Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Báo Anh: Mỹ sẽ sa lầy nếu đưa Apache tham chiến

(Vũ khí) - Mỹ đang cân nhắc điều trực thăng Apache đến Iraq để tấn công IS, tuy nhiên kế hoạch này có thể khiến Mỹ một lần nữa bị sa lầy tại Iraq.

Thông tin này được hãng Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết khi phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 9/12.
"Mỹ chuẩn bị hỗ trợ quân đội Iraq bằng các phương tiện tối tân nhất để giúp họ giải phóng thành phố chiến lược Ramadi, bao gồm trực thăng tấn công Apache. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ đưa các cố vấn quân sự sang Iraq nếu tình hình thực tế đòi hỏi và Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi yêu cầu”, ông Ash Carter tuyên bố.
Sau tuyên bố này, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama cũng chưa thông qua việc này. “Tổng thống Obama chưa quyết định có chấp thuận việc đưa trực thăng tấn công sang Iraq hay không”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bao-anh-my-se-sa-lay-neu-dua-apache-den-iraq_111615483.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng tấn công Apache.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin Reuters của Anh, kế hoạch này của Mỹ một lần nữa có thể khiến Mỹ bị sa lầy vào một cuộc chiến mới ở Iraq - quốc gia mà Mỹ từng tuyên bố dự định rút quân từ năm 2011.
Hiện có khoảng 3.500 quân nhân Mỹ đang đồn trú tại Iraq chỉ thực hiện nhiệm vụ cố vấn (theo tuyên bố của Lầu Năm Góc), tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng họ cũng sát cánh cùng quân đội Iraq tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm khủng bố, bao gồm IS tại nước này.
Thông tin này đã được chứng thực khi Lầu Năm Góc chịu sự chỉ trích nặng nề khi Thượng sĩ Joshua Wheeler bị thiệt mạng trong một cuộc đột kích vào một khu vực đồn trú của IS. Cái chết này đã buộc quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng họ vẫn sử dụng binh sĩ tham gia vào các chiến dịch quân sự tại Iraq.
Tại thời điểm đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành các chiến dịch tấn công, ý tôi là, đó là khu vực đang xảy ra chiến sự”.
Từ những phân tích này, Reuters cho rằng việc Mỹ đưa trực thăng Apache đến Iraq sẽ mở đầu cho chiến dịch quân sự lớn trên bộ của người Mỹ đồng thời cho thấy sự bất từ các cuộc không kích tấn công IS.
Reuters dẫn lời Christopher Harmer, một cựu phi công hải quân Mỹ, hiện là chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho hay, các trực thăng sẽ hỗ trợ bộ binh Iraq đang trực tiếp đối đầu với phiến quân một cách hiệu quả hơn.
Vì bay thấp và chậm nên chúng có thể xác định được các mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, nguy cơ mà chúng phải đối mặt cũng lớn hơn.
"Máy bay cánh cố định bay ở 30.000 feet (9.000 m) hoàn toàn tránh được các loại vũ khí mà IS có, nhưng trực thăng thì không", ông Harmer nói. "Khi điều khiển một trực thăng ở độ cao 150 feet (50 m) so với mặt đất, trực thăng có thể bị bắn hạ bởi một lựu pháo tự hành hoặc súng máy hạng nặng, vì thế nguy hiểm hơn rất nhiều".
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren khẳng định việc triển khai trực thăng là dựa trên bản chất của các mục tiêu và quân đội đã cân nhắc về các mối nguy cơ trước khi đưa ra quyết định này.
Ông bác bỏ quan điểm cho rằng việc dùng trực thăng đồng nghĩa với leo thang chiến dịch. "Nhiệm vụ vẫn như thế. Đây là sự sử dụng đúng công cụ cho công việc", ông nói.
 
23/8/12
1.162
3
38
Siêu hạm LCS-5 Mỹ gặp nạn trước khi đến Biển Đông

(Vũ khí) - Tàu tác chiến ven bờ LCS-5 của Mỹ vừa biên chế chưa đầy 20 ngày đã gặp sự cố vỡ động cơ, trước khi được điều đến Biển Đông tuần tiễu.

Siêu tàu tuần duyên Mỹ vừa đưa vào sử dụng đã gặp nạn
Truyền thông Mỹ cho biết, tàu tác chiến ven bờ LCS-5 USS Milwaukee của hải quân Mỹ, trong hành trình đi từ thành phố Halifax của Canada qua căn cứ và và trạm không quân thuộc hải quân Mỹ Mayport ở Florida đến cảng thành phố San Diego bang California.
Tờ Navy Times tiết lộ, con tàu đã bị vỡ hỏng động cơ vào ngày 11 tháng 12. Sự cố nghiêm trọng này khiễn chiếc tàu tác chiến ven bờ được coi là hiện đại nhất thế giới này không thể hoạt động được, buộc chỉ huy tàu phải gọi tàu kéo đến cứu hộ.
Tàu kéo Grapple đã lôi chiến hạm hỏng về căn cứ hải quân Mỹ Little Creek ở bang Virginia. Đội tàu Milwaukee và các chuyên viên kỹ thuật của Đội kỹ thuật 104 đang phối hợp với Đội kỹ thuật 108 của căn cứ Mayport cố gắng tìm nguyên nhân gây vỡ hỏng con tàu mới.
Hệ thống máy tính của tàu đã phát ra một cảnh báo về sự cố kỹ thuật khiến con tàu bị mất áp suất dầu bôi trơn, không điều khiển được và sau đó động cơ bị vỡ ngay lập tức. Theo giả thiết sơ bộ, vụ việc xảy ra do có những hạt kim loại rơi vào bộ lọc dầu bôi trơn,
Chính quyền Hoa Kỳ đã nhận thông báo về vụ việc này. Thượng nghị sĩ John McCain gọi vụ tàu chiến mới bị vỡ động cơ là "hết sức đáng lo ngại" và bày tỏ hy vọng rằng Hải quân Mỹ sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng về nguyên nhân sự cố, buộc những đối tượng có lỗi phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
sieu-ham-lcs5-my-gap-nan-truoc-khi-den-bien-dong_121935781.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mô phỏng các thiết kế tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết, con tàu gặp nạn khi nó mới được trong 20 ngày tuổi. Tàu mới được đưa vào vận hành vào ngày 21 tháng 11, tại Milwaukee, bang Wisconsin. Ngay sau đó, nó đã tiến hành chuyến đi dài đến San Diego, qua khu vực Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), gần biên giới Mỹ-Canada.
Sơ bộ tính năng các tàu LCS lớp Freedom
LCS-5 USS Milwaukee là chiếc thứ 3 thuộc lớp Freedom và là chiếc thứ 6 trong số các tàu tác chiến ven bờ (Littoral Combat Ship-LCS) của hải quân Mỹ. 3 tàu còn lại thuộc lớp Independence (lớp “Độc Lập” - được đánh số chẵn). Chiếc đầu tiên của lớp này là LCS-1 USS Freedom đã được đưa vào biên chế năm 2008.
Tàu chiến thuộc lớp Freedom (lớp “Tự do”) được đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5), tàu có lượng giãn nước trung bình, có khả năng thống lĩnh các vùng nước nông ven biển nhờ ưu thế về tốc độ cao, khả năng di chuyển linh hoạt, chống tấn công trên mặt nước, chống mìn và chống tàu ngầm.
Nó có lượng giãn nước tối đa 3.400 tấn, chiều dài 118,5 mét, rộng 17,5 mét, mớn nước 4,1 mét. Hai động cơ tuốc bin khí kết hợp với hai động cơ diesel và 4 động cơ phản thủy lực tạo ra tổng công suất tới 113.710 mã lực, giúp con tàu đạt vận tốc tối đa hơn 83 km/h, tầm hoạt động 3.000 hải lý

Hệ thống vũ khí trên tàu USS Milwaukee được cải tiến toàn diện so với hai tàu chiến ven biển đầu tiên của hải quân Mỹ, USS Freedom và USS Independence.
Nó được trang bị tên lửa phòng không RAM MK31, súng máy 57mm BAE MK110, hệ thống vũ khí modul tùy chỉnh theo nhiệm vụ, hệ thống điều khiển hỏa lực BAE. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng trang bị tên lửa hạm đối hạm cho các tàu lớp này.
Tàu còn có khoang chứa 180 tấn, trực thăng MH-60 Romeo hoặc Sierra hay ba máy bay không người lái. Tàu USS Milwaukee được biên chế 54 sĩ quan và thủy thủ, lượng chuyên chở tới 100 người, bao gồm các binh sĩ thuộc đơn vị trực thăng hạm và nhân viên điều khiển UAV.
Đảm nhận nhiệm vụ trực điều khiển trên đài chỉ huy là 3 sĩ quan. Họ kiểm soát 95% hoạt động của con tàu và thiết bị điều khiển hệ thống động lực phản thủy lực (Water jet) với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường GPS và bản đồ do máy tính thiết lập, thông qua các màn hình cảm ứng và thiết bị hiển thị khác.
LCS-5 USS Milwaukee sẽ được điều đến Biển Đông
Ngay sau khi con tàu chính thức được đưa vào hoạt động, hải quân Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ điều động chiến hạm này đến nhận nhiệm vụ thường trực ở Đông Nam Á, thực hiện các chuyến tuần tra, bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông trong thời gian tới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
_121935500.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
LCS-5 USS Milwaukee được các tàu kéo đưa về cảng sửa chữa​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quan chức phụ trách chương trình tàu tác chiến ven bờ của Mỹ - chuẩn đô đốc Brian Antonio cho biết, người tiền nhiệm của LCS-5 là LCS-3 USS Fort Worth, đang làm nhiệm vụ ở khu vực Biển Đông và chiếc USS Milwaukee cũng sẽ sớm tham gia các cuộc tuần tra của hải quân Mỹ ở khu vực này.
Hồi tháng 11-2015, tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã có chuyến tuần tra gần một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm nhấn mạnh quyền tự do hàng hải của mình trong các vùng biển quốc tế. Còn Bắc Kinh gọi đó là một hành động khiêu khích từ phía Mỹ.
Chỉ huy phó các chiến dịch hải quân Mỹ - đô đốc Michelle Howard đã từng nhấn mạnh rằng, các tàu LCS với tốc độ siêu cao, trang, thiết bị hiện đại, khả năng tác chiến đa nhiệm sẽ giúp Mỹ đảm bảo "dòng chảy thương mại tự do" ở các khu vực biển trên thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ lại đau đầu với vũ khí vô dụng giá khủng

(Vũ khí) - Hệ thống Săn Thuỷ lôi từ xa (RMS) được Bộ quốc phòng Mỹ chi 700 triệu USD để nghiên cứu chế tạo, nhưng dường như nó đã thất bại.

700 triệu USD là khoản tiền được Mỹ chi ra để nghiên cứu chế tạo hệ thống Săn Thuỷ lôi từ xa (RMS). Thế nhưng Hải quan Mỹ đã không hài lòng với loại vũ khí này, nó thậm chí không thể hoàn thành những chức năng đơn giản nhất.
Nữ phát ngôn viên Hải quân Mỹ, bà Thurraya Kent nhận định rằng: "Hải quân xác định tổng số lần thất bại và chu kỳ thất bại của Hệ thống Săn Thuỷ lôi Từ xa (RMS) cho thấy nó không đạt được yêu cầu thiết kế đối với hệ thống".
Theo Bộ quốc phòng nước này, RMS được phát triển để phục vụ tàu chiến ven biển mới của hải quân Mỹ, nhưng trong các bài thử nghiệm thiết bị này từ hồi tháng 9/2014 nó đã thất bại 24 lần.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lai-them-vu-khi-vo-dung-gia-khung_1376498.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống Săn Thuỷ lôi từ xa (RMS).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết, RMS là thiết bị được triển khai từ tàu tác chiến ven biển, trang bị hệ thống định vị vật thể bằng xôna, nó sẽ sử dụng để tìm thuỷ lôi. Khi hoạt động tại vùng biển có khả năng chứa thuỷ lôi, nó sẽ nhận diện, truyền thông tin về vị trí tới con tàu để có thể tránh hoặc phá huỷ bom.
Việc nghiên cứu chế tạo RMS ban đầu dự kiến chỉ mất 8 năm để phát triển nhưng hiện tại nó đã kéo dài đến 16 năm.
Trong một diễn biến khác, ngày 11/12 trang Navy Times đưa tin, chiếc tàu chiến mới nhất của Hải quân Mỹ Milwaukee cũng bị hỏng sau 20 ngày biên chế. Milwaukee gặp sự cố kỹ thuật khi di chuyển từ Halifax (Canada) qua Mayport (Florida) để đến cảng San Diego (California).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lai-them-vu-khi-vo-dung-gia-khung_13710203.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu Milwaukee được kéo về căn cứ. (Nguồn ảnh VnE){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu Milwaukee được biên chế từ ngày 21/11. Theo tìm hiểu ban đầu, nguyên nhân nó gặp sự cố là do xuất hiện những mảnh vụn kim loại trong hệ thống dầu bôi trơn dẫn đến làm sập hệ thống tàu. Tuy nhiên, các mảnh vỡ này ở đâu ra hiện tại vẫn đang được điều tra.
Theo Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, tàu USS Milwaukee (LCS 5) gặp sự cố chỉ ngay sau khi nó được biên chế 20 ngày là sự cố đáng báo động của Hải quân Mỹ.
Trước đó, loại máy bay đa năng tàng hình F-35A của Không quân Mỹ cũng được cho là loại vũ khí sai lầm với giá thành đắt đỏ. Được biết, để chiếc máy bay này cất cánh trong 1 giờ đồng hồ, thì phải tiêu tốn hết 24.000 USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lai-them-vu-khi-vo-dung-gia-khung_1379904.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay đa năng tàng hình F-35A của Không quân Mỹ. (Nguồn ảnh TT&VH){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây là chiếc máy bay thuộc thế hệ thứ 5 từng được đánh giá là hiện đại bậc nhất về mặt kỹ thuật. Theo đó trong bất kỳ cuộc xung đột nào, Anh và Mỹ đều có thể chiếm ưu thế vượt trội trên không nhờ nó. Tuy nhiên, khả năng thực tế của nó lại chưa đáng gì với số tiền khủng mà Không quân Mỹ phải chi ra.
 
23/8/12
1.162
3
38
BQP Nga tâng bốc tên lửa hành trình Kalibr "tận mây xanh"

Cập nhật lúc: 07:30 13/12/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa Kalibr oanh tạc IS
Siêu hạm Đô đốc Gorshkov Nga bắn thử tên lửa Kalibr

(Kiến Thức) - Sau màn thể hiện không thể xuất sắc hơn, tên lửa hành trình Kabilr đang nhanh chóng trở thành đứa con cưng của Bộ Quốc phòng Nga.
Itar-Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, việc Hải quân Nga triển khai thành công các tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm Rostov-on-Don thuộc lớp Kilo Project 636.3 tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria một lần nữa đã chứng minh hiệu quả của các loại vũ khí thế hệ mới của Nga.​
“Đây là lần đầu tiên tên lửa hành trình kalibr được triển khai từ một tàu ngầm diesel thuộc Hải quân Nga. Tàu ngầm Rostov-on-Don đã phóng các tên lửa hành trình này từ Biển Địa Trung Hải tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ Syria. Và chúng đều được triển khai từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm Rostov-on-Don,” Konashenkov nói.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hình ảnh tàu ngầm Rostov-on-Don triển khai các tên lửa hành trình Kalibr tấn công IS tại Syria hôm 8/12.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông này cũng tiết lộ thêm rằng, các tên lửa hành trình Kalibr được phóng từ tàu ngầm Rostov-on-Don và bom dẫn đường thông minh KAB-500 được triển khai từ các máy bay ném bom của Không quân Nga vào hôm 8/12 đã tấn công thành công một loạt các cơ sở hạ tầng quan trọng của IS ở Syria và nó một lần nữa chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao trong Quân đội Nga.​
Phát ngôn viên này cho hay, dựa trên các bản báo cáo theo dõi số liệu cho thấy khả năng tác chiến vượt trội của tên lửa hành trình Kalibr tất cả mục tiêu đều bị tiêu diệt. Trong khi đó các tên lửa hành trình này được triển khai cách mục tiêu tới hàng ngàn km.​
Được biết, tên lửa hành trình Kalibr được thiết kế để có thể thực hiện hành trình bay với độ cao cực thấp và nó hầu như vô hình với bất cứ hệ thống phòng không nào, bên cạnh đó là hệ thống dẫn đường quán tính và dựa trên dữ liệu địa hình giúp nó tấn công chính xác các mục tiêu từ khoảng khá xa.​
“Với một mục tiêu được xác định từ trước và khoảng cách giữa nó với Kalibr là vài trăm km hay vài ngàn km đi chăng nữa thì tên lửa hành trình này chắc chắn sẽ tiêu diệt được mục tiêu với đầu đạn 500kg của mình,” Konashenkov cho biết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Biến thể tấn công mặt đất 3M-14T thuộc gia đình tên lửa hành trình Kalibr. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài việc được trang bị các đầu đạn thông thường, nhiều biến thể của tên lửa hành trình Kalibr cũng được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật đủ sức răn đe hạt nhân chiến lược. Ngoài việc Hải quân Nga triển khai Kalibr, Không quân Nga cũng tham gia vào các đợt không kích tại Syria với tên lửa hành trình chiến lược Kh-101 được triển khai từ các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160, Kh-101 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 4.500km.​
Giống như Kalibr, tên lửa hành trình Kh-101 cũng hầu như vô hình với bất kỳ hệ thống phòng không nào nó được thiết kế để có thể trang bị đầu đạn hạt nhân thông thường lẫn đặc biệt và độ sai lệch của Kh-101 là chỉ trong và mét.​
Trong một bản báo cáo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm 8/12 cho biết, các tên lửa hành trinh Kalibr một lần nữa đã chứng minh được khả năng của nó trong tác chiến tầm xa và các đợt không kích gần đã gây thiệt hại đáng kể cho IS nhất là các cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác dầu khí.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Dù là đối đầu với khủng bố nhưng Quân đội Nga cũng đã lần đầu tiên triển khai các phi đội máy bay ném bom chiến lược của nước này. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Lần đầu tiên Nga triển khai các tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu IS tại Syria là từ các tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc Hạm đội Caspi của Hải quân Nga. Đã có tổng cộng 44 tên lửa hành trình Kalibr (3M-14T) được Hạm đội Caspi triển khai từ 7/10 đến 20/11 tấn công các cơ sở hạ tầng và căn cứ của IS tại Syria.​
Có một điểm đáng lưu ý, là các mục tiêu trên hoàn toàn có thể bị tiêu diệt bởi phi đội máy bay ném bom của Không quân Nga đang đóng tại căn cứ không quân Hmeimim thuộc tỉnh Latakia, Syria. Do đó việc Nga triển khai số lượng lớn tên lửa hành trình Kalibr tham chiến tại Syria ngoài việc tấn công IS còn là để nước này thử nghiệm các vũ khí dẫn đường chính xác cao của Moscow.​
Trong một bài phát biểu gần đây Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, mọi loại vũ khí mà Quân đội Nga đang sử dụng tại Syria nên được phân tích và đánh giá lại một lần nữa nhằm cải thiện nâng cao tính hiệu quả của chúng trên chiến trường nhất là với các dòng tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101. Khi mà các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao được thiết kế không chỉ để mang theo đầu đạn thông thường mà còn cả đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên việc triển khai loại vũ khí chiến lược này trong cuộc chiến chống khủng bố là không cần thiết và ông hy vọng nước Nga sẽ không bao giờ phải dùng tới chúng.​
Tên lửa hành trình Kalibr được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ 2012, nó được phát triển thành 4 biến thể khác gồm biến thể chống hạm 3M-54, biển thể tấn công mặt đất 3M-14T dành cho lực lượng tàu nổi và 3M-14 dành cho tàu ngầm và cuối cùng là biến thể chống ngầm 91RE1 và 91RE2.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm diesel điện Rostov-on-Don của Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Rostov-on-Don là tàu ngầm thứ hai thuộc Project 636.3 của Hải quân Nga và nó mới chỉ được Hải quân Nga đưa vào hoạt động chính thức từ cuối năm 2014. Cuộc chiến tại Syria một lần nữa lại là cơ hội cho Quân đội Nga thử tất cả các loại vũ khí thế hệ mới của nước này.​
Các tàu ngầm diesel điện thuộc Project 636.3 đều là tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 3 của Hải quân Nga và chúng còn được biết tới với cái tên là tàu ngầm diesel điện lớp Kilo do Liên Xô phát triển. Tàu ngầm lớp Kilo nổi tiếng là có độ ồn cực thấp khi hoạt động dưới nước và chúng có tốc độ di chuyển tối đa dưới nước là 20 hải lý/giờ với dự trữ hành trình là 45 ngày.​
Lượng giãn nước tối đa của một tàu ngầm diesel điện lớp Kilo khi lặn là gần 4.000 tấn với thủy thủ đoàn hơn 50 người. Có một điểm đặc biệt là chỉ có các tàu ngầm diesel điện thuộc Project 636.3 thế hệ mới của Hải quân Nga mới được trang bị dòng tên lửa hành trình Kalibr và chúng có thể mang theo nhiều biến thể Kalibr khác nhau.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ chứng minh Boeing EA-18G khó hạ S-400

(Vũ khí) - Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng một mình Boeing EA-18G Growler rất khó áp đảo và đe dọa S-400 của Nga.

Mới đây, ông Tyler Rogovey, chuyên gia quân sự Mỹ đã có những phân tích chi tiết về Boeing EA-18G Growler và S-400 Triumph.
Theo ông Tyler Rogovey, một số chuyên gia và phóng viên quân sự Mỹ cho rằng chiếc máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Boeing EA-18G Growler có thể là "liều thuốc" đặc trị đối với S-400 Triumph, nhưng thực tế không phải như vậy.
Chuyên gia người Mỹ khẳng định, một mình EA-18G rất khó áp đảo tất cả phương tiện chiến tranh điện tử của trung đoàn phòng không được trang bị hệ thống S-400. Trong khi đó, Triumph hoàn toàn có thể dùng tên lửa của mình bắn hạ Growler, nếu như chiếc máy bay này nằm trong khu vực tác xạ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chuyen-gia-my-chung-minh-ea18g-kho-ap-dao-s400_13145923.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng một mình Boeing EA-18G Growler rất khó áp đảo và đe dọa S-400. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo ông Rogovey để tiêu diệt hệ thống phòng không S-400 thì cần sử dụng một loạt các công cụ chiến tranh điện tử khác nhau. Ví dụ như phối hợp triển khai máy bay tàng hình với vũ khí tấn công tầm xa cùng các máy bay chiến đấu từ căn cứ bí mật và nhiều vũ khí khác nữa.
"F-16 có thể tiếp cận ở khoảng cách trong bán kính phóng tên lửa hành trình có độ chính xác cao AGM-158 JASSM, còn F-35 xâm nhập ở cự ly thả bom khó phát hiện.
Nếu triển khai thêm biện pháp gây nhiễu thì quãng đường tiếp cận sẽ được rút lại và sự thành công phụ thuộc vào chiến thuật cũng như kỹ thuật sử dụng.
Vấn đề ở chỗ khi gặp đối thủ đáng gờm thì cần phải tính đến phương án kẻ địch có nhiều vị trí triển khai bệ phóng tên lửa, nhiều trạm radar cùng với nhiều máy bay chiến đấu", ông Rogovey nhấn mạnh.
Tuyên bố trên của ông Rogovey được đưa ra chỉ sau ít ngày Hải quân Mỹ tuyên bố đã tìm ra biện pháp diệt hệ thống phòng không S-400 của Nga bằng cách nâng cấp thiết bị điện tử và vũ khí cho máy bay EA-18G.
“Hệ thống tăng cường khả năng xác định mục tiêu này sẽ mang tới cho các tổ lái những lợi thế lớn, đặc biệt trong môi trường đe dọa dày đặc, nơi hoạt động bắt bám mục tiêu từ cự ly dài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến”, Đại úy David Kindley, Giám đốc quản lý chương trình F/A-18 và EA-18G của Hải quân Mỹ từng tuyên bố hôm 7/12.
Lời khẳng định của chuyên gia quân sự người Mỹ như một gáo nước lạnh dội vào những nỗ lực của Nhà Trắng và phương Tây suốt thời gian qua. Kể từ khi Nga triển khai hệ thống S-400 Triumph tại Syria, những nước này chưa bao giờ ngừng đề cập tới hiệu quả cũng như phương án chống lại nó
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chế tạo "áo phủ" Mantya chống đạn

14/12/2015 08:15
19

1-xe-tang-1450034390020-0-0-235-460-crop-1450034417239.jpg

Ảnh minh họa.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Các chuyên gia nghiên cứu đã kết hợp thành công giữa hệ thống tấm giáp chống súng phóng lựu RPG và công nghệ ngụy trang Nakidka làm xe tăng khó bị radar nhận dạng.

Các chuyên gia Viện nghiên cứu khoa học thép của Nga đã sáng chế ra một vật liệu độc đáo, vừa là lớp giáp phòng đạn chống tăng vừa làm cho xe thiết giáp "tàng hình" trước các radar, thậm chí máy dò ảnh nhiệt.​
Theo cổng thông tin Novosti VPK, các chuyên gia nghiên cứu đã kết hợp thành công giữa hệ thống tấm giáp chống súng phóng lựu RPG và công nghệ ngụy trang Nakidka làm xe tăng khó bị radar nhận dạng.​
Kết cấu có tên Mantya là tấm chắn từ những thành phần hợp kim rời được cài đặt ở cự ly từ 50 đến 1.500 mm cách đối tượng cần bảo vệ.​
Tấm giáp sẽ tác động cùng lúc tới thân và đầu xuyên của đạn chống tăng khi bị bắn vào. RPG không kích nổ khi tiếp cận vì bề mặt Mantya có độ dày thấp. Tác động của các thành phần rời phá hủy mạch nổ.​
Áo phủ Mantya làm giảm 6 lần các tín hiện phản xạ radar, giảm 2 - 3 lần khả năng bị phát hiện bằng dò tia hồng ngoại.​
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Nga thử nghiệm tàu lặn vượt ngưỡng 6.000 mét[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo Sputniknews, Hải quân Nga vừa thử nghiệm thành công với tàu lặn Rus ở độ sâu 6000 mét ở trung tâm Đại Tây Dương.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
"Tổ lái Rus gồm chủ tịch Ủy ban nhà nước về nghiên cứu biển sâuYuri Kurganov, thuyền trưởng Dmitry Boev, thuyền trưởng Michael Kuzmichev đã thực hiện chuyến lặn tới độ sâu 6180 mét", bộ phận báo chí dẫn lời lãnh đạo Vụ nghiên cứu biển sâu Bộ Quốc phòng, Phó đô đốc Alexei Burilichev.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu lặn Rus được hạ xuống đại dương từ tàu nghiên cứu hải dương học "Amber".
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-thu-nghiem-tau-lan-vuot-nguong-6.000-met_15521849.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Nga thử nghiệm UUV Concept M.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo ông Burilichev, tàu lặn được "thiết kế để tiến hành các hoạt động kỹ thuật dưới nước, cứu nạn và công tác nghiên cứu ở độ sâu tới 6.000 mét, chụp ảnh và quay video, tiến hành thăm dò các đại dương, cũng như các công việc khảo cổ học dưới nước".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Dự án "Rus" được thiết kế bởi Phòng cơ khí St. Petersburg "Malakhit". Vỏ của máy được làm bằng hợp kim titan siêu bền.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước khi có thử nghiệm cực ấn tượng với tàu Rus, Hải quân Nga cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công tàu lặn không người lái (UUV) Concept M của hãng Tethys (Nga).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thông cáo báo chí của hãng Tethys Pro cho hay thiết bị lặn này đã biểu diễn khả năng của nó trước quan chức Bộ chỉ huy Hải quân ở St. Petersburg trong thời gian diễn tra Triển lãm quốc tế về quốc phòng hàng hải (IMDS 2015) vừa qua.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Trong ngày đầu của triển lãm, Concept M đã biểu diễn trước mặt các quan chức Hải quân Nga, trong đó có tư lệnh hải quân Viktor Chirkov và phó tư lệnh Viktor Bursuc", theo thông cáo báo chí của Tethys Pro.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chiếc UUV không chỉ thích hợp trong việc tìm kiếm dưới nước và kiểm tra tàu đắm, mà còn dùng trinh sát dưới lòng biển và sông hồ. Lợi thế của UUV là tốc độ và có thể lặn sâu từ 10 - 1.000 m, theo Tethys.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Radar mới của Nga giám sát phóng tên lửa toàn cầu[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo Thiếu tướng Anatoly Nestechuk thuộc Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, với mạng lưới radar hiện có, Moscow có thể giám sát mọi vụ phóng tên lửa trên toàn cầu.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Lộ trang bị mới
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo Sputnik, ngày 12/12, Đại tá Filippovich, Phó tư lệnh bộ đội vô tuyến điện kỹ thuật (RTT) Nga cho biết, lực lượng này chuẩn bị được tiếp nhận các đơn vị radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 1.500km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thông tin này được Đại tá Filippovich đưa ra khi trả lời đài phát thanh Echo Moskvy: “Chúng tôi đã triển khai các đơn vị radar có thể “quan sát” các mục tiêu ở khoảng cách 1.200km và ở độ cao 150km. Hiện nay, chúng tôi muốn có các đơn vị có thể phát hiện được mục tiêu ở khoảng cách xa tới 1.500km và ở độ cao 600km”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông Filippovich khẳng định rằng, trong thực tế, lực lượng vô tuyến điện kỹ thuật đã có sẵn các đơn vị radar như vậy và sẵn sàng tăng cường chúng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện tại, hệ thống radar cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa của Nga bao gồm 4 trạm radar thế hệ mới: một trạm radar Voronezh-M tại khu vực Leningrad, một trạm radar Voronezh-DM tại vùng lãnh thổ Krasnodar và một trạm radar Voronezh-DM ở khu vực Kaliningrad đã được đưa vào trực chiến, cùng với trạm radar Voronezh-M ở khu vực Irkutsk đang trong quá trình thử nghiệm.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
he-thong-radar-nga-giam-sat-phong-ten-lua-toan-cau_14189928.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Hệ thống radar của Nga có thể giám sát mọi vụ phóng tên lửa toàn cầu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch sẽ triển khai thêm 3 trạm radar lớp Voronezh mới tại vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở đông Siberia, tại nước nước cộng hòa Altai ở nam Siberia và tại khu vực Orenburg ở nam Ural.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo ông Nestechuk, Phó tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, các trạm radar mới này sẽ bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong năm 2015 và có tầm hoạt động 6.000 km (3.728 dặm) và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khác nhau.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga được thành lập vào ngày 1/12/2011, có nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như phóng và kiểm soát các vệ tinh trên quỹ đạo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Giám sát phóng tên lửa toàn cầu
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với loạt trang bị trên, Nga hoàn toàn có lý do để khẳng định năng lực cảnh báo sơm tên lửa của mình. Cụ thể, chỉ trong 2 ngày cuối năm 2014, Lực lượng phòng thủ vũ trụ (ADF) Nga đã phát hiện 3 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phía Đông Thái Bình Dương, quỹ đạo phóng của tên lửa hướng về phía Tây, tức là về phía lãnh thổ Liên bang Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Sáng ngày 29/11/2014, chúng tôi đã phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo của nước ngoài và 2 ngày trước đó (27/11/2014), chúng tôi cũng phát hiện hai vụ phóng tên lửa tương tự, lực lượng phòng thủ tên lửa của chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình” - Tướng Nestechuk nói.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga không cho biết các vụ phóng tên lửa trên do nước nào thực hiện, nhưng theo truyền thông phương Tây, đây là 3 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) do các tàu ngầm của Mỹ đang hoạt động ở phía Đông Thái Bình Dương thực hiện.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Mặc dù Nga không được thông báo trước về các vụ phóng tên lửa đạn đạo trên, nhưng việc phát hiện thành công các tên lửa đạn đạo đã cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu cao và tính chuyên nghiệp của Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong năm 2013, các lực lượng trực chiến thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa và hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đã phát hiện được khoảng 40 vụ phóng tên lửa và thiết bị không gian ở trong nước và nước ngoài.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã không để lọt một tên lửa nào trong khu vực kiểm soát của họ. Việc này cho thấy, các hệ thống của Nga đã sẵn sàng chiến đấu cao.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Minh chứng rõ nét nhất là vào ngày 3/9/2013, hai quả "tên lửa đạn đạo mục tiêu" do quân đội Israel phóng ở Địa Trung Hải đã bị radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở thành phố miền nam Armavir của Nga phát hiện.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Radar của Nga đã phát hiện và theo dõi toàn bộ quỹ đạo bay của 2 tên lửa đạn đạo mục tiêu này từ khu vực trung tâm đến phía đông Địa Trung Hải, cho đến khi các tên lửa mục tiêu này đã rơi xuống vùng biển giáp với bờ biển của Syria.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn trong năm 2014, Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga đã phát hiện tất cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo diễn ra trên lãnh thổ “các nước đối tác” và 6 lần cảnh báo về các vật thể vũ trụ tiến tới gần Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong đó có các mảnh rác vũ trụ. Đồng thời, phát hiện 189 thiết bị vũ trụ và đã đưa vào danh sách theo dõi, trong đó có 161 thiết bị và phương tiện vũ trụ của nước ngoài.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, ông Nestechuk cho biết thêm rằng, trong năm 2014, lực lượng này đã hoàn thành nhiệm vụ do Tổng thống Vladimir Putin đặt ra là thiết lập hệ thống không gian vô tuyến định vị, bảo vệ toàn bộ lãnh thổ đất nước trước các cuộc tấn công bằng tên lửa.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo kế hoạch, đến năm 2018, Nga sẽ thiết lập được một hệ thống quan sát vũ trụ thống nhất gồm 10 vệ tinh, trong đó vệ tinh đầu tiên dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo trong năm 2015.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng việc thiết lập hệ thống vũ trụ thống nhất sẽ giúp nước này phát hiện việc phóng các tên lửa hiện tại cũng như tương lai trên toàn cầu.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Điều gì ở Pháp khiến TQ "ngưỡng mộ"?

Vy Lam | 14/12/2015 19:32
3

usaircraft-e6b02-1425612767702-24-0-360-659-crop-1425612787137-1450086602110-14-0-351-660-crop-1450086637161.jpg

Ảnh minh họa
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
"Tàu ngầm Pháp đánh chìm tàu sân bay Mỹ "- Thông tin gây sốc này dù xuất hiện và biến mất trong chớp mắt nhưng vẫn mang lại cho Trung Quốc cơ hội để mổ xẻ sức mạnh đối thủ.

Dưới đây là nội dung bài viết của nhà phân tích Lyle J. Goldstein trên tạp chí National Interest (Mỹ):
Tàu ngầm Pháp "đánh chìm" tàu sân bay Mỹ
Đầu năm 2015, một bản báo cáo gây tò mò và lo ngại đã xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất không dấu vết.
Có vẻ bản báo này do Bộ Quốc phòng Pháp đăng tải rồi nhanh chóng gỡ xuống. Nó đề cập đến thành tích của tàu ngầm hạt nhân Safir – Pháp trong một cuộc tập trận giả định chống lại nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ.
Nguyên nhân khiến bản báo cáo biến mất nhanh như vậy có lẽ là do thông tin gây sốc mà nó đưa ra: Tàu ngầm Pháp đã đánh chìm “một nửa đội tàu” của Mỹ trong cuộc tập trận này.
Xét cho cùng, những đội quân anh em thân thiết có thể thoải mái thể hiện kỹ năng tác chiến và chiến thuật của họ trong cuộc tập trận hải quân nhưng không nên hả hê về điều đó và đặc biệt không nên thể hiện công khai, phải vậy không?
danh-chim-tau-san-bay-my-dieu-gi-o-phap-khien-tq-nguong-mo.jpg

Tàu ngầm Saphir đã đánh chìm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và phần lớn đội tàu hộ tống của nó (Ảnh minh họa).​
Thông tin tiết lộ về sự yếu ớt của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trước tàu ngầm hạt nhân không được đưa tin rộng rãi và giới phân tích quân sự cũng khá “im hơi lặng tiếng” trước điều bất ngờ này.
Tuy nhiên, truyền thông quốc phòng Trung Quốc hiếm khi để lọt những thông tin “sốt dẻo” như vậy, đặc biệt là những thứ liên quan đến năng lực của nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Ấn phẩm đặc biệt của tạp chí Ordnance Industry Science and Technology (Trung Quốc) năm 2015 đã đề cập “sự kiện” này qua cuộc phỏng vấn với giáo sư Học viện tàu ngầm Trung Quốc Chi Guocang.
Bài viết có tiêu đề “Chỉ một chiếc tàu ngầm hạt nhân đã ‘đánh chìm’ nửa đội tàu sân bay”.
Trong đó, Giáo sư Chi cho biết, ông hiểu rõ rằng một cuộc tập trận khó có thể so sánh với một trận chiến thực sự và vẫn đánh giá mạng lưới tác chiến chống ngầm (ASW) của Mỹ là một hệ thống “hiệu quả cao” và “hài hòa” với nhiều lớp phòng thủ bảo vệ tàu sân bay.
Tuy nhiên, sau đó ông Chi lại kết luận trong bài phỏng vấn rằng bản báo cáo của Pháp có độ tin cậy khá cao.
Bài viết này sẽ phân tích logic trong cách nhìn nhận của ông Chi về vấn đề trên, từ đó có cái nhìn sâu hơn về quan điểm của Trung Quốc đối với tính thiết thực của tàu ngầm hạt nhân trong tác chiến hải quân hiện đại.
Cách nhìn của Trung Quốc
Trong phần đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Chi khẳng định tàu ngầm là đối thủ khó chơi của tàu sân bay. Thời Thế chiến II, không dưới 17 tàu sân bay đã bị tàu ngầm đánh chìm và trong số này, có tới 8 chiếc bị hạ gục bởi tàu ngầm Mỹ.
Tuy nhiên, ví dụ được ông Chi nhắc lại nhiều lần trong cuộc phỏng vấn không phải từ Thế chiến II mà là trong cuộc chiến tranh Falkland diễn ra vào đầu những năm 1980.
Cuộc xung đột ngắn ngày nhưng gay gắt này đã có tác động vượt ra ngoài phạm vi, tới cả sự phát triển hải quân của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tập trung không ngừng nghỉ vào phát triển tên lửa hành trình chống hạm (ASCM).
Ông Chi đưa ra một nghiên cứu rất tỉ mỉ về cuộc xung đột này, chẳng hạn như giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến thất bại của Argentina với ngư lôi (điều kiện thủy văn phức tạp, gây khó khăn).
danh-chim-tau-san-bay-my-dieu-gi-o-phap-khien-tq-nguong-mo.jpg

Tàu tuần dương General Belgrano.​
Theo ông Chi, việc tàu ngầm hạt nhân HMS Conqueror của Anh có thể theo dõi tàu tuần dương General Belgrano (Argentina) trong hơn 50 giờ đồng hồ mà không bị phát hiện trước khi ra đòn quyết định là một ví dụ điển hình về sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân hiện đại.
Song ông Chi cũng thừa nhận rằng năng lực ASW của Hải quân Argentina tất nhiên không thể sánh với Hải quân Mỹ.
Sau đó, phóng viên Trung Quốc đặt một câu hỏi khá thẳng thắn: Bằng cách nào Hải quân Pháp có thể xuyên thủng mạng lưới ASW đáng gờm của Mỹ xung quanh tàu sân bay USS Roosevelt, đánh chìm nó và phần lớn đội tàu hộ tống?
Giáo sư Chi đưa ra nhiều giả thuyết liên quan đến câu hỏi này nhưng đặc biệt tập trung vào lượng giãn nước nhỏ của tàu ngầm Pháp.
Tàu ngầm lớp Rubis của Pháp là lớp tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới (lượng giãn nước 2.670 tấn khi lặn) và có thể khiến đối phương khó phát hiện.
danh-chim-tau-san-bay-my-dieu-gi-o-phap-khien-tq-nguong-mo.jpg

Tàu ngầm Saphir (S602). Ảnh: Wiki​
Theo phân tích của chuyên gia này, các tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ bảo vệ tàu sân bay có lượng giãn nước gấp 3,4 lần tàu lớp Rubis – điều này gây ra bất lợi cho chúng, nhất là trong trường hợp cả 2 phía thủy thủ đều có cùng mức độ thành thạo trong kỹ năng.
Đây không phải lần đầu tiên các chuyên gia tàu ngầm Trung Quốc "ngưỡng mộ" các tàu ngầm hạt nhân với lượng giãn nước nhỏ của Pháp. Họ cho rằng chúng đặc biệt phù hợp với vùng nước nông ở Tây Thái Bình Dương.
Mặc dù tàu ngầm Pháp có tốc độ tối đa khá chậm (25 hải lý/giờ) nhưng có vẻ đây không phải là sự thiếu hụt lớn.
Ông Chi cho biết, các phương tiện tác chiến chống ngầm trên không của Mỹ khá phụ thuộc vào radar để phát hiện tàu ngầm ở trên hoặc gần biển.
Vì vậy, tìm kiếm tàu ngầm hạt nhân bằng máy bay chống ngầm sẽ khó khăn như “mò kim đáy bể”.
Ngoài ra, nhóm tác chiến tàu sân bay càng lớn thì càng dễ bị theo dõi từ xa. Việc triển khai vũ khí ASW có thể vô tình giúp tàu ngầm đối phương thoát ra sau cuộc tấn công, bởi chúng làm phức tạp đáng kể môi trường âm thanh, cản trở công tác tìm kiếm tàu ngầm.
Một cách lý giải khác cho chiến tích của tàu ngầm Safir có thể là chỉ huy của tàu Pháp biết lợi dụng điều kiện thủy âm phức tạp.
Vị chuyên gia Trung Quốc cho rằng thời tiết có thể mang lại lợi thế lớn cho tàu ngầm do nó có thể cản trở đáng kể hoạt động của lực lượng ASW trên mặt nước và đặc biệt là trên không, trong khi lại không mấy ảnh hưởng đến hoạt động dưới nước.
Cuối cuộc phỏng vấn, ông Chi được hỏi rằng: Mô hình lấy tàu ngầm hạt nhân làm trung tâm để phát triển hải quân của Liên Xô hay mô hình lấy nhóm tàu sân bay làm trung tâm của Mỹ tốt hơn?
Về vấn đề này, ông Chi cho biết Đô đốc Liên Xô Sergei Gorshkov muốn một hạm đội “cân bằng” nhưng những nỗ lực của Moscow trong lĩnh vực hải quân đã không đạt được kỳ vọng ấy.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ đã thành công với nỗ lực của mình. Nhờ vậy, hạm đội hải quân của Washington có sức mạnh và năng lực tác chiến “vô song” trên tất cả các mặt của tác chiến hải quân.
Qua bài báo, có vẻ các chuyên gia Trung Quốc có một sự nể trọng nhất định đối với năng lực hải quân của Mỹ.
Song tất nhiên, giới quân sự nước này vẫn luôn tích cực tìm kiếm lỗ hổng của lực lượng Mỹ, bởi họ đang tìm cách phát triển những năng lực hải quân riêng có thể khiến người khác phải ngưỡng mộ và kinh sợ.
 
Hạng C
18/4/11
669
12.551
93
thật sự nói tiềm lực quân sự của hai thằng Mỹ vs Nga đến bây giờ cũng là dấu chấm hỏi k biết bên nào mạnh hơn, thằng nào cũng dấu bài như nhau những thứ so ra cũng chỉ mang tầm vóc bình thường. duy nhất có điều nếu 2 thằng choảng nhau thì trái đất nổ tung
 
Status
Không mở trả lời sau này.