Những sự thật Mỹ mang bom hạt nhân B61-12 tới châu Âu
(Bí mật quân sự) - Cuối tháng 9 vừa qua, Kênh truyền hình Đức ZDF đưa tin về việc Mỹ sẽ bố trí bom hạt nhân B61-12 tại căn cứ không quân Bukhel trên lãnh thổ Đức.
Tin này đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác trên thế giới đăng tải lại. Chưa biết thực hư thế nào nhưng thư ký báo chí Tổng thống Nga D.Peskov đã tuyên bố đại ý: “Hành động đó (của Mỹ) buộc Nga phải áp dụng các bước đi và biện pháp đáp trả để tái lập lại cán cân chiến lược”.
Vậy sự thực là thế nào? Cán cân vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Châu Âu giữa Mỹ-NATO và Liên Xô (Nga) trước đây và hiện nay ra sao? Xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin về vũ khí hạt nhân chiến thuật và các phương tiện mang chúng (phương tiện đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến mục tiêu). Nguồn số liệu chính từ “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) tháng 10/2015 và một số nguồn khác).
Nhưng trước hết, vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì ?
Theo định nghĩa phổ biến nhất thì vũ khí hạt nhân chiến thuật (hay còn gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược) là các bom hạt nhân đường không, mìn hạt nhân, bom sâu hạt nhân, đầu đạn pháo hạt nhân, đầu tác chiến hạt nhân cho các loại ngư lôi khác nhau và cho các tên lửa phóng từ mặt đất, từ trên không, trên biển (với cự ly bắn đến 5.000 km) có công suất không lớn, vào khoảng vài Kt.
MỸ-NATO
Từ thời điểm Mỹ độc quyền hạt nhân, bom nguyên tử trước hết được coi là “siêu vũ khí” chiến lược dùng để hủy diệt các trung tâm hành chính - chính trị và công nghiệp lớn của đối phương.
Chúng không được sử dụng trên các chiến trường. Có mấy lý do sau: Các phương tiện mang bom hạt nhân đầu tiên trọng lượng khoảng 5 tấn của Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược Boeing B-29 Superfortress ném bom từ độ cao 10-11 km.
Rõ ràng là độ chính xác trong trường hợp này không cao và rất có thể bom sẽ rơi trúng đội hình “quân mình”. Ngoài ra, thời kỳ đầu số lượng các bom hạt nhân không nhiều – nói chính xác hơn, không đủ ngay cho cả các mục tiêu chiến lược.
Song song với việc thiết kế bom hạt nhân và các đầu đạn hạt nhân công suất lớn cho các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo, Mỹ cũng tiến hành các nghiên cứu thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân.
Đầu những năm 50, giới chức quân sự Mỹ đã bắt đầu xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường. Có mấy nguyên nhân sau: Thứ nhất, sử dụng các đầu đạn hạt nhân có sức công phá vài Kt có thể khoan thủng hệ thống phòng ngự hoặc tiêu diệt sinh lực và phương tiện kỹ thuật của đối phương tại khu vực tập kết bằng một đòn tấn công bất ngờ.
Thứ hai, sau khi mất thế độc quyền hạt nhân vào năm 1949, người Mỹ thừa hiểu rằng nếu sử dụng các đầu đạn hạt nhân chiến lược tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Liên Xô thì ngay lập tức sẽ có một đòn tấn công trả đũa vào lãnh thổ Mỹ.
Xuất phát từ thực tế trên, các tướng lĩnh và chính khách Mỹ đề xuất học thuyết “chiến tranh hạt nhân hạn chế”. Theo học thuyết này, vũ khí hạt nhân (công suất nhỏ) sẽ được sử dụng ở một khu vực hạn chế bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Chiến trường để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật được xác định là Tây Âu, Triều Tiên, Đông Dương và Cu Ba.
Các phương tiện mang bom hạt nhân chiến thuật là các máy bay tiêm kích - ném bom. Phương tiện mang bom hạt nhân xuất phát từ các tàu sân bay của hải quân là các máy bay động cơ pitông tốc độ thấp P2V-3C. Đây là loại máy bay được cải tiến từ máy bay tuần tiễu Lockheed P-2 Neptune.
Trên P2V-3C, một phần vũ khí được tháo dỡ để tăng cự ly hoạt động và được lắp thêm các thùng dầu phụ. Tất cả 16 chiếc P2V-3C “máy bay ném bom hạt nhân hải quân” được trang bị thiết bị ra da AN/ASB-1.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay P2V-3C cất cánh từ tàu sân bay” Coral Sea”{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lần xuất kích đầu tiên của P2V-3C với tải trọng 4.500 kg từ tàu sân bay “Coral Sea” được thực hiện ngày 7/3/1949. Trọng lượng cất cánh của P2V-3C là hơn 33.000 kg. Vào thời điểm đó, đây là loại máy bay cất cánh từ tàu sân bay có trọng lượng cất cánh lớn nhất.
Tuy nhiên, máy bay này không thể hạ cánh xuống tàu sân bay. Trong trường hợp xuất kích tác chiến, sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, nó hoặc là hạ cánh xuống các sân bay trên mặt đất, hoặc phi công nhày dù.
Khó để xác định được xác xuất sống sót của loại máy bay tương đối lớn nhưng bay chậm (tốc độ hơn 500 km/h) này nếu gặp các máy bay phản lực MiG. Có lẽ các đô đốc Mỹ cũng đã tính tới điều này nên sau khi chế tạo được các loại bom hạt nhân tương đối gọn nhẹ cho các phương tiện mang là các máy bay phản lực của hải quân và tên lửa có cánh, tất cả P2V-3B đã không còn thực hiện chức năng là phương tiện mang vũ khí hạt nhân của hải quân nữa.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng các máy bay ném bom - tiêm kích phản lực được sử dụng làm phương tiện mang vũ khí hạt nhân cũng có không ít nhược điểm. Ví dụ: độ chính xác khi ném bom hạn chế nên chỉ có thể tấn công ở chiều sâu phòng ngự của đối phương, hiệu qủa sử dụng không quân tác chiến phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện thời tiết và khoảng thời gian trong ngày, ngoài ra, các máy bay chiến đấu dễ các hệ thống phòng không của đối phương bắn hạ.
Các phương tiện mang vũ khí hạt nhân là các tên lửa chiến dịch và chiến dịch - chiến thuật: Trong các năm 50-70, Mỹ đã chế tạo hàng loạt tên lửa với động cơ cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng.
Các tổ hợp tên lửa “Honest John”, “Little John” “Sergeant”, “Kapral”, “Lacrosse”, “Lens” có khả năng cơ động nhanh và độ chính xác cao.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổ hợp phóng tên lửa chiến thuật tự hành “Lens”{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một phần các tên lửa trên được Mỹ chuyển giao có các đồng minh. Ví dụ, tên lửa “Lens” (cự ly bắn với đầu đạn hạt nhân 120 km) được cung cấp cho Anh, Tây Đức, Hà Lan, Ý, Bỉ.
Theo các thỏa thuận mà Mỹ ký với các nước nói trên, các đầu tác chiến hạt nhân được bảo quản tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Châu Âu và sẽ được chuyển giao cho đơn vị tên lửa các nước đồng minh trong trường hợp có mối đe dọa chiến tranh.
Trong số đó, có cả các đầu đạn “nơtron” được chế tạo đầu những năm 80. Tất cả đã có 380 đầu tác chiến hạt nhân nơtron được lắp cho các tên lửa “Lens”. Những thành tựu trong nghiên cứu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho phép chế tạo các đầu đạn pháo hạt nhân cho pháo binh.
Đầu những năm 50, để tăng cường cho các quân đoàn bộ binh Mỹ đóng ở Châu Âu, Mỹ trang bị cho các binh đoàn này pháo hạt nhân 280 ly M-65 với đạn T-124 (đầu đạn hạt nhân công suất 15Kt).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Pháo М-65{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Loại pháo này có tầm bắn đến 24 km, một nửa số đầu đạn rơi chụm trong một hình tròn bán kính 130 m. Trong lượng hệ thống pháo này khi hành tiến nặng 75 tấn.
Pháo M-65 có mặt trong trang bị không lâu , vì trọng lượng quá lớn và cồng kềnh nên khả năng cơ động kém. Để chuẩn bị trận địa cho loại pháo này cần đến vài giờ.
Năm 1957, đạn pháo M-422 cỡ 203 ly với đầu đạn hạt nhân (công suất phụ thuộc vào biến thể - từ 5 đến 40Kt) được đưa vào trang bị.
Đạn pháo hạt nhân 203 ly có thể sử dụng cho pháo tự hành M55 và M110.
Cuối những năm 70, Mỹ đã chế tạo đạn M735 chuyên dụng cho pháo M110 với đầu tác chiến hạt nhân công suất đến 1,1 Kt. Đầu đạn có 2 phiên bản: đầu hạt nhân “thông thường” và đầu hạt nhân khi nổ có lượng nơtron thoát ra lớn.
Năm 1963, đạn 155ly M-454 với đầu đạn hạt nhân W-48 công suất 0,1 Kt được đưa vào trang bị. Năm 1989, đạn 155ly M-785 với đầu đạn hạt nhân W-82 công suất 1,5 Kt cũng được trang bị cho một số đơn vị.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đạn pháo 155 ly này có thể dùng cho các pháo tự hành M109 và FH70, pháo kéo M114A1 và M198.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, Mỹ còn có hệ thống pháo “hạt nhân không giật” “Devy Croket": 120 ly M28 và 155 ly M29. Năm 1962, các pháo này được đưa vào biên chế cho các sư đoàn bộ binh Mỹ ở Châu Âu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Pháo không giật 155 ly M29{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong những năm 60, vũ khí hạt nhân chiến thuật có trong trang bị của tất cả các quân binh chủng Quân đội Mỹ. Ngoài những vũ khí tấn công, những hệ thống vũ khí phòng thủ cũng được trang bị đầu tác chiến hạt nhân.
Hơn một nửa các tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ “Nike Ajak” và “Nike Hercules” mang đầu tác chiến hạt nhân. Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa “ Bomars” bố trí tại Canada mang đầu tác chiến hạt nhân.
Các tên lửa không điều khiển trên máy bay cũng có đầu tác chiến hạt nhân để đối phó với các máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô.
Ở Tây Đức, dọc các tuyến đường giao thông có các giếng cài bộc phá hạt nhân Mỹ để tiêu diệt các cánh quân xe tăng Xô Viết trên đường (chúng) hành tiến tới eo biển Manche.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Phóng tên lửa chiến thuật Xô Viết “ Luna-M” .{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Liên Xô - Nga
Đến đầu những năm 70, Liên Xô kém xa Mỹ về số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật trang bị cho các đơn vị. Phương án đáp trả việc triển khai hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Châu Âu là đưa vào trực chiến các tên lửa nhiên liệu rắn bố trí trên các tổ hợp cơ động “ Mars”, “Philin” và “Luna”, cũng như các tên lửa nhiên liệu lỏng tầm xa R-11 và R-1. Một số các tên lửa FKR (KS-7) cad FKR-2 (S-5) cũng được đưa vào trang bị
(Bí mật quân sự) - Cuối tháng 9 vừa qua, Kênh truyền hình Đức ZDF đưa tin về việc Mỹ sẽ bố trí bom hạt nhân B61-12 tại căn cứ không quân Bukhel trên lãnh thổ Đức.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổ hợp phóng tự hành FKR-2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô là các máy bay ném bom IL-28 và Iak-28B, máy bay tiêm kích- ném bom Su-7B và các máy bay tiêm kích MiG-21SN và MiG-21SMT cải hoán chuyên để ném bom hạt nhân RN-25. Các tên lửa chống hạm phóng từ biển và từ trên không, ngư lôi và bom sâu cũng được lắp các đầu tác chiến hạt nhân.
Để tiêu diệt các cụm mục tiêu trong điều kiện nhiễu phức tạp, các tên lửa phòng không mang đầu hạt nhân được đưa vào trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không S-25, S-75, S-200 và S-125. S-125 có thể sử dụng các tên lửa này tấn công các mục tiêu cả trên biển và trên mặt đất.
Có thể các hệ thống pháo đầu tiên sử dụng đạn hạt nhân của Liên Xô là cối tự hành 240 ly “Tiupal” và pháo tự hành B-4M. Không lâu sau đó, pháo tự hành 152 ly “Akatsia" và pháo kéo D-20 cũng sử dụng đạn pháo mang đầu đạn hạt nhân.
Đến những năm 80, Liên xô đuổi kịp Mỹ về số lượng các đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật đã triển khai. Theo một số nguồn số liệu thì đến cuối những năm 80, Quân đội Xô viết có gần 22.000 đơn vị (tính) vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trong những năm 1990 -2000, số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ và Nga đã được cắt giảm nhiều lần. Vì vũ khí hạt nhân chiến thuật không nằm trong phạm vi điều chỉnh của bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào nên Mỹ và Nga chưa bao giờ công bố các số liệu chính thức về loại vũ khí này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Quân đội Mỹ có gần 500 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong số đó có khoảng 100 đầu tác chiến cho các tên lửa có cánh (đang bảo quản ở các kho) và 400 bom hạt nhân rơi tự do B61 các biến thể khác nhau. Gần 200 bom B-61 hiện đang nằm trong các kho của các căn cứ không quân Mỹ ở Châu Âu.
Về bom hạt nhân rơi tự do B61:
Loại vũ khí công suất trung bình này do phòng thí nghiệm Los Abamos thiết kế chuyên dùng cho các phương tiện mang là các máy bay chiến trường (chiến thuật) bằng các móc treo bên ngoài.
Có thể nói đây là một loại bom có kết cấu hoàn chỉnh, suốt trong nhiều năm liền phần kỹ thuật và công nghệ của bom gần như không thay đổi. Những thay đổi chủ yếu liên quan đến kết cấu nhằm tăng độ tin cậy và an toàn. Hiện nay, bom hạt nhân rơi tự do B61 hầu như đã thay thế toàn bộ các mẫu khác trong Không quân Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bom hạt nhân B-61{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Biến thể đầu tiên của B61 là B61-0 được đưa vào trang bị từ năm 1967. Từ đó đến nay đã có 9 biến thể và tổng số hơn 3.000 quả bom được chế tạo – chúng đã được trang bị cho không quân chiến thuật và không quân chiến lược.
Đặc điểm quan trọng của B61 là khả năng thay đổi công suất đầu đạn trước khi sử dụng tùy thuộc vào kiểu mục tiêu và tình huống chiến thuật. Công suất tối đa của dòng bom này nằm trong khoảng 340 Kt.
Bom dài 3.580 mm. Phần lớn B61 có trọng lượng 330 kg, nhưng có thể thay đổi tùy vào các biến thể cụ thể. Theo một số nguồn thì trong tương lai B61 -12 có thể vượt quá 500 kg.
Đại đa số các bom dòng B61 có dù hãm. Lý do là để có thời gian cho máy bay mang bay tới cự ly an toàn trước khi bom nổ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bom hạt nhân B-61 đang trong công đoạn lắp ráp{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đến thời điểm hiện tại, trong số 9 biến thể B61, chỉ còn 5 biến thể còn lại trong biên chế. Đấy là B61-1 , B61-4, B61-7, B61-10, B61-11. Biến thể B61-11 là hiện đại nhất có trọng lượng 540 kg được đưa vào trang bị năm 1997. Tổng cộng có gần 50 quả B61-11.
Sở dĩ B61-11 có trọng lượng lớn như vậy vì vỏ bom dày hơn, chuyên sử dụng để phá hủy các boongker vững chắc. Đây là loại bom phát nổ sau khi đã khoan sâu vào lòng đất vài mét.
Tính về sức công phá những công trình ngầm thì một vụ nổ B61-11 tương đương với một đầu đạn 9 Mt nổ trên mặt đất. Nhưng tùy thuộc vào nhiệm vụ, B61-11 có thể cho nổ ở trên mặt đất hoặc trên không.
Sau chiến tranh lạnh
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga đã cắt giảm đáng kể tiềm lực hạt nhân của mình, kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật bố trí tại Châu Âu.
Vào đầu những năm 2000, bom B61 đã được rút khỏi căn cứ Không quân lớn nhất của Mỹ ở Châu Âu là “Ramstein” ở Rheinland Plalz. Hiện nay tại căn cứ của Không quân Mỹ này ở Đức chỉ có các máy bay của không quân vận tải.
(Bí mật quân sự) - Cuối tháng 9 vừa qua, Kênh truyền hình Đức ZDF đưa tin về việc Mỹ sẽ bố trí bom hạt nhân B61-12 tại căn cứ không quân Bukhel trên lãnh thổ Đức.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}“Tornado” IDS của phi đoàn Không quân chiến thuật số 33 (Đức){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Còn khoảng 20 quả B61 trên lãnh thổ Đức đang được bảo quản tại căn cứ không quân tại Buchel- địa điểm đóng quân của phi đoàn máy bay tiêm kích- ném bom “Tornado” số 33 Không quân Đức.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ảnh vệ tinh của Google earth: Địa điểm được cho là nơi bảo quản bom hạt nhân chiến thuật tại căn cứ Không quân Buchel.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng thực ra, Đức không phải là quốc gia có nhiều bom hạt nhân nhất của Mỹ . Khoảng 90 quả B61 được bảo quản ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng cũng đang được bố trí ở Bỉ và Hà Lan.
Nhưng phải nói rằng nước quan tâm nhất đến việc duy trì vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Châu Âu lại chính là Nga. Hiện nay, các “đối tác” của Nga trong NATO đang chiếm ưu thế rất lớn trước Nga về vũ khí thông thường. Số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Quân đội Nga đang sở hữu lớn hơn nhiều so với Mỹ và là con bài để vô hiệu hóa ưu thế về vũ khí thông thường.
Các thông tin chính thức về vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga không được công bố vì là thông tin mật. Theo đa số các chuyên gia trong lĩnh vực này thì tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga hiện nay vào khoảng 2.000 đơn vị.
Trong số đó có gần 500 bom hạt nhân rơi tự do và tên lửa với các phương tiên mang là các máy bay ném bom Tu-22M3, Su-24M và M2. Còn khoảng 1.000 đơn vị khác là các đầu tác chiến lắp trên các tên lửa chống hạm, phòng không và các tên lửa của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-135, ngư lôi, bom sâu (mìn biển) và tên lửa có cánh tầm xa của các tàu ngầm nguyên tử đa năng. Số còn lại là các mìn hạt nhân và đầu đạn pháo cho pháo có nòng, các đầu tác chiến cho các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật.
Trong thời bình, phần lớn các đầu tác chiến hạt nhân chiến thuật được bảo quản trong các kho của các phân đội hạt nhân- kỹ thuật thuộc Tổng cục 12 Bộ quốc phòng chuyên thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng và đảm bảo an toàn cho các vũ khí hạt nhân của Nga. Công tác huấn luyện vận chuyển đến nơi sử dụng và chuẩn bị vũ khí hạt nhân được tiến hành hàng năm.
Mỹ đã nhiều lần đặt vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga xuống đến “mức có thể chấp nhận được đối với an ninh thế giới” và tìm mọi cách để loại con bài này của Nga.
Thực ra, nhiều khi khó phân biệt ranh giới giữa vũ khí hạt nhân chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến lược. Có thể lấy ví dụ là cuộc “khủng hoảng Caribe” khi Liên Xô không chỉ bố trí tại Cu ba các tên lửa đạn đạo mà còn cả các tên lửa có cánh FKR-1 và phương tiện mang chúng là máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật) IL-28, - do khoảng cách từ Cuba đến Mỹ không lớn nên có thể coi IL-28 là các phương tiện mang chiến lược (tức tấn công lãnh thổ Mỹ).
Cũng có thể nói như vậy với kế hoạch triển khai tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật “Iskander”. Với các tổ hợp này, Nga có thể giải quyết các nhiệm vụ chiến lược nhằm vô hiệu hóa các thành phần của hệ thống NMD của Mỹ tại Châu Âu .
Như vậy, các căn cứ của NATO ở Châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước một số lượng lớn các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga nếu so với các mục tiêu trên lãnh thổ Nga trước vũ khí hạt nhân chiến thuật NATO.
Còn các bom hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Đức nói chung là không giữ một vai trò quá quan trọng trong cán cân hạt nhân ở Châu Âu. Pháp, một thành viên tích cực của NATO sở hữu một số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn hơn nhiều . Tất cả những lời qua tiếng lại ầm ỹ vừa qua về B61-12 ở Đức rõ ràng chỉ là một “cuộc chiến tranh thông tin”.
Thực tế là biến thể mới nhất của B61 là B61-12 mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm và các thử nghiệm này sẽ kết thúc vào năm 2018 (theo kế hoạch). Hiện thực hóa dự án này sẽ giúp giảm đáng kể nguồn chi ngân sách để bảo trì, bảo dưỡng bom hạt nhân chiến thuật.
Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đang có dự định thay thế tất cả các bom hạt nhân dòng B61, trừ B-61-11 bằng B61-12.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thử nghiệm ném bom В61-12{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
B61-12 cũng sẽ là bom hạt nhân có điều khiển đầu tiên. Căn cứ vào tình huống tác chiến, sẽ sử dụng hệ thống điều khiển quán tính hoặc hệ thống dẫn đường tương tự như JDAM.
Nói tóm lại, Mỹ không tăng cường kho vũ khí hạt nhân chiến thuật mà chỉ chế tạo một mẫu được quy chuẩn, linh hoạt trong sử dụng để thay thế các phiên bản B-61 trước đó.
Còn về thông tin là các máy bay tiêm kích- ném bom Đức “Tornado” sẽ là phương tiện mang B61-12 : Khả năng này không nhiều bởi vì theo kế hoạch thì đến năm 2020, tất cả các máy bay kiểu này sẽ được đưa ra khỏi trang bị vì đã hết hạn sử dụng.