Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
LCS là lớp tàu yếu nhất thế giới, vũ khí chống tàu, chống ngầm, chống máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm đều rất yếu, liên tục gặp sự cố từ hỏng động cơ, pháo lắc lư khi di chuyển, kém chính xác, tới hệ thống chống mìn nổi (thậm chí là tàu ngầm) có vấn đề, hệ thống máy tính trên tàu dễ bị hack, bị nước tràn vào tàu, đường ống làm mát động cơ bị nứt, có cặn trọng nhiên liệu, tàu nhả khói đen kịt khi di chuyển.... LCS là lớp tàu đốt tiền của USN , cũng giống F-35 là dòng máy bay đốt tiền của USAF

1365754640203.jpg


Mỹ đã làm hàng loạt tàu chiến, thậm chí những món phức tạp hơn như siêu khu trục hạm, tàu sân bay, tàu ngầm, siêu tiêm kích... Vậy mà các thứ đó lại bị 1 mớ sự cố như nổ lò hơi, hỏng động cơ, hư bộ phận làm mát..., lại bị đánh giá là "không xác định được nguyên nhân", chứng tỏ những chiếc tàu này đã bị "ăn chặn" trong quá trình chế tạo rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
23/8/12
1.162
3
38
Số lượng tiêm kích Nga ở Syria tăng vọt lên 50 chiếc

(Bình luận quân sự) - Theo dữ liệu mới nhất, số lượng chiến đấu cơ Nga mang sang Syria đã lên tới hơn 50 chiếc và 7 máy bay trực thăng tấn công Mi-24.

Theo tin của các trang mạng Nga, số lượng chiến đấu cơ Nga điều động sang Syria đã có sự tăng lên đáng kể so với số liệu của phương Tây cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, việc Nga đưa thêm bao nhiêu máy bay chiến đấu sang nước này và sang lúc nào hiện đang là câu hỏi không lời đáp.
Nhà phân tích quân sự Dave Majumdar, chuyên về mảng quân sự Nga của Tạp chí “Lợi ích dân tộc” (National Interest) của Mỹ ngày 15-10 cho biết, lực lượng không quân Nga tham gia hoạt động chống IS tại Syria, có vẻ như đã cố gắng huy động hết khả năng của 32 máy bay chiến đấu.
Con số này cũng tương đương với thông tin tình báo phương Tây cho thấy Nga đã triển khai 34 máy bay quân sự, bao gồm 18 máy bay ném bom tiền tuyến (12 chiếc Su-24, 6 chiếc Su-34); 12 máy bay cường kích, tấn công mặt đất Su-25 và 4 máy bay tiêm kích Su-30SM.
Ngoài ra, Moscow còn triển khai ở sân bay Latakia khoảng 20 máy bay trực thăng vận tải và trực thăng tấn công. Nga cũng đang vận hành một số máy bay do thám và máy bay không người lái tại Syria, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về những phương tiện trinh sát này.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của truyền thông Nga, hiện con số máy bay chiến đấu mà lực lượng hàng không-vũ trụ nước này triển khai ở Syria đã vượt quá sự định lượng của các phương tiện tình báo quân sự Mỹ và đồng minh.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-may-bay-nga-o-syria_161917651.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Truyền thông Nga cho biết, nước này đã tăng số lượng máy bay chiến đấu ở Syria{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cụ thể, trang Sputniknews ngày 15-10 đã cho biết, Nga hiện đang triển khai ở Syria xấp xỉ 30 chiếc Su-24M, 12 máy bay cường kích, tấn công mặt đất Su-25, 4 máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và số lượng không xác định các tiêm kích đa năng Su-30SM (theo ảnh vệ tinh thì ít nhất là 4 chiếc).
Tuy các con số có vẻ hơi vênh so với số liệu của phương Tây nhưng các phóng viên của RT và Sputnik đã được đưa đến tham quan căn cứ không quân Latakia với sân bay Khmeimim (Hmeymim) của Nga ở Syria, nên số liệu của họ được coi là chính xác hơn số liệu vệ tinh của Mỹ.
Theo đó, số lượng Su-24 đã lớn gấp hơn 2 lần tính toán của phương Tây, khiến con số chiến đấu cơ Nga trên thực tế đã lên tới ít nhất là 50 chiếc.
Điều này cũng khá phù hợp với việc Nga liên tiếp tăng cường độ và số phi vụ xuất kích ném bom mặt đất xuống các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS.
Trước đó, vào thời điểm Moscow bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria (ngày 30-9), các chuyên gia quân sự Nga cho biết, Bộ quốc phòng nước này sẽ tiếp tục triển khai 40-60 chiếc chiến đấu cơ Su-24 và Su-25 đến Syria, cùng với hai tiểu đoàn chiến đấu bảo vệ căn cứ.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-may-bay-nga-o-syria_161917593.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh đồ họa của Sputniknews về số lượng chiến đấu cơ Nga ở Syria{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trên cơ sở đó, Nga sẽ hình thành các trung đoàn không quân hỗn hợp, gồm 2 phi đội máy bay tấn công mặt đất Su-25, một vài phi đội máy bay ném bom tiền tuyến (Su-24, Su-34) và 1-2 phi đội không quân tiêm kích (Su-30SM và các máy bay khác).
Theo thông tin này, các chuyên gia quân sự dự đoán, Nga sẽ phải điều động tới gần 100 chiếc đấu cơ đến Syria, con số máy bay thực tế sẽ không ngừng tăng lên. Và có vẻ như dự đoán này đã bắt đầu đúng.
Nga đã bắt đầu tăng mật độ các phi vụ xuất kích cùng với sự gia tăng của chiến đấu cơ. Có ngày các máy bay Nga đã tiến hành tới gần 100 phi vụ xuất kích. Đây là con số quá lớn so với tưởng tượng của phương Tây.
Nếu tính đến thực tế là mỗi máy bay xuất kích 3 phi vụ/ngày cùng với một số lượng nhất định làm nhiệm vụ dự bị chiến lược thì rõ ràng là số lượng chiến đấu cơ Nga hiện diện ở Syria lớn hơn rất nhiều so với tính toán của Mỹ, phù hợp với thông tin truyền thông nước này đưa ra.
Tuy nhiên, những máy bay này được bổ sung thêm vào lúc nào và số lượng chính xác là bao nhiêu thì không ai rõ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga tấn công IS hay đang quảng cáo vũ khí?

(Vũ khí) - Khi chiến dịch không kích IS của Nga trải qua hơn nửa tháng, phương Tây cho rằng, IS không phải là mục tiêu duy nhất của Nga.

Theo nhà phân tích Leonid Bershidsky của tờ Bloomberg cho biết, ngay khi chiến dịch không kích lực lượng IS tại Syria chưa diễn ra, phương Tây đã phát sốt với dàn vũ khí được Nga điều động đến Syria.
Cụ thể, Nga đã đưa đến Syria chiến đấu cơ Su-34, đây là loại cường kích bom hiện đại nhất của Không quân Nga hiện nay. Cùng với đó là dàn tiêm kích đa năng Su-30SM - loại chiến đấu cơ được đánh giá có khả năng ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4++ Su-35.
Ngoài những chiến đấu cơ mới toanh Su-30SM và Su-34, những máy bay khác như cường kích Su-25, Su-24 cũng là những phiên bản được nâng cấp mạnh nhất thuộc thế hệ của mình cũng được Không quân Nga điều đến Syria thực hiện không kích IS.
Ngoài ra, Nga còn mang sang các loại trực thăng tấn công mạnh mẽ Mi-24/Mi-35 và trực thăng đa năng dòng Mi-8. Chúng đều có khả năng trinh sát tốt, vũ khí tấn công mạnh, thiết bị ngắm chuẩn hiện đại và được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV, bảo vệ máy bay trước các vũ khí phòng không.
Nga còn mang sang Syria hệ thống tác chiến điện tử trên mặt đất thế hệ mới nhất là Krasukha-4, có khả năng chế áp, gây nhiễu mọi thiết bị trinh sát, tác chiến điện tử của đối phương trong phạm vi 300km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-su-syria-is-co-phai-la-muc-tieu-duy-nhat-cua-nga_161615658.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cường kích Su-24 sau khi hoàn thành nâng cấp đã được Nga điều đến Syria không kích IS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, một số lượng lớn UAV trinh sát chiến thuật cũng đã được triển khai ở Syria. Đặc biệt, loại vũ khi mới có sức mạnh khủng khiếp nhất cũng đã được Nga sử để tấn công IS chính là tên lửa hành trình Kalibr-NK.
Nhà phân tích Bershidsky nhận định, có vẻ khôi hài khi dấn thân vào một cuộc chiến chỉ để có dịp huấn luyện, thử nghiệm nhưng đối với nước Nga, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Putin, điều này lại trở nên dễ hiểu.
Quảng bá để bán vũ khí?
Mức chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm nay đã tăng lên, chiếm 4,5% GDP, so với mức 1,5% GDP năm 2010. Nga hiện nằm trong số 10 quốc gia quân sự hóa hàng đầu thế giới.
Nước này cũng là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, với 27% thị phần toàn cầu.
Năm 2014, Nga đã xuất khẩu một lượng vũ khí trị giá 15,7 tỷ USD, chiếm 5% sản lượng xuất khẩu các sản phẩm phi hàng hóa và 2,6% sản lượng xuất khẩu chung.
Các tên lửa Kalibr-NK phóng từ biển Caspian vào Syria có thể không được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu trước đó, bởi hiệp ước quốc tế chỉ cho phép Nga xuất khẩu phiên bản có tầm bắn ngắn hơn, khoảng 300km, như loại Nga bán cho Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, 26 tên lửa bắn vào các mục tiêu tại Syria lại có tầm bắn dài, có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 1.500km hoặc hơn. Mặc dù Nga phủ nhận và Iran từ chối xác nhận 4 trong 26 quả tên lửa này rơi xuống Tehran nhưng nếu đúng 4 quả tên lửa bị rơi thì điều đó cũng không có gì bất thường đối với một loại vũ khí được thực chiến lần đầu tiên.
Tương tự, ngay cả khi đã xuất khẩu các máy bay chiến đấu Su-30 sang hàng chục quốc gia nhưng Nga vẫn chưa từng triển khai chúng trong thực chiến.
Vì vậy, chiến dịch tại Syria chính là một cơ hội để thử nghiệm 4 chiến đấu cơ loại này.
Các máy bay ném bom tiên tiến Su-34 từng được sử dụng một cách hạn chế trong chiến dịch Gruzia nhưng phải tới Syria, chúng mới lần đầu tiên được thử nghiệm rộng rãi trong một cuộc chiến thực sự. Nga hiện đã điều 6 máy bay loại này tới Syria.
Một lợi ích của “các bài tập thực tế” là Nga có thể làm hình ảnh, tạo ra những video ấn tượng để quảng bá sản phẩm quốc phòng của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, Nga đang đạt được những lợi ích này mà không gặp phải bất cứ rủi ro nào.
Và đây chính là mục đích lớn thứ 2 của Nga khi thực hiện chiến dịch quân sự không kích IS tại Syria, vị chuyên gia này nhận định.
 
23/8/12
1.162
3
38
Thứ khiến phương Tây “hãi” hơn cả vũ khí Nga ở Syria

Nhật Minh | 17/10/2015 08:01
2

1028605420-1445040752788-0-0-510-1000-crop-1445040991364.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo Sputnik, sau chiến dịch tấn công bất ngờ của Nga tại Syria, truyền thông phương Tây đang dần thừa nhận rằng sức mạnh của Moscow không chỉ nằm ở các hệ thống vũ khí tiên tiến.

Sputnik cho biết, một loạt bài viết xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ gần đây là dấu hiệu rõ ràng rằng phương Tây đang thừa nhận Nga đã lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, điều khiến phương Tây lo ngại không hẳn là “những tiến bộ của Nga trong các hệ thống vũ khí mới” mà là ở “sự chuyên nghiệp và tinh thân sẵn sàng chiến đấu đang tăng lên” của quân đội Nga.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã mang lại cho các quan chức và giới phân tích phương Tây cái nhìn sâu hơn về một quân đội đã trải qua chặng đường gần ¼ thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Quân đội Nga từng bị coi là đội quân suy yếu, tầm thường, tập tễnh với những hệ thống vũ khí già cỗi và tham nhũng đến nỗi khó mà tạo ra được mối đe dọa đáng kể nào nếu ra khỏi biên giới của mình.
thu-khien-phuong-tay-hai-hon-ca-vu-khi-nga-o-syria.jpg

Sự chuyên nghiệp và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga khiến phương Tây sửng sốt.​
"Chúng ta đang biết được nhiều hơn những gì chúng ta đã biết suốt 10 năm qua", Micah Zenko, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Đối ngoại nhận định về việc Nga sử dụng chiến đấu cơ và tên lửa hành trình mới gọi là Kalibr.
"Chúng ta đang có cơ hội tìm hiểu năng lực của quân đội Nga ngày nay" – ông Zenko nói.
“Điều tiếp tục khiến tôi ấn tượng là họ có thể di chuyển rất nhiều thiết bị đi rất xa và rất nhanh", Thiếu tướng Ben Hodges - chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS hôm 7/10
“Nga giờ đây là một cường quốc quân sự có thể áp đảo bất cứ quốc gia láng giềng nào, nếu những nước này không nhận được sự hỗ trợ của phương Tây” – Gustav Gressel, một cựu sĩ quan quân đội Áo viết trong bản báo cáo trình lên Hội đồng Đối Ngoại châu Âu.
Một nguồn tin khác của Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại.
Tạp chí National Interest dẫn lời ông David A. Deptula, một cựu tướng Không quân từng lên kế hoạch cho các chiến dịch không kích của Mỹ năm 2001 tại Afghanistan và Chiến tranh vùng Vịnh cho hay:
Các quan chức Mỹ đánh giá Nga mới chỉ sử dụng một phần tiềm lực không quân, với các loại đạn dược chính xác được sử dụng một cách dè xẻn.
"Rõ ràng Nga đang thu lượm những bài học từ cuộc chiến này để áp dụng cho các chiến dịch quân sự khác", Deptula nhận định, “về cơ bản, họ đang dùng hoạt động can thiệp vào Syria làm nơi kiểm nghiệm năng lực tác chiến”.
Theo tờ New York Times, lực lượng không quân Nga thường bị phương Tây đánh giá là “chỉ có vẻ bề ngoài hào nhoáng” nhưng cuộc chiến chống IS ở Syria đã chứng minh rằng điều này không hề đúng.
 
23/8/12
1.162
3
38
6 kết quả bất ngờ cuộc không kích của Nga ở Syria

Cập nhật lúc: 13:00 17/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mục kích hoạt động nhộp nhịp chiến đấu cơ Nga tại Syria
Điểm danh “thần hộ mệnh” bảo vệ căn cứ Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Mặc dù nhiệm vụ chính là chống lại các nhóm phiến quân gồm cả lực lượng IS nhưng các cuộc không kích của Nga ở Syria lại cho kết quả nhiều hơn thế.
Tờ RIR bình luận, Moscow đang bước đầu thành công trong việc sử dụng sức mạnh không quân của mình để tiêu diệt các nhóm khủng bố và làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, tuy nhiên những cái được từ chiến dịch không kích ở Syria không chỉ gói gọn trong chừng đó.​
Các cuộc không kích của Không quân Nga bước đầu đã khiến phiến quân IS và các nhóm phiến quân do Mỹ ủng hộ ở chiến trường Syria gánh chịu tổn thất nặng nề. Điều này biến Moscow trở thành trung tâm của bàn cờ ở Syria, bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đồng minh thân cận của Nga ở Trung Đông. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì Nga có được sau hơn nửa tháng tham chiến tại Syria.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các cuộc không kích của Nga ở Syria không đơn thuần chỉ mang về các chiến thắng về mặt quân sự. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vũ khí Nga sẽ đắt hàng?
Sau những thành tích ngoạn mục của trên bầu trời Syria, các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi - hãng chế tạo máy bay chiến đấu lớn nhất của Nga nhanh chóng trở thành mặt hàng nóng trên thị trường vũ khí thế giới. Những chiếc tiêm kích-bom như Su-34, Su-24 và cường kích Su-25 đang thể hiện sức mạnh của mình tại mọi mặt trận chiến trường Syria.​
Ngoại trừ Su-24 gần nghỉ hưu thì Su-25 và Su-34 vẫn là những cái tên sáng giá mà không quân nhiều nước trên thế giới muốn sở hữu. Bên cạnh đó cũng cần nhắc tới cú sốc của Phương Tây mang tên 3M-14T Klub mẫu tên lửa hành trình tiên tiến của Hải quân Nga.​
Vận may cho tình báo Nga
Sau một số vụ va chạm gần đây với máy bay chiến đấu của Nga trên không phận Syria, Không quân Mỹ đã ra lệnh cho các phi công nước này phải hủy bỏ nhiệm vụ tại các khu vực có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Nga. Và điều này có thể hoàn toàn dễ hiểu khi các đợt không kích của Nga và Mỹ đều tập trung vào khu vực không phận nhất định tại Syria.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Đối với Không quân Nga, chiến trường Syria như một cuộc thử nghiệm với quy mô lớn và họ được nhiều hơn là mất.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Điều này sẽ là hoàn toàn bình thường nếu như tình báo Nga không thu thập được hàng loạt dữ liệu quan trọng từ các máy bay chiến đấu Mỹ khi bay gần chúng trong đó có cả F-22. Và các cơ quan tình báo quân sự Nga đang thầm vui trong bụng vì đã không bỏ lỡ một cơ hội quý giá như vậy.​
Thị trường dầu thô chợ đen của IS tại Iraq và Syria sụp đổ
Trong suốt thời gian kiểm soát tại các khu vực có giếng dầu tại Iraq và Syria, IS đã bán dầu thô mà chúng lấy được ra thị trường chợ đen với mức giá cực thấp chỉ 10USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô thế giới lúc đó dao động tầm 47USD/thùng. Điều này khiến IS có thể thoải mái bán dầu mà tổ chức lấy được cho các đối tác của mình, hay nói cách khác Phương Tây và Mỹ đang tiếp tay cho IS tuồn dầu thô ra bên ngoài lãnh thổ Iraq và Syria.​
Tuy nhiên, hoạt động này của IS đã hoàn toàn bị chặn đứng bởi các cuộc không kích của Nga và các biện pháp ràng buộc mà cộng đồng quốc tế đưa ra đối với dầu thô có nguồn gốc từ hai quốc gia trên. Chính điều này đã khiến giá dầu thế giới khởi sắc trở lại và giúp mang về cho Nga hàng tỷ USD doanh thu từ các hoạt động kinh doanh dầu mỏ.​
Ả Rập Xê-út nếm trái đắng khi đối đầu với Nga
Ả Rập Xê-út bắt đầu nếm trái đắng khi đã không ngừng nâng sản lượng dầu thô của nước khi làm nhằm suy yếu Nga và Iran, tuy nhiên giờ đây Riyadh mới là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải là Moscow hay Tehran. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF ngân sách của Ả Rập Xê-út sụt giảm nghiêm trọng từ đầu năm cho tới nay khiến quốc gia này phải rút toàn bộ các khoản đầu tư từ nước ngoài trở về nước.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Saudi Arabia đang mất nhiều hơn là được khi ủng hộ chính sách của Mỹ tại Trung Đông.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sự suy yếu của Ả Rập Xê-út càng khiến Nga, Iran và các nhóm vũ trang Hezbollah hay nhóm chiến binh người Shiite như trở lại mạnh mẽ hơn khu vực Trung Đông. Và không sớm thì muộn quốc gia thành viên đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ phải cắt giảm sản lượng, tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Mỹ ở Trung Đông.​
Châu Âu nhìn thấy ánh sáng từ các chiến dịch quân sự của Nga
Châu Âu có thể ban đầu hơi sốc sau màn trình diễn tên lửa hành trình Nga ở biển Caspian, nhưng chừng đó cũng không là gì so với niềm hy vọng từ các chiến dịch quân sự của Nga sẽ làm dịu làn sóng hàng triệu người tị nạn đang tràn vào Tây Âu, vốn đẩy mâu thuẫn giữa các thành viên Liên minh Châu Âu lên cao hơn bao giờ hết. Thậm chí Đức và Pháp còn tính đến chuyện gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận kinh tế với Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mặc dù không đồng tính nhưng Châu Âu đang mừng thầm khi Nga chính thức can thiệp quân sự vào Syria. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Biển Caspian chỉ là một hồ nước đối với Moscow
Bằng việc triển khai các tên lửa hành trình Klub từ Biển Caspian tấn công các mục tiêu ở Syria thay vì Địa Trung Hải - nơi Hải quân Nga và Mỹ đều đóng hạm đội tàu chiến đông đảo, đã chỉ ra rằng Nga có thể có nhiều sự lựa chọn cho mọi tình huống.​
Trong khi đó, Biển Caspian luôn được Nga xem là một cái hồ cỡ lớn của nước này trong suốt nhiều thế kỷ qua và Moscow muốn gửi thông điệp cho phương Tây thấy rằng suy nghĩ trên ngày nay vẫn vậy. Ngoài ra, Nga muốn chỉ cho Washington thấy rằng nước này đã có thể sử dụng không phận của Iran và Iraq cho các chiến dịch quân sự ở Trung Đông và thêm vào đó sức mạnh thực sự của tên lửa hành trình Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Không kích thành công ở Syria, chiến đấu cơ Su-34 sẽ đắt hàng?

Cập nhật lúc: 13:00 18/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ảnh đẹp khó tả chiến đấu cơ Su-34 VN có thể mua
Cường kích Su-34 hủy diệt căn cứ phiến quân IS ở Syria

(Kiến Thức) - Việc Không quân Nga điều những chiếc chiến đấu cơ Su-34 đến Syria không đơn thuần là chỉ chống lại các nhóm phiến quân.
Mạng RIR bình luận, sau khi chiến đấu cơ Su-34 chính thức tham chiến tại Syria, hầu như mọi con mắt của các chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới đều đổ dồn vào mẫu tiêm kích-bom hiện đại nhất của Nga này. Nó còn khiến tiềm năng xuất khẩu của Su-34 cũng được tăng lên đáng kể nhất là từ các khách hàng đến từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Tây Á.​
Su-34 là mẫu tiêm kích-bom hai chỗ ngồi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1994. Nó được xem là biến thể sâu chuyên dành cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất của mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27 do Liên Xô phát triển. Đây là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4+ được thiết kế để có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và lẫn cả trên biển, với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày lẫn ban đêm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Việc điều động Su-34 đến Syria đối với Không quân Nga chỉ như một đợt thử nghiệm thực tế. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một lợi thế nữa của Su-34 là nó có thể mang theo lượng nhiên liệu lớn phục vụ cho tác chiến tầm xa. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không giúp biến mẫu tiêm kích-bom trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những tên tuổi huyền thoại của Không quân Liên Xô như Tu-22M.​
Khách hàng tiềm năng
Cho tới thời điểm hiện tại, Không quân Nga đã đưa vào trang bị 73 chiếc chiến đấu cơ Su-34 và có kế hoạch mua thêm 124 chiếc khác trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Và sau những gì mà Su-34 thể hiện ở chiến trường Syria càng làm củng cố chắc chắn hơn kế hoạch này của Không quân Nga, ngoài ra còn là màn giới thiệu tốt nhất của Sukhoi đến các khách hàng nước ngoài có ý định mua mẫu tiêm kích-bom tiên tiến này.​
Vladimir Karnozov – chuyên gia phân tích hàng không cho biết, Iran và Algeria nhiều khả năng sẽ các quốc gia đầu tiên sẽ đặt mua Su-34 từ Nga. Thậm chí Iran còn tham vọng hợp tác với Sukhoi xây dựng dây chuyền lắp ráp máy bay chiến đấu của Nga tại nước này, tuy nhiên quá trình này chắc chắn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Những gì mà Su-34 thể hiện tại Syria đã là quá đủ cho các khách hàng tiềm năng của nó.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Một rào cản nữa là việc các quốc gia như Algeria và các nước châu Mỹ Latinh có tài chính eo hẹp chỉ khả năng mua số lượng nhỏ các loại máy chiến đấu mới, thì dòng Su-30 lại phù hợp hơn là việc trang bị Su-34 vốn chỉ dành cho các quốc gia sở hữu lực lượng không quân đông đảo như Nga hay Trung Quốc.​
Dẫn đầu về chất lượng trong tầm giá
Su-34 là mẫu tiêm kích-bom tốt nhất thế giới trong cùng phân khúc thị trường máy bay chiến đấu thế giới, với giá cả lẫn chất lượng đều vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó đến từ các công ty khác của Nga hay đến từ Mỹ như F-15 Eagle đều trở nên lỗi thời khi đứng cùng Su-34.​
Theo tờ Lebanon Ad-Diyar cho biết, trong một đợt không kích của Nga vào các mục tiêu ở Syria do phi đội 6 chiếc Su-34 xuất kích căn cứ không quân Hamim bay qua không phận Đại Trung Hải thì gặp bốn chiếc F-15 của Israel. Nhưng những chiếc F-15 của Israel đều rơi vào tầm ngắm của Su-34, ngay lập tức phi đội máy bay chiến đấu của Israel rời khỏi không phận. Trong khi đó nhờ được trang bị các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga Su-34 có thể dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria mà không bị đe dọa bởi các lực lượng phòng không mặt đất.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Su-34 sẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường vũ khí thế giới trong thời gian sắp tới. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Đối với Không quân Nga, các chiến dịch không kích ở Syria chỉ như một đợt thử nghiệm các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới được đưa vào trang bị gần đây. Nó đơn thuần giống như một đợt thử nghiệm chiến đấu trong điều kiện tác chiến thực dành cho Su-34 và màn giới thiệu mẫu máy bay này cho các khách hàng tiềm năng,” Oleg Zheltonozhko một nhà phân tích quân sự người Nga cho biết.​
Cũng theo ông này, việc xuất khẩu Su-34 không chắc sẽ sớm được diễn ra một phần do thị trường dành cho các mẫu máy bay chiến đấu như Su-34 không nhiều, trong khi đó nhu cầu đưa vào trang bị mới Su-34 trong Không quân Nga lại rất lớn khi những chiếc tiêm-kích bom như Su-24 đang dần trở nên lỗi thời.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga phóng tên lửa hành trình đánh IS nhằm "cảnh cáo" Mỹ?

Cập nhật lúc: 21:00 19/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga không kích ở Syria bằng loại bom, tên lửa nào?
Lạ mắt loạt súng tại triển lãm vũ khí Nga (1)

(Kiến Thức) - Sự kiện 26 tên lửa hành trình Nga không kích phiến quân IS tại Syria được xem như là thông điệp gửi tới nước Mỹ.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích người Mỹ Tobin Harshaw khẳng định, đợt tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga vào 11 mục tiêu phiến quân IS ở Syria đã ấn tượng khá lớn trong giới quan sát quân sự thế giới hơn suy nghĩ của nhiều người.​
Harshaw cho rằng, Nga hoàn toàn có thể bắn các tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải nơi các chiến hạm nước này đang neo đậu vào các mục ở Syria nằm gần đó. Nhưng thay vì đó Moscow lại quyết định triển khai tên lửa hành trình từ Biển Caspian. Vì vậy, hành động này không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa về mặt quân sự, mà còn là cách Điện Kremli thể hiện cho Mỹ và đồng minh thấy sức mạnh của mình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Không cần xây dựng hạm đội tàu đông đảo nhưng Hải quân Nga vẫn có sức mạnh gần như tương đương của Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong một bài phân tích của Harshaw có tựa đề “ Thông điệp ngắn mà Hải quân của Putin gửi cho Tổng thống Obama” viết rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đã đi trước Nhà Trắng một bước. Tuy nhiên vấn đề khiến Washington cảm thấy sốc không phải là việc Nga sử dụng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu ở Syria mà là cách Hải quân Nga kết hợp sức mạnh của các loại tên lửa dẫn đường với các tàu hộ vệ mang tên lửa cỡ nhỏ.​
Theo các nhà phân tích quân sự, Mosow đã dẫn trước Washington hai đểm trong cuộc chiến tại Syria và một lần nữa Nga muốn chứng minh cho Mỹ thấy sức mạnh của khả năng tác chiến phi đối xứng. Khi một quốc gia có sức mạnh quốc phòng mức trung bình vẫn có thể đáp trả cuộc tấn công từ một cường quốc quân sự bằng cách sử dụng các loại vũ khí phù hợp.​
Các tàu hộ vệ Buyan mang theo tên lửa hành trình Kalibr NK là ví dụ điển hình cho loại hình tác chiến như vậy, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì có trong kho vũ khí của Quân đội Nga.​
Harshaw cũng cho rằng, Moscow đang tiến hành nâng cấp và tái đưa vào trang bị trở lại các tàu ngầm mini Piranya được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh. Nó có khả năng tập kích biên đội tàu địch trên biển, triển khai lực lượng đặc biệt đánh chiếm đảo và phòng thủ bảo vệ đảo. Với lượng giãn nước chỉ khoảng 390 tấn và thân tàu làm bằng hợp kim titian Piranya hầu như không thể bị phát hiện khi hoạt động dưới nước.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Những gì Mỹ và Phương Tây thấy mới chỉ là phần nổi trong kho vũ khí của Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, cái mà Nga có được từ các chiến dịch quân sự ở Syria không chỉ dừng lại ở lợi ích về mặt chính trị và quân sự, khi các khách hàng truyền thống hay tiềm năng của thị trường vũ khí Nga đang tỏ ra hài lòng với những gì mà vũ khí Nga có thể làm được tại Trung Đông.​
“Không có gì ngạc nhiên khi thị trường xuất khẩu vũ khí Nga đã tăng 37% trong giai đoạn từ năm 2005-2014, trong những hệ thống vũ khí mà Nga xuất khẩu có cả tên lửa hành trình Klub-K biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình Kalibr. Mà điểm đặc biệt là Klub-K lại được ngụy trang trong các container với giá đơn giá lên tới 20 triệu USD cho mỗi tên lửa,” Harshaw cho biết.​
Tuấn Đặng
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga tiết lộ dự án bom thông minh siêu nhỏ KAB-100

Cập nhật lúc: 19:00 19/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Phiến quân IS sẽ được nếm mùi bom thông minh KAB-250 Nga?
Mãn nhãn máy bay Nga không kích phiến quân IS

(Kiến Thức) - Công ty Region (thuộc Tổng công ty KTRV) đang tập trung phát triển mẫu bom thông minh KAB-100 với kích cỡ nhỏ nhưng có sức mạnh không kém mẫu bom lớn hơn.
Igor Krylov - Tổng giám đốc công ty quốc phòng Region trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass tại triển lãm Ngày Sáng tạo-2015 cho hay, công ty này đang phát triển mẫu bom thông minh KAB-100.​
"Cùng với nhu cầu thị trường vũ khí hiện tại, Region đang bắt đầu phát triển thêm các loại bom thông minh có đường kích nhỏ song song với việc phát triển các sản phẩm hiện tại. Minh chứng cho điều này là việc Region đã hoàn tất các bài kiểm tra cấp nhà nước của Nga cho bom thông minh KAB-250 và trong tương lai gần là KAB-100,” Krylov nói.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Bom dẫn đường thông minh KAB-250 được giới thiệu tại triển lãm Ngày Sáng tạo-2015. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng theo ông này cho hay, với công nghệ hiện tại, các loại bom thông minh có đường kính nhỏ vẫn có thể thực hiện được các loại nhiệm vụ trước đây do các loại bom thông thường cỡ lớn thực hiện. Krylov cũng tiết lộ rằng, KAB-250 được phát triển nhằm tạo đối trọng với mẫu bom đường kính nhỏ SDB được Không quân Mỹ trang bị cho những mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35.​
Bom dẫn đường thông minh KAB-250 có trọng lượng 250kg với đường kính 255mm và dài 3.2m, nó có thiết kế khá nhỏ gọn để có thể tích hợp cho các dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 hoặc được treo dưới cánh.​
KAB-250 cũng có hai biến thể khác nhau là KAB-250LG-E trang bị đầu tự dẫn laser và KAB-250S-E trang bị hệ dẫn đường vệ tinh. Theo Region nhờ được trang bị đầu đạn tự dẫn tiên tiến nên KAB-250 chỉ có độ sai lệch từ 3-5m so với mục tiêu.​
Tuấn Đặng
 
23/8/12
1.162
3
38
Không kích ở Syria: Nga cho Mỹ thấy sức mạnh khủng khiếp

Cập nhật lúc: 13:00 19/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga không kích ở Syria bằng loại bom, tên lửa nào?
Điểm danh “thần hộ mệnh” bảo vệ căn cứ Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước này.
Mạng RIR phân tích, Quân đội Nga đang thể hiện một phần sức mạnh của mình thông qua các loại vũ khí mà nước này sử dụng trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria. Các loại vũ khí được chế tạo từ thời Liên Xô cho đến các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay đều được thể hiện khả năng của mình, trong điều kiện tác chiến thực tế trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố ở Syria.​
Sức mạnh trên biển
Trước các đợt không kích vào cuối tháng 9, Hải quân Nga đã vận chuyển ít nhất 28 máy bay chiến đấu bằng các tàu đổ bổ cỡ lớn đến cảng Tartus và căn cứ không quân Hmemeem ở Latakia, Syria. Trong đó bao gồm các tàu đổ bộ Nikolai Filchenkov, Novocherkassk, Minsk và Peresvet.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu đổ bộ cỡ lớn Novocherkassk của Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các tàu này vẫn đang thực hiện nhiệm vụ trực chiến tại khu biển Địa Trung Hải cùng với hạm đội tàu chiến gồm tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelsky, Alexander Shabalin; tàu khu trục Đô đốc Panteleev; tàu khu trục Neustrashimy; tuần dương hạm mang tên lửa Moskov và khu trục hạm Smetlivy.​
Trong khi đó, tại vùng biển Caspian, ngày 7/10, bốn tàu chiến nhỏ của Hải quân Nga đã thực hiện cuộc phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr-NK tấn công các mục tiêu phiến quân IS tại Syria. Đây được xem là
lần đầu tiên Hải quân Nga triển khai các tên lửa hành trình tấn công một mục tiêu nằm bên ngoài lãnh thổ nước Nga xa đến 1.500km.​
Điều này đã nói lên được khả năng tác chiến tầm xa của Hải quân Nga khiến phương Tây và Mỹ đều cảm thấy bị đe dọa trực tiếp.​
Ngoài ra Hải quân Nga còn điều động hơn 10 tàu tuần tra đang hoạt động tại vùng Biển Caspian và tàu trinh sát điện tử Vasily Tatischev thuộc Hạm đội Baltic tham gia vào các nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo phục vụ cho các hoạt động quân sự tại Syria.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan của Hải quân Nga tại Biển Caspian.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Áp đảo trên không nhờ vũ khí dẫn đường thông minh
Không quân Nga điều động khá nhiều loại máy bay chiến đấu tới tham chiến tại Syria từ những “lão tướng” như tiêm kích-bom Su-24M cho đến biến thể hiện đại hóa mới nhất của cường kích Su-25 là Su-25SM. Giai đoạn đầu của các đợt không kích Không quân Nga chỉ điều động 28 máy bay chiến đấu các loại đến Syria cùng hai máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124, tuy nhiên con số này hiện tại đã lên tới 50 chiếc.​
Su-24M là một trong những mẫu tiêm kích-bom nổi tiếng do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Dù có thời gian hoạt động đã khá lâu nhưng phi đội Su-24 vẫn được Không quân Nga duy trì thông qua các chương trình hiện đại hóa.​
Hiện tại Không quân duy trì phi đội gồm 12 chiếc Su-24M và 12 chiếc Su-25SM tại Syria, ngoài ra còn biên đội gồm 4 chiếc tiêm kích đa năng tiên tiến Su-30SM vốn chỉ mới được Không quân Nga đưa vào trang bị cách đây không lâu.​
Su-30SM có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ cho các đợt không kích nó còn thể trực tiếp tham gia tấn công các mục tiêu mặt đất khi cần thiết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Chiến trường Syria sẽ là cơ hội tốt để Nga thử sức mạnh của Su-34.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong đội hình máy bay chiến đấu của Nga ở Syria lại là mẫu tiêm kích-bom Su-34. Theo Bộ Quốc phòng Nga, mỗi chiếc Su-34 đều được tích hợp sẵn trung tâm chia sẻ dữ liệu tác chiến, nó cho phép những chiếc Su-34 chia sẻ các thông tin về mục tiêu giữa các máy bay với nhau mà không cần trung tâm hỗ trợ mặt đất.​
Theo đó, một chiếc Su-34 đang hoạt động trên không có thể thông báo cho toàn bộ phi đội hoặc những chiếc Su-34 hoạt động gần đó cùng phối hợp tấn công một mục tiêu. Và toàn bộ thông tin quan trọng về mục tiêu này đều sẽ được gửi đến trung tâm chia sẻ dữ liệu giữa những chiếc Su-34. Hệ thống này giúp phi đội Su-34 hoạt động bí mật hơn vì chỉ cần tới một chiếc trong phi đội sử dụng hệ thống radar để theo dõi mục tiêu.​
Ngoài máy bay chiến đấu, Không quân Nga còn huy động các tổng cộng 15 trực thăng gồm các trực thăng vận tải, tác chiến điện tử Mi-17 hay trực thăng tấn công Mi-24 vốn từng được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Afghanistan.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Bom chùm mang theo đạn con dẫn đường thông minh RBK-500-SPBE được trang bị cho Không quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sức mạnh của Không quân Nga còn được thể hiện qua khả năng không kích chính xác ở Syria bằng bom dẫn đường thông minh được triển khai từ Su-24M, Su-25 và Su-34. Phổ biến nhất vẫn là hai loại bom dẫn đường thông minh KAB-250 và KAB-500 được dẫn đường hệ thống vệ tinh quân sự GLONASS với độ sai lệnh so với mục tiêu không quá 5m.​
Ngoài ra có một số bằng chứng cho thấy Nga cũng sử dụng bom chùm mang theo đạn con thông minh RBK-500-SPBE ở chiến trường Aleppo.​
Khả năng tác chiến điện tử vượt trội
Tại căn cứ không quân ở Latakia, lần đầu tiên Quân đội Nga triển khai các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 bên ngoài lãnh thổ nước này, để vô hiệu hóa hệ thống radar máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát điện tử của các quốc gia khác đang hoạt động trên không phận Syria trong suốt thời gian qua.​
Krasukha-4 có phạm vi hoạt động hiệu quả từ 150km-300km giúp bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước các biện pháp trinh sát điện tử của đối phương, tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất này được Quân đội Nga đưa vào trang bị chính thức từ năm 2013.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Khả năng tác chiến tấn công mục tiêu của tên lửa Kalibr không thua kém Tomahawk.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
Iraq lắp súng Nga cho xe tăng Abrams Mỹ để chống IS

Cập nhật lúc: 11:00 19/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Hàng nghìn súng chống tăng AT-4 sắp tới Iraq để đánh IS
Vũ khí Nga giúp Iraq diệt IS tốt hơn loại của Mỹ

(Kiến Thức) - Các xe tăng chủ lực M1A1 Abrams Mỹ cung cấp cho Iraq liên tục để mất điểm trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS.
Mạng Defense News dẫn nguồn tin từ các cở sở sửa chữa xe tăng chủ lực M1A1 Abrams ở Iraq tiết lộ, Quân đội Iraq đang trang bị thêm những khẩu súng máy 12,7mm của Nga và sử dụng đạn của Iran trên M1A1 Abrams của Mỹ nhằm tăng hiệu quả tác chiến trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.​
Cũng theo nguồn tin trên cho hay, một trong 146 chiếc M1A1 Abrams của Quân đội Iraq đã được chuyển đổi hệ thống vũ khí phụ như trên.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Từ đầu cuộc chiến cho tới nay những chiếc xe tăng Abrams của Quân đội Iraq luôn chịu thất bại trước IS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thông tin về tích hợp vũ khí Nga trên xe tăng Abrams của Iraq ngay lập tức đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ không hài lòng. Điều này có thể vi phạm thỏa thuận hợp tác quân sự FMS giữa Bagdad và Washington. Do Quân đội Iraq sử dụng các loại vũ khí của lực lượng Dân quân người Shiite vốn không được Mỹ công nhận nhưng lại được Nga và Iran hậu thuẫn.​
Phó Đô đốc - Joseph Rixey, giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ (DSCA) trả lời phỏng vấn Defense News cho hay, Washington không ủng hộ Bagdad trong việc hợp tác với các nhóm dân quân nước ngoài trong cuộc chiến chống lại IS. Thậm chí điều này có được DSCA đưa vào trong thỏa thuận hợp tác và viện trợ quân sự giữa Mỹ và Iraq.​
Tiến sĩ Wathaq al-Hashimi - Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng của Iraq cho rằng, Quân đội Iraq đang dần bế tắc trong cuộc chiến chống lại IS và họ không biết phải làm gì. Trong khi đó Bagdad sử dụng nhiều nguồn cung vũ khí khác từ Mỹ, Nga và thậm chí là của Iran do đó việc Quân đội Iraq tích hợp nhiều loại vũ khí khác nhau trên cùng một nền tảng để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Dù lạc hậu hơn nhưng những loại vũ khí do Liên Xô hay Nga chế tạo lại được sử dụng hiệu quả hơn tại cả chiến trường Iraq lẫn Syria.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ông này cũng nói thêm rằng, vũ khí Nga hoàn toàn có thể được tích hợp trên những chiếc xe tăng M1 Abrams, nhất là khi chúng được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc thép đánh bom tự sát của IS. Xe bọc thép đánh bom liều chết là một trong những vũ khí đặc biệt nguy hiểm của IS tại chiến trường Iraq, nhất là tại thành phố Beiji miền Bắc Iraq với hơn 28 phương tiện bọc thép đánh bom tự sát được IS sử dụng mỗi ngày và con số này ở thành phố Ramadi là 15 phương tiện.​
Điều Washington lo ngại cũng không phải không có cơ sở khi kho vũ khí của Quân đội Iraq từ đầu cuộc chiến tới nay đều xảy ra tình trạng thất thoát, và số vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại lợi ích của Mỹ tại Trung Đông thay vì tới tay lực lượng an ninh Iraq.​
Tướng Amos Yadlin cựu giám đốc cơ quan tình báo quân sự Israel cho rằng, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như nhóm Hồi giáo vũ trang Hezbollah hay Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đang tham chiến tại Iraq, thậm chí là cả Syria tiếp cận những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ. Khi họ và Quân đội Iraq đều đứng chung một chiến tuyến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.