Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Nga bừng tỉnh, Lầu Năm Góc "rùng mình"

Vy Lam | 29/12/2015 08:16
1

07877878l-672x372-1451351518074-10-3-349-669-crop-1451351558943.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Trong cuộc chiến chống IS tại Syria, Nga đã chứng tỏ sức mạnh hải quân hiện đại. Theo bản báo cáo mới của Lầu Năm Góc, hiệu quả tác chiến của Hải quân Nga đang khiến Mỹ lo ngại.

Tháng 10 vừa qua, quân đội Nga đã phóng 18 tên lửa hành trình Kalibr từ các tàu chiến triển khai tại biển Caspian.
Vượt qua qua quãng đường 1.500km, những tên lửa này đã tấn công vào các mục tiêu khủng bố ở Syria, tiêu diệt các thành phần chủ chốt của IS.
Mặc dù trên thực tế, cuộc tấn công nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhóm khủng bố tại Syria nhưng nó dường như cũng có tác động mạnh mẽ tới Lầu Năm Góc.
Hãng tin Sputnik (Nga) cho biết, trong bản báo cáo mới của cơ quan tình báo Hải quân Mỹ, quân đội Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại trước một Hải quân Nga "vừa được đánh thức".

Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt IS​
Bản báo cáo có tiêu đề "The Russian Navy: A Historic Transition" (Tạm dịch: Hải quân Nga: Bước chuyển mình lịch sử):
"Người Nga đã bắt đầu, và trong thập kỷ tiếp theo sẽ có những bước tiến lớn trong việc triển khai lực lượng hải quân của thế kỷ 21, có khả năng phòng thủ quốc gia đáng tin cậy và có sự hiện diện ấn tượng nhưng còn hạn chế tại những vùng lợi ích xa xôi trên toàn cầu...".
Tác giả của bản báo cáo là George Fedoroff, chuyên gia hàng đầu của Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ, chuyên các vấn đề về Nga.
Bản báo cáo dựa trên số liệu về hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm đang lớn mạnh của Kremlin, với số lượng hiện tại là 186 tàu. Ngoài ra, Fedoroff cũng xét tới kho vũ khí tiên tiến của Hải quân Nga và quyết tâm chiến đấu của các thủy thủ.
Theo Fedoroff, Mỹ đã đánh giá thấp năng lực quân đội Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, lần đầu tiên trong vòng 24 năm, Lầu Năm Góc mới bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Bản cáo cáo viết:
"Kể từ năm 2000, bộ máy chính phủ và nền kinh tế của Nga đã ổn định, tập trung sức lực và tiền bạc để khôi phục quân đội Nga, trong đó có hải quân".
"Các chương trình xây dựng bị đình chỉ lúc trước đang tiến tới hoàn thiện và các chương trình xây dựng mới được xúc tiến để mang lại cho hải quân lực lượng tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của thế kỷ 21".
Fedoroff còn viện dẫn các tên lửa hành trình Kalibr của Nga như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Nga.
Tên lửa Kalibr chứng tỏ rằng mọi phương tiện mang, dù tầm thường nhất như tàu hộ tống, cũng có thể đe dọa các mục tiêu cố định tầm xa với đầu đạn thông thường.
Khả năng đang gia tăng này đã thay đổi một cách sâu sắc năng lực ngăn chặn, răn đe và tiêu diệt mục tiêu của Hải quân Nga.
Hồi đầu tháng này, Nga còn phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm triển khai tại Địa Trung Hải, nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria.

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt IS​
Trong khi sự tiến bộ của Hải quân Nga tạo ra thách thức lớn với vị thế bá chủ của Hải quân Mỹ thì Hải quân Trung Quốc cũng đang có những bước tiến nhanh chóng.
Theo Dean Cheng, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về Các vấn đề An ninh và Chính trị Trung Quốc tại tổ chức Heritage Foundation, Trung Quốc "đã lấn át mọi lực lượng hải quân trong khu vực".
Trong bối cảnh vị thế thống trị hải quân đang bị đe dọa, Lầu Năm Góc có kế hoạch đầu tư 80-92 tỷ USD để nâng cấp hạm đội tàu ngầm.
Đầu tháng này, Hải quân Mỹ đã gặp phải sự cố đáng xấu hổ khi chiến hạm tác chiến cận bờ (LCS) mới nhất mang tên USS Milwaukee hỏng ngay khi đi vào hoạt động chưa đầy một tháng. Con tàu đã được kéo về căn cứ ở Virginia để sửa chữa.
Trong khi đó, USS Zumwalt, chiếc tàu chiến 3 tỷ USD của Lầu Năm Góc đang vấp phải nhiều chỉ trích vì lỗi thời và không an toàn.
Chuyến đi biển đầu tiên trong tháng này đã cho thấy chiếc tàu khu trục tàng hình này dù có thiết kế của tương lai nhưng lại thiếu khả năng hoạt động trên biển, dễ mất ổn định khi sóng đánh.
Vì vậy, theo Sputnik, không ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc lại lo ngại về các tàu ngầm của Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Nga sẽ nhận “siêu tiêm kích” T-50 vào năm 2017

Đào Cảnh | 28/12/2015 10:12
3

1-1451272282614-194-0-2004-3548-crop-1451272311726.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo Tổng Tư lệnh Lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga, thượng tướng Viktor Bondarev, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK FA (Sukhoi PAK FA) sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017.

khong-quan-nga-se-nhan-sieu-tiem-kich-t50-vao-nam-2017.jpg

Siêu chiến đấu cơ thế hệ 5 Shukhoi T-50 PAK FA của Nga​
Theo tướng Viktor Bondarev, các máy bay chiến đấu mới sẽ "tạo thuận lợi cho công việc của phi công trong một chuyến bay, qua đó giải quyết tốt một số nhiệm vụ kể cả tấn công trên mặt đất và trên không".
Ngoài ra, trong buổi truyền hình trực tiếp của kênh truyền hình nhà nước Nga "Nước Nga 24", tướng Viktor Bondarev cũng cho biết thêm, nước này sẽ nối lại việc sản xuất các máy bay ném bom hạng nặng Tu-160, được mệnh danh là Thiên nga trắng (theo phân loại của NATO - Blackjack).
Theo ông Bondarev, các máy bay ném bom Tu-160 sẽ có cấu hình và được trang bị các thiết bị mới. "Tất cả các hệ thống điều khiển bên trong máy bay sẽ là những hệ thống hoàn toàn mới", ông Bondarev nói.
Chiến đấu cơ Su T-50 PAK FA là dòng máy bay tiêm kích, tàng hình thế hệ thứ năm. Siêu tiêm kích này đạt tốc độ tối đa 2600km/h, vượt trội hơn so với các phiên bản trước.
T-50 là chiến đấu cơ có khả năng cơ động "siêu phàm", khó bị radar phát hiện, có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên bộ.
Với việc trang bị tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su T-50 có thể thực hiện tác chiến trên không ở bất kỳ khoảng cách nào. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thế giới, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 304km.
Còn tên lửa tầm trung RVV-SD được NATO gọi là "rắn lục", đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ.
Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu. Tên lửa tầm ngắn RVV-MD còn có thể dùng để chống tên lửa.
Ngoài ra, Su T-50 có thể thực hiện tấn công hiệu quả các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa Kh-29, Kh-31P (diệt radar), trên biển bằng tên lửa Kh-31A, Kh-35.
Một số quan chức trong Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí còn cho rằng siêu tiêm kích T-50 PAK FA của Nga nhanh hơn nhiều so với F-35 của họ.
Từ ngày 30/9, theo yêu cầu Tổng thống Syria Bashar Assad, Nga đã tiến hành hoạt động không kích chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS trên lãnh thổ Syria.
Cho đến nay, nhóm không Nga tại Syria đã thực hiện 5.240 phi vụ xuất kích, trong đó có 145 lượt xuấ kích của máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa mang tính chiến lược như Tu-160, Tu-22M3, Tu-95MS.
Lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga đã phá hủy hàng trăm cơ sở hạ tầng, đồn lũy và trang thiết bị quân sự, vũ khí của bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu sân bay Mỹ được một phen hú vía vì rocket Iran

Nhật Minh | 30/12/2015 08:05
1

150226071016-01-iran-0226-super-169-1451437626739-21-0-582-1100-crop-1451437644338.jpg

Iran luyện bắn phá mô hình tàu sân bay Mỹ
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Một tàu sân bay Mỹ ở trong phạm vi cách rocket Iran chỉ khoảng 1,3km khi đang hoạt động tại eo biển Hormuz.

Khi tàu sân bay USS Harry S. Truman di chuyển qua eo biển nối giữa Biển Ả Rập và Vịnh Ba Tư, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật - Các quan chức Mỹ thuật lại với hãng tin NBC News.
Theo lời kể, tàu sân bay Truman được 1 tàu khu trục của Mỹ và 1 khinh hạm Pháp hộ tống qua eo biển. Trong khu vực còn có các tàu thuyền thương mại.
Tàu Mỹ đang di chuyển trong "tuyến giao thông hàng hải được quốc tế công nhận" khi Hải quân Iran thông báo qua radio rằng lực lượng này đang tiến hành tập trận bắn đạn thật và yêu cầu các tàu thuyền khác không đi vào khu vực đó.
Các quan chức Mỹ khẳng định, tàu Truman không hề đi lạc vào vùng lãnh hải của Iran trong bất cứ thời điểm nào.
tau-san-bay-my-duoc-mot-phen-hu-via-vi-rocket-iran.jpg

Tàu sân bay USS Harry S. Truman
Sau lời cảnh báo qua radio, các rocket Iran được bắn đi từ vị trí cách mạn phải tàu sân bay Mỹ khoảng 1,3km và không nhắm vào các tàu của liên minh, tàu tuyền thương mại tại đây.
Song theo các quan chức Mỹ, mặc dù Iran dường như không nhắm vào bất cứ tàu cụ thể nào trong cuộc tập trận nhưng hành động của họ là "khiêu khích không cần thiết và không an toàn". Không hề có bất cứ trao đổi trực tiếp nào giữa hải quân Mỹ và Iran khi sự việc xảy ra.
Trước đó, theo thông tin từ phía Mỹ, tàu sân bay Truman gần đây đã trở lại khu vực này để hỗ trợ các cuộc không kích do liên minh dẫn đầu nhằm vào IS.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Mỹ cố tàng hình sau nhiều lần bị tóm sống

(Vũ khí) - Theo National Interest, Mỹ đang tìm cách khắc phục điểm yếu trên những dòng máy bay tàng hình hiện có bằng cách phát triển công nghệ mới hơn.

Không có máy bay tàng hình thực sự
Để tăng cường khả năng sống còn cho những chiến đấu, người Mỹ đã tích hợp khả năng tàng hình tối tân cho máy bay của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi được trang bị công nghệ tối tân này, máy bay Mỹ vẫn không thoát khỏi hệ thống radar cảnh giới và lưới lửa phòng không của đối phương.
Bằng chứng cụ thể là vào năm 1999, lực lượng phòng không Nam Tư đã bắn rơi một phi cơ tàng hình F-117 bằng tên lửa S-125 Pechora đã cũ. Ngoài ra, lực lượng phòng không Nam Tư còn tiêu diệt các máy bay tiêm kích F-16 và cả máy bay tàng hình B-2. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này của Mỹ sau đó đã được kéo về các căn cứ nên không có bằng chứng.
Trước thực tế này, chuyên gia quân sự Nga Alexandr Yuryev cho rằng, không có máy bay tàng hình thực sự. Theo ông, các chuyên gia đã không sử dụng từ “vô hình” đối với việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Làm cho máy bay hoặc tên lửa trở thành các phương tiện hiện đại vô hình là điều không thể.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khac-phuc-diem-yeu-cua-may-bay-tang-hinh_7176490.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay tàng hình B-2 Spirit.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người ta chỉ có thể giảm độ bộc lộ của chúng và cũng chỉ là đối với trường radar mà thôi. Trong trường hợp này, điểm yếu chết người của máy bay tàng hình chính là chúng lại bị mắt thường của người sử dụng tên lửa phòng không vác vai tầm gần phát hiện.
Chúng cũng bị tên lửa có đầu tự dẫn vô tuyến của các tổ hợp tên lửa này phát hiện. Các tổ hợp phòng không vác vai hiện đại còn sử dụng các phương thức dẫn đường tổng hợp như quang, hồng ngoại, laser. Khi đó, công nghệ tàng hình không thể giúp ích gì.
Nhà phân tích quân sự Nga cho biết, thông thường, những chiếc tiêm kích và máy bay ném bom được chế tạo theo công nghệ tàng hình thường có hình dáng kỳ quặc nhưng lại có những tính năng tầm thường và giá cả đắt đỏ vẫn bị radar của Nga phát hiện và các tên lửa Nga tiêu diệt.
Đã có một thời, F-117 nhanh chóng trở thành một “nhãn hiệu” nổi tiếng của Mỹ kiểu như Cadillac hay Coca-Cola. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh của Mỹ mang tên F-117 đã bị hệ thống phòng không “cổ lỗ” của Nga bắn hạ.
Mỹ tìm cách khắc phục
Mỹ đã nhìn ra được vấn đề về công nghệ tàng hình của họ đang bị thách thức nghiêm trọng trước những thứ vũ khí mà Nga, Trung Quốc đang phát triển. Và nếu không có một cuộc cách mạng về công nghệ tàng hình thì những số tiền hàng nhiều tỉ USD Mỹ dồn vào các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ hoàn toàn đổ sông đổ biển.
Tuy nhiên, một cường quốc về công nghệ quân sự như Mỹ đã không chịu lép vế, và đối tượng được ưu tiên nghiên cứu phát triển vũ khí chống lại các công nghệ phát hiện tàng hình chính là đứa con cưng F-35.
Theo Chuẩn Đô đốc Randy Mahr phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Vũ khí Chính xác tại Springfield, Virginia thì Chương trình Phi cơ Chiến đấu Đa chức năng F-35 Lightning II của Lockheed Martin đang được phát triển một loại vũ khí mới nhằm chống các tác động từ vũ khí điện tử của đối phương.
“Các công ty hiện đang phát triển một hệ thống bí mật không làm cản trở tín hiệu của F-35, hệ thống này sẽ được gắn dưới cánh của máy bay, nó sẽ nâng cấp khả năng tàng hình của chiến đấu cơ, đồng thời cho phép F-35 có khả năng tấn công mạng ngược lại." - Ông Randy Mahr cho biết.
Ông Mahr đã trả lời tạp chí IHS Jane rằng, hệ thống này hiện đang “trong giai đoạn thử nghiệm” và không được hãng Lockheed Martin thiết kế, nhưng ông không tiết lộ tên của nhà cung cấp.
Ngoài ra, Không quân Mỹ đang tìm nhiều biện pháp để đảm bảo máy bay mới của họ khó phát hiện hơn, một trong số đó là việc trang bị cho các máy bay chiến đấu của họ những vũ khí định hướng tầm xa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay ném bom tàng hình của Mỹ liệu có thể qua mặt đối phương?

Anh Tuấn | 07/01/2016 09:15
3

1-b2-infonet-1452105859363-60-0-396-660-crop-1452105885369.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Liệu máy bay ném bom tàng hình mà Mỹ sẽ sử dụng có thể sống sót khi tham chiến hay không? Cho đến nay, đó là điều mà các chuyên gia vẫn chưa có lời giải đáp.

Trong quá khứ, các chiến dịch đánh bom thường mang đến những tổn thất lớn lao hơn những gì tưởng tượng. Trong cuộc oanh tạc Anh vào mùa hè năm 1940, Không quân Phát xít Đức đã mất 45% số máy bay ném bom của mình cùng rất nhiều đội bay.​
Năm 1943, khi lưới lửa phòng không của Đức rất mạnh và Mỹ không có các máy bay tiêm kích tầm xa, Quân đoàn số 8 của Không quân Mỹ đã mất đến 20% số máy bay tham gia ném bom mỗi tháng.​
may-bay-nem-bom-tang-hinh-cua-my-lieu-co-the-qua-mat-doi-phuong.jpg

Máy bay ném bom tàng hình của Mỹ vẫn khiến nhiều chuyên gia lo ngại về hiệu quả trong chiến đấu.​
Các máy bay ném bom khi bị bắn rơi thường khiến toàn bộ đội bay hy sinh, trong khi những máy bay bị hư hỏng nặng cũng có những thành viên thiệt mạng và bị thương, tỷ lệ người chết thường nhiều hơn tỷ lệ máy bay bị tiêu diệt.​
Đến cuối năm 1943, các máy bay ném bom đã được tăng cường tiêm kích bay theo hộ tống.​
Sau Thế chiến II, sự phát triển về công nghệ của các máy bay tiêm kích và tên lửa khiến cho oanh tạc cơ ngày càng khó bảo vệ hơn.​
Tháng 12/1972, chính việc các chỉ huy Mỹ không nhận ra được điều này cùng với việc áp dụng chiến thuật không hợp lý khiến Mỹ mất nhiều máy bay B-52 khi mở đợt ném bom xuống Hà Nội và một số tỉnh, thành ở miền Bắc Việt Nam.​
Vì vậy, khả năng sống sót của các loại máy bay ném bom là một vấn đề khiến các nhà sản xuất đau đầu.​
Ngày nay, các chiến dịch không kích kéo dài không còn có thể thực hiện được trước lưới lửa phòng không hiện đại nữa. Do đó, việc có thể tiêu diệt hệ thống phòng vệ đó là nguyên nhân dự án máy bay đánh bom tầm xa được thông qua.​
Khả năng hoạt động bí mật của máy bay là điều được bàn tán rất nhiều trong những năm qua. Công nghệ tàng hình được áp dụng lần đầu tiên vào máy bay F-117, nhưng nó chỉ có tác dụng trong ban đêm và hiệu quả không được đảm bảo.​
Năm 1999, lực lượng phòng không Nam Tư đã bắn rơi một phi cơ F-117 bằng tên lửa S-125 Pechora đã cũ.​
Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính, các hệ thống cảm biến và các loại phần mềm, công nghệ tàng hình có thể sẽ không hữu dụng như trước.​
Đô đốc Hải quân Jonathan Greenert tin rằng khả năng hoạt động bí mật của các máy bay không còn quan trọng nữa, bởi “bất cứ vật thể nào di chuyển cực nhanh trong không khí đều sản sinh nhiệt, và cho dù động cơ được làm mát đến đâu đi nữa, nó sẽ bị phát hiện”.​
Thật vậy, mới đây một số cơ quan nghiên cứu của Ấn Độ và Nga đã tập trung nhằm phát triển hệ thống phát hiện máy bay đối phương bằng tia hồng ngoại. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ laser cũng sẽ khiến các loại máy bay quân sự lớn trở nên dễ bị bắn hạ hơn.​
may-bay-nem-bom-tang-hinh-cua-my-lieu-co-the-qua-mat-doi-phuong.jpg

Bên cạnh việc trang bị các loại bom tầm xa, nhiều chuyên gia tin rằng B-2 cũng có thể cải tiến để trở thành một loại máy bay tiêm kích.​
Dù vậy, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ là tướng Hawk Carlyle tin rằng công nghệ tàng hình vẫn rất quan trọng đối với khả năng chiến đấu của máy bay.​
Hiện tại, Không quân Mỹ đang tìm nhiều biện pháp để đảm bảo máy bay mới của họ khó phát hiện hơn, một trong số đó là việc trang bị cho các oanh tạc cơ tàng hình các loại bom định hướng tầm xa.​
Một lựa chọn khác đó là cải tiến để máy bay có thể tự vệ trước các đợt tấn công, giống như pháo đài bay B-52.​
Ông John Stillion của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) cho biết, các loại máy bay ném bom tầm xa cũng có tiềm năng để trở thành một phi cơ chiến đấu khi có thể mang theo những loại vũ khí không đối không và các thiết bị cảm biến.​
Đây là một ý tưởng rất thú vị mà Không quân Mỹ đến nay vẫn chưa nhắc đến.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ nhẵn túi cho kế hoạch đóng tàu ngầm mới

Thùy Dung | 08/01/2016 09:41
0

1-my-co-du-tien-cho-ke-hoach-dong-tau-ngam-moi-71451554-1452220534263-32-0-277-479-crop-1452220868360.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Dù đã lên kế hoạch chi 100 tỷ USD để đóng đội tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhưng đến nay, ngân quỹ để đóng tàu của Mỹ vẫn trống rỗng.

Kế hoạch không tưởng
Theo Defense News, ngày 6/1, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson đưa ra kế hoạch chi tiết về việc tăng cường sức mạnh hải quân của nước này, trong đó ưu tiên số 1 là đầu tư đội tàu ngầm mới được trang bị vũ khí hạt nhân.
Hải quân Mỹ có kế hoạch thay thế đội tàu ngầm hiện nay gồm 14 chiếc lớp Ohio bằng 12 tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới.
“Đây là cơ sở cho sự tồn tại của quốc gia”, đô đốc Richardson nhận định trong kế hoạch mà ông gọi là “thiết kế cho tương lai”.
Để thực hiện chương trình này ước tính, tổng vốn đầu tư cho kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân Mỹ lên tới 100 tỷ USD.
Một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với dự án hải quân này, thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, cũng cho rằng, mức chi phí này “gây sửng sốt, làm choáng váng”.
Đô đốc Richardson công nhận đây là khoản đầu tư tốn kém, nhưng cho rằng, nó là một phần của chi phí làm ăn trên vũ đài quốc tế. “Từ quan điểm an ninh trong thời đại ngày nay, năng lực hạt nhân đẳng cấp thế giới” phải được coi là một nguồn sức mạnh to lớn, ông nhận định.
Không có nó “chúng ta có thể bị quốc gia khác đe dọa hoặc ép buộc; quốc gia khác có thể treo nguy cơ hạt nhân này lơ lửng trên đầu chúng ta”, vị Đô đốc này nói thêm.
my-nhan-tui-cho-ke-hoach-dong-tau-ngam-moi-.jpg

Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.​
Mỹ lấy đâu ra tiền?
Chương trình tốn kém này của hải quân Mỹ mang tên “Kế hoạch thay thế Ohio” có mục tiêu tạo ra thế hệ tàu ngầm mới, có khả năng vượt trội thay thế các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Mỹ và dự tính hoàn thành vào năm 2031.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp và đô đốc hải quân của Mỹ đang lo sợ rằng nguồn vốn cho chương trình này có thể làm phá sản toàn bộ ngân sách đóng tàu của Hải quân Mỹ.
Chính vì vậy, Quốc hội Mỹ đã thành lập ra một quỹ đặc biệt nhằm thu hút vốn cho chương trình trên, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, quỹ này vẫn chưa hề có một đồng vốn nào.
“Chúng ta phải làm điều gì đó để chắc chắn rằng chương trình này sẵn sàng khởi công và có tiền trong quỹ đặc biệt mới thành lập”, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono nói tại phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Thượng viện Mỹ.
Có kế hoạch phục vụ đến năm 2085, loại tàu ngầm mới của chương trình thay thế Ohio sẽ bắt đầu được chế tạo từ năm 2021.
Các công việc cần thiết như thiết lập thông số kĩ thuật và chế tạo nguyên mẫu đều đang được thực hiện tại trung tâm phát triển của Công ty đóng tàu General Dynamics Electric Boat.
Ngoài việc có thiết kế dài 185 mét và mang theo được 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, phóng từ ống phóng 14 mét, các tàu ngầm thay thế Ohio còn có khả năng tàng hình và phòng thủ hạt nhân công nghệ cao.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới được mong chờ có những khả năng vượt trội như tuần tra bí mật dưới đáy biển và có khả năng sinh tồn cao để đáp trả được các đợt tấn công hạt nhân từ kẻ thù.
Trước đây, chi phí sản xuất cho 12 chiếc tàu ngầm thay thế Ohio được tính toán ở mức 12,4 tỉ USD, trong đó, 4,8 tỉ tiền phát triển công nghệ, thiết kế và 7,6 tỉ USD cho đóng tàu.
Tuy nhiên, con số này được cho là quá ít bởi chi phí đóng chỉ 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược được đã lên tới hàng tỷ USD.
Phó Đô đốc Joseph Mulloy, phụ trách hoạt động của Hải quân Mỹ cho biết khả năng phòng thủ hạt nhân dưới biển của chiếc tàu ngầm này phụ thuộc vào việc trao đổi thông tin với chiếc E-6 Mercury - phiên bản quân sự hoá của máy bay dân dụng Boeing 707.
Chiếc máy bay này đảm nhận nhiệm vụ như một trung tâm điều khiển và chỉ huy cho biên đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Hiện Mỹ đang có 15 chiếc máy bay loại này và luôn tác chiến với các tàu ngầm hoặc tàu mặt nước trong trường hợp khẩn cấp.
Theo kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới của Mỹ, nếu không tính tới lạm phát, Hải quân nước này sẽ phải tăng chi tiêu lên từ 17,2 lên 19,7 tỉ USD mỗi năm bắt đầu từ 2025 nếu muốn hoàn thành chương trình thay thế Ohio.
Mỹ chỉ cần đóng 12 chiếc tàu ngầm mới để thay thế cho 14 chiếc tàu lớp Ohio đang hoạt động do nó được trang bị lò phản ứng hạt nhân nâng cấp, có thể hoạt động tới 42 năm mà không cần thay thế các thanh nhiên liệu, nâng cao hệ số an toàn và thời gian hoạt động tác chiến của tàu ngầm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc tăng tàu chiến, Mỹ sụt giảm liên tục

Quang Minh | 07/01/2016 20:00
1

1-1452045140-1-copy-1452155226122-0-0-327-640-crop-1452155251266.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay có ít tàu chiến hơn thời điểm giữa năm 1990, dẫn tới tranh cãi rằng liệu quốc gia này có đủ khả năng đối phó với thách thức mới từ Trung Quốc?

Trung Quốc vừa tuyên bố tuần trước rằng tàu sân bay thứ hai của nước này sẽ được đóng mới trong thời gian tới.​
Chiếc đầu tiên mang tên Liêu Ninh được trang bị vũ khí dựa trên một tàu chiến Liên Xô đóng cách đây 25 năm. Tàu được được vào sử dụng từ năm 2012 sau khi thay đổi và cải tiến nhiều chi tiết.​
Quan chức Hải quân Mỹ khẳng định công nghệ tân tiến có thể bù đắp cho khoản thiếu hụt số lượng tàu chiến.​
trung-quoc-tang-tau-chien-my-sut-giam-lien-tuc.jpg

Hiện nay Hải quân Mỹ sở hữu 10 tàu sân bay.​
Đô đốc Scott Swift trả lời trên AP rằng nghi vấn về số lượng tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương là do căng thẳng trong khu vực chứ không chú trọng tới sức mạnh thực sự của hạm đội.​
Kể cả khi toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương có mặt ở Biển Đông thì vẫn có nhiều người đặt câu hỏi liệu Washington đã điều động đủ tàu hay chưa, ông Swift nói.​
“Tôi có cảm giác khu vực đang lo lắng vì những điều không có thật và những lời nói khoa trương quá mức về nguy hiểm hiện tại”, Đô đốc Swift tuyên bố. “Tôi rất hài lòng với số lượng tàu chiến hiện nay mà hạm đội sở hữu”.​
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông, khu vực hàng năm có hơn 5 nghìn tỉ USD lưu lượng thương mại chảy qua, dẫn đến tranh chấp chủ quyền với nhiều nước trong khu vực.​
Khi Trung Quốc ngang ngược thực hiện nhiều dự án bồi đắp trái phép, các quốc gia khác trong khu vực lập tức tăng cường an ninh quốc phòng và trông đợi sự đảm bảo luật quốc tế được thực thi từ phía Washington.​
Hạm đội Thái Bình Dương hiện nay có 182 tàu, bao gồm tàu chiến như tàu sân bay cũng như tàu kho vận, trợ giúp. Cách đây 20 năm, hạm đội sở hữu 192 tàu các loại.​
Trên toàn thế giới, Hải quân Mỹ có 272 tàu chiến có thể chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, ít hơn 20% so với năm 1998. Mỹ hiện nay sở hữu 10 tàu sân bay.​
Đô đốc Swift cho biết sẽ chèo lái hạm đội Thái Bình Dương dù với ít tàu chiến hơn nhưng vượt trội về công nghệ so với hai thập kỷ trước.​
Hải quân Trung Quốc có 300 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu tuần tra, tàu đổ bộ, theo báo cáo về Chiến lược an ninh hải quân châu Á - Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc đăng tải tháng 8/2015.​
 
23/8/12
1.162
3
38
80.000 lính Nga đã trang bị quân trang chiến binh Ratnik

Cập nhật lúc: 15:00 12/01/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Trang bị "chiến binh tương lai" Ratnik giúp lính Nga tàng hình?
Mục kích đặc nhiệm Quân đội Nga diễn tập chống khủng bố

(Kiến Thức) - Trong năm 2015, Quân đội Nga đã trang bị quân trang chiến binh Ratnik cho hơn 80.000 binh sĩ của nước này.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho hay, Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị đại trà bộ quân trang chiến binh Ratnik thế hệ thứ hai cho một số đơn vị bộ binh.​
Theo Tướng Oleg Salyukov – Tư lệnh lực lượng Lục quân Nga tiết lộ, trong năm 2015 Quân đội Nga đã trang bị bộ quân trang chiến binh tương lai Ratnik cho hơn 80.000 binh sĩ cùng với đó là các loại súng bộ binh thế hệ mới.​
Ratnik là bộ quân trang thế hệ mới do Quân đội Nga phát triển trong đó bao gồm các loại quân phục được may bằng các vật liệu tiên tiến, trang phục bảo vệ được làm từ vật liệu tổng hợp siêu nhẹ được tích hợp sẵn cùng các thiết bị trinh sát-liên lạc hiện đại.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Quân đội Nga đang đưa vào trang bị cả hai thế hệ của dòng quân trang chiến binh tương lai Ratnik.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cũng theo Tướng Salyukov cho biết, hiện tại Quân đội Nga đã bắt đầu phát triển thế hệ thứ ba của bộ quân trang chiến binh tương lai Ratnik và dự án này sẽ do của Trung tâm khoa học nghiên cứu chế tạo máy chính xác Nga phát triển. Đây là một trong những cơ sở đi đầu trong việc phát triển các loại quân trang thế hệ mới và thiết bị cá nhân dành cho binh sĩ Nga.​
Việc Quân đội Nga đưa vào trang bị hàng loạt quân trang Ratnik thế hệ 1 và sắp tới là thế hệ 2 được xem là nhằm tăng hiệu quả tác chiến, giảm thiểu tổn thất và nâng cao khả năng sống sót của binh sĩ Nga trên chiến trường nhờ được tích hợp lớp áp giáp bảo vệ và hệ thống giám sát sinh học tiên tiến nhất.​
Bên cạnh đó dù được trang bị khá nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng Ratnik vẫn đảm bảo cho binh sĩ khả năng cơ động trên chiến trường với tổng trọng lượng quân trang mang theo chỉ dưới 20kg bao gồm cả vũ khí.​
Theo một đại diện của Lục quân Nga khẳng định, quân trang chiến binh tương lai Ratnik có thể hỗ trợ cho binh sĩ hoạt động ở mọi chiến trường trong mọi điều kiện khí kể cả tận cùng vùng cực Bắc Cực. Và quá trình hoàn thiện các thế hệ Ratnik sẽ được Quân đội Nga hoàn tất trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Cái lắc đầu ngao ngán của đồng minh với tàu chiến Mỹ

Hải Vy | 12/01/2016 14:00
2

635880586203671893-scs-dsc-5174-1452575661912-8-0-280-534-crop-1452575677374.JPG

Mô hình tàu chiến mặt nước mà Lockheed Martin trưng bài tại triển lãm ở Abu Dhabi vào năm ngoái
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mức giá "chát", thời gian thi công dự tính quá lâu đang khiến Saudi Arabia từ chối thẳng thừng đề nghị cung cấp tàu chiến của Mỹ.

Defense News đưa tin, Saudi Arabia đã từ chối đề nghị của Hải quân Mỹ, đó là đóng 4 khinh hạm dựa theo thiết kế mẫu tàu tác chiến cận bờ (LCS) do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo.
Tuy nhiên, các nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết, đây chỉ là một diễn biến mới trong quá trình đàm phán vẫn đang tiếp diễn giữa 2 phía, liên quan tới giá cả và thời gian thi công, không phải là từ chối hoàn toàn thỏa thuận này.
Đó là những phản hồi của Saudi Arabia về bức thư đề nghị của Mỹ hôm 22/11, trong đó có đề cập nhiều chi tiết cụ thể hơn về thỏa thuận mà Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo hôm 20/10.
Những con tàu trong kế hoạch được gọi là tàu tác chiến mặt nước đa nhiệm (MMSC), dựa trên thiết kế của tàu LCS nhưng trang bị tên lửa đất-đối-không và hệ thống tác chiến mạnh hơn.
MMSC là hạng mục lớn nhất trong Chương trình mở rộng hải quân II của Saudi Arabia (SNEP 2) nhằm thay thế và hiện đại hóa hạm đội của nước này đang hoạt động tại Vịnh Ba Tư.
Theo SNEP 2, Saudi có kế hoạch đóng 4 tàu chiến mặt nước cỡ lớn (MMSC) cùng với 6 tàu nhỏ hơn – cỡ tàu hộ tống, tất cả các tàu này đều trang bị trực thăng Sikorsky MH-60R của Lockheed Martin.
Thỏa thuận cung cấp trực thăng trị giá 1,9 tỷ USD giữa 2 phía được thông báo vào tháng Năm năm ngoái.
cai-lac-dau-ngao-ngan-cua-dong-minh-voi-tau-chien-my.jpeg

Trực thăng MH-60R Sea Hawk​
Ngoài ra, chương trình này còn bao gồm kế hoạch trang bị một số tàu/xuồng cỡ nhỏ khác, cùng máy bay chiến đấu.
Mỹ và Saudi đã tiến hành các cuộc đàm phán về hạng mục MMSC, trong đó có vũ khí, hậu cần, huấn luyện và nhiều dịch vụ khác. Các nguồn tin cho biết, vào cuối tuần trước, Saudi đã từ chối đề nghị mới nhất của Mỹ.
Theo đó, Saudi không đồng ý với mức giá mà Mỹ đưa ra, được cho là từ trên 3 tỷ USD – dưới 4 tỷ USD.
Ngoài ra, nước này không hài lòng với bản kế hoạch tiến độ thi công các khâu: hoàn tất thiết kế chi tiết của tàu, tích hợp các hệ thống, đóng tàu, chuyển giao, lắp đặt các thiết bị cơ sở hạ tầng nâng cấp cho tàu.
Một nguồn tin cho biết, chiếc tàu đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao trong vòng 7 năm và Saudi cho rằng như vậy quá lâu.
Các nguồn tin cho biết Mỹ sẽ nối lại đàm phán sau khi xem xét đề nghị sửa đổi của Saudi.
cai-lac-dau-ngao-ngan-cua-dong-minh-voi-tau-chien-my.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quyết định giảm năng suất đóng tàu LCS, điều này có thể có lợi cho Saudi Arabia.​
Theo các nguồn tin, Saudi đã không có phản ứng nào trước những điều chỉnh mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra hôm 14/12 năm ngoái đối với chương trình LCS của Hải quân Mỹ.
Trong đó, kế hoạch mua sắm của Hải quân Mỹ (gồm LCS và biến thể khinh hạm của nó) giảm xuống còn 40, thay vì 52 tàu, chỉ lựa chọn một thiết kế khinh hạm duy nhất và giảm năng suất thi công từ mức trung bình 3 tàu/năm, xuống mức 1-1-1-1-2 trong vòng 5 năm tới.
Vấn đề này dự kiến sẽ được Hải quân Mỹ trình lên Quốc hội vào tháng Hai năm nay, trong bản kiến nghị về ngân sách năm tài khóa 2017.
Các nguồn tin cho rằng, nếu kế hoạch giảm năng suất đóng tàu LCS của Mỹ được thông qua thì điều này sẽ có lợi cho Saudi, bởi Lockheed sẽ dễ dàng bố trí thời gian dành cho kế hoạch đóng tàu của nước này.
Saudi dự kiến sẽ chi tới 16 tỷ USD cho chương trình SNEP 2. Tuy nhiên, do nguồn thu từ dầu đang giảm và cuộc xung đột tại Yemen trở nên dai dăng hơn, hiện không rõ chính phủ Saudi có thể duy trì cam kết của mình đối với chương trình hiện đại hóa hải quân hay không.
Saudi Arabia là một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. Trong chuyến thăm tới Saudi Arabia tháng 11/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi Saudi Arabia là đồng minh “rất quan trọng” của Mỹ.
Song, gần đây trong quan hệ hai nước đã dần có những biểu hiện không tốt. Trong khi đó, Saudi Arabia và Nga hiện ngày càng quan tâm tới vấn đề cải thiện quan hệ song phương.
 
23/8/12
1.162
3
38
Cách Mỹ bán hàng cho đồng minh

Theo Defense News, chính phủ Saudi Arabia vừa chính thức đưa ra lời từ chối đề nghị của Hải quân Mỹ, đó là đóng 4 khinh hạm dựa theo thiết kế mẫu tàu tác chiến ven bờ (LCS) - sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin.

Chương trình mở rộng hải quân II của Saudi Arabia (SNEP 2) tiết lộ, hải quân nước này có kế hoạch đóng 4 tàu chiến mặt nước cỡ lớn (MMSC) cùng với 6 tàu nhỏ hơn – cỡ tàu hộ tống, tất cả các tàu này đều trang bị trực thăng Sikorsky MH-60R của Lockheed Martin.

Hiện nay, Mỹ và Saudi đã tiến hành các cuộc đàm phán về hạng mục MMSC, trong đó có vũ khí, hậu cần, huấn luyện và nhiều dịch vụ khác. Các nguồn tin cho biết, vào cuối tuần trước, Saudi đã từ chối đề nghị mới nhất của Mỹ.

Những lý do của Saudi không đồng ý với mức giá mà Mỹ đưa ra, được cho là gần 4 tỷ USD. Ngoài ra, nước này không hài lòng với bản kế hoạch tiến độ thi công các khâu: hoàn tất thiết kế chi tiết của tàu, tích hợp các hệ thống, đóng tàu, chuyển giao, lắp đặt các thiết bị cơ sở hạ tầng nâng cấp cho tàu.

Một nguồn tin cho biết, chiếc tàu đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao trong vòng 7 năm và Saudi cho rằng như vậy quá lâu. Các nguồn tin cho biết Mỹ sẽ nối lại đàm phán sau khi xem xét đề nghị sửa đổi của Saudi.

chienham1.jpg

Tàu LCS-3 của Hải quân Mỹ.
Ngoài những lý do kể trên được Saudi đưa ra, theo nhận định của nhiều chuyên gia nguyên nhân sâu xa của Riyadh chính là giá thành và bản thân lớp tàu này của Mỹ thiếu sự tin tưởng và sức mạnh cần thiết của lớp tàu chiến ven bờ đúng nghĩa.

Cụ thể, hệ thống điện tử của tàu LCS từng bị phát hiện rất dễ bị đột nhập. Hồi năm 2013, tàu LCS còn liên tiếp bộc lộ những lỗi nghiêm trọng, trong chuyến hải trình đến Singapore một chiếc LCS đã bất ngờ bị nước tràn vào khoảng 1 m, ngoài ra tàu LCS còn bất ngờ bị chết máy khi đang chạy trên biển...

Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá những trục trặc kiểu này nảy sinh từ quá trình thiết kế và chế tạo. Trong gần một thế kỷ qua, Hải quân Mỹ không cho ra lò bất kỳ mẫu thiết kế mới nào.

Thiết kế mới xuất hiện gần đây nhất chính là tàu sân bay. Tuy nhiên, loại tàu mới này phải cần tới 2 thập kỷ để thử nghiệm và cần tới một cuộc chiến tranh thế giới với quy mô lớn để kiểm nghiệm xem nó thực sự hoạt động ra sao.

Trong khi đó, thời gian thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng của LCS lại rất ngắn. Trên thực tế, chương trình LCS chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 mà tới năm 2006, cả hai mẫu LCS đều đã được ra lò.

Ngạc nhiên hơn là năm 2010, cả hai mẫu thiết kế LCS hoàn toàn khác nhau đều được lựa chọn để đặt hàng dù về lý thuyết chúng có thể sử dụng chung các thiết bị. Cho tới nay, LCS chưa hề tham chiến, song lại được Mỹ triển khai ra cả nước ngoài.

Ngoài vấn đề về kỹ thuật, LCS còn bị đánh giá là không xứng với chi phí bỏ ra khi giá thành của nó quá đắt đỏ so với dự kiến ban đầu. Trước đây, Hải quân Mỹ muốn đóng từ 50-60 chiếc LCS trong giai đoạn 2014-2018 với chi phí 460 triệu USD mỗi chiếc, nay giảm xuống còn 40 chiếc.

Tuy nhiên, riêng chiếc tàu đầu tiên là USS Freedom đã có chi phí đội lên tới 600 triệu USD. Hải quân Mỹ cũng cố thuyết phục rằng con số này có thể giảm xuống còn 450 triệu khi LCS được sản xuất hàng loạt, song đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.

Saudi Arabia mua tên lửa Nga

Saudi Arabia là một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. Trong chuyến thăm tới Saudi Arabia tháng 11/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi Saudi Arabia là đồng minh "rất quan trọng" của Mỹ. Tuy nhiên, vũ khí Mỹ đã không còn là ưu tiên mua sắm của Riyadh mà thay vào đó cân nhắc mua vũ khí Nga.

Hãng RIA Novosti hồi tháng 8/2015 đưa tin, Nga và Saudi Arabia đã hứa hẹn với nhau về khả năng ký kết các hợp đồng Moscow bán vũ khí cho Riyadh, đặc biệt trong đó có các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander - nỗi kinh hoàng của các nước NATO.

"Mối liên lạc chặt chẽ đang diễn ra giữa chuyên gia quân sự hai nước để thảo luận diện việc mua sắm vũ khí Nga trên diện rộng, trong đó tổ hợp tên lửa Iskander" - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Saudi Arabia, ông Adel Al-Dzhubeyr cho biế
 
Status
Không mở trả lời sau này.