Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Giới quân sự choáng váng trước tên lửa hành trình Nga dội vào IS

Nhật Minh | 10/10/2015 13:37
8

1028159663-1444458430187-31-0-540-999-crop-1444458444090.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo hãng tin Sputnik, giới quân sự phương Tây đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi tên lửa hành trình công nghệ cao của Nga trong cuộc tấn công nhằm vào IS hôm 7/10 vừa qua.

Phương Tây phần lớn không biết đến các tên lửa hành trình công nghệ cao của Nga, cho tới khi chúng được phóng đi từ biển Caspian và dội vào các mục tiêu IS. Giờ đây, khi hiệu quả tác chiến được thể hiện rõ, chúng đã khiến giới quân sự thế giới vô cùng choáng váng.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã vấp phải nhiều chỉ trích từ phía Mỹ và đồng minh của Washington kể từ những đợt oanh kích đầu tiên. Cuộc tấn công bằng 26 tên lửa hành trình phóng từ biển Caspian ngày 7/10 vừa qua cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, theo Sputnik, mặc dù bên ngoài công khai giễu cợt những nỗ lực của Moscow trong việc tiêu diệt tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng nhưng thực chất, giới quân sự phương Tây đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi thứ vũ khí công nghệ cao mà Nga vừa tung ra.
gioi-quan-su-choang-vang-truoc-ten-lua-hanh-trinh-nga-doi-vao-is.jpg

Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS hôm 7/10​
Lầu Năm Góc xác định những tên lửa hành trình mà Nga triển khai hôm 7/10 là SS-N-30.
Mặc dù các quan chức tình báo Mỹ nắm rõ thông tin về phiên bản trước đó là SS-N-27 nhưng những gì mà SS-N-30 thể hiện trong cuộc tấn công vừa qua vẫn khiến họ vô cùng sửng sốt.
"Đây là một lời cảnh tỉnh đối với chúng tôi rằng (Mỹ) không hề độc tôn về năng lực quân sự này” - Eric Wertheim, chuyên gia phân tích hải quân Mỹ, nói với tờ Daily Beast.
Theo Sputnik, nẫu tên lửa SS-N-27 quen thuộc với tình báo phương Tây là mẫu tên lửa chống hạm có tầm bắn hạn chế, dưới 240km. Trong khi đó, SS-N-30 đã vượt quãng đường gần 1.500km, qua 2 quốc gia Iran và Iraq, trước khi tấn công vào các mục tiêu IS ở Syria.
Chưa hết, các nhà phân tích phương Tây không ngờ rằng những tên lửa tầm xa này có thể được phóng thành công từ những con tàu hải quân tương đối nhỏ.
SS-N-30 có sức mạnh ngang ngửa tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, trong khi tên lửa của Mỹ phải được phóng đi từ những chiếc tàu có độ dài tối thiểu 150m thì SS-N-30 chỉ đòi hỏi một con tàu dài 60m.
Sputnik cho biết, chiến dịch tấn công của Nga đã gây thiệt hại nặng nề cho IS, với gần 140 phi vụ được thực hiện kể từ khi chiến dịch bắt đầu.
Những phi vụ này đã đạt được thành công hơn hẳn so với chiến dịch kéo dài tới hàng năm do liên quân mà Mỹ dẫn đầu tiến hành.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phóng tên lửa hành trình từ biển Caspi - Nga dằn mặt đối phương?

Minh Hoàng | 09/10/2015 13:30
6

1465193330282843175-1444351155453-13-0-421-799-crop-1444363538670.png

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Cuộc tấn công chớp nhoáng bằng tên lửa hành trình Kalibr-NK phóng đi từ tàu Dagestan và các tàu lớp Buyan-M trên biển Caspi đã làm các chuyên gia quân sự không khỏi bất ngờ.

Đêm 7/10, bốn tàu chiến thuộc Chi Hạm đội Caspi đã mở cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu của IS tại Syria.​
Theo Bộ quốc phòng Nga, đã có 26 tên lửa được phóng đi và tiêu diệt thành công toàn bộ 11 mục tiêu. Để đánh trúng mục tiêu của IS, các tên lửa thuộc tổ hợp Kalibr-NK đã phải vượt qua quãng đường dài 1.500km, bay qua không phận của Iran và Iraq trước khi tới Syria.​
Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là tại sao Nga lại phóng tên lửa từ biển Caspi, thay vì từ Địa Trung Hải để rút ngắn quãng đường và không phải đi qua các nước trung gian? Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc người Nga làm như vậy.​
Thử nghiệm và chứng tỏ khả năng của vũ khí
Trên thị trường thế giới, vũ khí Nga luôn bị mang tiếng là quảng cáo rất nhiều, nhưng lại rất ít tham gia thực chiến. Trong đó, các loại tên lửa hành trình (TLHT) luôn được nhà sản xuất giới thiệu với thông số ấn tượng về tầm bắn và khả năng diệt mục tiêu.​
Nhưng trên thực tế, Nga chưa từng thử nghiệm TLHT ở tầm bắn lớn trên vài trăm km. Cuộc chiến Syria chính là cơ hội để Nga tung ra các TLHT đối đất 3M14T với tầm bắn tối đa lên tới 2.500km.​
Trong trận ra quân của mình, tàu Dagestan cùng 3 chiếc lớp Buyan-M đã phải đánh vào mục tiêu ở cách tới 1.500km. Điều đó cho thấy tên lửa 3M14T có khả năng tấn công tương đương với phiên bản Tomahawk Land Attack Missile (TLAM) của Mỹ.​
Nói cách khác, cuộc tấn công đêm 7/10 chứng tỏ rằng tên lửa trên hạm Nga có thể vươn tới những mục tiêu ở rất xa, điều vốn trước đây chỉ có Mỹ từng làm được.​
TLHT cũng khó theo dõi và bắn hạ hơn máy bay rất nhiều. Giờ đây, quân IS sẽ luôn phải "sống trong sợ hãi" trước việc bị tấn công mọi lúc mọi nơi mà không được báo trước.​
Tầm bắn 1.500-2.500km cũng giúp tàu chiến Nga ở biển Caspi có thể kiểm soát các mục tiêu ở toàn bộ Trung Đông, thậm chí là vươn tới một phần châu Âu.​
Khi đó, NATO và các nước Ả-rập có ý đồ chống Nga sẽ lại phải đối mặt với một hiểm họa mới từ xa, trong khi tàu chiến Nga lại được hoạt động trong vùng biển kín rất an toàn.​
Khẳng định mối quan hệ với Iran và Iraq
Phía Nga chắc chắn phải thông báo trước cho chính phủ hai nước này nếu không muốn tên lửa của mình bị bắn rơi, hoặc gây nên những xung đột ngoại giao khi dùng không phận mà chưa được phép.​
Tên lửa Nga có thể tự do bay qua Iran và Iraq cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa các bên đang rất tốt. Điều này giống như một cú đánh vào chính sách ngoại giao của Mỹ, khi một đồng minh thân cận như Iraq lại cho phép Nga sử dụng không phận của mình để tấn công IS.​
Về phía Iran, nước này cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi hợp tác với phía Nga. Trước mắt chính là việc mua được các tổ hợp vũ khí hiện đại như S-300VM để tăng cường năng lực quốc phòng.​
Trong thời gian tới, có thể sẽ hình thành một liên minh, hoặc ít nhất là một khối hợp tác quân sự bao gồm Nga, Iran, Iraq và Syria. Việc mượn không phận cho tên lửa bay qua chính là một trong những viên gạch đặt nền móng cho mối quan hệ này.​
Phòng chống các lực lượng Mỹ và NATO tại Địa Trung Hải
Địa Trung Hải tiếp giáp với phía Nam châu Âu, nơi có hàng loạt thành viên chủ chốt của NATO như Pháp, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ, hay đáng chú ý là Israel. Bên cạnh đó, Địa Trung Hải cũng là nơi Hải quân Mỹ có lực lượng thường trực rất mạnh.​
Nếu triển khai tàu chiến mang TLHT tầm xa tới khu vực này, Hải quân Nga chắc chắn phải đối mặt với lực lượng tình báo và tác chiến điện tử dày đặc của Mỹ và đồng minh.​
Điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chiến đấu, cũng như để lộ những thông tin bí mật về các loại vũ khí của Nga. Việc tấn công IS từ vùng biển Caspi bảo đảm các tàu của Nga có thể hoạt động thoải mái trên sân nhà.​
Nhìn chung, đợt tấn công IS bằng TLHT không đơn giản chỉ là màn trình diễn vũ khí của Nga. Đó còn là một đòn đánh tài tình trên mặt trận ngoại giao, khiến Mỹ và đồng minh khó có thể phản ứng một cách hiệu quả.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sức mạnh tên lửa Nga khiến Mỹ 'ngả mũ'

(Vũ khí) - Mỹ rất sửng sốt trước sức mạnh tên lửa hành trình Kalibr-NK của Nga sau khi nước này khai hỏa 26 quả tên lửa này tấn công lực lượng IS ở Syria.

Thông tin này được trang Warisboring (Mỹ) ngày 10/10 dẫn lời ông Eric Wertheim, tác giả cuốn Các hạm đội chiến đấu của thế giới, nói rằng một trong những sửng sốt lớn nhất đối với các nhà quan sát thế giới về nước Nga là kích cỡ nhỏ bé của các tàu chiến Nga, loại chỉ cỡ 1.000 tấn, nhưng lại phóng được các tên lửa hành trình tấn công đất liền tầm xa Klub (SS-N-30A). “Những tàu này thực sự rất nhỏ bé”, tác giả này cho biết.
Theo đó, tác giả Eric Wertheim đã so sánh chiến hạm Nga đã phóng tên lửa Kalibr-NK và dàn chiến hạm của Hải quân Mỹ với tên lửa Tomahawk, cụ thể, tàu chiến nhỏ nhất của Hải quân Mỹ có sở hữu loại tên lửa tương đương (Tomahawk) là tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lượng choán nước đến 9.000 tấn, dài đến 152 m. Còn tàu tác chiến cận bờ (LCS) có lượng choán nước 3.000 tấn lại chỉ trang bị tên lửa loại nhỏ, tầm bắn rất hạn chế.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
suc-manh-ten-lua-nga-khien-my-nga-mu_12048699.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vị chuyên gia này cho biết thêm, học thuyết hải quân Nga luôn nhấn mạnh đến yếu tố hỏa lực. Nhưng đáng chú ý là bốn tàu phóng tên lửa hành trình nói trên đều bố trí trong biển nội địa Caspian.
Các tàu này không triển khai đến bất cứ nơi nào trên thế giới, vì vậy không cần tốn nhiều nhiên liệu và không gian sống cho các cuộc hành trình dài như các tàu chiến khác.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, 4 tàu tên lửa tham gia phóng tên lửa Kalibr-NK vừa qua bao gồm: Tàu Dagestan, Grad Sviyazhsk, Veliky Ustyug và Uglich.
Tàu hộ tống tên lửa Dagestan thuộc lớp Gepard 11661K, có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 102 m; còn ba chiếc còn lại thuộc lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ Buyan-M có lượng choán nước chỉ 950 tấn, dài 62 m. Cả 4 tàu này mới đưa vào biên chế vài năm nay.
Không chỉ sửng sốt trước tên lửa hành trình Kalibr-NK, Mỹ còn thừa nhận rất "vất vả" trong nhiệm vụ đối phó với tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới của Nga. Đây là thừa nhận của Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, James Winnefeld.
Trong một bài phát biểu ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, ông Winnefeld cho rằng những mối đe doạ lớn nhất đối với Mỹ là nguy cơ bị tấn công hạt nhân từ Nga hoặc một vài đối thủ tiềm năng:
“Chúng ta phải thừa nhận rằng việc tạo ra tên lửa phòng thủ trước những mối đe doạ hàng đầu thế giới là rất khó khăn, đắt đỏ, cũng như dễ dẫn đến sự hỗn loạn trong chiến lược”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa hành trình Nga hạ bệ sự ngạo mạn của Mỹ

Cập nhật lúc: 10:57 12/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tàu chiến Nga phóng tên lửa đánh IS thuộc lớp Gepard?
Tường tận tên lửa hành trình Nga không kích phiến quân IS

(Kiến Thức) - Vụ phóng 26 tên lửa hành trình từ vùng biển Caspia vào mục tiêu phiến quân IS ở Syria đã khiến cả giới quân sự Mỹ, phương Tây sốc nặng.
Cho đến trước ngày 7/10/2015, Washington vẫn đinh ninh rằng Nga không đủ khả năng đối phó với hành động vũ lực của người Mỹ nếu không dùng các loại vũ khí hạt nhân.​
Định đề này, trên thực tế dựa vào thói ngạo mạn quá mức của Mỹ trong nền chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đòn tấn công sấm sét của tên lửa hành trình Nga từ vùng biển Caspia giáng vào các căn cứ của IS tại Syria, chí ít cũng đã đặt tín điều cứng nhắc của Mỹ trước sự ngờ vực, Chủ tịch Trung tâm hệ thống Phân tích và Dự báo Rostislav Ishenko nhận xét.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr rời bệ phóng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nga xuất khẩu các tên lửa hành trình với tầm bắn 300 km. Mỹ giả thiết có vẻ hợp lý rằng phạm vi hoạt động của tên lửa tương tự được trang bị cho quân đội Nga có thể cao hơn như thế hai lần, tức là tầm bay xa khoảng 600 km. Nhưng tên lửa phóng từ tàu chiến của đội tàu Caspia – hoàn toàn chưa phải là đơn vị hùng mạnh nhất của Hải quân Nga – đã bao phủ mục tiêu ở tầm xa tới 1.500 km. Và xét theo mọi điều, đó còn chưa phải là giới hạn cuối cùng.​
Trước đây đội tàu Caspia và thậm chí là Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Baltic chỉ được coi là đối thủ tiềm năng mà hoạt động hạn chế ở tầm chiến dịch cục bộ trong vùng biển khép kín của mình. Trong cái nhìn của Mỹ, mối đe dọa thực sự phải là Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Bắc, có thể triển khai trên vùng không gian biển rộng lớn của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong trường hợp bắt đầu xung đột nghiêm trọng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hệ thống kiểm soát phóng tên lửa hành trình Kalibr trên tàu chiến Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, để hủy diệt một nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, Hải quân Nga cần tập trung gần như toàn bộ các chiến hạm tấn công của Hạm đội Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Nhưng sau “cố gắng tuyệt vọng” đó, như người Mỹ mỉa mai, lực lượng tấn công của Hải quân Nga sẽ hầu như không còn tồn tại. Và từ đó địa vị thống trị của Hải quân Mỹ trên đại dương thế giới sẽ chẳng gặp phải mối đe dọa nào hơn nữa.​
Tuy nhiên, sự kiện ngày 7/10/2015 đã chứng tỏ rằng chỉ đội tàu nhỏ Caspia hoặc Hạm đội Biển Đen cũng thừa sức tiêu diệt bất cứ đối thủ ở phần Đông Địa Trung Hải và thậm chí cả ở vùng vịnh Péc-xích. Bậc trưởng lão biển khơi của Nga là Hạm đội Baltic có khả năng bao quát biển Bắc Âu cho đến tận eo biển Manche và một phần vùng biển Na Uy. Hạm đội Bắc có thể kiểm soát vùng Bắc Đại Tây Dương mà vẫn là không thể tiếp cận đối với kẻ thù. Còn Hạm đội Thái Bình Dương thì đảm bảo nhấn chìm mọi tàu bơi trên Thái Bình Dương ở cực bắc Hawaii.​
Trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng rất không mong đợi, Hải quân Nga chẳng còn cần đặt những tàu nổi lớn dưới thước ngắm hỏa lực để tiêu diệt chỉ một nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ. Còn tên lửa Nga phóng từ khoảng cách hàng nghìn cây số thì các thủy thủ Mỹ sẽ chỉ nhìn thấy vào thời điểm tên lửa bắn trúng con tàu của họ hoặc tối đa là đang bay tới gần. Rõ ràng đối phương khó lòng kịp trở tay hay thi hành biện pháp tự vệ hiệu quả. Như vậy, bất kỳ con tàu tuần tra nào của Nga, thông thường truy đuổi những kẻ săn bắt trộm ở đâu đó trong vùng biển Okhotsk, về lý thuyết đều có khả năng dễ dàng nhấn chìm tàu sân bay "lạ" đang ở cách xa hàng nghìn dặm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Chỉ bằng 26 quả tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr, người Nga đã tặng cho người Mỹ một cú sốc lớn.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngày 7/102015, lần đầu tiên Nga cho thấy khả năng không chỉ giáng đòn hiệu quả, mà còn thực sự che chắn được toàn bộ lãnh thổ của đất nước mình và lãnh thổ các quốc gia đồng minh tại vùng Á- Âu khỏi mọi cuộc xâm lăng hiếu chiến. Rõ ràng, sự thật này cũng “mở mắt” các đồng minh của Mỹ. Nhiều nước trong số họ duy trì lòng trung thành với Mỹ chỉ bởi e sợ sức mạnh quân sự của Mỹ và trông cậy vào sự bảo vệ mà như định kiến của Washington là không ai sánh kịp. Nga đã hạ bệ thói ngạo mạn vô lý cố hữu này. Và điều đó thực sự thay đổi đáng kể toàn cục tình hình quân sự và chính trị trên thế giới, chuyên viên Rostislav Ishenko đánh giá. Trong mọi trường hợp, giờ đây Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi ra lệnh cho các đồng minh và "đối tác" của Washington nếu không tính đến quyền lợi của những nước này.​
PV (Theo Sputnik)
 
23/8/12
1.162
3
38
Phiến quân IS bất lực hoàn toàn trước chiến đấu cơ Nga

Cập nhật lúc: 06:00 12/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


“Xe tăng bay” Su-34 tới Syria sẽ khiến IS chết khiếp?
Mục kích hoạt động nhộp nhịp chiến đấu cơ Nga tại Syria

(Kiến Thức) - Hầu như các loại tên lửa vác vai của phiến quân IS sử dụng ở Syria đều không thể “chạm tới” chiến đấu cơ Nga bay ở độ cao hơn 4000m.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Ivan Konovalov – Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược cho rằng, các loại tên lửa vác vai của phiến quân IS không phải là mối đe dọa quá lớn với máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động tại Syria.​
Theo Konovalov, hầu hết các dòng tên lửa vác vai của IS như Stinger, 9K32 Strela-2 tuy vẫn gây nguy hiểm, nhưng không có đủ khả năng bắn hạ các mục tiêu bay ở độ cao trên 4.000m, trong khi đó máy bay chiến đấu của Nga đều hoạt động trên giới hạn này.​
Bên cạnh đó, hệ thống mồi bẫy nhiệt còn giúp máy bay Nga vô hiệu hóa các loại tên lửa phòng không điển hình như những chiếc cường kích Su-24 (định danh NATO là Fencer) có khả năng mang theo tới 50 mồi nhử bẫy nhiệt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một chiếc cường kích Su-24 của Không quân Nga tham chiến tại Syria.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ông này cũng nhấn mạnh, hiện tại các loại máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động ở Syria chỉ phải đối mặt với tỷ lệ rủi ro rất thấp. Chiến đấu cơ Su-24M và Su-34 đều triển khai các loại bom hay tên lửa không đối đất từ bên ngoài tầm bắn hiệu quả của các loại tên lửa vác vai. Cùng với đó là việc Không quân Nga sử dụng các loại tên lửa và bom thông minh tiên tiến như tên lửa Kh-29L và KAB-500 càng làm giảm khả năng rủi ro cho các phi công Nga.​
Tuy nhiên, những chiếc cường kích Su-25 mà Nga sử dụng trong các đợt không kích tại Syria lại dễ trở thành miếng mồi ngon cho tên lửa vác vai của IS, do tốc độ và trần bay của nó khi bay gần tới mục tiêu khá thấp. Nhưng hiện tại Không quân Nga chỉ sử dụng Su-25SM khá hạn chế tại Syria và hầu như khó có sự xuất hiện của các loại tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không của IS.​
Bên cạnh đó, Không quân Nga cũng triển khai các loại trực thăng tấn công và trực thăng vũ trang tại Syria, nhưng chúng cũng chỉ được sử dụng để bảo vệ các khu vực quan trọng xunh quanh căn cứ không quân Hmeimim hoặc những nơi lực lượng đặc biệt của Nga được triển khai, Konovalov cho biết.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga và cuộc thử nghiệm các loại vũ khí mới

Vũ Việt | 12/10/2015 08:30
0

phong-ten-lua-co-canh-ecxj-jpg-ashx-1444590954428-26-0-250-439-crop-1444590976653.jpg

Tên lửa có cánh 3M-14 được phóng từ biển Caspian.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Những vị trí của Nhà nước Hồi giáo (IS) đã trở thành thao trường tự nhiên lý tưởng để Nga thử nghiệm nhiều loại vũ khí - từ các loại chiến đấu cơ thế hệ mới cho đến các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Điển hình là ngày 7/10, khi các vị trí của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bị 26 tên lửa có cánh 3M-14 thuộc tổ hợp tên lửa “Kalibr” của Hải quân Nga phóng từ biển Caspian tiêu diệt.​
Đây thật sự là cuộc thử nghiệm đầu tiên trong điều kiện chiến trường của loại tên lửa hiện đại này. Nhưng 3M-14 không phải loại vũ khí mới duy nhất đang được thử nghiệm trong điều kiện chiến trường.​
Tên lửa có cánh tầm xa với độ chính xác cao
Đối với quân đội Nga, việc phóng 26 tên lửa có cánh 3M-14 ngày 7/10 đã trở thành một sự kiện chưa từng có.​
Lần đầu tiên Bộ Tổng tham mưu Nga đã quyết định sử dụng “thanh gươm Caspian” - các chiến hạm chở tên lửa Dagestan, Grad Svyazhk, Veliki Ustyuk và Uglich thuộc hạm đội Caspian.​
Các tên lửa 3M-14 được phóng từ đây chỉ trong 3 tiếng đồng hồ đã vượt một quãng đường dài 1.500 km, bay qua toàn bộ khu vực Cận Đông để đến các mục tiêu của IS ở Syria trên bờ một biển khác - biển Địa Trung Hải.​
Hơn thế nữa, tên lửa bay ở độ cao 50 mét, “lượn” qua các dãy núi và các thành phố, đồng thời đạt độ chính xác rất cao, chỉ “chệch” các mục tiêu không quá 2 mét. Ngoài ra, tên lửa được phóng vào ban đêm nên gây bất ngờ lớn cho lực lượng IS.​
Điều đáng chú ý là các tính năng kỹ thuật- chiến thuật của loại tên lửa có cánh thuộc tổ hợp “Kalibr” này không có quan hệ gì với những loại tên lửa dùng để xuất khẩu, hay nói cách khác, vượt trội hơn nhiều so với những loại tên lửa dùng để xuất khẩu.​
Đương nhiên, các tính năng đó được giữ trong vòng tuyệt mật. Theo những nguồn tin khác nhau, tầm xa tối đa của loại tên lửa 3M-14 nói trên vào khoảng 2.500 - 2.600 km.​
Như vậy, ngoài việc thực hiện các mục đích quân sự (tiêu diệt các căn cứ của IS tại Syria), Nga còn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng không quân Nga có thể giáng những đòn phi hạt nhân quy mô lớn và có độ chính xác cao từ những khoảng cách rất xa.​
Thật vậy, với những tên lửa có cánh 3M-14 hiện đang được bố trí trên biển Caspian, Nga có thể dễ dàng tấn công vào những mục tiêu ở không chỉ ở Cận Đông mà còn ở Đông Âu.​
Vì thế, đây cũng có thể coi là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với những nước như Saudi Arabia là nước ủng hộ phe đối lập ở Syria và đang mưu toan can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột hiện nay ở Syria.​
Các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới
Trong chiến dịch hiện đang diễn ra tại Syria, không quân Nga còn sử dụng loại máy bay tiêm kích đa chức năng thế hệ mới Su-30SM.​
Su-30SM có nhiệm vụ yểm trợ từ trên không cho chiến dịch và ngăn chặn những thiết bị bay trinh sát đủ mọi loại đang tìm mọi cách tiếp cận căn cứ quân sự của Nga ở Syria.​
Bên cạnh đó là loại máy bay ném bom tiền phương Su-34 cùng những loại máy bay đã ra đời từ lâu nhưng mới đây đã được hiện đại hoá như Su-25SMSu-24M2.​
Tất cả những loại máy bay đó đều lần đầu tiên được thử thách trong những điều kiện thực tế chiến trường.​
Nhưng Su-30SM và Su-34 dường như không chỉ tham gia hoạt động tác chiến trong chiến dịch hiện nay của Nga.​
Mới đây, đại diện Cục Trinh sát lực lượng không quân Mỹ đã tỏ ý lo ngại 2 loại máy bay siêu hiện đại nói trên còn theo đuổi một mục đích nữa là thu thập bí mật quân sự của không quân Mỹ.​
Từ vài năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu triển khai tại khu vực này một số máy bay F-22 Raptor, loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ với tính năng nổi bật là hầu như không bị radar phát hiện.​
Vì thế, theo nhận định của Cục Trinh sát không quân Mỹ, một trong những nhiệm vụ mà Bộ Chỉ huy quân đội Nga đặt ra cho những chiếc Su-30SM và Su-34 đang hoạt động ở Syria rất có thể là thu thập thông tin tuyệt mật về F-22 Raptor.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ - NATO choáng váng trước uy lực tên lửa Nga dùng đánh IS

Chuyên gia quân sự Nam Hoài | 12/10/2015 07:30
3

0-10ab39-9190c01d-orig-1444570099648-13-0-421-799-crop-1444570120996.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Giới quan sát quân sự quốc tế vẫn còn choáng váng trước đòn tấn công tên lửa hành trình tầm xa do Nga thực hiện chống các mục tiêu IS. Hãy cùng khám phá về loại tên lửa này.

Ngay khi Hải quân Nga vừa thực hiện xong đòn tấn công tên lửa hành trình (TLHT) tầm xa chống 11 mục tiêu trên đất liền của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, giới quan sát quân sự quốc tế tỏ ra vừa choáng váng, vừa nghi hoặc trước loại tên lửa này.​
Cho tới khi phía Nga chính thức lên tiếng và cung cấp hình ảnh sau đó về mục tiêu, địa điểm và phương tiện phóng cùng chủng loại tên lửa hành trình được sử dụng trong chiến dịch, thế giới mới biết tới loại tên lửa hành trình 3M-14 Kalibr-NK phiên bản nội địa của Nga.​
Trước đó, loại tên lửa hành trình (TLHT) này chỉ được biết đến với tên gọi của phiên bản chống tàu xuất khẩu 3M-14E vốn được chào bán trên thị trường vũ khí hải quân quốc tế khoảng chục năm nay, với tầm bắn hạn chế dưới 300 km​
my-nato-choang-vang-truoc-uy-luc-ten-lua-nga-dung-danh-is.jpg

Mẫu TLHT 3M14E Kalibr-NKE​
Tên lửa hành trình 3M-14 Kalibr-NK
TLHT 3M-14 được người Nga xếp vào loại tên lửa có cánh, trong đó 3M-14 là tên gọi của đạn, Kalibr là tên gọi tổ hợp tên lửa dùng đạn tên lửa hành trình 3M-14. Ở phiên bản xuất khẩu, đạn được gọi là 3M-14E, còn tổ hợp tên lửa được gọi là “Club”.​
Tuỳ theo loại phương tiện phóng có bố trí tổ hợp tên lửa hành trình này mà Kalibr sẽ có các phiên bản “Kalibr-PL” cho tàu ngầm, “Kalibr-NK” cho tàu chiến đấu mặt nước, “Kalibr-M” cho xe phóng mặt đất và “Kalibr-A” cho máy bay.​
Như vậy, TLHT 3M-14 Kalibr-NK là tên gọi của đạn TLHT phóng từ tàu chiến đấu mặt nước. Đạn 3M-14 được chứa trong thùng phóng có chức năng bảo quản, vận chuyển và bảo đảm kỹ thuật cho đạn.​
TLHT 3M-14 Kalibr-NK có thể được phóng từ bệ phóng thẳng đứng đa năng 3S-14 hoặc bệ phóng nghiêng 3S-14P, mỗi bệ này có 8 khoang chứa thùng phóng.​
TLHT 3M-14 Kalibr-NK có 2 tầng động cơ, trong đó có tầng động cơ tên lửa thuốc phóng rắn dùng để phóng tên lửa ra khỏi bệ phóng tới một độ cao và hướng bay nhất định trước khi tách ra.​
Còn tầng động cơ hành trình sử dụng loại động cơ tua bin phản lực 2 dòng chạy nhiên liệu dầu phản lực TRDD-50B để đưa đạn bay tới mục tiêu.​
Sau khi tách tầng động cơ phóng, cặp cánh gấp ẩn trong thân TLHT 3M-14 Kalibr-NK sẽ tự động xoè ra để kết hợp với thân tên lửa tạo ra lực nâng giúp đạn bay đi như máy bay.​
Một số thông tin kỹ chiến thuật của TLHT 3M-14 Kalibr-NK: Chiều dài 6,2 mét, đường kính thân 0,533 mét, sải cánh khi mở 3,08 mét, khối lượng tên lửa 1770 kg, khối lượng đầu đạn 450 kg, tốc độ bay hành trình 860 km/giờ.​
my-nato-choang-vang-truoc-uy-luc-ten-lua-nga-dung-danh-is.jpg

Sơ đồ công kích mục tiêu của TLHT 3M14 Kalibr-NK và PL.​
TLHT 3M-14 Kalibr-NK bay tới mục tiêu như thế nào?
Để bay chính xác tới mục tiêu cần công kích và tránh bị lực lượng phòng không đối phương bắn rơi, TLHT 3M-14 Kalibr-NK sử dụng hệ thống tự lái nhiều giai đoạn tự lập hoàn toàn.​
Hệ thống này có các thành phần máy lái quán tính AB-40, máy đo cao RVE-B, máy thu tín hiệu định vị vệ tinh GLONASS, máy đối chiếu dải cao độ địa hình TERCOM và đài ra đa bắt bám mục tiêu ARGS-14.​
Ở giai đoạn phóng, hệ thống lái quán tính của TLHT dựa trên số liệu tính toán của hệ thống ngắm bắn trên tàu nạp vào trước khi phóng để lái đạn về hướng có mục tiêu và tách tầng đẩy.​
Khi tầng động cơ hành trình hoạt động, hệ thống lái quán tính kết hợp với máy đo cao vô tuyến đưa TLHT vào độ cao ổn định và bay theo quỹ đạo bay được lập trình trước khi phóng.​
Khi bay trên biển, độ cao bay của TLHT 3M-14 được duy trì ở mức 20 m, còn khi bay trên đất liền thì độ cao ở khoảng từ 50 m tới 150 m tuỳ theo bề mặt địa hình.​
Điều kiện khí tượng thời tiết ở gần mặt đất thường biến động mạnh và máy lái quán tính gặp sai số lớn khi TLHT bay quãng đường bay dài tới mục tiêu.​
Do vậy, hệ thống lái quán tính của tên lửa cần được bổ sung dữ liệu để hiệu chỉnh đường bay từ máy thu tín hiệu định vị vệ tinh dọc theo đường bay và máy đối chiếu dải cao độ địa hình tại các điểm kiểm tra hoặc điểm đổi hướng bay.​
Máy thu tín hiệu vệ tinh tổng hợp, so sánh tín hiệu của từ ít nhất 3 vệ tinh GLONASS trên quỹ đạo để xác định toạ độ tức thời của TLHT 3M-14.​
Từ dữ liệu toạ độ này, máy lái quán tính so sánh nó với toạ độ của chính hệ thống dẫn đường quán tính và toạ độ đường bay lập trình trước của đạn để hiệu chỉnh đường bay.​
Khi tín hiệu vệ tinh định vị vệ tinh bị phá hoặc không tin cậy, máy lái quán tính quay lại sử dụng toạ độ TLHT đã được hiệu chỉnh gần nhất để lái đạn tới toạ độ điểm kiểm tra kế tiếp.​
Khi tới gần điểm kiểm tra kế tiếp trên đường bay tới mục tiêu, máy đối chiếu dải cao độ địa hình của TLHT sử dụng dữ liệu từ máy đo cao để so sánh với dải cao độ địa hình của điểm kiểm tra đã được nạp vào máy tính của hệ thống lái quán tính của tên lửa trước khi phóng.​
TLHT 3M-14 Kalibr-NK sử dụng tới 15 điểm kiểm tra này dọc đường bay để giúp hiệu chỉnh đường bay hoặc chuyển hướng bay tránh các khu vực có bố trí phòng không đối phương trước khi tới khu vực mục tiêu.​
Đây có thể coi là các chặng bay mà TLHT cần phải vượt qua nếu muốn “nhìn thấy” mục tiêu.​
Ở chặng cuối cùng của đường bay là vùng mục tiêu. Lúc này, TLHT 3M-14 Kalibr-NK bật đài ra đa vô tuyến ở phần mũi đạn để phát hiện và bắt bám mục tiêu cần công kích.​
Cự ly phát hiện mục tiêu của đài ra đa này là 20 km. Khi bắt bám được mục tiêu, dữ liệu ra đa thu được từ mục tiêu sẽ được máy tự lái quán tính sử dụng để lái đạn nhắm thẳng mục tiêu.​
Lai lịch của TLHT 3M-14 Kalibr-NK
Tiền thân của các dòng TLHT của tổ hợp Kalibr, trong đó có TLHT 3M14 Kalibr-NK, là TLHT 3M10 của tổ hợp 3K10 “Granat” cũng do Viện thiết kế Novator phát triển dưới thời Xô Viết từ ngày 19/07/1975.​
my-nato-choang-vang-truoc-uy-luc-ten-lua-nga-dung-danh-is.jpg

TLHT 3M10 Granat.​
TLHT 3M10 Granat được xếp vào nhóm TLHT chiến lược tầm xa dùng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu đất liền, mang được đầu đạn hạt nhân, được thiết kế để phóng ngầm dưới nước qua ống phóng lôi cỡ 533 mm trên tàu ngầm như loại TLHT Tomahawk của Mỹ.​
Tuy nhiên, do khác biệt về chiều dài ống phóng lôi cỡ 533 mm giữa Liên Xô và Mỹ, nên TLHT 3M10 Granat dài hơn so với TLHT Tomahawk, do đó tăng được dung tích thùng nhiên liệu giúp tầm bắn của 3M10 đạt trên 3000 km (xa hơn TLHT Tomahawk tới 500 km).​
Sau hàng loạt cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, TLHT 3M10 Granat đã được chấp thuận đưa vào trang bị cho lực lượng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chiến lược thế hệ mới Đề án 885 Yasen của Hải quân Liên Xô kể từ ngày 31/12/1983.​
Cho tới trước khi bị ngừng triển khai do vướng Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung và trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) vào cuối năm 1988, Liên Xô đã có trong tay khoảng 100 quả 3M10 Granat.​
So với TLHT 3M10 Granat, TLHT 3M-14 Kalibr-NK có thiết kế tương tự, nhưng ngắn hơn và tích hợp dẫn đường vệ tinh, đồng thời thay đầu đạn hạt nhân bằng đầu đạn thường.​
Việc thiết kế chiều dài thân ngắn hơn này nhằm đảm bảo cho TLHT 3M-14 Kalibr-NK có thể trang bị cho tàu chiến loại nhỏ và có thể lắp trên các tàu chiến thiết kế ống phóng lôi 533 mm theo chuẩn NATO khi bán ra thị trường vũ khí quốc tế.​
Theo thiết kế, tầm bắn của TLHT 3M-14 Kalibr-NK mang đầu đạn hạt nhân là 2600 km và mang đầu đạn thường là 1750 km. Trong khi đó, tầm bắn của phiên bản xuất khẩu 3M-14E chỉ giới hạn trong 300 km theo pháp luật quốc tế về chuyển giao công nghệ tên lửa.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ ngưỡng mộ tên lửa hành trình Nga đánh IS

Cập nhật lúc: 15:00 12/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Điểm danh “thần hộ mệnh” bảo vệ căn cứ Nga ở Syria
Tên lửa hành trình Nga hạ bệ sự ngạo mạn của Mỹ

(Kiến Thức) - Sự kiện tàu chiến nhỏ của Nga phóng tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr không kích phiến quân IS khiến nhiều chuyên gia Mỹ, phương Tây phải cất lời khen, ngưỡng mộ.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự người Mỹ David Axe cho biết, việc Nga triển khai 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr từ bốn tàu chiến thuộc Hạm đội Caspian của nước này trong các chiến dịch không kích IS tại Syria đã dành được khá nhiều sự quan tâm và ngưỡng mộ của các chuyên gia quân sự Phương Tây.​
Theo Axe, phương Tây hoàn toàn sốc và bất ngờ trước cách Nga triển khai các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu ở Syria từ các tàu chiến cỡ nhỏ với lượng giãn nước chỉ tầm 1.000 tấn.​
David Axe cũng trích dẫn nghiên cứu của Eric Wertheim - tác giả quyển “Những hạm đội tàu chiến trên thế giới” cho hay, học thuyết hải quân của Nga luôn đề cao sức mạnh về hỏa lực kể cả với các loại tàu chiến cỡ nhỏ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh tàu chiến Nga triển khai tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr tại vùng Biển Caspian vào hôm 7/10.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, cả bốn tàu chiến mà Nga huy động ở Biển Caspian đều có thể triển khai tên lửa hành trình Kalibr tấn công bất cứ mục tiêu nào do đó chúng không cần phải mang theo nhiều nhiên liệu cho một hành trình dài ngày trên biển.​
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tàu triển khai tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr tấn công các mục tiêu ở Syria là Dagestan, Grad Sviyazhsk, Veliky USTYUG và Uglich. Trong đó có 3 tàu thuộc lớp Buyan-M dài 75m và có lượng giãn nước là 950 tấn, và chỉ có tàu Dagestan là thuộc lớp Gepard có chiều dài hơn 102m và có lượng giãn nước 1.900 tấn. Tất cả các tàu này chỉ mới được Hải quân Nga đưa vào trang bị gần đây.​
Cũng theo phân tích của David Axe, các tàu chiến của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống vũ khí tương tự (tên lửa Tomahawk) đều là lớp tàu cỡ lớn có lượng giãn nước khoảng 10.000 tấn. Trong khi lớp tàu tuần dương LCS có lượng giãn nước 3.000 tấn chỉ mang được các loại tên lửa tầm ngắn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chuyển đổi T-90 thành xe tăng không người lái

(Vũ khí) - Nga đang tham gia phát triển nền tảng chiến đấu mặt đất điều khiển từ xa, trong đó có thể điều khiển một xe tăng T-90 từ khoảng cách 5 km.

Hãng Uralvagonzavod (UVZ) của Nga đang tham gia phát triển nền tảng chiến đấu mặt đất điều khiển từ xa, trong đó có thể điều khiển một xe tăng T-90 từ khoảng cách 5 km.
Thông tin trên được Phó Tổng Giám đốc UVZ, ông Vyacheslav Halitov cho biết với RIA Novosti hôm 12/10.
"Chúng tôi đang định hướng nghiêm túc để tham gia vào việc phát triển các phương tiện chiến đấu điều khiển từ xa. Ví dụ như việc phát triển một xe tăng robot dựa trên T-90", ông Halitov phát biểu trên kênh truyền hình STAR.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t-90_121452161.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sau BMP-3, Nga tiếp tục chuyển đổi xe tăng T-90 thành robot điều khiển từ xa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Halitov cũng cho biết rằng, việc điều khiển một xe tăng robot có thể thực hiện được ở khoảng cách từ 3 - 5 km.
T-90 hiện nay là loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Lục quân Nga. Xe tăng này được phát triển vào cuối những năm 1980 dựa trên nền tảng xe tăng thế hệ trước T-72. T-90 chính thức được Lục quân Nga thông qua vào năm 1992. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, T-90 là một trong những xe tăng bán chạy nhất trên thị trường thế giới.
Giải pháp chyển đổi xe tăng T-90 thành một robot chiến đấu không người lái để thử nghiệm là hoàn toàn khả thi, bởi UVZ đã vốn có rất nhiều kinh nghiệm và công nghệ mới trong quá trình phát triển siêu tăng Armata.
T-90 cũng không phải là nền tảng chiến đấu có người lái đầu tiên được Nga chuyển đổi thành robot bởi giải pháp này đã được họ thực hiện trên một xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cách đây không lâu. Bằng các giải pháp kỹ thuật mới, các kỹ sư Nga có thể chuyển đổi BMP-3 thành phương tiện chiến đấu không người lái và đang bắt đầu thử nghiệm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa hành trình Nga khiến cả thế giới sốc nặng

Cập nhật lúc: 15:00 13/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Việt Nam sở hữu tên lửa diệt hạm có “1-0-2” Klub-K?
Tên lửa hành trình Nga hạ bệ sự ngạo mạn của Mỹ

(Kiến Thức) - Với tầm bắn tối đa 2.500km, toàn bộ ở Địa Trung Hải, bán đảo Ả Rập và Vịnh Ba Tư nằm gọn trong tầm phóng của tên lửa hành trình 3M-14T Kalibur.
Mời độc giả xem clip:​
Sputnik News bình luận, ngay sau khi được triển khai tấn công các mục tiêu phiến quân IS tại Syria tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr của Nga đã nhanh chóng trở thành tâm điểm theo dõi của Phương Tây và Mỹ.​
Tên lửa hành trình 3M-14T là biến thể tấn công mặt đất của hệ thống tên lửa Kalibr (biến thể xuất khẩu mang tên Klub nổi tiếng), nó được ví như thanh gươm của Hạm đội Caspian trước cả khi thực hiện các cuộc tấn công vào Syria. Với tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500km, toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, Bản đảo Ả Rập và Vịnh Ba Tư đều nằm gọn trong tầm nhắm của 3M-14T.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các thế hệ tàu chiến tiếp theo của Hải quân Nga đều có khả năng mang theo các biến thể của tên lửa hành trình Kalibr.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó vào hôm 7/10, ba tàu hộ vệ mang tên lửa của Hải quân Nga đã triển khai tổng cộng 26 tên lửa hành trình 3M-14T từ vùng Biển Caspian tấn công đồng thời 11 mục tiêu trên lãnh thổ Syria.​
Các tên lửa này đã thực hiện hành trình bay dài 1.500km qua không phận Iran và Iraq tấn công trực tiếp vào căn cứ của các nhóm phiến quân IS ở các tỉnh Raqqa, Aleppo và Idlib, và chúng đều tấn công chính xác các mục tiêu định trước chỉ sau vài giờ được triển khai.​
Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2012, tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr được thiết kế để có thể bay ở độ cao từ 50-150m so với mặt đất và nó được phát triển với nhiều biến thể khác nhau trong đó nổi bật nhất là các biến thể tấn công mặt đất và chống hạm. Với tầm bắn hiệu quả của biến thể chống hạm là 440-660km (bản xuất khẩu là 300km) và biến thể tấn công mặt đất là 2.500km, nhưng độ sai lệch của chúng chỉ từ 3-5m.​
Kalibr-NK được xuất khẩu ra khắp thế giới với biến thể được định danh Klub. Điển hình là biến thể Klub-S phóng từ tàu ngầm Kilo 636, Klub-N trên tàu chiến mặt nước và nguy hiểm nhất là Klub-K.​
Klub-K là loại vũ khí tấn công tầm xa cũng khiến phương Tây lo sợ khi nó có thể được tích hợp với bất kỳ phương tiện nào từ một xe tải đông lạnh cho đến một chiếc container chở hàng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Klub-K "sát thủ" giấu mình của Quân đội Nga vẫn chưa thực sự lộ diện và điều này khiến Phương Tây cảm thấy bị đe dọa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Klub-K được đánh giá có khả năng tấn công chính xác mục tiêu và không thể bị đánh chặn khi nó bay với vận tốc siêu âm, chính điều này khiến Klub-K có thể biến một tàu chở hàng hay một đoàn tàu lửa với những chiếc container trở thành thứ vũ khí chết người.​
Trong một đợt tập trận gần đây trên Biển Barents, Hải quân Nga đã triển khai một tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm và nó đã tấn công chính xác mục tiêu giả định cách đó hàng trăm km với độ chính xác tuyệt đối chỉ với một lần phóng duy nhất.​
Hiện tại Hải quân Nga cũng đang thực hiện thử nghiệm trên biển đối với hai tàu hộ vệ mang tên lửa lớp lớp Buyan là Zelyony Dol và Serpukhov. Các tàu này đều được trang bị các biến thể tên lửa hành trình Kalibr. Sau khi hoàn tất thử nghiệm chúng sẽ được biên chế cho Hạm đội Biển Đen.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.