Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Iraq tăng cường sức mạnh chống IS nhờ Nga

Cập nhật lúc: 11:00 16/11/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Iraq lắp súng Nga cho xe tăng Abrams Mỹ để chống IS
Chiến đấu cơ L-159 đã tới Iraq tham chiến chống IS

(Kiến Thức) - Nga không chỉ cung cấp cho Không quân Iraq các máy bay chiến đấu mới mà bao gồm cả cơ sở hạ tầng của các căn cứ không quân.
Hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn nguồn tin từ cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự của nước này cho hay, Nga đang tiến hành cung cấp các thiết bị kỹ thuật cũng như hổ trợ đào tạo cho Không quân Iraq nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng không quân non trẻ của nước này.​
Theo nguồn tin này cho biết, các công ty quốc phòng của Nga đang xúc tiến việc chuyển giao các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật hàng không trong đó có các hệ thống radar giám sát mới cho một căn cứ không quân của Iraq theo một hợp đồng được hai bên ký kết trước đây.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Việc đảm bảo khả năng hoạt động của các căn cứ không quân đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống IS của Quân đội Iraq.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết các thiết bị này sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng hoạt động của căn cứ không quân trên, nhất là trong bối cảnh số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Iraq đang ngày càng nhiều lên.​
Sau khi đưa vào trang bị các thiết bị điện tử hàng không, các căn cứ không quân của Quân đội chính phủ Iraq sẽ sở hữu hệ thống radar giám sát có phạm vi hoạt động lên tới 400km. Chúng giúp hỗ trợ thuận lợi hơn cho các hoạt động cất và hạ cánh của các loại máy bay quân sự kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.​
Trong những năm gần, Iraq đang trở thành thị trường vũ khí tiềm năng cho các công ty quốc phòng của Nga. Trong năm 2012, Baghdad và Moscow cũng đã ký kết một hợp đồng vũ khí kỉ lục trị giá 42 tỷ USD nhằm tái trang bị toàn diện cho lực lượng vũ trang yếu kém của Iraq. Dù được Mỹ viện trợ số lượng lớn vũ khí nhưng các quan chức Iraq vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến các loại vũ khí do Nga chế tạo.​
Lộ tổ hợp tác chiến điện tử cực mạnh Iran sắp có

Cập nhật lúc: 11:00 18/11/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Iran lại hé lộ tên lửa đạn đạo tầm xa mới
Lực lượng phản ứng nhanh Iran tập trận…chậm rãi

(Kiến Thức) - Nhiều khả năng Moscow sẽ đồng ý cho KRET xuất khẩu các tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1 và Rtut-BM cho Iran trong thời gian sắp tới.
Army Recognition dẫn lời Igor Nasenkov – Phó tổng giám đốc công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET của Nga cho hay, Moscow và Tehran đang tiến hành thảo luận về khả năng Nga bán các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) mặt đất tiên tiến cho Iran sau khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với nước này được dỡ bỏ.​
Thông tin này được đại diện phía KRET công bố tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow-2015. Và hiện tại công ty này đã sẵn sàng chuyển giao cho Iraq các tổ hợp tác chiến điện tử mới nếu như có sự đồng ý từ phía Moscow.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Thị trường vũ khí Iran trong tương lai gần như sẽ thuộc về Nga, khi mà hàng loạt hợp đồng vũ khí mới được hai bên ký kết chỉ trong thời gian ngắn.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
KRET là một trong những công ty quốc phòng chuyên sản xuất các thiết bị vô tuyên điện tử lớn nhất của Nga được thành lập vào 2009 và là một trong những công ty con của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga.​
Hiện tại, các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất nổi tiếng của KRET gồm có Moskva-1; tổ hợp áp chế điện tử President-S dành cho máy bay quân sự và dân sự; tổ hợp cảnh báo sớm và áp chế điện tử dành cho pháo binh Rtut-BM và nhiều tổ hợp áp chế điện tử khác.​
Trong đó tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1 là cái tên khá nổi tiếng. Nó có phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới 400km cao hơn hẳn các tổ hợp EW trước đây của Quân đội Nga. Bên cạnh đó việc sử dụng một radar thụ động giúp Moskva-1 không phát ra bất cứ tín hiệu nào mà chỉ tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ bên ngoài.​
Moskva-1 không chỉ hoạt động như một tổ hợp áp chế điện tử mà còn như một trong trung tâm trinh sát và chỉ huy chiến trường và hoàn toàn vô hình trước các thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tổ hợp tác chiến điện tử và cảnh báo sớm Rtut-BM của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh Moskva-1, Rtut-BM 1L262E cũng là một trong những tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại khác của Quân đội Nga. Tuy nhiên, nó lại nghiêng về khả năng hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh trước các đợt tấn công của lực lượng pháo binh đối phương.​
Đối với các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao như tên lửa hay đạn pháo thông minh nhằm tránh gây thiệt hại cho binh sĩ cũng như trang thiết bị chúng bắt buộc phải được kích hoạt nổ ở độ cao từ 3-5m và lúc này Rtut-BM sẽ tác động trực tiếp tới các loại vũ khí này và kích nổ chúng trong khoảng cách an toàn.​
Trà Khánh​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tuần dương hạm Moskva giúp giữ bầu trời Syria

(Video) - Theo ông Oleg Krivorog, chỉ huy Hải quân Nga bảo vệ căn cứ không quân Latakia, căn cứ này sẽ được đặt dưới chiếc ô bảo vệ của tuần dương hạm Moskva.

"Tuần dương hạm tên lửa Moskva trong thành phần lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Nga ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ giải quyết nhiệm vụ đảm bảo tính chiến đấu ổn định cho các tàu đến Cộng hòa Arab Syria, yểm trợ từ hướng biển các nhóm không quân Nga và điểm bốc dỡ hàng hóa chuyển bằng đường biển", Sputnik dẫn lời ông Oleg Krivorog nói trong quá trình báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Trung tâm điều phối quốc phòng LB Nga.
Ngoài ra, ông Krivorog cũng lưu ý rằng hiện nay tàu tuần dương tên lửa Moskva tại khu vực được chỉ định đang giám sát không phận và lãnh hải để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các lực lượng LB Nga ở Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tuan-duong-ham-moskva-tran-giu-bau-troi-syria_18946835.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tuần dương hạm Moskva tấn công mục tiêu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vậy chiến hạm này sẽ bảo vệ căn cứ không quân Latakia Nga sử dụng ở Syria bằng vũ khí nào? Theo tạp chí Defense News, căn cứ không quân Latakia sẽ được đặt dưới chiếc ô bảo vệ của tuần dương hạm Moskva với dàn tên lửa S-300F (SA-N-6 Grumble).
Theo những thông tin được Nga công khai, ngoài khả năng đối hải, đối bờ và săn ngầm, tuần dương hạm Moskva còn thực sự là sát thủ phòng không với 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F - phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU.
Loại tên lửa này có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí thành 2 cụm bên trái, phải của đuôi tàu, mỗi bên 4 ống.
Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach.
Tuần dương hạm Moskva còn được lắp đặt 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối, có tầm bắn 5 km, tốc độ bắn 3000 phát/phút và 1 pháo hạm 2 nòng AK-130 loại 130mm, tầm bắn 29km với tên lửa hành trình, 17km với máy bay, tốc độ bắn 40 phát/phút.
Như vậy, cùng với SA-22 (Nga đã công khai sự hiện diện) phòng thủ tầm trung, S-300F phòng thủ tầm cao, Nga đã tạo thành chiếc ô phòng thủ vững chắc có thể đánh bại bất cứ cuộc tấn công đường không nào nhằm vào lực lượng của Nga tại Syria.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga tung bộ 3 MBNB chiến lược sang Syria hủy diệt IS

(Bình luận quân sự) - Theo thông tin mới nhất, bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga gồm Tu-22M3, Tu-95MS, Tu-160 đã bay từ Nga sang Syria hủy diệt các mục tiêu của IS.

Sau vụ xả súng và đánh bom đẫm máu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS vào thủ đô Paris của nước Pháp, đồng thời với thông báo chính thức của Nga là chiếc Airbus A321 của họ bị rơi trên bán đảo Sinai của Ai Cập là do bị khủng bố gài bom, Moscow đã lập tức tăng cường hỏa lực đánh IS ở Syria.
Theo tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17-11, lực lượng không quân chiến lược nước này đã điều phi đội máy bay ném bom tầm xa đến Syria để tăng gấp đôi số lần xuất kích, cho phép tấn công chính xác các vị trí của phiến quân Nhà nước Hồi giáo, ở sâu trong lãnh thổ nước này.
Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga - Đại tướng Valery Gerasimov hôm 17-11 cho biết, Moscow đã điều chỉnh kế hoạch không kích mới ở Syria, điều động thêm 25 máy bay ném bom chiến lược, 8 máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và 4 chiến đấu cơ đa năng Su-27.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã thông báo về tình hình chiến dịch không kích với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong phiên họp Hội đồng An ninh ở Moscow. Ông cho biết, Nga sẽ tăng gấp đôi số lần xuất kích, cho phép không kích chính xác phiến quân IS sâu trong lãnh thổ Syria".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tung-bo-3-mbnb-chien-luoc-sang-syria-huy-diet-is_18921703.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Bộ 3 máy bay ném bom chiến lược dòng Tupolev của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga bao gồm Tupolev Tu-22M3 Backfire C, Tu-95MS Bear-H và Tu-160 Blackjack đã trực tiếp tham gia chiến dịch không kích vào các mục tiêu IS ở Syria. Chúng đều xuất phát từ các sân bay Nga và trở về nhà sau mỗi lần không kích.
Đại tướng Sergei Shoigu báo cáo, từ lúc 2h đến 2h30 GMT đêm 17-11 (từ 9h-9h30 sáng ngày 17-11), 12 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-22M3 và Tu-160, được sự hộ tống của các chiến đấu cơ Su-27 đã bay từ Nga sang không kích các mục tiêu IS ở tỉnh Raqqa và Deir Ezzor của Syria.
Theo tướng Gerasimov, trong đợt không kích quy mô lớn hôm qua, các máy bay Nga đã sử dụng 34 tên lửa hành trình phóng từ trên không, phá hủy 14 mục tiêu quan trọng của Nhà nước Hồi giáo (IS), gồm các sở chỉ huy điều phối phiến quân hoạt động tại tỉnh Aleppo, Idlib; các kho đạn, kho hậu cần ở tây bắc Syria.
Được biết, các máy bay Nga đều được trang bị các tên lửa hành trình tấn công mặt đất rất mạnh, có tầm phóng từ vài trăm đến hàng ngàn km như tên lửa hành trình tấn công mặt đất Raduga Kh-15 (AS-16 kickback) có tầm phóng 300 km hay tên lửa Raduga Kh-55 (AS-15 Kent) tầm phóng 3.000km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tung-bo-3-mbnb-chien-luoc-sang-syria-huy-diet-is_1892346.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Raduga Kh-15 (AS-16 Kickback) có tầm phóng 300km​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thậm chí là Tu-160 còn được trang bị tên lửa hành trình siêu xa Kh-101/102 có tầm phóng lên tới 10.000km. Tuy nhiên, có lẽ trong cuộc không kích này, không quân Nga chỉ sử dụng các tên lửa tấn công mặt đất có tầm bắn ngắn vài trăm km như Kh-15 là phù hợp.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17-11 cũng đã cho công bố một đoạn video ghi lại cảnh phi đội máy bay ném bom chiến lược lần đầu tiên tham gia không kích các vị trí của khủng bố IS tại Syria. Những chiếc máy bay đã xuất kích ban đêm từ các sân bay của Nga và trở về an toàn.
Hãng tin RT cho biết, đoạn video cho thấy cảnh Bộ 3 máy bay ném bom tầm xa của lực lượng không quân chiến lược Nga, bao gồm Tupolev Tu-95, Tu-22 và Tu-160 cất cánh từ các sân bay của Nga và trở về căn cứ sau khi tấn công các vị trí của phần tử khủng bố IS tại Syria.
Xem video các máy bay ném bom chiến lược - một trong 3 yếu tố cấu thành Bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Nga cất cánh từ Nga sang không kích các mục tiêu IS ở Syria:
 
23/8/12
1.162
3
38
Chi tiết vụ phóng tên lửa Kalibr từ tàu Kilo vào Syria

(Bình luận quân sự) - Theo nguồn tin quân sự Nga, tàu ngầm diezen-điện Rostov-on-Don, lớp Kilo của Hạm đội Biển Đen đã phóng tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải vào Raqqa ở Syria.

Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm Kilo
Phương tiện truyền thông Pháp vừa đưa một thông tin gây sốc là vào cuối buổi sáng ngày 17-11, các chiến hạm của hải quân Nga đã phóng tên lửa hành trình từ vùng biển Địa Trung Hải vào tấn công các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở thành phố Raqqa của Syria.
Tờ Le Monde của Pháp đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, Nga đã phóng từ tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải vào thành phố Raqqa ở Syria. Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Pháp không tuyên bố đó là tên lửa gì và vụ phóng được tiến hành từ phương tiện nào.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này. Tuy nhiên, trước đó vào ngày 7-10, lực lượng hải quân Nga đã từng một lần phóng 26 quả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr-NK, phiên bản 3M-14 từ các tàu mặt nước vào Syria.
Tuy nhiên, khi đó việc phóng tên lửa được thực hiện từ biển Caspian với 4 tàu mặt nước hạng trung và cỡ nhỏ, có lượng giãn nước từ 2000 tấn trở xuống và vụ phóng được thực hiện vào ban ngày. Các tên lửa đã vượt quãng đường 2500km, qua lãnh thổ Iran và Iraq vào lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, theo kênh truyền hình Nga, một nguồn tin quốc phòng cho biết, vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr được thực hiện ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, từ tàu ngầm lớp "Rostov-on-Don", thuộc Project 636.3, lớp Varshavyanka, với khoảng cách tấn công 1000km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
soi-suc-manh-tl-hanh-trinh-kalibr-cua-ham-doi-bien-den_18144500.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cả tàu mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đều được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu ngầm diezen-điện này vừa mới đến cảng Novorossiysk và đứng trong hàng ngũ Hạm đội Biển Đen từ tháng 10 vừa qua, và ngay lập tức nó đã được giao nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria, để thể hiện uy lực.
Được biết, trong vụ phóng ngày 7-10, 4 chiến hạm mặt nước “hạng ruồi” của hải quân Nga cũng vừa mới được biên chế cho Hạm đội Caspian, và ngay lập tức đã được Hạm đội này cho “thử lửa”.
Theo RBK, kết quả cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình hiện đang được kiểm tra bằng trinh sát đường không và vũ trụ. Đòn tấn công thực hiện theo chỉ lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, nhằm tăng cường sức mạnh hỏa lực, hỗ trợ cho hoạt động không kích của không quân vào các tổ chức khủng bố IS và Al - Nusra.
Mục tiêu của đòn tấn công tên lửa hành trình từ tàu ngầm "Rostov-on-Don" vẫn là các trại huấn luyện chiến binh, sở chỉ huy và tham mưu, trung tâm liên lạc, kho vũ khí đạn, các điểm tập kết binh lực và vũ khí trang bị của lực lượng khủng bố IS.
Tuy nhiên, khác với đợt tấn công đầu tháng 10, trong cuộc tấn công lần này, các tên lửa đã không bay theo quỹ đạo hành trình sát mặt nước biển mà theo đường bay trên độ cao vài km nhằm tránh gây tổn thương cho tuyến đường vận tải thương mại nhộn nhịp trên Địa Trung Hải.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
soi-suc-manh-tl-hanh-trinh-kalibr-cua-ham-doi-bien-den_1814478.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tàu ngầm diezen-điện B-237 "Rostov-on-Don", thuộc Project 636.3, lớp Varshavyanka​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vụ phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm lớp Varshavyanka (chúng ta thường quen với tên gọi Kilo, theo định danh NATO) "Rostov-on-Don" đã trở thành trường hợp đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình từ tàu ngầm, tấn công vào những mục tiêu của kẻ thù trong lịch sử Hải quân Nga.
Tuy nhiên, mỗi tàu ngầm Kilo chỉ có thể phóng tối đa 4 quả tên lửa hành trình, do đó số lượng tên lửa và mật độ hỏa lực hơi thấp đối với một cuộc tấn công được tính toán kỹ cho tên lửa hành trình. Do đó, rất có thể trong thời gian tới Nga sẽ tăng cường các tàu mẹ mang tên lửa hành trình.
Sức mạnh tên lửa hành trình của Hạm đội Biển Đen
Hiện cả tàu nổi và tàu ngầm Nga đều có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Các hệ thống Kalibr-NK (trên trên tàu nổi) và Kalibr-PL (trên tàu ngầm Nga) đều được trang bị 2 loại tên lửa có tính năng rất mạnh là tên lửa hành trình tấn công mặt đất cận âm 3M-14 (tàu ngầm) và 3M-14T (tàu nổi), có tầm phóng từ 1500-2500 km.

Ngày từ giữa tháng 9, hải quân Nga đã triển khai một biên đội tàu mặt nước thuộc Hạm đội Biển Đen ở Địa Trung Hải, do tuần dương hạm Moskva dẫn đầu. Tuy nhiên, trong số các tàu được triển khai, không có tàu nào được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, do chúng chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ chống hạm, chống ngầm và phòng không.
Hiện tại Hạm đội biển Đen đã có khả năng tấn công tên lửa hành trình từ các tàu ngầm lớp Kilo được trang bị hệ thống Kalibr-PL, các tàu nổi thuộc lớp tàu hộ vệ hạng nặng lớp Đô đốc Grigorovich, thuộc Project 11356Р/М và tàu hộ vệ hạng nhẹ Project 21631, lớp Buyan-M được trang bị hệ thống Kalibr-NK.
Theo một nguồn tin quân sự của Nga cho biết, hiện Hạm đội Biển Đen đã có khoảng 5 chiến hạm, bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm có khả năng tấn công mặt đất bằng tên lửa hành trình. Nếu cần thiết, Nga có thể ghuy động từ các Hạm đội khác một số tàu nữa.
Trước đó, các quan chức hải quân Nga cho biết, đến thời điểm này, Hạm đội Biển Đen đã có 2 tàu ngầm Kilo, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Byan-M và 1 tàu hộ vệ hạng nặng lớp Đô đốc Grigorovich sở hữu khả năng tấn công tên lửa hành trình rất mạnh. Sang đến năm 2016, con số này sẽ tăng lên gấp đôi.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
_18145343.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Bản đồ hành trình phóng tên lửa Kalibr của tàu ngầm B-237 Rostov-on-Don​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vừa qua, Hạm đội biển Đen đã được biên chế 2 tàu là chiếc thứ 4 và thứ 5 của loạt tàu Byan-M mang số hiệu 602 Zelyonyi Dol và 603 Serpukhov. Mỗi tàu loại này có khả năng phóng 8 quả tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14, thuộc hệ thống Kalibr-NK, phóng từ tàu nổi.
Hạm đội Biển Đen cũng đã được trang bị 2 chiếc đầu tiên trong loạt tàu ngầm lớp Kilo đóng riêng cho hạm đội này là B-261 Novorossyisk và B-237 Rostov na Donu (Rostov-on-Don). Mỗi tàu ngầm sẽ có khả năng phóng 4 quả tên lửa hành trình 3M-14T, hệ thống Kalibr-PL phóng từ tàu ngầm.
Ngoài ra, chiếc tàu hộ vệ hạng nặng đầu tiên thuộc lớp Đô đốc Grigorovich, Project 11356Р/М là “Đô đốc Grigorovich” hiện đã được biên chế cho Hạm đội Biển Đen và trở thành chiến hạm có uy lực chỉ sau tuần dương hạm Moskva - kỳ hạm của Hạm đội này. Nó được trang bị 8 quả tên lửa Kalibr-NK/3M-14.
Trng tương lai, Hạm đội biển Đen sẽ sở hữu 18 tàu, bao gồm 6 tàu ngầm và 12 tàu nổi có khả năng tấn công tên lửa hành trình Kalibr, với mỗi lượt phóng tối đa khoảng 120 quả tên lửa hành trình. Khi đó, sức mạnh của Hạm đội này sẽ trở nên rất mạnh.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ-Israel có thể làm gì khi Iran có tên lửa Iskander, Klub?

(Vũ khí) - Tạp chí "Lợi ích quốc gia" của Mỹ vừa liệt kê 5 loại vũ khí Nga khiến Iran đặc biệt quan tâm, trong đó có tên lửa Iskander, Klub...

Theo báo Mỹ, đứng đấu tiên trong số 5 vũ khí của nga hiện nay Iran mong muốn sở hữu là tên lửa hành trình Klub, tiếp theo là xe tăng T-90, tiêm kích Su-35, tàu đổ bộ hạng nặng lớp Ivan Gren và cuối cùng là tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Trong dàn vũ khí được Tạp chí "Lợi ích Quốc gia" liệt kê, đáng chú ý nhất là hệ thống Klub với tên lửa hành trình 3M-54E. Theo đó, tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg.
Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
myisrael-co-the-lam-gi-khi-iran-co-ten-lua-iskander-klub_171452968.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đạn tên lửa 3M-54E.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.
Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây. Điều này làm cho vũ khí chống tên lửa hiện có rất khó bắn rơi nó.
Vũ khí tiếp theo có thể khiến Mỹ và Israel "bó tay" trong nhiệm vụ đánh chặn là tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Bởi khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.
Iskander được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên rất linh hoạt và cơ động. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
myisrael-co-the-lam-gi-khi-iran-co-ten-lua-iskander-klub_171453126.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Iskander khai hỏa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Iskander là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m.
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km.
Chỉ với tên lửa 3M-54E và Iskander cũng đã đủ khiến Mỹ và Israel chật vật tìm cách đối phó, tuy nhiên chưa hẳn đã mang lại hiệu quả.
Cùng với dàn tên lửa kể trên, một khi Iran sở hữu thêm tiêm kích đa năng Su-35, xe tăng chiến đấu hạng nặng T-90, tàu đổ bộ lớp Ivan Gren sẽ tạo thành sức mạnh nhiều tầng giúp Tehran trở thành pháo đài có thể thách thức bất cứ đối thủ nào dù đó là Israel hay Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Những con số khiến Mỹ giật mình nếu phải đối đầu Không quân TQ

Hải Vy | 18/11/2015 08:30
1

092914-123-zpse1bd6007-1447808228776-50-0-458-800-crop-1447808243941.jpg

Máy bay chiến đấu Trung Quốc
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trong quá khứ, Không quân TQ không tạo ra nhiều mối đe dọa với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ qua, nước này đã nhanh chóng hiện đại hóa không quân.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), nhà phân tích Michael Peck đặt vấn đề: Sức mạnh trên không của Trung Quốc đang tăng lên. Nếu xung đột xảy ra trên bầu trời Đài Loan, liệu Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh?
Theo ông Peck, trong tương lai, nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan, Mỹ có thể cần tới số máy bay nhiều gấp 15 lần số máy bay mà họ cần vào năm 1996 nếu muốn bảo vệ hòn đảo này.
Ông Peck cho biết, đó là ước tính do tập đoàn tư vấn RAND đưa ra khi phân tích các xu hướng có liên quan đến năng lực không quân của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2 tình huống: Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan và xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông, với các mốc năm 1996, 2003, 2010 và 2017.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán xem Mỹ cần triển khai bao nhiêu không đoàn (72 máy bay/không đoàn) để giành quyển kiểm soát trên không 24/7 ở Đài Loan và Biển Đông khi phải đối mặt với sự đột biến lớn về lực lượng máy bay của Trung Quốc.
nhung-con-so-khien-my-giat-minh-neu-phai-doi-dau-khong-quan-tq.jpg

Mỹ cần tới hơn 2.000 máy bay mới có thể ngăn được Trung Quốc "dứt điểm" Đài Loan.​
Họ cũng khảo sát thêm một số trường hợp khác để ước tính xem Mỹ cần tới bao nhiêu không đoàn mới có thể tiêu diệt 50% số máy bay Trung Quốc trong vòng 7 ngày và 21 ngày, buộc Trung Quốc phải thoái lui.
Kết quả thật bất ngờ. Năm 1996, Mỹ chỉ cần 2,1 không đoàn để giành quyền kiểm soát trên không ở Đài Loan. Tới năm 2003, con số này tăng lên 10,6 không đoàn và tới năm 2010 là 19,6 không đoàn.
Theo ước tính, vào năm 2017, Mỹ cần tới 29,9 không đoàn, tương đương hơn 2.000 máy bay để đối phó Trung Quốc ở Đài Loan.
Trong khi vào năm 1996, Mỹ chỉ cần 0,8 không đoàn là có thể tiêu diệt 50% lực lượng trên không mà Trung Quốc triển khai để tấn công Đài Loan thì vào năm 2017, Mỹ cần tới 7 không đoàn (gấp 9 lần) mới thực hiện được điều này.
Bản phân tích viết:
“Trong quá khứ, Không quân Trung Quốc không tạo ra nhiều mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ, Trung Quốc đã nhanh chóng hiện đại hóa không quân.
Năm 1996, Trung Quốc mới tiếp nhận lô máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên với 24 chiếc thì giờ đây, họ đã vận hành hơn 700 máy bay loại này.
Trong khi đó, Mỹ đã bổ sung vào kho vũ khí các tiêm kích thế hệ 5, nhìn chung, lực lượng máy bay chiến đấu của họ vẫn tiên tiến hơn và lớn hơn Trung Quốc”.
nhung-con-so-khien-my-giat-minh-neu-phai-doi-dau-khong-quan-tq.jpg

Trung Quốc đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh không quân.​
Nhà phân tích Eric Heginbotham của RAND lưu ý rằng, nghiên cứu này không dựa trên cơ sở phân tích toàn diện tác chiến trên không và dữ liệu sử dụng đều được lấy từ các nguồn mở.
Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả các xu hướng và khảo sát tác động từ những thay đổi trong sức mạnh không quân của Mỹ và Trung Quốc.
“Cả 2 phía đều tăng cường năng lực. Trong đó, điều gây tác động lớn hơn cả là việc (Trung Quốc) sẽ đưa vào trang bị 200-300 máy bay chiến đấu thế hệ 5 và thay thế 800 máy chiến đấu cơ thế hệ 2 bằng các tiêm kích thế hệ 4” - Heginbotham nói.
Nghiên cứu đã chỉ rõ một điều rằng: Mỹ không thể chiếm ưu thế trên không ở Đài Loan theo cái cách mà nước này đạt được vào những năm 1950 hay 1980.
Theo Heginbotham, điều mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể rút ra từ nghiên cứu này là Trung Quốc đã có những bước tiến rất nhanh trong năng lực quân sự.
Điều đó có thể thách thức sự thống trị không quân và hải quân của Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột tại những khu vực ngày càng cách xa lục địa và có thể gây ra thiệt hại đáng kể đối với các lực lượng Mỹ.
Nghiên cứu cho rằng Mỹ sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trên không ở Biển Đông hơn, nước này chỉ cần 10,1 không đoàn để duy trì ưu thế trên không ở quần đảo Trường Sa, do khu vực này cách xa lục địa Trung Quốc hơn Đài Loan.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chạy đua hải quân: Trung Quốc đã hóa voi, Mỹ thành châu chấu?

Nhật Minh | 18/11/2015 20:22
15

f-asiarms-a-20140914-1447834478235-230-0-1768-3015-crop-1447834556132.jpg

Tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận chung với Nga.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mỹ đang thua trong cuộc đua hải quân với Trung Quốc. Theo nhà sử học Richard Miles, tình thế này ngày càng giống với cuộc đua giữa Hải quân Đức và Anh 100 năm về trước.

Theo Richard Miles, Hải quân Trung Quốc đang ngày càng mạnh, giống như hình bóng của lực lượng hải quân Đức 100 năm trước.
Trong bài viết trên tạp chí Foreign Policy, Miles cho biết: Thuở thiếu thời, sau khi nhìn thấy những con tàu của hạm đội Anh tại Portsmouth and Plymouth, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã quyết tâm rằng ông muốn xây dựng một hạm đội tương tự cho nước Đức.
Wilhelm II đã bắt tay vào thực hiện một chương trình tham vọng, đưa Đức từ lực lượng hải quân lớn thứ 6 thế giới vươn lên vị trí số 2.
“100 năm sau đó, Trung Quốc cũng đang nhanh chóng và vững vàng xây dựng hạm đội hải quân viễn dương” – Miles viết.
Mặc dù thời thế đã thay đổi nhưng vẫn có một số điểm tương đồng giữa 2 phía, đặc biệt là tốc độ phát triển nhanh chóng.
chay-dua-hai-quan-trung-quoc-da-hoa-voi-my-thanh-chau-chau.jpg

Hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng...​
Dẫn một bản báo cáo của Trung tâm phân tích hải quân, Foreign Policy nhấn mạnh rằng, vào năm 2020, Trung Quốc “sẽ trở thành lực lượng Hải quân “biển xa” mạnh thứ 2 thế giới”.
Theo Miles, củng cố sức mạnh quân sự sẽ giúp Trung Quốc ngăn chặn nguy cơ xung đột ở Đài Loan, cũng như cho phép nước này tham gia vào các cuộc tập trận hải quân quốc tế và công tác an ninh trên toàn cầu.
Trong khi Hải quân Trung Quốc ngày một lớn mạnh thì Hải quân Mỹ lại đang suy yếu. Vào năm 1989, Hải quân Mỹ có gần 600 tàu, dưới thời Tổng thống George W. Bush, lực lượng này còn 316 tàu.
Hiện nay, dưới thời Tổng thống Obama, Hải quân Mỹ chỉ còn 270 tàu - quy mô nhỏ nhất kể từ năm 1916.
chay-dua-hai-quan-trung-quoc-da-hoa-voi-my-thanh-chau-chau.jpg

... trong khi Hải quân Mỹ từ một lực lượng vô cùng hùng hậu đang ngày càng co hẹp.​
Bản báo cáo công bố đầu năm nay của tổ chức tư vấn RAND cho biết, chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc kể từ năm 1996 đã chú trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa trang thiết bị quân sự.
Trong số này có thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới Type 094 (lớp Jin), trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, mang lại cho Trung Quốc năng lực răn đe đáng tin cậy đầu tiên trên biển.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa vào biên chế 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại lớp Shang và dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 4 tàu lớp Shang cải tiến.
Trong giai đoạn 2004-2005, Trung Quốc còn biên chế 8 khu trục hạm tiên tiến, trang bị các tên lửa đất-đối-không với tầm bắn 100km hoặc xa hơn.
“Cuối năm 2003, chỉ 14% số tàu khu trục và 24% số khinh hạm của Trung Quốc được đánh giá là hiện đại (đủ khả năng phòng thủ và tấn công trước một đối thủ mạnh). Nhưng đến năm 2015, những con số đó đã tăng lên 65% và 69%” – Bản báo cáo viết.
Bản báo cáo cho rằng, sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc đặt ra nhiều thách thức cho Mỹ, thậm chí, nếu xảy ra xung đột, Trung Quốc có khả năng sẽ giành phần thắng mà chưa cần bắt kịp Mỹ về số lượng, chất lượng hay mức độ tinh vi của các hệ thống chiến đấu.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đau đầu với tàu ngầm diesel-điện Kilo 636

Cập nhật lúc: 21:00 19/11/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Cận cảnh lễ đón tàu ngầm Kilo Nga về căn cứ
Ngoạn mục tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa Kalibr

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ thừa nhận, tàu ngầm diesel-điện của Nga là nguy cơ chiến lược đối với Mỹ, bởi vì chúng không gây ồn và rất khó phát hiện ở vùng nước gần bờ.

Chuyên gia quân sự Frants Stefan Gady viết: “Các tàu ngầm diesel-điện, dù không có khả năng vượt những chặng đường quá dài hoặc đi với tốc độ rất cao, vẫn là nguy cơ đe dọa Mỹ không vươn tới được các vùng nước gần bờ có tầm quan trọng chiến lược cũng như đối với thương mại quốc tế”.​
Tàu ngầm diesel-điện của Nga rẻ hơn tàu ngầm nguyên tử và ít gây ồn hơn. Thế hệ tiếp sau của các tàu ngầm này sẽ được trang bị các thiết bị động lực không phụ thuộc vào không khí và các ắc quy iôn Litum mạnh (dung lượng tích điện lớn) và sẽ càng khó phát hiện và tiêu diệt những tàu ngầm này hơn nhiều trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, Frants Stefan Gady nhận xét.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chuyên gia này dẫn lời chuẩn đô đốc Mỹ Frank Drennan: “Phân biệt âm thanh của tàu ngầm diesel-điện trong vùng nước gần bờ giống như nhận ra tiếng động cơ của một xe ôtô nào đó trong tiếng ồn của thành phố lớn”.​
Hiện Mỹ có nỗ lực cố gắng theo dõi những tàu ngầm này bằng các tàu ngầm nguyên tử đắt tiền. Nhằm chống lại “nguy cơ phi đối xứng”, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo tàu chống ngầm không người lái ACTUV khả dĩ có thể phát hiện được các tàu ngầm lạ.​
Con tàu này có thể hoạt động độc lập từ 60 đến 90 ngày đêm, theo dõi các vùng biển rộng lớn và thong báo cho tầu chiến của Hải quân Mỹ tọa độ của tầu địch, giúp chúng tiêu diệt nó. Theo kế hoạch, ACTUV sẽ không mang vũ khí. Dự kiến mùa Thu năm 2015 model chế thử sẽ được thử nghiệm.​
Báo mạng “Vice” đưa tin: Đầu năm 2016 Cục các chương trình nghiên cứu triển vọng trực thuộc Lầu Năm Góc sẽ bắt đầu thử tàu ngầm không người điều khiển dài 40,23 mét ACTUV có khả năng tự động “săn” tàu ngầm đối phương.​
Theo báo này, ACTUV có lượng giãn nước 140 tấn được đóng ở vùng bờ biển bang Oregon đã hoàn thành 90% khối lượng công việc. Sau khi hoàn thành nhà chế tạo hi vọng rằng con tàu sẽ có thể tự động hoạt động mấy tháng và phát hiện thậm chí những tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất.​
Tầu không trang bị vũ khí. Có kế hoạch sử dụng sôna thủy âm chủ động để phát hiện tàu ngầm.​
Việc khai thác sử dụng thiết bị như vậy là có lợi từ góc độ thương mại– chi phí một ngày mà ngân sách quân sự Mỹ phải chi ra là 15.000 USD, còn nếu dùng tàu khu trục thì chi phí là 700.000 USD, báo này viết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} ACTUV - niềm hi vọng của Hải quân Mỹ chống lại lớp tàu ngầm Kilo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hiện Nga đang thực hiện kế hoạch đầy tham vọng đóng tàu ngầm trong khuôn khổ hiện đại hóa rộng lớn hơn trong lĩnh vực quân sự, tạp chí Mỹ “The National Interest” viết. Đó là những tàu ngầm Varshavyanka mà báo chí Nga gọi là “ít gây ồn nhất trên thế giới” và NATO gọi là “hố đen”.​
Con tầu đầu tiên của lớp này mang tên Novorossiysk” (thành phố cảng ở bờ Đông Biển Đen của LB Nga) được khởi công tháng 8/2010, hạ thủy năm 2013. Tháng 11/2011 Moscow bắt đầu đóng tàu ngầm thứ hai của lớp Varshavyanka có tên “Rostov trên sông Đông”, nó đã được hạ thủy tháng sáu năm ngoái, tạp chí này viết.​
Tàu ngầm thứ tư của Project 636.3 Varshavyanka có tên Krasnodar đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tầu Admiraltei ở Sankt Peterburg. Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, đến hết năm 2016 sẽ đóng xong và chuyển giao cho hải quân toàn bộ tàu ngầm Project 636.3. Và toàn bộ số tàu này sẽ được biên chế cho lực lượng tàu ngầm thuộc hạm đội Biển Đen.​
The National Interest cho biết, tàu ngầm được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa loại “đất đối không”. Ngư lôi được phóng đi từ sáu ống phóng lôi đường kính 533 mm, ngư lôi được nạp tự động sau 15 giây mỗi lần. Việt Nam cũng đã nhận bốn trong sáu chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka theo hợp đồng đã ký với Nga.​
Theo tạp chí Mỹ, nổi tiếng nhất trong các tàu ngầm Nga hiện tại là tàu ngầm nguyên tử chiến lược Borei. Tàu ngầm lớp này trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava có cự ly bắn lớn nhất hơn 9.000km.​
“The National Interest” cũng đánh giá cao tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên Project 885 Yasen mang tên Severodvinsk, con tầu bắt đầu hoạt động từ năm ngoái. Đô đốc Mỹ Dave Johnson tuyên bố rất ấn tượng với tàu ngầm của lớp này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Xe bọc thép Nga sắp có thiết bị liên lạc tối tân nhất

Cập nhật lúc: 08:00 20/11/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mục kích dàn tăng-thiết giáp Nga hùng hổ xung phong
Trực thăng Nga: "Ông vua" của làng trực thăng thế giới

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đang bắt đầu đưa vào trang bị các thiết bị liên lạc vô tuyến kỹ thuật số số cho các dòng xe bọc thép chủ lực của nước này.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn nguồn thông cáo báo chí của Công ty quốc phòng Unit Instrument Corporation (UIC) cho hay, trước cuối năm nay UIC sẽ chuyển giao cho Quân đội Nga khoảng 130 thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến mới dành cho xe bọc thép đổ bộ đường không BTR-MDM Rakushka và xe bọc thép chở quân Typhoon-K.​
Các thiết bị trên đều sử dụng công nghệ vô tuyến kỹ thuật số do các công ty công nghệ vô tuyến điện tử hàng đầu của Nga phát triển như Sozvezdiye và Ryazan. Bên cạnh đó chúng còn có độ tự động hóa cao và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, giúp giảm đáng kể các hoạt động không cần thiết của chỉ huy xe trong việc sử dụng các thiết bị liên lạc vô tuyến.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Lực lượng tăng thiết giáp Nga trong tương lại sẽ được trang bị toàn bộ hệ thống liên lạc vô tuyến số. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tổng giám đốc Sergei Skokov của UIC cho biết, các thiết bị liên lạc kỹ thuật số mới trên BTR-MDM hay Typhoon-K cho phép kíp xe trao đổi trực tiếp với trung tâm chỉ huy tác chiến cách đó hàng trăm km theo thời gian thực cũng như tương tác trực tiếp với các đơn vị bạn trong cùng một khu vực.​
Các hệ thống liên lạc kỹ thuật của Quân đội Nga hiện tại được thiết kế để có thể thực hiện liên lạc vô tuyến và truyền tải dữ liệu thông qua một kênh dẫn kỹ thuật số hoạt động ở nhiều dải tần số khác nhau.​
Trong khi thiết bị liên lạc vô tuyến kỹ thuật số có thể hoạt động ở nhiều chế độ, có tính bảo mật cao và khó bị phát hiện. Ngoài ra chúng còn tương thích với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc cũng như phương tiện cơ giới đang được Quân đội sử dụng.​
Theo đó nhà máy sản xuất tăng thiết giáp Kurganmashzavod sẽ tiếp nhận 60 bộ thiết bị liên lạc vô tuyến mới từ UIC để lắp đặt trên những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và BTR-MDM, trong khi đó KAMAZ cũng sẽ nhận ít nhất 70 bộ thiết bị để lắp đặt trên Typhoon-K.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới Kurganets-25 của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong tương lai, nhiều khả năng các thiết bị liên lạc vô tuyến kỹ thuật số của UIC sẽ được trang bị trên các phương tiện chiến đấu được phát triển trên khung gầm hạng nặng Armata như xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 hay xe bọc thép chở quân Bumerang.​
Igor Chernyshov - Phó giám đốc công ty Ryazan cho biết, các thiết bị liên lạc vô tuyến kỹ thuật số mới dành cho các dòng xe bọc thép của Quân đội Nga về thiết kế cơ bản chúng có thể khác nhau về cấu hình hay tần số hoạt độn. Nhưng chúng hoàn toàn có thể tương tích được với nhau khi cần thiết cùng với đó là khả năng bảo mật cao. Hiện tại Ryazan vẫn đang làm việc để tiếp tục phát triển các thiết bị liên lạc vô tuyến mới dành cho Quân đội Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ mua động cơ tên lửa Nga bất chấp lệnh trừng phạt

TN | 21/11/2015 10:00
5

1-dongco-1448049237210-12-0-267-500-crop-1448049294247.jpg

Hai động cơ RD-181 được tích hợp với tên lửa Antares.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ngày 20/11, Đại diện thương mại Nga tại Mỹ Aleksandr Stadnik cho biết, Moskva và Washington đang thực hiện hợp đồng cung cấp động cơ tên lửa do Moskva sản xuất, bất chấp các biện pháp trừng phạt.

Trả lời phỏng vấn RIA Novosti, ông Stadnik nói rằng các bên đã tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ những thỏa thuận trước đây.​
Cụ thể, hồi đầu năm nay, Tập đoàn tên lửa-vũ trụ "Energia" đã ký kết với Tập đoàn Mỹ Orbital Sciences Corporation hợp đồng cung cấp động cơ RD-181 trị giá 1 tỷ USD.​
Tương ứng với thỏa thuận này, Nga cần chuyển giao cho Mỹ 60 động cơ RD-181.​
Ông Stadnik nhấn mạnh rằng khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga cũng từng động chạm tới vấn đề động cơ tên lửa, song sau đó phía Mỹ đã đổi ý.​
Ông lưu ý: "Trên thực tế, phía Mỹ đã hiểu ra rằng họ cần đến thiết bị này của Nga để phát triển công nghệ tên lửa, hoặc sẽ buộc phải tự hạn chế theo hàng loạt dự án đắt giá tốn kém".​
 
Status
Không mở trả lời sau này.