[BCOLOR=#ffffff]Hải quân Nga khiến tư lệnh Mỹ đòi thay đổi học thuyết[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Sức mạnh của hải quân Nga đã khiến các quan chức quân sự Mỹ-NATO hết sức lo lắng và muốn Washington thay đổi học thuyết biển để đối phó với Moscows.[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Dù khó khăn nhưng Nga vẫn tăng cường năng lực hải quân
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo thông tin mới nhất, mặc dù kinh tế đang khó khăn nhưng trong năm 2016, Hải quân Nga vẫn nhận được tới 42 tàu chiến và tàu cung ứng mới, còn các xưởng đóng tàu sẽ khởi công chế tạo thêm 15 tàu quân sự các loại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 16-1, người đứng đầu cục đóng tàu hải quân Nga Vladimir Tryapichnikov cho biết, hải quân nước này sẽ tiếp nhận tổng số 42 chiếc tàu chiến và tàu đảm bảo các loại trong năm 2016. Đồng thời, 15 chiếc tàu chiến và tàu đảm bảo khác cũng sẽ bắt đầu được khởi đóng trong năm nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong đó, Hạm đội Biển Bắc sẽ tiếp nhận thêm các tàu khu trục hiện đại lớp Đô đốc Gorshkov- Project 22350. Hạm đội Biển Đen sẽ tiếp nhận các tàu khu trục Project 11356-lớp Đô đốc Grigorovich và tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ mới Kazan dự án 885-lớp Yasen.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo kế hoạch ban đầu, cả 6 chiếc thuộc lớp Đô đốc Grigorovich sẽ được biên chế cho hải quân Nga trong năm 2016, tuy nhiên, vì 3 chiếc sau mới chỉ được khởi đóng hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị nên việc bàn giao sẽ chậm lại ít nhất là 1 năm.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Hải quân Nga đang đi theo xu hướng “phương tiện nhỏ-uy lực lớn”
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, Hạm đội Biển Đen cũng sẽ được biên chế hoàn chỉnh 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 636-lớp Warszawianka (Kilo), có khả năng phóng các tên lửa hành trình đối hạm/đối đất Kalibr-PL, sử dụng các tên lửa hành trình tầm siêu xa 3M-14 và 3M-54.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, mặc dù nền kinh tế đang lâm vào suy thoái nhưng Nga vẫn không cắt giảm ngân sách cho chương trình tái vũ trang trị giá 19 nghìn tỷ rúp (260 tỷ USD), được hoặc định từ năm 2010, nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị trong quân đội lên đến 70% vào năm 2020.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tờ Financial Times của Anh (hiện đã được bán cho tập đoàn Nikkei của Nhật) nhận định rằng, Hải quân Nga đang gia tăng hoạt động ở Thái Bình Dương và ở khu vực bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ. Số lần tuần tra của tàu ngầm Nga trong năm qua đã tăng 50% so với năm 2013.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sự kiện các tàu mặt nước chỉ dưới 1000 tấn và các tàu ngầm thông thường dưới 3000 tấn cũng đã có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất xa tới 3000 km và tên lửa chống hạm xa tới 660km đã cho thấy sự hiệu quả đáng sợ của xu hướng phát triển trang bị vũ khí kiểu Nga.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Các tàu mặt nước dưới 1000 tấn của hải quân Nga có uy lực tấn công rất mạnh
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Những loại trang bị này giá rẻ, dễ đóng, thời gian trang bị hàng loạt nhanh của Nga đã làm thay đổi hình thái tác chiến trên biển. Trong thời gian tới, bất cứ vùng biển nảo trên thế giới cũng sẽ bị các tàu nổi, tàu ngầm bé hạt tiêu của Nga uy hiếp, sự hủy diệt có thể đến từ bất cứ con tàu tưởng chừng vô hại nào.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, hải quân Mỹ chủ trương đóng những siêu hạm, có lượng giãn nước khổng lồ với những tính năng “uy chấn thiên hạ” nhưng khả năng chống hạm kể cả từ trên không lẫn trên biển lại quá kém, các tên lửa chống hạm có tầm phóng chưa bằng một nửa của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong tình huống đó, những chiến hạm Nga có thể ung dung đứng ngoài vùng uy hiếp của cả những loại tiêm kích hạm của Mỹ để phóng loạt tên lửa tấn công tiêu diệt hạm đội tàu nổi hoặc từ xa hàng ngàn km, tấn công hủy diệt các căn cứ trên bờ của Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tư lệnh Mỹ đòi thay đổi học thuyết biển trước sức mạnh của Nga
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tờ Financial Times cho biết, trong bối cảnh đó, các quan chức quốc phòng và học giả Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại trước đà lớn mạnh của hải quân Nga và sự gia tăng hoạt động của tàu chiến và tàu ngầm nước này ở các khu vực Biển Đen, Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson còn cho biết, lực lượng hải quân nước này đang cân nhắc khả năng gia tăng sự hiện diện của các tàu mặt nước và tàu ngầm ở châu Âu, để đối phó với những hành động tích cực nhất của hải quân Nga trong khoảng 20 năm qua.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo quan điểm Hải quân Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phát triển lực lượng Hải quân để cho thấy rằng Nga là một "cầu thủ lớn" trên vũ đài quốc tế. Trong quá trình triển khai chiến dịch quân sự tại Syria, Moscow đã cho thấy rõ chất lượng cao và sức mạnh đáng kể của lực lượng hải quân Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các quan chức hải quân Mỹ và NATO đã nhiều lần gọi Nga là mối đe dọa. Gần đây, một tuyên bố tương tự đã được Tư lệnh không quân Mỹ Deborah Lee James đưa ra, sau khi không quân Nga thể hiện sức mạnh vượt trội trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Hải quân Mỹ đi theo xu hướng đóng các chiến hạm khổng lồ
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, lực lượng không quân tầm xa của Nga hiện đang giữ vai trò rất quan trọng trong bộ 3 răn đe hạt nhân nhưng khả năng tấn công bằng tên lửa thông thường của chúng cũng gây nên những nguy hiểm khôn lường cả trên đất liền lẫn trên biển.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc các máy bay ném bom Nga có khả năng di chuyển xa hàng chục nghìn km, phóng các tên lửa hành trình như Kh-555 (tầm phóng 3000km) hoặc loại tối tân hơn như Kh-101 (có tầm phóng gần 10.000km - theo số liệu của Nga), mới chỉ thể hiện một phần sức mạnh của chúng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các máy bay ném bom này đều có khả năng trang bị tác tên lửa chống hạm thế hệ mới tầm phóng rất xa, đầu đạn rất nặng, tốc độ rất nhanh, có thể đánh chìm tàu sân bay, tàu khu trục của Mỹ từ bất cứ địa điểm nào, trong khi sự hiểu biết của Mỹ về các loại tên lửa này của Nga là “rất mù mờ”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chuyên gia nhận định, sự kết hợp của lực lượng không-hải quân Nga có thể hủy diệt một biên đội tàu sân bay của Mỹ trong thời gian rất ngắn, trước khi các tàu hộ tống biên đội kịp đưa ra phản ứng. Đây là một sự uy hiếp thực tế mà hải quân Mỹ không thể xem nhẹ.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Các chiến hạm Mỹ có uy lực hàng đầu thế giới nhưng lượng giãn nước cũng đứng hàng đầu thế giới
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Điều đó đã chứng thực sự lo lắng của các quan chức Mỹ và NATO về cái gọi là “sự trỗi dậy” hay nói chính xác là “sự thể hiện” của lực lượng hải - không quân Nga” (do các năng lực này đa phần là sẵn có), hiện đang đe dọa địa vị bá chủ về quân sự của Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Do đó, đô đốc John Richardson đã tuyên bố trên tờ The Wall Street Journal rằng, NATO phải thay đổi chiến lược biển, để đối phó với sự đe dọa đang ngày càng gia tăng của lực lượng hải quân Nga, trong bối cảnh Moscow đã thay đổi học thuyết biển hồi mùa hè năm ngoái.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo quan điểm của người đứng đầu lực lượng Hải quân Mỹ, NATO đã không thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chiến lược biển của mình kể từ năm 2011, trong khi đó tình hình thế giới đã có rất nhiều biến động, đặc biệt là sau cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
NATO và EU trong quá khứ đã có những hành động chung, nhưng theo các nhà quân sự châu Âu, do những khác biệt về chính trị, 2 bên đã không thực sự hợp tác chặt chẽ. Do đó, trong thời gian tới, NATO và EU cần tăng cường phối hợp hành động để sử dụng tiềm năng hải quân hai bên "hiệu quả hơn".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Robot chiến tranh - Nga đang đi đầu thế giới[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Quân đội Nga đang đẩy nhanh công việc phát triển và thiết kế ra những phượng tiện chiến đấu không người lái cho chiến trường hiện đại.[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chiến trường hiện đại là một bộ phim viễn tưởng khoa học diễn ra chớp nhoáng, với các robot từng bước di chuyển để thay thế binh sỹ trong một số khía cạnh hoạt động của Quân đội Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tổng số tự động bởi các lực lượng vũ trang, sử dụng trí tuệ nhân tạo, có một chặng đường dài phát triển, nhưng một số chức năng quan trọng chỉ có thể vượt qua được khi có sự điều khiển của con người bên trong cỗ máy.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Phương tiện lặn rà phá bom mìn dưới nước Gnom.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Robot phục vụ trong Quân đội Nga có thể xuất hiện như một cảnh trong các bộ phim của Hollywood hay Mosfilm studio, nhưng nó là một phần của thực tế ngày càng tăng. Một số hệ thống kỹ thuật hướng tới thay thế con người đã tồn tại và đang được sử dụng như máy bay không người lái, robot rà phá bom mìn và các đơn vị trinh sát.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phương tiện lặn Gnom đã được Quân đội Nga thử nghiệm từ năm 2005, thực hiện các nhiệm vụ rà phá bom mìn dưới nước. Trong khi hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 cũng hoạt động hoạt toàn tự động.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Pantsir-S1 hay các hệ thống vũ khí mới hiện nay của Nga đều có khả năng tự động hóa tác chiến rất cao.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Một nhiệm vụ quan trọng của các robot quân sự là tối ưu thương vong cho các binh sỹ. Sử dụng thiết bị tự động để phá mìn đã dẫn tới sự sụt giảm mạnh về số lượng các nạn nhân trong số các chuyên gia rà phá bom mìn. Các robot có lợi thế rất quan trọng trong khả năng hoạt động trong những điều kiện mà con người không thể. Các nhiệm vụ dưới nước và các địa điểm bị ô nhiễm phóng xạ càng chứng minh cho khả năng hoạt động ưu việt của robot.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Những mô hình tương lai
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Công nghiệp quốc phòng Nga đã thiết kế ra một số loại robot chiến đấu, một vài trong số đó đã tham gia phục vụ trong lực lượng vũ trang. Trong số những nguyên mẫu hứa hẹn nhất là Platforma-M, một cấu trúc cơ động đơn giản có trọng lượng 1 tấn này có thể gắn được vũ khí. Các loại vũ khí tiềm năng mà nó có thể mang theo gồm các ống phóng tên lửa đa năng, súng máy, hệ thống tên lửa chống tăng và hầu hết các loại vũ khí cơ động có trọng lượng lên tới 300 kg.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Trong phân khúc cỡ nhỏ Platforma-M là robot chiến đấu được đánh giá tốt nhất hiện nay của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc cài đặt hệ thống tình báo điện tử cũng biến Platforma-M trở thành một robot trinh sát hiện quả trên chiến trường. Bộ giáp của robot này được chế tạo có thể "miễn nhiễm" với các loại vũ khí nhỏ, trong khi tốc độ tối đa của robot là 10 km/giờ, gần bằng tốc độ chạy của một người lính. Tuy nhiên, phương tiện này có thể duy trì tốc độ hành quân của mình trong hơn 10 giờ liên tục, qua đó vượt qua cả những người lính chạy khỏe nhất.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Robot chiến đấu MRK-27-BT.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Một mô hình so sánh là robot chiến đấu MRK-27-BT, đây là thiết kế đầy hứa hẹn khác, được trang bị các ống súng phóng phóng lựu, súng phun lửa và súng máy và có thể triển khai lựu đạn khói và lựu đạn gây choáng. Nhờ một hệ thống bánh xích đặc biệt giúp robot này có khả năng cơ động cao hơn trong phạm vi bán kính 500 m hoạt động cho phép các nhà khai thác nằm trong vị trí an toàn từ vị trí bắn của đối phương. Cả Platform-M và MRK-27-BT sẽ tham gia phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga trong vài năm tới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Robot cỡ lớn
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Một robot rất đáng chú ý khác là Uran (Uranus), không giống như những loại robot khác, nó có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau trong điều kiện chiến đấu. Nếu như Platform-M là một robot chiến đấu nhỏ gọn thì Uran giống như một chiếc xe tăng 8 tấn, có chức năng rà phá mìn, tấn công và chữa cháy.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Uran là các biến thể của nó đang được sử dụng rất hiệu quả trong Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài những vũ khí nhỏ tiêu chuẩn, Uran được trang bị pháo, hệ thống tên lửa và biến nó thành một đơn vị chiến đấu mạnh mẽ. Khả năng của robot này đã được chứng minh trong suốt quá trình thử nghiệm hồi tháng 5/2015.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Robot đã cho thấy khả năng tấn công hiệu quả không chỉ binh sỹ mà còn các phương tiện bọc thép và các mục tiêu bay trong tầm nhìn. Người vận hành có thể điều khiển Uran từ khoảng cách 1 km, cho phép nó hoạt động chiến đấu hiệu quả trong những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cho ví dụ, một cấu hình đặc biệt được thiết kế để dập tắt đám chạy và phân tích các mảnh vỡ mà theo tính toán của các nhà thiết kế quân sự là sẽ tăng cường ứng dụng của nó trong lĩnh vực dân sự.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Cuối cùng là những phát triển mới nhất và tối tân nhất của Nga trong thiết kế xe tăng, một xe tăng hạng trung T-14 Armata, trong đó có một kíp xe 3 người nằm tách biệt khoang chứa đạn trong một cáp-sun bọc thép phía trước xe, tháp pháo và pháo chính điều khiển hoàn toàn tự động.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc có một tháp pháp tự động tạo ra những lợi thế đáng kể: Giảm trọng lượng, bởi giáp hạng nặng không cần thiết để bảo vệ chỉ huy và pháo thủ; tăng cường độ an toàn bởi một phát bắn của đối phương trúng tháp pháo cũng sẽ không tiệt diệt được kíp xe; và một cải thiện khác là phạm vi di chuyển theo chiều dọc của pháo chính lớn hơn do không mất không gian cho pháo thủ trên tháp pháo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cuối cùng là các phương tiện bọc thép được dự kiến trở thành những phương tiện điều khiển từ xa hoàn toàn tự động, nhưng phát triển này vẫn còn xa mới thực hiện được.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Mỹ chỉ bán được những vũ khí thế này thôi sao ?
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Mỹ bán trực thăng vũ trang MD-530G cho quốc gia ĐNA[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - MDHI (Mỹ) sẽ ký kết một hợp đồng cung cấp loại trực thăng trinh sát vũ trang MD-530G cho một quốc gia Đông Nam Á.[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
MD Helicopters Inc (MDHI) vừa ký kết bán trực thăng tấn công/trinh sát vũ trang hạng nhẹ MD 530G mà họ dự kiến sắp công bố và đang trong quá trình thảo luận với các khách hàng tiềm năng cho một biến thể vũ trang mới của trực thăng MD 900/902 Explorer, IHS Jane's cho biết hôm 18/1.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phát biểu tại Hội nghị Trực thăng Quân sự Quốc tế IQPC ở London (Anh), Phó Chủ tịch kinh doanh và phát triển MDHI, ông Andrew Pillado nói rằng, MDHI đang hoàn thành những giai đoạn thương thảo cuối cùng với một khách hàng Đông Nam Á cho nền tảng trực thăng một động cơ MD 530G. Hợp đồng dự kiến sẽ được thông báo trong vài ngày tới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, ông Pillado cũng tiết lộ rằng, MDHI đang trong những giai đoạn đầu thảo luận về nền tảng trực thăng vũ khí 2 động cơ MD 900/902 với một khách hàng chính phủ giấu tên.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với hợp đồng trực thăng MD 530 sắp được công bố trong vài ngày tới, MDHI tiết lộ những chi tiết ban đầu rằng khách hàng mua loại trực thăng này hiện không sử dụng dòng trực thăng MD 500 và số lượng cung cấp sẽ tương tự như các hợp đồng đầu tiên mà họ bán cho Afghanistan (6 chiếc MD 530F) và Saudi Arabia (12 chiếc).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Mặc dù MDHI không tiết lộ khách hàng Đông Nam Á mua trự thăng MD 530G, nhưng có khả năng cao người mua chính là Malaysia.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các thông tin trước đó cho thấy, Malaysia sẽ mua khoảng 8 chiếc MD 530G với tùy chọn trang bị một loạt hệ thống vũ khí như súng tiểu liên Dillon Aero M134D, súng máy hạng nặng FN Herstal 50, rocket dẫn đường Talon và tên lửa chống tăng dẫn đường Hellfire.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được tiết lộ lần đầu tiên tại hội nghị IQPC năm 2014, MD 530G (hay còn gọi là MD 530 thế hệ 2) được quảng cáo là trực thăng Little Bird thế hệ thứ 2, kết hợp các giải pháp thiết kế giữa của MD 530F (MD 530 thế hệ 1) và phát triển mới MD 540A.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sự khác biệt giữa MD 530F và MD 530G là một hệ thống quản lý dự phòng và khả năng triển khai đầu đạn dẫn đường, trong khi trọng lượng và các đặc điểm hiệu suất vẫn tương đương nhau.
[/BCOLOR]