Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Báo Mỹ: F-22 và F-35 mất uy vì lỗi con người

(Vũ khí) - Dù được đánh giá là những tiêm kích hàng đầu thế giới nhưng cả F-22 và F-35 của Mỹ đều không thể phát huy hết sức mạnh do lỗi của con người.

Nhận định này được chuyên gia quân sự Dave Majumdar viết trên tạp chí National Interest cho biết. Cụ thể, chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor đang không phát huy được đầy đủ tiềm năng của mình do không có các loại vũ khí tốt và mới nhất.
Vị chuyên gia này phân tích: "F-22 Raptor hiện nay đang là chiến đấu cơ tốt nhất của Mỹ nhưng nó lại không được sử dụng các loại vũ khí xứng tầm.
Trong khi không quân đang tìm cách tích hợp vào F-22 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D và thậm chí cả phiên bản tên lửa dẫn đường bằng radar mới nhất, các loại tên lửa này đều dễ dàng bị vô hiệu hoá bởi những hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, cũng như không có gì nổi trội hơn các tên lửa của Nga và Trung Quốc".
Trong khi đó, Nga đang có tên lửa không đối không tầm xa R-37M trang bị cho các máy bay đánh chặn siêu âm MiG-31BM, được cho là vô cùng đáng sợ. Ngoài ra, quân đội Nga cũng phát triển một biến thể mới có số hiệu izdeliye 810 dành riêng cho các máy bay thế hệ 5 PAK FA.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bao-my-f22-va-f35-mat-uy-vi-loi-con-nguoi_20412140.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Siêu tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với Trung Quốc, nước này vừa thử nghiệm tên lửa tầm xa không đối không mới nhất PL-15 . Rõ ràng, đây là một loại vũ khí cực kì nguy hiểm cho các máy bay Mỹ và có thể khiến cho hoạt động triển khai tấn công tầm xa của không quân nước này gặp khó khăn hơn.
Chuyên gia Majumdar nhấn mạnh, từ lâu, Mỹ đã thất bại trong việc trang bị vũ khí thích hợp cho các máy bay hiện đại nhất của mình. Ví dụ như khi máy bay McDonnell Douglas F-15A Eagle được biên chế năm 1976, nó vẫn sử dụng vũ khí của mẫu F-4 Phantom II.
Chỉ đến năm 1991, không quân Mỹ mới ra mắt các loại tên lửa không đối không thích hợp và phát huy đủ sức mạnh của F-15A Eagle.
Trong khi F-22 không thể phát huy hết sức mạnh của mình do không được trang bị vũ khí tối tân thì với tiêm kích F-35B, sức mạnh cơ bắp của dòng chiến đấu cơ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khoang vũ khí quá bé.
Thông tin này được Văn phòng Chương trình F-35 của Lầu Năm góc cho biết, theo đó, khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng bom đường kính nhỏ II (SDB II) như kế hoạch ban đầu, vì vậy sức mạnh của F-35B bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo thiết kế ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí, tuy nhiên F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn - hạ cánh thẳng đứng nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả thay vì 8 quả SDB II như thiết kế ban đầu.
Bom SDB II có tên đầy đủ là GBU-53/B SDB II là sản phẩm của Công ty Raytheon. Việc tích hợp bom SDB II với máy bay F-35 có ý nghĩa rất quan trọng, bởi bom SDB II sẽ tạo ra cho F-35 khả năng tác chiến chưa từng thấy bởi khả năng tấn công chính xác các mục tiêu di chuyển trên chiến trường trong mọi điều kiện thời tiết.
SDB II được thiết kế để được mang trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm của Không quân Mỹ, bao gồm F-15E, biến thể F-35B của Thủy quân Lục chiến, biến thể F-35C của Hải quân.
Ngoài ra, bom SDB II còn tương thích với cả các chiến đấu cơ của Không quân Mỹ như F-35A, F-22A và F-16C/D cũng như biến thể F/A-18 của Hải quân.
 
23/8/12
1.162
3
38
Bị cắt tiền, quân đội Mỹ phải vay mượn vũ khí khắp nơi

Nhật Minh | 20/10/2015 07:15
0

1026885093-1445299856401-0-0-510-1000-crop-1445299876072.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Các khoản cắt giảm ngân sách đã buộc lực lượng Mỹ tại châu Âu phải mượn trực thăng của Anh và tiến hành huấn luyện bằng trang thiết bị mượn của những thành viên NATO khác.

Mỹ không có xe tăng ở châu Âu và quân số tại đây đã giảm 33% so với năm 2012. Nhiều loại vũ khí dùng cho các cuộc tập trận của NATO phải lưu chuyển giữa các căn cứ tại Mỹ và châu Âu.
Trung tướng Ben Hodges, Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu cho biết lực lượng tại đây đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào các đồng minh khi phải vay mượn họ xe quân sự và quân nhu.
Với sự hiện diện đang suy giảm tại châu Âu, Mỹ đã phải nhờ cậy Anh để có được các thiết bị hỗ trợ. Ông Hodges cho biết, các trực thăng mượn của Anh đã trở nên "thiết yếu" đối với Mỹ.
Các khoản cắt giảm ngân sách trong những năm qua đã thu hẹp sự hiện diện của các lực lượng vũ trang Mỹ tại châu Âu. Những nguồn lực còn lại được tăng cường triển khai tới các khu vực khác, chủ yếu là châu Á và Trung Đông.
Giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Mỹ có hơn 20.000 quân đóng tại châu Âu nhưng quân số giờ đây chỉ còn chưa đầy 1/5 so với khi đó.
"Song nhiệm vụ không thay đổi", Hodges nói, "Vì vậy, chúng tôi phải tìm ra cách làm thế nào để 30.000 quân giống như 300.000 quân".
Ngoài ra, phát biểu trên tờ Tegegraph (Anh), ông Hodges cho biết thêm rằng, Mỹ không còn "năng lực tình báo cần thiết" nên ông đã "rất ngạc nhiên" trước chiến dịch của Nga tại Ukraine và Syria.
 
23/8/12
1.162
3
38
Kế hiểm "giải cứu" tàu sân bay Mỹ

Hải Vy | 20/10/2015 15:08
0

f35vx23-141103-n-az866-050b-1445327463653-88-0-839-1472-crop-1445327479989.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Nhà phân tích Jerry Hendrix nhận định, việc thiếu năng lực tấn công tầm xa đang đe dọa nghiêm trọng những con tàu 100.000 tấn "khổng lồ" của Hải quân Mỹ.

Theo bản báo cáo của nhà phân tích Jerry Hendrix do Trung tâm An ninh mới (CNAS) công bố, Hải quân Mỹ nên "khai tử" chương trình tiêm kích F-35C để tập trung phát triển những năng lực tấn công tầm xa mới mà lực lượng này thực sự cần.
Cụ thể, nhà phân tích Hendrix cho biết, kể từ những năm 1950, lực lượng hàng không trên hạm của Mỹ đã không ngừng bị thu hẹp sức mạnh tấn công tầm xa.
Song giờ đây, vấn đề này trở nên quá nghiêm trọng, nó đe dọa những con tàu 100.000 tấn “khổng lồ” của nước này.
Để "cứu" tàu sân bay Mỹ, cách tốt nhất là hủy bỏ chương trình tiêm kích F-35C.
Nếu Hải quân Mỹ từ bỏ F-35, họ có thể mua 2 phi đoàn Super Hornet, với 12 máy bay/phi đoàn (thêm vào 2 phi đoàn Super Hornet đang hoạt động) để thay thế 2 phi đoàn F-35C (mỗi phi đoàn 10 chiếc).
Ngoài ra, họ có thể mua thêm 6 phi đoàn máy bay tấn công không người lái (UCAV) với 16 máy bay mỗi phi đoàn (12 máy bay tấn công và 4 máy bay tiếp dầu), trong khi vẫn có thể hoàn lại tiền thuế cho người dân.
Nếu những máy bay có người lái và không người lái mới được kết hợp với dàn máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeyes, máy bay tác chiến điện tử EA-18G và trực thăng đang hoạt động, chúng có thể khiến số lượng máy bay trong mỗi không đoàn tăng trở lại 84 chiếc.
“Một con số chưa từng thấy kể từ những năm 1980” – Hendrix viết.
Đó là chưa kể các phương tiện ISR (tình báo, trinh sát, giám sát) không người lái trên hạm.
ke-hiem-giai-cuu-tau-san-bay-my.jpg

Theo nhà phân tích Jerry Hendrix, Mỹ nên hủy bỏ chương trình F-35C.​
Song, Hendrix thừa nhận rằng vẫn có những bất lợi nhất định ở phương án này. Đó là chi phí dành cho công tác nghiên cứu, phát triển và chi phí sản xuất ban đầu các UCAV.
Trên thực tế, mẫu máy bay tấn công tầm xa không người lái, được thiết kế để có bán kính tác chiến hơn 1.000 hải lý, sẽ rất đắt đỏ, có thể ngốn ít nhất 175 triệu USD/chiếc.
Tuy nhiên, nó sẽ mang lại những khả năng ưu việt hơn so với các phương tiện tác chiến hiện nay.
“Nó sẽ có bán kính tác chiến (khi không tiếp dầu) gấp 2-3 lần các máy bay chiến đấu có người lái, thời gian hoạt động gấp vài lần và khả năng sống sót tăng cao” – Hendrix viết.
Một cách để tiết kiệm chi phí là giảm số lượng máy bay đặt mua. Hải quân Mỹ không cần quá nhiều UCAV.
Hendrix cho rằng, do máy bay không người lái không đòi hỏi công tác huấn luyện nên với 110 máy bay loại này, Hải quân Mỹ sẽ đủ để trang bị cho mỗi không đoàn một phi đoàn UCAV.
ke-hiem-giai-cuu-tau-san-bay-my.jpg

Máy bay không người lái X-47B của Hải quân Mỹ.​
Theo quan điểm của Hendrix, UCAV sẽ là máy bay tàng hình, có thể truyền dữ liệu nhanh và có khả năng gây nhiễu.
Mẫu UCAV mới của Hải quân Mỹ nên có sải cánh dài 18-21m, gần bằng kích cỡ tối đa được cho phép của một tiêm kích hạm.
Nó sẽ có khối lượng cất cánh xấp xỉ 30-35 tấn và có khoang chứa vũ khí bên trong thân, với sức chứa 2-3 tấn vũ khí.
Loại UCAV mà Hendrix đề xuất sẽ có bán kính tác chiến (không tiếp dầu) trên 1.500 hải lý. Nó cần có khả năng hoạt động trong nhiều ngày.
Ngoài ra, chiếc máy bay mới này còn có thể hoạt động như máy bay tiếp dầu, với khả năng mang 12,5 tấn nhiên liệu.
Hendrix thừa nhận rằng UCAV có một số thách thức cần phải vượt qua. Một trong số đó là các cuộc tấn công mạng và gây nhiễu của đối phương.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Dave Majumdar của tạp chí The National Interest, nếu Hải quân Mỹ theo đuổi ý tưởng của Hendrix thì không đoàn tiêm kích hạm của họ sẽ được khôi phục phần lớn tầm hoạt động và khả năng mang vũ khí.
Theo kế hoạch của Hendrix, không đoàn này sẽ có tầm hoạt động trung bình là 902 hải lý và có thể mang trung bình 6 tấn vũ khí.
Song, ngay cả khi như vậy, chúng vẫn không đạt được tầm hoạt động 1.200 hải lý như không đoàn của tàu sân bay USS Forrestal vào năm 1956.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích F-18 của Mỹ đâm xuống cánh đồng, phi công chết thảm
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Một người thiệt mạng sau khi chiến đấu cơ F-18 của Mỹ gặp sự cố và rơi xuống cánh đồng, cách căn cứ không quân Hoàng gia Anh RAF Lakenheath khoảng năm dặm về phía Tây Bắc.

1305708678_QSFL.jpg.ashx

Một chiến đấu cơ F-18 của không quân Mỹ. Ảnh: AP


Theo đại diện Sở cảnh sát hạt Cambridgeshire, chiếc máy bay rơi xuống cánh đồng trên khu vực giữa Suffolk và Cambridgeshire vào sáng nay, ngày 21/10.

“Chúng tôi có thể xác nhận chiếc máy bay này là máy bay quân sự. Nó cất cánh từ căn cứ không quân Hoàng gia Anh RAF Lakenheath ở Suffolk”, nguồn tin từ Sở cảnh sát nói, đồng thời cho biết thêm: “Có một người trên chiếc máy bay và được xác định đã thiệt mạng”.

Trong khi đó, phát ngôn viên của căn cứ không quân RAF Lakenheath cho biết đã được báo cáo về sự cố trên và hiện đang “chờ đợi thêm thông tin”.

Hồi tháng 1/2014, bốn thành viên phi hành đoàn thiệt mạng sau khi một chiếc trực thăng quân sự của Mỹ, thường trực tại căn cứ không quân RAF Lakenheath, đã bị rơi ở phía bắc bờ biển Norfolk.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-...xuong-canh-dong-phi-cong-chet-tham-924016.tpo
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí cổ lỗ có thể "xơi tái" hàng loạt tàu Mỹ nếu cản đường TQ

Hải Vy | 23/10/2015 19:34
2

watermine-124649-copy1-1445579740099-0-0-230-450-crop-1445579753743.jpg

Binh sĩ Trung Quốc thực hành rải thủy lôi. Ảnh: Want China Times
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kể từ thế chiến II, số tàu chiến của Hải quân Mỹ bị đánh chìm hoặc phá hoại bởi thủy lôi đã cao hơn 4 lần mức độ thiệt hại do các loại vũ khí khác gây ra.

Nếu dùng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ sử dụng mìn hải quân (thủy lôi) trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập để ngăn Mỹ can thiệp.
Đó là nhận định do chuyên gia Lyle Goldstein (Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ) đưa ra trong một bài viết trên tạp chí National Interest.
Trong Thế chiến II, ngoài máy bay ném bom B-29, thủy lôi là loại vũ khí lợi hại giúp Mỹ phong tỏa và làm kiệt quệ nền kinh tế cũng như nhuệ khí của Nhật Bản.
Sau này, Triều Tiên đã sử dụng hiệu quả thủy lôi để chống lại liên quân do Mỹ đứng đầu. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, 2 tàu chiến Mỹ cũng bị hư hại nghiêm trọng do thủy lôi của quân Iraq.
Theo Goldstein, có một điều mà các phân tích quốc phòng của Mỹ đều không để ý đến, đó là thủy lôi vẫn là một thành phần nòng cốt trong học thuyết hải quân của Trung Quốc.
Thủy lôi và các loại vũ khí tiền thân của nó đã được sử dụng từ thời Nhà Minh vào thế kỷ thứ 14.
Mặc dù không gây chú ý như những loại tên lửa đạn đạo chống tàu tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm và vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc, thủy lôi vẫn là thứ vũ khí có khả năng được sử dụng như một chiến thuật then chốt.
vu-khi-co-lo-co-the-xoi-tai-hang-loat-tau-my-neu-can-duong-tq.jpg

Tàu USS Samuel B Roberts từng bị hư hại do thủy lôi của quân Iraq vào năm 1988.​
Vài năm trước, một vị giáo sư thuộc Học viện tàu ngầm Qingdao của Hải quân Trung Quốc đã phát biểu rằng thủy lôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng tác chiến hải quân của Trung Quốc.
Nhắc lại vụ việc tàu hộ vệ USS Samuel B Roberts (lớp Oliver Hazard Perry) của Mỹ bị hư hại nặng do thủy lôi của Iraq vào năm 1988, vị giáo sư này cho biết thậm chí một chiếc tàu cá nhỏ với những cải tiến đơn giản cũng có thể tiến hành phong tỏa bằng thủy lôi.
Để chứng minh năng lực phong tỏa bằng thủy lôi của Bắc Kinh trong trường hợp tấn công Đài Loan, chuyên gia Goldstein tiếp tục dẫn chứng một bài viết trên tạp chí "Modern Ships" của Trung Quốc hồi tháng 8/2015.
Theo đó, trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công (có thể kéo dài 4-6 ngày), Trung Quốc có thể triển khai 5.000 - 7.000 quả thủy lôi trong vùng biển xung quan hòn đảo này.
Sau đó, nước này sẽ tiếp tục triển khai thêm 7.000 quả thủy lôi nữa trong giai đoạn 2 của cuộc chiến. Điều đó có nghĩa, hơn 10.000 quả thủy lôi sẽ được rải xuống biển chỉ trong vòng 10 ngày.
Để so sánh, chuyên gia Goldstein cho biết vào năm cuối thế chiến II, trong chiến dịch "Operation Starvation", Mỹ đã rải 12.135 quả thủy lôi xuống các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
Trước đó, bài viết trên tạp chí Popular Science (PopSci - Mỹ) năm 2014 cho biết, loại vũ khí đã gây nhiều thiệt hại cho tàu chiến Hải quân Mỹ trong vòng 60 năm qua không phải là ngư lôi, pháo hạm, tên lửa chống hạm hay các vụ tấn công khủng bố, mà đó là thủy lôi.
Theo PopSci, kể từ thế chiến II, đã có 15 tàu chiến của Hải quân Mỹ bị đánh chìm hoặc phá hoại bởi thủy lôi, nhiều hơn 4 lần mức độ thiệt hại do bất cứ loại vũ khí nào khác gây ra.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ lại nhanh chóng quên đi những bài học về thủy lôi trong quá khứ và cắt giảm lực lượng quét mìn một cách nhanh chóng.
Điều này đẩy họ vào một mối nguy hiểm không hề nhỏ, bởi cho đến nay, dù tên lửa dẫn đường là vũ khí tiên tiến để tấn công tàu chiến nhưng thủy lôi và ngư lôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong kho vũ khí của hải quân các nước.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Nga trang bị loạt tên lửa Kalibr-NK khống chế toàn châu Âu[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa "Kalibr-NK" sẽ được trang bị cho tất cả các hạm đội của Nga. [/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Nga khoe sức mạnh tàu chiến hạng nhẹ
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 23/10, hãng tin Sputnik đưa tin Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Bursuk cho biết, tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa "Kalibr-NK" sẽ được trang bị cho tất cả các hạm đội của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phát biểu trên kênh truyền hình Nước Nga 24 ông Bursuk nói: "Sẽ có sự tiếp nối hợp lý của những con tàu thuộc đề án 21.63, là tàu hộ tống hạng nhẹ, sản phẩm của cơ sở Almaz, Văn phòng Thiết kế Saint-Peterburg.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Những con tàu này sẽ được chế tạo cùng lúc tại một số xí nghiệp. Lô tàu khá nhiều và sẽ được đưa vào trang bị cho toàn bộ bốn hạm đội của chúng ta".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phó Tư lệnh Bursuk lưu ý, tên lửa "Kalibr" bố trí trên các con tàu này sẽ là vũ khí tấn công chính. Tên lửa dài 8,9 mét, có đầu đạn nặng 450 kg, có thể bay với tốc độ cận âm Mach 0,8 (980 km/h) và tầm bắn 1.500-2.500 km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa hành trình Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh Glonass, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E, giúp nó bay sát mặt đất ở độ cao 50 mét, tự điều chỉnh đường đi dựa theo địa hình để tránh sự phát hiện của radar đối phương và có thể đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch dưới ba mét.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuyên bố trên của ông Bursuk được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và NATO đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-khoe-tau-chien-hang-nhe-my-va-nato-ngan-ngam_24628840.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa "Kalibr-NK" sẽ được trang bị cho tất cả các hạm đội của Nga. Ảnh minh họa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Vào hôm 22/10, nhà thầu Lockheed Martin của Mỹ vừa tuyên bố bay thử thành công phiên bản máy bay chiến đấu mới nhất của F-16 có tên F-16V "Viper". Lockheed Martin khẳng định, F-16V là phiên bản chiến đấu cơ đa nhiệm hiện đại nhất của F-16 trên thị trường hiện nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nó được trang bị một buồng lái với hệ thống máy tính và điều khiển được nâng cấp nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của máy bay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thậm chí Bộ Quốc phòng Mỹ còn chi 784 triệu USD để thiết lập và vận hành một hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo mới tại Moorestown, bang New Jersey và tại Căn cứ không quân Clear, bang Alaska.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Quốc tế Valdai ở Sochi, Tổng thống Nga Putin cho rằng, các căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại đông Âu có thể sẽ được sử dụng để triển khai các vũ khí tấn công.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, Tổng thống Nga còn bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc NATO ngày càng mở rộng các cơ sở hạ tầng quân sự của họ gần hơn đến các đường biên giới của Nga, bất chấp việc Nga trước đó đã nhiều lần phản đối việc Mỹ thiết lập lá chắn tên lửa ở châu Âu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Giới chuyên gia quân sự nhận định việc tên lửa "Kalibr-NK" được trang bị cho các tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới trong các hạm đội của Nga tiếp tục là một động thái phô trương vũ khí, cho thấy tiềm của tên lửa Nga, đồng thời cũng gián tiếp dằn mặt Nga và NATO khi những nước này đang có tham vọng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Mỹ và NATO ngán ngẩm?
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sức hủy diệt và tính chính xác cao của tên lửa hành trình "Kalibr-NK" đã được kiểm chứng trong cuộc không kích của quân đội Nga vào lực lượng phiến quân hồi giáo IS hôm 7/10 vừa qua.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
4 tàu chiến của hải quân Nga trên biển Caspian đã bắn 26 quả tên lửa hành trình Kalibr vào lãnh thổ Syria từ khoảng cách 1.500 km, tiêu diệt nhiều mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thời điểm đó, cả Mỹ và các nước phương Tây đều ngỡ ngàng trước sức mạnh quân sự hùng hậu của Moskva. Một quan chức quân sự Mỹ giấu tên tiết lộ: "Loại tên lửa này cho phép Nga khống chế gần như toàn bộ châu Âu từ các tàu chiến trên Biển Đen. Họ có thể đe dọa đến toàn bộ châu lục này, giống như việc họ từng triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 ở gần châu Âu trước đây".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Lần này, chính quyền tổng thống Putin lại tiếp tục khiến cho các quan chức quốc phòng NATO, đặc biệt là Mỹ lo ngại trong việc kiềm chế và đưa ra các biện pháp đối phó với tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa "Kalibr-NK".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Nga trang bị loạt tên lửa Kalibr-NK khống chế toàn châu Âu[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa "Kalibr-NK" sẽ được trang bị cho tất cả các hạm đội của Nga. [/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Bursuk còn tuyên bố: "Tầm hoạt động của những tên lửa này nói lên rằng ngay cả khi tàu đậu ở Biển Đen vẫn có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách đủ xa, và hiển nhiên đó là điều bất ngờ khó chịu đối với những nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc Nga sử dụng các tàu tên lửa cỡ nhỏ trên biển Caspian để phóng Kalibr vào mục tiêu IS ở Syria, đồng thời trang bị thêm tên lửa này cho tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới khiến cho Mỹ và phương Tây hết sức quan ngại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố với báo giới ở Lầu Năm Góc rằng Nga "là một mối đe dọa rất lớn".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn ông Mark Schneider, cựu chuyên gia chiến lược hạt nhân Lầu Năm Góc cho rằng, điều khiến Mỹ và phương Tây lo ngại hiện nay là họ không có trong tay loại vũ khí nào tương xứng về sức mạnh so với tên lửa Kalibr trang bị đầu đạn hạt nhân của Nga. "Trong bản báo cáo hạt nhân năm 2010, Nhà Trắng cho biết đã loại bỏ phiên bản mang theo đầu đạn hạt nhân của tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm", ông này cho biết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Kalibr sẽ là loại vũ khí chính nhằm răn đe NATO. Các quyết định loại bỏ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tương đương của Mỹ trong suốt 25 năm qua đã khiến Nga gần như độc quyền về các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật", Schneider nhấn mạnh.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Tu-22M3 Liên Xô từng đùa bỡn tàu sân bay Mỹ khiếp vía[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Hồ sơ) - 30 năm trước, 2 máy bay ném bom Tu-22M3 Liên Xô đã đùa bỡn tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ khiến thủy thủ đoàn căng thẳng và hoảng sợ.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Một bài viết trên trang web của Sputniknews ngày 22-10 cho biết, 30 năm trước đây, 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 Backfire của Liên Xô đã "bẻ gẫy" hàng phòng ngự không quân của nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ, khiến thủy thủ đoàn của nó khiếp vía.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sự kiện này xảy ra trong vùng biển Nhật Bản vào năm 1985. Các cựu chiến binh không quân chiến lược kể lại rằng khi đó có hai chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của không quân Liên Xô, mang theo tên lửa tác chiến bay qua vùng biển này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sải cánh của chiếc máy bay này dài khoảng 35 mét. Chiều rộng bằng khoảng gần một nửa boong tàu sân bay. Trong 2 chiếc Tu-22M2, một máy bay mang hai tên lửa X-22 (Kh-22, NATO: AS-4 Kitchen) để diệt tàu sân bay, chiếc còn lại mang hai tên lửa X-28 (Kh-28, NATO: AS-9 Kyle) để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và radar trên tàu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi bay đến gần tàu sân bay CV-63 USS Kitty Hawk, máy bay chiến đấu trên hạm F-18 Hornet của Mỹ đón đầu cặp đôi máy bay ném bom Nga trên biển. Chỉ huy biên đội Tu-22M3 hiểu rằng, chắc chắn là gần đó có nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
1-tu-22m3-cv-63-uss-kitty-hawk_baodatviet_23253886.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td=center}Tàu sân bay CV-63 USS Kitty Hawk của hải quân Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Bay sát cabin của chiếc máy bay ném bom Tu-22M3, phi công Mỹ tháo mũ, nháy mắt với phi công Liên Xô, sau đó phơi bụng máy bay khoe các tên lửa không đối không để dọa 2 chiếc máy bay ném bom. 2 chiếc Tu-22M bèn quay nòng pháo kép để chào đáp lại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nhưng “người Mỹ vui tính” chưa chịu yên, lại muốn đùa tiếp. Anh ta mỉm cười và lấy tay ra hiệu thách phi công Nga: Đáp xuống đi! Ở phía dưới là tàu sân bay Kitty Hawk. Trên boong tàu sân bay này có một loạt máy bay chiến đấu, trực thăng hạm và máy bay do thám đang thực hiện các chuyến bay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi cặp "sát thủ tàu sân bay" Tu-22M của Liên Xô xuất hiện trong tầm quan sát, trên boong của Kitty Hawk có sự lo lắng rõ rệt, hai máy bay chiến đấu F-18 của Mỹ cuống quít ra hiệu lệnh báo động không thể hạ cánh xuống đường băng, trong khi vội vàng một máy bay đã chặn mất đường bay của chiếc kia.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chiếc F-18 kèm sát 2 chiếc Tu-22M3 vội vã bay luồn phía dưới để phi công Liên Xô không thể chụp được cảnh náo loạn trên boong. Khi đó, chỉ huy biên đội máy bay ném bom Tu-22M3 quyết định giả vờ hạ cánh để trêu chọc tàu sân bay Mỹ.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
2-tu-22m3-cv-63-uss-kitty-hawk_baodatviet_23254796.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td=center}Lắp tên lửa hành trình chống hạm Raduga Kh-22 lên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
2 chiếc máy bay ném bom thao tác đúng theo đúng tuần tự: Hạ độ cao, buông càng và mở cánh tà, làm như sẵn sàng hạ cánh. Khó mà biết được đó là động tác giả hay là một cú hạ cánh thật sự, nếu không hiện diện ở trong cabin chiếc máy bay ném bom mang tên lửa khổng lồ này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các quân nhân Mỹ tin là thật và lo sợ chờ đợi cụm chỉ huy và tất cả các máy bay trên boong sẽ bị phá hủy. Một vụ nổ lớn và ngọn lửa sẽ bốc lên sau vụ va chạm bởi năm mươi tấn dầu và hai quả tên lửa, mỗi quả năm tấn. Vụ nổ hủy diệt trên boong chắc chắn sẽ phá hủy chiếc tàu sân bay này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các cựu phi công Liên Xô kể rằng, “vụ tấn công” đã thành công mỹ mãn! Những tấm ảnh đã được cung cấp cho các chuyên gia ở Viễn Đông và Moscow cho thấy rõ sự hoảng loạn trên tàu sân bay Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tất nhiên, đây chỉ là một tình huống thử thách thần kinh trong thời bình. Trong một cuộc chiến thực sự, Tu-22M3 đã phóng tên lửa từ khoảng cách hàng trăm km và hủy diệt tàu sân bay, còn nếu đã áp sát như vậy, Tu-22M3 sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt bởi những chiếc F-18 từ trên không.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Siêu ngư lôi Shkval của Nga: “Quá nhanh, quá nguy hiểm"

Cập nhật lúc: 08:00 27/10/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ảnh tàu chiến Nga dàn quân tập trận với Trung Quốc
Khám phá chiếc áo huyền thoại của Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Được phát triển từ thời Liên Xô nhưng ngư lôi VA-111 Shkval của Hải quân Nga vẫn là vũ khí "vô đối" dưới mặt nước.
Hãng thông tấn Sputnik News cho biết, nếu phải đối mặt với một cuộc chiến tranh bên dưới mặt nước mới thì Hải quân và lực lượng tàu ngầm Nga đã có sẵn quân át chủ bài của mình là siêu ngư lôi VA-111 Shkval và các biến thể cải tiến của nó.​
Shkval được đánh giá là mẫu ngư lôi mạnh nhất thế giới và được giới truyền thông Nga lẫn quốc tế mô tả là sở hữu cả sức mạnh lẫn tốc độ vượt trội hoàn toàn các dòng ngư lôi của Phương Tây.​
Mặc dù VA-111 Shkval di chuyển dưới mặt nước như một loại ngư lôi nhưng lại có tốc độ tương đương tên lửa, lợi thế về tốc độ trên là nhờ vào công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quang ngư lôi và phần động cơ đẩy phía sau. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn có thể đạt tới tốc độ 370km/h.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Siêu ngư lôi VA-111 Shkval tại một triển lãm quốc phòng do Nga tổ chức.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi đó, với phần đầu đạn nặng 210kg, Shkval hoàn toàn có đủ khả năng tiêu diệt bất cứ tàu ngầm nào của đối phương đang hoạt động gần đó. Phiên bản Shkval đầu tiên có tầm bắn hiệu quả là 7km nhưng với biến thể Shkval 2 lại có tầm bắn hiệu quả lên tới 15km và di chuyển với vận tốc nhanh hơn gấp 4 lần so với các loại ngư lôi của Phương Tây.​
Theo trang phân tích quân sự FAS đánh giá, hầu như hải quân Phương Tây không có bất cứ biện pháp đối phó hiệu quả nào với một loại vũ khí như vậy và ngay khi được triển khai Shkval sẽ tạo ra mối đe dọa lớn đối với bất cứ loại tàu ngầm nào.​
Tên lửa đạn đạo Emad của Iran khiến Mỹ-Israel "lạnh gáy"?

Cập nhật lúc: 09:00 27/10/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Cận cảnh hai loại tên lửa nguy hiểm Iran mới lộ diện
Cận cảnh tên lửa đạn đạo tầm 2.500km của Iran

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo Emad thế hệ mới của Iran được cho là có thể tấn công hầu hết mọi căn cứ quân sự Mỹ, Israel trong khu vực.
Defense-Update cho biết, vào giữa tháng này Iran đã phóng thử nghiệm thành công mẫu tên lửa đạn đạo Emad do nước này tự phát triển. Điểm đặc biệt của Emad so với các tên lửa đạn đạo khác từng được Iran phát triển là nó thể được điều khiển và kiểm soát từ trạm chỉ huy mặt đất cho đến khi tới gần mục tiêu.​
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước - Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan tiết lộ, tên lửa đạn đạo tầm trung Emad nhiều khả năng sẽ được nước này đưa vào biên chế trong năm 2016. Và đây sẽ là loại tên lửa tầm trung tiên tiến nhất của Iran từ trước tới nay.​
Dựa trên một số thông tin ban đầu có được, tên lửa Emad có tầm bắn hiệu quả lên tới hơn 2.000km, có thể tấn công hầu hết mọi căn cứ quân sự của Israel và Mỹ trong khu vực. Mặc dù, nó cũng trang bị động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng giống như các dòng tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr và Shahab của Iran trước đây.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hệ thống dẫn đường tiên tiến của Emad chính là điểm tạo nên sức mạnh của loại tên lửa đạn đạo tầm trung này.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên của Defense-Update cho biết, Emad chỉ có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.700km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 750kg, độ chính xác của nó chỉ trong phạm vi 100m nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm của mình tại Shahab 3 vốn có độ sai lệch lớn hơn nhiều.​
Emad có thiết kế khác biệt so với hầu hết các loại tên lửa đạn đạo từng được Iran chế tạo, khi nó có thể được điểu khiển trong suốt hành trình bay thông qua trung tâm chỉ huy mặt đất. Đặc biệt, hệ thống động cơ đẩy Emad có thể được điểu khiển lại quỹ đạo bay sau khi trở lại bầu khí quyển trước khi đến mục tiêu.​
Để có thể đạt được độ chính xác cao như vậy, Emad sử dụng song song cả công nghệ dẫn đường quán tính lẫn công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh. Cùng với đó là thiết kế khí động học và các động cơ đẩy phụ giúp chuyển hướng tên lửa đến đúng mục tiêu. Với khả năng này tên lửa đạn đạo Emad của Iran hoàn toàn có thể né tránh các hệ thống tên lửa đánh chặn và phòng không của đối phương.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ không đủ tiền để phát triển tàu ngầm thế hệ mới

(Vũ khí) - Theo CT Mirror, Hải quân Mỹ chuẩn bị trình làng thiết kế tàu ngầm thế hệ mới - loại tàu được thiết kế để thay thế cho tàu ngầm lớp Ohio.

Được biết, hồi tháng 3/2015, Công ty General Dynamics Electric Boat và nhà máy đóng tàu Newport News Shipbuilding đã cùng đề xuất phương án đóng tàu ngầm thế hệ mới để thay thế cho tàu ngầm lớp Ohio. Tuy nhiên, đến nay Hải quân và Quốc hội Mỹ vẫn chưa thể tìm ra nguồn tài chính cho việc xây dựng các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân thế hệ mới này.
Chương trình này có tên gọi “Kế hoạch thay thế Ohio” có mục tiêu tạo ra thế hệ tàu ngầm mới, có khả năng vượt trội thay thế các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Mỹ và dự tính hoàn thành vào năm 2031.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khong-du-tien-de-phat-trien-tau-ngam-the-he-moi_27172296.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các nhà lập pháp và đô đốc hải quân của Mỹ đang lo sợ rằng nguồn vốn cho chương trình này có thể làm phá sản toàn bộ ngân sách đóng tàu của Hải quân Mỹ. Chính vì vậy, Quốc hội Mỹ đã thành lập ra một quỹ đặc biệt nhằm thu hút vốn cho chương trình trên, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, quỹ này vẫn chưa hề có một đồng vốn nào.
“Chúng ta phải làm điều gì đó để chắc chắn rằng chương trình này sẵn sàng khởi công và có tiền trong quỹ đặc biệt mới thành lập”, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono nói tại phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Thượng viện Mỹ vào hôm 18/3.
Có kế hoạch phục vụ đến năm 2085, loại tàu ngầm mới của chương trình thay thế Ohio sẽ bắt đầu được chế tạo từ năm 2021. Các công việc cần thiết như thiết lập thông số kĩ thuật và chế tạo nguyên mẫu đều đang được thực hiện tại trung tâm phát triển của công ty General Dynamics Electric Boat.
Ngoài việc có thiết kế dài 185 mét và mang theo được 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, phóng từ ống phóng 14 mét, các tàu ngầm thay thế Ohio còn có khả năng tàng hình và phòng thủ hạt nhân công nghệ cao.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới được mong chờ có những khả năng vượt trội như tuần tra bí mật dưới đáy biển và có khả năng sinh tồn cao để đáp trả được các đợt tấn công hạt nhân từ kẻ thù.
Trước đây, chi phí sản xuất cho 12 chiếc tàu ngầm thay thế Ohio được tính toán ở mức 12,4 tỉ USD, trong đó, 4,8 tỉ tiền phát triển công nghệ, thiết kế và 7,6 tỉ USD cho đóng tàu. Tuy nhiên, con số này được cho là quá ít bởi chi phí đóng chỉ 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược được đã lên tới hàng tỷ USD.
Phó Đô đốc Joseph Mulloy, phụ trách hoạt động của Hải quân Mỹ cho biết khả năng phòng thủ hạt nhân dưới biển của chiếc tàu ngầm này phụ thuộc vào việc trao đổi thông tin với chiếc E-6 Mercury - phiên bản quân sự hoá của máy bay dân dụng Boeing 707.
Chiếc máy bay này đảm nhận nhiệm vụ như một trung tâm điều khiển và chỉ huy cho biên đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Hiện Mỹ đang có 15 chiếc máy bay loại này và luôn tác chiến với các tàu ngầm hoặc tàu mặt nước trong trường hợp khẩn cấp.
Theo kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới của Mỹ, nếu không tính tới lạm phát, Hải quân nước này sẽ phải tăng chi tiêu lên từ 17,2 lên 19,7 tỉ USD mỗi năm bắt đầu từ 2025 nếu muốn hoàn thành chương trình thay thế Ohio.
Mỹ chỉ cần đóng 12 chiếc tàu ngầm mới để thay thế cho 14 chiếc tàu lớp Ohio đang hoạt động do nó được trang bị lò phản ứng hạt nhân nâng cấp, có thể hoạt động tới 42 năm mà không cần thay thế các thanh nhiên liệu, nâng cao hệ số an toàn và thời gian hoạt động tác chiến của tàu ngầm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga thêm nanh vuốt để "pháo đài nổi" Kirov diệt tàu sân bay Mỹ

Minh Hoàng | 28/10/2015 07:46
2

kirov-class-battlecruiser-1445942382107-152-0-1509-2660-crop-1445942410792.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tàu tuần dương hạm mang tên Đô đốc Nakhimov của Nga đang trong quá trình đại tu và hiện đại hóa nhanh chóng, mang lại khả năng tác chiến hoàn toàn mới cho lớp tàu huyền thoại này.

Nằm trong chiến lược tái cơ cấu và hiện đại hóa quân đội, Hải quân Nga đang đẩy mạnh quá trình đại tu chiếc Đô đốc Nakhimov, một trong những tàu nổi được vũ trang mạnh nhất trong lịch sử hải quân nước này.​
Tổng quan về Đô đốc Nakhimov
Đô đốc Nakhimov là tàu thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nặng Đề án 1144 Orlan, còn gọi là lớp Kirov. Trước năm 1992, tàu mang tên Kalinin, đặt theo tên của Mikhail Kalinin, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô.​
Quá trình đóng tàu bắt đầu ngày 17/5/1983, Kalinin được hạ thủy vào ngày 25/4/1986 và chính thức đi vào biên chế của Hải quân Liên Xô ngày 30/12/1988.​
Kalinin bắt đầu gia nhập lực lượng của Hạm đội Biển Bắc vào ngày 21/4/1989 và phục vụ cho tới khi kết thúc Chiến tranh lạnh.​
nga-them-nanh-vuot-de-phao-dai-noi-kirov-diet-tau-san-bay-my.jpg

Đô đốc Nakhimov là tàu thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nặng Đề án 1144 Orlan, còn gọi là lớp Kirov.​
Năm 1992, nó được đổi tên thành Đô đốc Nakhimov. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, tàu rất ít ra khơi và tới năm 1999 thì Nga quyết định cho tàu nằm vô thời hạn tại cảng Sevmash để chờ sửa chữa.​
Tàu Đô đốc Nakhimov có giãn nước tiêu chuẩn 24.300 tấn và giãn nước toàn tải là 28.000 tấn. Với chiều dài 252m, rộng 28,5m và mớn nước 9,1m, đây là lớp tàu tuần dương lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo.​
Lớp Kirov sử dụng hệ thống động cơ CONAS, kết hợp giữa lò phản ứng hạt nhân và hai động cơ turbine hơi nước để tạo ra công suất 140.000 sức ngựa.​
Đô đốc Nakhimov có tốc độ tối đa khoảng 32 hải lý/giờ (59km/h). Nhờ sử dụng động cơ hạt nhân, tàu có tầm hoạt động không giới hạn ở tốc độ 20 hải lý/giờ và chỉ phụ thuộc vào việc bảo đảm hậu cần cho thủy thủ trên tàu.​
Khi sử dụng hệ thống đẩy kết hợp, tàu đạt vận tốc 30 hải lý/giờ và chạy liên tục với tốc độ này trên quãng đường 2.000km.​
Lớp Kirov được chế tạo để tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Do vậy, chúng được vũ trang rất mạnh mẽ, không khác gì một pháo đài nổi trên biển. Vũ khí chính của Đô đốc Nakhimov là 20 tên lửa P-700 Granit với tầm bắn 625km.​
Đây là loại tên lửa siêu âm mang đầu đạn 750kg, đủ sức đánh chìm tàu sân bay của Mỹ chỉ với một loạt đạn. Bên cạnh đó là ụ pháo 130mm nòng kép AK-130 với tầm bắn tối đa khoảng 23km.​
Để phòng không, tàu được trang bị hơn 300 quả tên lửa, gồm 96 quả thuộc hệ thống S-300F (tầm bắn 150km), 128 tên lửa trong hệ thống 3K95 Kinzhal (tầm bắn 12km) và 44 quả thuộc tổ hợp OSA-MA (tầm bắn 15km).​
Nếu vượt qua được 3 lớp phòng thủ này, đối phương vẫn sẽ phải đối mặt với 6 tổ hợp phòng không cực gần Kashtan, mỗi tổ hợp được trang bị 8 tên lửa và hai pháo tốc độ cao AO-18K.​
Về chống ngầm, Đô đốc Nakhimov mang theo 10 ống phóng lôi, có khả năng sử dụng ngư lôi 533mm hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2 Vyuga.​
Bên cạnh đó là 2 bệ phóng bom chìm RBU-1000 và 2 bệ RBU-12000. Ngoài ra, mỗi tàu lớp Kirov còn được biên chế 3 máy bay chống ngầm Ka-27.​
Nhìn chung, mỗi chiếc tàu tuần dương lớp Kirov đều có thể hoạt động độc lập và đe dọa trực tiếp tới biên đội tàu sân bay của Mỹ.​
nga-them-nanh-vuot-de-phao-dai-noi-kirov-diet-tau-san-bay-my.jpg

Siêu "pháo đài nổi" đã từng bị lãng quên.​
Những siêu pháo đài nổi bị lãng quên
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga là nước tiếp nhận phần lớn các lực lượng quân sự của Liên Xô, trong đó bao gồm cả 4 tàu lớp Kirov. Bản thân nước Nga trước năm 2000 cũng không có đủ tài chính để duy trì hoạt động và bảo dưỡng cho các tàu này.​
Ngoài chiếc Piotr Đại đế vẫn đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Biển Bắc, 3 tàu còn lại đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chỉ có thể nằm tại cảng.​
Một số chuyên gia Nga còn nhận định rằng khung vỏ của 3 tàu này đều hư hại quá nặng và chỉ có thể rã làm sắt vụn.​
Các bức ảnh chụp tại cảng Sevmash cũng cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của Đô đốc Nakhimov. Vào năm 2006, phía Nga quyết định hiện đại hóa con tàu này thay vì hoàn tất quá trình đóng mới tàu ngầm K-139 Belgorod.​
Quá trình đại tu được khởi động, nhưng sau đó liên tục bị trì hoãn vì nhiều lý do khác nhau. Phải tới giữa năm 2015, những hình ảnh đầu tiên về quá trình hiện đại hóa Đô đốc Nakhimov mới bắt đầu xuất hiện.​
nga-them-nanh-vuot-de-phao-dai-noi-kirov-diet-tau-san-bay-my.jpg

Siêu "pháo đài nổi" đang được hồi sinh.​
Pháo đài nổi được hồi sinh
Theo các trang tin của Nga, hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Granit đã được loại bỏ hoàn toàn. Điều này khác với những nhận định trước đây, cho rằng Đô đốc Nakhimov sẽ được lắp đặt 20 tên lửa P-800 Onyx trong các bệ phóng nghiêng.​
Đô đốc Nakhimov sẽ mang 10 bệ phóng thẳng đứng UKSK, mỗi bệ mang được 8 tên lửa hành trình chống hạm, chống ngầm hoặc đối đất. Bệ UKSK hỗ trợ các dòng tên lửa như P-800 Onyx, 3M-54T và 3M-14T thuộc tổ hợp Kalibr-NK...​
Sức mạnh của Kalibr-NK đã được chứng minh trong chiến dịch không kích IS của Nga tại Syria, khi 26 tên lửa 3M-14T đã tấn công các mục tiêu IS ở khoảng cách tới 1.500km.​
Quá trình lắp đặt các bệ phóng UKSK sẽ được tiến hành theo 3 giai đoạn:​
1. Lắp thử nghiệm một bệ UKSK, tiến hành các cuộc kiểm tra về khả năng hoạt động và tích hợp với các hệ thống trên Đô đốc Nakhimov. Thời hạn hoàn thành trước tháng 8/2016, chi phí dự kiến là 264 triệu Rúp (4,14 triệu USD).​
2. Lắp đặt 9 bệ UKSK còn lại, dự kiến mỗi tháng sẽ hoàn thành một bệ phóng. Hoàn thành lắp đạt vào tháng 5/2017, tổng chi phí dự kiến cho giai đoạn hai là 2,2 tỷ Rúp (gần 35 triệu USD).​
3. Chuẩn bị các trang thiết bị có liên quan, đồng thời lắp đặt các tên lửa lên bệ phóng. Dự kiến bắt đầu vào tháng 12/2016 và tốn khoảng 78 triệu Rúp (1,2 triệu USD).​
Bên cạnh việc tăng cường sức tấn công, lá chắn của Đô đốc Nakhimov cũng được cải tiến rất nhiều so với trước. Hệ thống S-300F có phần cũ kỹ sẽ được thay bằng tổ hợp phòng không S-400 phiên bản trên hạm, với tầm bắn có thể lên tới 400km.​
nga-them-nanh-vuot-de-phao-dai-noi-kirov-diet-tau-san-bay-my.jpg

Các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ phải hết sức dè chừng siêu pháo đài nổi này khi nó trở lại.​
Các hệ thống radar điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử cũng được thay thế bằng những phiên bản hiện đại hơn.​
Như vậy, sau khi nâng cấp, từ một tàu thuần túy nhắm vào các nhóm tàu sân bay, Nakhimov sẽ trở thành một tàu tuần dương đa năng, với khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với tầm bắn tối đa tới 2.500km.​
Một chiếc Nakhimov sẽ có hỏa lực tấn công tương đương với 8 tàu tên lửa mang tổ hợp Kalibr-NK của Hải đội Caspi. Các đối thủ của Nga, đặc biệt là các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ phải hết sức dè chừng siêu pháo đài nổi này khi nó trở lại.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.