Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Rụng liên tiếp, nhiều trực thăng Mỹ dừng hoạt động

Cập nhật lúc: 08:23 09/12/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Khám phá sức mạnh khủng khiếp của Lục quân Mỹ
Vụ 3 phi công Mỹ mất tích năm 1945 đã được giải mã

(Kiến Thức) - Chỉ trong 10 ngày, Lục quân Mỹ đã xảy ra ít nhất 3 vụ rơi trực thăng khiến 8 binh sĩ thiệt mạng, sự việc khiến rất nhiều trực thăng phải dừng hoạt động.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời thông báo của Bộ tư lệnh các lực lượng Lục quân Mỹ (FORSCOM) cho biết, Quân đội Mỹ đã vừa quyết định đình chỉ hoạt động bay hàng loạt căn cứ trực thăng của nước này từ ngày 3/12 sau các vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây trong hoạt động huấn luyện.​
“Quyết định đình chỉ bay đối với một số căn cứ trực thăng của Quân đội Mỹ hiện tại là cần thiết và nó cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh theo yêu cầu của FORSCOM,” Tướng General Robert B Abrams – Tư lệnh FORSCOM cho biết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Chỉ trong 10 ngày Quân đội Mỹ mất tới 2 chiếc trực thăng tấn công AH-64D Apache với 4 phi công.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng theo ông này, động thái trên sẽ giúp cho chỉ huy các đơn vị Không quân thuộc Lục quân Mỹ có thời gian cần thiết để xem xét lại quy trình đào tạo huấn luyện của các đơn bị không vận và nâng cao các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi có sự cố nhằm tránh các vụ tai nạn gây tổn thất lớn đến tính mạng binh sĩ và trang thiết bị quân sự.​
Được biết, vào hôm 2/12 một chiếc trực thăng tấn công AH-64D Apache của Lục quân Mỹ đã gặp sự cố khi đang bay huấn luyện tại bang Tennessee, tai nạn này đã phá hủy hoàn toàn chiếc trực thăng trên và khiến 2 phi công thiệt mạng.​
Trước đó vào hôm 23/11, cũng một chiếc trực thăng tấn công AH-64D khác của Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và một trực thăng vận tải đa năng UH-60 Black Hawk đóng tại căn cứ quân sự Fort Hood, Texas đều gặp sự cố khiến 6 binh sĩ thiệt mạng.​
Tất cả những chiếc trực thăng trên đều gặp sự cố khi đang tham gia huấn luyện và chỉ trong 10 ngày đã có hàng loạt vụ tai nạn có liên quan đến những chiếc trực thăng quân sự của Quân đội Mỹ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Lục quân Mỹ quyết định đình chỉ bay đối với một số căn cứ và xem xét lại toàn bộ quy trình bay với các đơn vị trực thăng không vận.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Đa phần các căn cứ trực thăng bị đình chỉ bay đều đã hoạt động lại trong đó có cả khu căn cứ quân sự liên hợp Lewis-McChord ở bang Washington và quyết định này của FORSCOM không gây ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Quân đội Mỹ ở nước ngoài,” Paul Boyce phát ngôn viên của FORSCOM trả lời phỏng vấn tạp chí Jane’s cho biết.​
Tướng Abrams cũng đã yêu cầu chỉ huy các đơn vị không vận của Lục quân Mỹ xem xét lại quy trình và kế hoạch bay trước các vụ tai nạn cũng như quy trình bảo dưỡng máy bay lúc đó. Hiện tại FORSCOM cũng đang mở các vụ điều tra độc lập liên quan đến các vụ tai nạn trực thăng quân sự liên tiếp gần đây của Lục quân Mỹ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Khrizantema-S: Sát thủ diệt tăng vô đối của Quân đội Nga

Cập nhật lúc: 21:00 08/12/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tên lửa chống tăng Nga lại khiến tăng M1 Mỹ "ôm hận"
Nga sắp nhận tên lửa chống tăng Metis-M1 cực mạnh

(Kiến Thức) - Dù được thiết kế cho nhiệm vụ diệt xe tăng nhưng tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S vẫn có thể bắn hạ cả máy bay tầm thấp hay tàu mặt nước cỡ nhỏ.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S (hay còn được gọi là “hoa cúc vàng”) sở hữu sức mạnh hủy diệt và không hề dễ thương như cái tên mĩ miều của nó. Khi mà Khrizantema-S là tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện tại, nó được thiết kế để tiêu diệt hầu như mọi dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới hiện tại và cả trong tương lai.​
Ngoài khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng vệ của các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực, Khrizantema-S còn có khả năng tiêu diệt cả các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, mục tiêu bay tầm thấp và các công sự kiên cố. Nó dường như là một tổ hợp tên lửa đa năng với có thể phù hợp với mọi yêu cầu tác chiến trên chiến trường.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đạn tên lửa chống tăng 9M123 của Khrizantema-S có thể di chuyển với vận tốc lên tới 400m/s với tầm bắn hiệu quả từ 400m đến 6km và hầu như nó không thể bị đánh chặn.​
Đây cũng là tổ hợp tên lửa chống tăng duy nhất được tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường kép và tùy theo loại tên lửa mà nó sẽ được dẫn đường bằng laser hoặc radar được trang bị trên khung gầm của Khrizantema-S.​
Mỗi tên lửa chống tăng 9M123 thông thường được trang bị một đầu đạn liều nổ kép cực mạnh đủ khả năng xuyên giáp thép cán dày tới 1.200mm ngay cả khi nó đã xuyên qua lớp giáp phản ứng nổ ERA. Đây là kỷ lục đối với bất cứ mẫu tên lửa chống tăng nào trên thế giới. Khi mà tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ chỉ dừng ở mức 700mm khi tấn công từ trên cao và Spike-MR/LR của Israel khá hơn một chút là 1.000mm nhưng vẫn thua kém so với 9M123.​
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S được đặt trên khung gầm của xe chiến đấu bộ binh với hệ thống dẫn đường kép cho phép nó đối phó lại các biện pháp áp chế điện tử. Tổ hợp này có thể hoạt động bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.​
Quân đội Nga bắt đầu đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S đầu tiên vào năm 2005 cho tới nay.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Iran thử tên lửa đạn đạo để ủng hộ Nga

(Vũ khí) - Bất chấp lệnh cấm của Liên hợp quốc, Iran đã thử tên lửa Ghadr-110 có tầm bắn từ 1.800-2.000km từ bãi thử dọc bờ biển Vịnh Oman và gần Chabahar.

Thông tin về vụ thử tên lửa được hãng Fox News dẫn nguồn tin quân sự Mỹ ngày 7/12 cho biết.
Theo đó, Iran đã thử tên lửa Ghadr-110 có tầm bắn từ 1.800-2.000km và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa phóng thử là một phiên bản nâng cấp của Shahab 3, tương tự với quả tên lửa dẫn đường chính xác mà nước CH Hồi giáo này bắn thử ngày 10/10, vụ việc khiến Tehran bị các nước thành viên LHQ kịch liệt lên án.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
iran-thu-ten-lua-dan-dao-de-ung-ho-nga_9644462.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Shahab 3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo nhận định của phương Tây, trước khi thực hiện vụ phóng thử này Iran hoàn toàn ý thức được những thách thức nước này sẽ phải đối mặt, tuy nhiên Tehran đã không bận tâm và tất cả không nằm ngoài mục đích phô trương sức mạnh quân sự và sẽ luôn sát cánh với Nga trong cuộc chiến tại Syria tiêu diệt lực lượng IS.
Afshon Ostovar, chuyên gia Iran của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) nhận định, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran IRGC hỗ trợ quân đội chính quyền Syria ở mọi cấp độ khác nhau như cách sử dụng vũ khí hạng nặng, pháo tự hành, vạch chiến dịch và tổ chức hậu cần…nghĩa là mọi thứ, từ chiến thuật cho đến chiến lược.
Đơn vị Thiết giáp số 8 Najaf Ashraf của Quds Force chịu trách nhiệm vận hành và cố vấn về các thiết bị quân sự cho quân đội Syria. Hiện diện ở Syria còn có các sĩ quan cao cấp của Ansar al-Mahdi - tổ chức của IRGC đặc trách bảo vệ giới chức cao cấp trong chính quyền.
Đơn vị này có nhiệm vụ bí mật bảo vệ các nhà khoa học hạt nhân Iran trước hàng loạt vụ ám sát từ phía tình báo Israel. Ansar al-Mahdi là bộ phận của Tổ chức Bảo vệ và an ninh của IRGC, hoạt động bên cạnh Đơn vị Cận vệ Vali-ye Amr của Lãnh đạo Tối cao Iran Ali Khamenei - theo Marie Donovan, chuyên gia Iran Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), một tổ chức nghiên cứu và tư vấn phi lợi nhuận trụ sở tại Washington DC.
Truyền thông Iran xác nhận có 4 thành viên đội đặc nhiệm Saberin của IRGC bị giết chết ở Syria từ tháng 10/2015, trong đó có một Đại tá. Một hình ảnh cho thấy 2 binh sĩ Ruhollah Emadi và Sajjad Tahernia bị giết chết ở Syria mặc quân phục mang huy hiệu đặc nhiệm Saberin. Điều đó cho thấy không chỉ có cấp sĩ quan Iran có mặt tại Syria.
Đặc nhiệm Saberin có mặt ở khắp các địa phương Iran để chống lại những nhóm nổi dậy trong nước như PJAK của người Kurd và Jundullah của người Hồi giáo Sunni - theo báo cáo năm 2010 của Bộ Quốc phòng Mỹ được giải mật và đặc biệt hiện nay là lực lượng IS.
Và kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tấn công IS tại Syria, Iran cũng luôn đồng hành trong nhiều chiến dịch quân sự với Moscow, đặc biệt là trong chiến dịch giải cứu phi công lái chiếc Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Ứng viên tổng thống Mỹ e ngại sức mạnh Trung Quốc

(Vũ khí) - Nước Mỹ trước thềm bầu cử đang phải đối mặt với nhiều thách thức, kể cả nội tình lẫn tình hình thế giới.

Nhân sự kiện trên, tờ Nationalinterest của chính phủ Mỹ vừa cập nhật 7 lý do các ứng viên Nhà Trắng tương lai phải đau đầu về quân sự của Trung Quốc, một quốc gia mới nổi trên bàn cờ thế giới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._62230136.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tác giả bài viết, Peter Navarro, giáo sư Đại học California-Irvine, tác giả cuốn sách mang tên Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World (tạm dịch: Con hổ lánh mình: Phương tiện quân phiệt của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với thế giới) cùng hàng loạt phim tài liệu liên quan đến chủ đề này trăn trở, điều gì sẽ làm cho các ứng viên tổng thống Mỹ tương lai như Donald Trump, Hillary Clinton, cùng nhiều ứng viên hứa hẹn khác của Mỹ đau đầu một khi trở thành chủ Nhà Trắng?.
Tăng hay giảm chi tiêu quốc phòng?, tăng cường hay tiếp tục “giảm biên” hạm đội hải quân? Tiếp tục đầu tư sản xuất tiêm kích F-35 hay chuyển sang thế hệ máy bay không người lái?...
Tất cả, không phải là những lời hứa suông, mà thâm tâm các ứng viên đau đầu thực sự, nhất là trong bối cảnh đối thủ quân sự chiến lược Trung Quốc đang gia tăng chi phí, âm thầm hiện đại hóa quân đội, nhất là khả năng “sao y bản chính” các loại vũ khí hiện đại của Nga, Mỹ và phương Tây, đặc biệt là những loại khí tài quan trọng dưới đây.
1. Tên lửa
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._62230416.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không bị ràng buộc bởi các hiệp ước kiểm soát vũ khí như Nga và Mỹ, nên Trung Quốc tha hồ tung hoành, triển khai hàng loạt vũ khí mới, trong đó có tên lửa, từ tầm ngắn cho đến tầm trung, tầm dài. Kho vũ khí này còn bao gồm cả tên lửa đạn đạo chống ngầm có khả năng tấn công tàu sân bay, máy bay vận tải hay vũ khí đạt tốc độ trên Mach 10 của Mỹ, trong khi đó lại có thể tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đây là loại các loại vũ khí chống tiếp cận, với mục đích đẩy tàu sân bay và chiến đấu cơ của đối phương càng xa bờ càng tốt. Tiêu biển như tên lửa diệt hạm DF-21D có tầm xa tới 1.500 km, trong khi tàu sân bay Mỹ phải áp sát bờ biển ở khoảng cách ít nhất 800 km mới có thể phát động tấn công. Mọi mục tiêu như Đài Loan, Tulsa hay Oklahoma đều có thể nằm trong tầm ngắm của tên lửa của Trung Quốc.
2. Thủy lôi
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._62231124.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trung Quốc có kho hàng tồn lớn nhất thế giới các loại thủy lôi hay mìn hải quân, trong đó có hơn 30 loại thủy lôi như thủy lôi tiếp xúc, thủy lôi kích hoạt, thủy lôi từ tính, thủy lôi nhận biết âm thanh, thủy lôi điều khiển từ xa, thủy lôi di động….
Những vũ khí kiểu này có hiệu quả cao trong việc đối phó với quân đội Đài Loan và rất có thể sẽ được Trung Quốc sử dụng để bành trướng, tranh chấp chủ quyền đảo ở biển Đông cũng như quần đảo Senkaku với Nhật. Vì vậy các nước trong khu vực cần hết sức cảnh giác.
3. Tàu ngầm
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._6223184.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trung Quốc là quốc gia có hạm đội phát triển nhanh nhất thế giới, đặc biệt là tàu ngầm chạy diesel- điện thông thường.
Trung Quốc đã học lỏm, sao chép nhiều bí quyết công nghệ từ tàu ngầm hiện đại của Đức, nhất là bí quyết hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập, có độ ồn thấp, nên đã cho ra đời nhiều thế hệ tàu ngầm mới, những vũ khí thụ động tích cực, đối thủ đáng gờm đối với tàu khu trục của Nhật Bản, tàu sân bay Mỹ trong phạm vi tác chiến của loại ngư lôi hoặc tên lửa hành trình do các loại tàu này phóng đi.
Tờ Washington Free Beacon của Mỹ số ra ngày 3/11 dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, ngày 24/10, tàu ngầm Trung Quốc đã bám sát tàu Reagan trong khi con tàu này đang trên đường di chuyển tới Biển Nhật Bản. Sự kiện trên khiến dư luận liên tưởng đến cuộc chạm trán giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Trung Quốc hồi cuối năm 2006.
4. Tàu tàng hình tấn công nhanh thế hệ mới
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._62231994.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chiến hạm tàng hình tấn công nhanh (Fast Attack Catamarans) như tàu lớp Houbei Type 022 là một ví dụ . Đây là vũ khí được hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây trong khuôn khổ hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.
Houbei Type 022 là tàu tàng hình kích thước nhỏ nhất trong kho vũ khí chống tiếp cận của Trung Quốc. Có khả năng tác chiến linh hoạt và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, trên bộ lẫn trên biển. Đặc tính khá vượt trội của Houbei Type 022 là tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương.
Dài 42,6 mét, cao 12,2 mét, tốc độ đạt 40 hải lý/h (khoảng 64 km/h), sử dụng 2 động cơ diesel 6,865 mã lực và 4 động cơ turbine hơi nước, sử dụng thân tàu kiểu 2 và có thủy thủ đoàn 12 người.
Với tốc độ 40 hải lý/h hàng trăm tàu lớp Houbei Type 022 sẽ tạo ra những nhóm tác chiến tàu sân bay, tạo ra hàng loạt tên lửa hành trình tấn công dồn dập, không chỉ nguy hiểm cho tàu chiến mà còn là mối đe dọa máy bay vận tải của Mỹ, tạo ra kịch bản nguy hiểm giống như Josef Stalin từng một thời nhận xét, “lợi thế cả số lượng lẫn chất lượng", kịch bản nguy hiểm mà Mỹ không thể bỏ qua được.
5. Thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
7-ly-do-ung-vien-tong-thong-my..._62232890.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhờ tin tặc, Trung Quốc đã đánh cắp bí mật thiết kế từ Mỹ, kết quả Chengdu J-20 hay Mighty Dragon (Rồng phi thường) ra đời.
Đây là máy bay chiến đấu đa nhiệm kết hợp nhiều chức năng của các loại máy bay hiện đại như F-22 và F-35 của Mỹ, thậm chí cả MiG 1.44, của Nga vốn đã bị hủy bỏ.
Còn Thành Đô J-31 hay Gyrfalcon lại được “sao y bản chính” từ máy bay của F-35 của Mỹ. Tất cả các loại máy bay này có thể được thiết kế dùng cho tàu sân bay. Riêng F-22 Mỹ đã ngưng sản xuất còn F-35 thì hạn chế do ngân sách hạn chế. Với lý do này, rất có thể “ngư ông” Trung Quốc sẽ “đắc lợi”, tạm thời chiếm ưu thế trong các cuộc chiến trong tương lai, ít ra cũng ở khu vực châu Á, trừ khi Mỹ tung ra những thế hệ máy bay mới được những ông chủ Nhà Trắng và Quốc hội cùng gật đầu.
Chengdu J-20 có rất nhiều điểm tương đồng với nguyên mẫu máy bay tiêm kích MiG-1.44 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Ở đây, Trung Quốc khôn hơn, tập trung vào phát triển khả năng tàng hình để nâng cao tính năng tác chiến linh hoạt hơn và khắc phục các điểm yếu của MiG 1.44, kể cả điểm yếu về thiết kế khí động học.
6. Tàu sân bay
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title-2_62235743.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi lực lượng hải quân của Mỹ có chiều hướng thu hẹp, nhất là hoạt động của các cơ sở đóng tàu, thì các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc lại phát triển nở rộ, cho ra đời nhiều thế hệ tàu chiến nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân đội, “phủ sóng toàn cầu” vươn tới nhiều nơi, kể cả tàu sân bay.
Hiện tại Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay duy nhất là Liaoning (Liêu Ninh), tàu sân bay huấn luyện cỡ nhỏ, mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đối với Mỹ còn nhỏ, chỉ mới triển khai ở biển Đông, nhưng dù sao cũng là một tín hiệu bất an cho anh ninh biển khu vực, nhất là gây áp lực tới các nước có lực lượng hải quân còn nhỏ.
7. Vũ khí chống vệ tinh
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title-2_62235216.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vũ khí chống vệ tinh (Anti-satellite Weapons) hiện đang được Trung Quốc đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đa dạng "tiêu diệt cứng" và "tiêu diệt mềm" có tên ASAT, có khả năng phá hủy hoặc vô hiệu hóa mạng lưới của Mỹ, hạn chế tiềm năng kinh tế lẫn quân sự của quốc gia hàng đầu thế giới này.
Đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã đủ sức bắn hạ hoặc vô hiệu hóa vệ tinh quân sự của Mỹ, phía Mỹ dự đoán rất có thể Trung Quốc đang khởi động một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên mà con mắt vệ tinh không thể nhìn thấy. Tại thời điểm như vậy, một tổng thống tương lai Mỹ có thể trở tay không kịp, đó là chưa kể những phát minh khác mà Trung Quốc đang âm thầm thực hiện.
Theo tờ Washington Times, số cuối tháng 10/2015, Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung đã đưa nhận định, vũ khí chống vệ tinh trong không gian hoặc trên mặt đất của Trung Quốc rất lợi hại, có thể làm tê liệt, phá hoại hoặc gây nhiễu vệ tinh và hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ trên quy mô toàn cầu.
Đây là vũ khí đánh chặn trong không gian, trong đó bao gồm tên lửa, hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, mạng lưới thiết bị gây nhiễu và vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất. Như tên lửa diệt vệ tinh quỹ đạo thấp SC-19 và tên lửa tầm cao DN-2 hiện đang phát triển. DN-2 có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, đặc biệt là vệ tinh trinh sát và giám sát, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm nữa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ kêu khó dùng vì vũ khí quá xịn

(Vũ khí) - Theo Lầu Năm Góc, do tính bảo mật quá cao nên tên lửa đánh chặn của Mỹ có rất ít nhân viên nắm được quy trình vận hành những hệ thống này.

Thông tin này được hãng Sputnik dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work cho biết. Theo đó, Lầu Năm Góc đang phải chật vật huấn luyện nhân viên mình làm quen với hệ thống vũ khí tuyệt mật của mình do họ đã áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật cao về chiến tranh mạng và điện tử vào hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo Thứ trưởng Bob Work, năng lực tác chiến điện tử và mạng (còn gọi là kỹ thuật phi động năng) có nhiều triển vọng cho phòng thủ tên lửa hơn phương pháp bắn hạ tên lửa truyền thống.
“Giải pháp này không cần đến động năng. Tôi thực sự không muốn dùng giải pháp động năng”, ông Bob Work cho biết đồng thời nhấn mạnh thêm rằng hệ thống vũ khí này được bảo mật chặt chẽ đến mức chỉ có rất ít người có thể vận hành được.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-qua-loi-ve-tinh-bao-mat-cua-vu-khi-noi-dia_81652308.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống phòng thủ chủ lực của Mỹ Patriot từng "dính" rất nhiều tai tiếng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dù Lầu Năm Góc khá tự tin về tính bảo mật của những vũ khí phòng thủ đang có, tuy nhiên thực tế đã cho thấy một sự thật khác. Hồi tháng 7/2015, khẩu đội phòng không Patriot đặt tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bị tin tặc chiếm quyền điều khiển khiến nó đột nhiên tuân theo những mệnh lệnh chưa từng có.
Theo tờ Spiegel, vụ việc tai tiếng nói trên khiến toàn bộ 6 bệ phóng và 2 radar thực hiện những mệnh lệnh “từ trên trời rơi xuống”. Ngay sau đó, tờ Spiegel đã chỉ ra 2 điểm yếu của hệ thống phòng không Patriot:
Thứ nhất là sự trao đổi thông tin giữa bệ phóng tên lửa với hệ thống điều khiển; thứ hai là các con chip máy tính chịu trách nhiệm dẫn đường vũ khí đến mục tiêu.
Việc chiếm quyền kiểm soát các hệ thống quân sự không phải là điều mà các nhóm tin tặc nghiệp dư có đủ năng lực làm được, theo nhà tư vấn an ninh máy tính và cựu tin tặc tại Anh, Robert Jonathan Schifreen.
Không chỉ báo Đức, tờ Washington Post của Mỹ ngày 27/5 cũng đã đưa ra một bản thống kê đáng lo ngại với Lầu Năm Góc khi cho rằng các tin tặc Trung Quốc đã phá hoại thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí, trong đó có cả hệ thống phòng thủ trọng yếu của Mỹ.
Washington Post dẫn thông tin từ bản báo cáo do Ban khoa học quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các bản thiết kế bị phá hoại bao gồm thiết kế máy bay chiến đấu và tàu chiến cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa có vai trò quan trọng đối với châu Âu, châu Á và vùng Vịnh.
Trong số những hệ thống bị phá hoại có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu khu trục Aegis, máy bay chiến đấu F/A-18, trực thăng chiến đấu V-22 Osprey, trực thăng Black Hawk và máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Tuy nhiên Washington Post không nói rõ qui mô hay thời gian tin tặc Trung Quốc tiến hành phá hoại và cũng không cho biết liệu các tin tặc có tấn công vào các mạng lưới máy tính của chính phủ, các nhà thầu và nhà thầu phụ của Mỹ hay không.
Dù không bị tin tặc tấn công nhưng vấn đề Hải quân Mỹ phát hiện trên siêu tàu tuần duyên LCS của mình khiến giới quân sự nước này không thể yên lòng.
Cụ thể, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng hệ thống máy tính của LCS rất dễ bị tấn công. Điều gì sẽ xảy ra với một chiến hạm tối tân khi nó bị đối phương khống chế bộ não bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính!
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao Đại bàng F-15 Mỹ không thể che chở Thổ Nhĩ Kỳ trước Nga?

Hải Vy | 08/12/2015 14:00
14

f-15c-incirlik-1449547155336-0-0-880-1724-crop-1449547174779.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mặc dù đã có mặt tại căn cứ không quân Incirlik, gần biên giới với Syria nhưng các chiến đấu cơ F-15 của KQ Mỹ vẫn chưa thể bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp bị đe dọa.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), nhà phân tích Dave Majumdar cho biết:
Các tiêm kích F-15C Eagle của Không quân Mỹ triển khai từ căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ chưa được cho phép bảo vệ bảo vệ không phận Ankara, ngay cả trong trường hợp “bị đe dọa” bởi máy bay chiến đấu của Nga và Syria.
Mẫu chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không do Boeing sản xuất ban đầu được triển khai tới căn cứ của NATO tại đây (khá gần khu vực biên giới với Syria ở Adana) do các hoạt động gia tăng của Nga gần biên giới này.
Theo một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ, họ đã triển khai 6 máy bay chiếm ưu thế trên không F-15C Eagle và 6 máy bay tấn công F-15E Strike Eagle tới căn cứ không quân Incirlik tháng 11 vừa qua.
Trong khi F-15E nhận nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở bắc Syria thì F-15C được điều tới để củng cố năng lực phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trước Nga.
“Phiên bản C được điều tới để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ do chúng tôi thấy rằng Nga đang gia tăng các động thái xâm phạm qua biên giới.
Chúng chưa được cho phép bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ hay đảm nhiệm vai trò phòng không. Và rồi người Thổ bắn rơi Su-24” - Vị quan chức Mỹ nói.
vi-sao-dai-bang-f15-my-khong-the-che-cho-tho-nhi-ky-truoc-nga.jpg

Tiêm kích F-15C rời căn cứ Lakenheath để hỗ trợ nhiệm vụ tuần tra tác chiến trên không ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/11/2015. Ảnh: Air Force Times​
Không lâu sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Sukhoi Su-24 Fencer, quân đội Nga đã điều động tuần dương hạm Moskva tới bờ biển Syria.
Chiến hạm đồ sộ này được trang bị hệ thống phòng không S-300F vô cùng mạnh mẽ, là mối đe chí tử đối với các máy bay chiến đấu thông thường như F-15 và F-16.
Sau đó, Nga tiếp tục triển khai hệ thống phòng không S-400 “đáng sợ hơn” tới căn cứ không quân ở Latakia, Syria. Hệ thống này cho phép lực lượng Nga tấn công các mục tiêu nằm sâu trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà gần như không hề hấn gì.
Moscow cũng đang có kế hoạch triển khai thêm các máy bay chiến đấu tiên tiến như Su-30SM và Su-27SM3 tới khu vực này.
vi-sao-dai-bang-f15-my-khong-the-che-cho-tho-nhi-ky-truoc-nga.jpg

Tuần dương hạm Moskva được điều tới ngoài khơi Syria để tăng cường phòng thủ cho căn cứ không quân Hmeymim của Nga.​
“Việc máy bay Nga bị bắn hạ và những động thái triển khai nhiều vũ khí của Nga sau đó đã khiến mọi thứ trở nên hỗn độn” – vị quan chức Mỹ nói.
Hiện tại, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận một thỏa thuận cho phép các tiêm kích F-15C của Mỹ bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, 2 phía vẫn chưa thống nhất quy tắc giao chiến (ROE) và thủ tục có liên quan – Điều này rất cần thiết để tránh tái diễn sự kiện tương tự vụ Su-24.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ tính năng “khủng” máy bay cường kích Su-25SM3 Nga

Cập nhật lúc: 21:09 09/12/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Xem Su-25 ném bom san phẳng căn cứ phiến quân IS
So sánh sức mạnh cường kích A-10 và Su-25 đang đánh IS

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Su-25M3 được trang bị công nghệ điện tử hàng không thế hệ mới cùng dàn vũ khí thông minh mạnh mẽ, mạnh hơn hẳn Su-25SM.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ bắt đầu thử nghiệm hai chiếc máy bay cường kích Su-25SM3 nâng cấp đầu tiên trước khi kết thúc năm 2015.​
Hai chiếc Su-25M3 này đã hoàn tất quá trình nâng cấp và đang đợi để tiến hành bay thử nghiệm vào tháng này.​
Cả hai máy bay này đều sẽ phải trải qua thời gian thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm và đào tạo hàng không quốc gia Lipetsk của Nga và chúng sẽ phải thực hiện hàng loạt thử nghiệm bay quan trọng trong suốt thời gian ở đây.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Biến thể cường kích Su-25SM3 sẽ tạo ra sức mạnh mới cho lực lượng máy bay tấn công mặt đất của Không quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo thông tin được đăng tải tại trang website mua sắm quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nga, máy bay cường kích Su-25SM3 và Su-25UBM2 cơ bản sẽ khác hoàn toàn so với các phiên bản Su-25 trước đó với hàng loạt nâng cấp về trang thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí mới.​
Biến thể nâng cấp mới nhất của Su-25 sẽ được trang bị hệ thống định vị và thước ngắm mới PrNK-25SM-1, hệ thống máy tính kỹ thuật số tích hợp BTsU-25S; màn hình LCD đa chức năng MFTsI-0332M; hệ thống thước đo xa bằng laser và hệ thống ngắm quang ảnh nhiệt Solt-25. Ngoài ra Su-25SM3 và Su-25UBM2 còn được tích hợp hệ thống thông tin liên lạc mới gồm Banker-8-TM-1 và L370K25.​
Một phần không thể thiếu trên những chiếc Su-25 là hệ thống áp chế điện tử Vitebsk-25 có thể sử dụng cho một máy bay hoặc một nhóm phi đội, giúp chống lại hệ thống radar hay các tên lửa không đối không của đối phương.​
Hệ thống Vitebsk-25 bao gồm các trung tâm kiểm soát L370-01, các modul gây nhiễu L370-02K25 và L370-3S-K25, hệ thống trinh sát điện tử với chức năng điều khiển và chỉ thị mục tiêu L-150-16M và nhiều trang thiết bị điện tử tích hợp đi kèm khác.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cả Su-25SM3 và Su-25UBM2 đều được trang bị hàng loạt loại tên lửa không đối đất mới trong đó có cả Kh-29L và KAB-500S.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài trang thiết bị điện tử, hệ thống vũ khí của Su-25 cũng được đa dạng hóa và mở rộng hơn trước. Theo đó Su-25SM3 và Su-25UBM2 sẽ có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-58USh, tên lửa không đối đất Kh-25ML, tên lửa không đối đất Kh-29L dẫn đường bằng laser hoặc thông qua màn hình hiển thị mục tiêu tương tự như Kh-29T/TD/TE và cuối cùng là bom thông minh KAB-500S và KAB-500Kr dẫn đường qua hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường quang điện tử “bắn rồi quên”.​
Ngoài ra, Su-25SM3 còn được trang bị thêm các loại vũ khí không điều khiển như bom FAB-500, OFAB-500U, OFZAB-500 hoặc các loại rocket phóng loạt mới như S-13, S-8M, S-24 và S-25. Trong khi đó, khả năng không chiến của Su-25SM3 cũng được cải thiện với tên lửa không đối không R-73 hoặc với pháo tự động 9A623 30mm cùng 250 viên đạn.​
Theo kế hoạch Không quân Nga sẽ tiến hành nâng cấp khoảng vài chục chiếc Su-25 lên các biến thể Su-25SM3 và Su-25UBM2 trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao khả năng năng tấn công phủ đầu trên không của nước này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ "nhờ" Nga bảo dưỡng máy bay trực thăng Mi-17 cho Afghanistan

Thiên Hà | 10/12/2015 08:45
0

2433344660-qysq-1449689407195-0-0-306-600-crop-1449689425211.jpg

Một chiếc Mi-17 của Afghanistan
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mỹ phải chấp nhận dỡ bỏ một phần biện pháp trừng phạt về kỹ thuật quân sự với Nga để "nhờ" Moscow bảo dưỡng máy bay trực thăng Mi-17 cho không quân Afghanistan.

Các biện pháp trừng phạt chống lại hợp đồng duy trì kỹ thuật cho trực thăng đa chức năng Mi-17V-5 được thực hiện nhằm chống lại nhà xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport vừa được phía Mỹ dỡ bỏ, tạp chí US Federal Register cho biết.​
Nội dung quyết định dỡ bỏ trừng phạt cho thấy Mỹ dừng trừng phạt Nga trong việc mua các phụ tùng thay thế và thực hiện các công đoạn bảo dưỡng cho máy bay trực thăng Mi-17.​
Quyết định dỡ bỏ trừng phạt kể trên có hiệu lực 2 năm kể từ ngày ký, trừ phi có quyết định khác thay thế.​
"Có khả năng là Afghanistan đã gây áp lực với Mỹ trong động thái này.​
Người Afghanistan cần máy bay trực thăng và dịch vụ bảo trì tương ứng chứ không phải là trừng phạt", ông Mikhail Khodarenok, chủ bút tờ Voenno-Promyshlennyi Kurier (một tờ báo phân tích công nghệ quân sự của Nga) giải thích.​
Hai hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Mi-17 cho chính quyền Afghanistan với tổng cộng 63 chiếc đã được hoàn thành từ năm 2011 đến năm 2014.​
Chính phủ Mỹ không muốn phải mua bán công nghệ quân sự với Nga cũng như khối lượng máy bay lớn mà phía Afghanistan đặt hàng.​
Lầu Năm Góc cáo buộc hành động mua máy bay trực thăng Mi-17 cho Afghanistan là hành động "đầu tư" cho "kẻ thù tiềm năng".​
Mỹ cũng đã đề nghị Afghanistan mua trực thăng vận tải hạng nặng Chinook để thay thế những chiếc Mi-17 mà nước này cần. Tuy nhiên, cuối cùng Lầu Năm Góc buộc phải chọn trực thăng của Nga vì phi công Afghanistan chỉ quen lái máy bay Nga.​
"Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Afghanistan, Mi-17 là không thể thay thế", ông Vadim Ligai, Giám đốc nhà máy chế tạo hàng không Kazan, đơn vị sản xuất Mi-17 cho biết.​
Các nhà xuất khẩu vũ khí Nga coi việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu máy bay Mi-17 là "cửa ngõ" để họ có thể xâm nhập vào thị trường vũ khí tại Afghanistan, vốn là thị trường độc quyền của Mỹ. Mới đây, Nga đã bán cho Afghanistan 10.000 khẩu AK.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí diệt IS đặc biệt của Anh khiến Mỹ "ganh tị"

Công Thuận | 09/12/2015 09:37
4

2-brimston1-1449628451023-77-0-358-550-crop-1449628578910.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trong khi các lực lượng Mỹ sử dụng tên lửa đáng tin cậy Hellfire, các máy bay phản lực Anh sẽ phóng tên lửa chính xác Brimstone nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria. Nhưng tại sao Mỹ lại không có loại tên lửa này?

vu-khi-diet-is-dac-biet-cua-anh-khien-my-ganh-ti-.jpg

Tên lửa Brimstone của Anh. Ảnh: MBDA​
Trong khi Quốc hội Anh tranh luận về việc liệu nước này có tham gia liên quân không kích chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria hay không, một loại vũ khí đã được đề cập nhiều lần: Brimstone.
Trong một báo cáo dài 36 trang, Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Tên lửa Brimstone có khả năng cho phép chúng ta tấn công chính xác với mức thiệt hại phụ thấp, vì vậy tăng quy mô các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu cụ thể của IS – ngay cả Mỹ cũng không có khả năng này”.
Thực vậy, Brimstone đã tự chứng minh khả năng của nó trong việc chống lại các xe tăng ở Libya, điều mà tờ Telegraph của Anh gọi là “tên lửa Anh khiến Mỹ phải ganh tị”.
Nhưng nếu Brimstone thực sự tốt đến vậy, tại sao Mỹ lại không có tên lửa này?
Hellfire và Brimstone
Tên lửa Brimstone được chế tạo bởi MBDA, một công ty được thành lập bởi liên doanh giữa một số nhà máy chế tạo tên lửa châu Âu năm 2001, trong đó có Matra BAe Dynamics của Anh.
Tên lửa này nặng khoảng 53kg, dài khoảng 1,8m và rất giống với tên lửa Hellfire của Mỹ, bởi vì Brimstone thực sự có nguồn gốc từ vũ khí Mỹ.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1970 với sự phát triển ban đầu của tên lửa chống tăng Hellfire. Tên lửa của quân đội Mỹ trước đó, TOW, phải được định hướng bởi một thiết bị điều khiển để giữ chữ thập trên kính ngắm luôn hướng vào mục tiêu.
Ngay sau đó, tên lửa “bắn và quên” – Hellfire được phóng từ trực thăng ra đời, có thể mang các hệ thống định hướng vốn có khả năng khóa mục tiêu khi phóng.
Thật không may, các đầu tìm kiếm dựa trên camera TV nguyên bản lại không phù hợp, và như vậy Hellfire cuối cùng phải sử dụng tia laser định hướng, có nghĩa là một thiết bị điều khiển phải giữ điểm tia laser chĩa vào mục tiêu trong suốt hành trình bay của tên lửa.
Hellfire rất được yêu thích trong các lực lượng Mỹ, nhưng vẫn còn có nhu cầu về một tên lửa “bắn và quên” thực sự vốn có thể tự bay đến mục tiêu.
Brimstone ban đầu được ưa chuộng ít hơn Hellfire với một thiết bị tìm kiếm mới, nhưng trong quá trình thiết kế, toàn bộ tên lửa đã được điều chỉnh.
Brimstone dựa trên một radar sóng mm, một bước sóng ngắn có thể cung cấp một bức tranh chi tiết về các vật bằng kim loại.
Nó có thể tự động xác định, theo dõi, và khóa các phương tiện. Một máy bay phản lực có thể bay qua một đội hình các phương tiện của đối phương và phóng một số tên lửa Brimstones để tìm mục tiêu trong một lần.
Hệ thống điều hành sẽ thiết lập một "hộp tiêu diệt" cho Brimstone, do đó, nó sẽ chỉ tấn công mục tiêu trong một khu vực nhất định.
Trong một cuộc không kích, ba tên lửa chỉ tấn công 3 phương tiện mục tiêu trong khi bỏ qua các phương tiện trung tính ở cự ly gần ngoài “hộp tiêu diệt”.
vu-khi-diet-is-dac-biet-cua-anh-khien-my-ganh-ti-.jpg

Tên lửa Brimstone tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với tốc độ 22m/s trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: MBDA​
Liệu Brimstone hay Hellfire có độ chính xác cao hơn vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, Brimstone có thể được bắn từ những máy bay phản lực tốc độ cao, điều mà Hellfire không được thiết kế, để chống lại các mục tiêu cách xa khoảng 20km.
Nó cũng được tuyên bố là có thể tấn công mục tiêu đang di chuyển với tốc độ lên đến 31m/s khi sử dụng chế độ radar.
Về thiệt hại phụ ở mức thấp của Brimstone, đây là một tác dụng phụ phù hợp từ quá trình thiết kế như một tên lửa chống tăng.
Các đầu đạn có dạng hình lõm nặng chỉ khoảng 6,3kg và được tối ưu hóa để xuyên giáp thay vì tạo ra các mảnh bom trên một diện tích rộng.
Khi tên lửa Hellfire (mang được 9kg thuốc nổ) được sử dụng tại Iraq và Afghanistan, phiên bản chống tăng ban đầu này đã có hiệu quả hạn chế đối với một số mục tiêu, do đó Mỹ đã thiết kế những phiên bản mới.
Hellfire K có hiệu quả hơn khi tấn công nhân lực, trong khi Hellfire M được chế tạo để xuyên tường hoặc mái nhà trước khi nổ để phá hủy một tòa nhà. Phiên bản mới nhất, Hellfire R hay Romeo, kết hợp hiệu ứng chống tăng với mảnh đạn và lực nổ tăng cường.
Về cơ bản, Brimstone gây thiệt hại phụ ít hơn. Tuy nhiên, khi xem những đoạn video về tên lửa Brimstone phá hủy một chiếc xe ở Iraq, một tháp pháo trên xe tăng của IS gần Ramadi, chúng ta có thể cho rằng "thiệt hại phụ ở mức thấp" là một khái niệm tương đối.
Brimstone gần như không phải là một viên đạn bạc để có thể giành chiến thắng trong chiến tranh; một số ít các máy bay RAF Tornado với những tên lửa này không có khả năng đảo ngược tình thế ở Syria.
Trong khi tên lửa này có trọng lượng nhẹ có nghĩa rằng một máy bay phản lực có thể mang 12 hoặc nhiều tên lửa Brimstone hơn trong một nhiệm vụ đơn lẻ.
Với chi phí hơn 250.000 USD/quả, Không quân Hoàng gia Anh không thể sử dụng một quả tên lửa Brimstone để chỉ tiêu diệt một tên khủng bố trong một chiếc xe Toyota.
Tuy nhiên, không còn nghi ngờ rằng Brimstone là vũ khí hữu ích trong việc tấn công các mục tiêu chính xác. Điều vẫn còn nghi vấn ở đây là tại sao Mỹ lại không có chúng.
Đã có một phiên bản tên lửa Hellfire dẫn đường sóng ngắn cho máy bay trực thăng, và từ lâu đã có những kế hoạch thay thế Hellfire bằng một loại vũ khí tốt hơn, một tên lửa có định hướng bằng cả laser và radar, có khả năng phóng từ những chiến đấu cơ phản lực bay ở tốc độ cao, giống như Brimstone.
Thật không may, những kế hoạch này đã nhiều lần bị cắt giảm để dành kinh phí cho các chương trình khác.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chuyển giao vũ khí cho Iraq ngay trước mắt Mỹ

(Vũ khí) - Dù là đồng minh của Mỹ nhưng vũ khí Nga ngày càng hiện diện nhiều trong quân đội Iraq và hiện Moscow vẫn tiếp tục quá trình chuyển giao của mình.

Iraq tin dùng vũ khí Nga
Theo phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Iraq Nasir Muhammad Nuri, ngaỳ 10/12, cơ quan này vừa được tiếp nhận 2 chiếc trực thăng tấn công Mi-28NE từ Nga.
Ông Nasir Muhammad Nuri tuyên bố: “Hôm nay, ngày 10/12, Bộ Quốc phòng Iraq đã nhận được 2 trực thăng Mi-28NE trong khuôn khổ hợp đồng với phía Liên bang Nga. Sự bổ sung 2 trực thăng này sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện các khả năng của Không quân Iraq”.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Nga chuyển giao vũ khí cho Iraq kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự tất công lực lượng IS.
Trong năm 2014, Iraq cũng đã nhận được loạt vũ khí hạng nặng từ Nga trị giá lên tới 4,2 tỷ USD, bao gồm các hệ thống phòng thủ di động như Pantsir-S1, tên lửa vác vai Igla-S và một số bệ phóng tên lửa đất đối không Djigit. Ngoài ra còn có chiến đấu cơ Su-25, trực thăng tấn công Mi-28NE.
Việc Iraq tiếp nhận và sử dụng hiệu quả vũ khí Nga trong các đợt tấn công IS cho thấy tính hiệu quả của loạt vũ khí này. Điều này đã được ông Khaled al-Obeidi, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq thừa nhận và khẳng định loại vũ khí Nga là hiệu quả nhất trong chiến đấu chống lại các phần tử IS.
“Chiến tranh mà chúng ta đang có không giống với truyền thống. Chúng ta xây dựng quân đội nhưng kẻ thù cũng đang thay đổi chiến thuật hàng tháng, hàng ngày và chúng ta cần những vũ khí thích hợp để phản ứng với điều này”, ông Khaled al-Obeidi nói.
Theo ông này, vũ khí Nga đã chứng minh là lựa chọn tốt nhất trong chiến tranh chống khủng bố và Mỹ không thể cung cấp được các loại thiết bị quân sự này.
“Vũ khí Mỹ thường không thể chịu được các cuộc đối đầu dã chiến đang diễn ra trong khi Iraq lại cần số lượng lớn các loại vũ khí này”, ông al-Obeidi nói thêm và ca ngợi việc Nga đã đồng ý cung cấp thêm bất kì loại vũ khí nào mà Iraq thấy là cần thiết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-chuyen-giao-vu-khi-cho-iraq-ngay-truoc-mat-my_111036783.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Vũ khí Nga chuyển giao cho Iraq.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, Mỹ cũng liên tiếp viện trợ cho Iraq nhiều loại vũ khí để chống lại phiến quân IS, hãng tin Reuters ngày 24/2 dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc vừa chuyển cho Iraq khoảng 10.000 khẩu tiểu liên M16, 10.000 ống ngắm quang học và 100.000 ổ đạn.
Tuy nhiên, cả súng M16 và xe MRAP không phải là 'hoàn hảo' mà Mỹ đã cung cấp cho Iraq, chẳng hạn như M16 là khẩu súng hay bị kẹt đạn, còn xe bọc thép MRAP cũng là một dấu hỏi lớn bởi khả năng nghèo nàn của chúng đã thể hiện trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Mỹ điều 10 vạn quân
Trong khi Nga cung cấp vũ thì Mỹ và đồng minh đang âm thầm với kế hoạch cực lớn của mình bất chấp sự đồng ý hay không của chính quyền Bagdad. Ngày 10/12, Hãng TASS tiết lộ một thông tin chấn động được tiết lộ là khoảng 100 nghìn binh sĩ nước ngoài, trong đó có 1 nghìn lính Mỹ và 90 nghìn quân của các nước Trung Đông có thể tiến vào lãnh thổ Iraq tấn công IS, mà không cần sự đồng ý của chính quyền Baghdad.
Hãng Iraq Press Agency cho biết, lãnh đạo khối đối lập Irada là bà Hanan al-Fatlawi đã tiết lộ thông tin về chuyến thăm Baghdad ngày 27/11 của Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên ủy ban này.
Bài viết đăng tải trên Facebook của bà Hanan al-Fatlawi được viết với tiêu đề "McCain thông báo cho ông al-Abadi rằng, việc đưa 90.000 binh sĩ của các nước vùng vịnh đến Iraq là quyết định không phải bàn cãi".
Bài viết cho biết, trong chuyến thăm này, hại vị dân biểu Mỹ đã hội kiến với Thủ tướng Iraq Haydar al-Abadi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Iraq và đại diện lực lượng đặc nhiệm nước này, trong khuôn khổ cuộc họp phối hợp với hoạt động quân sự các bên chống IS, diễn ra vào ngày 27/11, tại sở chỉ huy chiến thuật Mỹ-Iraq ở Baghdad.
Bà Hanan al-Fatlawi cho biết cụ thể rằng, quyết định này dường như là một vấn đề mà Washington đã quyết và Baghdad không được phép bàn cãi. “Phái đoàn Mỹ đã nói với phía Iraq rằng, quyết định này đã được chuẩn y và không nằm trong nội dung thảo luận” - vị nghị sĩ này viết.
Thượng nghị sĩ John McCain và thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã khẳng định, đợt điều động binh sĩ lần này sẽ khác so với chiến tranh Afghanistan kéo dài 14 năm và gần 9 năm ở Iraq- 2 cuộc chiến đã giúp IS hình thành, phát triển và chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria.
“Lần này sẽ là một đội quân nước ngoài bao gồm các binh sĩ trong khu vực cùng một số ít binh sĩ phương Tây. Hai cuộc chiến trước đây có sự tham gia của quá nhiều binh sĩ phương Tây, trong khi số lượng binh sĩ trong khu vực quá ít”, ông Graham cho biết.
 
Status
Không mở trả lời sau này.