửa hành trình đánh đất 3M-14 (thuộc họ Klub) có khả năng cao nhất là loại tên lửa được sử dụng.
syria-tau-chien-ten-lua-nao-cua-hai-quan-nga-vua-tan-cong-is.jpg

Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS​
Phiên bản trang bị trên tàu chiến của tên lửa 3M-14 là 3M-14TE.
Thông số kỹ thuật của 3M-14TE cũng như dòng Klub nội địa chưa từng được Nga tiết lộ nhưng một số nguồn tin cho biết, tầm bắn tối đa của tên lửa 3M-14TE lên đến 2.600km, đầu đạn nặng 400kg và nó có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Như vậy, việc Hải quân Nga chính thức tham chiến đã cho thấy quyết tâm của Nga trong cuộc chiến chống IS. Ngoài ra, đây cũng là dịp để Nga phô trương các loại vũ khí hiện đại của mình mà vốn xưa nay chỉ được thấy trong các cuộc tập trận cũng như triển lãm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga oanh tạc căn cứ nhóm nổi dậy do Mỹ huấn luyện ở Tây Bắc Syria
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
ttxvn_ngakhongkichtaiSyria.jpg


Trực thăng không quân Nga không kích một mục tiêu của IS tại Raqqa, Syria ngày 3/10. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Reuters đưa tin Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, ngày 9/10, các máy bay chiến đấu của Nga đã oanh tạch một căn cứ của một nhóm nổi dậy từng được Mỹ huấn luyện tại Tây Bắc Syria.

Theo SOHR, các máy bay của Nga đã bắn trúng căn cứ của nhóm "Sư đoàn 13" (Division 13) gần làng Khan Sheikhun, tỉnh Idlib, làm bị thương các tay súng và gây thiệt hại.

Trang Facebook của Division 13 cũng xác nhận vụ không kích, cho biết địa điểm này đã bị phá hủy hoàn toàn và nhiều tay súng của nhóm thiệt mạng.

Nhóm phiến quân không theo đạo Hồi này cho biết, họ từng được đào tạo theo chương trình của Mỹ.

Các nhóm nổi dậy Syria đã giành được nhiều thắng lợi trước lực lượng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong năm nay, gây sức ép lên thành trì của vị tổng thống ở phía Tây đất nước.

Các cuộc không kích của Nga tại Syria đã tập trung vào một số khu vực do lực lượng nổi dậy giành được./.

http://www.vietnamplus.vn/nga-oanh-...y-do-my-huan-luyen-o-tay-bac-syria/348500.vnp
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí Liên Xô giúp VN giành chiến thắng thế nào? (1)

Cập nhật lúc: 06:00 10/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tự hào dàn vũ khí Việt Nam tự sản xuất
Kho vũ khí giúp Liên Xô giành chiến thắng trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Vũ khí Liên Xô chế tạo như tiêm kích MiG, tên lửa SAM-2 đã góp phần không nhỏ trong chiến thắng chung của dân tộc Việt Nam trước Đế quốc Mỹ.
Trong một bài phân tích của tờ RIR cho biết, trong Chiến tranh Việt Nam các loại vũ khí Liên Xô chế tạo đã đóng góp một phần rất lớn vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Đế quốc Mỹ. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các con số tổn thất khổng lồ của Không quân Mỹ trong suốt 20 năm tham chiến tại Việt Nam.​
Theo đó, Quân đội Mỹ đã mất hơn 2.000 máy bay chiến đấu các loại trong Chiến tranh Việt Nam, trong khi đó con số này chỉ ở mức 131 máy bay các loại ở phía Không quân Nhân dân Việt Nam.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các loại vũ khí do Liên Xô viện trợ các ý nghĩa rất lớn trong cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Việt Nam.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đây là một đáng kinh ngạc khi Không quân Nhân dân Việt Nam phải đối đầu với một siêu cường quân sự hầu như không có giới hạn như Mỹ cùng với các quốc gia đồng minh thân cận như Australia, Hàn Quốc và New Zealand. Và trong lịch sử chiến tranh thế giới chưa hề có cuộc đối đầu nào tương tự như vậy.​
Bắt đầu từ năm 1955 đến khi kết thúc với chiến thắng thuộc về nhân dân Việt Nam vào ngày 30/4/1975 với sự hy sinh to lớn của hàng triệu người dân Việt Nam trong suốt 20 năm chiến tranh. Người dân từ các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, Hải Phòng đã buộc phải di tản ra các vùng nông thôn để tránh các đợt ném bom phá hoại của Đế quốc Mỹ, trẻ em phải đến trường với những chiếc mũ rơm ngụy trang, các hoạt động vận tải chỉ có thể hoạt động vào ban đêm dưới ánh đèn treo dưới gầm của mỗi chiếc xe tải.​
Tuy nhiên bất chấp mọi khó khăn, các kỹ sư của Việt Nam đã phát minh ra những cây cầu không thể bị phát hiện từ trên không. Bên cạnh đó là hệ thống là hệ đường hầm phức tạp nằm sâu bên dưới lòng đất. Thậm chí những đường hầm này còn nằm ngay bên dưới các khu vực do Quân đội Mỹ kiểm soát, và chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như vận chuyển quân, nhu yếu phẩm, nơi trú ẩn cho dân thường và những người bị thương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các loại vũ khí thông thường nhất cũng được quân và dân miền Bắc sử dụng hiệu quả trước chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đối với mỗi người dân Việt Nam, mỗi viên đạn đều là quý giá và chúng luôn phải được sử dụng một cách hiệu quả trong mọi trường hợp. Ví dụ điển hình là vào ngày 22/12/1972 một khẩu đội pháo phòng không 14.5mm của quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn hạ thành công một chiếc máy bay chiến đấu - ném bom chiến thuật F-111 của Không quân Mỹ khi chỉ với 19 viên đạn.​
Bên cạnh tinh thần yêu nước và đấu tranh không mệt mỏi của mỗi người dân Việt Nam thì một yếu tố không kém phần quan trọng dẫn tới chiến thắng của Dân tộc Việt Nam là dòng chảy vkhông ngừng nghỉ của các loại vũ khí từ Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em.​
Trong suốt những năm 1950 và đầu những năm 1960, Moscow đã luôn thực hiện một chính sách nhất quán trong Chiến tranh Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á. Nhằm tránh thêm một bế tắc hạt nhân như những gì đã xảy ra ở Cuba trong năm 1962 dưới thời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev. Tuy nhiên những người kế nhiệm Nikita Khrushchev là Alexey Kosygin và Leonid Brezhnev lại có cách nghĩ khác trong việc hổ trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến với Đế quốc Mỹ, thực tế nhất là thông qua việc đẩy mạnh viện trợ quân sự.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Việc Liên Xô sớm triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không SAM đến Việt Nam đã giúp thay đổi đáng kể cục diện chiến trường.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Người Nga đang đến
Trong một bài phân tích của tác giả Sergei Blagov trên tờ Asia Times cho rằng, vào cuối những năm 1960 có đến ba phần tư số vũ khí mà miền Bắc Việt Nam được viện trợ là đến từ Moscow với mục đích chính là nhằm trang bị cho miền Bắc Việt Nam hệ thống phòng không đủ mạnh để có thể đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ. Hàng loạt hệ thống radar phòng không, pháo phòng không và tên lửa đất đối không (SAM) đã được Liên Xô chuyển đến Hà Nội trước kế hoạch ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam của Washington.​
Việc Moscow viện trợ quân sự với quy mô lớn cho Hà Nội cơ bản đã làm thay đổi hoàn toàn bản chất cuộc chiến, và nó không như những gì trong các bộ phim Hollywood của Mỹ tạo nên. Khi trong mắt người Mỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam chỉ chiến đấu bằng chiến thuật biển người hay khả năng ngụy trang và luôn bị Quân đội Mỹ áp đảo về mặt hỏa lực.​
Trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam lại sở hữu kho vũ khí đồ sộ với 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo các loại, 5.000 súng pháo phòng không và 158 bệ phóng tên lửa đất đối không SAM. Mặc dù các loại vũ khí này không phải là các loại vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Liên Xô lúc đó nhưng chúng hoàn toàn vượt trội hơn vũ khí của Mỹ trên chiến trường, và tất nhiên máy bay chiến đấu của Mỹ buộc phải tiến vào bầu trời miền Bắc Việt Nam với lưới phòng không dày đặc.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay chiến đấu Mỹ luôn phải đối đầu với lưới lửa phòng không khi xâm phạm bầu trời miền bắc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Toàn bộ các đợt ném bom của Không quân Mỹ đều chịu tổn thất trước lưới phòng không nhiều lớp của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quan trọng nhất trong số đó việc các tổ hợp tên lửa phòng không SAM được triển khai xung quanh các thành phố lớn. Vào tháng 8/1965 các tổ hợp tên lửa phòng không SAM của Việt Nam đã lần đầu tiên bắn hạ thành công 4 chiếc máy bay tiêm kích – ném bom tầm xa của Không quân Mỹ, trong đó có 3 chiếc rơi tại chỗ đánh dấu lần đầu tiên máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không SAM, theo Blagov cho biết.​
Ngay sau đó tần suất các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ xuất hiện trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cũng giảm bớt, nhưng cũng không tránh khỏi việc siêu pháo đài bay trên không của Mỹ là B-52 bị bắn hạ trên bầu trời miền bắc bởi tên lửa phòng không Liên Xô. Thậm chí các phi công Mỹ còn từ chối bay khi tên lửa phòng không và các chuyên gia cố vấn quân sự Liên Xô đến Hà Nội.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tại sao chiến đấu cơ F-35 tối tân lại kém hơn F-16?

Cập nhật lúc: 14:00 09/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Chứng kiến kho vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35
Tiết lộ cảnh "mặc áo tàng hình" cho tiêm kích F-35

(Kiến Thức) - Do những lỗ hổng trong thiết kế khung thân khiến chiến đấu cơ F-35 cực kỳ đắt tiền thua cả mẫu tiêm kích F-16 rẻ tiền hơn nhiều.
Với việc thử nghiệm và huấn luyện đối kháng không ngừng, tính năng thực sự của chiến đấu cơ F-35 cũng ngày càng khó ghi được điểm tốt. Gần đây trong cuộc đối kháng với F-16, máy bay F-35 đã bị đánh bại, bất luận là khả năng tăng tốc hay là khả năng cuộn lượn vòng, F-35 đều kém xa F-16.​
Trên thực tế những người quen thuộc với lý thuyết thiết kế máy bay, sẽ không thể tin được là F-35 có khả năng chiến đấu tầm gần chỉ tốt hơn máy bay chiến đấu thế hệ 3. Vì thiết kế của nó tập trung vào tấn công đối đất và đối hải, chứ không phải là không chiến. Thực tế là tên gọi ban đầu của dự án F-35 là “máy bay tấn công tàng hình liên hợp”.​
Máy bay F-35 chưa đạt tiêu chí máy bay thế hệ 5
Tiêu chí về tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 5 phải đạt được 4 đặc chưng trọng tâm đó là khả năng tàng hình, khả năng bay hành trình siêu thanh, khả năng cơ động vượt máy bay thế hệ 4 truyền thống và thiết bị điện tử hàng không hiện đại.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} F-35 chưa đạt được tiêu chi của máy bay thế hệ 5.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cho đến nay, chỉ có F-22 có thể phù hợp hoàn toàn 4 điều kiện đặc trưng này. Còn máy bay J-20 của Trung Quốc do thiếu động cơ hiện đại nên giai đoạn đầu phục vụ rất khó có được khả năng hành trình siêu thanh thực sự, nhưng mấy điều kiện của nó đều hoàn toàn phù hợp yêu cầu. Trong khi đó, Su T-50 của Nga được các chuyên gia Trung Quốc cho rằng không thể tàng hình. Vì, vỏ bọc động cơ cũng như của hút không khí khó che được hết nguồn nhiệt.​
Trong khi đó, máy bay chiến đấu F-35 so với 4 điều kiện tiêu chuẩn này, ít nhất 2 điều kiện không đủ. Nó không có được khả năng bay hành trình siêu thanh và siêu cơ động. Trên thực tế việc đạt tốc độ cao và tính cơ động cơ bản của F-35 rất bình thường.​
Khả năng đạt tốc độ cao của F-35 kém
Trong kế hoạch của dự án ban đầu, chiến đấu cơ F-35 được xem như là phương án tiêm kích tàng hình giá rẻ, dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh Mỹ và đặc biệt là bù đắp khả năng tấn công còn thiếu sót của F-22 (cụ thể, kho vũ khí trong thân F-22 chỉ mang được
tối đa 2 quả bom 454kg, 2 quả tên lửa tầm trung AIM-120, 2 quả tên lửa AIM-9L).​
Vì vậy, nó được yêu cầu có khoang chứa đạn đặc biệt lớn, có thể mang được 2 quả bom 907kg trong điều kiện mang theo 2 quả tên lửa tầm trung AIM-120 để duy trì khả năng không chiến tự vệ và bay tầm xa. Lợi dụng tính năng tàng hình thâm nhập hệ thống phòng không đối phương để hoàn thành nhiệm vụ tấn công chiều sâu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cận cảnh ngăn chứa vũ khí của F-35. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Do yêu cầu tải trọng lớn và tầm bay lớn, khiến cho F-35 cần phải có không gian bên trong thân máy bay đặc biệt để chứa đạn dược và nhiên liệu. Cộng với việc kiểm soát chi phí và yêu cầu tầm bay của nó, làm cho F-35 chỉ có thể sử dụng được một động cơ, để giảm chi phí mua sắm và tiêu hao nhiên liệu.​
Tuy nhiên, các phương án đó khiến chiến đấu cơ F-35 "béo". Mà trong lực cản tốc độ âm thanh, lực cản sóng xung kích phần đầu chiếm tuyệt đối, nó đặc biệt nhạy cảm đối với độ sắc nhọn và diện tích mặt cắt ngang của thân máy bay.​
F-35 không có được tính năng nhào lộn tốt
Thực sự mà nói, máy bay như F-35 phải mất khoảng 14 tấn trọng lượng rỗng, trọng lượng bay tối đa thực sự chỉ gần 32 tấn; chỉ dựa vào nhiên liệu trong thân máy bay để đạt được bán kính tác chiến hơn 1.000km, thực sự là rất khó khăn. Vì vậy trong rất nhiều lựa chọn tính năng, F-35 cần phải ưu tiên bảo đảm bay và đợi chỉ thị trọng tâm liên quan đến nhiệm vụ tấn công.​
Khả năng lượn vòng và nhào lộn của F-35 không tốt là do diện tích cánh của nó tương đối nhỏ. Trong khi đó những máy bay như F-15 và F-22 có diện tích cánh lớn, lực nâng tạo ra nhiều, cho nên việc bay lượn vòng đặc biệt nhanh.​
Nhưng một khía cạnh khác là diện tích cánh máy bay lớn, thì lực cản và trọng lượng cũng lớn. Với tốc độ cận âm, gia tăng diện tích bề mặt tiếp xúc sẽ làm cho máy bay phải tiêu hao nhiều nhiên liệu để khắc phục sự ma sát giữa máy bay và không khí.​
Trên thực tế khả năng cuộn đều dựa vào diện tích cánh máy bay. Nguyên lý cuộn một bên của máy bay là lực nâng hai bên thân máy bay không cân bằng, bên nào lực nâng lớn máy bay sẽ nghiêng về bên đó. Ban đầu kết cấu ngăn chứa đạn hai bên thân máy bay sẽ làm tăng quán tính chuyển động của máy bay, buộc F-35 phải mất nhiều sức để bật lên, thời điểm này diện tích bề mặt khí động học kiểm soát cuộn lại không đủ lớn, điều này tất nhiên làm tính năng nhào lộn sẽ càng kém.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Quân đội Nga dùng chiến thuật 'Phẫu thuật thần kinh' ở Syria

(Bình luận quân sự) - Trong chiến dịch không kích các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria, Quân đội Nga đang triển khai một chiến thuật khác hẳn Mỹ.

“Phẫu thuật thần kinh”: Tiêu diệt mục tiêu đầu não của IS
Mỗi ngày, căn cứ không quân Latakia của Syria mà hiện các máy bay chiến đấu của lực lượng Hàng không-vũ trụ Nga đang đồn trú đều đầy sự kiện. Chiến dịch của không quân Nga chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS đang diễn ra hết tốc lực.
Nhiệm vụ chính hiện nay của không quân Nga là gây áp lực tối đa với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Không quân Nga đã thực hiện chiến dịch “Phẫu thuật thần kinh”, gọi bằng cụm từ này có thể hiểu đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Về nghĩa đen, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, Su-34 và cường kích Su-25 của Nga đã trút bom vào các đầu mối liên lạc chỉ huy, địa điểm nghi có chứa vũ khí đạn dược, nhiên liệu và thực phẩm.
Ngoài ra, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga còn tiêu diệt các phương tiện giao thông, không ít trong số này từng là tài sản của Quân đội Iraq, Lực lượng vũ trang Syria hoặc nằm lại trong kho của Mỹ sau cuộc chiến ở Iraq.
Xét theo số phi vụ, Nga đang sử dụng chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng ở Syria. Các vụ không kích đều diễn ra rất nhanh và đầy bất ngờ khiến lực lượng IS không kịp trở tay. Các phần tử cực đoan giờ đây thường chạy vào trong nhà thờ Hồi giáo, bởi Không quân Nga tránh những mục tiêu như vậy.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
quan-doi-nga-dung-chien-thuat-phau-thuat-than-kinh-o-syria_91616421.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Quân đội Nga đang triển khai chiến thuật không kích đầy bất ngờ và không có quy luật ở Syria​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo báo cáo trình Tổng thống Putin của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, bắt đầu từ ngày 30 tháng 9, chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày, Nga đã tấn công vào hàng trăm mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (tính đến ngày 7-10, Nga đã tấn công 112 mục tiêu của IS) ở Syria.
Hiện tần suất các cuộc tấn công đang ngày càng gia tăng, Nga đã sử dụng đến tên lửa hành trình phóng từ tàu nổi và rất có thể sẽ huy động cả lực lượng không quân chiến lược, bao gồm các máy bay ném bom tầm xa, hạng nặng như Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 tham gia không kích.
Nhiều mục tiêu đã được phát hiện và tiêu diệt ngay lập tức. Cho đến nay, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã phá hủy 19 trạm chỉ huy, 12 kho đạn, 71 đơn vị xe quân sự, 6 nhà máy và xưởng chế tạo vật nổ.
Những cuộc ném bom liên tiếp của Liên minh do Mỹ dẫn đầu trong suốt một năm qua đã không ngăn được bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Còn Nga lúc này dựa vào chiến lược “Phẫu thuật thần kinh” khi tấn công từ trên không và ngoài biển vào các cứ điểm của IS.
Đòn “Phẫu thuật thần kinh” của Nga không chỉ bao hàm nhiệm vụ tấn công vào các đầu não IS như Sở chỉ huy, trung tâm thông tin mà còn mang ý nghĩa gây tâm lí căng thẳng thường trực, khiến các tay súng IS xuống tinh thần, rã đám hàng loạt.

“Phẫu thuật thần kinh”: Tấn công bất ngờ, không quy luật, gây căng thẳng
Phóng viên của kênh truyền hình RT-Nga cho biết, mặc dù đã nút tai giúp giảm bớt tiếng ồn, nhưng họ vẫn cảm nhận rõ độ rung trong không khí. Sau một tuần lễ, phóng viên RT đã phân biệt được các máy bay qua âm thanh lúc cất cánh. Trong đó, Su-24 có tiếng ồn mạnh nhất.
Các cuộc không kích của Nga đã gây nên nỗi kinh hoàng của các tay súng Hồi giáo cực đoan. Lực lượng IS kinh hoàng bởi âm thanh và sự xuất hiện của các máy bay Nga. Qua các đoạn video trên Internet, nghe thấy tiếng chúng cầu nguyện khi các máy bay đánh bom các cứ điểm đồn trú của mình.
Chiến binh IS đã bị bất ngờ trước sức ép tấn công của các Nga. Chúng nghĩ là các máy bay Nga sẽ hoạt động kiểu như không quân Mỹ, chỉ thỉnh thoảng không kích vào các buổi chiều. Nhưng Nga đã hành động khác hẳn, khi thường xuyên ném bom vị trí của IS tại Raqqa và vùng lân cận.
Chiến dịch không kích của Nga rất hiệu quả, đã làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của các nhóm phiến quân. Cứ khi nào phát hiện bất cứ tụ điểm có chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tập trung là họ lập tức tấn công, không theo quy luật nào khiến IS lúc nào cũng “lên cơn thần kinh”.
Các trạm kiểm soát cố định của Nhà nước hồi giáo IS ở trung tâm Raqqa và khu vực phụ cận thành phố đã nhanh chóng bị các máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, Su-34 và cường kích Su-25 phá hủy, khiến các tay súng IS bị cấm di chuyển với nhóm đông.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
_91617468.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Lực lượng IS đã không còn hoạt động công khai như trước đây​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chiến binh không còn tự tin đi lại trong thành phố với vũ khí. Chúng buộc phải mang áo choàng burqa để giấu vũ khí, hy vọng không bị phát hiện. Khi cần phải mang vũ khí, chúng phải ngụy trang như đang vận chuyển vật dụng sinh hoạt.
Thậm chí, IS không cho phép các chiến binh của mình tổ chức lễ cầu nguyện tập thể ngoài đường phố. Các đám cưới và những buổi trừng phạt công khai trên quảng trường cũng bị cấm triệt để. Bây giờ những hành động như thế không còn diễn ra vì lo sợ “ăn” bom của Nga.
Những hình ảnh ngông nghênh của IS thời hoàng kim dưới “cơn mưa bom” của Mỹ như tập trung nhóm họp hàng ngàn người hay cưỡi xe SUV của Toyota đi thành đoàn hàng chục chiếc, dài vài cây số đã không còn. Các tay súng IS đã biết đến khái niệm “trốn chui, chốn lủi”.
Những cuộc không kích của Nga đã gây ra những hiệu ứng tức thì, tạo ra tình trạng hoang mang, dao động trong hàng ngũ của chúng, khiến hàng ngàn tên đã bỏ chạy sang Jordan và các nước khác, làm rã đám hàng loạt đội ngũ của IS.
Tuy nhiên, chiến dịch “Phẫu thuật thần kinh” của Nga không chỉ gây ra cơn hoảng loạn cho IS mà nó còn gây ra cơn “thần kinh” cho Mỹ và NATO, bởi những gì Moscow thể hiện trong chiến dịch không kích này đã vượt quá những tưởng tượng của phương Tây về quân đội Nga.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga gửi thông điệp đỏ cho Thổ Nhĩ Kỳ!

(Bình luận quân sự) - Một chiếc MIG-29 tác chiến điện tử đã làm mù 4 chiếc F-16 thì không Nga thì là kẻ nào, không lẽ ngoài hành tinh?

Ở góc nhìn về quan hệ quốc tế thì việc một máy bay quân sự vô tình hoặc cố ý khi tác chiến trong khu vực bay lạc sang không phận quốc gia bên cạnh một vài giây là không có gì ghê gớm, đó chỉ là lỗi kỹ thuật.
Tuy nhiên, hãy xem thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ khi máy bay Nga tác chiến ở gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ khi bị lạc sang đó một vài giây, họ phản ứng rất chi là quyết liệt, đanh thép.
Vụ việc máy bay Nga bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp diễn lần 2 khi một MIG-29 chưa rõ tung tích đã ngắm bắn 8 chiếc máy bay F-16 Thổ Nhĩ Kỳ khi đang tuần tra biên giới giáp Syria sau khi đã “bịt mắt” F-16 mất 4 phút 15 giây.
Lúc này thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn kiên nhẫn được nữa, Thổ đe dọa sẽ bắn hạ và nếu Nga tấn công Thổ thì coi như tấn công NATO, đồng thời quan hệ kinh tế Nga-Thổ sẽ kết thúc…
Tuy Nga xin lỗi vụ trước, vụ sau Nga tuyên bố MIG-29 không phải của Nga vì Nga chưa đưa sang, nhưng với giới quân sự Thổ và NATO khi chỉ một chiếc MIG-29 tác chiến điện tử đã làm mù 4 chiếc F-16 thì không Nga thì là kẻ nào, không lẽ ngoài hành tinh?
Nếu như vụ trước thì có thể nhiều người sẽ hồ nghi, cho là lỗi kỹ thuật, nhưng kết hợp 2 vụ thì chứng tỏ Nga cố ý. Vậy tại sao Nga lại cố ý như vậy với Thỗ Nhĩ Kỳ?
Nga muốn chứng tỏ vùng cấm bay với Thổ Nhĩ kỳ?
Nga đã làm việc này với Israel vào ngày 2/10, khi 4 chiếc F-15 của Israel vượt qua không phận Liban để tiến vào không phận Syria thì 6 máy bay SU-30SM từ Latakia xuất kích ngăn chặn, cảnh cáo buộc phải quay đầu trở lại.
Và, ngay cả với Mỹ, ngày 3/10 "Máy bay chiến đấu của Nga Su-30SM bằng các hành động của họ đã buộc phi công Mỹ điều khiển máy bay tấn công A-10 phải rời khỏi không phận Syria"- CNN đưa tin.
Máy bay NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng tiếp cận các lực lượng của Nga ở Latakia và quân cảng Tartus nhưng bằng hệ thống tác chiến điện tử mạnh Radar máy bay NATO “bị mù, hoen ố” và bằng khí tài áp chế quang học mang tên Grach, lực lượng Nga phát xạ những luồng ánh sáng cường độ cao, chói lòa vào mục tiêu để ngắm bắn.
“Nga đã cố tình làm cho nó rõ ràng, rằng, họ đã nhìn thấy tất cả mọi thứ, các anh không nên tiếp cận đến gần, hoặc là bị bắn hạ”- giới quân sự Mỹ cho biết.
Với không quân Thổ thì như chúng ta đã rõ, sau khi đồng ý cho Mỹ sử dụng căn cứ không quân để không kích IS thì cũng là lúc Không quân Thổ tác chiến trên vùng trời Syria với danh nghĩa không kích IS, dù không được sự cho phép của Syria. Tuy nhiên, không những thế, mục tiêu của không quân Thổ không phải là IS mà nhằm vào lực lượng dân quân người Kurd, đồng minh với Assad cùng với Hezbollah chống IS.
Đây là đoàn xe chở dầu của IS được cho là bán lậu cho Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Nga “phẫu thuật”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-gui-thong-diep-do-cho-tho-nhi-ky_92245261.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đoàn xe chở dầu của IS được cho là bán lậu cho Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Nga “phẫu thuật”.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sách lược “đục nước thả câu” hay “té nước theo mưa” của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Nga chặn đứng khiến Thổ Nhĩ Kỳ “ngậm bồ hòn” và được dịp phản ứng khi máy bay Nga lạc vào không phận mấy giây.
Đòn nắn gân Thổ tiếp theo khiến Thổ hoảng loạn. Những 8 máy bay F-16 đi tuần tra mà bị 1 MIG-29 “bịt mắt” thì đúng là không còn gì để nói. Nếu tác chiến xảy ra thì chiếc MIG-29 này cứ từ từ bắn rụng hết chiếc F-16 này đến chiếc khác của không quân Thổ Nhĩ Kỳ là chắc chắn.
Nếu đây là sự thật thì sự hoảng loạn này không chỉ không quân Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ thế nên Thổ Nhỉ Kỳ trở nên “đao to búa lớn” với Nga, đe dọa Nga nếu tấn công Thổ là tấn công NATO và NATO cũng đang điều binh sang Thổ Nhĩ Kỳ để đề phòng bất trắc…
Động thái của Nga chứng tỏ một thông điệp rõ ràng, rằng, Nga được chính phủ Syria yêu cầu giúp đỡ nên chỉ có Nga và họ có quyền canh giữ, bảo vệ vùng trời Syria.
Tất cả các lực lượng không quân khác khi tác chiến trên không phận Syria phải được phép của Nga và Damascus.
Nga phải xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ vì xâm phạm không phận dù chỉ mấy giây và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được xâm không phận Syria nếu không sẽ đối đầu với nhiều MIG-29 và không chỉ MIG-29.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sự thật tên lửa hành trình Nga rơi trên đất Iran?

(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Iran khẳng định, thông tin tên lửa Nga rơi xuống Iran khi tấn công IS được Mỹ đưa ra chỉ là đòn tâm lý chiến nhằm vào Nga.

Tuyên bố trên được ông Hamidreza Taraghi, người phát ngôn của lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Cụ thể, ông này đã phủ nhận các báo cáo của Mỹ cho rằng có ít nhất 4 quả tên lửa hành trình của Hải quân Nga trong khi tấn công IS ở Syria đã rơi xuống lãnh thổ Iran.
Theo khẳng định của Bộ Quốc phòng Iran, thực chất đây có thể là thể loại thông tin với ý đồ tâm lý chiến của Mỹ nhằm vào Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
iran-ten-lua-nga-roi-la-don-tam-ly-chien-cua-my_9104358.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh tên lửa hành trình Kalibr-NK của Nga được người dân ghi lại khi bay qua không phận Iran. Ảnh: Daily Mail{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước khi Iran đưa ra thông tin này, CNN dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên nói rằng, 4 trong tổng số 26 tên lửa hành trình Nga phóng từ chiến hạm trên biển Caspian vốn nhằm vào mục tiêu phiến quân IS tại Syria đã bị rơi xuống Iran.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ tên lửa rơi xuống đâu ở Iran. Các tàu của Nga được bố trí ở phía nam biển Caspian, có nghĩa là để bay vào Syria, nhiều khả năng tên lửa phải đi qua cả Iran và Iraq.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby từ chối xác nhận thông tin này, nhưng ông nói rằng nếu xảy ra sự cố như vậy, thì nó cho thấy cần phải phối hợp tốt hơn giữa các bên.
Trước thông tin Mỹ đưa ra, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc từ phía Mỹ. Moscow khẳng định, tất cả 26 quả tên lửa phóng từ chiến hạm Nga đều trúng mục tiêu phiến quân IS tại Syria và không làm thương vong dân thường.
“Chúng tôi không dẫn những nguồn tin không rõ ràng. Chúng tôi đã công bố về quá trình phóng tên lửa và tất cả số tên lửa đều tấn công mục tiêu chính xác”, Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đồng thời nhấn mạnh:
“Vụ phóng tên lửa nhằm vào mục tiêu IS với kết quả chính xác có thể khiến các đồng nghiệp của chúng tôi ở Lầu Năm Góc cảm thấy không thoải mái và ngạc nhiên nhưng thực tế rằng, vụ không kích bằng tên lửa dẫn đường đã tấn công chính xác vào các căn cứ của khủng bố ở Syria".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su-that-ten-lua-hanh-trinh-nga-roi-tren-dat-iran_91014112.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sơ đồ đường bay của tên lửa hành trình phóng từ biển Caspian, qua Iran và Iraq vào Syria{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết, trong giai đoạn đầu của cuộc không kích Nga nhằm vào IS trên lãnh thổ Syria, truyền thông phưng Tây cũng đưa tin cho biết 1 chiến đấu cơ Su-25 của Không quân Nga bị bắn hạ.
Ngay khi xuất hiện thông tin này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã từ chối bình luận trước thông tin này. "Tôi không thể bình luận về những thông tin. Tôi đề nghị các bạn tập trung vào những thông tin được Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đưa ra", ông Peskov phát biểu trước truyền thông.

Tên lửa Tomahawk rụng như sung
Lần đầu tiên Tomahawk tham chiến là trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991). Trong chiến dịch Bão táp sa mạc, 297 tên lửa đã được sử dụng. Trong đó, 282 tên lửa phóng thành công, 9 tên lửa bị "xịt" không thể rời ống phóng, 6 tên lửa bị rơi xuống nước ngay sau khi rời ống phóng.
Trong số 282 tên lửa phóng thành công ít nhất có 6 bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không Iraq. Ngày 26/03/1993, 23 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng để tấn công Cơ quan tình báo Iraq nhưng có khoảng 4 quả bị bắn hạ.
Ngày 10/09/1995, 13 tên lửa đã được phóng đi từ bờ biển Adriatic nhắm vào một tháp chuyển tiếp vô tuyến điện của mạng lưới phòng không Bosnia trong chiến dịch Deliberate. Ngày 3/09/1996, khoảng 44 quả Tomahawk được phóng từ tàu ngầm tấn công mục tiêu phòng không ở miền Nam Iraq.
Dù không có số liệu cụ thể về kết quả cuộc tấn công này nhưng trong chiến dịch Deliberate đã có khoảng 8 quả Tomahawk bị rơi ngay sau khi phóng hoặc trên hành trình bay tới mục tiêu.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí Liên Xô giúp Việt Nam giành chiến thắng thế nào? (2)

Cập nhật lúc: 06:00 11/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Binh chủng Tên lửa phòng không: 50 năm bảo vệ bầu trời
Khám phá tiêm kích siêu âm ít tiếng của Việt Nam

(Kiến Thức) - Tiêm kích MiG-17, MiG-21 cùng với SAM-2 là những vũ khí Liên Xô giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước sức mạnh vô địch của Không quân Mỹ.
Cuộc đối đầu nghẹt thở trên không
Ngoài tên lửa SAM-2, trong số các vũ khí Liên Xô cung cấp cho Việt Nam giúp giành chiến thắng quan trọng trên không gồm tiêm kích MiG-17, MiG-21. Những chiếc chiến đấu cơ này từng khiến cho không quân hùng mạnh nhất thế giới không khỏi khiếp sợ.​
Mặc dù bị áp đảo hoàn toàn trên không vào năm 1965 khi 30 tiêm kích MiG của Không quân Nhân dân Việt Nam phải đối đầu với 660 máy bay chiến đấu các loại của Mỹ. Nhưng người Mỹ lại chịu tổn thất đến 46 chiếc F-4 trong đó có 13 chiếc bị bắn hạ bởi MiG.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trong ảnh các phi công MiG-17 thuộc Trung đoàn 923 của Không quân Việt Nam với những phi công huyền thoại như Lưu Huy Chao, Lê Hải, Mai Đức Tài và Hoàng Văn Kỳ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tiếp theo sau đó vào năm 1966, Không quân Việt Nam bắt đầu được trang bị những chiếc tiêm kích MiG-21 càng khiến Không quân Mỹ gặp nhiều vấn đề hơn. Ngày 7/7/1966 hai chiếc MiG-21 của Việt Nam đã bắn hạ một chiếc máy bay tiêm kích-ném bom siêu thanh F-105 bằng các tên lửa không đối không đầu tiên gây hoang mang lớn trong Không quân Mỹ.​
Khoảng thời gian sau đó các phi công Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc với máy bay chiến đấu phản lực của Liên Xô, càng khiến các phi đội MiG hoạt động hiệu quả hơn trước. Trong quyển MIGs Over North Vietnam của tác giả Roger Boniface có viết: “Các phi công lái MiG-17 của Việt Nam đã bắt đầu tự tin hơn khi đối đầu với những chiếc F-4 của Mỹ nhất là khi cận chiến với pháo tự động 37mm - thứ vũ khí chết người trên không. Trong khi đó, MiG-21 lại vượt trội về tốc độ hơn các máy bay của Mỹ và thường tấn công bổ nhào từ trên không ở độ cao lớn hơn”.​
“Các phi công Việt Nam trên những chiếc MiG-17 hay MiG-21 đều sử dụng chung một chiến thuật là tấn công bất ngờ các máy bay chiến đấu Mỹ bằng tất cả loại vũ khí họ được trang bị và sau đó nhanh chóng biến mất trên bầu trời”, Roger Boniface viết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các phi công MiG-17 của Việt Nam trong một buổi hướng dẫn bay. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Không phải tự nhiên mà các phi công Mỹ sợ phải đối đầu với các phi công “Ace” của Việt Nam, trong một số trường hợp họ còn bỏ chạy trước khi kịp giao chiến mặc dù được trang bị tốt hơn.​
Thông tin tình báo của Liên Xô cũng giúp khá nhiều trong việc cảnh báo sớm các đợt ném bom của Không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, khi các tàu do thám Nga hoạt động gần khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương luôn phát hiện ra trước các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ cất cánh từ các cứ căn quân ở Đảo Okinawa và Guam. Tốc độ và hướng bay của các máy bay này sẽ được ghi lại sau đó được chuyển đến Sở chỉ huy tác chiến ở Việt Nam, từ đây Hà Nội sẽ tính toán trước các mục tiêu mà Mỹ có thể tấn công.​
Các thông tin cảnh báo sớm này giúp quân và dân miền Bắc Việt Nam có thể kịp thời di tản khỏi các khu vực mục tiêu bị ném bom, từ năm 1968 đến 1970 bất cứ đợt ném bom phá hoại của Không quân Mỹ đều không thể phá hủy được các sở chỉ huy chủ chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ngay khi cất cánh, "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đã bị tình báo Nga nắm được thóp.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài vũ khí, Liên Xô cũng tiến hành viện trợ cho Việt Nam các thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, xăng dầu, máy móc và phụ tùng thay thế phục vụ cho các công nghiệp quan trọng. Không giống như các khoản viện trợ trả chậm của Trung Quốc và Moscow hoàn toàn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam và chúng không phải là các khoản cho vay.​
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn đưa tới Việt Nam hàng nghìn chuyên gia, cố vấn hỗ trợ Việt Nam khai thác khí tài một cách hiệu quả nhất.
Từ năm 1965 đến cuối năm 1974 đã có khoảng 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh Liên Xô cùng 4.500 binh sĩ thuộc các đơn vị vũ trang Liên Xô đến Việt Nam với vai trò cố vấn quân sự. Ngoài ra các trường quân sự Nga còn đào tạo hơn 10.000 học viên quân sự Việt Nam, đến cuối cuộc chiến Quân đội Liên Xô chỉ mất 13 binh sĩ khi làm nhiệm vụ tại Việt Nam.​
Kalashnikov và Colt
Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên trong lịch sử cả hai bên đều sử dụng các loại súng trường tấn công tiên tiến nhất thời điểm đó với quy mô lớn, bên cạnh đó đây cũng là cơ hội để cả Nga và Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí mới nhất của mình.​
Bộ đội Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam may mắn hơn các binh sĩ Mỹ khi được trang bị mẫu súng trường tấn công tốt nhất thời kỳ đó là AK-47. Nó có trọng lượng nhẹ và mỗi chiến sĩ có thể mang theo tới 350 viên đạn cho phép họ có thể chiến đấu lâu hơn đối phương. Bên cạnh đó, AK-47 cũng được đánh giá là có thể hoạt động trong mọi điều kiện, yêu cầu bảo dưỡng thấp và phù hợp với môi trường ẩm ướt của Việt Nam.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Súng trường tấn công AK-47 luôn là thứ vũ khí hiệu quả ở Chiến trường Việt Nam trong suốt cuộc chiến.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngược lại ở phía bên kia, các binh sĩ được trang bị súng trường tiến công Colt M16 - một sản phẩm thất bại của Quân đội Mỹ trong thời điểm đó, nó luôn bị đánh giá hoạt động kém hiệu quả thường xuyên bị kẹt đạn. Binh sĩ Mỹ không mặn mà lắm với M-16 thậm chí coi nó ác mộng, trong nhiều trường hợp chính M-16 lại là nguyên nhân dẫn tới việc binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng. Trong một số trường hợp hy hữu khác cả một trung đội của Mỹ đều mất khả năng chiến đấu vì những khẩu M-16 đều bị hỏng.​
Tình hình trở nên nghiêm trọng tới nỗi một số binh sĩ Mỹ bắt đầu sử dụng những khẩu AK-47 bị bỏ lại trên chiến trường và điều này có thể gây nguy hiểm cho các chiến dịch quân sự của Mỹ lúc đó. AK-47 và M-16 được xem là thước đo về chất lượng của vũ khí Liên Xô trong suốt Chiến tranh Việt Nam.​
Theo nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, tổn thất của Mỹ sẽ lớn hơn ở chiến trường Việt Nam nếu như Moscow chịu viện trợ các loại vũ khí hiện đại nhất của nước này cho Hà Nội vào thời điểm đó. Điển hình như các tàu mang tên lửa lớp OSA tương tự như của Ấn Độ đã sử dụng tiêu diệt cảng Karachi của Pakistan trong cuộc xung đột vào năm 1971.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nguồn cung viện trợ vũ khí từ Liên Xô cho Việt Nam luôn bị gián đoạn bởi nhiều lý do khác nhau.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các loại tàu chiến được trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit SS-N-2 Styx có độ chính xác cao như trên OSA hoàn toàn có đủ khả năng giúp Hải quân Nhân dân Việt Nam đáp trả lại Hải quân Mỹ. Mặc dù vậy, vì một số lý do khác nhau mà điều này đã không được Liên Xô thực hiện.​
Kết thúc chương sử buồn
Nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Vương quốc Phổ Carl von Clausewitz đã từng định nghĩa chiến tranh là: “Một hành động vũ lực để buộc đối phương làm theo ý nghĩ của mình”. Quân và dân Việt Nam đã đáp trả tương xứng với những gì mà Quân đội Mỹ đã làm ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Với chiến lược và sức mạnh của hỏa lực, Việt Nam đã buộc Đế quốc Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam cũng như kéo theo sau đó là sự suy yếu của chính phủ bù nhìn Sài Gòn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hình ảnh xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập kết thúc 20 năm Chiến tranh Việt Nam.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngày 30/4/1975, cả thế giới đã chứng kiến cảnh chiếc xe tăng T-54 của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn bắt sống toàn bộ chính phủ Sài Gòn lúc đó. Đại sứ Mỹ Graham Martin vẫn có thể rời khỏi Sài Gòn trong những giây phút cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam trong lành lặn, nhưng ông ta không hề hay biết rằng chiếc trực thăng chở ông ta hoàn toàn trong tầm ngắm của quân giải phóng.​
Nhưng trong những giây phút của Chiến tranh Việt Nam dân tộc Việt Nam không muốn chứng kiến thêm bất cứ nổi đau nào nữa thậm chí từ phía Mỹ (trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ mất 58.200 binh sĩ cùng hơn 150.000 người bị thương và 1.600 người mất tích).​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Nga xoáy sâu vào nỗi đau của Mỹ

(Bình luận quân sự) - Theo chuyên gia quân sự Alexander Khrolenko, ngày 7/10/2015 sẽ đi vào lịch sử Quân đội Nga và trở thành "nỗi đau" của Hải quân Mỹ.

Nga xoáy vào nỗi đau của Mỹ
Nhận định trên đây của chuyên gia Alexander Khrolenko được tờ Russia Today đăng tải sau khi Hạm đội Caspian của Nga phóng liên tiếp 26 quả tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-NK vào tổ chức IS trên lãnh thổ Syria.
Vụ tấn công này cũng cho thấy một “cấp độ mới” của sự đối tác quốc tế. Tên lửa từ biển Caspian tấn công vào các mục tiêu của IS ở Syria, sau khi đã mượn được đường bay qua lãnh thổ Iran và Iraq. Trước đó, 2 nước này cũng đã cho phép máy bay quân sự Nga bay qua để vào Syria.
Tạp chí "The Week" nhận xét rằng: "Các nước Trung Đông bắt đầu nhận thức được rằng, Nga là một cường quốc có ảnh hưởng lớn, đáng tin cậy hơn nhiều so với Hoa Kỳ - nước nói một đằng, làm một nẻo”.
Tờ "Il Giornale" của Italia nói thêm rằng, trong tương lai gần “các nước mà Hoa Kỳ dường như đã giải phóng khỏi chế độ độc tài, nhưng lại đang trở nên hỗn loạn có thể sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của Nga. Ví dụ như Iraq đã cho phép Nga thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ nước mình.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chuyen-gia-nga-xoay-sau-vao-noi-dau-cua-my_10121214.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hải quân Nga khai hỏa tên lửa Kalibr-NK.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tờ "The New York Times" dẫn lời chuyên gia Soner Cagaptay của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có những hành động có thể gây ra xung đột với Nga, mặc dù Moscow hỗ trợ cho chế độ Assad, mà chính Ankara đang cố gắng lật đổ chế độ này.
Các chuyên gia phân tích Nga nhấn mạnh, việc hải quân nước này (và cả quân đội nói chung) lần đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa hành trình không chỉ là một bước ngoặt về mặt công nghệ quân sự và hình thái tác chiến mà nó còn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.
Việc Nga xây dựng thành công khả năng tấn công tầm xa, thậm chí là toàn cầu với các tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom, có phạm vi tấn công còn xa hơn nữa (ví dụ như Kh-101/102, có tầm phóng 10.000km) đã phá bỏ ưu thế thống trị của Mỹ về lĩnh vực này.
Rộng hơn, những động thái cứng rắn và khả năng đáng kinh ngạc của quân đội Nga cho thấy, thế giới đã không còn đơn cực, địa vị độc tôn của Mỹ đã bị phế bỏ, kỷ nguyên thống trị của Mỹ đã khép lại với sự nổi lên và trỗi dậy của Nga.
Câu trả lời xứng đáng cho Tomahawk
Dòng tên lửa Kalibr do Viện OKB Novator ở Yekaterinburg nằm trong Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei phát triển. Đây là một họ tên lửa với nhiều biến thể dành cho quân đội Nga và khách hàng nước ngoài.
Kalibr có đầy đủ các các biến thể dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân Nga (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Trong hệ thống tên lửa Kalibr, ngoài các loại ngư lôi và tên lửa chống ngầm, phiên bản đối hạm cơ sở được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất cơ sở là 3M-14.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chuyen-gia-nga-xoay-sau-vao-noi-dau-cua-my_10122214.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tuần dương hạm Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Từ trước đến nay, chúng ta thường biết đến phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa tấn công mặt đất này là Klub 3M-14E với tầm phóng vẻn vẹn 300km. Tuy nhiên, phiên bản tấn công mặt đất được sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng siêu xa từ 1500-2500km.
Tên lửa 3M-14, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A. Đây là một biến thể tấn công mặt đất dẫn đường quán tính triển khai cho các tàu ngầm Nga, có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Nó có chiều dài cơ bản là 6,2 m (20 ft), với đầu đạn nặng 450 kg (990 lb), phạm vi tấn công là 1,500-2,500 km (930-1,550 mi), tốc độ hành trình cận âm Mach 0,8.
Tên lửa 3M-14T cũng có định danh DOD là SS-N-30A, được triển khai cho các tàu mặt nước với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp. Chiều dài cơ bản của nó là 8,9 m (29 ft), các tham số khác cũng tương tự như 3M-14.
Phiên bản xuất khẩu 3M-14E được Bộ Quốc phòng Nga định danh là SS-N-30B, được phóng từ tàu ngầm. Chiều dài cơ bản của nó là 6,2 m (20 ft), với 450 kg (990 lb) đầu đạn. Phạm vi tấn công là 300km (190 mi), với tốc độ tương tự như tên lửa nguyên bản.
Hiện Mỹ đang triển khai tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk trên 2 loại tàu mặt nước là tuần dương hạm lớp Ticonderoga (với số lượng tối đa là 26 quả) và các khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, với số lượng tối đa là 56 quả.

Tuy số lượng tên lửa hành trình mà chiến hạm Mỹ mang được là rất lớn, nhưng các tuần dương hạm và khu trục hạm Aegis của Mỹ đều có lượng giãn nước siêu lớn, khoảng trên dưới 10.000 tấn, trong khi các chiến hạm Nga chỉ chưa tới 1000 tấn cũng có thể mang được tới 8 quả.
Do thiếu kinh phí, Nga đang từ bỏ các thiết kế hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ có khả năng mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr-NK 3M-14T. Hiện Nga đã có gần 10 tàu được trang bị khả năng này.
Nga đang ồ ạt triển khai Kalibr-NK trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa. Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, nhưng theo một đường lối khác hẳn Mỹ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.