Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tàu sân bay Mỹ chạy đâu cũng không thoát khỏi tên lửa TQ?

Nhật Minh | 24/09/2015 13:30

2

maxresdefault-1443067629714-34-0-837-1575-crop-1443067647782.jpg

Ảnh minh họa
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo tờ China Youth Daily, sắp tới, hệ thống tên lửa chống hạm dẫn đường của Trung Quốc sẽ được tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi tàu sân bay trên đại dương.

Theo China Youth Daily (tờ báo chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc), Bắc Kinh đã ra mắt 2 loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào ngày 3/9 vừa qua.
Đầu tiên là tên lửa DF-26.
Trong cuộc duyệt binh, công chúng tại Bắc Kinh được giới thiệu rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 có thể tấn công các tàu chiến cỡ trung, như tàu tuần dương và tàu khu trục, cũng như các các cơ sở quân sự tại trung Thái Bình Dương.
tau-san-bay-my-chay-dau-cung-khong-thoat-khoi-ten-lua-tq.jpg

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26​
Thông tin này cho thấy các tên lửa DF-26 có thể được sử dụng để đối phó với tàu khu trục lớp Arleigh Burke trong trường hợp nổ ra xung đột Mỹ - Trung liên quan tới vấn đề ở Hoa Đông hoặc Biển Đông.
Tiếp theo là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.
Trung Quốc giới thiệu rằng DF-21D có tầm bắn 2.700km và có thể được sử dụng để tạo thế phong tỏa, đối phó Mỹ và đồng minh của Washington ở Tây Thái Bình Dương.
tau-san-bay-my-chay-dau-cung-khong-thoat-khoi-ten-lua-tq.jpg
China Youth Daily cho hay, hệ thống tên lửa chống hạm dẫn đường của Trung Quốc sẽ được cải tiến đáng kể sau khi nước này phóng vệ tinh Gaofen 4.
Vệ tinh Gaofen 4 dự kiến sẽ được phóng vào cuối năm nay, nó có thể tăng cường đáng kể khả năng của tên lửa Trung Quốc trong việc phát hiện và theo dõi các tàu sân bay trên đại dương, tấn công tàu sân bay và các loại tàu chiến khác cách xa tới 4.000km.
Trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin đã nhận được 500 triệu USD từ Hải quân Mỹ để cải tiến hệ thống radar mảng pha và các tên lửa Standard trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke.
Sắp tới, theo China Youth Daily, chính phủ Mỹ có vẻ sẽ đầu tư nhiều hơn để tăng cường khả năng chống tên lửa dẫn đường cho Hải quân.
Câu trả lời bom hạt nhân Mỹ ở Đức: Kh-555 và Iskander

(Bình luận quân sự) - Chuyên gia quân sự Sivkov tuyên bố, “hàng phòng ngự trên không” và tên lửa đạn đạo Iskander sẽ là câu trả lời Nga cho bom hạt nhân Mỹ ở Đức.

[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-nga-dap-tra-my_baodatviet_242323894.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga có khả năng tấn công rất mạnh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga tố Mỹ-NATO vi phạm các hiệp định hạt nhân
Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, Giám đốc Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga đã dành cho Ria Novosti một cuộc trò chuyện về vấn đề Mỹ triển khai bom hạt nhân thế hệ mới B-61-12 ở Đức, nhằm vào Liên bang Nga.
Mới đây, kênh truyền hình Đức ZDF dẫn nguồn từ tài liệu ngân sách Hoa Kỳ thông báo về việc chuẩn bị bố trí bom hạt nhân Mỹ loại mới B-61-12 tại căn cứ không quân Buchel trên địa bàn Liên bang Đức, thuộc vùng Rhineland-Palatinate.
Bộ Quốc phòng Đức từ chối bình luận về thông tin trên, nhưng trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik", đại diện của Lầu Năm Góc nói rằng Hoa Kỳ không vi phạm điều khoản cam kết nào về vũ khí hạt nhân.
Đáp lại, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân mới ở Đức sẽ phá vỡ thế cân bằng lực lượng chiến lược ở châu Âu và tạo ra căng thẳng, buộc Nga phải thi hành những động thái đáp trả để khôi phục tính cân bằng.
Theo ông Sivkov, Nga có thể đáp trả việc triển khai bom hạt nhân của Mỹ ở Đức bằng "hàng rào phòng thủ hùng mạnh trên không", đầu đạn hạt nhân dành cho tổ hợp chiến thuật "Iskander" và gia tăng cơ số tên lửa hành trình dành cho máy bay tầm xa.
Theo lời vị chuyên gia quân sự Nga, hành động của phía Mỹ không phải cái gì mới mẻ và bất ngờ, bởi cách đây hai năm Hoa Kỳ đã thông qua chương trình hiện đại hóa không quân chiến thuật cho năm quốc gia NATO không sở hữu vũ khí hạt nhân.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-nga-dap-tra-my_baodatviet_242324271.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa đạn đạo Iskander-M và Iskander-K của Nga tại bãi thử Kapustin Yar{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mục đích của kế hoạch này là nhằm nâng cấp cho họ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, để tăng cường khả năng tấn công hạt nhân của khối NATO, tạo sự cân bằng lực lượng với Nga. Theo kế hoạch, công việc này sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2018.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, hiện Moscow lên tiếng đã là hơi muộn, lẽ ra cần phải đáp trả sớm hơn, khi NATO chỉ có các loại bom thông thường. Ông đặt câu hỏi là “tại sao Nga không tỏ thái độ ngay khi người Mỹ thông qua chương trình tái trang bị máy bay cho các quốc gia phi hạt nhân”?
“Mỹ và NATO mới chính là những nước vi phạm các hiệp định an toàn hạt nhân. Đức là nước bị cấm không được có trang bị hạt nhân quân sự, nhưng bây giờ lại tiếp nhận và sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ? Cần hiểu điều đó như thế nào?" - chuyên viên Sivkov nêu câu hỏi.
Chuyên gia Nga bày kế đáp trả Mỹ
Ông Sivkov cho rằng, cách duy nhất Nga có thể đáp trả một cách tương xứng là tái trang bị cho "Iskander" các đầu đạn hạt nhân; tăng cường hàng rào phòng thủ trên không bằng các tiêm kích chiến thuật hiện đại, có khả năng đánh chặn tầm xa để triệt tiêu các mối nguy hiểm ngay từ biên giới.
Nga cần chuẩn bị đủ cơ số tên lửa dành cho máy bay tầm xa của không quân chiến lược; nâng cấp hiện đại hóa các máy bay Tu-22M3 bằng việc lắp đặt tên lửa hành trình tầm xa hạng nặng X-555 (Kh-555), các tên lửa tương tự như phiên bản tên lửa hành trình "Granat" của hải quân.
[xtable=bcenter|360x@]
{tbody}
{tr}
{td}
3-nga-dap-tra-my_baodatviet_242325457.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Phạm vi bao trùm của tên lửa Iskander, nếu đặt tại Kaliningrad{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bằng những biện pháp như vậy, Nga có thể sẽ tạo ra sự "đe dọa hạt nhân" qui mô, tạo ra đối trọng hạt nhân với Mỹ và NATO - chuyên viên khoa học quân sự cao cấp Sivkov nói với đại diện RIA Novosti.
Vị chuyên gia Nga còn khẳng định, bên cạnh việc củng cố khả năng phòng thủ trên không bằng máy bay chiến thuật và nâng cao khả năng tấn công tầm xa, Nga cũng phải quan tâm tăng cường các hệ thống phòng không trên biên giới phía Tây, vì người Mỹ sẽ sử dụng bom nguyên tử với phi cơ chiến thuật.
Ông nhấn mạnh, nếu Nga xây dựng hàng rào vững mạnh từ các phương tiện phòng không hiện đại, thì họ sẽ không thể chọc thủng được các lớp phòng thủ để đạt mục tiêu. Ông Sivkov nói thêm rằng, đó là những phương pháp tốt nhất và thiết thực nhất với nước Nga.
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng ở châu Âu và ở chính nước Đức hiện có "80% cư dân đòi loại bỏ các vũ khí hạt nhân" vì dân chúng đều hiểu rằng trong trường hợp bắt đầu xung đột quân sự với hiện diện vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ châu Âu thì địa bàn này "sẽ biến thành đấu trường của sự chết chóc".
"Đó là viễn cảnh mà dân chúng châu Âu không muốn, vì vậy họ chống lại. Nhưng giới lãnh đạo châu Âu lệ thuộc vào Hoa Kỳ hoàn toàn lại đang bỏ qua mọi lợi ích quốc gia và dân tộc mà lưu giữ vũ khí hạt nhân của Mỹ" - Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị kết luận.
Toàn Thắng
 
23/8/12
1.162
3
38
Các bạn thấy đó WW2 đã kết thúc 70 năm rồi mà đến nay Mỹ vẫn duy số lượng căn cứ quân sự khổng lồ (172 ở Đức, 117 ở Nhật, 83 ở Hàn Quốc) và triển khai bom nguyên tử ở đó; rêu rao là bảo vệ đồng minh nhưng thực chất là chiếm đóng 3 nước đó để áp đặt chính trị và cướp bóc ở 3 trung tâm kinh tế TG đó. Vì Các nước đó đều có thể tự phát triển quân đội để tự bảo vệ mình mà không cần đến Mỹ; Mỹ không bao giờ dám đơn phương gây chiến với Nga và TQ.

Ngoài Isknander M và Kh 555, Kh 102, Kh 101 thì Nga cần sớm triển khai Iskander K, cùng các tên lửa Kh22 của máy bay Tu 22 M3 đều được gắn các đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ tối thiểu là 150 Kt trở lên đủ để xóa sổ Châu âu thì mới trị được khối Nato. Còn lực lượng hạt nhân chiến lược thì để dành riêng cho khu vực Bắc Mỹ. skander-K là quá đủ. Tầm 2000km, đầu đạn Nuk, triển khai 500 quả. KH555 là thừa, loại này chĩa sang Mỹ thì hợp lý hơn. Rất buồn là cả 2 loại này chưa từng thực chiến, nên độ tin cậy khả năng là rất thấp, các rồ Mỹ không cần phải lo lắng nhiều. ở Đông Á thì bị DF-21/26 đặt vào tầm bắn, ở Tây Âu thì bị Kh-555, SS-26 nhắm. Chính thằng Mỹ và lũ chư hầu đang bị nguy hiểm chứ ko phải Nga và TQ. Loại B-61 chỉ mang tính tượng trưng, khi khai chiến, các máy bay F-16C, Tornado, Typhoon, F-22, B-52, B-2, B-1B sẽ bị bắn rụng bởi S-300/400 và MiG-31 trước khi chúng kịp bỏ bom Nga, TQ
 
23/8/12
1.162
3
38
Tor-M2U đã có khả năng vừa chạy vừa bắn

Tuấn Sơn | 24/09/2015 09:46

1

1-23092015son3172816601-1443062500863-0-0-255-500-crop-1443062614545.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tại bãi thử ở vùng Astrakhan (Nga), các chuyên gia thuộc Tổ hợp Almaz-Antey ngày 23-9 đã tiến hành bắn thử thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U đặt trên khung gầm vận chuyển bánh hơi trong trạng thái hành tiến.

Sau thử nghiệm trên, Tor-M2U đã trở thành tổ hợp tên lửa phòng không trên bộ đầu tiên có khả năng vừa chạy vừa khai hỏa vào mục tiêu.
“Trong quá trình phóng thử, tổ hợp Tor-M2U đã phát hiện, theo dõi và khai hỏa vào mục tiêu hoàn toàn tự động khi đang hành tiến.
Toàn bộ các thông số của vụ bắn thử đã được ghi lại để tiếp tục phân tích”, ông Yan Novikov, giám đốc chương trình phát triển Tor-M2 cho biết.
Ông Y. Novikov cho biết thêm, tổ hợp Tor-M2U tiêu diệt thành công mục tiêu giả lập là tên lửa Saman. Khi khai hỏa, toàn bộ tổ hợp di chuyển với tốc độ 25km/giờ và đạn tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 8km.
torm2u-da-co-kha-nang-vua-chay-vua-ban.jpg

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U.​
Các chuyên gia Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa trong tình trạng hành tiến của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp.
Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không lục quân, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.
Hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại, kể cả các phiên bản dành cho lục quân trong quân đội các nước trên thế giới, trước khi phóng tên lửa tấn công mục tiêu đều phải dừng xe vận chuyển để ổn định tầm, hướng.
Hiện thông tin về Tor-M2U chưa được công bố, nhưng từ các nguồn công khai, tổ hợp tên lửa phòng không này có thể theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu và tự động đánh giá mức độ nguy hiểm của từng mục tiêu, để lên phương án ngăn chặn.
Tor-M2U có thể dẫn bắn cùng lúc vào 4 mục tiêu với số lượng tên lửa không giới hạn. Đạn tên lửa của Tor-M2U được thiết kế đặc biệt để chống lại các mục tiêu có khả năng thao diễn và tiết diện phản xạ tín hiệu ra-đa nhỏ (tàng hình).
Hiện tại, Tor-M2U được coi là một thành phần trong hệ thống phòng không đa lớp của Quân đội Nga (kết hợp với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk và tầm xa S-300, S-400).
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ lùi thời điểm tiếp nhận tàu sân bay Gerald R.Ford vì lỗi kỹ thuật

Tuấn Sơn | 24/09/2015 20:45

0

cvn78-01-1443093425410-137-0-1117-1920-crop-1443093458078.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ngày 24-9, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố lùi thời điểm tiếp nhận tàu sân bay thế hệ mới CVN-78 Gerald R.Ford do một loạt lỗi kỹ thuật nghiêm trọng phát hiện trong quá trình chạy thử nghiệm.

Theo đó, thời gian chạy thử nghiệm của tàu sân bay CVN-78 được kéo dài từ 6 lên 8 tuần và thời điểm tiếp nhận vào biên chế Hải quân Mỹ sẽ phụ thuộc vào kết quả quá trình chạy thử.​
Đại diện Hải quân Mỹ cho biết, toàn bộ chi phí của quá trình khắc phục trục trặc kỹ thuật và chạy thử nghiệm bổ sung vẫn nằm trong dự toán mua sắm các tàu sân bay mới. Tuy nhiên, thông tin về lỗi kỹ thuật CVN-78 gặp phải không được công bố.​
Đại diện Hải quân Mỹ cũng cho biết, trong quá trình chạy thử nghiệm, CVN-78 được kiểm tra hệ thống máy phóng máy bay chạy điện EMALS; khả năng cất và hạ cánh các đơn vị máy bay hoạt động trên boong; hệ thống ra-đa băng tần kép DBR và hệ thống máy phát điện chính trên tàu…​
my-lui-thoi-diem-tiep-nhan-tau-san-bay-gerald-rford-vi-loi-ky-thuat.JPG

Tàu sân bay CVN-78 Gerald R. Ford.​
Tính tới thời điểm hiện tại, CVN-78 Gerald R.Ford đã hoàn thành tới 93%. Tổng chi phí đóng chiếc CVN-78 vào khoảng 5,15 tỷ USD. Thời gian dự kiến CVN-78 được tiếp nhận vào biên chế Hải quân Mỹ là vào cuối tháng 3-2016.​
Tàu sân bay CVN-78 Gerald R.Ford là một trong ba tàu sân bay thuộc lớp CVN-21 với nhiều cải tiến về hệ thống máy phóng máy bay, nâng cao khả năng tự động hóa để giảm số lượng thủy thủ đoàn…​
Tàu dài 332,8m, rộng 40,8m và cao 78m; có lượng choán nước đạt 101.600 tấn và kíp thủy thủ đoàn là 4.660 người. Sau khi được tiếp nhận, CVN-78 sẽ thay thế tàu sân bay CVN-65 Enterprise đã hết niên hạn phục vụ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
F-16 có ít cơ hội khi đối đầu Su-35

Đức Anh | 25/09/2015 19:34

1

f-16-fighting-falcon-1443146560656-7-0-313-600-crop-1443146603478.jpg

Tiêm kích F-16 đã trải qua hơn 30 năm sử dụng nên không còn là đối thủ xứng tầm với Su-35.
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo nhà phân tích Dave Majumdar, ngay cả khi F-16 được trang bị radar quét mạng pha điện tử, tiêm kích này vẫn không phải là đối thủ xứng tầm so với Su-35 của Nga.

Tạp chí The National Interest (Mỹ) đăng bài viết cho biết, F-16 Falcon là tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ và đồng minh trong nhiều thập kỷ.
Ban đầu, F-16 được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ không phận nhưng sau đó được nâng cấp thành chiến đấu cơ đa nhiệm. F-16 được đưa vào sử dụng từ những năm 1980, các phi công Mỹ đặt cho tiêm kích này biệt danh Viper.
Dù đã trải qua hơn 30 năm sử dụng nhưng F-16 vẫn là trụ cột của Không quân Mỹ và nhiều nước khác trong vài thập kỷ tới.
Mặc dù đây vẫn là một chiến đấu cơ mạnh nhưng đối thủ của Mỹ đã phát triển tiêm kích Su-35 với nhiều tính năng tương đương hoặc thậm chí vượt trội F-16.
Về cơ bản, Su-35 tương tự vai trò của tiêm kích F-15E Eagle. Bên cạnh đó, Nga còn xuất khẩu các biến thể của "gia đình" Flanker cho nhiều quốc gia trên thế giới hơn cả MiG-29 trước đây.
Do đó, thời gian gần đây, trong cuộc tập trận không chiến Red Flag, Không quân Mỹ thường sử dụng máy bay mô phỏng Flanker, vì máy bay 2 động cơ này của Nga là một trong những đối thủ trên không mà phi công Mỹ có thể phải đối mặt.
Su-35 không phải là biến thể phổ biến nhất trong gia đình Flanker nhưng nó là chiến đấu cơ có năng lực nhất.
Su-35, với sự điều khiển của những phi công dày dạn kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ từ đài kiểm soát mặt đất hoặc máy bay chỉ huy trên không, là mối đe dọa lớn với máy bay phương Tây, thậm chí ngay cả với tiêm kích tàng hình F-22.
Với phi đội tiêm kích tàng hình F-35, các phi công có thể sử dụng lợi thế tàng hình cùng cảm biến tiên tiến và khả năng kết nối mạng để tạo lợi thế chiến thuật trước Su-35. Nhưng nếu phi đội F-16 vì một lý do nào đó phải chạm trán Su-35, điều gì sẽ xảy ra?
F-16 không phải đối thủ của Su-35
f16-co-it-co-hoi-khi-doi-dau-su35.jpg

Tiêm kích F-16 (trên) kém Su-35 (dưới) ngay cả khi được nâng cấp với radar AESA.​
Thực tế phần lớn phi đội F-16 của Mỹ không được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) như F-15.
Bên cạnh đó, các tên lửa AIM-120 bắn từ F-16 không thể đạt tốc độ và độ cao như F-15. Do đó, Viper sẽ gặp bất lợi lớn khi chạm trán Su-35 hoặc các biến thể tiên tiến khác của dòng Flanker.
Không quân Mỹ đã nhìn thấy hạn chế này và dự định nâng cấp khoảng 300 chiếc F-16 với Gói mở rộng thiết bị điện tử chiến đấu hàng không (CAPES).
Dù chương trình sau đó đã bị hủy bỏ do giảm ngân sách quốc phòng nhưng Không quân Mỹ hiểu rằng, cần khẩn trương nâng cấp F-16 với radar mới.
Đầu năm 2015, Không quân Vệ binh quốc gia đã kêu gọi khẩn cấp lắp đặt radar AESA cho F-16 nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cơ quan này cho rằng, radar AESA rất cần thiết để máy bay có thể phát hiện và theo dõi tên lửa hành trình, cũng như các mục tiêu nhỏ khác.
Trong tháng 3, tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng Không quân Mỹ nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng: “Chúng ta cần triển khai kế hoạch nâng cấp radar AESA cho toàn bộ F-16”.
Mặc dù Không quân Mỹ không còn sử dụng F-16 như tiêm kích chiếm ưu thế trên không chuyên dụng nhưng radar AESA là cần thiết để giúp cho Viper có thể chống lại Su-35.
Xét về năng lực tổng thể, F-16 không thể cạnh tranh với Su-35 nhưng chiến đấu cơ Mỹ có ưu điểm là khả năng cơ động rất tốt trong không chiến quần vòng.
Sự nhanh nhẹn của F-16 kết hợp với tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại AIM-9X có thể giúp đối phó Su-35.
Về phía Su-35, nhờ được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D nên tiêm kích này rất cơ động ở tốc độ thấp, một ưu thế mà rất ít chiến đấu cơ trên thế giới có thể thực hiện. Tuy vậy, một phi công dày dạn kinh nghiệm có thể giúp F-16 thoát khỏi việc bị bắn hạ.
Nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar cho rằng, lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Mỹ đã không còn giữ được lợi thế công nghệ như trước đây.
Ngay cả khi F-16 được trang bị radar AESA, nó vẫn có rất ít cơ hội khi đối đầu Su-35. Do đó, Lầu Năm Góc cần phải đầu tư vào máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo để duy trì sức mạnh.
 
23/8/12
1.162
3
38
TQ sắp triển khai tàu ngầm có thể tấn công 50 bang của Mỹ
Việt Long | 25/09/2015 14:00

6
jin-class-1443154340692-0-0-306-600-crop-1443154368975.jpg

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094
Chia sẻ:


Kẻ hưởng lợi "giấu mặt" khi Ai Cập mua tàu Mistral




Theo Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung, tên lửa JL-2 trên tàu ngầm Type 094 Trung Quốc có thể vươn tới tất cả 50 bang của Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía đông Hawaii.
Lầu Năm Góc cho biết, trước cuối năm nay, Trung Quốc có vẻ sẽ triển khai loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có thể tấn công nước Mỹ.

Điều này làm gia tăng lo ngại của chính quyền Obama trước những động thái "khoe cơ bắp" của Trung Quốc ở châu Á.

Theo cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc, đó là các tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Jin trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

Tuy nhiên, DIA không đưa ra đánh giá cụ thể thời gian triển khai của loại tàu này, cũng như tình trạng của tên lửa JL-2.

Lary Wortzel, thành viên Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung nhận định:

“Khả năng duy trì liên tục các đợt tuần tra răn đe là cột mốc quan trọng đối với một cường quốc hạt nhân. Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố năng lực này để phô trương sức mạnh và thanh thế".

Trước đó, Lầu Năm Góc và DIA dự đoán rằng các chuyến tuần tra của tàu ngầm Trung Quốc bắt đầu vào năm ngoái.

Mối đe dọa từ tên lửa JL-2

Trung Quốc hiện có ít nhất 4 tàu ngầm lóp Jin.

55 năm sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, giới chuyên gia phân tích đánh giá rằng các chuyến tuần tra của tàu ngầm mới sẽ mang lại cho nước này công cụ hữu hiệu hơn để đối phó một cuộc tấn công hạt nhân.

Sơ đồ bố trí tên lửa JL-2 trên tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc

Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định:

“Trong tất cả các năng lực răn đe chiến lược của Trung Quốc, thành tố trên biển là bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất vì nó sẽ trở thành phương thức răn đe an toàn nhất đối với Trung Quốc”.

Việc triển khai tuần tra các tàu ngầm hạt nhân là một bước tiến quan trọng của Trung Quốc vì tên lửa JL-2 có tầm bắn tới 7.403km.

Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung đánh giá rằng những tên lửa này có thể vươn tới Alaska nếu được phóng từ những vùng biển gần Nhật Bản và vươn tới tất cả 50 bang của Mỹ nếu được phóng từ những vùng biển phía đông Hawaii.

Vẫn đang trong quá trình thử nghiệm

Trong bản báo cáo hồi tháng 4 về Hải quân Trung Quốc, Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết, các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong vùng lân cận Trung Quốc.

Trong khi đó, JL-2 có tầm bắn gấp gần 3 lần các tên lửa này.

Tên lửa JL-2 "đã trải qua cuộc thử nghiệm thành công vào năm 2012 và có vẻ đã sẵn sàng đi vào hoạt động". Theo ONI, "một khi được triển khai, JL-2 có thể mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công các mục tiêu trong lục địa Mỹ".

tq-sap-trien-khai-tau-ngam-co-the-tan-cong-50-bang-cua-my.jpg

Tên lửa JL-2 trong lần phóng thử nghiệm
Theo chuyên gia Koh, bản báo cáo của ONI cho thấy có thể PLA vẫn đang trong quá trình thử nghiệm JL-2.

"Nếu những tên lửa này chưa sẵn sàng hoạt động, không có lý do gì để Trung Quốc triển khai chúng trong các đợt tuần tra" - Koh nói.

Cũng theo Koh, hiện có đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang phát triển mẫu tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang, có thể mang 24 tên lửa đạn đạo, nhiều gấp đôi so với các tàu ngầm Type 094 lớp Jin.

Do vậy, Koh nhận định, khả năng lớn nhất là JL-2 đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và đã có thành công, nếu không, chúng sẽ không được triển khai cùng với chương trình phát triển tàu ngầm 096 lớp Tang.

http://soha.vn/quan-su/tq-sap-trien...tan-cong-50-bang-cua-my-20150925112410102.htm[DOUBLEPOST=1443230136,1443230102][/DOUBLEPOST]Ohio cứ ngon mà vào, Type 094 sẽ sẵn sàng đáp trả đích đáng
 
23/8/12
1.162
3
38
Khi Mỹ đối đầu các tiêm kích TQ mang số tên lửa gấp 7 lần F-22...

Việt Long | 27/09/2015 14:01

1

eca86bd9dcd816a177a208-1443339491045-26-0-485-900-crop-1443339510387.jpg

Tiêm kích J-11 Trung Quốc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: China Daily
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Nước Mỹ đã bỏ ra hàng trăm tỷ USD phát triển các tiêm kích tàng hình để thống trị bầu trời trong tương lai. Nhưng liệu vũ khí mới của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa ưu thế đó?

Mỹ "mất ngủ" vì tên lửa PL-15
Tờ Daily Beast (Mỹ) đăng bài viết cho hay:
Không quân Mỹ, lực lượng không quân hùng mạnh nhất trên thế giới sẽ không là gì nếu như họ thiếu tự tin. Do đó, rất hiếm khi thấy các chỉ huy cấp cao của lực lượng này công khai cảnh báo về một loại vũ khí cụ thể của đối phương.
Chính vì vậy, Tướng Herbert Carlisle, chỉ huy Bộ Tư lệnh tác chiến của Không quân Mỹ, đã đặt ra một vấn đề không hề nhỏ khi 2 lần đề cập tới những lo ngại về loại tên lửa không đối không mới của Trung Quốc hồi giữa tháng 9 vừa qua.
Tên lửa mới của Trung Quốc có tên PL-15, được trang bị đầu dò radar tinh vi và động cơ mạnh mẽ, giúp nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa xấp xỉ 100km hoặc hơn.
“Hãy quan sát đối thủ của chúng ta và thứ mà họ đang phát triển, những vũ khí như PL-15 và tầm bắn của tên lửa này” - Tướng Carlisle đề cập trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS tại Washington hôm 15/9.
Đây cũng là ngày có thông tin Trung Quốc đã bắn thử tên lửa PL-15 lần đầu tiên.
“Chúng ta đối phó với tên lửa đó bằng cách nào và chúng ta sẽ tiếp tục làm gì để vô hiệu hóa mối đe dọa đó” - Tướng Carlisle đặt câu hỏi.
khi-my-doi-dau-cac-tiem-kich-tq-mang-so-ten-lua-gap-7-lan-f22.JPG

Tiêm kích J-11 nâng cấp có thể mang tới 14 tên lửa​
Hiện nay, có thể nhận thấy rõ ràng rằng PL-15 là một loại tên lửa tinh vi, song chưa rõ tên lửa này có thực sự vượt trội các vũ khí không đối không của Mỹ hay không.
Khả năng mang tên lửa thua Trung Quốc
Trên thực tế, điều khiến Tướng Carlisle và Bộ Tư lệnh tác chiến không quân Mỹ lo ngại không chỉ là khả năng của PL-15. Còn một vấn đề khác, đó là: Không quân Trung Quốc có thể phóng bao nhiêu tên lửa PL-15 trong 1 lần?
Thiếu tá Michael Meridith, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ cho biết:
“Chúng tôi quan tâm nhiều đặc tính của PL-15, như tải trọng, hệ thống dẫn đường, loại đầu đạn, khả năng di chuyển, đối phó với các biện pháp đối kháng, độ tin cậy, tốc độ, tầm bắn… và các khả năng khác của nó".
Đáng lưu ý là nhờ được nâng cấp, tiêm kích J-11 (phiên bản "made in China" của chiến đấu cơ Flanker Nga) có thể mang tới 14 tên lửa, gồm 12 tên lửa cỡ như PL-15 và 2 tên lửa nhỏ hơn.
khi-my-doi-dau-cac-tiem-kich-tq-mang-so-ten-lua-gap-7-lan-f22.jpg

Đồ họa tên lửa PL-15 Trung Quốc​
Trong khi đó, với cấu hình thông thường, tiêm kích F-22 của Mỹ chỉ mang được tối đa 6 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa Sidewinder với tầm bắn ngắn hơn.
Đó là do, kể từ thời Chiến tranh Lạnh, thiết kế máy bay chiến đấu của Mỹ tập trung vào khả năng tàng hình để tránh bị radar đối phương phát hiện. Nhằm giảm diện tích phản xạ radar, vũ khí trên máy bay được bố trí tại các khoang chứa bên trong thân.
Tuy nhiên, các khoang chứa này sẽ mang được ít vũ khí hơn so với các giá treo dưới cánh và thân, như thiết kế của chiến đấu cơ Trung Quốc.
"Tàng hình" mang lại lợi thế trong một số tình huống nhất định nhưng trong cuộc đối đầu trực diện, nó sẽ gây ra bất lợi về số lượng vũ khí.
Như trong trường hợp F-22 và J-11, tiêm kích của Mỹ thua kém đối thủ Trung Quốc tới 6 tên lửa.
Tình huống còn tệ hơn khi do chi phí cao, Không quân Mỹ chỉ trang bị 195 chiếc F-22. Trong khi đó, Trung Quốc có không dưới 300 tiêm kích giá rẻ J-11 và còn có thêm hàng trăm máy bay chiến đấu J-10 cùng nhiều loại chiến đấu cơ khác.
Không quân Mỹ hài lòng với khả năng mang ít vũ khí hơn của F-22, bởi họ cho rằng khả năng tránh bị phát hiện sẽ giúp máy bay khó bị tấn công hơn, từ đó vô hiệu hóa phần nào lợi thế hỏa lực của đối phương.
Tuy nhiên, theo Tướng Carlisle, Không quân Mỹ có quá ít máy bay F-22. Ông cho rằng quyết định ngưng sản xuất F-22 mà Lầu Năm Góc đưa ra năm 2009 là "sai lầm lớn nhất từ trước đến nay".
khi-my-doi-dau-cac-tiem-kich-tq-mang-so-ten-lua-gap-7-lan-f22.jpg

F-22 và F-35 tuy có lợi thế tàng hình nhưng mang được quá ít vũ khí​
Để duy trì ưu thế trước quân đội Trung Quốc và các đối thủ tiềm năng khác, Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị hàng trăm chiến đấu cơ thế hệ mới F-35. Song, với cấu hình tàng hình, F-35 thậm chí còn mang được ít tên lửa hơn cả F-22, với chỉ 2 tên lửa AIM-120.
“PL-15 chỉ là một trong những mối lo ngại”, chuyên gia phân tích Peter Goon của Tổ chức tư vấn Air Power Australia nhận định, "điều đáng lo ngại hơn là tiêm kích F-35A chỉ có thể mang 2 tên lửa AIM-120 - đây sẽ là vấn đề khiến Tướng Carlisle 'mất ngủ'".
Theo Goon, không khó hình dung kết quả nếu các phi đoàn tiêm kích Mỹ giao chiến với các phi đoàn chiến đấu cơ Trung Quốc, khi chúng có thể mang số lượng tên lửa nhiều hơn gấp 7 lần máy bay Mỹ và mỗi tên lửa này đều ngang ngửa với loại tiên tiến nhất của Mỹ.
Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi một công ty của Mỹ đang đề nghị trang bị thêm tên lửa cho một số máy bay cũ hơn của Không quân Mỹ.
Vào cùng ngày Tướng Carlisle bày tỏ sự lo lắng về PL-15, hãng Boeing đã đề xuất bổ sung vũ khí mới cho các tiêm kích F-15, trong đó tăng gấp đôi số tên lửa AIM-120 trên máy bay này lên 16 quả, thậm chí nhiều hơn 2 tên lửa so với tiêm kích J-11 nâng cấp.
Hiện tại, Không quân Mỹ vẫn duy trì hơn 200 tiêm kích F-15 từ những năm 1970 và một số máy bay tác chiến không đối không từ những năm 1980.
Mặc dù chúng không có khả năng tàng hình như F-22 nhưng theo Tướng Carlisle, 2 loại máy bay này có thể kết hợp tác chiến, trong đó F-22 giữ vai trò “tiền vệ”, phát hiện và lựa chọn mục tiêu để F-15 tiêu diệt.
Hiện nay, với việc Trung Quốc phát triển được loại tên lửa ngang ngửa vũ khí đối không của Mỹ và khả năng chiếm ưu thế về số lượng tên lửa khi giao chiến, thì ý tưởng của Boeing có thể là cách tốt nhất để đối phó hiệu quả với mối đe dọa này.

http://soha.vn/quan-su/khi-my-doi-d...-ten-lua-gap-7-lan-f-22-20150927113450692.htm

Cú lật ngược tình thế bất ngờ khi J-31 đối đầu F-35

Đức Anh | 27/09/2015 19:34

1

5604c491c461889a398b458e-1443341075350-14-0-397-750-crop-1443341082480.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo nhà phân tích Majumdar, tuy thua kém F-35 về công nghệ nhưng J-31 có thể lật ngược tình thế nhờ loại tên lửa nguy hiểm mà Trung Quốc đang phát triển.

Những tiết lộ gần đây về tiêm kích J-31 Trung Quốc cho thấy mẫu máy bay này không chỉ có bề ngoài giống với tiêm kích F-35 của Mỹ mà còn có thuộc tính khí động học tương tự.
Song theo nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar của tạp chí The National Interest (Mỹ), vấn đề cần quan tâm lúc này là Trung Quốc đã tiến được bao xa trong lĩnh vực phát triển các hệ thống phụ như radar và động cơ cho máy bay.
Ngoài ra, còn có một câu hỏi khác, đó là năng lực của ngành công nghiệp Trung Quốc đã tới đâu trong việc tích hợp tất cả các công nghệ khác nhau lên cùng 1 thiết kế máy bay.
Xét bề ngoài, J-31 rất giống F-35 của Mỹ, và có rất nhiều lý do để tin rằng chiến đấu cơ của Trung Quốc là sản phẩm dựa trên công nghệ đánh cắp từ F-35.
Một cựu phi công Mỹ từng nói: “Tôi nghĩ rằng, cuối cùng máy bay của họ sẽ ngang bằng với chiến đấu cơ thế hệ 5 của chúng tôi vì hoạt động gián điệp công nghiệp tinh vi vẫn tiếp diễn”.
Song, ông Majumdar cho rằng, máy bay của Trung Quốc không nhất thiết phải so kè với tiêu chuẩn của F-35 theo kiểu “một chọi một”. Bắc Kinh chỉ cần gây thiệt hại cho quân đội Mỹ tới mức họ nhận thấy quá đắt đỏ nếu tiếp tục chiến đấu.
Theo giả thuyết trước đó, tiêm kích F-22 sẽ chiếm ưu thế với tỷ lệ tiêu diệt 30:1 trước J-11. Song, Không quân Mỹ chỉ có thể huy động 120 tiêm kích Raptor với tỷ lệ tiêu diệt 3:1 khi đối đầu chiến đấu cơ tàng hình J-31 hoặc J-20.
“Khi chiến đấu với J-20 và J-31, thậm chí với lợi thế là tỷ lệ tiêu diệt 3:1, Mỹ vẫn rất tốn kém” - một chỉ huy Không quân Mỹ nói.
Vậy nên nhìn nhận loại tiêm kích tàng hình mới của Trung Quốc như thế nào?
cu-lat-nguoc-tinh-the-bat-ngo-khi-31-doi-dau-f35.jpg

Thiết kế J-31 (trên) rất giống với F-35 (dưới).​
J-31 yếu kém về điện tử hàng không...
Theo Majumdar, sự yếu kém của J-31 nằm ở hệ thống điện tử hàng không, như radar, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, liên kết dữ liệu và kết hợp cảm biến.
Khá đơn giản để hoàn thiện các hệ thống riêng rẽ nhưng kết hợp dữ liệu từ vô số các cảm biến và thiết bị trên khoang lại là một việc cực kỳ khó khăn.
Thậm chí F-22 cũng không thể kết hợp hệ thống liên kết dữ liệu Link-16 với các cảm biến trên khoang cho tới khi có gói nâng cấp phần mềm Increment 3.2A.
Đây là một trong những lý do khiến Lockheed Martin tụt lại trong quá trình phát triển F-35 và cũng là lý do tại sao các quan chức Không quân Mỹ và Văn phòng chương trình F-35 không ngừng lo ngại về hệ thống phần mềm của tiêm kích này.
cu-lat-nguoc-tinh-the-bat-ngo-khi-31-doi-dau-f35.jpg

J-31 vẫn còn nhiều yếu kém về điện tử hàng không và động cơ.​
Từ khó khăn mà Mỹ gặp phải, ông Mujamdar hoài nghi liệu rằng với năng lực của ngành công nghiệp Trung Quốc hiện nay, quá trình phát triển J-31 có thể đạt các tiêu chuẩn như F-22 hay F-35 hay không.
Bên cạnh đó, cho tới nay, Bắc Kinh vẫn chưa đủ khả năng sản xuất động cơ đáng tin cậy cho máy bay. Vì vậy, sẽ phải mất một thời gian nữa Trung Quốc mới bắt kịp được cỗ máy thế hệ 5 của Mỹ.
... nhưng có ưu thế với tên lửa
Majumdar nhận định, dù J-31 chưa thể sánh được với F-35 về công nghệ nhưng người Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ để phát triển một loại tên lửa mới mang tên PL-15.
Có vẻ loại tên lửa này có nhiều điểm tương tự với tên lửa ngoài tầm nhìn Meteor của châu Âu.
cu-lat-nguoc-tinh-the-bat-ngo-khi-31-doi-dau-f35.jpg

PL-15 được cho là có nhiều điểm tương tự tên lửa Meteor của châu Âu.​
Giống như Meteor, tên lửa PL-15 được trang bị động cơ ramjet, mang lại tầm bắn xa và hiệu suất pha cuối tốt hơn so với tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 của Mỹ.
Động cơ của AIM-120 đốt cháy trong khoảng vài chục giây và lao đến mục tiêu như phần lớn các loại vũ khí không đối không khác. Tên lửa này có điểm yếu là rất dễ bị gây nhiễu bằng công nghệ DRFM và cần sớm được thay thế.
Có vẻ Bộ chỉ huy tác chiến Không quân Mỹ (ACC) cuối cùng đã nhìn nhận mối đe dọa này một cách nghiêm túc, kể từ khi các quan chức Không quân Mỹ phàn nàn về vấn đề của AIM-120.
Mới đây, phát biểu trên tạp chí Flight Global, Tướng Carlisle, chỉ huy ACC đã bày tỏ sự lo ngại lớn về PL-15 và tầm bắn của tên lửa này.
Có thể thấy, so với J-31, F-35 có lợi thế về mặt công nghệ nhưng việc thiếu tên lửa tầm xa đáng tin cậy có thể khiến chiến đấu cơ này gặp nguy hiểm.

http://soha.vn/quan-su/cu-lat-nguoc-tinh-the-bat-ngo-khi-j-31-doi-dau-f-35-20150927103427039.htm

Chiến thuật không chiến của Mỹ phải thay đổi vì Su-35

28/09/2015 09:50

1

1-chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35-27163645-1443408123069-72-0-481-800-crop-1443408528544.jpg

Chia sẻ:
Trong trận không chiến giả định, tiêm kích Su-35 đương đầu với phi đội gồm F-22, F/A-18 và F-35. Kết quả là phi đội của Mỹ đã bị thua.

chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Được biết, cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia.
Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc". Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Trả lời phỏng vấn của Aviation Week, chyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng, F-35 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình (trong khi công nghệ này không phải là áo tàng hình của Harry Potter) và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần vì nó rất dễ bị bắn hạ.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới). Trong ảnh: Tiêm kích F-35.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, Mỹ sẽ phải sửa đổi chiến thuật này. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình của F-35 sẽ giảm đáng kể," Sweetman nói. Trong ảnh: Phi đội tiêm kích F-35 và F-16.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn.
Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77).
Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Trong thực tế, F-35 không có những “tính năng kỳ lạ” mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần.
Ngược lại, Su-35 cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi khả năng cực linh hoạt và cơ động: bay kiểu rắn hổ mang, xoay tròn tại chỗ, chuyển hướng đột ngột…điều còn xa lạ với hầu hết chiến đấu cơ của Mỹ.
Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Sự thua kém này đã được đích thân Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Herbert Carlisle vừa thừa nhận: "Tiêm kích F-35 không phải là một mẫu máy bay linh hoạt và không được thiết kế cho cận chiến".​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Tạp chí National Interest cũng từng có phân tích cho rằng:
"Vào giữa năm 2015, chứng cứ đã lộ ra rằng, mẫu máy bay hiện đại F-35 mà Mỹ từng tuyên bố là có thể tấn công cả mặt đất lẫn trên không, không thể chuyển hướng và tăng tốc đủ nhanh để chiến thắng trong cận chiến với những mẫu tiêm kích khác”.​
chien-thuat-khong-chien-cua-my-phai-thay-doi-vi-su35.jpg

Thiếu khả năng không chiến tầm gần có thể coi là một vấn đề không quá lớn, do F-35 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc Mỹ quyết định đưa F-35 vào thay thế 90% số lượng các máy bay tiêm kích chiến thuật, trong khi Nga và Trung Quốc đang chủ động phát triển các loại chiến đấu cơ cận chiến hiện đại. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Tương quan quân sự: Liệu Mỹ có "đè" được Trung?

Việt Long - Đức Huy | 28/09/2015 07:22

1

010203china-us-1443408847337-71-0-561-960-crop-1443408968141.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Bản báo cáo phân tích của tổ chức tư vấn RAND đã buộc quân đội Mỹ phải nghĩ lại về viễn cảnh một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Bản báo cáo dài 430 trang, có tên gọi “Ưu thế quân sự Mỹ-Trung: Lực lượng, vị trí địa lý và sự thay đổi cán cân quyền lực 1997-2017”, do 14 học giả uy tín của RAND hợp tác soạn thảo, trong đó đánh giá năng lực của quân đội Mỹ và Trung Quốc trên 10 khu vực tác chiến.
Cụ thể hơn, bản bảo cáo phân tích mạnh yếu trong từng khu vực tác chiến, như trong trường hợp Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan.
Bản báo cáo gạt bỏ mọi yếu tố chính trị, mà tập trung phân tích liệu Trung Quốc có thể “qua mặt” các căn cứ Không quân Mỹ, đánh chìm các tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa đạn đạo chống hạm mới, cũng như vô hiệu hóa các vệ tinh liên lạc và gián điệp của Mỹ hay không.
Để tiện theo dõi, các tác giả của bản báo cáo đã chia ra 10 tình huống tác chiến và đánh giá những năng lực của Mỹ và Trung Quốc trong một khu vực tác chiến cụ thể: trên không (1-4), trên biển (5-6), không gian mạng và hạt nhân (7-10).
1. Trung Quốc tấn công các căn cứ không quân Mỹ
Kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa trên eo biển Đài Loan năm 1996-1997, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ phá hủy các cơ sở phòng không của Đài Loan bằng các cuộc tấn công dồn dập, nhiều lớp, sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM).
Song ngày nay, không chỉ Đài Loan, căn cứ không quân Kadena của Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) cũng trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa Trung Quốc.
Số lượng các SRBM của Trung Quốc từ năm 1996 đã tăng lên tới 1.400 tên lửa, với sai số vòng tròn của chúng giảm từ hàng trăm mét xuống chỉ còn 5m.
tuong-quan-quan-su-lieu-my-co-de-duoc-trung.jpg

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15B của Trung Quốc​
Thậm chí, chỉ một số lượng nhỏ các tên lửa chính xác cũng có thể làm tê liệt căn cứ không quân Kedena trong một vài ngày quan trọng của cuộc chiến. Những cuộc tấn công có chủ đích còn có thể khiến riêng căn cứ này phải dừng hoạt động trong nhiều tuần.
Điều này sẽ buộc máy bay Mỹ phải bay trên quãng đường dài hơn để tới tấn công Trung Quốc, ví dụ từ Alaska, Hawaii và Guam.
2. Không chiến tại Đài Loan
Trung Quốc đã thay thế một nửa số tiêm kích của họ bằng các tiêm kích thế hệ 4. Nỗ lực này đã góp phần thu hẹp phần nào khoảng cách về chất lượng giữa lực lượng Không quân Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến những vấn đề có thể nảy sinh trong trường hợp Mỹ phải phát động chiến dịch bảo vệ Đài Loan vào năm 2017.
Trong năm đó, RAND đánh giá “các chỉ huy của Mỹ sẽ không thể huy động đủ căn cứ cùng một lúc, qua đó khiến không quân Mỹ yếu thế hơn trong một chiến dịch ngắn ngày”.
Mỹ sẽ giành ưu thế trong một trận chiến dài hơi trên không nhưng điều này cũng sẽ khiến lực lượng Bộ binh và Hải quân Mỹ gặp nhiều rủi ro trước Không quân Trung Quốc.
3. Mỹ xâm nhập không phận Trung Quốc
Những tiến bộ phòng không của Trung Quốc đã khiến việc hoạt động bên trong hoặc đến gần không phận Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong năm 1996, phần lớn các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Trung Quốc là bản nhái các hệ thống cũ hơn của Nga như SA-2 tầm bắn 35km.
Đến năm 2010, Trung Quốc đã triển khai khoảng 200 bệ phóng cho các tên lửa SAM "2 chữ số”, trang bị các đầu dẫn tinh vi hơn với tầm bắn lên tới 200km.
Phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc cũng giành được lợi thế từ năm 1996-2017 với các hệ thống phòng không tích hợp được cải tiến, các tiêm kích thế hệ 4, và máy bay cảnh báo sớm trên không.
Tuy nhiên, trong kịch bản xung đột tại khu vực cách xa lục địa Trung Quốc như quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV), khả năng tấn công của Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sử dụng máy bay tàng hình và các mục tiêu tại đây cũng nhỏ hơn.
4. Mỹ tấn công các căn cứ không quân Trung Quốc
Trong khi xâm nhập không phận Trung Quốc là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn, việc phát triển các vũ khí chính xác đã mang lại cho Mỹ nhiều lựa chọn với những đòn tấn công uy lực hơn nếu chiến tranh nổ ra ở Đài Loan.
Ví dụ như bom thông minh JDAM và JSOW - vũ khí dẫn đường chính xác cao tấn công mục tiêu ngoài tầm tác chiến phòng không của đối phương, đã đem lại cho Mỹ những lợi thế nhất định trên chiến trường Đài Loan.
tuong-quan-quan-su-lieu-my-co-de-duoc-trung.jpg

Bom thông minh GBU-31 JDAM của Mỹ​
Năm 1996, Mỹ có thể làm tê liệt các đường băng trong thời gian trung bình 8 giờ; mức này tăng lên thành 2-3 ngày trong năm 2010, và duy trì tương tự trong năm 2017.
RAND đánh giá, "Tấn công trên bộ cho Mỹ một lợi thế hiếm hoi trong cuộc chiến với Trung Quốc nhưng cũng cần biết rằng, kho vũ khí tấn công từ xa của Mỹ là có hạn và một cuộc xung đột dài hơi sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác".
(Còn tiếp)

http://soha.vn/quan-su/tuong-quan-quan-su-lieu-my-co-de-duoc-trung-20150926172500302.htm
 
23/8/12
1.162
3
38
Ba yếu điểm chết người khiến NATO thảm bại trước Nga

Thiên Nam | 27/09/2015 08:48

3

1-3-yeu-diem-chet-nguoi-khien-nato-tham-bai-truoc-nga-27223171-1443318100387-27-0-272-479-crop-1443318347849.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trước công cuộc hiện đại hóa mạnh mẽ của quân đội Nga, những điểm yếu của NATO rất dễ phơi bày và khiến họ thất bại trên chiến trường.

Ngày 26-9, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã nêu lên ba yếu tố có thể cản trở các đồng minh NATO đối phó với Nga và làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương, trong trường hợp khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có xung đột quân sự với Moscow.
Thiếu các phương tiện liên lạc vô tuyến điện được bảo mật
Ông Hodges nêu lên yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng thủ, là thiếu các phương tiện liên lạc vô tuyến điện được bảo mật, mà với sự hỗ trợ của chúng, quân đội Mỹ và các đồng minh của họ có thể truyền thông tin cho nhau một cách an toàn mà không sợ bị nghe trộm.
Thực ra đây không phải là lần đầu các tướng lĩnh Mỹ và NATO lo ngại bị thua trong cuộc đối đầu với Nga.
Những lo lắng của chuyên gia quân sự Mỹ là đúng, hiện quân đội Nga không còn yếu kém và thiếu hiện đại như trong giai đoạn “cuộc chiến 5 ngày” năm 2008 với Gruzia.
Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 8-7 vừa qua có bài viết cho biết, mặc dù chưa có thông tin riêng về phía quân đội Hoa Kỳ nhưng quân đội các nước đồng minh của họ trong khối NATO đã “dính đòn” và thể hiện sự bất lực trước hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử của Nga.
The Wall Street Journal dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc cho biết, theo quan sát của các quân nhân Mỹ cuộc tập trận ở Litva nhận xét, việc bảo mật thông tin liên lạc là những khó khăn chính.
Những trang bị thông tin của đồng minh Mỹ không đủ độ bảo mật trước các phương tiện trinh sát điện tử của Nga.
ba-yeu-diem-chet-nguoi-khien-nato-tham-bai-truoc-nga.jpg

Nga đang phát triển lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử rất mạnh​
Những trang bị thông tin thiếu độ bảo mật cao khiến các đồng minh của Mỹ trong khối NATO không thể nêu rõ số liệu về vị trí các nhóm quân và vị trí của ban chỉ huy đơn vị.
Kết quả là, quân đội Mỹ đã buộc phải phái lính thông tin của mình tới các đơn vị Litva để truyền mật lệnh cho họ.
Thiếu thống nhất về trang, thiết bị thông tin
Điểm yếu chết người thứ 2 của các nước thuộc khối NATO là thiếu một cơ sở thông tin thống nhất, vốn có thể cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh của họ theo dõi quá trình tác chiến cùng một lúc và không phụ thuộc vào nhau.
Các công nghệ vô tuyến Mỹ cho phép liên lạc ở mức độ bảo mật rất cao, nhưng do hạn chế về luật xuất khẩu, các máy điện đài Mỹ không được cung cấp cho quân đội đồng minh, vì vậy họ sử dụng các thiết bị thông tin đơn giản hơn, dẫn đến tính năng bảo mật kém và không đồng bộ với nhau.
Đối với các nước NATO ở châu Âu, ngoài 1 vài quốc gia có khả năng công nghệ ngang ngửa với Mỹ như Đức, Anh, Pháp, còn lại là những quốc gia thường thường bậc trung, trình độ khoa học kỹ thuật quân sự kém Nga rất xa, dẫn đến việc thiếu đồng bộ về vũ khí, trang bị và thiết bị thông tin.
Tờ báo Mỹ cho biết, những dấu hiệu gần đây cho thấy Nga đã chế tạo được những hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhất vô cùng hiện đại và đã đem ra thử nghiệm trên chiến trường miền đông Ukraine khi cung cấp cho phe ly khai, đồng thời sử dụng “quấy phá” các cuộc tập trận của Mỹ và NATO.
ba-yeu-diem-chet-nguoi-khien-nato-tham-bai-truoc-nga.jpg

Thiết bị thông tin liên lạc trên trực thăng của Mỹ​
Những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga cho phép chặn thu tín hiệu liên lạc của đối phương hoặc gây nhiễu chế áp thiết bị thông tin của NATO là thách thức nghiêm trọng đối với các lực lượng đồng minh của Mỹ khi tiến hành cuộc tập trận ở Đông Âu,
Các công nghệ được phát triển cho phép quân đội Nga không chỉ xác định thành công các nguồn tín hiệu vô tuyến của đối phương, mà còn có thể ngụy trang tốt hơn thông tin vô tuyến riêng của mình, cho phép duy trì bí mật khi di chuyển các lực lượng vũ trang.
Thiếu hệ thống chỉ huy thống nhất bộ binh và hỏa lực trên chiến trường
Theo cổng thông tin Breaking Defense, yếu tố thứ ba khiến các nước NATO có thể thất bại trước Nga là thiếu một hệ thống đáng tin cậy, vốn có thể liên kết các radar, vũ khí pháo binh và các quân nhân tại chiến trường vào thời điểm hạ lệnh nổ súng.
Sự thiếu đồng bộ này không chỉ gây khó khăn trong phối hợp, hiệp đồng tác chiến đối với một lực lượng quân sự hỗn hợp đa quốc gia mà còn có thể là điểm yếu rất lớn để Nga khai thác, chặn thu các thông tin bí mật hoặc đánh phá hệ thống thông tin chỉ huy kiểm soát, khiến NATO thảm bại trên chiến trường.
Ví dụ thực tế nhất của khiến khuyết này đã bị bộc lộ rõ trên chiến trường Ukraine. Ukraine là quốc gia tách ra từ Liên bang Xô viết, được thừa hưởng một nền tảng công nghệ tốt nhất trong số các nước thuộc Liên Xô cũ.
Thế nhưng, họ cũng không chống được khả năng tác chiến điện tử của Nga.
Hồi đầu năm nay, sau quá trình đi thực tế tình hình huấn luyện và chiến đấu của quân đội Ukraine, chính Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu Ben Hodges đã phải thừa nhận khả năng của lực lượng đối kháng điện tử Nga hiện đã đạt đến trình độ rất cao.
Vị tướng Mỹ cho biết, hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở, khiến họ rất khó để sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì các thiết bị gây nhiễu của lực lượng ly khai có tính năng vượt trội.
ba-yeu-diem-chet-nguoi-khien-nato-tham-bai-truoc-nga.jpg

Quân đội Ukraine và NATO đều đã từng “nếm mùi đau khổ” với các trang bị tác chiến điện tử của Nga​
Tướng Ben Hodges nhận xét, lực lượng ly khai Donbass còn có khả năng gây nhiễu tín hiệu đáng kể, khiến các hệ thống radar quân sự và thông tin liên lạc của quân đội Ukraine không thể hoạt động bình thường.
Điều này dẫn tới tình trạng quân đội nước này không thể khai hỏa ngay cả khi xác định được mục tiêu.
Thực lực công nghệ của quân đội Nga đã đạt đến trình độ rất cao
Một phần nguyên nhân khiến các khiếm khuyết trên của quân đội NATO rất dễ trở thành điểm yếu chí mạng đối với họ là hiện Nga đã phát triển một lực lượng tác chiến điện tử rất mạnh.
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó, có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng.
Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Khibiny, Moskva-1, Divnomorie, Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4, Svet-KU…
ba-yeu-diem-chet-nguoi-khien-nato-tham-bai-truoc-nga.jpg

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-S4 của Nga​
Khả năng của lực lượng tác chiến điện tử Nga không chỉ thể hiện trong điều kiện chiến sự ở miền đông Ukraine mà ngay cả chính quân đội Mỹ cũng đã từng nếm mùi khổ sở.
Tháng 4-2014, một chiếc máy bay Su-24 Nga đã áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên biển Đen, khiến nó không thể quan sát được máy bay Nga bằng radar mà chỉ nhìn thấy bằng mắt thường.
Chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.
Trước đó, vào tháng 3 năm 2014, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ.
Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép chiếc máy bay trinh sát không người lái của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Nga bịt mắt Mỹ bay vào Syria như thế nào?

(Bình luận quân sự) - Các chiến đấu cơ Nga đã lợi dụng các cuộc tập trận không quân để bay vào Syria từ ngày 18-9 mà Mỹ và đồng minh không hề hay biết.

Hoạt động của lực lượng vũ trang Nga ở Syria
Ngày 30-9, chủ tịch Ủy ban quốc phòng của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã giới thiệu sơ bộ về các lực lượng không quân nước này có thể triển khai sang xử lý tình hình Syria, để tấn công các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tại nước này.
Ông Vladimir Komoyedov cho biết, sự ưu tiên sẽ dành cho lực lượng tấn công đường không, như các máy bay tấn công mặt đất, máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích đánh chặn, tiêm kích đa năng… Chúng đều là các máy bay dòng Sukhoi, chủ yếu là máy bay cường kích Su-25.
Theo ông, các máy bay ném bom tiền tuyến như Su-24, Su-34 cũng sẽ được dùng để không kích các mục tiêu mặt đất, vì chúng rất thông dụng và có khả năng tấn công chính xác. Ngoài ra, máy bay trực thăng tấn công cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu của IS.
Ông cũng cho biết rằng, sở dĩ quân đội Nga lại quyết định sử dụng một chiến dịch tấn công đường không xuất phát từ 2 nguyên nhân chính.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-nga-bit-mat-my-bay-vao-syria-nhu-the-nao_11238437.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nga đã bí mật triển khai chiến đấu cơ ở Syria mà Mỹ không hề hay biết (Ảnh minh họa)​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thứ nhất là các hoạt động không kích có độ an toàn cao và mang lại tổn thất tối thiểu cho các lực lượng Nga tham gia chiến dịch, bởi lực lượng IS không có các hệ thống phòng không tấm cao, tầm xa, chúng chỉ có các hệ thống phòng không vác vai.
Nguyên nhân thứ 2 là máy bay có thể sử dụng các vũ khí tấn công chính xác, phá hủy hiệu quả các mục tiêuđầu não, kho tàng, điểm tập kết binh lực nằm sâu trong khu vực IS kiểm soát, đặc biệt là trên các địa hình hiểm trở như sa mạc, rừng núi…
Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng, Nga cũng sẽ triển khai một số phương tiện chiến đấu và lực lượng đặc nhiệm mặt đất tại Syria, để bảo vệ các căn cứ không quân của nước này, được sử dụng làm bàn đạp xuất kích của các máy bay tham gia chiến dịch.
Ông Komoyedov còn cho biết thêm, ngoài lực lượng không quân và mặt đất, các tàu chiến của hải quân Nga cũng đã được điều động tới thường trực ở căn cứ Tartus, một số khác sẽ được linh hoạt điều động tới hỗ trợ các cuộc không kích, vận chuyển trang, thiết bị và vũ khí.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-nga-bit-mat-my-bay-vao-syria-nhu-the-nao_11238671.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chiến đấu cơ đóng vai trò chính ở Syria sẽ là cường kích Su-25​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay, tuần dương hạm rất mạnh thuộc lớp Slava mang tên Moskva - kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen và nhiều tàu khác đã được triển khai tới Địa Trung Hải, gần bờ biển Syria. Nga đã triển khai đủ lực lượng tập trung tại đó để hỗ trợ các hoạt động trên không và mặt đất.
Chiến đấu cơ Nga đến Syria bằng đường nào?
Hãng Interfax sáng 1-10 dẫn nguồn quân sự giấu tên cho biết, một lực lượng không quân hỗn hợp rất mạnh của Nga đã bí mật bay sang Syria chứ không phải là vận chuyển bằng các máy bay vận tải siêu nặng An-124 như phương tây trước đó vẫn lầm tưởng.
Theo Interfax, Nga đã thiết lập tại căn cứ không quân ở tỉnh Latakia một nhóm các phi đội không quân hỗn hợp hoàn chỉnh, bao gồm máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M, Su-34, máy bay cường kích Su-25SM, Su-30SM và trực thăng tấn công Mi-24, trực thăng vận tải/tấn công Mi-8.


Máy bay Nga bịt mắt Mỹ bay vào Syria như thế nào?


(Bình luận quân sự) - Các chiến đấu cơ Nga đã lợi dụng các cuộc tập trận không quân để bay vào Syria từ ngày 18-9 mà Mỹ và đồng minh không hề hay biết.

Theo nguồn tin này, các chiến đấu cơ của Nga tới Latakia cùng thời điểm nước này đang tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mang tên “Center-2015” và cuộc tập trận đột xuất của Quân khu Trung tâm. Rất có thể Nga đã lấy cuộc tập trận này làm “màn che mắt” để đưa chiến đấu cơ sang Syria.
Nguồn tin cho biết, bốn chiến đấu cơ Su-30SM ngày 18-9 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân ở tỉnh Latakia, sau khi bay cùng máy bay vận tải quân sự Il-76, qua không phận các nước Azerbaijan, Iran và Iraq để tới Syria.
Hàng chục máy bay chiến đấu khác, trong đó có sáu máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 đến Syria bằng con đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế ở biển Caspian, vào lãnh thổ Iran và Iraq để tới Syria.
Như vậy, việc máy bay chiến đấu Nga bay vào Syria được tiến hành từ khá lâu mà liên quân của Mỹ không hay biết chúng được đưa tới nước này bằng cách nào.
Mãi đến ngày 20, Mỹ mới phát hiện Su-30SM Nga hiện diện ở sân bay Latakia, còn đến tận ngày 23-9, Mỹ mới phát hiện được các tốp máy bay chiến đấu tiếp theo của Nga, tắt tín hiệu radar và thiết bị nhận biết địch-ta, bay cùng máy bay vận tải vào Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-nga-bit-mat-my-bay-vao-syria-nhu-the-nao_1123715.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay Nga đã mượn không phận Azerbaijan hoặc bay qua biển Caspian vào Iran, qua Iraq để tới Syria​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Như vậy, trước khi Moscow tuyên bố thành lập liên minh quân sự chống IS do Nga lãnh đạo, bao gồm cả Iran, Iraq, nước này đã mượn được không phận các nước này, trong đó có thỏa thuận bí mật cho phép cả chiến đấu cơ bay qua, sau đó lợi dụng các cuộc tập trận để đưa máy bay chiến đấu vào Syria mà tình báo, vệ tinh Mỹ không hề hay biết.
Theo một số nguồn tin phương Tây, đến nay Nga đã triển khai ở sân bay Latakia khoảng 28 chiếc máy bay chiến đấu, bao gồm Su-24, Su-25, Su-34, Su-30SM. Đồng thời, Nga cũng bí mật đưa sang Syria thêm 20 máy bay trực thăng tấn công Mi-24 và vận tải Mi-8.
Ngoài ra, Moscow cũng đã triển khai một số lượng không xác định các máy bay do thám có người lái và các máy bay trinh sát không người lái. Việc triển khai chúng bí mật đến nỗi, khi máy bay Nga hiện diện công khai ở sân bay Syria thì vệ tinh và tình báo Mỹ mới hay biết.
Cuộc triển khai quân lần này của Moscow được coi là thành công kế tiếp sau sự kiện những “người lịch sự” ồ ạt triển khai phong tỏa Crimea vào cuối tháng 2-2014. Nó đã khiến Mỹ và phương Tây lúng túng và bị động trước những bước đi mạnh mẽ và đầy bất ngờ của Nga ở Trung Đông
 
23/8/12
1.162
3
38
Su-30SM Nga đuổi A-10 Mỹ ra khỏi không phận Syria

Theo đài phát thanh Mỹ CNN, tiêm kích Su-30SM Nga bằng hành động của mình đã cưỡng bức máy bay cường kích A-10 Mỹ rời khỏi không phận Syria.
Thứ Bảy, ngày 3/10/2015 - 16:43
su30sm_AREJ.jpg

Xem nhiều
Su-30SM Nga đuổi A-10 Mỹ ra khỏi không phận Syria
Sức mạnh đáng sợ của tiêm kích “Thú mỏ vịt” Su-34 Nga
Bắt tay Putin, thủ tướng Nhật chạy vội từ xa
Việt Nam cử thêm binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Rùng mình IS giết hại dân thường giữa phố
Liên quan


Nga khống chế chiến trường Syria bằng 3 lớp trinh sát-phòng thủ

Nga do thám thông số chiến đấu của máy bay F-22 của Mỹ tại Syria

Không kích Syria - chống khủng bố "lịch sự" phong cách Nga

Lý do Syria cần Nga để giải quyết cuộc xung đột

Tướng Nga thông báo kết quả ngày thứ hai không kích IS
Khi tiến hành phi vụ trên bầu trời Syria, phi công Mỹ, lái chiếc máy bay cường kích A-10 đã gặp phải tình huống buộc anh ta phải rời khỏi không phận Syria và bay trở về căn cứ không quân Mỹ.

a10_3102015.jpg

"Phút thứ hai của chuyến bay, anh ta bị máy bay tiêm kích Su-30 SM của Nga đánh chặn, phi công điều khiển chiếc Su khôi đã ra tín hiệu rõ ràng buộc chiếc A-10 phải dừng thi hành nhiệm vụ và rời khỏi không phận Syria. Tôi tự hỏi, Washington sẽ phản ứng thế nào trước hành động "bắt buộc" của không quân Nga đối với lực lượng không quân Mỹ? - Người dẫn chương trình Wolf Blitzer của CNN đặt câu hỏi.

Khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích các nhóm khủng bố ở Syria, Lầu Năm Góc đã có nhiều tranh luận gay gắt về khả năng sử dụng vũ lực quân sự để bảo vệ quân nổi dậy Syria được Mỹ hậu thuẫn nếu họ bị không quân Nga oanh kích, theo bản tin của Forbes đăng tải vào thứ Sáu, Associated Press đưa tin và trích nguồn từ trang báo điện tử nói trên.
 
Status
Không mở trả lời sau này.