Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Ba Lan tạm ngưng thỏa thuận mua hệ thống tên lửa Patriot từ Mỹ
Dân trí Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz ngày 26/11 thông báo chính phủ nước này quyết định ngưng thỏa thuận mua hệ thống tên lửa Patriot của nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon.


ba-lan-tam-ngung-thoa-thuan-mua-he-thong-ten-lua-patriot-tu-my.jpg

Hệ thống tên lửa Patriot (Ảnh: Sputnik)
Trang mạng Defense News dẫn phát biểu của Bộ trưởng Antoni Macierewicz khẳng định thỏa thuận trị giá hàng tỷ euro được ký giữa chính phủ tiền nhiệm Ba Lan và tập đoàn Raytheon sẽ bị ngưng do chi phí đắt đỏ và thời gian chuyển giao quá lâu.

Phát biểu trước Ủy ban quân sự của Quốc hội Ba Lan, Bộ trưởng Macierewicz cho biết các điều kiện “về hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa với Mỹ đã thay đổi nhiều kể từ sau lần được công bố”.

“Chi phí đã tăng cao và thời gian chuyển giao dự kiến cũng bị kéo dài ra. Do đó, chúng tôi quyết định tạm ngưng thỏa thuận này”, Bộ trưởng Macierewicz nói.

Trong khi đó, truyền thông Mỹ đưa tin Ba Lan hiện không có ý định hủy thỏa thuận mua hệ thống của Raytheon song muốn có thêm thời gian để cân nhắc về các điều kiện.

Ngoài ra, thỏa thuận giữa Ba Lan với tập đoàn Airbus về các máy bay trực thăng cũng sẽ bị đình lại.

Hồi tháng 4 vừa qua, Ba Lan thông báo kế hoạch mua hệ thống tên lửa Patriot từ Mỹ có trị giá khoảng 5 tỷ euro. Khi đó, truyền thông Ba Lan cho biết quá trình đàm phán diễn ra đã bị tác động bởi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi vì cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Giới chức quân sự Ba Lan cho biết họ sẽ chuyển sang nhà thầu khác nếu Raytheon không giảm giá.

Một nguồn tin khẳng định: “Bộ Quốc phòng Ba Lan sẽ tiến hành lập lại hồ sơ thầu cho dự án hệ thống phòng thủ tên lửa nếu kết quả cuộc đàm phán lại với Raytheon không mở ra khả năng để hai bên tiếp tục hợp tác”.

Bộ trưởng Macierewicz cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc nhà thầu Sikorsky của Mỹ và liên doanh Anh - Italia AgustaWestland là những ứng viên tiềm tàng thay thế Raytheon.

http://dantri.com.vn/the-gioi/ba-la...g-ten-lua-patriot-tu-my-20151127170734893.htm
 
23/8/12
1.162
3
38
"Phương Tây sai lầm lớn khi chê vũ khí Nga lạc hậu"

Nhật Minh | 29/11/2015 07:45
4

russian-t-14-armata-tank-1448696355690-63-0-369-600-crop-1448696369968.jpg

Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Armata của Nga.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Phương Tây thường cho rằng các khí tài quân sự của Nga đều đã lỗi thời. Song, trên thực tế, Nga đã có những sáng tạo mới trong lĩnh vực này và phương Tây mới là bên tụt hậu.

Tạp chí Popular Mechanics (Mỹ) đã đề cập một số ví dụ tiêu biểu cho thấy quân đội Nga hiện đại hơn “nhiều người nghĩ”.
Tạp chí này cho biết, hiện có nhiều luồng ý kiến từ phương Tây cho rằng khí tài của Nga chỉ đáng xếp hạng 2 và nếu Moscow chế tạo được thứ vũ khí gì tốt thì đó cũng là sao chép từ phương Tây.
Song, trên thực tế, Nga có những đột phá trong thiết kế vũ khí và đôi lúc còn đi trước phương Tây.
Theo Popular Mechanics, thi thoảng Moscow cũng theo đuổi những ý tưởng "điên rồ", không khả thi như vũ khí điều khiển bằng trí óc nhưng thường thì những vũ khí mà họ phát triển sẽ không có loại tương tự ở Mỹ.
Có thể kể đến lĩnh vực tên lửa. “Không nên nghi ngờ ngành khoa học tên lửa của Nga” – Popular Mechanics viết.
Tạp chí Mỹ dành lời khen ngợi những tiến bộ của Nga trong lĩnh vực chế tạo tên lửa đất-đối-không, đặc biệt là hệ thống phòng không S-300 chuyển giao cho Iran và hệ thống S-400 mà Nga vừa triển khai tại Syria.
phuong-tay-sai-lam-lon-khi-che-vu-khi-nga-lac-hau.jpg

Hình ảnh hệ thống phòng không S-400 Nga vừa đưa đến Syria. Ảnh do BQP Nga công bố.
Popular Mechanics cũng nhấn mạnh khả năng tác chiến trên không của quân đội Nga.
Theo đó, các máy bay chiến đấu Su-27 Flanker của Nga có thể mang 12 tên lửa một lúc và có thể phóng đồng thời 2-3 tên lửa.
Đặc biệt, những tên lửa này có hệ thống dẫn đường khác nhau, giúp chúng tăng cơ hội bắn trúng mục tiêu.
Các tên lửa không-đối-không của Nga rất tinh vi. Khi những tên lửa này được Nga đưa vào biên chế, NATO đã sớm nhận ra lợi thế mà chúng mang lại cho phi công Nga so với tên lửa tương tự của Mỹ là AIM-9 Sidewinder.
Về tác chiến tầm xa (từ 64km trở lên), Nga có một loại tên lửa tiên tiến khác là R-77, được đánh giá là vượt trội so với tên lửa AIM-120 của Mỹ.
phuong-tay-sai-lam-lon-khi-che-vu-khi-nga-lac-hau.jpg

Tên lửa R-77​
Ngoài ra, cũng theo Popular Mechanics, ngư lôi Shkval của Nga có thể di chuyển dưới nước với tốc độ nhanh hơn gấp 4 lần so với bất cứ loại ngư lôi nào của phương Tây.
Tạp chí này cũng dành lời khen ngợi cho loại súng trường tấn công dưới nước vô cùng độc đáo mà Nga trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm. Popular Mechanics nhấn mạnh, trong lĩnh vực này, Mỹ hoàn toàn “tụt hậu” so với Nga.
Cuối cùng, điều khiến quân đội Nga hiện đại hơn nhiều người nghĩ là sự bí mật và bất ngờ.
“Chúng ta vẫn có thể mong chờ những bất ngờ” – Popular Mechanics viết, đề cập tới các dự án quân sự bí mật của Nga.
“Sẽ rất nguy hiểm nếu các nước khác đánh giá thấp năng lực của Nga” – Popular Mechanics kết luận.
 
23/8/12
1.162
3
38
Những vũ khí Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ "biết phận mà lui"

Hải Vy | 28/11/2015 13:32
3

a-1448685431126-32-0-272-470-crop-1448685451775.jpg

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tạp chí National Interest (Mỹ) liệt kê những loại vũ khí Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải lùi bước nếu có ý định làm leo thang căng thẳng.

Trong tuần qua, mọi sự chú ý đang đổ dồn về phía Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, làm dấy lên những suy đoán về một cuộc đối đầu quân sự giữa 2 phía.
Trong bối cảnh đó, tạp chí National Interest (Mỹ) đã liệt kê danh sách những loại vũ khí Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải lùi bước nếu có ý định làm leo thang căng thẳng.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), đáng chú ý là tạp chí Mỹ không hề đề cập đến tên lửa đạn đạo hay vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.
Thay vào đó, National Interest tập trung vào những vũ khí lý tưởng cho một chiến dịch quân sự hạn chế, trong đó có máy bay ném bom, tàu tuần dương tên lửa và các hệ thống tác chiến điện tử.
Su-34 và tên lửa không-đối-không AA-12
Tiêm kích-bom Sukhoi Su-34, với màn ra mắt ấn tượng tại Syria, là vũ khí đầu tiên được nhắc đến.
Su-34 là máy bay chiến đấu thế hệ 4, được Nga đưa vào biên chế từ tháng 3/2014 để thay thế các chiến đấu cơ Su-24 Fencer đã già cỗi.
“So với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, Su-34 có thể mang nhiều vũ khí và nhiên liệu hơn nên có tầm hoạt động xa hơn. Nga hiện có hơn 80 chiếc Su-34, trong đó khoảng 15 chiếc đang được triển khai tại Syria” – National Interest viết.
nhung-vu-khi-nga-co-the-khien-tho-nhi-ky-biet-phan-ma-lui.jpg

Máy bay ném bom Su-34 tại căn cứ Hmeymim, Syria.​
Su-34, với mức giá gần 40 triệu USD/chiếc, có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 2.000km/h và có tầm hoạt động tối đa 4.000km mà không cần tiếp dầu.
“Su-34 thậm chí còn trở thành một đối thủ đáng gờm hơn nữa khi xét tới các tên lửa không-đối-không AA-10 (R-27) và AA-12 (R-77)” – Tạp chí Mỹ nhận định.
So sánh tầm bắn của các tên lửa trên Su-34 và F-16, National Interest cho biết AA-12 có tầm bắn lên tới hơn 100km, còn tên lửa AIM-120 của F-16 chỉ có tầm bắn gần 50km.

Một ngày huấn luyện của tiêm kích bom Su-34​
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4
Krasukha-4 là phiên bản mới nhất của hệ thống tác chiến điện tử di động được Nga đưa vào biên chế từ năm 2014.
Nó được thiết kế để gây nhiễu các radar trên máy bay và dưới mặt đất, như của máy bay cảnh báo sớm và các vệ tinh quỹ đạo thấp.
Krasukha-4 có tầm hoạt động hơn 300km và được giới thiệu là có khả năng phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến - điện tử của mục tiêu.
Nga được cho là đã triển khai hệ thống Krasukha-4 tới Syria.
nhung-vu-khi-nga-co-the-khien-tho-nhi-ky-biet-phan-ma-lui.jpg

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4​
Theo National Interest, Krasukha-4 có thể “làm mù” các máy bay cảnh báo sớm Peace Eagle của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nước này khó nắm bắt tình hình trên không tại Địa Trung Hải và Syria.
Ngoài ra, nó có thể làm suy yếu khả năng tổ chức xuất kích – đánh chặn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuần dương hạm Moskva
Tuần dương hạm Moskva là chiếc đầu tiên thuộc lớp Slava. National Interest nhận định:
“Với 16 tên lửa chống tàu P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU Favorit, cùng 2 bệ phóng tên lửa đất-đối-không tầm ngắn OSA-M, radar tìm kiếm và theo dõi 3D, radar vượt đường chân trời, tuần dương hạm lớp Slava là một pháo đài nổi trên biển”.
nhung-vu-khi-nga-co-the-khien-tho-nhi-ky-biet-phan-ma-lui.jpg

Tuần dương hạm Moskva​
Song cũng theo tạp chí Mỹ, tuần dương hạm Moskva chưa có lớp bảo vệ đủ mạnh trước các tàu ngầm lớp Gür của Thổ Nhĩ Kỳ. Những con tàu này hoạt động rất yên tĩnh và có khả năng tấn công mạnh mẽ.
Nếu 3 vũ khí trên vẫn chưa đủ mạnh để khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng giảm leo thang căng thẳng là lựa chọn duy nhất của nước này thì theo National Interest, các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệnăng lực tác chiến mạng của Nga sẽ buộc Ankara phải chùn bước.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng tấn công Mi-28NM Nga có thể lái UAV

Cập nhật lúc: 08:00 30/11/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Thành công tại Syria, trực thăng tấn công Mi-35 đắt khách
Chiêm ngưỡng "thợ săn đêm" hoàn hảo của Không quân Nga

(Kiến Thức) - Biến thể hiện đại hóa của trực thăng tấn công Mi-28NM của Nga cho phép phi công có thể tương tác trực tiếp với các UAV đang hoạt động gần đó.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Daniil Brenerman – Tổng giám đốc Cục thiết kế Ramenskoye cho biết, Ramenskoye và công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET đang cùng nhau hợp tác phát triển một hệ thống thiết bị điện tử thử nghiệm cho phép phi công trực thăng tấn công Mi-28NM có thể tương tác trực tiếp với các phương tiện bay không người lái.​
Cũng theo Brenerman, Cục thiết kế Ramenskoye đang tiến hành phát triển hệ thống điện tử mới dành cho Mi-28NM và các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên sẽ được chuyển giao cho khách hàng trong năm 2015.​
Theo đó hệ thống thiết bị điện tử mới trên Mi-28NM khác hoàn toàn so với các hệ thống trước đó, nó trọng lượng nhẹ hơn, nhỏ hơn và phù hợp với không gian bên trong buồng lái của Mi-28NM.​
Bên cạnh đó toàn bộ đường truyền hệ thống đều sử dụng cáp quang có tốc độ truyền tải dữ liệu cao kèm theo khả năng mở rộng khi Mi-28NM được trang bị hệ thống vũ khí mới.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Biến thể trực thăng tấn công Mi-28NM sẽ phép phi công tương tác trực tiếp các phương tiện bay không người lái đang hoạt động gần đó.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài việc nâng cấp toàn bộ hệ thống trang thiết bị điện tử, trực thăng Mi-28NM còn được cải thiện đáng kể khả năng tương tác giữa phi công và hệ thống vũ khí, cũng như việc phi công Mi-28NM có thể điều khiển được các phương tiện bay không người lái đang hoạt động gần đó. Mũ bay dành cho phi công Mi-28NM cũng được tích hợp thêm nhiều tính năng chỉ thị mục tiêu và hệ thống mới.​
Chương trình phát triển biến thể hiện đại hóa của trực thăng tấn công Mi-28 là Mi-28NM được bắt đầu từ năm 2009, với biến thể nâng cấp cơ bản hoàn toàn khác biệt so với các phiên bản Mi-28 trước đó. Trong đó có thể kể tới hệ thống radar tích hợp và mũ bay thế hệ mới trên Mi-28NM.​
Mi-28NM được trang bị hệ thống radar N025 cho phép nó giám sát toàn khu vực xung quanh. Cùng với đó là việc được tích hợp tổ hợp tác chiến điện tử mới giúp vô hiệu hóa các loại tên lửa phòng không. Mi-28NM được thiết kế để có thể tấn công mọi mục tiêu mặt đất lẫn trên không trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày và cả ban đêm.​
Trà Khánh
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến tranh điện tử âm thầm tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ?

(Vũ khí) - Sau khi Nga đưa tên lửa S-400 đến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống KORAL áp sát Syria và cuộc chiến điện tử đã bắt đầu.

Tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử KORAL dọc biên giới miền nam sát Syria.
Như vậy, cả lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang dùng thiết bị điện tử để làm nhiễu radar và tên lửa của nhau. Tuy nhiên tình báo Israel đánh giá hệ thống của Nga có sức mạnh vượt trội.
Nga có thể khiến phương Tây tê liệt
Trang web tin tình báo Israel DEBKAfile cho biết, việc Nga triển khai tên lửa phòng không S-400 ở căn cứ không quân Khmeimin gần thành phố Latakia, cộng với hệ thống chiến tranh điện tử của nước này, đã biến phần lớn Syria trở thành một vùng cấm bay do Moscow kiểm soát.
Theo nguồn tin này, Nga đưa tên lửa S-400 đến Syria hôm 25/11. Và kể từ thời điểm đó, lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng chiến dịch không kích IS ở Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-tranh-dien-tu-dang-am-tham-tai-syria_291723402.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh được cho là hệ thống Krasukha-4 tại Syria.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong số đó có hệ thống Krasukha-4.
Sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 có vẻ như đang phát huy hiệu quả. Trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Defense News, Trung tướng Hodges, Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, thừa nhận Krasukha-4 đã gây ra nhiều khó khăn cho đối thủ khi chúng được triển khai tại miền Đông Ukraine.
"Chất lượng của hệ thống tác chiến điện tử mà Nga từng triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là thứ mà bạn dễ dàng phát triển và sở hữu. Người Nga đang có bước tiến trong quá trình hiện đại hóa phương thức tác chiến này. Họ đã thành công trong việc ngăn chặn hoàn toàn hệ thống liên lạc ở khu vực Donbass", Tướng Hodges thừa nhận.
Hệ thống Krasukha-4 được thiết kế để hạ gục các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc tên lửa dẫn đường radar thông qua phương pháp gây nhiễu điện từ. Thậm chí, nó còn đủ mạnh để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến điện tử của mục tiêu.
Tầm tác chiến hiệu quả của Krasukha-4 đạt từ 150km tới 300 km. Tuy nhiên, nó nằm trên một hệ thống di động nên Nga có thể thay đổi linh hoạt vị trí của Krasukha-4. Thiết bị này được coi là sát thủ của hệ thống chiến tranh điện tử đối phương.
Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng.
Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.
Ngoài Krasukha-4, những máy bay Nga đang hiện diện tại Syria cũng đã được tích hợp khả năng trinh sát và đối kháng điện tử hoạt động rất hiệu quả như Su-34 cùng với 1 chiếc máy bay trinh sát chuyên dụng cỡ lớn Il-20M. Ngoài ra, Moscow còn triển khai tàu trinh sát điện tử ngoài khơi Syria...
Vì vậy, phương Tây và cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 và loạt hệ thống tác chiến của Nga tại Syria là một phần của "cuộc chơi".

Thổ Nhĩ Kỳ không chịu kém cạnh
Theo DEBKAfile, ở chiều ngược lại, NATO có thể sử dụng các biện pháp chống điện từ (ECCM). Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi NATO chuyển sang sử dụng tần số khác, hoặc hướng các ăng-ten khỏi nguồn gây nhiễu.
"Dĩ nhiên, NATO có đủ khả năng phá nhiễu hệ thống radar theo dõi của Nga, từ đó có thể hạn chế khả năng bị lộ vị trí của các máy bay trinh sát. Tuy nhiên, quá trình này sẽ hiệu quả hơn khi NATO có căn cứ ở Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tac-chien-dien-tu-nga-nato-syria-datviet.vn-01_291724748.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống chiến tranh điện tử KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phản ứng trước việc triển khai S-400 và những hệ thống tác chiến điện tử của Nga tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử KORAL dọc biên giới miền nam sát Syria.
Hệ thống gây nhiễu radar cơ động KORAL là khí tài mới nhất được bổ sung cho năng lực tác chiến điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ. Được thiết kế và sản xuất trong nước, hệ thống phòng thủ/tấn công điện tử này có khả năng làm nhiễu và đánh lừa các radar thông thường cũng như tinh vi của đối phương.
KORAL đồng thời có thể phân tích nhiều tín hiệu mục tiêu theo nhiều dải tần số, tự động phát đi phản ứng thích hợp nhờ bộ nhớ tần số radio kỹ thuật số (DRFM).
Có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 150km, KORAL được khẳng định có thể làm nhiễu và đánh lừa bất kỳ hệ thống radar trên bộ, trên biển và trên không nào. Hệ thống mới này có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống của Nga, và gây “mù” cho các hệ thống vũ khí.
Dù được trang bị những hệ thống đối kháng điện tử hiện đại nhưng phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ đang thực sự lúng túng trước sức mạnh công nghệ chiến trang điện tử của Nga.

Nga sẽ dùng bom xung mạch điện từ và Khibiny ở Syria?

(Bình luận quân sự) - Trong thời gian tới, Nga có thể sử dụng vũ khí xung mạch điện từ (EMP) và hệ thống tác chiến điện tử Khibiny để bảo vệ máy bay ở Syria.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-se-dung-bom-xung-mach-dien-tu-va-khibiny-o-syria_30128281.JPG
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga tiếp tục tố Mỹ có liên quan vụ bắn rơi Su-24
Trả lời câu hỏi, Lầu Năm Góc có thể đưa máy bay tác chiến điện tử, có khả năng chống radar EA-18 Growler tới căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ bảo vệ máy bay của mình trên bầu trời Syria như thế nào, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, nước này sẽ sử dụng hàng loạt thiết bị tác chiến điện tử tiên tiến.
Theo các nhà phân tích Nga, loại máy bay Mỹ được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn hệ thống phòng không này sẽ phải đối phó với các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf mà nước này đã triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria, sau vụ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy Su-24 của Nga đang tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, động thái mới của Mỹ đối với Nga không có gì đáng ngạc nhiên. Mỹ và các nước NATO đang liên tục giám sát hành động của không quân Nga ở Syria bằng đủ mọi loại phương tiện vũ trụ, tình báo trên không và mặt đất.
Trả lời phỏng vấn cổng thông tin defence.ru, vị chuyên gia này khẳng định, một số dữ liệu tình báo của Nga cho thấy, trong vụ máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Nga, không phải không có sự tham gia của quân đội Mỹ.
Ngoài việc báo trước các số liệu về đường bay và thời gian bay qua biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ để máy bay tiêm kích F-16 của không quân nước này có sự chuẩn bị trước, bay từ căn cứ không quân Diyarbakir ra phục sẵn ở gần biên giới, rất có thể Washington còn chỉ dẫn chi tiết thêm cho Ankara.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-se-dung-bom-xung-mach-dien-tu-va-khibiny-o-syria_30128375.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Vũ khí xung mạch điện từ có khả năng phá hủy các hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, điều khiển vũ khí của kẻ địch​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước thời điểm 2 chiếc Su-24 tiến hành không kích ở khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24 tháng 11, một chiếc máy bay Boeing E-3 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Preveza ở Hy Lạp. Chiếc E-3A thứ hai của Saudi Arabia cất cánh từ căn cứ không Riyadh.
Rất có thể là cả hai máy bay này cùng thực hiện một nhiệm vụ chung là xác định vị trí chính xác của máy bay không quân Nga. Sau đó, hai chiếc E-3 đã chuyển giao các dữ liệu cụ thể về máy bay Su-24M2 cho cặp máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ để họ đợi sẵn ở điểm chuyển hướng của máy bay Nga.
Sau đó, 2 máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay vượt vào không phận Syria khoảng 2km, trong thời gian 40 giây để phóng tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9M Sidewinder vào đuôi máy bay Nga, từ khoảng cách 4-6 km.
Nga có thể sử dụng vũ khí xung mạch điện từ và Khibiny
Ông Alexei Leonkov cho biết, sự việc này có thể ngăn chặn được, nếu như Su-24 được lắp đặt các thiết bị tác chiến điện tử. Tuy nhiên, 2 chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu mặt đất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, hơn nữa Nga không ngờ đến đòn đánh trộm hèn mạt nên chỉ mang bom và tên lửa đối đất.
Ông nhấn mạnh, nếu có máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM, trang bị hệ thống tác chiến điện tử "Khibiny-U" bay yểm trợ thì máy bay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị vô hiệu hóa.

Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh hoặc dưới bụng của máy bay chiến đấu, khiến cho những chiếc máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu trên không và hệ thống phòng không hiện đại của đối phương.
Sau khi máy bay nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Khibiny là hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga và sẽ được lắp cho tất cả các máy bay tương lai của Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, từ nay trở đi, tất cả các phi vụ máy bay tấn công các mục tiêu mặt đất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria sẽ chỉ được thực hiện với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu.
bất cứ mọi mục tiêu gây nguy hiểm cho máy bay của Nga sẽ bị các tiêm kích này và hệ thống tên lửa S-400 triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria tiêu diệt.
Chuyên gia Alexei Leonkov cũng không loại trừ khả năng để chống máy bay tác chiến điện tử của Mỹ (hoặc các nước bất kỳ khác), Nga có thể sử dụng vũ khí mới là vũ khí xung mạch điện từ (EMP) mà nước này đã chế tạo thành công ngay từ đầu thế kỷ này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
_30127609.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hệ thống gây nhiễu L-175VE Khibiny trang bị trên máy bay ném bom tiền tuyến Su-34.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguyên tắc hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn, phá hủy các lưới điện, gây nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho các thiết bị chỉ huy, điều khiển.
Sóng điện từ được truyền với vận tốc ánh sáng sẽ sẽ dễ dàng làm đoản mạch và đốt cháy các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc hoặc các hệ thống chỉ huy-điều khiển vũ khí. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa.
Ngay từ năm 2001, tại triển lãm ở Malaysia Nga đã giới thiệu mô hình hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ, có tính năng gây nhiễu nghiêm trọng cho các hệ thống định vị ở khoảng cách tới 40 km.
Ở khoảng cách gần hơn là 12-14km, xung điện từ có khả năng hoàn toàn vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của máy bay và bất cứ thành phần điện tử nào, kể cả những thiết bị điện chuyên đảm bảo cho hoạt động của động cơ trên các máy bay chiến đấu hiện đại.
Nếu Nga triển khai các hệ thống vũ khí này ở Syria, nước này có thể ngăn cản bất bất kỳ mọi thiết bị bay nào cố gắng cản trở hoạt động của không quân Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phương Tây giật mình khi Su-34 mang tên lửa đối không

(Vũ khí) - Theo RIA Novosti, sau vụ Su-24 bị bắn hạ, Nga quyết định lắp tên lửa đối không cho Su-34 khi không kích IS. Tuy nhiên, quyết định này khiến Mỹ lo lắng.

Nga lắp "sát thủ" đối không lên Su-34
Hãng RIA Novosti ngày 30/11 dẫn thông báo của phát ngôn viên lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga, Đại tá Igor Klimov cho biết, lần đầu tiên, cường kích Su-34 xuất kích thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria, không chỉ mang bom, mà còn có cả tên lửa đối không.
Đại tá Igor Klimov tuyên bố: "Các máy bay ném bom Su-34 cất cánh làm nhiệm vụ ngày hôm nay lần đầu tiên không chỉ mang bom OFAB-500 và bom chỉnh hướng trên không KAB-500, mà còn mang cả tên lửa đối không tầm ngắn và tầm trung".
Dù phát ngôn viên Igor Klimov không tiết lộ loại tên lửa nào bắt đầu được lắp đặt trên Su-34 nhưng căn cứ vào chủng loại vũ khí được trang bị cho dòng chiến đấu cơ này cho thấy, đây chính là tên lửa đối không R-73 và R-77.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phan-ung-cua-phuong-tay-khi-su34-mang-ten-lua-doi-khong_1958120.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đối không R-77 trên cường kích Su-34.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa R-77 được ra mắt năm 1992 tại triển lãm hàng không Moscow, R-77 ngay lập tức đã bị phóng viên phương Tây gán cho biệt danh AMRAAMski (hàm ý nói R-77 sao chép AIM-120 của Mỹ). Định danh tiếng Nga của loại tên lửa này là RVV-AE hay còn được biết đến với tên Izdieliye-170.
R-77 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với 4 cánh dạng chữ nhật vát đầu cùng với 4 cánh nhỏ hơn dạng “mắt cáo” phía đuôi tên lửa. Mỗi cánh lớn cũng có thiết kế khung, bên trong có các miếng kim loại dạng lưới nhằm giúp tăng diện tích bề mặt cánh lái, tăng tốc độ bay mà vẫn làm giảm khối lượng.
Việc nghiên cứu công nghệ cánh lái dạng mới này đã mất ba năm để phát triển và thử nghiệm. Theo như các nhà thiết kế Nga thì thiết kế cánh kiểu R-77 giúp giảm tiêu hao sức đẩy động cơ hơn cánh lái dạng thường và còn có tác dụng giảm tín hiệu phản xạ radar (RCS). Tiếp nữa, tên lửa còn có khả năng chuyển hướng cực tốt, tối đa lên tới 150 độ mỗi giây.
Về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu). Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”. Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động kinh hoàng.
Phản ứng của Mỹ
Việc Nga quyết định lắp tên lửa đối không tầm trung cho cường kích Su-34 khi thực hiện không kích IS tại Syria đang khiến Mỹ bất an.
Hãng RIA Novosti ngày 1/12 dẫn lời đại diện chính thức của Lầu năm góc, ông Michelle Baldanza cho rằng, việc Nga trang bị tên lửa không-đối-không cho tiêm kích – ném bom Su-34 khi thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria sẽ làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Đại diện Lầu Năm Góc cũng bày tỏ hy vọng rằng, các tên lửa được trang bị trên chiến đấu cơ Nga sẽ không chống lại liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Syria và Iraq.
Ông ng Michelle Baldanza cho biết: "Việc trang bị tên lửa của máy bay Nga sẽ làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rất phức tạp trên bầu trời Syria, bởi điều này không giúp Nga chống lại IS, vì nhóm khủng bố này không có lực lượng không quân".
Đồng thời đại diện Lầu Năm Góc cũng kêu gọi Nga cần tuân thủ các biên bản ghi nhớ về an toàn bay giữa Nga và Mỹ trên không phận Syria đã được ký kết trước đó.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hình ảnh máy bay "Ngày tận thế" sắp ra mắt thế giới

02/12/2015 14:30
4

2-1449029338595-17-0-343-640-crop-1449029419424.jpg

Chia sẻ:
Theo Sputnik, Không quân Nga sắp tiếp nhận máy bay Il-80 thứ 2 - loại máy bay sở hữu tính năng là trung tâm điều khiển chống bom hạt nhân di động.

hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Thông tin này được Sputnik dẫn nguồn từ Tập đoàn liên hiệp chế tạo máy (OPK, thuộc Rostec) Nga cho biết hôm 1/12.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Theo đại diện của OPK: "Thiết kế của Il-80 cho phép tiếp nhận vận chuyển Bộ chỉ huy tối cao Các lực lượng vũ trang, các nhóm sỹ quan điều khiển tác chiến Bộ Tổng tham mưu và đội ngũ kỹ thuật viên đảm bảo hoạt động thiết bị đặc biệt trên máy bay.
Tính năng kỹ thuật của tổ hợp đảm bảo việc điều khiển lực lượng trên bộ, các hạm đội hải quân, không quân, lực lượng tên lửa chiến lược".​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Ilyushin Il-80 được NATO định danh Maxdome là một máy bay được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các tình huống khẩn cấp.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Phi cơ này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi nhằm đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Đuôi máy bay có ăng ten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Máy bay Il-80 được thiết kế dành riêng cho tổng thống và các quan chức quân đội để chỉ huy các hoạt động chiến đấu trong kịch bản có chiến tranh hạt nhân. Nó có vai trò tương tự phi cơ Boeing E-4B của Mỹ.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Phần khoang chứa trung tâm chỉ huy không có cửa sổ nhằm tránh thiệt hại trong vụ nổ hạt nhân. Toàn bộ hệ thống điện tử được thiết kế đặc biệt có thể chống chịu với xung điện từ (EMP) gây ra từ vụ nổ.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Hệ thống điều hòa không khí trên máy bay có khả nặng loại bỏ bụi phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân. Máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa bức xạ hạt nhân.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Theo OPK, Il-80 được sửa đổi từ máy bay chở khách Il-86. Người ta lắp thêm hai hệ thống phát điện độc lập nằm dưới cánh sát bụng máy bay để cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống bên trong.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực NK-86, tốc độ hành trình từ 850 - 900 km/h, phạm vi hoạt động 5.000 km, độ cao hành trình 12 km.​
hinh-anh-may-bay-ngay-tan-the-sap-ra-mat-the-gioi-.jpg

Cận cảnh máy bay Il-80 nhìn từ phía sau.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao TQ không bán tên lửa DF-21D cho đồng minh thân cận?

Hòa Trần | 02/12/2015 14:00
4

1-ten-lua-trung-quoc-co-de-bi-danh-chan-1449028820716-37-0-363-640-crop-1449029212991.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo chuyên gia Roger Cliff, TQ không thể bán cho quốc gia đồng minh như Pakistan tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D, thậm chí là phiên bản xuất khẩu giảm bớt tầm bắn của tên lửa này.

Ông Cliff cho rằng có 2 lý do khiến Trung Quốc phải nói "không":
Một là bản thân tên lửa này không phải hệ thống vũ khí hoàn chỉnh, hiệu quả tác chiến có hạn. Tên lửa đạn đạo chống hạm phát huy được hiệu quả là kết quả của việc vận hành thành công một hệ thống lớn do các hệ thống nhỏ hợp thành.
Theo ông Cliff, nếu Trung Quốc chưa từng thử nghiệm khả năng tấn công mục tiêu di động trên biển của DF-21D thì không thể nói rằng loại vũ khí này đã có khả năng tác chiến đầy đủ.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo DF-21D là tên lửa chuyên dùng để tấn công tàu mặt nước cỡ lớn, vì vậy, các thử nghiệm trên đất liền không thể mô phỏng hoàn toàn được điều kiện thực chiến trên biển.
Mặc dù báo cáo mới nhất của Mỹ về thực lực quân sự Trung Quốc cho rằng DF-21D có tầm bắn hơn 1.500km nhưng cách nói này vẫn rất mơ hồ.
Ngay cả khi thử nghiệm đường đạn đoạn thẳng đứng, chuyên gia phân tích tình báo Mỹ cũng có thể suy đoán tầm bắn của DF-21D thông qua quan sát tình trạng năng lượng phóng của tên lửa.
Điều này không khó hiểu, động cơ nhiên liệu rắn trong quá trình bay rất khó tắt, vì vậy tình trạng năng lượng của tên lửa không thể vì thử nghiệm đường đạn mà xảy ra thay đổi. Như thế, Trung Quốc rất khó giấu tầm bắn của tên lửa này.
vi-sao-tq-khong-ban-ten-lua-df21d-cho-dong-minh-than-can.jpg

Tên lửa DF-21D​
Một số quốc gia có thể muốn mua tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D để ngăn chặn kẻ thù tiềm năng. Song, theo ông Cliff, hiệu quả sử dụng thực tế của tên lửa này dường như không đáng kể.
Nếu mua, các quốc gia khách hàng cần phải đầu tư mạnh vào hệ thống phát hiện, xử lý dữ liệu và thông tin liên lạc.
Theo Cliff, một lý do quan trọng khác khiến Trung Quốc không thể bán tên lửa DF-21D là điều này có thể làm lộ bí mật công nghệ.
Một khi có những thông tin về DF-21, các quốc gia như Mỹ sẽ dễ dàng tìm cách đối phó cuộc tấn công của tên lửa này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ không còn bom để không kích IS

Hoàng Anh | 05/12/2015 20:15
1

f15639x350-1449309162799-24-0-350-638-crop-1449309266893.png

Máy bay Mỹ được triển khai trong chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt IS ở Syria từ năm 2014. Ảnh: Reuters
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cách đây 15 tháng đã tiêu tốn 20.000 tên lửa và bom, khiến kho đạn dược của Không quân Mỹ bắt đầu cạn kiệt.

Theo tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, lực lượng không quân nước này "đang tiêu tốn nhiều đạn dược hơn so với khả năng bổ sung", trong bối cảnh nước này tăng cường chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria.​
"Các máy bay B-1 đã ném bom với số lượng kỷ lục. Trong khi đó, F-15E được sử dụng vì chúng có thể triển khai nhiều loại vũ khí với khả năng linh hoạt cao.​
Chúng ta cần ngân sách để đảm bảo sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài này. Đây là nhu cầu cấp thiết", CNN dẫn ông Welsh.​
Theo Welsh, Không quân Mỹ đã đề nghị cấp thêm ngân sách để bổ sung tên lửa Hellfire và đang triển khai các kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí để bổ sung nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất đến 4 năm.​
"Các cuộc chiến đòi hỏi khả năng và nhu cầu sử dụng thiết bị phù hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn.​
Chúng tôi cần đảm bảo nguồn kinh phí cần thiết không chỉ để tham gia các cuộc chiến hiện nay, mà còn vì những thách thức sau này", Welsh nhấn mạnh. Chiến dịch ném bom đang đẩy Không quân Mỹ vào tình trạng thiếu đạn dược.​
Việc công khai số lượng tên lửa và bom trong chiến dịch không kích IS được đưa ra trong bối cảnh các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama, cho rằng ông quá nhút nhát trong cuộc đối đầu với nhóm khủng bố.​
Họ đồng thời kêu gọi nới lỏng các quy tắc để tạo điều kiện cho quân đội chiến đấu quyết liệt hơn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
2T Stalker - Chiến xa tàng hình bị lãng quên của Belarus

Thanh Tùng | 07/12/2015 19:30
0

c5d7e6299f-1449474335643-45-0-369-635-crop-1449474377827.jpg

Chia sẻ:
Khi quân đội các nước NATO và Mỹ còn đang miệt mài trong cuộc đua xe bọc thép tàng hình thì Belarus đã tung ra sản phẩm xe thiết giáp trinh sát 2T Stalker ngay đầu thế kỷ XXI.

Khái niệm xe tăng tàng hình ra đời vào những năm cuối thập niên 1990, khi hàng loạt phương tiện quân sự gồm máy bay, tàu chiến... được trang bị những công nghệ đột phá về ngụy trang trong tác chiến, nhằm che mắt đối phương để tạo ra sự bất ngờ.​
2t-stalker-chien-xa-tang-hinh-bi-lang-quen-cua-belarus.jpg

2T Stalker trong cuộc thử nghiệm trước công chúng​
2T Stalker là sản phẩm do công ty Belarusian Minotor Service Enterprise hợp tác với một đội ngũ chuyên gia Nga cùng nghiên cứu chế tạo và giới thiệu nguyên mẫu vào năm 2000.​
Mẫu xe này có ưu điểm gọn nhẹ, khả năng cơ động cao, giám sát được đối phương cả ngày lẫn đêm để thu thập thông tin dữ liệu tình báo, gửi đến trạm chỉ huy điều phối xuống các đơn vị khác, hoặc giải cứu phi công bị bắn rơi nhanh nhất có thể.​
Khả năng tàng hình vượt trội
2t-stalker-chien-xa-tang-hinh-bi-lang-quen-cua-belarus.jpg

Nguyên mẫu 2T Stalker đang tiến hành thử nghiệm vào năm 2000​
2T Stalker có khối lượng gần 28 tấn với kíp lái 3 người: chỉ huy, pháo thủ, lái xe và 2 lính trinh sát trận địa. Xe có kích thước (dài x rộng x cao): 7,77 m x 3,38 m x 2,5 m.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu trinh sát, xe được lắp đặt động cơ diesel 740 mã lực với kiểu thiết kế máy đầm, kèm theo đó là hệ thống treo khí lỏng chủ động và các bộ phận giảm xóc điện tử.
2t-stalker-chien-xa-tang-hinh-bi-lang-quen-cua-belarus.jpg

Nhìn sơ bộ có thể thấy kiểu dáng thiết kế của 2T Stalker khá hiện đại so với thời điểm bấy giờ​
Phía trước xe được bọc giáp dày 35 mm trong khi các phần còn lại là 12 mm, chống được đạn 14,5 mm và các loại IED từ đối phương. Việc cắt giảm độ dày giáp giúp xe đạt tốc độ lên đến 95 km/h và tầm hoạt động 1.000 km.​
Bên cạnh đó, 2T Stalker được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng điện từ đặc biệt, có tác dụng làm giảm khả năng bị phát hiện trước các loại radar tiên tiến nhất. Hệ thống xả thiết kế tối ưu để xe không bị lộ trước camera quang học ở một khoảng cách nhất định.​
Hỏa lực, hệ thống tác chiến mạnh mẽ
2t-stalker-chien-xa-tang-hinh-bi-lang-quen-cua-belarus.jpg

Phiên bản hoàn chỉnh của 2T Stalker được trang bị khá đầy đủ “đồ nghề” như pháo 2A42 30 mm (500 viên) và súng máy đồng trục PKT 7,62 mm (2.000 viên)tương tự như xe bọc thép BMP-2.​
Song song với những loại vũ khí trên, chiếc thiết giáp trinh sát này còn được bổ sung súng phóng lựu AGS-17 30 mm (166 viên), 2 tên lửa chống tăng Ataka (AT-6 Spiral) , 2 tên lửa phòng không Igla (SA-18 Grouse). Khi hành quân các giá treo vũ khí phụ được gấp gọn lại nhằm tăng tính bí mật.​
2t-stalker-chien-xa-tang-hinh-bi-lang-quen-cua-belarus.jpg

2T Stalker được lắp đặt các thiết bị tối tân như: thiết bị quét và đối kháng vô tuyến điện, sensor âm thanh, thiết bị trinh sát quang điện tầm xa (camera quang học).​
Phía ngoài xe trang bị 2 camera trước và sau do hãng KRET chế tạo. Tất cả những hệ thống trên hiển thị thông qua 2 màn hình LCD, giúp kíp lái thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.​
Cụ thể hơn, vai trò của 2T Stalker là ghi lại các thông tin vô tuyến của địch và tiến hành gây nhiễu hệ thống, sensor âm thanh được lắp đặt để ghi nhận các âm thanh từ người, tiếng ồn của phương tiện quân sự...​
Một cái kết buồn
Tuy là mẫu xe thiết giáp tiên tiến, sở hữu những công nghệ tối tân vào thời điểm ấy nhưng 2T Stalker chỉ xuất xưởng với số lượng 2 chiếc. Hiện tại vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho số phận hẩm hiu của nó.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.