Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
TQ điều tàu nào theo dõi chiến hạm Mỹ vừa tuần tra "12 hải lý"?

Hải Dương - Hải Vy | 27/10/2015 21:30
98

sh-des-sovremenny-v2-1445954806773-53-0-461-800-crop-1445954833609.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trong ngày 27/10, Trung Quốc đã điều 2 chiến hạm Lanzhou và Taizhou ra đeo bám tàu khu trục Mỹ vì đã áp sát các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Tờ New York Times dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong ngày 27/10, 2 tàu hải quân của nước này, gồm tàu khu trục Lanzhou và tàu Taizhou đã được điều tới "cảnh cáo" tàu chiến Mỹ rời khỏi khu vực tuần tra ở Biển Đông.​
Thông báo này được đưa ra sau khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.​
Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gọi động thái này của Mỹ là “cố ý khiêu khích” và tuyên bố sẽ đáp trả kiên quyết.​
Theo Reuters, đây là cuộc tuần tra 12 hải lý đầu tiên của tàu Mỹ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo đá nhân tạo trái phép hồi cuối năm 2013.​
Lần gần đây nhất Mỹ phát động một cuộc tuần tra tương tự đối với một thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là vào năm 2012.​
Quyết định này đã được Mỹ đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc.​
Nhận định về kế hoạch tuần tra của Mỹ, nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ trên biển thuộc Hạ viện Mỹ, đã tỏ ý khen ngợi động thái này:​
"Việc điều tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (trái phép-PV) trên Biển Đông là cần thiết, và là một động thái đáng ra đã phải được thực hiện từ lâu để đáp trả hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực".​
Nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng lên tiếng ủng hộ hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.​
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay, ông ủng hộ các chuyến tuần tra của Mỹ như một động thái khẳng định tự do hàng hải và là cách để cân bằng quyền lực trong khu vực.​
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, bà Marise Payne, cho biết nước này không tham gia các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực gần quần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.​
Tuy nhiên, Australia ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của Mỹ trong việc thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển này.​
Dưới đây là một số thông tin về 2 con tàu mà Trung Quốc điều động để đeo bám chiến hạm Mỹ tuần tra khu vực 12 hải lý:
Khu trục hạm Lanzhou lớp Luyang II (Type 052C)
tq-dieu-tau-nao-theo-doi-chien-ham-my-vua-tuan-tra-12-hai-ly.JPG

Khu trục hạm Lanzhou số hiệu 170​
Lanzhou (số hiệu 170) thuộc Type 052C là khu trục hạm mang tên lửa hạng nặng của Hải quân Trung Quốc, nhiệm vụ chính của tàu là phòng không hạm đội, mặc dù nó cũng được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm và đối đất tầm xa.​
Type 052C có phần thượng tầng lắp 4 mảng radar đa năng Type 348 quay về 4 phía, tương tự như hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ. Đặc trưng của radar Type 348 là nó có bề mặt lồi, phải đến bản nâng cấp lắp trên Type 052D (Luyang III) mảng radar này mới được làm phẳng​
Vũ khí đáng chú ý nhất của Lanzhou là 48 tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 có tầm bắn 200 km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000 m. Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giữa, đến cuối hành trình thì chuyển sang dùng radar chủ động.​
Hỏa lực chống hạm của Lanzhou gồm 8 tên lửa tầm xa YJ-62 có tầm bắn 280 km, tốc độ Mach 0,8, giai đoạn cuối bay cách mặt biển 7 - 10 m, phương thức dẫn đường của YJ-62 tương tự như HHQ-9.​
Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 100 mm Type 210 và hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 cùng 6 ngư lôi chống ngầm.​
Khu trục hạm Lanzhou có chiều dài 155,5 m; rộng 17,2 m; mớn nước 6,1 m; lượng giãn nước đầy tải 7.000 tấn.​
Hệ thống động lực kết hợp CODOG gồm 2 động cơ turbine khí QC-280 (28 MW) và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 (5 MW) cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 29 hải lý/h; thủy thủ đoàn gồm 280 người.​
Đối với chiếc Taizhou, hiện Hải quân Trung Quốc có 2 chiến hạm mang tên này gồm:
Khu trục hạm Taizhou lớp Sovremenny (Dự án 956EM)
tq-dieu-tau-nao-theo-doi-chien-ham-my-vua-tuan-tra-12-hai-ly.jpg

Khu trục hạm Taizhou số hiệu 138​
Taizhou (số hiệu 138) là chiếc khu trục hạm thuộc lớp Sovremenny được Liên Xô chế tạo vào khoảng thời gian giữa thập niên 1980, mục đích để chống lại cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.​
Năm 1996, Trung Quốc ký hợp đồng trị giá 800 triệu USD mua lại 2 chiếc Sovremenny (Dự án 956) đang đóng dở, chúng được chuyển giao lần lượt trong giai đoạn 1999 - 2000 và mang tên Hangzhou (136) và Fuzhou (137).​
Năm 2002, Trung Quốc tiếp tục mua 2 chiếc phiên bản hiện đại hóa (Dự án 956EM) gồm Taizhou (138) và Ninhbo (139) với tổng trị giá 1,4 tỷ USD, 2 tàu lần lượt được chuyển giao trong năm 2005 - 2006.​
Sovremenny mang đậm tư duy thiết kế thời Chiến tranh lạnh, hoàn toàn không chú trọng đến khả năng tàng hình.​
Tuy nhiên vũ khí của tàu lại cực mạnh với 8 tên lửa chống hạm siêu âm 3M80 Moskit có tầm bắn 120 km (Dự án 956) hoặc 3M80MBE tầm bắn tăng lên tới 240 km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn nặng 300 kg (Dự án 956EM).​
Hệ thống phòng không tầm trung Shtil của Sovremenny trang bị đạn tên lửa 9M38 có tầm bắn 25 km, phóng đi từ ray phóng đơn phía trước mũi tàu. Phiên bản nâng cấp còn được lắp hệ thống CIWS Kashtan thay cho ụ pháo AK-630.​
Trên 2 tàu Dự án 956 được lắp 2 khẩu pháo nòng đôi AK-130 cỡ 130 mm (bố trí trước - sau), ở phiên bản nâng cấp Dự án 956EM chỉ còn duy nhất một khẩu phía trước.​
Khu trục hạm Taizhou có chiều dài 156 m; rộng 17,3 m; mớn nước 6,5 m; lượng giãn nước đầy tải lên tới 8.000 tấn. Tàu được trang bị 4 nồi hơi áp suất cao KVG-3 và động cơ turbine khí TV-12-4, cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 22.500 km; thủy thủ đoàn 350 người.​
Khinh hạm Taizhou lớp Jianghu II (Type 053H1)
tq-dieu-tau-nao-theo-doi-chien-ham-my-vua-tuan-tra-12-hai-ly.jpg

Khinh hạm Taizhou số hiệu 533​
Taizhou (số hiệu 533) nguyên là một khinh hạm thuộc lớp Giang Hồ II (Jiang Hu II) hay còn được gọi là Type 053H1, hoạt động từ năm 1982 trong thành phần Hạm đội Đông Hải. Đến ngày 6/3/2003, nó được chuyển giao sang cho Hạm đội Nam Hải.​
Thông số kỹ thuật cơ bản của khinh hạm Taizhou: lượng giãn nước đầy tải 1.763 tấn; dài 103 m; rộng 10,8m; mớn nước 3,2 m; thủy thủ đoàn 200 người.​
Vũ khí trang bị gồm 6 tên lửa chống hạm cận âm SY-1 (bản sao P-15 Termit của Liên Xô), 2 pháo 100 mm nòng đôi, 4 pháo phòng không 37 mm nòng đôi, 2 bệ phóng rocket chống ngầm Type 81, 2 bệ phóng bom chìm Type 62.​
Hiện có thông tin chiếc Taizhou đã được hoán cải thành tàu tuần tra và chuyển giao cho Cảnh sát biển Trung Quốc, nó đã gỡ bỏ bệ phóng tên lửa chống hạm cũng như hải pháo và chỉ được trang bị pháo tự động cỡ 20 mm cùng súng máy hạng nặng.​
Theo New York Times, chiếc Taizhou mà Trung Quốc điều ra đeo bám khu trục hạm Mỹ là một con tàu tuần tra, vì vậy nhiều khả năng đây chính là chiếc Type 053H1 đã bị hoán cải.​
 
23/8/12
1.162
3
38
“Có AK-47 trong tay, ai cũng có thể hạ gục lính Mỹ”

Hải Vy | 27/10/2015 19:50
0

bca833257585c27b2fe7306d8c5be36b-1445933635202-6-0-1312-2560-crop-1445933667197.jpg

Lính Mỹ tập bắn AK-47
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Đó là nhận định của chuyên gia quân sự Jim Schatz trên tạp chí National Defense khi nói về những vấn đề tồn tại trong hệ thống vũ khí cá nhân của quân đội Mỹ.

Rất ít quốc gia trên thế giới có hy vọng lấn át được Mỹ trong tác chiến xe tăng, tác chiến trên không và trên biển.​
Tuy nhiên, theo nhà phân tích quân sự Jim Schatz trên tạp chí National Defense, binh lính Mỹ sẽ rất dễ bị đánh bại trong một cuộc đấu hỏa lực cá nhân.​
“Thậm chí bất cứ kẻ sinh sự nào với 1 khẩu AK-47 trong tay cũng có thể chiến đấu chống lại các lực lượng trên bộ của Mỹ và NATO trong tình huống giao tranh bằng vũ khí cá nhân.​
Chúng ta không còn được trang bị phù hợp để ngăn chặn điều đó” - Schatz viết.​
Theo Schatz, hệ thống mua sắm và phát triển các loại vũ khí cá nhân của quân đội Mỹ hiện nay đang gặp nhiều vấn đề và gần như không khả dụng, ngay cả với những vũ khí đã có trong hệ thống.​
Vấn đề càng trở nên rõ rệt hơn sau trận Wanat năm 2008 tại Afghanistan, với 9 lính Mỹ thiệt mạng và 27 binh sĩ khác bị thương.​
Vũ khí của họ, trong đó có các khẩu súng máy M249, súng phóng lựu Mk 19 và súng M4 carbine đã không thể nhả đạn do bị quá nhiệt.​
co-ak47-trong-tay-ai-cung-co-the-ha-guc-linh-my.jpg

Lính Mỹ đã không ít lần phàn nàn về độ tin cậy của mẫu súng M4. Ảnh: Business Insider​
Giới phân tích quân sự đã quá rõ về những vấn đề trên súng M4. Các cuộc thử nghiệm năm 1990 và một bản báo cáo của Bộ Tư lệnh Các hoạt động đặc biệt của Mỹ năm 2001 đã chỉ ra một loạt thiếu sót của loại súng này.​
Tuy nhiên, các nhà lập pháp, cũng như bộ chỉ huy quân sự Mỹ đều phớt lờ điều đó.​
Hàng tỷ USD đã được đầu tư vào những loại vũ khí công nghệ cao chưa từng được sử dụng trong tác chiến hiện đại. Trong khi đó, vấn đề đối với các loại vũ khí cá nhân không được chú trọng khắc phục.​
Vũ khí cá nhân là hệ thống được triển khai nhiều nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ, song 8 loại vũ khí thông thường chiếm số lượng đông đảo nhất của họ đã được phát triển hơn 35 năm trước và chưa từng được nâng cấp.​
“Chúng ta đã thay đổi quân phục, mũ, áo giáp, giày, radio, khẩu phần ăn vô số lần trong 3 thập kỷ qua.​
Thế nhưng, các loại vũ khí và đạn dược mà chúng ta đang sử dụng trong năm 2015 chỉ nhỉnh hơn chút ít so với các phiên bản dùng công nghệ từ thời Chiến tranh Việt Nam, với những tính năng đã lỗi thời” - Schatz viết.​
Theo nhà phân tích, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục mua vào hàng nghìn hệ thống vũ khí già cỗi, hoàn toàn bị lấn lướt bởi những loại vũ khí cá nhân mà các đồng minh hay thậm chí đối thủ của Mỹ sử dụng.​
“Mặc dù mẫu súng tiêu chuẩn M4 carbine của Mỹ hiện nay đã được nâng cấp nhiều lần nhưng không có cải tiến nào trong số này giúp những chức năng quan trọng của nó hoạt động hiệu quả hơn, như khả năng tấn công mục tiêu hay đạt tầm bắn xa hơn các đối thủ của Mỹ”.​
“Hiện nay, chúng ta có kế hoạch mua 10.000 khẩu M-4 mang những cải tiến “mới” - với tiêu chuẩn và những tính năng đã được chứng minh nhưng những tính năng này đã có trên mẫu súng HK416 từ khi nó được triển khai lần đầu tiên vào 1 thập kỷ trước”.​
“Mỹ sẽ thiếu sót nếu không khai thác nhiều công nghệ hiện đại và điển hình khác đang được ứng dụng ngày nay trên các thị trường thương mại và quốc phòng” - Nhà phân tích kết luận.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh Mỹ

27/10/2015 16:00
1

20151027-tenlua-trungquoc-1445934196640-48-0-242-380-crop-1445934271630.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: missilethreat.com)
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Want China Times đưa tin báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung được công bố mới đây đã nêu chi tiết về năng lực chống vệ tinh của Trung Quốc.

Chuyên gia an ninh của Mỹ Bill Gertz - tác giả bản báo cáo được đăng trên tờ Washington Times hôm 14/10 - cho biết 2 loại tên lửa được biết đến là SC-19 và DN-2, hiện đang được phát triển ở Trung Quốc, có khả năng phá hủy các vệ tinh Mỹ cả ở quỹ đạo cao hoặc thấp.
Mặc dù DN-2 được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên cao như vệ tinh địa tĩnh, nhưng ông Gertz nói rằng mục tiêu trước mắt nhiều khả năng là phá hủy vệ tinh quân sự được sử dụng với mục đích tình báo, giám sát và do thám.
Dự kiến DN-2 sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng từ 5-10 năm tới.
Cũng theo báo cáo, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang theo đuổi các năng lực đánh chặn trong không gian, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, các hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, chiến dịch mạng máy tính, hệ thống gây nhiễu mặt đất và vũ khí năng lượng định hướng.
Ngoài ra, kho hạt nhân của Trung Quốc cũng có khả năng chống vệ tinh sẵn có trong quỹ đạo.
Ông nói rằng các tin tặc Trung Quốc gần như chắc chắn đứng đằng sau một số vụ liên quan tới thiết bị trên không của Mỹ, như vụ một vệ tinh Mỹ của Cơ quan Hải dương và Khí tượng học quốc gia bị tin tặc tấn công hồi tháng 9/2014.
Báo cáo cho biết PLA có kế hoạch đe dọa mạng lưới truyền thông tin của Mỹ thông qua các vệ tinh trong một vụ xung đột tương lai.
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Israel: Hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã khống chế toàn bộ Trung Đông

Đức Dũng | 29/10/2015 08:45
0

mot-may-bay-trinh-sat-dien-tu-cua-nga-1446053267711-41-0-378-660-crop-1446053374000.jpg

Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không A-50 của Nga
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Nhờ sử dụng hệ thống tác chiến điện tử (REB) siêu hiện đại, Nga đã tạo ra được các điều kiện để khiến bất cứ lực lượng trên không và mặt đất nào cũng đều không thể tiến hành các hoạt động tác chiến ở Trung Đông mà không có sự phối hợp của Nga.

Nhận định trên được đăng tải trên tờ DEBKAfile của Israel. Theo tạp chí này, trong tuần cuối cùng của tháng 9/2015, Nga đã đưa 2 máy bay trinh sát điện tử gồm cả Il-20 (phiên bản được NATO đặt tên là Coot) đến căn cứ quân sự Hmeymim tại Latakia ở Syria.​
4 động cơ tuabin cánh quạt sẽ cho phép các máy bay này hoạt động ở trên không trong vòng 12 tiếng liên tục trong điều kiện sử dụng các bộ cảm biến nhiệt và hồng ngoại, các hệ thống radar, các camera chụp ảnh và quay video.​
Bên cạnh đó là hệ thống radar quét vòng để thu thập tất cả các thông tin trong một phạm vi rất rộng cả ban ngày, ban đêm cũng như trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.​
Il-20 có thể cung cấp cho các lực lượng quân đội Nga những thông tin đầy đủ về tình hình tại các khu vực quan tâm.​
Do vậy, DEBKAfile bày tỏ quan ngại rằng việc căn cứ của Nga ở Latakia chỉ cách biên giới Syria - Israel 288 km sẽ giúp Il-20 thu thập được toàn bộ các thông tin về hoạt động quân sự của Israel trên toàn bộ lãnh thổ nước này.​
Dựa vào phân tích của một nguồn tin quân sự, DEBKAfile cũng khẳng định rằng Il-20 cũng đã bị phát hiện có mặt tại căn cứ không quân Al-Takaddum ở gần thủ đô Baghdad của Iraq.​
Ngoài ra, DEBKAfile còn cho rằng ngày 4/10, Nga đã gửi một “siêu vũ khí” khác đến Syria là 10 xe vận tải đa năng bọc thép được trang bị các hệ thống điện tử “Borisoglebsk 2”, một trong những dòng hệ thống điện tử hiện đại nhất trên thế giới.​
Các thiết bị này đã được bố trí ở các thành phố ven bờ biển Địa Trung Hải của Syria ở độ cao 1.562 m.​
Cùng với đó, hệ thống anten và máy phát công suất lớn đã được triển khai để ngăn chặn và bắt được bất cứ tín hiệu vô tuyến điện nào được chuyển đi dưới dạng sóng điện từ, cả trong lĩnh vực quân sự cũng như dân sự.​
bao-israel-he-thong-tac-chien-dien-tu-cua-nga-da-khong-che-toan-bo-trung-dong.jpg

Ảnh mang tính chất minh họa​
Các chuyên gia của DEBKAfile nhận định rằng các hệ thống này của Nga không chỉ đảm bảo hoạt động thông suốt cho lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga trên bầu trời Syria mà còn có thể vô hiệu hóa khả năng tổ chức các chiến dịch đặc biệt do Mỹ và liên quân định thực hiện ở Syria.​
Các hệ thống này còn có khả năng cô lập hoặc phá vỡ các chiến dịch của các lực lượng nổi dậy và các lực lượng khủng bố IS.​
Ngoài ra, REB của Nga còn có thể cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan mật vụ Israel và các hệ thống thông tin liên lạc ở miền Bắc Israel. REB của Nga còn có thể tạo ra nhiễu khi quân đội Israel sử dụng các thiết bị bay không người lái.​
Trước đó, bản thân giới chức quân sự Mỹ đã phải thừa nhận sự vượt trội của REB so với các thiết bị tương tự của Mỹ. Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hogdes thậm chí còn gọi REB của Nga là “cỗ máy chết người”.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga xử IS bằng tên lửa - "Ác mộng" của Mỹ-NATO thành sự thật?

Lê Ngọc Thống | 29/10/2015 07:31
0

1463823851111665447-1446009857320-10-0-417-799-crop-1446009881060.jpg

Tàu khinh hạm lớp Gepard mang tên Dagestan của Hạm đội Caspian (Nga) thực hành phóng tên lửa hành trình Kalibr.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, tất cả các cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố… thì tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ như là sứ giả của thần chết, mở màn cho hành động quân sự.

Năm 1991, lần đầu tiên Tomahawk thực chiến với 297 quả mở màn tấn công vào Iraq trong đó 282 quả trúng đích, 2 quả bị bắn hạ, còn lại bị rơi do trục trặc kỹ thuật.​
Tấn công Nam Tư năm 1999 mở màn bằng 218 tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu ngầm của Anh và tàu khu trục Mỹ. Tấn công Iraq lần 2 vào năm 2003 cũng bắt đầu bằng 725 quả tên lửa Tomahawk.​
nga-xu-is-bang-ten-lua-ac-mong-cua-mynato-thanh-su-that.png


CHUYÊN GIA LÊ NGỌC THỐNG
Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.
Tại cuộc chiến Lybia năm 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3, mở màn Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả Tomahawk.​
Như vậy, Anh, Mỹ đã từng phóng hàng nghìn quả tên lửa hành trình Tomahawk thì việc Nga phóng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr tương đương với Tomahawk thì có gì ghê gớm, đáng quan tâm, mà dư luận, giới quân sự rộn lên như thế?​
nga-xu-is-bang-ten-lua-ac-mong-cua-mynato-thanh-su-that.jpg

Sơ đồ công kích mục tiêu của tên lửa hành trình 3M14 Kalibr-NK và PL.​
Cơn ác mộng…
Defense One ngày 19/10 đã đăng một cái lời dẫn rất sốc trong bài viết “Nga lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa hành trình - ý định nguy hiểm”, như sau:​
“Bốn tên lửa hành trình Kalibr-NK của Nga bị rơi ở Iran đã có thể được mang đầu đạn hạt nhân, đó là lý do vì sao Mỹ nên cấm và không phát triển chúng…”.​
Tờ báo cho rằng, lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa hành trình là không đáng tin cậy, họ cho rằng, tên lửa hành trình là một loại vũ khí gây bất ổn vô song, vì mục tiêu được chọn không có cách nào biết được họ bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân hay thông thường…​
Bài báo khuyến nghị Nga không nên có ý tưởng đó, vì Mỹ cũng không, mà phát triển những “cấu hình tên lửa hạt nhân tinh vi, an toàn hơn” như Mỹ…​
Thực tế, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cấm tất cả các loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất theo Hiệp ước INF năm 1987, chỉ được phép phóng tên lửa hành trình từ tàu mặt nước và tàu ngầm.​
Điều này đã loại Nga ra khỏi nguy cơ bị tấn công bởi loại tên lửa này vì lúc đó họ chưa có tên lửa hành trình phóng từ tàu biển và tàu ngầm. Nhờ đó, Mỹ độc quyền, làm mưa làm gió với tên lửa hành trình Tomahawk.​
Việc Hạm đội Caspian phóng thành công 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK đêm rạng ngày 7/10 đã gây choáng váng, tạo nên cú sốc lớn đối với giới quân sự Mỹ.​
nga-xu-is-bang-ten-lua-ac-mong-cua-mynato-thanh-su-that.jpg

Thủ đô Badda của Iraq chìm trong khói lửa do bị Mỹ và liên quân không kích năm 2003.​
Có 2 sự khác biệt để tạo ra cơn ác mộng…​
Thứ nhất, cự ly tiến công của Kalibr-NK là 1.500 km với thời gian bay trong 1 tiếng rưỡi, trong đó có 147 lần thay đổi (tốc độ, hướng, độ cao) đến chính xác 11 mục tiêu đã định. Defense One cho rằng đã có 4 quả rơi tại Iran gây “thiệt mạng” một số con bò!.​
Như vậy, chỉ cần tại “ao nhà” Caspian, Nga có thể với tay bao trùm cả Trung Đông và, với những gì đã diễn ra trong chiến dịch tại Syria thì họ thừa khả năng mở một chiến dịch kiểu Mỹ-NATO từng tiến hành là “Sốc và kinh hoàng” tại bất cứ quốc gia Trung Đông nào.​
Có thể nói, 26 tên lửa Kalibr cộng hưởng lớn với hoạt động quân sự của Nga tại Syria tạo ra một rung chấn cực mạnh tại Trung Đông.​
Liệu một số quốc gia Trung Đông trước đây trung thành với Mỹ với lý do e sợ sức mạnh Mỹ, tin tưởng vào ô bảo vệ của Mỹ thì nay tư tưởng đó đã thay đổi khi Mỹ không phải là thế lực duy nhất?​
Đương nhiên, họ sẵn sàng phản ứng lại với Mỹ, không ngoan ngoãn như xưa nếu như Mỹ bất chấp lợi ích quốc gia của họ.​
Đây cũng có thể coi như một chấn động địa chính trị tại Trung Đông, tác động lớn đến tình hình chính trị, quân sự thế giới… Đó không phải là cơn ác mộng sao?​
Chỉ cần tên lửa Kalibr của Hải quân Nga từ biển Caspian, Biển Đen, hoàn toàn bao trùm châu Âu. Chưa cần đến “mũi dao kề tim” Kaliningrad thì toàn bộ lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu là vô tác dụng.​
Nếu với Kh-555 (tấm bắn 2.500 km); Kh-101 (tầm bắn 5.000 km) thì TU-160 chỉ ở trong không phận Nga cũng uy hiếp Bắc Mỹ.​
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian vũ trụ Quốc phòng Bắc Mỹ (NORAD) Đô đốc William Gortney đánh giá: "Nó khiến chúng ta phải bắt một mũi tên thay vì cố gắng để bắn người bắn cung". Đây không phải là cơn ác mộng sao?​
Thứ hai, phương tiện phóng. Các tàu mang tên lửa hành trình của Nga thực hiện cuộc phóng là những tàu chiến loại nhỏ.​
Với nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, tiên tiến nhất nhì thế giới, người Nga đã chế tạo ra những loại vũ khí, phương tiện phù hợp tối ưu với tư tưởng chiến thuật của họ.​
Nhỏ, cơ động, hỏa lực cực mạnh. Nghĩa là thay vì như các tàu khủng của Mỹ, Trung Quốc, với choán nước nhiều nghìn tần mới có thể mang hàng trăm tên lửa thì tàu chiến Nga chỉ dưới ngàn tấn và mang số lượng khiêm tốn từ 6-8 quả mà thôi.​
Trong số các tàu tham gia cuộc tiến công bằng tên lửa hành trình có khinh hạm lớp Gepard mang tên Dagestan của Hạm đội Caspian (Nga), tương tự các tàu mà Nga đang và sẽ đóng cho Việt Nam.​
Và, quả thật đây mới là điểm nhấn đặc biệt khiến cho giới quân sự phương Tây kinh hoàng.​
nga-xu-is-bang-ten-lua-ac-mong-cua-mynato-thanh-su-that.jpg

Tàu khinh hạm lớp Gepard mang tên Dagestan của Hạm đội Caspian (Nga) thực hành phóng tên lửa hành trình Kalibr.​
Đây là điều mà buộc giới quân sự phải thay đổi về nhận thức tác chiến hiện đại trên biển, đại dương, thay đổi nhận thức về tổ chức xây dựng lực lượng hải quân nước xanh, hải quân nước vàng…​
Liệu có nên tồn tại những con tàu khủng, mang hàng trăm quả tên lửa hành trình nữa hay không? Nguy cơ lớn nhất cho các tàu khu trục khủng, tàu sân bay là máy bay hay tên lửa hành trình diệt hạm? Đây liệu có phải là cơn ác mộng?​
Chỉ biết rằng, nếu không “tiến hóa để kịp thích nghi” thì bài học của loài khủng long là cơn ác mộng cho những con “khủng long Hải quân Hoa Kỳ”.​
Đáng chú ý là không chỉ người Mỹ, người Trung Quốc cũng đang hoang mang lo lắng.​
Trang mạng quốc phòng mil.news.sina.com.cn (Trung Quốc) ngày 12.10 có bài viết dè bỉu các tàu tên lửa của Nga tham gia phóng tên lửa Kalibr diệt quân IS ở Syria.​
Họ cho rằng chỉ 1 tàu khu trục lớp Type 052D của Trung Quốc (lượng choán nước đến 7.500 tấn có đến 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng CJ-10 có tính năng và tầm bắn xa tương đương Klub 3M-14) đủ sức thay thế cả 4 tàu tên lửa Nga vừa qua.​
Rằng hiện nay, Nga đang trải qua những khó khăn nghiêm trọng trong việc đóng các tàu khu trục lớn, do vậy đành phải trang bị tên lửa hành trình Kalibr-NK cho các tàu tên lửa cỡ nhỏ và tàu hộ tống cỡ vừa(?).​
Chắc chắn đây là tư duy của kẻ thiếu hiểu biết về nghệ thuật quân sự, nhưng cũng có thể là tiếng la hét để che đậy nỗi sợ của một cơn ác mộng đến từ nước Nga.​
nga-xu-is-bang-ten-lua-ac-mong-cua-mynato-thanh-su-that.png

Tên lửa hành trình Kalibr-NK có tầm bay là 2.000 km được phóng đi từ tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Buyan-M trên biển Caspian.​
…biến thành sự thật?
Nga chính thức thông báo, tên lửa hành trình Kalibr-NK có tầm bay là 2.000 km và Phó Đô đốc Viktor Bursuk cho biết 10 tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Buyan-M trang bị tên lửa Kalibr-NK sẽ được phiên chế vào lực lượng Hải quân Nga vào cuối năm 2019.​
Phát ngôn viên Hạm đội Phương Bắc (Nga), Đại tá Hải quân Vadim Serga cho biết:​
"Tàu ngầm điện-diesel Rosrov trên sông Đông thuộc lớp Projekt 636.3 thực hiện thử nghiệm các hệ thống vũ khí trên tàu theo kế hoạch ngày 2/10/2015 đã phóng thành công tên lửa hành trình Kalibr vào một mục tiêu trên biển xa hàng trăm km với độ chính xác cao".​
Thông tin về 2 điều này để chứng tỏ rằng Kalibr là tên lửa hành trình lợi hại đã được trang bị cho tàu chiến hạng nhẹ và tàu ngầm KILO. Đây là một sự thay đổi tư duy về nghệ thuật tác chiến trên biển của chiến tranh hiện đại mà Nga đã, đang mở màn.​
Và, liệu Club-S, loại xuất khẩu của Kalibr, trên các tàu ngầm Kilo có tính năng kỹ chiến thuật như nào? Các tàu mặt nước thế hệ mới đang và sẽ được Nga xuất khẩu sẽ thế nào? Đó là điều thú vị và cũng có thể là ác mộng cho ai đó.​
Vấn đề tên lửa hành trình Kalibr có gắn đầu đạn hạt nhân hay không của Nga thì hoàn toàn không phụ thuộc kế hoạch, chương trình cải tổ hạt nhân của Mỹ như Defense One khuyến nghị. Đó là kế hoạch của Nga mà không cần ngó vào Mỹ, Anh để được cho phép hay không.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay tàng hình B-3: Cỗ máy đốt tiền mới của Mỹ

(Vũ khí) - Dù đã chọn được nhà thầu phát triển máy bay ném bom tàng hình B-3 nhưng Mỹ đang rất đau đầu vì chương trình máy bay thế hệ này.

Cỗ máy ngốn tiền mới của Mỹ
Theo tờ Star & Stripes ngày 27/10, Tập đoàn Northrop Grumman đã giành được hợp đồng phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-3 với đơn giá khoảng 564 triệu USD/chiếc.
Để giành được hợp đồng này, Northrop Grumman đã đánh bại “liên minh” Boeing-Lockheed Martin. Hợp đồng ban đầu có giá khoảng 35,3 tỉ USD, trong đó dùng cho việc nghiên cứu, phát triển (23,5 tỉ USD) và chế tạo (11,8 tỉ USD) 21 chiếc đầu tiên trong tổng số 100 chiếc mà Mỹ tính mua.
Theo tiết lộ của Không quân Mỹ, chương trình máy bay B-3 ra đời nhằm thay thế những máy bay ném bom tàm xa hiện nay B-1, B-52 hiện đang phục vụ trong Không quân Mỹ.
Tuy nhiên, chương trình phát triển B-3 của Không quân Mỹ đầy lận đận. Vấn đề đáng chú ý gần đây nhất với B-3 là giá thành và chi phí phát sinh của dự án. Theo tính toán, giá thành của mỗi máy bay B-3 khoảng 564 triệu USD, nhưng đó chỉ là còn số ước đoán, chi phí của toàn dự án vẫn chưa được hé lộ.
Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng M. Donley tuyên bố sẽ thường xuyên cập nhật chi phí của dự án. Cụ thể, trong năm 2014, B-3 đã được phân bổ 350-370 triệu USD.
Tuy nhiên chi phí dành cho chương trình phát triển máy bay B-3 đang khiến nội bộ Mỹ mâu thuẫn. Cụ thể, Mỹ ước tính chi phí chế tạo máy bay ném bom tầm xa mẫu mới B-3 là 58,2 tỉ USD trong 10 năm tới thay vì khoản chi phí 35,3 tỉ USD vừa được công khai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-vi-vu-khi-noi-dia_301114955.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay ném bom tàng hình B-2.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thông tin này được tiết lộ trong báo cáo của Lực lượng không quân Mỹ gửi Quốc hội. Vì không hài lòng, nghị sĩ bang California – bà Jackie Speier đã yêu cầu người đứng đầu Không quân Deborah Lee James và Tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng của Không lực Mỹ làm rõ việc “đội giá” này.
Do sơ suất, Không lực Mỹ tính toán sai lầm khiến chi phí chênh lệch tới 25 tỉ USD. “Chúng tôi vô cùng bất ngờ với con số này ngay lúc hay tin” – ông Welsh nói. Sự chênh lệnh giá của máy bay ném bom mẫu mới này là một vụ bê bối ngân sách mới của Không lực Mỹ.
Dù có liên quan đến bê bối hay không thì chương trình B-3 đang là chiếc máy ngốn tiền của Mỹ là sự thật không thể phủ nhận. Tuy nhiên, số tiền Mỹ bỏ ra chưa chắc đã mang lại hiệu quả và tiến độ như mong muốn.
Do đóng vai trò là xương sống của không quân chiến lược Mỹ trong tương lai, thông tin về B-3 rất được săn đón, nhưng giới săn tin mới chỉ có các thông tin rời rạc về dự án này như:
B-3 áp dụng sâu công nghệ tàng hình để xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương; khả năng mang vũ khí có và không điều khiển; không chỉ có chức năng tấn công mà còn có khả năng trinh sát, viễn thám…
Do chưa có các thông tin chắc chắn, nhiều khả năng yêu cầu và thời điểm cung cấp máy bay B-3 sẽ còn thay đổi. Theo kế hoạch ban đầu, Không quân Mỹ sẽ cho trình làng B-3 vào năm 2020, bây giờ là 2025 và chưa lấy gì làm bảo bảo đến thời điểm đó, máy bay B-3 sẽ được ra mắt.
Tiêm kích đắt đỏ nhất của Mỹ
Chương trình tiêm kích F-35 được đánh giá là ngốn nhiều tiền của nhất trong lịch sử của Không quân Mỹ. Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc, tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới đầu năm 2014 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới trên 145 triệu USD tùy phiên bản.
Và số tiền chi cho mỗi chiếc F-35 hoàn thiện chắc chắn vẫn tăng khi dòng tiêm kích này vẫn liên tiếp gặp lỗi. Cụ thể, sau khi gặp lỗi không mang đủ đơn vị bom SDB II, tiêm kích F-35 tiếp tục chứng minh sự 'vô dụng' khi không thể nhận diện chuẩn xác mối nguy hiểm.
Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: "Các cảm biến điện tử trên F-35 có nhiệm vụ phát hiện ra các mối đe doạ tiềm tàng như tên lửa, máy bay tấn công, đang thường xuyên đánh giá sai mức độ nguy hiểm của vật thể nó dò tìm được và từ đó cảnh báo sai cho phi công".
Ngoài ra, nhà sản xuất Mỹ vẫn chưa thể trang bị được cho máy bay một cơ sở dữ liệu về những “mối đe doạ” vào phần mềm cài đặt tại trung tâm điều khiển. Breaking Defense cho biết thêm, cơ sở dữ liệu này trên thực tế là thông tin về các loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho máy bay và được tập hợp lại từ nhiều nguồn thông tin tình báo khác nhau.
Các cảm biến của F-35 quá nhạy cảm và Mỹ sẽ chỉ kịp hoàn thành cơ sở dữ liệu trên cho tới khi chiếc máy bay đi vào hoạt động, Breaking Defense dẫn lời một số chuyên gia quốc phòng nhận định.

Trước khi lỗi cực nguy hiểm này được phát hiện, danh tiếng và sức chiến đấu của phiên bản F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiết kế khoang mang vũ khí bên trong quá nhỏ, do đó nó không thể mang đủ đơn vị bom thông minh như thiết kế ban đầu.
Thông tin này được Inside Defense dẫn nguồn Văn phòng Chương trình F-35 của Lầu Năm góc cho biết, theo đó, khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng Bom đường kính nhỏ II (SDB II) như kế hoạch ban đầu, vì vậy sức mạnh của F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thiết kế ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí, tuy nhiên F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn - hạ cánh thẳng đứng nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả thay vì 8 quả SDB II như thiết kế ban đầu.
Ngoài ra, F-35 còn mắc phải vô số lỗi “nực cười” khác như sợ sấm sét, không thể tác chiến ở môi trường có nhiệt độ quá 40 độ C… Những lỗi này có thể khiến F-35 trở thành kẻ vô dụng đắt tiền của Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng Mỹ của quân đội Đài Loan gỉ sét sau khi mua về

Anh Tuấn | 30/10/2015 16:00
1

apache-infonet-1446189369986-33-0-370-660-crop-1446189614434.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Báo Taipei Times đưa tin, quân đội Đài Loan hiện đang điều tra về việc phần lớn trực thăng AH-64E Apache mua về từ Mỹ hiện đã bị cấm bay do vấn đề kỹ thuật.

Báo Taipei Times đưa tin, quân đội Đài Loan hiện đang điều tra về việc phần lớn trực thăng AH-64E Apache mua về từ Mỹ hiện đã bị cấm bay do vấn đề kỹ thuật.
Hãng sản xuất máy bay Boeing đã cử một đoàn đại diện để xác định nguyên nhân sự cố kỹ thuật của các trực thăng chiến đấu Apache, được các hãng truyền thông cho là bởi “khí hậu ẩm ướt ở Đài Loan, mùa mưa kéo dài thổi theo nước biển vào bờ, hoặc do đội ngũ kỹ thuật viên không bảo dưỡng các khí tài đúng quy trình”.
truc-thang-my-cua-quan-doi-dai-loan-gi-set-sau-khi-mua-ve.jpg

Đài Loan sẽ bắt đầu sử dụng các trực thăng Apache mua từ Mỹ vào đầu năm 2017.​
Trung tướng Huang Kuo-ming, chỉ huy Bộ Tham mưu Không quân Đài Loan cho biết, có đến 9 trực thăng Apache đã bị cấm bay do tình trang oxi hóa nặng nề trên các bộ phận kim loại của máy bay.
“Chúng tôi phát hiện tình trạng gỉ sét ở bộ phận cánh quạt ở đuôi máy bay từ tháng 3 năm nay và đã thông báo cho phía Mỹ về vấn đề này. Họ đã bày tỏ sự lo lắng và đưa ra những lời khuyên nhằm khắc phục tình trạng này”, ông Huang trả lời trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, các biện pháp chống gỉ đã tỏ ra không hiệu quả và vào tháng 9, Quân đội Đài Loan bắt đầu kiểm tra toàn diện khả năng hoạt động của tất cả các trực thăng hiện có.
“Quy trình này vẫn đang được tiến hành”, ông Huang nói và khẳng định rằng hoạt động này sẽ kết thúc vào cuối tháng 11.
Tướng Huang cũng nói thêm, vấn đề kỹ thuật hiện tại sẽ không cản trở lịch huấn luyện của các phi công cũng như ngày các trực thăng được đưa vào quân đội.
“Chúng tôi sẽ chính thức đưa Apache vào sử dụng vào đầu năm 2017 đúng như kế hoạch”, ông nhấn mạnh.
Thêm vào đó, ngoài 9 chiếc trực thăng bị cấm bay, 12 chiếc Apache khác cũng chưa thể sẵn sàng hoạt động do còn thiếu bộ phận, do đó Đài Loan chỉ có 8 chiếc AH-64E có thể sử dụng được.
Trước đó, một chiếc Apache đã bị phá hủy sau khi đâm vào một căn nhà 3 tầng trong một buổi huấn luyện trong điều kiện thời tiết xấu vào tháng 4/2014.
Trực thăng AH-64 Apache là một trong số những trực thăng đa chức năng hiện đại nhất trên thế giới. Nó được trang bị súng trọng liên M230 30mm, có thể bắn đi 625 viên đạn trong một phút.
Trực thăng cũng được trang bị tên lửa không đối đất AGM-114L, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và tên lửa hạng nhẹ Hydra 70.
Một trong những lợi thế mà AH-64E có được đó là cánh quạt chính của trực thăng dài hơn 15cm so với các mẫu cũ, cùng với động cơ T700-GE-701D và được thiết kế với mũi thon gọn hơn.
Từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014, Boeing đã bàn giao cho Đài Loan tổng cộng 30 trực thăng chiến đấu. Tổng chi phí là 2,53 tỉ USD, trong đó bao gồm chi phí trực thăng, 1000 tên lửa AGM-114L và 66 ống phóng tên lửa M299.
 
23/8/12
1.162
3
38
Số lượng tàu chiến Trung Quốc áp đảo khi tàu Mỹ tuần tra Biển Đông

MINH THU | 30/10/2015 15:30
8

1-bien-dong-infonet5-1446188852565-115-0-433-625-crop-1446189070386.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hải quân Mỹ vẫn là lực lượng quân sự có công nghệ mạnh nhất ở châu Á trong hàng thập niên qua, song Trung Quốc lại sở hữu số lượng tàu thuyền áp đảo với hàng chục tàu hải quân và tàu tuần tra bờ biển hoạt động thường xuyên trên Biển Đông.

Theo Reuters, giới chức hải quân Mỹ và châu Á nhận định nguy cơ "chạm trán" với các tàu thuyền Trung Quốc từng được xem là rất hiếm, thì nay đã trở nên thường xuyên hơn bởi Bắc Kinh đang hiện thực hóa âm mưu giành quyền kiểm soát 90% diện tích Biển Đông theo tấm bản đồ phi lý "đường chín đoạn".
Hôm 27/10, Mỹ đã lần đầu tiên điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào vùng 12 hải lý gần hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây trái phép trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sau sự kiện này, nguy cơ xung đột sẽ còn gia tăng khi mà giới chức Mỹ khẳng định Hải quân nước này vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động nhằm "bảo đảm quyền tự do hàng hải" trên Biển Đông.
so-luong-tau-chien-trung-quoc-ap-dao-khi-tau-my-tuan-tra-bien-dong.jpg

Số lượng tàu chiến Trung Quốc được cho là có số lượng áp đảo tàu chiến Mỹ trên Biển Đông.​
"Họ (lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của Trung Quốc) xuất hiện ở mọi nơi và thậm chí họ còn muốn chúng tôi biết rằng họ đang có mặt ở Biển Đông.
Nếu hoạt động trên Biển Đông, nguy cơ bạn sẽ bị theo dõi", một quan chức hải quân Mỹ giấu tên cho hay.
Theo giới chuyên gia an ninh, nếu không may xảy ra xung đột, công nghệ quân sự hiện đại là điểm mạnh đối với Hải quân Mỹ nhưng Trung Quốc lại nắm ưu thế áp đảo về số lượng tàu thuyền.
Điều này được chứng minh qua hành động hàng loạt tàu chiến Trung Quốc bám sát hoạt động của tàu USS Lassen khi tàu chiến Mỹ tiến vào quần đảo Trường Sa hôm 27/10.
Nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, hôm 29/10, giới chức Mỹ - Trung đã tiến hành hội đàm cấp cao. Hai bên đã thống nhất duy trì hoạt động đối thoại và tuân thủ các hiệp ước để tránh làm bùng nổ xung đột.
Tuy nhiên, với một đường băng đã hoàn thành và 2 đường băng khác đang trong quá trình xây dựng, các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ giúp quân đội nước này tăng cường sức mạnh hàng hải ở khu vực Đông Nam Á và cả những vùng biển xa hơn.
Lợi thế sân nhà
Theo nghiên cứu được Lầu Năm Góc công bố hồi tháng Tư, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hiện đang làm nhiệm vụ trên Biển Đông, nắm trong tay số lượng tàu thuyền lớn nhất trong số 3 hạm đội của nước này với 116 chiếc.
Ngoài ra, Trung Quốc được cho sở hữu hơn 200 tàu bảo vệ bờ biển có trọng lượng hơn 500 tấn và nhiều chiếc trên 1.000 tấn.
Trong khi đó, Hạm đội 7 của Mỹ chỉ có 55 tàu bao gồm nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan đóng quân ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản và hoạt động khắp khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
"Trung Quốc nắm lợi thế sân nhà. Họ vượt trội về số lượng. Trong một số trường hợp, số lượng còn quan trọng hơn cả chất lượng", ông Sam Bateman, cố vấn tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nói.
Theo ông Bateman và các nhà phân tích an ninh trong khu vực, tàu chiến Mỹ có thể sẽ bị bao vây nếu Trung Quốc tìm cách ngăn chặn hoạt động tuần tra "bảo vệ quyền tự do hàng hải" mà Hải quân Mỹ tiến hành.
Thậm chí, báo chí Trung Quốc còn nhận định chiến hạm Trung Quốc có thể chặn đường hoặc đâm va các tàu chiến Mỹ hoạt động trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus nhấn mạnh tăng cường số lượng tàu chiến cho lực lượng Hải quân Mỹ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền nước này trong những năm gần đây.
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo TQ "bới lông tìm vết" chiến hạm Mỹ vừa tuần tra Trường Sa
Hòa Trần | 30/10/2015 14:00

1
5630cad8c3618819778b4571-1446175917319-11-0-470-900-crop-1446175932507.jpg

Chia sẻ:


Không quân Nga bừng tỉnh sau "ngày đen tối" đau đớn và tai tiếng!




Theo Sina, nếu USS Lassen bị tấn công từ nhiều phía với tốc độ cao - vừa - thấp, tầm xa - trung - gần thì hệ thống Aegis trên tàu dễ biến thành “lá chắn chết”.
Hôm 27/10, tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) đã lần đầu tiên tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bình luận về con tàu này của Mỹ, báo chí Trung Quốc cho biết, cái tên tàu USS Lassen có thể không quen thuộc, nhưng nó thuộc một lớp tàu Arleigh Burke rất nổi tiếng của Mỹ.

Con tàu này còn được biết đến là tàu khu trục Aegis (gọi theo hệ thống tác chiến đặc biệt trang bị trên tàu).

Arleigh Burke là lớp tàu khu trục tiên phong tích hợp hệ thống tác chiến Aegis. Hiện đã có 62 tàu loại này được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ, gồm các phiên bản Flight I, Flight II, Flight IIA.

Ngoài ra còn một tàu thuộc phiên bản Flight III tiên tiến hơn đang trong quá trình thử nghiệm.

Tàu khu trục USS Lassen

USS Lassen thuộc phiên bản Flight IIA, được đưa vào hoạt động trong tháng 4/2001, với lượng giãn nước 9.200 tấn, thuộc Liên đội Tàu khu trục số 15 của Hạm đội 7.

Đây là một trong những chiến hạm chủ lực của Hải quân Mỹ ở Biển Đông .

Lỗ hổng của tàu khu trục Mỹ

Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), tàu Aegis là tàu chuyên trách bảo vệ của biên đội tàu sân bay, có vai trò tăng cường khả năng phòng không của biên đội tàu, bảo đảm tỷ lệ sống sót của tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại.

Vậy nếu tàu Aegis đi một mình thì nó có lỗ hổng gì?

Sina nhận định, thứ nhất, radar mảng pha có nhiều ưu điểm, song điều này có lúc cũng trở thành nhược điểm.

Loại radar này đặc biệt nhạy bén nhưng đôi khi lại quá nhạy đến nỗi dễ biến mục tiêu không phải là mối đe dọa trở thành mục tiêu nguy hiểm, khiến con tàu lãng phí đạn để tấn công.

Thứ hai, khả năng phòng không và chống ngầm của tàu Aegis tương đối yếu. Tất nhiên, điều này không có nghĩa tàu Aegis không có thiết bị sonar phát hiện tàu ngầm, mà do loại tàu này thiên về phòng không nên chúng không được trang bị đầy đủ vũ khí chống ngầm.

Vì thế, ngay cả khi phát hiện tàu ngầm, chúng cũng không thể phát động tấn công hiệu quả.

Bên cạnh đó, do có lượng giãn nước lớn nên khả năng cơ động của các tàu lớp Arleigh Burke tương đối kém, dễ trở thành mục tiêu tấn công của tàu ngầm.

Hệ thống chiến đấu tối tân Aegis trên tàu USS Lassen được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, đặc biệt là tính năng phòng thủ tên lửa liên lục địa BMD.

Thứ ba, bất kỳ hệ thống hiện đại nào cũng có hạn chế, tàu Aegis không ngoại lệ.

Dựa vào số liệu dự đoán năm 2008 của một số cơ quan, trong điều kiện bình thường, hệ thống Aegis nhiều nhất chỉ có thể ứng phó được 12 tên lửa chống hạm một lúc.

Nếu đối phương triển khai tấn công dồn dập, bắn đồng thời 12 tên lửa chống hạm trở lên thì hệ thống Aegis cũng không đối phó kịp.

Một số nhà phân tích cho rằng, ngay cả sau khi hệ thống Aegis được nâng cấp để nâng cao khả năng xử lý thì nó cũng không thể vượt quá xa giới hạn 12 tên lửa.

Thứ tư, ví von như 2 võ sĩ thi đấu, nếu một bên chỉ sử dụng cú đấm thẳng để tấn công thì bên kia sẽ phòng thủ tương đối dễ dàng.

Song, nếu kết hợp nhiều cú đấm khác nhau thì lớp phòng vệ của đối phương sẽ bị sơ hở.

Đối phó với tàu Aegis cũng giống như vậy, nếu chỉ có một loại tên lửa chống hạm, hệ thống Aegis sẽ đánh chặn dễ dàng.

Song, nếu phải đối mặt với cuộc tấn công từ nhiều phía với tốc độ cao - vừa - thấp, tầm xa - trung - gần thì hệ thống Aegis có thể sẽ trở thành “lá chắn chết”.

Không chỉ Mỹ có tàu Aegis

Hiện nay, tàu Aegis đại diện cho trình độ phát triển cao nhất của tàu khu trục hải quân thế giới. Theo Sina, tuy Mỹ có biên đội tàu Aegis lớn nhất thế giới nhưng hải quân của các nước khác cũng đang liên tục tăng cường lực lượng "Aegis" của mình.

Chẳng hạn như khu vực châu Á, Trung Quốc có tàu khu trục tên lửa 052C và 052D; Nhật Bản có tàu khu trục lớp Atago và Kongo; Ấn Độ cũng có tàu khu trục Kolkata.

Những tàu này có thể có ưu thế của "người đến sau", thậm chí còn mạnh hơn so với tàu Arleigh Burke của Mỹ ở một số khía cạnh.

Cảm biến chính trên tàu USS Lassen là radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1

Chẳng hạn, tàu khu trục 052D của Trung Quốc trang bị radar mảng pha chủ động, trong khi phần lớn radar SPY-1D trên tàu khu trục Arleigh Burke là radar mảng pha thụ động.

Radar chủ động ổn định hơn, có tốc độ xử lý nhanh hơn và tính thích ứng mạnh hơn so với radar thụ động.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh sức mạnh tổng thể, biên đội tàu Aegis của Mỹ vẫn chiếm ưu thế hơn. Theo Sina, nguyên nhân rất đơn giản, đó là do số lượng quá nhiều.

http://soha.vn/quan-su/bao-tq-boi-l...-vua-tuan-tra-truong-sa-20151029225220701.htm
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao chiến hạm Liên Xô đâm tàu Mỹ trên Biển Đen?

Thiên Nam | 01/11/2015 15:00
2

1-31142375-1446359269953-33-0-278-480-crop-1446359346270.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Năm 1988, 2 chiến hạm Xô Viết đã đâm 2 tàu Mỹ trên Biển Đen khiến từ đó về sau tàu chiến Mỹ không dám tiếp cận bờ biển Liên Xô.

Gần đây, Mỹ tăng cường tàu khu trục và tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis đến Biển Đen để tăng cường hợp tác và bảo đảm an ninh cho các nước đồng minh xung quanh vùng biển này, đồng thời mở hàng loạt cuộc tập trận với hải quân Romania, Ukraine, Bulgaria…​
Do hạn chế của công ước Montreux 1936, chiến hạm Mỹ chỉ được phép lưu trú trong vùng Biển Đen không quá 21 ngày nên Washington đã lách luật bằng cách hết hạn thì cho tàu ra, rồi lại quay vào khiến Nga nổi giận. Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẽ có động thái đáp trả cứng rắn.​
Bộ quốc phòng nước này đã điều động nhiều phương tiện chiến đấu có khả năng đánh biển như tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion P hay máy bay ném bom Tu-22M3, tiêm kích Su-24, Su-30SM…, mang tên lửa hành trình đối hạm đến tăng cường cho Hạm đội Biển Đen.​
Tuyên bố của Moscow không phải là dọa xuông. Trong quá khứ hải quân Xô Viết cũng đã có những hành động cứng rắn đối với các chiến hạm do Washington phái đến vùng biển này. Tiêu biểu trong đó là vụ 2 tàu chiến Liên Xô đã từng đâm húc các tàu chiến lớn hơn gấp bội của Mỹ.​
Bối cảnh vụ đụng độ trên Biển Đen năm 1988
Vào giai đoạn cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ thường bỏ qua luật pháp quốc tế, xâm nhập vào các vùng lãnh hải của Liên Xô trên Biển Đen. Nhưng, có một lần các tàu chiến Mỹ bị giáng trả mạnh mẽ, bởi các tàu tuần tra của Liên Xô vào năm 1988.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Tuần dương hạm CG-48 USS Yorktown của Mỹ​
Vụ đụng độ diễn ra ngày 12/2/1988. Sau khi đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ và tiến vào vùng Biển Đen, tuần dương hạm CG-48 USS Yorktown và tàu khu trục DD-970 USS Caron của Hải quân Mỹ đã đi thẳng tới bờ biển Liên Xô, ở khu vực ngoài khơi bán đảo Crimea.​
2 chiến hạm cỡ lớn của hải quân Mỹ đã xâm nhập sâu vào lãnh hải Liên Xô, cách bờ biển Cimea vẻn vẹn 7 hải lý.​
Theo luật pháp quốc tế, hành động này có thể được cho phép nếu các tàu hành trình từ một điểm trong vùng biển quốc tế đến một điểm trong vùng biển quốc tế, thông qua một hành trình ngắn nhất có thể. Nhưng đi qua lãnh hải của một nước thì nó phải được sự cho phép của nước sở tại.​
Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, tàu chiến của họ thường xuyên đi qua các khu vực như vậy, nhưng Liên Xô tuyên bố, tất cả những hành trình này phải được sự chấp thuận của họ. Trong vùng lãnh hải của mình, Moscow có quyền cho phép hoặc cấm các tàu nước ngoài đi vào.​
Thuyền trưởng tàu "Bezzavetnyi” Vladimir Bogdashin hồi tưởng lại, 2 tàu Liên Xô là tàu hộ vệ hạng trung và hạng nhẹ, được lệnh đối đầu và ngăn chặn 2 tàu khu trục và tàu tuần dương Mỹ, thuộc loại tàu chiến thông thường lớn nhất thế giới.​
Tàu hộ vệ số hiệu 811 "Bezzavetnyi” (thuộc Project 1135, lớp Burevestnik, NATO gọi là lớp Krivak I) và tàu hộ vệ hạng nhẹ SKR-6 (thuộc lớp Project 35, Mirka I, sau này đổi tên thành FL-824) của Hải quân Liên Xô được lệnh xua đuổi các chiến hạm Mỹ xâm phạm biên giới biển.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Khu trục hạm DD-970 USS Caron của Hải quân Mỹ​
Tuần dương hạm USS Yorktown (9200 tấn) có kích thước lớn gấp hai lần và lượng giãn nước lớn gấp ba lần so với tàu hộ vệ “Bezzavetnyy” (3000 tấn), còn SKR-6 (1300 tấn) chỉ có lượng giãn nước bằng 1/6 tàu khu trục USS Caron (7800 tấn).​
Thuyền trưởng của 2 chiến hạm Liên Xô ra lệnh chặn đường 2 tàu Mỹ và đưa ra cảnh báo đối phương: "Không được xâm phạm vùng lãnh hải của Liên Xô. Theo mệnh lệnh của chỉ huy, chúng tôi sẽ xua đuổi tàu vi phạm, thậm chí có thể húc vào hoặc va đập".​
Nhưng tàu chiến Mỹ bỏ qua 2 lần cảnh báo của tàu chiến Liên Xô và tiếp tục duy trì hướng đi và vận tốc ban đầu. Sau đó, các tàu tuần tra của Liên Xô đã tăng tốc và đến sát gần hai tàu chiến Mỹ.​
Thủy thủ của Yorktown và Caron đổ lên boong chế giễu thủy thủ Liên Xô là những tên “Ivan ngu ngốc”.​
Va chạm
Vụ đụng độ bắt đầu diễn ra tại khu vực tọa độ 44 độ 15.2 phút vĩ bắc và 33 độ 35.4 phút kinh đông.​
Sau khi Bezzavetnyi áp sát Yorktown từ phía sau và bất ngờ ép mạnh vào mạn trái, thì mũi tàu Liên Xô quay bên trái, và đuôi tàu quay sang bên phải. Vụ va chạm là rất nguy hiểm đối với cả hai tàu.​
Ông Bogdashin cho biết, Bezzavetnyy có hai bệ pháo hạm bố trí 2 bên mạn tàu, cả hai đều sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, nó còn có bốn ống phóng ngư lôi. Còn tàu Mỹ thì có tám giàn phóng tên lửa "Harpoon". Do vụ va chạm, các ngư lôi và tên lửa đều có thể bị bắt lửa và bốc cháy.​
Vụ va chạm khiến Bezzavetnyy và Yorktown quay hai phía đối diện nhau, nhưng tàu Mỹ cơ bản không bị ảnh hưởng gì và không đổi hướng đi. Tàu tuần tra của Liên Xô một lần nữa tiếp cận tàu tuần dương Mỹ ở hướng vuông góc và húc thẳng vào mạn chiếc tuần dương hạm này.​
Cú đâm mạnh đến nỗi dường như chỉ trong một tích tắc chiếc tàu nhỏ của Liên Xô đã leo lên boong chiếc tuần dương hạm của Mỹ và với toàn bộ sức mạnh của mình, nó đã làm được điều mà cú đâm lần thứ nhất chưa làm được.​
“Bezzavetnyy” đâm thẳng vào chỗ giữa sàn đỗ trực thăng và hệ thống phóng tên lửa, mũi tàu đè nát tất cả mọi thứ ở đó. Hệ quả của cú đâm đã khiến tuần dương hạm USS Yorktown mất giàn phóng tên lửa chống hạm RGM-84 "Harpoon", do bị bắt lửa và bốc cháy.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Tàu hộ vệ Bezzavetnyy đâm vào tuần dương hạm USS Yorktown​
Các máy bay trực thăng trên boong tàu Yorktown bắt đầu nhốn nháo chuẩn bị cất cánh. Tuy nhiên, các thủy thủ Liên Xô đã nhận lệnh từ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen và cảnh báo Mỹ: "Nếu trực thăng cất cánh, thì sẽ bị bắn rơi do vi phạm không phận Liên Xô”.​
Trong khi đó, các máy bay của Hạm đội Biển Đen đã đến hiện trường. Bay trên các tàu chiến Mỹ có hai chiếc trực thăng tấn công Mi-24 trang bị đầy đủ vũ khí, các trực thăng Mỹ đã buộc phải ngừng cất cánh, Yorktown đổi hướng đi và rời khỏi lãnh hải Liên Xô.​
Đồng thời với hành động của tàu Bezzavetny, chiếc SKR-6 của Liên Xô cũng đã đâm vào tàu khu trục Caron. Nhưng do tàu SKR-6 quá nhỏ nên nó đã không gây ra thiệt hại nào nghiêm trọng cho tàu khu trục Caron, tuy nhiên con tàu này cũng đã phải rút lui.​
Sau khi dừng lại ở hải phận quốc tế trên Biển Đen một thời gian ngắn để đánh giá thiệt hại và gửi báo cáo về Bộ Chỉ huy Hải quân ở Washington, các tàu chiến của Mỹ ngay lập tức rời khỏi vùng biển này, ra các căn cứ ở Địa Trung Hải.​
Sau vụ đụng độ trên Biển Đen, thuyền trưởng của cả 2 chiến hạm Mỹ đều bị cách chức. Và từ đó đến nay, các tàu chiến của Hải quân Mỹ không còn dám tiếp cận khu vực biển 12 hải lý, thuộc lãnh hải Liên Xô và sau này là Nga.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Tàu hộ vệ hạng nhẹ SKR-6 của Liên Xô (phía sau) đâm vào tàu khu trục Caron​
Nguyên nhân
Hành động này của phía Liên Xô không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà nó có chủ đích rõ ràng.​
Trước đó, cũng khá nhiều lần tàu chiến Mỹ vô tình hay cố ý xâm phạm lãnh hải, khiến tàu chiến của Liên Xô phải ngăn cản, nhưng sự việc lần này diễn ra nghiêm trọng hơn do nguyên nhân khác.​
Trước đó 2 năm, cũng 2 chiến hạm Mỹ này đã vào sâu 6 hải lý trong lãnh hải Liên Xô vào ngày 13/3/1986. Không những thế, các radar, kể cả các phương tiện trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện được mở hết công suất. Tuy nhiên, khi đó Liên Xô đã không kịp ngăn cản.​
Tình báo Liên Xô cho rằng, Yorktown và Caron không đảm nhận chức năng thông thường của một tàu chiến, mà chúng đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các lực lượng vũ trang Liên Xô triển khai dọc bờ Biển Đen và trên bán đảo Crimea.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Tàu hộ vệ Bezzavetny khi Liên Xô sụp đổ được giao về cho Ukraine với số hiệu U134 Dnipropetrovsk​
Đặc biệt, vài tháng trước vụ đụng độ, các tàu chiến Mỹ đã thực hiện một cuộc diễn tập kỳ lạ ngay sát vùng đặc quyền kinh tế của Liên Xô ở vùng biển này. Do đó, tình báo Xô Viết cho rằng, Mỹ đã cài đặt thiết bị thu thập dữ liệu bí mật từ các cáp thông tin liên lạc dưới nước của Liên Xô.​
Ngày 12/2/1988, vẫn 2 tàu “Yorktown” và “Caron” đi vào hải phận Liên Xô ở khu vực Crimea. Tình báo Hải quân Liên Xô đã biết trước và đã có kế hoạch đối phó, “đón tiếp” và kèm 2 tàu này từ eo biển Bosphorus.​
Các tàu Liên Xô đã thông báo cho các tàu Mỹ là họ sẽ đi kèm “để giúp đỡ nếu có tình huống gì đó xảy ra; các tàu Mỹ trả lời là không cần nhưng phía Liên Xô thông báo lại là: “Các vị là khách, mà theo truyền thống hiếu khách của người Nga thì không thể bỏ mặc khách được”.​
Các tàu Liên Xô đã phát hiện ra hệ thống radar và các phương tiện vô tuyến điện tử trên cả hai chiến hạm Mỹ đều đang hoạt động, để thực hiện nhiệm vụ do thám thông tin tình báo của Liên Xô.​
Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, đô đốc M. Khronopulo, sau khi được sự cho phép của Tư lệnh Hải quân Liên Xô V.Chernavin, đã ra lệnh điều 2 chiến hạm trên, đợi chúng xâm phạm lãnh hải rồi dùng biện pháp trừng trị 2 tàu Mỹ, không cho phép chúng thu thập thông tin tình báo.​
vi-sao-chien-ham-lien-xo-dam-tau-my-tren-bien-den-.jpg

Máy bay Su-24 Nga dọa tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke DDG-75 USS Donald Cook​
Sau sự việc này, Thượng viện Mỹ ra quyết định hoãn lại các chuyến đi do thám của Hạm đội 6 ở vùng Địa Trung Hải và Biển Đen trong vòng nửa năm, tránh để xảy ra các vụ đụng độ như trên.​
Lật lại vụ đụng độ trên Biển Đen ngày 12/4/2014, khi máy bay trinh sát Su-24MR của Nga dằn mặt tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke USS Donald Cook của Mỹ cũng vì nguyên nhân tương tự, trong thời điểm đó Mỹ có khá nhiều chiến hạm trên biển Đen, nhưng Nga lại chỉ nhằm vào nó.​
Tình báo Nga cho rằng, sau khi Crime sáp nhập vào Nga một tháng trước đó, tàu khu trục Aegis mang số hiệu DDG-75 này được biệt phái ở lại biển Đen với ý đồ phá hoại hoạt động của các anten của Trung tâm vũ trụ của Hạm đội Biển Đen và mạng vệ tinh quân sự do thám ELINT.​
Đây là các hệ thống thiết bị tích hợp hiện đại, cho phép Crimea nhận các thông tin theo dõi các tín hiệu bức xạ điện tử từ các radar và các hệ thống dẫn đường về hạm đội, các máy bay trên tàu và tàu tên lửa Mỹ; tiếp nhận thông tin từ radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và hành trình.​
Bởi vậy, Nga đã quyết định dùng máy bay trinh sát Su-24MR dằn mặt tàu khu trục USS Donald Cook trên biển Đen, nhằm cảnh cáo rằng, nếu cứ tiếp tục âm mưu phá hoại, nó sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào, chứ đây không phải là hàng động “hung hăng, khiêu khích” như Washington tuyên bố.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.