Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Su-37 hơn hẳn Su-35, ăn đứt F-22

(Video) - Dù rất được ca ngợi nhưng Su-35 chưa phải là tiêm kích hiện đại nhất, mà chính Su-37 mới là siêu phẩm và đủ sức "ăn đứt" F-22 của Mỹ.

Thông tin này được một đại diện của Công ty Sukhoi Nga - nhà sản xuất dòng chiến đấu cơ Su của Nga. Theo nguồn tin này, hiện nay chính Su-37 mới là loại tiêm kích có tính năng cơ động hàng đầu thế giới và đủ khả năng ăn đứt tiêm kích thế hệ 5 F-22 của Mỹ.
Điểm khác biệt lớn nhất của Su-37 chính là được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có đốt sau Lyulka AL-37FU tích hợp vòi phun kiểm soát véc tơ lực đẩy 3 chiều (TVC 3D). Đây vốn là phiên bản cải tiến của động cơ lừng dành họ máy bay Sukhoi AL-31F.
Nhà sản xuất cho biết, động cơ AL-31FU cung cấp sức đẩy 83.36 kN và tăng lên 142 kN khi tăng lực và có thể lái được từ 15 đến +15 độ dọc theo chiều đứng máy bay. Bộ phận kiểm soát hướng và tốc độ phụt được tích hợp hoàn toàn với hệ thống kiểm soát bay kĩ thuật số.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-khang-dinh-su37-hon-han-su35-an-dut-f22_131011133.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích đa năng Su-37.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vòi phun TVC có thể làm lệch cả theo kiểu đồng thời và khác biệt dựa vào thao diễn. Vòi phun được nối với khớp xoay hình khuyên và có thể được di chuyển trong pitch của máy bay bằng hai cặp kích thuỷ lực. TVC cho phép máy bay trình diễn ở tốc độ gần bằng không mà không bị giới hạn về góc bắn. Với cặp động cơ này giúp cho Su-37 có thể đạt được tốc độ tối đa Mach 2,35 (cao hơn một chút so với Su-35), trần bay 18.000m.
Công nghệ đỉnh cao thứ 2 trên tiêm kích Su-37 là hệ thống điện tử hàng không tối tân. Buồng lái phi công được trang bị bốn màn hình hiển thị tinh thể lỏng (HUD) cho các dữ liệu chiến lược và hoa tiêu, các hệ thống máy tính và thanh điều khiển các điều kiện hoạt động (HOTAS).
Đỉnh cao tiếp theo trên Su-37 là hệ thống diện tử. Theo nhà sản xuất Sukhoi, Su-37 được trang bị hệ thống radar mạng pha bị động đa kênh N-011M Bars có tầm trinh sát cực đại 400km, theo dõi mục tiêu cách 200km, với 60km trong chế độ không đối không bán cầu sau (sau đuôi máy bay).
N-011M có thể theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và khả năng dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu đồng thời. Trong chế độ không đối đất/đối hải, radar có thể phát hiện mục tiêu xe tăng cách 40-50km, mục tiêu tàu khu trục cách 80-120km.
Về hỏa lực, với 12 điểm treo, tổng trọng lượng vũ khí mang theo của Su-37 lên đến trên 8 tấn. Trong nhiệm vụ không đối không, Su-37 được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel R-73 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đang đuổi phía sau hay đang đối đầu phía trước ở độ cao từ 0,02 và 20 km, và mục tiêu g-load lên đến 12G; tên lửa không đối R-77, có thể chặn đứng các mục tiêu có tốc độ lên tới 3.600 km/h và ở độ cao từ 0.02 đến 25 km.
Ngoài ra, Su-37 có thể mang được hầu hết các loại tên lửa và bom của Không quân Nga hiện nay. Để tăng tầm bay trong các chiến dịch tấn công tầm xa, Su-37 được trang bị 2 thùng dầu phụ.
Với những trang bị này, Su-37 hoàn toàn có thể khẳng định sức mạnh trước tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 hiện nay của Nga và có thể chiến đầu xòng phẳng với tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay là F-22.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí bí ẩn Status-6: Mang đầu đạn hạt nhân đi 10.000km

(Vũ khí) - Sau khi truyền thông Nga "vô tình" để lộ hình ảnh về vũ khí tối mật Status-6, Nga đã hé lộ một phần về khả năng của vũ khí này.

Theo thông tin ban đầu được chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống Status-6 ra đời sẽ “xuyên thủng” hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và cho phép duy trì cân bằng chiến lược trên thế giới.
Theo vị chuyên gia này, với lý do xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng nhưng thực chất, Mỹ đang có tham vọng xây dựng các hệ thống vũ khí để đánh chặn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-he-lo-tinh-nang-cua-status6_131556960.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh được đăng tải của hệ thống Status-6.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vì vậy, Nga cần phải tính hóa giải các cuộc tấn công của đối phương (Mỹ) trong trường hợp chiến tranh xảy ra, trong đó tính đến cả vấn đề sử dụng các phương tiện phi truyền thống mang vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ kẻ thù.
Đồng thời với việc hé lộ về sức mạnh của Status-6, ông Igor Korotchenko cũng đã phủ nhận thông tin truyền thông phương Tây cho rằng hệ thống Status-6 là “bom bẩn”.
Theo vị chuyên gia này, hệ thống Status-6 được phóng dưới nước và mang theo đầu đạn hạt nhân công suất lớn đến cự ly 10.000km để tiêu diệt các mục tiêu ven bờ chứ không phải bom bẩn như tuyên truyền của phương Tây.
Status-6 thực chất là ngư lôi hạng nặng, cho phép duy trì cân bằng chiến lược trên thế giới và giảm xác suất bùng nổ chiến tranh, chuyên gia Igor Korotchenko tiết lộ thêm.
Trước khi đưa ra những thông tin này, giới quân sự phương Tây đã khá bất ngờ và sau đó đã tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của dự án vũ khí tối mật mang tên Status-6 khi truyền thông Nga để vô tình để lộ hình ảnh.
Theo đó, tại cuộc họp ngày 10/11 tổ chức tại Sochi với Tổng thống Nga Putin, giới quân sự nước này đã để lộ Status-6.
Tuy nhiên, sau khi đoạn video trên được công bố, truyền thông phương Tây đã đặt nghi vấn rằng không có cách nào để biết chắc chắn sự việc có thực không hay chỉ đơn giản là màn tung hỏa mù, làm cho mọi người nghĩ rằng Tổng thống Putin có một món "đồ chơi" nguy hiểm mới.
Dù phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cũng đã lên tiếng ám chỉ một số dữ liệu mật đã vô tình bị ghi hình nhưng trang The Daily Beast (Mỹ) nghi hoặc rằng đây chỉ là chiêu thức để phô diễn sức mạnh quân sự của Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêu diệt cơ sở tên lửa bờ TQ - Nhiệm vụ bất khả thi với F-22?

Hòa Trần | 14/11/2015 14:00
1

8888202-f-22-raptor-aircraft-ebdff-crop1396835162420p-1447482053431-24-0-360-659-crop-1447482070512.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo toutiao, F-22 ban đầu được thiết kế đa nhiệm và đã được thực chiến ở Syria nhưng nói chung, máy bay này không hoàn toàn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tấn công.

Trang mạng tiếng Trung toutiao đăng bài viết đặt vấn đề: Liệu F-22 có thể tiêu diệt cơ sở phóng tên lửa bờ của Trung Quốc?
Bài viết trên trang mạng này cho biết, gần đây, máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ lần đầu tiên bay biểu diễn và trở thành “ngôi sao” tại triển lãm quốc tế ADEX 2015 Hàn Quốc.
Trước đó, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ triển khai luân phiên F-22 tại Nhật Bản, điều đó có nghĩa máy bay chiến đấu thế hệ 5 này bắt đầu trở thành “khách quen” trên bầu trời Đông Á.
Liệu sự xuất hiện của F-22 có tạo thành mối đe dọa đối với mục tiêu quan trọng của Trung Quốc, như cơ sở phóng tên lửa bờ?
tieu-diet-co-so-ten-lua-bo-tq-nhiem-vu-bat-kha-thi-voi-f22.jpg

Theo toutiao, F-22 có nhiều hạn chế về khả năng mang vũ khí và tầm hoạt động.​
Những hạn chế của F-22
Theo toutiao, tuy F-22 ban đầu được thiết kế đa nhiệm và đã được kiểm tra thực chiến khả năng tấn công đối đất trong cuộc không kích Syria nhưng nói chung, máy bay này không hoàn toàn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tấn công.
Chưa xét đến các yếu tố như bảo đảm hậu cần, bán kính tác chiến…, chỉ nhìn vào hệ thống vũ khí của F-22 có thể thấy trong quá trình thiết kế, người ta không tính đến khả năng mang vũ khí tấn công tầm xa cỡ lớn trong khoang chứa ở thân máy bay.
Thay vào đó, F-22 chỉ có thể sử dụng tên lửa không đối đất chiến thuật hoặc bom thông minh JDAM để tấn công chiến thuật tầm gần.
Trong tương lai, F-22 vẫn có thể tiến hành tấn công trong khu vực phòng thủ của đối phương nhưng nó phải đối mặt với nguy cơ không đủ vũ khí, hạn chế về tầm bay (không thể mang thùng nhiên liệu phụ bên ngoài) và khả năng thâm nhập kém.
Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, F-22 chỉ mang tên lửa không đối không để tự vệ nên nếu đối phương có hệ thống phòng không tốt, khả năng sống sót của nó sẽ thấp hơn so với khi thực hiện nhiệm vụ giành hoặc duy trì quyền kiểm soát trên không.
Nhiệm vụ bất khả thi
Một khía cạnh khác cần xét đến là khả năng phòng thủ của quân đội Trung Quốc trước máy bay tàng hình.
Đối với các loại vũ khí phòng không của Trung Quốc, việc phát hiện F-22 tương đối khó khăn, do khả năng tàng hình trước radar của F-22 rất tốt. Tuy nhiên, không có nghĩa họ là không thể phát hiện F-22.
tieu-diet-co-so-ten-lua-bo-tq-nhiem-vu-bat-kha-thi-voi-f22.jpg

Hệ thống radar YJ-26​
Vào những năm 1990, Séc đã nghiên cứu ra radar Vera, với khả năng phát hiện và tìm kiếm hiệu quả máy bay tàng hình có radar sóng milimet.
Trung Quốc tuy không có trang bị thành công radar Vera nhưng sau khi có được công nghệ liên quan, nước này đã phát triển radar JY-26, JY-27A, YLC-8B, YLC-2V và YLC-20 trên đất liền cũng như radar cảnh báo tầm xa Type 517 trên tàu.
Chúng đều có khả năng chống tàng hình nhất định.
Trung Quốc còn có tên lửa phòng không tầm xa, trung, gần như HQ-9. HQ-16, HQ-17, hệ thống phòng không kết hợp pháo/tên lửa HQ-6A, cùng lưới phòng không do lượng lớn chiến đấu cơ thế hệ 4 Trung Quốc (tương lai sẽ có tiêm kích thế hệ 5 như J-20) hợp thành.
Sự phát triển của Trung Quốc trong công nghệ chống tàng hình và những hạn chế của F-22 khi tấn công mục tiêu trên bộ, trên biển đã làm giảm khả năng sống sót của mẫu máy bay này khi thực hiện tấn công các cơ sở phóng tên lửa bờ.
Tất nhiên, đối đầu với hệ thống không cân bằng này, bên tấn công cũng không phải là không có cách.
Trước khi tấn công cơ sở phóng tên lửa bờ của Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ điều máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ Khống Chế Phòng Không Địch (SEAD), mục tiêu tấn công chủ yếu là radar cảnh giới và hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Nếu hệ thống tên lửa phòng không xung quanh cơ sở phóng bị phá hủy thì Trung Quốc khó có thể chỉ dựa máy bay chiến đấu để đánh chặn F-22.
Việc bổ sung lực lượng, trang bị, triển khai trận địa và hình thành khả năng tác chiến một lần nữa cũng cần thời gian. Trong thời gian ngắn như vậy, xác suất hoàn thành nhiệm vụ tấn công của F-22 sẽ được nâng cao.
Tuy nhiên, các máy bay thực hiện nhiệm vụ SEAD chủ yếu là các chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15E, F-16CJ nên khả năng bị hỏa lực phòng không đối phương bắn hạ cũng tương đối lớn.
Nếu để F-22 thực hiện nhiệm vụ SEAD, điều đó sẽ không chỉ gây áp lực nhiệm vụ đối với F-22 mà quan trọng hơn là hiệu quả tấn công cũng không như máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Vì vậy, có thể dự đoán quân đội Mỹ không thể sử dụng F-22 thực hiện nhiệm vụ SEAD. Trong tương lai, để giải quyết vấn đề này, Mỹ có thể sẽ triển khai F-35.
F-35 cũng có tính năng tàng hình tương đối mạnh nhưng tính cơ động kém xa F-22.
Bên cạnh đó, để trở thành máy bay chiến đấu đa năng với nhiệm vụ chủ yếu là tấn công đối đất thì khi tác chiến, F-35 phải sử dụng vũ khí treo bên ngoài để nâng cao khả năng tấn công. Điều này khiến nó ít có sự khác biệt so với F-15E, F-16CJ.
Nếu đối phương có hệ thống phòng không hoàn chỉnh thì đối phó với máy bay làm nhiệm vụ SEAD này không quá khó khăn.
Căn cứ vào những phân tích trên, toutiao kết luận rằng, về cơ bản, tiêu diệt cơ sở phóng tên lửa bờ của Trung Quốc là nhiệm vụ bất khả thi đối với F-22.
 
23/8/12
1.162
3
38
Status-6 - Vũ khí khiến lá chắn tên lửa Mỹ trở nên bất lực

Đức Anh | 15/11/2015 19:30
4

uss-cowpens-1447511881356-60-0-366-600-crop-1447511904925.jpg

Tuần dương hạm Aegis USS Cowpens bắn tên lửa đánh chặn SM-3 trong một cuộc thử nghiệm.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đường không có thể sẽ trở nên vô dụng trước vũ khí Status-6 của Nga.

Truyền thông Nga "vô tình" làm lộ bí mật
Trong một buổi ghi hình cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và các quan chức Bộ Quốc phòng. Không rõ do vô tình hay cố ý, truyền thông Nga đã để lộ bản vẽ thiết kế tàu ngầm hạt nhân mới cùng hệ thống vũ khí Status-6.​
Các hình ảnh sau đó đã được kênh truyền hình Nga gỡ xuống, nhưng nhiều báo nước ngoài vẫn kịp dẫn lại và gây xôn xao giới tình báo phương Tây.​
Ngoài tàu ngầm tấn công hạt nhân mới 09852 Belgorod và 09851 Khabarovsk, bản vẽ thiết kế hệ thống vũ khí đại dương đa mục đích Status-6 là đối tượng được giới phân tích phương Tây đặc biệt chú ý.​
Theo BBC, Status-6 có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương ở khu vực ven biển.​
Đầu đạn hạt nhân lắp trên Status-6 sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng lãnh thổ đối phương bằng cách tạo ra khu vực nhiễm phóng xạ rộng lớn, không thể sử dụng cho mục đích quốc phòng, kinh tế trong thời gian dài.​
status6-vu-khi-khien-la-chan-ten-lua-my-tro-nen-bat-luc.jpg

Tên lửa đánh chặn của hệ thống NMD, Mỹ trong một lần thử nghiệm. Chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không nhưng bất lực trước Status-6. Ảnh: USAF​
Lá chắn tên lửa Mỹ bất lực
Mỹ bắt đầu xây dựng lá chắn tên lửa xuyên lục địa (NMD) từ năm 2002. Washington tuyên bố, NMD ra đời nhằm bảo vệ các đồng minh của họ trước mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran.​
Đến năm 2009, chương trình được mở rộng để sử dụng cả hệ thống tên lửa cố định và di động tầm trung khác cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa.​
Giai đoạn 1, Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong silo cố định ở Kuwait, Qatar, UAE và hệ thống phòng không Patriot ở Bahrain.​
Bên cạnh đó là lắp đặt radar cảnh báo sớm khu vực Địa Trung Hải ở Thổ Nhĩ Kỳ, nâng cấp các tàu Aegis với tên lửa đánh chặn SM-3, bổ sung một trạm radar cảnh báo sớm ở Nhật Bản nhằm hỗ trợ cho trạm ở Alaska.​
Giai đoạn 2 và 3 chủ yếu tập trung vào nâng cấp tên lửa SM-3 để đánh chặn tên lửa ở độ cao 1.500 km bên ngoài bầu khí quyển.​
Giai đoạn 4 được tính đến sau năm 2020, sẽ phát triển một tên lửa đánh chặn tinh vi hơn để thay thế cho SM-3.​
Với kế hoạch chi tiết cùng vũ khí tối tân, hệ thống NMD có thể vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo liên lục địa nhắm vào Washington. Bên cạnh đó, việc mang NMD đến Romania và Ba Lan sẽ khiến an ninh quốc gia Nga bị đe dọa.​
status6-vu-khi-khien-la-chan-ten-lua-my-tro-nen-bat-luc.jpg

Bản vẽ hệ thống vũ khí Status-6 bất ngờ rò rỉ trên sóng truyền hình Nga. Ảnh: BBC​
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Status-6 có thể làm phá sản kế hoạch NMD của Washington.​
Theo hãng tin TASS, Status-6 là một loại ngư lôi có phạm vi hoạt động lên đến 10.000 km, nó hoạt động ở độ sâu 1.000 m và được trang bị nhiều công nghệ tối tân để qua mặt các thiết bị dò tìm dưới nước.​
Tờ Rossiiskaya Gazeta, Nga gọi Status-6 là robot tàu ngầm mini di chuyển ở tốc độ 100 hải lý/giờ.​
Điểm đặc biệt khác của Status-6 là nó được lắp và phóng từ bên dưới thân tàu ngầm mẹ, nên các vệ tinh do thám rất khó phát hiện ra chúng. Status-6 sẽ di chuyển một cách lặng lẽ dưới nước mà “quỷ không biết, thần chẳng hay” để tiếp cận bờ biển đối phương.​
Theo một số nguồn tin, Status-6 nhiều khả năng sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 100 megaton.​
Konstantin Sivkov, nhà chính trị học người Nga nói với BBC rằng, vụ nổ từ đầu đạn này có thể tạo ra cơn sóng thần có chiều cao 500 m và quét sạch mọi thứ trong phạm vi 1.500 km.​
Đầu đạn hạt nhân mà Status-6 mang theo sẽ xóa sổ các khu vực ven biển mà lá chắn NMD hoàn toàn bất lực, vì chúng được thiết kế để đánh chặn từ trên không. Khi người Mỹ còn chưa kịp hoàn thành NMD theo kế hoạch thì Nga đã sắp có vũ khí làm phá sản NMD.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga thử thành công tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân

TN | 15/11/2015 14:30
3

1-nga-1447564104055-0-0-230-450-crop-1447564133696.jpg

Hình ảnh tên lửa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm Vladimir Monomakh.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vladimir Monomakh thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga đã bắn thử thành công hai tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ Bạch Hải.

Thông cáo ra ngày 14/11 của cơ quan báo chí - thông tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vladimir Monomakh thuộc Hạm đội Biển Bắc đã bắn thử thành công hai tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ Bạch Hải.​
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại thao trường Kura ở Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga.​
Thông cáo cho biết: "Việc phóng thử hai tên lửa đạn đạo liên lục địa đã khẳng định độ tin cậy trong hoạt động chức năng của tất cả các thành phần, cụ thể là tổ hợp tự động của tên lửa Bulava khi sử dụng đạn thông thường".​
Đáng chú ý là vụ bắn thử được thực hiện từ vị trí dưới nước và các thông số về đường bay của hai tên lửa Bulava đều đảm bảo chế độ tiêu chuẩn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Phòng thủ Mỹ sẽ bị Status-6 Nga xuyên thủng

(Vũ khí) - Hôm 15/11, phát ngôn viên của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov đã khẳng định rằng hệ thống NMD không thể cứu Mỹ khỏi đe dọa hạt nhân ngầm.

Vũ khí hạt nhân ngầm mới của Nga
Sau khi Nga để lộ vũ khí ngầm mới mang tên Status-6, chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga phân tích những thông tin về hệ thống mới này với đài Sputnik.
Theo Vasily Kashin, xét theo thông tin hiện có, Status-6 là loại ngư lôi đang được thiết kế để tấn công hạt nhân vào thành phố ven biển và các mục tiêu khác trên bờ biển. Ngư lôi có tầm xa rất lớn, khoảng 10.000 km.
Trên thực tế, đây là một tàu ngầm không người lái mang theo vũ khí hạt nhân, có khả năng di chuyển với tốc độ cao ở độ sâu khoảng 1.000 m.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ về tính năng và thiết kế, đặc biệt, trong ngư lôi sẽ được lắp động cơ loại nào. Tàu chiến mang theo các ngư lôi sẽ là hai tàu ngầm hạt nhân "Belgorod" và "Khabarovsk" đang được xây dựng.
Chuyên viên Vasily Kashin cho biết, ý tưởng thiết kế ngư lôi hạng nặng không phải là mới mẻ. Vào đầu những năm 1960, nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô, sau đó là người bất đồng chính kiến Andrei Sakharov đã hỗ trợ cho dự án thiết kế ngư lôi chiến lược T-15 mang đầu đạn công suất 100 megaton.
Khi đó, các nhà khoa học cho rằng, công suất này là đủ để gây ra một cơn sóng thần khổng lồ có thể phá hủy các thành phố ven biển. Ngay cả lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã coi ý tưởng này là khủng khiếp và không thể chấp nhận được.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phong-thu-my-manh-nhung-du-che-chan-truoc-vu-khi-nga_15169666.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh của Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Có lẽ, trong trường hợp với "Status-6" nói về một quả ngư lôi mạnh hơn nhiều, đặc biệt có tính năng "tàng hình" và tầm xa lớn hơn, chuyên viên Vasily Kashin nhận định đồng thời cho biết thêm, ngư lôi "Status-6" có công suất tương đương với tên lửa đạn đạo liên lục địa, và đồng thời không thuộc bất kỳ thoả thuận về kiểm soát và cắt giảm vũ khí.
Trước sự phát triển không ngừng về vũ khí ngầm của Nga, Mỹ đã đầu tư lớn vào hệ thống phòng thủ tên lửa nhưng điều đó không thực sự khiến Mỹ trở nên an toàn trước đe dọa hạt nhân, Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết sau khi "Status-6" lộ diện.
Mỹ thừa nhận sức mạnh ngầm Nga có thể thổi bay Mỹ
Vừa qua, Tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ có phân tích cho rằng, Nga đang chế tạo tàu ngầm thế hệ 5, trong đó có “sát thủ của tàu sân bay” và chỉ có Moscow mới sở hữu sức mạnh ngầm có thể thổi bay Mỹ.
Sau khi thành công với 2 mẫu tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ 4, Nga đã bắt đầu công việc chế tạo hai mẫu tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 5 - tờ tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ đưa tin.
Tờ tạp chí Mỹ mô tả rằng, trong số 2 mẫu này, một mô hình được thiết kế để chuyên đánh chặn tàu ngầm của đối phương, mẫu thứ hai là một "sát thủ tàu sân bay", chuyên dùng để triệt hạ những mục tiêu lớn trên mặt nước như hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.
Tác giả bài viết lưu ý rằng, Nga đang phấn đấu hồi sinh ngành đóng tàu ngầm với sức mạnh mới. "Sau nhiều năm ngừng hoạt động thời hậu chiến tranh lạnh, Moscow gần đây đã giới thiệu hai loại tàu ngầm mới thuộc thế hệ thứ 4 rất thành công" - bài viết trên tờ National Interest cho biết.
Năm 2013, Hải quân Nga đã nhận được các tàu ngầm chiến lược lớp "Borey" mang tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava cũng như các tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên của đề án "Yasen" mang nhiều tên lửa hành trình tấn công mặt đất như RK-55 Granat, P-800 Onyx hay Caliber-S…
Những tính năng của các tàu ngầm hạt nhân Nga đã gây ấn tượng với nhiều chuyên viên quân sự Mỹ. Các chuyên gia quân sự Anh cũng đã từng thừa nhận, Mỹ và NATO không biết nhiều về tàu ngầm hạt nhân Nga, những hệ thống vũ khí của chúng còn là điều rất bí ẩn.
Ngay cả một loại tàu ngầm thế hệ cũ của Nga là tàu ngầm đề án 941 "Akula" cũng đã khiến phương Tây phải thán phục. Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới này là một điển hình về trình độ kỹ thuật hoàn hảo và độ lặn sâu tới 500 mét, hoạt động độc lập dưới đáy biển suốt 180 ngày đêm.
Con tàu có sức mạnh kinh hoàng với 20 bệ phóng cho 20 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, nhiên liệu rắn R-39 Rif, có tầm phóng 8500km. Mỗi quả tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng (MIRV), mỗi đầu đạn công suất 100kiloton. Tổng cộng con tàu trang bị 200 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá 20.000kiloton.

Đầu năm 2013, Hạm đội phương Bắc của Nga đã tiếp nhận vào biên chế những tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới, trang bị 16 tên lửa đạn đạo "Bulava" và 6 tên lửa hành trình thuộc lớp Borey. Cho đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ được bổ sung 8 tàu ngầm đề án "Borey” và "Borey-A".
Hồi mùa hè năm 2014, Nga cũng đã đã cử hành nghi lễ thượng cờ long trọng trên kỳ đài của tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 "Severodvinsk", chiếc đầu tiên trong loạt 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc đề án 885 "Yasen" với các tên lửa hành trình siêu mạnh.
Hiện nay Nga sở hữu hơn 70 chiếc tàu ngầm hạt nhân và thông thường, được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao nhất của thế giới, đặc biệt là lớp vỏ tàu khử từ bằng Titan. Trên thế giới hiện chỉ có mình lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ là có sức mạnh ngang ngửa hạm đội tàu ngầm Nga đang biên chế.
Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Nga đang là nòng cốt trong bộ 3 răn đe hạt nhân gồm máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất, trở thành lực lượng đáng ngại nhất đối với quân đội Hoa Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến khâu hoạch định chiến lược của Mỹ.
 
Tập Lái
13/10/15
2
0
1
40
Tiêu diệt cơ sở tên lửa bờ TQ - Nhiệm vụ bất khả thi với F-22?


Nhiệm vụ bất khả thi
Một khía cạnh khác cần xét đến là khả năng phòng thủ của quân đội Trung Quốc trước máy bay tàng hình.
Đối với các loại vũ khí phòng không của Trung Quốc, việc phát hiện F-22 tương đối khó khăn, do khả năng tàng hình trước radar của F-22 rất tốt. Tuy nhiên, không có nghĩa họ là không thể phát hiện F-22.
tieu-diet-co-so-ten-lua-bo-tq-nhiem-vu-bat-kha-thi-voi-f22.jpg

Hệ thống radar YJ-26​
Vào những năm 1990, Séc đã nghiên cứu ra radar Vera, với khả năng phát hiện và tìm kiếm hiệu quả máy bay tàng hình có radar sóng milimet.
Trung Quốc tuy không có trang bị thành công radar Vera nhưng sau khi có được công nghệ liên quan, nước này đã phát triển radar JY-26, JY-27A, YLC-8B, YLC-2V và YLC-20 trên đất liền cũng như radar cảnh báo tầm xa Type 517 trên tàu.
Chúng đều có khả năng chống tàng hình nhất định.
...........................
Căn cứ vào những phân tích trên, toutiao kết luận rằng, về cơ bản, tiêu diệt cơ sở phóng tên lửa bờ của Trung Quốc là nhiệm vụ bất khả thi đối với F-22.
Có 1 điều đáng buồn là vũ khí Khựa ngày càng chất lượng, một mối lo lơn cho chúng ta ở cái ao làng :(
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Mỹ sẽ thiếu tiền “tậu” tiêm kích F-35?

Đức Dũng | 17/11/2015 08:15
0

1-tiem-kich-f35-1447701203849-41-0-378-660-crop-1447701264907.jpg

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - chiếc tiêm kích đắt đỏ nhưng không như kỳ vọng.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo chuyên gia quân sự Jacques Gansler - nguyên thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, do chi phí mua F-35 cao bất thường, Không quân Mỹ sẽ không có đủ tiền cho các dự án nghiên cứu và an ninh mạng trong tương lai.

Hãng Ria Novosti dẫn nguồn tin của tờ Air Force Times (Mỹ) cho hay, theo kế hoạch Lực lượng không quân Mỹ dự định mua một lượng lớn chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ 5 Lockheed Martin F-35.​
Nhưng nếu họ không cắt giảm số lượng chiến đấu cơ này thì ngân sách quốc phòng Mỹ có thể sẽ không đủ để mua thêm các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.​
Theo dự thảo ngân sách cho năm 2016, Không quân Mỹ sẽ mua 44 chiến đấu cơ F-35 cho năm tài khóa này, 48 chiếc cho năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm kể từ năm 2018 đến 2020. Theo đó, tổng chi phí mua sắm 1.736 chiếc F-35 là khoảng 215 tỷ USD.​
Ngoài ra, Không quân Mỹ cũng có kế hoạch mua khoảng 80 đến 100 máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới, có trị giá lên tới khoảng 100 tỷ USD nữa.​
Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích của Tập đoàn Teal Group dự đoán, để đủ ngân sách mua lô máy bay ném bom chiến lược trên, Không quân Mỹ sẽ phải cắt giảm số lượng chiến đấu cơ F-35 mà họ muốn mua.​
Kể từ khi ngân sách cho F-35 chiếm phần lớn hơn so với các chương trình mua sắm khác cùng với những khó khăn về tài chính của Bộ quốc phòng Mỹ, việc mua 1.736 máy bay trang bị cho Không quân Mỹ đã trở nên “bất hợp lý”.​
Tính tới năm 2020, chương trình F-35 sẽ “ngốn” hơn 50% ngân sách phân bổ cho không quân Mỹ. Nếu ngân sách quốc phòng Mỹ không được tăng lên thì Lực lượng không quân buộc phải cắt giảm chi phí mua F-35.​
Đó là nhận định của ông Mackenzie Eaglen, một chuyên gia phân tích quốc phòng đến từ Viện Doanh nghiệp Mỹ. Ông Eaglen cho biết thêm, hiện tại cả Canada và Na Uy đều có kế hoạch rút khỏi chương trình F-35, dẫn tới việc giá thành của loại chiến đấu cơ này sẽ tăng lên.​
Air Force Times còn trích dẫn ý kiến của ông Jacques Gansler - nguyên thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ: “Vấn đề không chỉ là họ không đủ tiền mua máy bay chiến đấu, mà họ còn đang thiếu cả tiền cho các dự án nghiên cứu mới cũng như vấn đề an ninh mạng tương lai”.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sợ Topol, Yars, Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo di động

Cập nhật lúc: 19:00 17/11/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Báo TQ: Mỹ "bất lực" trước tên lửa đạn đạo DF-5B
Điều chưa biết về nơi sản xuất tên lửa đạn đạo Nga

(Kiến Thức) - Trước sức ép từ kho vũ khí chiến lược di động của Nga, Mỹ đang tính kế phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới.
Tờ Washington Times cho biết, Không quân Mỹ sắp hoàn thành chương trình phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới.​
Theo một báo cáo quốc phòng của Quốc hội Mỹ vừa được công bố tuần trước cho hay, Không quân Mỹ đang phát triển một khái niệm tên lửa đạn đạo mới có thể được triển khai từ đường bộ lẫn đường sắt. Chương trình này được Trung tâm phát triển vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ triển khai cách hai năm về trước.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nước Mỹ đang có cảm giác hụt hơi trong cuộc đua ICBM với Nga và Trung Quốc. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đại diện Không quân Mỹ tiết lộ, đây là khái niệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoàn toàn mới với các bệ phóng di động có khả năng cơ động và triển khai nhanh.​
Trong nội dung bản báo cáo mới được Quốc hội Mỹ công bố, Không quân Mỹ cho rằng một dòng tên lửa đạn đạo mới là cần thiết cho an ninh nước Mỹ lúc này trong bối cảnh họ tên lửa LGM-30G Minuteman III đã trở nên lỗi thời trước Nga và Trung Quốc.​
Một chuyên gia quốc phòng của Quốc hội Mỹ cho biết, Không quân Mỹ đang xem xét phát triển một dòng tên lửa đạn liên lục địa mới vừa có thể triển khai từ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất lẫn từ các bệ phóng di động.​
Hiện tại, Không quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Orbital ATK cũng đang thử nghiệm một mẫu động cơ đẩy nhiên liệu rắn thế hệ mới dành cho thế hệ ICBM tiếp theo của Không quân Mỹ. Với hứa hẹn đây sẽ là dòng ICBM tiên tiến nhất của Không quân Mỹ từng phát triển.​
Vào giữa năm 1980, Không quân Mỹ cũng từng sở hữu một chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung có thể được triển khai từ các bệ phóng di động với tên mã là MGM-134A Midgetman hay Small Intercontinental Ballistic Missile (SICBM).​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa di động MGM-134A Midgetman của Không quân Mỹ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chương trình phát triển SICBM được chính thức khởi động vào năm 1984 và đứng đầu bởi Văn phòng phát triển Không quân Mỹ đóng tại căn cứ không quân Norton với sự hổ trợ của Cơ quan hổ trợ và cung cấp công nghệ (SETA). Vào năm 1986 hợp đồng đấu thầu phát triển nguyên mẫu SICBM được trao cho Martin Marietta, Thiokol, Hercules, Aerojet, Boeing, General Electric, Rockwell và Logico.​
Nguyên mẫu SICBM đầu tiên được tiến hành thử nghiệm vào năm 1989, nhưng đã bị phát nổ trên vùng biển Thái Bình Dương 70 giây sau khi phóng, tuy nhiên các đợt phóng thử nghiệm sau đó lại diễn ra khá thành công vào năm 1991.​
Hệ thống tên lửa đạn đạo di động Midgetman được triển khai từ một phương tiện vận chuyển đặc biệt có tên HML, các mẫu phương tiện này vẫn còn được Không quân Mỹ lưu giữ cho đến tận ngày nay và chúng chỉ được triển khai khi nước Mỹ phải đối đầu với một cuộc chiến tranh hạt nhân.​
Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào đầu những năm 1990, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thu nhỏ kho vũ khí hạt nhân của mình trong đó cả chương trình Midgetman và dòng tên lửa SICBM này chính thức bị đình chỉ vào năm 1992.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.