Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Video: Siêu bom Nga "nghiền nát" IS, san phẳng cơ quan đầu não

04/10/2015 - 06:25 (GMT+7)
Siêu bom KAB - 250, 500 của Nga đang khiến IS khiếp sợ bởi sức công phá và độ chính xác quá cao

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
sieu-bom-nga-2210.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Siêu bom của Nga đang khiến IS bị hủy diệt từng ngày
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau 4 ngày tấn công IS tại Syria, Không quân Nga đã sử dung cả siêu bom KAB - 250 và KAB 500 với hỗ trợ của hệ thống vệ tinh GLONASS giúp bom có khả năng điều hướng khi đang rơi để đạt độ chính xác cao nhất.
Theo RIA Novosti, siêu bom được sử dụng trong 4 ngày tấn công IS vừa qua có thể tự điều hướng theo hướng dẫn của vệ tinh GLONASS sau khi rời máy bay. Sai số của siêu bom chỉ trong phạm vi 2 mét, bất kể điều kiện thời tiết nào nên có thể loại trừ khả năng gây thương vong cho thường dân.​
Nên đọc
Tướng Nga: IS đang hoảng sợ và tháo chạy
Theo Hãng thông tấn Nga Tass, ngày 3/10 (ngày tấn công thứ 4), Không quân Nga đã dùng siêu bom KAB-500 hủy diệt hàng loạt pháo đài, kho vũ khí, kho năng lượng và một số đơn vị của IS tại Maarrat al-Numan.​
Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/10 cũng công bố tiếp đoạn video máy bay chiến đấu không kích vào cơ quan đầu não của IS ở tỉnh Raqqa của Syria.
Cuộc tấn công được thực hiện trong đêm 2 rạng sáng 3/10,.
Theo CNN, trong ngày 3/10, không quân Nga bao gồm các máy bay Su-24, Su-25, Su-34 đã thực hiện tổng cộng 20 đợt không kích nhằm vào 9 cơ sở của IS tại tỉnh Raqqa.
Xem video Không quân tấn công cơ quan đầu não IS tại Raqqa:
http://www.baogiaothong.vn/video-sieu-bom-nga-nghien-nat-is-san-phang-co-quan-dau-nao-d122531.html


Trong khi đó "siêu bom thông minh" của Mỹ thì......

Mỹ điều tra vụ không kích nhầm bệnh viện giết 19 người



04/10/2015 09:51
(NLĐO) – Ngay khi thông tin cuộc không kích được cho là do liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện trúng cơ sở y tế khiến 19 người thiệt mạng lan tỏa, quân đội Mỹ cho biết một cuộc điều tra thận trọng và toàn diện về vụ việc đang được tiến hành.



Người phát ngôn tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) hôm 3-10 cho biết cuộc không kích trên đã đánh trúng cơ sở y tế của họ ở TP Kunduz, phía Bắc Afghanistan giết 19 nhân viên và bệnh nhân, trong đó có 3 trẻ em. Ngoài ra, nhiều người bị thương và một số người mất tích sau vụ việc.

my-dieu-tra-vu-khong-kich-nham-benh-vien-giet-19-nguoi.jpg

Lửa cháy bên trong bệnh viện sau khi bị không kích. Ảnh: Reuters​

my-dieu-tra-vu-khong-kich-nham-benh-vien-giet-19-nguoi.jpg

Hốt hoảng bên trong bệnh viện sau không kích. Ảnh: Reuters​

Quân đội Mỹ cho biết họ tiến hành không kích “trong vùng lân cận” với bệnh viện trên, nhắm mục tiêu là các chiến binh Taliban, những người nhắm bắn trực tiếp vào binh sĩ Mỹ. Hiện cuộc điều tra có không kích nhầm vào bệnh viện không đang được tiến hành, trong khi đó Nhà Trắng nói trong thông cáo rằng họ hy vọng sớm có bản thống kê đầy đủ về sự kiện và hoàn cảnh của vụ tai nạn đau lòng trên. “Thay mặt những người dân Mỹ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến các chuyên gia y tế và thường dân bị giết, bị thương trong sự cố bi thảm tại cơ sở y tế MFS ở TP Kunduz, phía Bắc Afghanistan” – Tổng thống Obama nói trong thông cáo do Nhà Trắng ban hành. Bộ Quốc phòng Afghanistan bày tỏ chia buồn về vụ việc trên.

my-dieu-tra-vu-khong-kich-nham-benh-vien-giet-19-nguoi.jpg

Các bác sĩ phẫu thuật tiến hành công việc bên trong bệnh viện sau không kích. Ảnh: Reuters​

Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Zeid Ra'ad Al Hussein dẫn đầu một loạt các chỉ trích, lên án mạnh mẽ vụ việc. Tuy không bêu rếu tên lực lượng bị nghi thực hiện cuộc không kích nhưng ông Zeid Ra'ad Al Hussein lưu ý rằng tấn công vào bệnh viện chẳng khác nào tội phạm chiến tranh. “Vụ này thật bi thảm, không thể tha thứ được, thậm chí cần xử lý hình sự” - ông Zeid Ra'ad Al Hussein nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng và vô tư. Theo MSF, một phần trung tâm điều trị chấn thương của họ đã bị máy bay Mỹ phá hủy. Tổ chức từ thiện này mô tả bom trút xuống liên tục và cơ sở của họ bị đánh trúng “vài lần”. Giám đốc MSF Bart Janssens tuyên bố: “Chúng tôi vẫn đang bị sốc nặng bởi cuộc tấn công. Nhân viên của chúng tôi thiệt mạng và cơ sở ty tế bị hư hại nghiêm trọng”. MSF cho biết họ đã đưa vị trí bệnh viện cho cả Afghanistan và phía liên quân do Mỹ dẫn đầu vài lần trong vài tháng qua nhưng vẫn không tránh khỏi bị tấn công nhầm.
Trong diễn biến khác, Nga vẫn đang thực hiện nhiều đợt không kích chống lại IS ở Syria. Mới đây, Trung Quốc cũng gửi đề nghị tới Nga để đưa máy bay chiến đấu J-15 của nước này tham gia chiến dịch chống IS. Như vậy, đến nay tham gia sát cùng Nga chống IS ở Syria đã có: Iran, Iraq, Syria, Hezbollah, Trung Quốc.
 
23/8/12
1.162
3
38
4 ngày không kích chứng minh Mỹ vờ đánh IS?

(Tin tức 24h) - Trong khi Mỹ sa lầy trong cuộc chiến chống IS, càng đánh IS càng mạnh thì Nga chỉ sau 4 ngày không kích đã khiến lực lượng này tan tác.

Mỹ không kích cả năm không bằng Nga đánh 4 ngày
Tháng 8/2014, chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Mỹ bắt đầu. Tính từ đó đến nay, liên quân chống IS do Mỹ cầm đầu đã lên tới con số khoảng 60 nước.
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 5/2015, trước khi các cuộc không kích và các hoạt động khác của Mỹ đối với lực lượng IS được mở rộng sang Syria vào giữa tháng 9/2014, chi phí hàng ngày trung bình của chúng là 5,6 triệu USD.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9/2014 đến giữa tháng 5/2015, chi phí hàng ngày của các hoạt động quân sự tăng vọt lên 9,7 triệu USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cuoc-chien-chong-is-nga-danh-4-ngay-hon-my-ca-nam_41124885.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Người biểu tình ủng hộ Nga tham gia không kích tại Syria ở Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tờ The Hill của Mỹ cho biết, chi phí của toàn bộ các hoạt động quân sự chống lại IS đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào tháng 12/2014, và trong vòng chưa đầy 4 tháng tiếp theo đã đạt 2 tỷ USD, vào tháng 4/2015.
Phần lớn các cuộc không kích đều do chiến đấu cơ F-15, F-16, F/A-18, F-22, AV-8B cùng với máy bay ném bom B-1 thực hiện.
Thế nhưng, các cuộc không kích của Mỹ và liên quân vào các căn cứ của IS tại Syria và Iraq chưa hiệu quả, không ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng thành chiến.
Tình báo Mỹ thừa nhận, từ năm 2011 đến nay, đã có gần 30.000 tay súng nước ngoài tới Syria và Iraq, nhiều gấp đôi so với con số đưa ra cách đây 1 năm. Lầu Năm góc mới đây đã phải cay đắng thừa nhận, kế hoạch huấn luyện trị giá 500 triệu USD của Mỹ cho quân nổi dậy Syria gần như đổ bể.
Nguy cơ "nuôi ong tay áo" lộ rõ khi người phát ngôn quân đội Mỹ xác nhận, các tay súng nổi dậy Syria được Mỹ hậu thuẫn đã vô tư chuyển vũ khí cho lực lượng Mặt trận Al Nusra, nhánh Al Qaeda. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng người di cư, chủ yếu bắt nguồn từ tình hình hỗn loạn tại Syria, diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
IS tan tác, tìm đường sang châu Âu
Sự thất bại của Mỹ và liên quân trong cuộc chiến chống IS đã thấy rõ và Nga đã ra mặt, bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại IS bằng cuộc không kích nhắm vào các vị trí của IS tại Syria ngày 30/9 và thông báo trước khoảng một giờ cho Mỹ.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Andrei Kartapolov, trong vòng 4 ngày qua Không quân Nga đã tiến hành 60 đợt không kích vào 50 cơ sở của IS ở Syria. Một số loại chiến đấu cơ được huy động vào đợt không kích gồm Su-24, Su-25, Su-34.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, để tiêu diệt IS tại Syria, Không quân Nga đã sử dụng bom hàng không mới có độ chính xác cao KAB-250.
Cũng theo tướng Kartapolov, các cuộc không kích của Nga đã khiến nhóm khủng bố IS bắt đầu hoảng sợ, hơn 600 tay súng IS phải rời bỏ vị trí và đang tìm cách đến châu Âu.
Trong khi đó, phóng viên Svetlana Kholodnova của RIA Novosti cho biết thêm, phiến quân IS từ trước khi bị Nga không kích đã gặp khó khăn về vấn đề kinh tế, nhưng sau khi Nga tiến hành không kích nhóm khủng bố này càng khó duy trì ngân sách của mình hơn.
Khu vực kiểm soát của IS tại Syria đã nhanh chóng thu hẹp kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích của mình và phối hợp cùng các lực lượng bộ binh của Tổng thống Assad, Iran tấn công IS trên chiến trường, ép những kẻ khủng bố vào con đường tan rã
"Hàng trăm chiến binh đang trốn chạy khỏi IS vì lương thấp", Kholodnova cho biết, trích dẫn thông tin từ những người quản lý những chiến binh đã đào thoát.
Biên tập viên Tim Lister của CNN cho rằng khi đơn phương thực hiện chiến dịch không kích mà không hề phối hợp với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, Nga đã thực hiện một cuộc "đảo chính ngoại giao", nhằm nâng tầm ảnh hưởng của mình lên đáng kể trong khu vực, đồng thời làm lu mờ vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống IS vốn đang rơi vào bế tắc.
Còn bình luận viên David Blair của Telegraph nhận xét, sự xuất hiện của Nga ở Syria là một yếu tố làm "thay đổi cuộc chơi", khiến Mỹ và liên quân mất đi thế độc tôn trên không phận Syria.
"Nga sẽ khai thác cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu để chứng tỏ với thế giới rằng mình là cường quốc duy nhất có thể chống lại IS. Với phương Tây, họ sẽ rất khó đảo ngược được tình thế này", ông Ulrich Schmid, chuyên gia nghiên cứu về nước Nga thuộc Đại học St. Gallen, tuyên bố.

Chống IS chỉ là cái cớ của Mỹ?
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến IS, chính quyền của Tổng thống Barack Obama luôn nhắc đi nhắc lại rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi.
Thậm chí, khi Nga tiến hành không kích ở Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn khẳng định: Mỹ không phản đối động thái của Moscow nếu nhắm vào IS nhưng Tổng thống Syria phải từ chức.
"Lực lượng quân sự Mỹ sẽ sẵn sàng phối hợp, thông tin liên lạc với lực lượng Nga để tránh tình trạng vô tình đối đầu nhau trên chiến trường, đồng thời gia tăng áp lực quân sự nhắm vào IS. Nhưng chúng tôi không phải và sẽ không nhầm lẫn cuộc chiến chống IS với việc ủng hộ Assad”, ông Kerry nhấn mạnh.
Thực tế, các bước đi của Mỹ dường như đều nhằm thực hiện kế hoạch duy nhất là lật đổ Tổng thống Syria. Báo chí Mỹ mới đây dẫn lời một cựu quan chức cấp cao nước này thừa nhận Mỹ đã vũ trang cho người Syria trong một chiến dịch của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong nhiều năm với sứ mệnh là chiến đấu chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Điều này khác xa với những gì Mỹ tuyên bố rằng huấn luyện lực lượng ôn hòa để chống lại IS.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đã phát biểu tỏ rõ quan điểm của Nga trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc rằng Nga chỉ ủng hộ chính quyền hợp hiến của Tổng thống Bashar al-Assad để chống lại IS.
Giới quan sát cho rằng, chiến dịch không kích tại Syria của Nga nhằm chống IS là một lẽ, nó còn mang mục tiêu "giải cứu chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad".
Tuy nhiên, dù với mục đích nào đi chăng nữa, Nga đã thay đổi cuộc chơi ở quốc gia Trung Đông này.
Đặc biệt, như nhận xét của tờ New York Post : "Về lâu dài, một nhà lãnh đạo toàn cầu có tính quyết đoán sẽ thể hiện được sự lãnh đạo của mình trong vấn đề Trung Đông nói chung và Syria nói riêng. Thật không may là nhà lãnh đạo đó là Tổng thống Nga Putin chứ không phải Tổng thống Obama”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga dùng bom dẫn đường vệ tinh không kích IS ở Syria

Cập nhật lúc: 10:22 04/10/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Nga không kích ở Syria bằng loại bom, tên lửa nào?
Mục kích hoạt động nhộp nhịp chiến đấu cơ Nga tại Syria

(Kiến Thức) - Các chiến đấu cơ Su-34 đã sử dụng loại bom dẫn đường vệ tinh tối tân thực hiện các phi vụ không kích phiến quân IS ở Syria.
Mời độc giả xem clip bom dẫn đường vệ tinh oanh tạc IS:​
"Máy bay chiến đấu Su-34 đã thả bom chính xác cao sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS vào các mục tiêu", đại diện Không quân Nga nói với RIA Novosti.​
Để không kích phiến quân IS ở Syria, Không quân Nga đã sử dụng các quả bom chính xác cao nhất, được dẫn đường bởi hệ thống định vị toàn cầu GLONASS độ chính xác dưới 2m.​
Việc dùng bom dẫn đường vệ tinh cho phép máy bay Nga không kích chính xác mục tiêu quân IS, trong khi đảm bảo sự an toàn cho các thường dân vô tội.​
"Khi tấn công các vị trí cơ sở hạ tầng của chiến binh khủng bố, Không quân Nga sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao nhất, cụ thể là bom có dẫn hướng tự điều chỉnh tọa độ. Quả bom như vậy tự điều chỉnh đường rơi theo hướng dẫn của vệ tinh GLONASS sau khi rời cánh máy bay. Bom cũng nhận được các dữ liệu tọa độ từ máy bay. Như vậy, tính chính xác của bom đạt mức sai số xê dịch chỉ trong phạm vi 2 mét, bất kể điều kiện thời tiết và thời gian nào trong năm", RIA Novosti dẫn lời đại diện Không quân Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Su-34 trở về căn cứ với một quả bom thông minh không dùng tới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo mạng DU, loại bom dẫn đường vệ tinh được Nga sử dụng là mẫu KAB-500S-E - biến thể của dòng bom thông minh KAB do Tổng công ty tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) phát triển.​
Theo trang web của KTRV, bom KAB-500S-E là vũ khí hàng không chính xác cao và hoạt động theo nguyên tắc "thả và quên" (nghĩa là sau khi thả bom, phi công thoải mái rời vùng ném bom, bom tự tấn công mục tiêu không cần hiệu chỉnh phi công). Bom được thiết kế để tấn công các mục tiêu tĩnh trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.​
Bom dẫn đường vệ tinh KAB-500S-E có trọng lượng tổng thể 560kg (trong đó thuốc nổ là 195kg), dài 3m, đường kính 0,4m, sải cánh 0,75. Bom có thể thả từ độ cao 500m tới 5km, máy bay thả có thể bay ở tốc độ 550-1.100km/h.​
Nga sử dụng tên lửa Kh-29L không kích IS ở Syria

Cập nhật lúc: 19:00 04/10/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Nga không kích ở Syria bằng loại bom, tên lửa nào?
Mục kích hoạt động nhộp nhịp chiến đấu cơ Nga tại Syria

(Kiến Thức) - Ngoài bom thông minh, các chiến đấu cơ Nga còn sử dụng tên lửa Kh-29L không kích IS ở Syria với độ chính xác cực cao.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời quan chức Quân đội Nga cho biết, không quân nước này đã sử dụng tên lửa Kh-29L đã không kích phiến quân IS ở Syria.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
"Tên lửa không đất đất Kh-29L được trang bị hệ thống dẫn đường laser bán chủ động. Khi thực hiện phóng tên lửa, phi công sẽ chiếu rọi mục tiêu bằng đèn laser (để đầu dẫn tên lửa thu tín hiệu phản xạ theo đó bay tới mục tiêu)", phát ngôn viên lực lượng không quân vũ trụ Igor Klimov cho biết.​
Tên lửa Kh-29L là biến thể của dòng tên lửa không đối đất Kh-29 được thiết kế cho nhiệm vụ công phá mục tiêu cỡ lớn trên chiến trường, các công trình quan trọng và thậm chí là cả tàu chiến, tàu vận tải...​
Kh-29L nặng 660kg, dài 3,9m, lắp đầu nổ xuyên giáp nặng 320kg, tầm bắn đạt 8-10km, tốc độ bay 900-1.260km/h. Tên lửa có thể mang phóng trên các máy bay cường kích Su-24, Su-34 của Không quân Nga đang tham chiến tại Syria.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Lực lượng của Nga tham chiến ở Syria mạnh cỡ nào?

Cập nhật lúc: 07:44 04/10/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Nga không kích ở Syria bằng loại bom, tên lửa nào?
Mục kích hoạt động nhộp nhịp chiến đấu cơ Nga tại Syria

Cùng với máy bay và biên chế lực lượng kèm theo, lực lượng của Nga tham chiến ở Syria còn triển khai một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ Latakia.
Theo Russia Insider, hiện các lực lượng của Nga tham chiến ở Syria bao gồm các loại máy bay chiến đấu, trong đó có cả trực thăng; một tiểu đoàn bộ binh; sở chỉ huy chiến dịch và các lực lượng tình báo, trinh sát khác.​
Các báo cáo và hình ảnh vệ tinh mới đây từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy sự tham gia của lực lượng chiến đấu cơ Nga trong các chiến dịch không kích lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các loại máy bay chiến đấu của Nga ở căn cứ không quân Latakia, Syria. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Có khoảng 50 máy bay chiến đấu của Nga hiện diện ở Syria, trong đó có cả trực thăng. Tất cả đều hoạt động từ căn cứ không quân mới được mở rộng ở Latakia, Syria.​
Hiện vẫn chưa rõ các trực thăng có mặt ở Syria thuộc loại nào, tuy nhiên có khả năng đây là những trực thăng vận tải hỗ trợ máy bay “cánh cố định” chứ không phải là trực thăng chiến đấu.​
Lực lượng cường kích SU-24 và SU-25
Hiện những máy bay thực sự tham gia không kích là các loại chiến đấu cơ siêu thanh hạng nặng SU-24 và cường kích SU-25. Cả hai loại máy bay này đều được phát triển những năm 1960 và đưa vào biên chế những năm 1970.​
Những thông tin cho rằng các loại máy bay này “đã lạc hậu” là hoàn toàn không chính xác. Cả hai loại chiến đấu cơ này đã và đang được nâng cấp thường xuyên, là những cỗ máy “khủng khiếp", hoàn toàn đáp ứng được vai trò tác chiến theo yêu cầu.​
Do SU-24 và SU-25 có nhiệm vụ là không kích, tấn công mặt đất (mang và thả bom) nên không yêu cầu “quá cao về khả năng cơ động và kỹ thuật điện tử” như những chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay.​
Những chiến đấu cơ của phương Tây mà hai loại máy bay chiến đấu này của Nga “giống nhất” đó là Panavia Tornado của châu Âu (giống SU-24) và cường kích A10 Thunderbolt của Mỹ (giống SU-25). Đây cũng là hai dòng máy bay chiến đấu được sản xuất và đưa vào tác chiến những năm 1970. SU-24, SU-25 của Nga “hoàn toàn có thể so sánh về mặt kỹ thuật và công nghệ” với hai dòng này của phương Tây. Ngoài ra, Nga sở hữu nhiều kho vũ khí điều khiển chính xác lớn và ít nhất có thể so sánh được về tính hiệu quả với các vũ khí tương tự của phương Tây.​
Theo giới phân tích, SU-24 và SU-25 “hoàn toàn phù hợp” với vai trò trong các chiến dịch ở Syria và không có lý do gì để cho rằng lực lượng không quân của Nga “kém năng lực hơn trong tiến hành các cuộc không kích chính xác” so với các lực lượng không quân của phương Tây ở chiến trường Syria.​
Các chiến đấu cơ “siêu hiện đại” SU-30 và SU-34?
Loại chiến đấu cơ được xác định hiện diện ở căn cứ không quân Latakia, Syria là SU-30. Không giống như SU-24 và SU-25, SU-30 thuộc dòng “siêu chiến đấu cơ đa nhiệm” rất hiện đại.​
SU-30 có đầy đủ khả năng để thực hiện các cuộc không kích các mục tiêu mặt đất, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng cho thấy chiến đấu cơ này “hành động” ở Syria, và với năng lực phòng không “yếu kém” của lực lượng IS ở Syria thì việc sử dụng chiến đấu cơ hiện đại như SU-30 trong vai trò không kích “có phần lãng phí”.​
Gần như chắc chắn Nga không có ý định sử dụng SU-30 cho nhiệm vụ không kích ở Syria, thay vào đó sẽ được sử dụng để yểm trợ cho SU-24 và SU-25, và để ngăn chặn các lực lượng khác (Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ) can thiệp vào chiến dịch của Nga. Đây là lực lượng giúp Nga có thể răn đe hiệu quả, cảnh báo Mỹ và Israel không thực hiện các chuyến bay ở những khu vực của Syria trong lúc Nga tiến hành không kích.​
Những nhận định tương tự được đặt ra đối với việc triển khai SU-34 tới Syria. Đây là loại máy bay cường kích rất hiện đại sử dụng đường băng như SU-30. Mặc dù đây là loại chiến đấu cơ có uy lực lớn, nhưng đối với kiểu chiến dịch mà Nga đang tiến hành ở Syria thì dường như việc triển khai SU-34 là “quá phức tạp và thừa thãi”, ít mang lại hiệu quả thực tế như so với thế hệ chiến đấu cơ cũ hơn là SU-24.​
Nếu Nga thực sự đã triển khai SU-34 tới Syria thì đó không phải là do loại chiến đấu cơ này thực sự cần thiết ở chiến trường này, mà bởi vì đây là “cơ hội lý tưởng để thử nghiệm chúng”.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}SU-24 đang dẫn đầu các cuộc không kích của Nga tại Syria. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Về khả năng cơ động
Chỉ cần vài tuần để Nga tiến hành mở rộng và nâng cấp sân bay Latakia thành một căn cứ không quân đầy đủ chức năng hoạt động và triển khai một lực lượng chiến đấu cơ hùng hậu tại căn cứ này. Thời gian giữa “lúc có quyết định hành động” cho tới “hành động được thực thi” là rất ngắn, trái ngược với thời gian nhiều tuần và hàng tháng mà Mỹ cần để thực hiện khối lượng hành động tương tự (chẳng hạn như các chiến dịch Mỹ chống Taliban ở Afghanistan năm 2001 hay chính quyền Saddam Hussein năm 1990 và 2003).​
Ngay cả khi Nga nhận định rằng Nga có thể đã rút các phương tiện vũ khí được triển khai trước ở căn cứ Tartus để triển khai tới Latakia, thì đó cũng là “một kỳ tích rất ấn tượng” và phủ nhận ý kiến cho rằng Nga thiếu năng lực hậu cần để duy trì nhịp độ như hiện tại của các chiến dịch ở Syria trong thời gian dài.​
Các lực lượng khác Nga triển khai cho nhiệm vụ ở Syria
Cùng với máy bay và biến chế lực lượng kèm theo, Nga còn triển khai một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ căn cứ Latakia. Nga đã xác nhận đây là lực lượng lính dù được rút về từ lực lượng không quân của mình. Vai trò của lực lượng này chỉ là phòng vệ và Nga phủ nhận việc sử dụng lực lượng này cho nhiệm vụ tấn công.​
Tuy nhiên lực lượng không kích của Nga sẽ được hỗ trợ đầy đủ về năng lực tình báo và trinh sát. Chi tiết về các lực lượng này là tối mật, tuy nhiên sẽ bao gồm các lực lượng vệ tinh, máy bay không người lái và các phương tiện tình báo điện tử khác, cũng như sử dụng điệp viên.​
Một lực lượng khác của Nga được triển khai là Sở chỉ huy chiến dịch xử lý thông tin tình báo, sắp xếp và lên kế hoạch các cuộc không kích cũng như đánh giá tính hiệu quả của chúng. Lực lượng này có mạng lưới thông tin “tinh vi và phức tạp”, kết nối với quân đội Syria, các nguồn tình báo khác nhau, lực lượng không kích ở Latakia và Moscow.​
Sở chỉ huy chiến dịch này có thể được đặt ở Baghdad, Iraq - cách xa khu vực chiến sự mà một Sở chỉ huy thường được triển khai. Các sĩ quan Syria, Iran và Iraq tham gia với vai trò liên lạc. Sở chỉ huy này tương tự như một “trung tâm thông tin chống khủng bố” ở Baghdad mà Nga đã công khai hoạt động.​
Mục đích thực sự của Nga đằng sau các cuộc không kích?
Có những ý kiến cho rằng lực lượng không kích của Nga là quá nhỏ bé để tạo nên sự khác biệt ở Syria, và đây chỉ là “một lực lượng mang tính tượng trưng”.​
Tuy nhiên, các quan điểm này dường như đã “hiểu nhầm” mục đích thực sự của Nga. Nếu Nga có ý định tiến hành chiến dịch không kích ở Syria tương tự như những gì Mỹ vẫn làm, tức là tìm kiếm chiến thằng bằng sức mạnh không quân, thì lực lượng mà Nga triển khai rõ ràng là “quá nhỏ bé”.​
Nhưng rõ ràng người Nga chưa bao giờ tìm kiếm chiến thắng theo kiểu như vậy, nó hoàn toàn trái ngược với học thuyết quân sự của Nga, đó là dựa trên tư tưởng về sức mạnh vũ trang tổng hợp. Điều này cho thấy mục đích của lực lượng không kích của Nga ở Syria là nhằm cung cấp sự hỗ trợ đường không cho quân đội Syria và lực lượng Hezbollah – những lực lượng đang thực sự tham chiến trên thực địa.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Mỹ ca ngợi Su-25SM và Su-34 của Nga không kích IS

(Vũ khí) - Báo Mỹ cho rằng, máy bay cường kích Su-25SM và Su-34 của Nga sẽ đóng vai trò chủ lực trong các cuộc không kích chống lại IS tại Syria.

Tờ National Interest (NI) trích dẫn phát biểu của một quan chức không quân Mỹ trong 1 bài báo: “Tương tự như Thần sấm A-10 Mỹ sử dụng để hỗ trợ chính phủ Iraq, cường kích cơ Su-25SM của Nga sẽ là phương tiện hiệu quả nhất trợ giúp lực lượng quân đội chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo”.
Su-25SM là loại vũ khí tốt nhất để tiến hành các hoạt động tấn công mặt đất và các chiến dịch “không đối đất”.
NI nhận định, Su-25SM giống với A-10 được thiết kế đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp từ trên không. Không quân Nga đã tiến hành nâng cấp Su-25SM, trang bị cho cường kích này buồng lái bọc thép, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và hệ thống điện tử hiện đại cho phép điều khiển các loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khen-may-bay-cuong-kich-su25sm-va-su34-cua-nga_4145279.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cường kích cơ Su-25SM của Không quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tạp chí Mỹ bổ sung, điểm yếu duy nhất của chiến đấu cơ Nga là hoạt động tầm gần trên không, như thế chúng có thể trở thành mục tiêu tấn công hỏa lực phòng không của phiến quân IS.
Tuy nhiên, nếu không quân Nga kết hợp với lực lượng chính phủ Syria, các cuộc không kích của Nga sẽ hiệu quả hơn. Có thể chắc chắn rằng, Su-25SM sẽ đảm nhận phần lớn các phi vụ không kích của Nga ở Syria. Chỉ cần hơn 10 chiếc Su-25SM là có thể tiến hành một trận không kích hiệu quả.
Su-25SM được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, cho phép tiêu diệt 2 mục tiêu mặt đất cùng lúc trong mọi điều kiện thời tiết.
Su-25SM là chương trình nâng cấp mới nhất của cường kích Su-25. Không quân Nga bắt đầu thực hiện chương trình từ những năm 2000.
Trước đó, tờ NI cũng ghi nhận, máy bay ném Su-34 tham gia hỗ trợ đáng kể trong các hoạt động không kích của không quân Nga tại Syria.
Theo Dave Majumdar, chuyên gia quân sự Mỹ thì Su-34 (NATO gọi là Fullback) hiện là “máy bay tiêm kích-cường kích hiện đại nhất của Nga”. Su-34 là mẫu máy bay chiến đấu được thiết kế để nhằm thay thế mẫu Su-24 được dùng trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng khác với Su-24, chiến đấu cơ Su-34 được trang bị thêm vũ khí đối không và đây chính là một trong những ưu điểm chính của Su-34.
Ngoài việc được trang bị tên lửa tầm gần P-73, Su-34 còn được trang bị cả tên lửa tầm xa loại “không đối không” P-77 với hệ thống radar dẫn đường với bán kính hoạt động gần 1.130 km. Hệ thống định vị của Su-34 sẽ cho phép máy bay “nhìn thấy” những mối đe dọa ở gần và cảnh báo cho phi công.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khen-may-bay-cuong-kich-su25sm-va-su34-cua-nga_41455596.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga tuyên bố, đã tiêu diệt trung tâm chỉ huy bí mật của IS bằng SU-34.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một trong những ưu điểm nữa của Su-34, theo Dave Majumdar, là máy bay này còn được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực dạng quang-điện tử. Hơn nữa, các kỹ sư của Nga cũng đã cải tiến vị trí ngồi cho phi công để tạo ra sự thoải mái nhất “Trong cabin Su-34 có khoảng không đủ để phi công có thể đứng lên và co giãn xương khớp”. Đây chính là khác biệt đáng kể trong thiết kế so với dòng Su truyền thống.
Để không kích phiến quân IS ở Syria, Không quân Nga đã sử dụng các quả bom chính xác cao nhất, được dẫn đường bởi hệ thống định vị toàn cầu GLONASS độ chính xác dưới 2m.
Việc dùng bom dẫn đường vệ tinh cho phép máy bay Nga không kích chính xác mục tiêu quân IS, trong khi đảm bảo sự an toàn cho các thường dân vô tội.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ không kích nhầm bệnh viện: Vũ khí chính xác nào?

(Tin tức 24h) - Vụ không kích được cho là do Mỹ thực hiện đã đánh trúng cơ sở y tế của MSF khiến 19 người thiệt mạng.

AC-130 vào vòng nghi vấn
Người phát ngôn tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) hôm 3/10 cho biết, cuộc không kích trên đã đánh trúng cơ sở y tế của họ ở TP Kunduz, phía Bắc Afghanistan giết 19 người, bao gồm 12 y bác sĩ và 7 bệnh nhân, trong đó có 3 trẻ em, và làm 37 người khác bị thương.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khong-kich-nham-benh-vien-my-dung-vu-khi-gi_4145127.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các nhân viên trong bệnh viện đang nằm lại bên trong một khu của bệnh viện sau vụ đánh bom{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quân đội Mỹ cho biết họ tiến hành không kích “trong vùng lân cận” với bệnh viện trên, nhắm mục tiêu là các chiến binh Taliban, những người nhắm bắn trực tiếp vào binh sĩ Mỹ. Hiện cuộc điều tra có không kích nhầm vào bệnh viện không đang được tiến hành, trong khi đó Nhà Trắng nói trong thông cáo rằng họ hy vọng sớm có bản thống kê đầy đủ về sự kiện và hoàn cảnh của vụ tai nạn đau lòng trên.
“Thay mặt những người dân Mỹ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến các chuyên gia y tế và thường dân bị giết, bị thương trong sự cố bi thảm tại cơ sở y tế MFS ở TP Kunduz, phía Bắc Afghanistan” – Tổng thống Obama nói trong thông cáo do Nhà Trắng ban hành. Bộ Quốc phòng Afghanistan bày tỏ chia buồn về vụ việc trên.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, quân đội nước này đang điều tra về một máy bay AC-130 của Mỹ, lúc đó đang oanh kích các cứ điểm của Taliban trong thành phố để bảo vệ binh lính đặc nhiệm Mỹ, có thể có liên quan đến vụ không kích này.
AC-130 là loại máy bay cường kích hạng nặng được chế tạo từ máy bay vận tải chiến lược bốn động cơ tuốc bin cánh quạt C-130 của Mỹ.
Không lực Hoa Kỳ dùng AC-130A/E/H/U để hỗ trợ các đơn vị mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương. AC-130 được lắp đặt các loại vũ khí tấn chủ yếu từ hai bên sườn máy bay, đặc biệt là sườn trái - nơi tập trung các loại hỏa lực súng máy đa nòng, pháo.
Ngoài ra, AC-130 có thể được gắn súng máy 20 mm M61 Vulcan; pháo tự động Bofors 40mm; pháo 105 mm M102.
Máy bay này cũng cung cấp tầm nhìn quan sát trên chiến trường và khả năng tiêu diệt bất kỳ vật thể di chuyển nào.
Lời cáo buộc dành cho Nga
Trong diễn biến khác, Nga vẫn đang thực hiện nhiều đợt không kích chống lại IS ở Syria. Đại diện Bộ Tham mưu Nga, ông Andrei Kartapolov khẳng định rằng, chiếc dịch của Nga đã làm suy yếu khả năng của quân khủng bố và chủ yếu nhằm vào các trung tâm chỉ huy, kho để vũ khí và xưởng sản xuất thiết bị quân sự, cũng như khiến 600 lính đánh thuê của IS phải lập tức tháo chạy khỏi tổ chức.
Sau đợt không kích đầu tiên của Nga, Tổng thống Mỹ Obama có bài phát biểu thể hiện quan điểm cứng rắn, chỉ trích hành động không kích của Nga là phản tác dụng và không phân biệt giữa IS với lực lượng đối lập “ôn hoà” mà Mỹ đang hậu thuẫn, điều khiến việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad ngày càng khó khăn hơn, đồng thời tăng cường sức mạnh cho IS.
Ngoài Mỹ, Anh và Thổ Nhĩ Kì cũng cáo buộc Nga thực sự không tấn công vào các địa điểm của IS mà chủ yếu tiêu diệt căn cứ của lực lượng đối lập ôn hoà được phương Tây ủng hộ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 1/10 cũng nói Nga "dường như" không nhằm vào IS khi không kích ở Syria. "Không kích diễn ra tại những khu vực không có IS", ông Carter cho biết.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cáo buộc Nga không kích phe đối lập Syria. "Họ tấn công những khu vực họ đã điều phi cơ trinh sát bay qua trong tuần trước", người này nói. Khaled Khoja, đứng đầu Liên minh Quốc gia, gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria, tố Nga không kích làm 36 dân thường thiệt mạng.
Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, chiến dịch được triển khai "để đáp lại lời kêu gọi giúp đối phó IS và các nhóm khủng bố khác từ Syria". Ông khẳng định quân đội Nga chỉ truy kích "các nhóm khủng bố" và đề nghị phía Mỹ đưa bằng chứng chứng minh cáo buộc.
Trước khi tiến hành không kích, Nga đã cảnh báo Mỹ nên ngừng các hoạt động của liên quân do nước này dẫn đầu tại những nơi mà Nga xuất hiện và rút các cố vấn của Mỹ đang huấn luyện cho lực lượng đối lập tại Syria nhằm tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định máy bay ném bom đa chức năng Su-34 mà Nga sử dụng tại Syria cho phép đảm bảo độ chính xác tối đa.
"Các máy bay Su-34 của Nga đã tiến hành các vụ không kích chính xác nhằm vào các mục tiêu từ khoảng cách hơn 5.000m. Các hệ thống định vị mục tiêu trên những máy bay này có khả năng cho phép thực hiện tấn công các mục tiêu trên bộ chính xác tuyệt đối", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay.

Ôi nếu mà xin lỗi thì không biết phải xin lỗi bao nhiêu lần nhỉ, vũ khí chính xác cao kiểu gì mà cứ nhằm thường dân, bệnh việm, đám cưới mà chui vào, chỉ khổ bọn ăn cám Mỹ đang tung hô quan thầy của nó nghe tin này lại trốn chui trốn nhủi rồi. Tội nghiệp...BRAVO bố mỹ muôn năm . 1 quả 19 mạng và 1 cái bệnh viện ra đi. chẳng bù cho Nga Ngố ném 4 ngày chắc mấy chục quả rồi mà mới có 36 mạng.mà 36 mạng chắc Mỹ cũng thêm vào để " khích lệ" tinh thần nga thôi.xét tính chất hiệu quả và chính xác VK NGa còn thua Mỹ cả mấy chục năm.@@.NGa nên học tập Mỹ về khoản ném bom bệnh viện ,trường học và đám cưới không thì lạc hậu quá
 
23/8/12
1.162
3
38
Ghế phóng trên F-35 có thể khiến phi công... gãy cổ

Nhật Minh | 06/10/2015 13:15

1

635792328254847869-martinbakerejectorseat-1444110870714-74-0-346-534-crop-1444110888755.jpg

Thử nghiệm ghế phóng Martin-Baker
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Defense News cho biết, lo ngại đang dấy lên trong Tòa Quốc hội Hoa Kỳ sau khi những thử nghiệm gần đây trên F-35 làm bộc lộ một vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

Theo đó, các phi công F-35, với mức cân nặng khiêm tốn hơn, có thể bị… gãy cổ nếu sử dụng ghế phóng khi máy bay đang di chuyển ở một tốc độ nhất định.
Một nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết, vấn đề xảy ra với mẫu ghế phóng thế hệ mới Martin-Baker US16E.
Trong đợt thử nghiệm mũ bay Generation 3 vào mùa hè này, kíp thử nghiệm đã phát hiện thấy nguy cơ xảy ra chấn thương cổ nghiêm trọng đối với các phi công "nhẹ cân” khi họ sử dụng ghế phóng trong tình trạng máy bay di chuyển với tốc độ chậm hơn.
Cụ thể, ghế phóng thoát hiểm US16E do hãng Martin-Baker chế tạo đã bẻ gãy cổ nhiều hình nộm phi công khi máy bay F-35 di chuyển ở tốc độ thấp hơn bình thường.
Cho tới khi vấn đề này được khắc phục, quân đội Mỹ đã quyết định hạn chế các phi công nặng dưới 62kg lái tiêm kích thế hệ mới này.
ghe-phong-tren-f35-co-the-khien-phi-cong-gay-co.jpg

Các phi công nhẹ cân có nguy cơ bị gãy cổ khi sử dụng ghế phóng​
Nghị sĩ Jackie Speier, thành viên cấp cao của Tiểu ban giám sát và điều tra - Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ đã kịch liệt chỉ trích Lầu Năm Góc vì những cuộc thử nghiệm vội vã để nhanh nhanh chóng chóng triển khai F-35.
Trong email gửi tới Defense News tuần trước, vị Nghị sĩ Đảng Dân chủ bang California viết:
“Quyết định hạn chế bay này là do các ghế phóng trên F-35 đã không được thử nghiệm đầy đủ các mức độ như đối với máy bay thông thường và Lầu Năm Góc đã quá vội vàng để có thể triển khai chúng sớm”.
Nghị sĩ Mike Turner, thành viên Đảng Cộng hòa bang Ohio, đồng thời là chủ tịch Tiểu ban các lực lượng trên không và trên bộ - Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ cho biết, một buổi điều trần về vấn đề này sẽ diễn ra vào ngày 21/10 tới.
Ít nhất 1 phi công F-35 nằm trong diện bị ảnh hưởng vì lệnh cấm. Tuy nhiên, theo người đại diện Văn phòng chương trình (JPO) F-35 Joe DellaVedova, đó lại không phải là Trung tá Christina Mau, phi công nữ đầu tiên và duy nhất của phi đội F-35.

Khi phi công nhẹ cân hơn mức cho phép bắn khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp, ghế phóng của Martin-Baker sẽ xoay nghiêng nhiều hơn về phía trước.
Phương tiến tới kết hợp với lực phóng lập tức vặn gẫy cổ hình nộm.
“Đó là do mức cân nặng nhẹ của phi công và trung tâm trọng lực của ghế phóng” – Đại tá Todd Canterbury, cựu chỉ huy Phi đội Chiến đấu số 33 cho biết.
Hiện tại, JPO đang phối hợp chặt chẽ với phía Martin-Baker và nhà sản xuất Lockheed Martin để tìm ra giải pháp.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Cười đau ruột" thành tích không kích phiến quân IS của Mỹ

Cập nhật lúc: 19:00 06/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Điểm danh vũ khí tham gia đánh IS ở Fallujah
Nga dùng bom dẫn đường vệ tinh không kích IS ở Syria

(Kiến Thức) - 6 cuộc không kích phiến quân IS ở Syria, Mỹ chỉ tiêu diệt được vài đơn vị nhỏ lẻ cùng…một xe máy, hai máy xúc.
Thành tích không kích phiến quân IS ở Syria khiến người đọc "chết cười" này mới được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố. Theo bản thông cáo này, hôm 4/10, các lực lượng Mỹ và đồng minh tiếp tục thực hiện loạt phi vụ không quân phiến quân IS ở Syria và Iraq.​
Tại Syria, các máy bay tiêm kích, ném bom, cường kích và UAV của lực lượng Không quân Mỹ và đồng minh đã thực hiện 6 cuộc không kích và thu được về kết quả như sau:​
- Tại địa điểm gần Hasakha, đã thực hiện ba đợt không kích vào ba đơn vị chiến thuật của IS và phá hủy ba cấu trúc IS (có thể ám chỉ các công sự phòng ngự hoặc tòa nhà), hai vị trí chiến đấu và một xe gắn máy.​
- Gần Raqqah, một cuộc không kích phá hủy một đơn vị chiến thuật​
- Gần Mara, một cuộc không kích phá hủy một máy xúc.​
- Gần Washiyah, một cuộc không kích gây hư hỏng cho một máy xúc.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Máy bay F-15 Mỹ ném bom thông minh. Ảnh minh họa{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong 10 cuộc không kích được tiến hành ở Iraq, kết quả thu được gồm:​
- Gần Baghdadi, một cuộc không kích phá hủy một cây cầu phao mà phiến quân IS dựng lên.​
- Gần Huwayjah, hai cuộc không kích chế áp được hai khẩu đội pháo cối IS.​
- Gần Kirkuk, một cuộc không kích phá hủy một đơn vị chiến thuật IS cùng một khẩu súng máy hạng nặng.​
- Gần Ramadi, ba cuộc không kích đã gây thiệt hai cho hai đơn vị chiến thuật riêng biệt của IS, phá hủy một xe chở bom, một xe chiến thuật và 6 ổ hỏa lực...​
- Gần Sinjar, một cuộc không kích phá hủy được một ụ súng máy, hai chốt chiến đấu của IS.​
- Gần Sultan Abdallah, một cuộc không kích gây thiệt hại cho một đơn vị chiến thuật và hai ổ hỏa lực.​
Tuy nhiên, Không quân Mỹ không nói rõ ràng các đơn vị chiến thuật phiến quân IS gồm bao nhiêu chiến binh. Ngoài ra, giá trị các thành tích là rất kém, hầu như không đánh hạ được các trung tâm chỉ huy và đặc biệt là các kho chứa bom, tên lửa của phiến quân IS. Đây là điều mà Nga đang làm rất tốt và tuyệt vời.​
Việc phá hủy các kho vũ khí của phiến quân IS sẽ khiến lực lượng tàn bạo này mất đi nguồn dự trữ vũ khí, tạo điều kiện cho bộ binh – xe tăng Quân đội Syria tái chiếm các điểm đã mất.​
Rõ ràng, người Mỹ cần phải xem lại cách thức thực hiện chiến dịch không kích IS của họ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí tối tân Mỹ thê thảm tại Yemen

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Xe tăng Abram, trực thăng Apache…dù đều cực kỳ hiện đại nhưng những vũ khí tối tân Mỹ chế tạo này vẫn không thoát khỏi thảm cảnh bị hủy diệt.

6561316a8a2447.img.jpg

ảnh minh họa
Mới đây, truyền thông Iran đăng tải loạt ảnh “thê thảm” vũ khí tối tân Mỹ chế tạo tại chiến trường Iran. Trong loạt ảnh này cho thấy, dù vũ khí đó hiện đại tới mức nào, bảo vệ tốt ra sau thì vẫn không giúp chúng thoát khỏi cảnh bị phá hủy trước phiến quân Houthi. Ảnh: Xe tăng M1 Abrams với lớp giáp phòng vệ hiện đại bị phá hỏng ở Yemen.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-2.jpg
Trực thăng AH-64 Apache của quân Liên minh Ả Rập bị bắn hạ.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-3.jpg
Các binh sĩ khối Liên minh Ả Rập dù rằng được trang bị vũ khí hiện đại nhưng dường như ý chí chiến đấu, kĩ năng chiến đấu không quá tốt. Ảnh: Súng bắn tỉa hiện đại do Mỹ sản xuất bị phiến quân thu giữ tại Yemen.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-4.jpg
Các loại xe bọc thép kháng mìn do Mỹ chế tạo bán cho UAE, Ả-Rập Xê-út cũng không thoát khỏi thảm cảnh bị phá hủy.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-5.jpg
Một loại bom chùm do Mỹ chế tạo rơi xuống đất khi chưa kịp kích hoạt bung “đạn con”. Điều này cũng khiến dấy lên chất lượng vũ khí tối tân của Mỹ.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-6.jpg
Xe thiết giáp Humvee nổi danh của Mỹ bị bỏ lại trên một đoạn đường ở Yemen.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-7.jpg
Hình ảnh khủng khiếp chiếc xe tăng M1 Abrams của quân đội Ả-Rập Xê-út bị trúng đạn chống tăng.​
vu-khi-toi-tan-my-the-tham-tai-yemen-hinh-8.jpg
Thế mới nói, vũ khí tối tân tới mấy nhưng người sử dụng mới là quan trọng. Dù là vũ khí tồi lạc hậu nhưng nếu người sử dụng biết cách vận dụng, chiến thuật hợp lý thì vẫn có thể giành chiến thắng​
 
23/8/12
1.162
3
38
Syria: Mỹ tung hình ảnh cảnh báo nguy cơ đụng độ chiến đấu cơ Nga

Nhật Minh | 07/10/2015 13:31

1

1-20-miles-away-706x388-1444177408125-7-0-367-706-crop-1444177626594.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Nguy cơ xảy ra một vụ đụng độ giữa máy bay chiến đấu Nga - Mỹ trên bầu trời Syria có vẻ đang tăng lên, theo như biểu đồ do Đài truyền hình CBS Evening News công bố.

Hình ảnh radar do Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) cung cấp cho Đài truyền hình CBS News đã cho thấy khoảng cách tương đối gần giữa các máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ.
syria-my-tung-hinh-anh-canh-bao-nguy-co-dung-do-chien-dau-co-nga.jpg
Trong bức hình trên, các chiến đấu cơ Nga được đánh dấu bằng màu vàng và chiến đấu cơ Mỹ là màu xanh lá cây.
CBS News cho biết, các tiêm kích F-16 của Mỹ xuất kích từ căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện các máy bay Nga trên màn hình radar.
syria-my-tung-hinh-anh-canh-bao-nguy-co-dung-do-chien-dau-co-nga.jpg
Chúng cách các máy bay Mỹ 20 dặm (khoảng 32km). Tại khoảng cách này, các phi công Mỹ có thể nhận dạng các máy bay Nga qua pod chỉ thị mục tiêu.
Trung tướng Charles Brown, chỉ huy chiến dịch không kích của Mỹ cho biết, đối với các máy bay không người lái của Mỹ, chiến đấu cơ Nga thậm chí còn tiến sát hơn.
"Tuy nhiên, đối với các máy bay có người lái của chúng tôi, chúng (máy bay Nga) duy trì khoảng cách ngắn nhất là 20 dặm" - ông Brown nói.
Trung tướng Brown cho biết, ông không cho rằng hoạt động của Nga tại Syria có thể lấn át các chiến dịch của Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc hoạt động trong cùng một vùng trời với Nga sẽ mang lại cho lực lượng Mỹ và liên minh chống IS những rủi ro đáng kể.
Trước đó, theo đài BBC, Mỹ cho biết họ chỉ được phía Nga thông báo 1 giờ trước khi diễn ra các cuộc không kích, một động thái được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mô tả là “không chuyên nghiệp”.
 
Status
Không mở trả lời sau này.