Báo Mỹ thừa nhận sự thật mới về đánh IS
(Bình luận quân sự) - Tờ Washingtonpost của Mỹ vừa tiết lộ, chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) của Mỹ đã đốt bình quân 11 triệu USD mỗi ngày.
Mỹ đốt tới 11 triệu USD mỗi ngày cho hoạt động không kích
Báo Washingtonpost ngày 23-12 đã trích dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tính cho đến nay, chiến dịch chống khủng bố IS của quân đội nước này ở Trung Đông đã tiêu tốn hết 5,36 tỷ USD, tức là chi phí mỗi ngày lên tới hơn 11 triệu USD.
Tờ báo này bình luận, khoản tiền khổng lồ này được ném vào hoạt động không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria chứng tỏ đây là chiến dịch chống khủng bố tốn kém nhất thế giới, trong đó không quân là lực lượng “đốt tiền” nhiều nhất so với các lực lượng khác của quân đội Mỹ.
Tuần trước, liên minh các quốc gia chống khủng bố IS do Mỹ lãnh đạo, gồm 64 nước đã công bố số liệu cho thấy, các lực lượng của khối đã tiến hành khoảng 8.912 đợt không kích, 2/3 số này nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Iraq, còn lại là ở Syria.
Trong đó, phần lớn các vụ ném bom trên lãnh thổ Syria đều do các máy bay chiến đấu của không quân Mỹ tiến hành bằng nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau như F-15, F-16, F/A-18, F-22, AV-8B, cùng với máy bay ném bom B-1 Lancer thực hiện.
Trong cuộc chiến này, không quân Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng “dao mổ trâu để cắt tiết gà”, với việc tung siêu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới là F-22 Raptor vào tham chiến, mà chi phí bình quân mỗi giờ hoạt động của F-22 lên tới gần 70 nghìn USD.
Hồi đầu tháng 10 năm nay, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố, mỗi ngày Mỹ phải chi khoảng 7,6 triệu USD vào các cuộc không kích Nhà nước Hồi giáo IS.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mỹ đã huy động máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay để đánh IS
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông John Kirby cho biết, tính từ ngày 8-8 cho đến đầu tháng 10 Mỹ đã ném 426 triệu USD vào cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq và Syria. Đáng lưu ý là cường độ các cuộc không kích ngày càng tăng và theo đó là chi phí cũng nhảy theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, con số này mới chỉ bao gồm chi phí tiến hành không kích và các hoạt động bảo đảm xoay quanh nó, mà chưa tính đến số lượng vũ khí trang bị, hậu cần mà Mỹ đã cung cấp cho lực lượng đối lập Syria, mà phần lớn trong số đó lại rơi vào tay IS.
Theo báo cáo từ Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Ngân sách Mỹ, Washington phải chi trung bình 200 - 320 triệu USD mỗi tháng để duy trì tần suất và uy lực của các đợt không kích vào sào huyệt của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, cũng như hỗ trợ cho lực lượng mặt đất đóng quân ở Iraq.
Chi phí gia tăng chóng mặt, hiệu quả không cao
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 5-2015, trước khi các cuộc không kích và các hoạt động khác của Mỹ đối với lực lượng IS được mở rộng sang Syria vào giữa tháng 9-2014, chi phí hàng ngày trung bình của chúng chỉ là 5,6 triệu USD.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9-2014 đến giữa tháng 5-2015, chi phí hàng ngày của các hoạt động quân sự tăng vọt lên 9,7 triệu USD.
Tờ The Hill của Mỹ đưa ra số liệu là chi phí của toàn bộ các hoạt động quân sự chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào tháng 12-2014, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng tiếp theo nó đã tăng gấp đôi lên con số 2 tỷ USD (vào tháng 4-2015).
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Không quân Mỹ tham gia chiến dịch chống IS ở Syria
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thế nhưng, các cuộc không kích của Mỹ và liên quân vào các căn cứ của IS tại Syria và Iraq vô cùng tốn kém, nhưng hiệu quả không hề cao, không những không ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng khủng bố này mà dường như còn làm cho chúng… mạnh lên.
Đơn cử ví dụ là trong cuộc không kích cuối tháng 9-2014, chỉ trong ngày đầu tiên Mỹ đã phóng tới 47 quả tên lửa hành trình Tomahawk để giết chết…20 tay súng IS. Như vậy, gần như 2 tên lửa Tomahawk Mỹ mới tiêu diệt được 1 phiến quân, trong khi một quả tên lửa của Mỹ có giá đến 1,5 triệu USD.
Điều này cũng thể hiện rõ ở việc IS vẫn duy trì năng lực tấn công khủng bố qua các vụ đánh bom đẫm máu tại Pháp làm 130 người chết, xả súng tại San Pernardino, bang California của Mỹ làm 14 người thiệt mạng hoặc hiện đang chiếm gần hết tỉnh Deir Ezzor của Syria hôm 23-12 vừa qua.
Tình báo Mỹ thừa nhận, từ năm 2011 đến nay, đã có gần 30.000 tay súng nước ngoài tới Syria và Iraq, nhiều gấp đôi so với con số đưa ra cách đây 1 năm. Còn Lầu Năm góc mới đây cũng đã phải cay đắng thừa nhận, kế hoạch huấn luyện trị giá 500 triệu USD của Mỹ cho “phe đối lập ôn hòa” Syria đã đổ bể.
Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc chiến chống khủng bố và xung đột ở Syria và Iraq có thể kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc chi phí của Mỹ cho các chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Trung Đông sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần so với hiện tại.
Trong cuộc chiến đầy rẫy những “nghịch lý tiêu tiền” này, người Mỹ và những đồng minh phương Tây vẫn tham chiến hết sức “cần cù”. Tiền thuế của người dân các nước này được ném vào những mục tiêu vô cùng mù mờ nhưng lãi ròng mà các nhà thầu vũ khí nhận được lại hết sức rõ ràng.
Kích cầu nhà thầu vũ khí phương Tây
Được biết, sau khi Mỹ ngừng các hoạt động quân sự ở Iran, Iraq, Afghanistan…, đồng thời với kế hoạch thắt chặt chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, các tập đoàn vũ khí của Mỹ đã rơi vào cảnh khốn khó, phải cắt giảm lao động.
Advertising in 28 Seconds
Những nhà phân tích của Mỹ cho rằng cuộc chiến này thực sự là một cú kích cầu rõ nét trong lĩnh vực vũ khí. Washington ném 5,36 tỷ USD vào chiến dịch không kích IS với hiệu quả ra sao không cần biết nhưng số bom đạn tồn kho được xài vô tư và đồng thời với nó là những hợp đồng mua sắm vũ khí mới.
Ví dụ như chỉ 3 ngày sau khi 47 quả Tomahawk được phóng vào phía Bắc Syria hồi cuối tháng 9-2014, Lầu Năm Góc nhanh chóng trao thêm một hợp đồng có giá trị 251 triệu USD cho công ty Raytheon, nhằm mua thêm hàng trăm quả tên lửa loại này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe nổi dậy Syria được các phiến quân IS và al-Qaeda xài chùa vô tư
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của các tập đoàn vũ khí hàng đầu Âu-Mỹ như Boeing, Raytheon, Lockheed Martin, BAE Systems, Northrop Grumman Corp. và General Dynamics Corp... đều đã tăng lên gần như kịch trần kể từ khi Mỹ không kích IS ở Iraq và Syria.
Song song với đó, cùng với mức độ can dự ngày càng sâu thêm của Mỹ và phương Tây vào Iraq và Syria, các các nhà sản xuất vũ khí Âu-Mỹ tiếp tục nhiều năm liền thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới với doanh số luôn gấp hàng chục lần các doanh nghiệp hàng đầu của Nga.
Ngày 14-12 vừa qua, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) về thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, các công ty Tây Âu và Bắc Mỹ tiếp tục chiếm đa số trong top 100 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới, với thị phần chiếm tới 80%.
Trong đó, 5 công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới từ năm 2009 đến nay luôn cố định là các công ty chế tạo vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu, bao gồm: Lockheed Martin, BAE Systems, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics.
Trong đó, các công ty Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về kim ngạch bán vũ khí, chiếm 54,4% thị phần. Công ty chế tạo vũ khí dẫn đầu hiện nay là Lockheed Martin có doanh thu tăng 3,9%, đạt mức 37,5 tỷ USD trong năm 2014, còn Boeing có doanh thu 28,3 tỉ USD, tăng 4,4 tỉ USD so với năm 2013.
Vũ khí laser trên máy bay Mỹ: Rất yếu?
(Vũ khí) - Theo Sputnik, nhà thầu quốc phòng General Atomics của Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm vũ khí laser mạnh nhất từ trước đến nay vào đầu năm 2016.
Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm sẽ được thực hiện trên máy bay của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt (AFSOC) với hệ thống vũ khí laser có công suất lên tới 150kw. Trung tướng Bradley Heithold, Tư lệnh AFSOC tiết lộ hiện có rất nhiều công ty phát triển vũ khí laser và "chúng tôi đang quan tâm đến tất cả các công ty này".
Tướng Heithold cho biết thêm, công nghệ hiện đại này thích hợp để ứng dụng trên dòng máy bay tấn công AC-130 của AFSOC.
Dù kế hoạch thử nghiệm vũ khí laser cong suất cao trên máy bay được thông báo nhưng để đạt được khả năng như Mỹ thông báo, nước này cần phải có nhiều thời gian hơn nữa.
Tuyên bố này được Subrata Ghoshroy, chuyên gia nghiên cứu chương trình khoa học, công nghệ và xã hội của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đưa ra. Theo phân tích của Subrata Ghoshroy, để bắn hạ được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chắc chắn vũ khí laser cần cường độ tối thiểu 1Mw.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỹ sẽ thử vũ khí laser công suất cao trên máy bay vào đầu năm 2016.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, hệ thống vũ khí laser chiến thuật Mỹ sắp thử nghiệm trên máy bay chỉ có công suất rất khiêm tốn là 150kw. Với công suất vũ khí laser này, Mỹ chỉ có thể bắn hạ máy bay không người lái hoặc tàu thuyền cỡ nhỏ.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, điều khó nhất cho ứng dụng vũ khí laser trong tác chiến là có được thiết bị năng lượng laser cần thiết trong giới hạn về kính thước, trọng lượng và cường độ (Lầu Năm Góc gọi vấn đề này là SWAP) của các phương tiện tàu chiến, máy bay, xe tăng…
Hơn nữa, vũ khí laser còn có thể bị khắc chế bởi vấn đề môi trường không khí như bụi, độ ẩm, sương mù, những thứ thẩm thấu và làm phân tán năng lượng laser. Ngoài ra, xáo động khí quyển cũng làm suy yếu dòng ánh sáng bức xạ.
Như vậy, khi các hạt photon trong tia laser đi xuyên qua trở ngại khí quyển đó chúng vẫn phải duy trì đúng hướng và cường độ đủ mạnh để tiêu diệt mục tiêu. Đồng thời, người bắn laser cũng phải tính đến yếu tố liên quan chuyển động của mục tiêu, chuyển động của vũ khí trong điều kiện kể trên.
Khó khăn tiếp tiếp theo Mỹ vẫn chưa thể khắc phục theo Subrata Ghoshroy nhận định đó là để đưa laser cực mạnh ra ứng dụng trên chiến trường cần phải có kích cỡ đủ nhỏ gọn để vận hành trong môi trường chiến đấu, mà vẫn phải đủ mạnh để tiêu diệt mục tiêu.
Chùm laser khí gas đủ mạnh để tấn công nhưng lại cần dòng điện quá lớn nên quá cồng kềnh. Laser hóa học có lợi thế về yêu cầu dòng điện không cao nhưng cũng như laser nền tảng khí gas, thiết bị quá cồng kềnh. Laser trên nền tảng vật chất thể rắn nhỏ gọn nhưng dòng cường độ thấp nên không bắn được xa.
Trước thực tế này, chuyên gia Subrata Ghoshroy khẳng định những tuyên bố của giới quân sự Mỹ về những thành tựu đã đạt được về vũ khí laser được coi chỉ là lời nói quá.
Lithuania mua tên lửa Mỹ khi Ấn Độ ruồng bỏ
(Vũ khí) - Theo Sputnik, Lithuania vừa quyết định chi 55 triệu USD mua 220 tên lửa Javelin và 74 bệ phóng từ Mỹ - loại tên lửa đã từng bị Ấn Độ ruồng bỏ.
Theo Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng của Mỹ, Lithuania đặt hàng 220 tên lửa Javelin và 74 bệ phóng, bản hợp đồng này sẽ do liên doanh giữa Raytheon và Lockheed Martin thực hiện. Hiện nay, thỏa thuận mua bán này đã nhận được cái gật đầu từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo Defense News, kế hoạch mua sắm trên được đưa ra sau khi quốc hội Lithuania thông qua gói chi tiêu ngân sách quốc phòng trị giá 628 triệu cho năm 2016, tăng 35,3% so với năm 2015.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Javelin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng vác vai của Mỹ được thiết kế để nhắm mục tiêu là xe xe tăng, thiết giáp hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp.
Tên lửa dùng cơ cấu phóng “mềm”, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu.
Với cơ cấu phóng này, luồng phản lực khi quả đạn rời bệ phóng rất nhỏ, đảm bảo an toàn hơn cho xạ thủ và người xung quanh. Tên lửa đạt tầm bắn hiệu quả 75m tới 2.500m, tầm bắn tối đa gần 5.000m.
Điểm nhấn của tên lửa Javelin ở hệ thống dẫn đường, đây là đạn tên lửa chống tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ đầu tự dẫn ảnh nhiệt. Với công nghệ này, sau khi ấn nút phóng, đạn tên lửa tự động bay tới mục tiêu mà không cần xạ thủ “theo sát”.
Trong chiến đấu, xạ thủ sẽ sử dụng hệ thống ngắm hồng ngoại trên khối điều khiển CLU để tìm kiếm, xác định mục tiêu sau đó chuyển sang hệ thống hồng ngoại độc lập của tên lửa để thiết lập khóa mục tiêu.
Đặc biệt, xạ thủ có thể chọn 2 cách bắn gồm: bắn thẳng trực diện mục tiêu hoặc bắn bổ bổ nhào 45 độ tấn công nóc xe tăng – xe bọc thép (đấy là nơi bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng).
Tuy nhiên, dù được đánh giá rất ca nhưng hồi cuối năm 2014, loại tên lửa này đã bị Ấn Độ từ chối và thay vào đó nước này đã lựa chọn tên lửa Spike của Israel trong gói mua sắm quốc phòng của mình.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến "sát thủ" Javelin của Mỹ vô duyên tại Ấn Độ? Tạp chí Jane’s đã đưa ra nhận định ngay sau khi thương vụ Javelin với Ấn Độ không thành công. Theo đó, nguyên nhân chính có thể xuất phát từ giá thành đắt đỏ của vũ khí Mỹ.
Trong khi Lithuania bỏ ra 55 triệu USD chỉ đặt hàng được 220 tên lửa Javelin và 74 bệ phóng thì Ấn Độ bỏ ra 525 triệu USD đã có thể mua được tới ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng (số lượng mua sắm tên lửa Spike này được Bộ Quốc Phòng Ấn Độ công khai tahasng 10/2014).