Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Kỹ thuật viên Mỹ “phá” ICBM LGM-30 Minutema, đốt 1,8 triệu USD[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo thông tin giải mật, 3 kỹ thuật viên Mỹ bị kỷ luật vì làm hỏng một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-III vào năm 2014.[/BCOLOR]

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ky-thuat-vien-my-pha-icbm-lgm30-minutema-dot-18-trieu-usd_231712796.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nhân viên kỹ thuật Mỹ làm hỏng tên lửa hạt nhân
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là LGM-30 Minuteman-III của Mỹ, đã bị hư hỏng hoàn toàn, do vi phạm các quy trình kỹ thuật, trong một cuộc kiểm tra kỹ thuật, được tiến hành vào ngày 16-5-2014.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vụ việc này xảy ra tại một giếng phóng ở khu vực Peetz, thuộc bang Colorado, cách căn cứ của Liên đội tên lửa số 90 khoảng 9 dặm (tương đương 17km), về phía tây.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo hãng thông tấn AP, Ủy ban điều tra sự cố sau đó đã công bố một báo cáo về vụ tai nạn này. Tuy nhiên, chi tiết vụ việc không được tiết lộ công khai vì chúng là những thông tin mật.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đại tướng Robin Rand, Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân tiến công toàn cầu, đã niêm phong báo cáo vì thông tin nó chứa đựng được cho là "quá nhạy cảm để công bố công khai". Tài liệu này mãi đến ngày 9-11-2015 mới được cung cấp cho hãng tin Mỹ AP.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
AP cho biết, khi đó, Lực lượng Không quân Mỹ đã xác định rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III đã "không còn thích hợp cho sử dụng", sau quy trình kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật vào tối ngày 16 tháng 5 năm 2014.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ba nhân viên kỹ thuật của quân đội Mỹ, bao gồm trưởng nhóm bảo dưỡng và 2 nhân viên khác đã bị quy trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả tên lửa đạn đạo liên lục địa này, do đã không thực hiện chính xác hướng dẫn kỹ thuật, trong khi lắp đặt tên lửa.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ky-thuat-vien-my-pha-icbm-lgm30-minutema-dot-18-trieu-usd_231713562.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Nhân viên kỹ thuật làm việc trong giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc quả tên lửa bị hỏng tuy không làm ai bị thương, không gây cản trở không quân Mỹ đáp ứng các yêu cầu về tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng không quân Mỹ đã buộc phải tháo quả tên lửa bị hỏng ra khỏi bệ phóng và tiêu tốn mất 1,8 triệu USD để sửa chữa, khắc phục thiệt hại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo điều lệ bảo đảm kỹ thuật trong quân đội Mỹ và quy định về kỷ luật quân đội, cả 3 nhân viên kỹ thuật tên lửa đạn đạo của không quân Mỹ (không được tiết lộ danh tính) đã bị kỷ luật nặng, đồng thời bị tước giấy chứng nhận bảo đảm kỹ thuật sau sự cố này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau đó, họ buộc phải trải qua một khóa đào tạo lại, rồi mới được cấp phép tiếp tục làm việc với vũ khí hạt nhân hơn 1 năm sau đó.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sơ bộ tính năng của ICBM LGM-30 Minuteman-III
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing - Mỹ sản xuất. Hiện quân đội Mỹ đã ngừng sử dụng các tên lửa chỉ phóng ở giếng phóng là Minuteman I và II.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-III hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó trở thành loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Minuteman-III là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ky-thuat-vien-my-pha-icbm-lgm30-minutema-dot-18-trieu-usd_231713453.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Cận cảnh giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Minuteman-III có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Khác với 2 phiên bản trước, Minuteman-III còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 - 450m.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Năm 2012, Bộ tư lệnh tiến công toàn cầu Mỹ đã quyết định nâng cấp hiện đại để kéo dài thời hạn sử dụng của tên lửa Minuteman-III. 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đơn giá mỗi quả tên lửa Minuteman-III vào khoảng hơn 7 triệu USD, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Huy Bình[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Siêu hạm Mỹ bị đánh giá là “đồ vứt đi”[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Các chuyên gia Mỹ nhận định, có vấn đề về kỹ thuật nghiêm trọng đang xảy ra với loại tàu tác chiến ven bờ lớp đánh số lẻ (Freedom) của Mỹ.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Tàu LCS của Mỹ lại “vào bệnh viện”
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth của Hải quân Mỹ lại tiếp tục gặp sự cố hỏng hóc do một số vấn đề về động cơ ở cảng Changi của Singapore - Hãng thông tấn Mỹ Bloomberg dẫn thông cáo của cơ quan hải quân Hoa Kỳ ngày 22-1 cho biết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, LCS-3 USS Fort Worth là chiếc thứ 3 thuộc lớp Freedom, bắt đầu biên chế cho hải quân Mỹ vào năm 2008. Nó cũng là chiếc thứ 6 trong số các tàu tác chiến ven bờ của hải quân Mỹ. 3 tàu còn lại thuộc lớp Independence (lớp “Độc Lập” - được đánh số chẵn).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu chiến thuộc lớp Freedom (lớp “Tự do”) được đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5), tàu có lượng giãn nước trung bình, có khả năng thống lĩnh các vùng nước nông ven biển, nhờ ưu thế về tốc độ cao, khả năng di chuyển linh hoạt, chống tấn công trên mặt nước, chống thủy lôi và chống ngầm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chỉ huy phó các chiến dịch hải quân Mỹ - đô đốc Michelle Howard đã từng nhấn mạnh rằng, các tàu LCS với tốc độ siêu cao, trang, thiết bị hiện đại, khả năng tác chiến đa nhiệm sẽ giúp Mỹ đảm bảo "dòng chảy thương mại tự do" ở các khu vực biển trên thế giới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Về sự cố này, hãng tin Bloomberg cho biết, trục trặc xảy ra vào ngày 12 tháng 1 khi chiếc chiến hạm thuộc loại tàu tác chiến ven bờ (Littoral combat ship, viết tắt là LCS), thuộc lớp Freedoom đang neo đậu tại Singapore, tuy nhiên, đến bây giờ Hải quân Mỹ mới đưa ra thông báo chính thức.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
1-lcs-american_baodatviet_222310976.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td=center}Mô hình các mẫu thiết kế có tải trọng khác nhau của lớp Freedom{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện nay, chưa rõ ngày hoàn thành công tác sửa chữa tàu, người đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân khu vực Thái Bình Dương - đại úy hải quân Matthew Knight chỉ cho biết rằng, con tàu sẽ ở lại Singapore để tiến hành “một loạt các kiểm tra để xác định khối lượng công việc sửa chữa cần thiết”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đây đã là trường hợp hư hỏng thứ hai của các tàu tác chiến ven bờ Mỹ trong tháng vừa qua, đều tập trung vào các tàu thuộc lớp Freedoom do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, với đơn giá mỗi chiếc ban đầu vào khoảng 440 triệu USD nhưng sau tăng lên tới hơn 500 triệu USD.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, hải quân Mỹ dự định chế tạo 52 tàu LCS nhưng sau do đội giá và chất lượng không cao nên đã giảm xuống còn 40 chiếc và có thể giảm tiếp chỉ còn 24 chiếc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sự có kỹ thuật hàng loạt của lớp tàu Freedom
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, vào ngày 11-12-2015, một chiến hạm cũng thuộc lớp tàu này là LCS-5 USS Milwaukee đã chết máy ở vùng biển ven Đại Tây Dương, cách bờ biển bang Virginia của Mỹ 40 hải lý, khiến con tàu được coi là hiện đại nhất thế giới này không thể hoạt động được, phải có tàu cứu kéo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi đó, tàu tác chiến ven bờ LCS-5 USS Milwaukee đang trong hành trình đi từ thành phố Halifax của Canada, qua căn cứ và và trạm không quân thuộc hải quân Mỹ Mayport ở Florida, đến cảng thành phố San Diego bang California.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu kéo Grapple đã lôi chiến hạm hỏng về căn cứ hải quân Mỹ Little Creek ở bang Virginia. Đội tàu Milwaukee và các chuyên viên kỹ thuật của Đội kỹ thuật 104 đang phối hợp với Đội kỹ thuật 108 của căn cứ Mayport cố gắng tìm nguyên nhân và khắc phục hỏng hóc động cơ.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
2-lcs-american_baodatviet_222311205.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td=center}Tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth đã gặp sự cố động cơ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống máy tính của tàu đã phát hiện một cảnh báo về sự cố kỹ thuật khiến con tàu bị mất áp suất dầu bôi trơn, không điều khiển được và sau đó động cơ bị ngừng hoạt động ngay lập tức. Theo giả thiết sơ bộ, vụ việc xảy ra do có những hạt kim loại rơi vào bộ lọc dầu bôi trơn,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, con tàu gặp nạn khi nó mới được trong 20 ngày tuổi. Tàu mới được đưa vào vận hành vào ngày 21 tháng 11, tại Milwaukee, bang Wisconsin. Ngay sau đó, nó đã tiến hành chuyến đi dài đến San Diego, qua khu vực Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), gần biên giới Mỹ-Canada.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, chiếc đầu tiên thuộc lớp này là LSC-1 Freedom, đã 4 lần gặp sự cố, 3 lần về hệ thống điện và 1 lần vì lỗi bảo mật hệ thống máy tính. Như vậy, cả 3 tàu thuộc lớp này đều đã phát sinh những sự cố hết sức đáng lo ngại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, các tàu LSC còn một số khiếm khuyết sau: Vỏ tàu nhanh bị gỉ sét, pháo chính trên tàu rung lắc quá mạnh nên không thể bắn thẳng. Vũ khí trên các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ cũng bị đánh giá là quá kém, bởi không có tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không lại quá yếu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau khi biết về vụ việc này. Thượng nghị sĩ John McCain gọi vụ tàu chiến mới bị hỏng động cơ là "hết sức đáng lo ngại". Một số chính khách khác đã không ngần ngại gọi chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ của Mỹ là “sự thất bại thảm hại” và đòi đình chỉ kế hoạch chế tạo các tàu này.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Hệ thống phòng thủ Nga vượt đối thủ 20 năm

(Vũ khí) - Lực lượng Không quân-Vũ trụ (VKS) Nga vừa tiết lộ, lực lượng này đang hoàn thiện hệ thống phòng thủ mới có thể vượt trước đối thủ đến 20 năm.

Thông tin này được Đại tá Andrey Cheburin, chỉ huy trưởng của lực lượng phòng không thuộc VKS cho biết, hiện hệ thống công nghiệp - quốc phòng Nga đang tiến hành đại cải tổ hệ thống phòng không cả về mặt thông tin và các thành phần tác chiến.
Hiện nay các công đoạn này đang chuẩn bị hoàn tất và trong thời gian ngắn tới đây, Nga sẽ giới thiệu các siêu hệ thống phòng không mới. “Chúng tôi không dừng lại ở một chỗ. Chúng tôi hiểu rằng trang bị vũ khí cần được hoàn thiện và nền công nghiệp quốc phòng của chúng tôi sẽ tập trung nỗ lực để cải tiến các hệ thống phòng không.
Trong những năm gần đây, chúng tôi đang đẩy nhanh tiến trình đại cải tổ hệ thống phòng không cả về mặt thông tin và các thành phần tác chiến. Sắp tới, chúng tôi sẽ có hệ thống phòng không thực sự siêu hiện đại”- Đại tá Andrey Cheburin tuyên bố trước truyền thông.
Dù không nhắc đến vũ khí cụ thể nào nhưng Đại tá Andrey Cheburin tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ này có thể vượt trước đối thủ từ 15 - 20 năm. Căn cứ vào tuyên bố này về kế hoạch trang bị từng được Nga công bố cho thấy, gần như chắc chắn đây chính là hệ thống phòng thủ S-500.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
he-thong-phong-thu-nga-vuot-doi-thu-20-nam_241553785.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống phòng thủ S-350 Vityaz.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết, tuyên bố này cũng được Thiếu tướng Sergei Popov, Tư lệnh bộ đội tên lửa cao xạ quân chủng Không quân Nga đưa ra hồi cuối năm 2015. Ngoài ra, ông này còn khẳng định rằng ngoài việc đánh chặn phương tiện bay thông thường, S-500 còn có thể bắn hạ thiên thạch.
Thông tin trên được hãng Sputnik news đăng tải, theo đó hệ thống tên lửa phòng không S-500 Nga không chỉ sử dụng trong tác chiến phòng không mà nó còn là một “sát thủ” đáng gờm đối với tất cả các loại tên lửa đạn đạo và cả thiên thạch.
Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của mình, S-500 sẽ trở thành hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
Theo những gì được phía Nga công bố, S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. S-500 còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.
Tuy nhiên đến thời điểm này, loại đạn tên lửa nào trang bị cho hệ thống S-500 vẫn chưa được tiết lộ. Trong khi đó S-400 Triumph được trang bị các loại đạn tên lửa phòng không với tầm bắn khác nhau 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.
Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên theo đại diện quân đội Nga, về độ cao và vận tốc đánh chặn S-500 hơn hẳn S-400 và đứng đầu thế giới.
Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s, trong khi đó, hệ thống S-400 chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 5km m/s. Về cơ chế phóng, cả S-400 và S-500 đều được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300.
Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng. Sử dụng phương pháp này là giải pháp tối ưu cơ cấu phóng tên lửa, đồng thời giảm được thời gian chuyển hướng bắn.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 có tính năng vượt trội so với “người tiền nhiệm” S-400 “Triumph”, không chỉ về chức năng phòng không và phòng thủ tên lửa, mà S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để triển khai bắn tiếp mục tiêu khác trong khi S-400 mất 9-10 giây, hơn nữa S-500 nhỏ gọn và tính năng cơ động cao hơn các hệ thống S-300 và S-400 rất nhiều.
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km.
Với tính năng siêu việt của mình, S-500 có thể thách thức mọi hệ thống tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Theo kế hoạch, Nga sẽ chính thức công khai hình ảnh và sản xuất loạt S-500 vào năm 2017 và trang bị chậm nhất là vào năm 2018.
 
23/8/12
1.162
3
38
Đổ bộ đường không Nga tái trang bị cực mạnh

(Bình luận quân sự) - Hiện tại và tương lai, Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ tái trang bị mạnh mẽ bằng những phương tiện thiết giáp đổ bộ có tính năng hiện đại.

Thế hệ mới
Theo ông Aleksander Klyuzhev - giám đốc hãng sản xuất xe bọc thép Kurganmashzavod, từ nay đến hết năm 2025, Nga sẽ thay thế hoàn toàn các phương tiện bọc thép cũ của lính dù bằng những xe đổ bộ đường không thế hệ mới nhất là BMD-4M (Boyevaya Mashina Desanta 4M) Sadovnitsa và BTR-DM (Bronetransporter DM) Rakushka.
Thượng tướng Vladimir Shamanov, Tư lệnh lực lượng đổ bộ đường không Nga cho biết, trong kế hoạch tái trang bị của mình, dự kiến đến năm 2025, binh chủng này sẽ tiếp nhận vào biên chế hơn 1.500 xe chiến đấu BMD-4M, hơn 2.500 xe bọc thép BTR-DM.
Năm 2016, một số đơn vị thuộc Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ chuyển sang sử dụng các xe bọc thép Rakushka (“Vỏ ốc”). Lực lượng lính dù Nga dự kiến tiếp nhận ngay trong năm nay hơn 200 xe bọc thép, trong đó 140 xe BMD-4M Sadovnitsa và 90 xe bọc thép BTR-DM Rakushka.
Được biết, bắt đầu từ năm 2015, lực lượng đổ bộ đường không Nga bắt đầu khởi động chương trình tái trang bị các xe chiến đấu cho những đơn vị trực thuộc, nhằm thay thế tất cả các xe bọc thép chiến đấu thế hệ cũ là BMD-2 và xe bọc thép chở quân BTR-D.
Xe bọc thép chiến đấu đường không thế hệ mới nhất BMD-4M và xe bọc thép chở quân thép BTR-DM Rakushka bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào ngày 1-6-2015. Tính đến hết năm 2015, lực lượng này đã tiếp nhận 84 xe bọc thép mới, gồm 62 xe BMD-4M và 22 chiếc BTR-DM Rakushka.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tai-trang-bi-4000-thiet-giap-doi-moi-cho-linh-du_2393993.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Xe bọc thép chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các thông tin trước đó cho rằng, theo hợp đồng ký năm 2014, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp nhận hơn 250 xe chiếc xe bọc thép chiến đấu BMD-4M và xe bọc thép chở quân Rakushka trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, số lượng này đã tăng lên hết sức nhanh chóng.
Sau khi được bàn giao, các xe bọc thép chiến đấu mới này sẽ được giao đầu tiên cho tên căn cứ huấn luyện thuộc Trường Đổ bộ đường không Ryazan và sau đó là trung đoàn căn cứ số 137 của trường huấn luyện này.
Ngoài ra, ông Klyuzhev cũng khẳng định rằng, các xe BMD-4M và BTR-DM Rakushka có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, khi nhiều khách hàng nước ngoài đã bày tỏ mong muốn được mua các phương tiện này.
Tính năng của xe chiến đấu bộ binh lội nước đổ bộ đường không BMD-4M
Xe bọc thép bánh xích đổ bộ đường không BMD-4M Sadovnitsa là xe chiến đấu bộ binh lội nước, do Nhà máy Kurganmashzavod nghiên cứu phát triển, trên cơ sở mẫu BMD-4, được ra mắt năm 2008.
Để giảm trọng lượng, cho phép máy bay vận tải hạng trung có thể chở và thả dù xuống mặt đất, BMD-4M được lắp các tấm giáp mỏng hơn nhưng tính năng bảo vệ không kém bởi nó được chế tạo bằng một hợp kim nhôm đặc biệt, để bảo vệ các phi hành đoàn.
Tuy giống tới 80% so với phiên bản cũ nhưng vì thân xe, động cơ, khung gầm và một số bộ phận khác được cải tiến mới nên người ta coi BMD-4M là mẫu xe mới hoàn toàn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tai-trang-bi-4000-thiet-giap-doi-moi-cho-linh-du_23939906.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Pháo chính nòng rãnh xoắn 2A70 100 mm đồng trục với pháo tự động cao tốc 2A72 30mm​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
BMD-4M có chiều dài 6,4m, rộng 3,1m, cao 2,5m, trọng lượng 13,5 tấn. Xe có thể chuyên chở được 8 người (2 kíp xe và 6 lính dù), so với 7 của thế hệ trước, do kích thước của khoang động cơ-truyền động đã được làm nhỏ hơn.
Động cơ diesel mạnh mẽ UTD-29, công suất 500 mã lực, cho phép xe đạt tốc độ lên đến 69,4 km/h ở đường bằng và di chuyển dưới nước với vận tốc tối đa 16 km/h, phạm vi tác chiến tối đa 500km.
Xe BMD-4M được trang bị tổ hợp chiến đấu Bakhcha-U, do phòng thiết kế Tula chế tạo. Hệ thống hỏa lực của BMD-4M được coi là mạnh nhất trên thế giới, không thua kém gì các xe tăng chiến đấu chủ lực, có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng-thiết giáp địch.
Vũ khí chính bao gồm: Pháo chính nòng rãnh xoắn 2A70 100 mm (tầm bắn 7km), trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn khoảng 10-12 phát/phút. Pháo này cũng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng tự dẫn laser 9M117M1 Arkan với tầm bắn 5,5km.

Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30mm với cơ số đạn 500 viên (245 viên đạn nổ mạnh và phần còn lại là đạn xuyên). Đạn xuyên giáp, có khả năng xuyên giáp thép dày 22mm từ cự ly 2.000m với góc chạm 60 độ, có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép hạng nhẹ.
Ngoài 2 loại vũ khí mạnh mẽ này, BMD-4M còn trang bị một đại liên PKT 7,62mm, súng máy RPKS-74 cỡ 5,45 mm và súng phóng lựu tự động AGS-30, cỡ nòng 30mm, tầm bắn 2100m.
Tính năng của xe vận chuyển bộ binh đổ bộ đường không BTR-MD
BTR-MD được phòng thiết kế Nhà máy máy kéo Volgograd thiết kế dựa trên khung bệ xe thiết giáp chiến đấu của lính dù BMD-4 (đã được biên chế hoạt động từ những năm 1970) và sản xuất tại Nhà máy Kurganmashzavod, ở thành phố Kurgan, thuộc vùng Ural sản xuất
BTR-MD được phát triển để thay thế cho chính “người tiền nhiệm” của nó, với phần tháp pháo được gỡ bỏ và thân xe được mở rộng hơn so với BMD-4.
BTR-MD là loại xe bọc thép vận chuyển bộ binh bánh xích, có trọng lượng 13,2 tấn, có kích thước 6,1m, rộng 3,1m, cao 2,5m cho phép chở 13 binh sĩ, hoặc hàng hóa, đạn dược, nhiên liệu. Xe có tốc độ tối đa trên đường là 70 km/h, tốc độ lội nước 10 km/h và phạm vi tác chiến 500 km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title-2_23938203.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Xe vận chuyển bộ binh đổ bộ đường không BTR-MD​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Về mặt động lực, BTR-MD lắp động cơ diesel tua bin tăng áp 2V-06-2 450 mã lực cho tốc độ chạy đường bằng tới 70km/h. Xe có khả năng đổ bộ đường không ở độ cao 1km, có khả năng chạy trên mặt nước với tốc độ 10km/h, điều kiện sóng gió cấp 3.
Do yêu cầu cần có trọng lượng nhẹ để triển khai từ máy bay vận tải, nên xe thiết giáp BTR-MD được bọc giáp rất mỏng chỉ chống được đạn súng máy 7,62mm và mảnh đạn pháo. Trong xe được lắp thêm hệ thống phòng vệ NBC và hệ thống dập lửa tự động.
Hỏa lực của xe chỉ có trạm điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy 7,62mm, được điều khiển bởi trưởng xe. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, BTR-MD có thể lắp cả súng phóng lựu tự động 30mm AGS-17.
Năm 2015, BTR-MD bắt đầu chạy thử tại Sư đoàn dù 106 (Tula) và được các lính dù đánh giá cao những mặt ưu việt như ngoại hình, công suất, tốc độ, trang bị kỹ thuật và phương tiện dễ điều khiển. Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá BTR-MD có tính năng vượt trội xe thế hệ trước BTR-D.
 
23/8/12
1.162
3
38
Giáp ERA mới giúp tăng Nga thách thức mọi đạn pháo NATO
(Vũ khí) - Công ty NII Stali đang hoàn thiện việc phát triển một hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) mới có thể chống được mọi loại đạn pháo NATO.
russian_era_protection_systems_can_resist_to_the_latest_nato_anti_tank_shells_640_001_252343559.jpg

Xe tăng T-72 được lắp gạch phản ứng nổ ERA.
Hệ thống bảo vệ giáp phản ứng nổ (ERA) tăng cường hiện đại được phát triển bởi NII Stali (công ty con của Machinery & Industrial Group N.V) có thể chống chịu được các loại đạn pháo xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh (APFSDS) mới nhất của NATO, Armyrecognition dẫn nguồn tin công ty này cho biết.

"Cả hệ thống bảo vệ tiên tiến và giáp ERA Relict lắp đặt trên các phương tiện bọc thép tương lai có thể chống lại được các loại đạn APFSDS mới nhất, bao gồm đạn M829A2 và M829A3 (2 loại đạn thường được sử dụng trên pháo 120 mm L44 của xe tăng M1A2 - Mỹ), tuyên bố của NII Stali khẳng định.

l0e3gva_252343893.jpg

Đạn xuyên giáp dưới cỡ hay còn gọi là đạn pháo xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh (APFSDS) đang là "khắc tinh" của xe tăng hiện nay.
Tuy nhiên, công ty Nga không đề cập rõ tên và các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống bảo vệ tiên tiến dành cho các phương tiện bọc thép thế hệ mới của Quân đội Nga.

"NII đang hoàn thiện công đoạn phát triển một số sản phẩm tiên tiến, các sản phẩm này sẽ được tiết lộ trong tương lai gần", nguồn tin từ NII Stali nói thêm.

Ông này cũng phê phán Bộ Quốc phòng Nga đang tiếp tục đặt niềm tin vào hệ thống bảo vệ chủ động (APS). "Sự tinh vi, chi phí giá thành cao và độ tin cậy của hệ thống APS sẽ tạo ra không ít khó khăn cho việc sản xuất hàng loạt".

Trước đó, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga nói rằng, hệ thống giáp phản ứng nổ ERA được lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực mới T-14 Armata có thể chịu được hầu hết các loạt đạn pháo chống tăng của NATO, bao gồm cả đạn APFSDS DM63 đang được sử dụng trên xe tăng Leopard 2A6 và Leopard 2A7 hiện nay.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...tang-nga-thach-thuc-moi-dan-phao-nato-3298891
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Điều khiến tăng Armata dễ như chơi game[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Video) - Ngày 22/1, trang Popularmechanics (Mỹ) đã đăng tải đoạn video về nội thất và khả năng siêu cơ động của xe tăng T-14 Armata.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Các hình ảnh được ghi lại cho thấy, kíp lái 3 người trên xe tăng T-14 Armata đúng là được ngồi riêng hoàn toàn, tách biệt hẳn với tháp pháo. Thiết kế này đảm bảo khả năng sống sót cao cho kíp lái nếu như xe tăng bị trúng đạn kích nổ khoang đạn.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đây là thiết kế mang tính cách mạng đối với dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Nga, khác hoàn toàn các mẫu T-72, T-80, T-90 trước đây.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khoang lái siêu tăng T-14 Armata được trang bị đến 4 màn hình LCD màu hiển thị thông tin từ thiết bị cảm biến, khí tài trinh sát, ngắm bắn. Các thiết bị ngắm bắn cơ khí, đồng hồ đã hoàn toàn biến mất trên Armata. Thậm chí, các màn hình LCD là màn hình cảm ứng rất nhạy, không cần dùng nút bấm.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
dieu-khien-tang-armata-de-nhu-choi-game_251559734.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Xe tăng Armata được trang bị 4 màn hình LCD.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước khi đoạn video này được công khai, Nga đã không giấu giếm ý định biến siêu tăng Armata thành robot chiến đấu thực sự với những công nghệ hàng đầu hiện nay trên thế giới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo ông Vladimir Mikheyev, nhân viên cấp cao của KRET: “Chúng tôi đưa ra một loạt thiết bị điện tử mới từ hệ thống kiểm soát hỏa lực đến các máy định vị, được phát triển dựa theo phiên bản dành cho máy bay trực thăng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ở KRET, chúng tôi phát triển các hệ thống kiểm soát hỏa lực và nếu các kĩ sư giúp trực thăng điều khiển được súng cối và tên lửa, họ cũng có thể làm điều tương tự trên xe tăng Armata”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông Vladimir Mikheyev tiết lộ, một vài xe bọc thép của Nga đã được trang bị các thiết bị cảnh báo đa nhiệm thiết kế bởi KRET: “Người điều khiển xe tăng giờ sẽ nhìn rất giống với một phi công trên trực thăng với những hệ thống cảnh báo đa nhiệm và thiết bị điện tử sử dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu của các phương tiện chiến đấu mặt đất”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước khi công bố gói trang bị này, Nga cũng từng tiết lộ siêu tăng T-14 Armata sẽ được trang bị hệ thống radar tương tự trên tiêm kích tàng hình T-50. Cụ thể, tăng Armata sẽ được trang bị radar dải tần Ka (26,5– 40 GHz) có anten mạng pha tích cực AFAR được chế tạo theo công nghệ gốm nhiệt độ thấp.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Radar tương tự được dùng trên tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm Su T-50 do phòng thiết kế OKB Sukhoi nghiên cứu chế tạo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Anten mạng pha tích cực bao gồm hàng trăm thiết bị truyền vi sóng. Loại anten này có thể nhanh chóng thay đổi hướng sục sạo (không cần di chuyển cơ học đĩa anten) và có độ tin cậy cao - việc một linh kiện bị hỏng không làm giảm nhiều công suất và làm thay đổi hình dạng tia quét.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva, Victor Murakhovskiy ghi nhận, một radar như vậy trong trang bị tăng thiết giáp có thể giúp giải quyết cả nhiệm vụ phòng thủ, cả nhiệm vụ tấn công.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Murakhovskiy nói: “Có hai phương án sử dụng radar này, trong hệ thống điều khiển hỏa lực hoặc như một tổ hợp bảo vệ tích cực. Nó gồm có anten có thể phát hiện phương tiện sát thương đang bay đến gần xe tăng. AFAR xác định tọa độ và thông số của nguy cơ này, và xe tăng sẽ tiêu diệt các mục tiêu này”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ở Nga đã có xe tăng sử dụng radar cho bảo vệ tích cực. Việc phát sóng radar cho phép phát hiện quả đạn đang bay tới, bám theo quả đạn đó từ một cự ly nhất định, sau đó pháo của xe tăng tiêu diệt quả đạn này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống Drozd lắp trên xe tăng T-55 hoạt động như vậy. Tuy nhiên các hệ thống đó không được trang bị AFAR với các ưu thế của công nghệ này.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Tên lửa Trung Quốc có thể định đoạt số phận TSB Mỹ?[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công 6 lần với tên lửa Wu-14 - loại vũ khí có thể định đoạt số phận tàu sân bay Mỹ.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Theo tạp chí Popular Science, thành công này của Trung Quốc đang khiến Mỹ và những đối thủ trực tiếp của Trung Quốc cảm thấy lo ngại thực sự.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hôm 21/1, Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược của Mỹ dẫn báo cáo thường niên năm 2015 trước Quốc hội Mỹ để miêu tả chương trình vũ trụ của Bắc Kinh như là "chương trình phát triển nhanh nhất" trên phạm vi toàn cầu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đô đốc Haney cho biết, Bắc Kinh đã tiến hành tổng số 6 vụ thử thành công các vũ khí tấn công siêu thanh chính xác tầm xa Wu-14, hay còn gọi là phương tiện lượn siêu thanh (HGV).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vụ thử nghiệm HGV cuối cùng được tiến hành hôm 23/11/2015. Theo chuyên gia quân sự Bill Gertz, HGV này được "phóng trên đỉnh một quả tên lửa đạn đạo" từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ten-lua-trung-quoc-co-the-dinh-doat-so-phan-tsb-my_251449813.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Đồ họa về vũ khí Wu-14 của Trung Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Popular Science dẫn phân tích của một số chuyên gia, trong tương lai rất có khả năng Wu-14 sẽ được gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 mà Trung Quốc đang phát triển.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo tạp chí này, điều này sẽ lần đầu tiên mang lại cho Bắc Kinh khả năng tấn công chính xác tới bất cứ mục tiêu nào trên thế giới trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Popular Science cho rằng, “trước mắt, WU-14 có lẽ sẽ được gắn trên các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 – “sát thủ tàu sân bay” khét tiếng của Trung Quốc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chuyên gia Dean Cheng thuộc tổ chức tư vấn Heritage Foundation (trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) đồng tình với nhận định này. “Tôi nghi rằng khả năng HGV được dùng để chống tàu hoặc thực hiện các mục đích chiến thuật khác sẽ lớn hơn là được dùng như một hệ thống tấn công chiến lược nhằm vào các thành phố Mỹ”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
HGV có thể giúp giải quyết các vấn đề mà tên lửa đạn đạo thường gặp phải khi tấn công các mục tiêu cơ động. Theo một số chuyên gia quân sự, phiên bản tên lửa DF-21 mang theo Wu-14 sẽ có tầm bắn tăng từ 2.000 đến trên 3.000km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, Aviation Week cho rằng công tác phát triển một HGV chống tàu như vậy có thể sẽ mất tới 2 thập kỷ, do vô số thách thức về mặt kỹ thuật.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bởi theo Aviation Week, tấn công tàu chiến bằng đầu đạn cơ động hay HGV không hề đơn giản. Phải phát hiện được mục tiêu, sau đó nhận diện, định vị vị trí chính xác và theo dõi nó. Dữ liệu phải được chuyển từ các cảm biến tới hệ thống chỉ huy và có thể tới tên lửa để điều chỉnh trong giai đoạn giữa hành trình bay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống dẫn đường của tên lửa phải đủ khả năng tìm thấy mục tiêu trong một phạm vi chưa thể xác định chắc chắn do còn phụ thuộc vào khoảng cách mà mục tiêu có thể di chuyển trong khoảng thời gian tên lửa định vị và đánh chặn.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống dẫn đường này còn phải tránh được các biện pháp gây nhiễu của đối phương và phân biệt được các loại tàu chiến, như tàu sân bay và tàu khu trục. Nếu có kíp nổ thì thiết bị này không được phép có trục trặc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tạm thời, đây sẽ là tin tức tốt lành đối với Hải quân Mỹ, khi lực lượng này về lâu dài có vẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng - một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đối phó HGV.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Màn ra mắt xuất sắc của Không quân-vũ trụ Nga (Full)

9:19 PM, 23/01/2016, Views: 1789 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Nga tiếp tục các hành động tích cực nhằm đối phó với tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su34-70.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Su-34 trở thành ngôi sao sáng trên thị trường vũ khí thế giới sau khi tham gia chiến dịch không kích Syria (Bộ Quốc phòng Nga){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo các nguồn tin đến đầu tháng 11/2015, Bộ Quốc phòng Nga đã bắt đầu phối hợp với phe đối lập ôn hòa Syria, điều đó đã được phản ánh ở hiệu quả và độ chính xác của các cuộc không kích vào lực lượng khủng bố. Phe đối lập Syria đã cung cấp cho Không quân-vũ trụ Nga (VKS) tọa độ của hàng chục mục tiêu mà họ phát hiện có phiến quân IS.

Đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al Assad và phù hợp với luật pháp quốc tế, ngày 30/9/2015, VKS đã lần đầu tiên không kích các vị trí của IS ở Syria. Luật pháp quốc tế cho phép sử dụng vũ lực trên lãnh thổ một nước khác hoặc là theo quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ hoặc là trong khuôn khổ tự vệ hoặc là theo yêu cầu của chính quyền quốc gia đó.

Tính đến ngày 30/10/2015, lực lượng viễn chinh của VKS ở Syria đã thực hiện trung bình 43 phi vụ chiến đấu/ngày đêm. “Một tháng đã qua kể từ khi bắt đầu các hành động của binh đoàn không quân Nga ở Cộng hòa Arab Syria nên đã đến lúc đúc kết một số kết quả. Trong vòng một tháng, các máy bay của chúng tôi đã thực hiện 1.391 phi vụ chiến đấu, tiêu diệt 1.623 mục tiêu của khủng bố”, Tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Thượng tướng Andrei Kartapolov nói.

Theo lời ông, trong số các mục tiêu đó có 249 sở chỉ huy và đầu mối thông tin, 51 trại huấn luyện khủng bố, 35 nhà máy và xưởng, nơi bọn khủng bố nhồi thuốc nổ lên các xe đánh bom, 131 kho đạn và kho nhiên liệu, cũng như 371 điểm tựa và cứ điểm, 786 trại dã chiến và căn cứ. Trong khi đó, lực lượng không quân liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo trong hơn 1 năm đã thực hiện gần 2.770 phi vụ chiến đấu.

Hoạt động của lực lượng không quân Nga ở Syria đạt đỉnh điểm vào ngày 12/10/2015, khi mà trong vòng một ngày đêm đã thực hiện 88 phi vụ chiến đấu và 86 mục tiêu của IS bị tấn công. Trung bình là gần 3 phi vụ chiến đấu trên một máy bay tiến công của lực lượng không quân viễn chinh.

Sau đỉnh điểm cường độ chiến đấu ngày 12/10/2015, cường độ xuất kích đã giảm đôi chút. Trong thời kỳ từ 13-18.10/2015, hàng ngày đã thực hiện từ 33-41 phi vụ chiến đấu, điều đó khiến một số tờ báo phương Tây nghi ngờ khả năng của lực lượng không quân viễn chinh Nga duy trì cường độ bay cao vì thiếu vật tư kỹ thuật và tình trạng kỹ thuật của máy bay sút giảm.

Bộ Quốc phòng Nga trong thông cáo báo chí ngày 28/10/2015 tuyên bố: “Số lượng phi vụ chiến đấu đã tăng lên, điều đó liên quan đến sự gia tăng số lượng thông tin mục tiêu hạ tầng khủng bố trinh sát được và được xác nhận qua các kênh khác nhau. Thực tế đó là sự đáp trả thuyết phục đối với những nguồn tin vô danh trên một số báo chí nước ngoài đưa ra những thông tin bịa đặt về tình trạng sẵn sàng kỹ thuật kém của các máy bay Nga. Các máy bay Nga tại căn cứ không quân Hmeimim đều có khả năng hoạt động mọi thời tiết, các bộ phận bảo đảm của lực lượng VKS ở Syria đều là việc nhịp nhàng, tin cậy và hiệu quả.

Sau khi phân tích các cách thức làm việc của các đồng nghiệp nước ngoài về vấn đề này và không chờ lần tung tin tiếp theo của họ, chúng tôi xin thông báo: dự trữ vật tư kỹ thuật, xăng dầu, đạn dược và tất cả những gì cần thiết để tiến hành tác chiến hiệu quả chúng tôi đều có đủ”.

Vừa uy lực, vừa chính xác

Trong biên chế chiến đấu của đơn vị không quân của VKS đóng ở căn cứ không quân Hmeimim, tỉnh Latakia khi đó có gần 34 máy bay chiến đấu: 12 Su-24М, 12 Su-25, 6 Su-34 và 4 Su-30SM. Các nhiệm vụ không kích do Su-24М, Su-25 và Su-34 đảm nhiệm, còn nhiệm vụ bảo vệ trên không do các tiêm kích Su-30SM gánh vác.

Máy bay ném bom chiến thuật Su-34 là một trong những “con ngựa chiến” của chiến dịch Syria, do Công ty Sukhoi thuộc Tổng công ty Chế tạo máy bay thống nhất (OAK) sản xuất. Việc sản xuất máy bay đang được thực hiện ở Novosibirsk, tại Nhà máy mang tên V.P. Chkalov.

Ngày 28/10/2015, Công ty Sukhoi đã bàn giao cho VKS lô Su-34 mới theo Đơn đặt hàng nhà nước năm 2015. Các máy bay đã cất cánh từ sân bay của Nhà máy Chkalov bay đến nơi đóng quân. “Màn trình diễn” của Su-34 ở Syria cho phép Nhà máy hy vọng nhận được thêm các hợp đồng từ nước ngoài. Trong năm 2015, Nhà máy dự kiến sản xuất 16 máy bay chiến đấu và theo tuyên bố của Phó Thống đốc tỉnh Novosibirsk, ông Sergei Syomka, thì sẽ tăng sản lượng trong thời gian tới. “Các xí nghiệp của chúng tôi hiện nay làm việc không ngừng nghỉ. Kế hoạch cho năm sau là tăng tương đối nhỏ ở mức 3-4%”, ông Syomka nói.

Hiện nay, Nhà máy ở Novosibirsk đang làm việc với hiệu quả tối đa. Hợp đồng nhà nước với Bộ Quốc phòng Nga cung cấp Su-34 cho VKS đến năm 2020 bảo đảm công việc ổn định cho nhà máy trong những năm tới. Năm 2014, VKS nhận được 18 máy bay, nhiều hơn 2 chiếc so với mức dự định của Hợp đồng nhà nước. VKS đến cuối năm 2015 sẽ nhận 2 lô (gần 10 máy bay) Su-34, hãng Interfax dẫn một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Nga đưa tin.

Phương thức tác chiến chính của Su-24М và Su-34 là ném bom từ trạng thái bay bằng ở độ cao gần 5.000 m, bên ngoài khu vực sát thương của phương tiện phòng không lục quân, trước hết là pháo tự hành và tên lửa phòng không mang vác. Su-25 còn tác chiến với thủ đoạn tấn công bổ nhào.

Tiêm kích bom đa năng Su-30SM (“S” - nghĩa là sản xuất loạt, “M” - là hiện đại hóa) là biến thể dành cho VKS. Ban đầu, máy bay này được xuất cho Ấn Độ với tên Su-30MKI. Năm 2015, OAK và Nhà máy chế tạo máy bay Irkutsk dự định chuyển giao 27 máy bay cho Bộ Quốc phòng Nga.

Theo khái niệm bảo vệ máy bay ném bom từ trên không, VKS vẫn triển khai Su-30SM, tuy số lượng không nhiều, chỉ có gần 4 máy bay, mặc dù IS không có không quân. Nhưng không ai có thể cam đoan sẽ không xuất hiện một máy bay tiêm kích khủng bố “điên rồ” nào đó, hay một nước nào đó bỗng tìm cách kiềm chế hoạt động của VKS ở Syria.

Hơn nữa, Su-30SM tự thân còn là một máy bay ném bom, nhưng vai trò chính của nó trong chiến dịch Syria trước hết là hộ tống. Chính tổ lái Su-30SM đã lần đầu tiên có “tiếp xúc” với máy bay Mỹ trên bầu trời Syria.

Ngày 10/10/2015, “khi tiến vào khu vực đã định, hệ thống cảnh báo chiếu xạ vốn được trang bị cho tất cả các máy bay của chúng tôi đã phát hiện có bức xạ phát từ một vật thể bay lạ. Một tiêm kích của chúng tôi đã quay lại và bay đến gần ở cự ly gần 2-3 km không phải để đe dọa ai mà để nhận dạng vật thể này và quốc tịch của nó. Sau đó, chiếc Su-30SM của Nga đã quay về tốp bay chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói với các phóng viên. Theo lời ông, cuộc chạm trán của các máy bay đã diễn ra khi một tốp máy bay Nga với sự yểm trợ của một tiêm kích Su-30SM đang làm nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt một trong các mục tiêu của IS ở tỉnh Aleppo.

Cũng cần lưu ý đến vai trò lớn của công nghiệp Nga trong việc đổi mới trang bị của quân đội Nga khi mà chỉ riêng các xí nghiệp của OAK trong 3-4 năm qua đã bàn giao cho quân đội Nga hơn 200 máy bay mới thuộc các loại Yak-130, Su-30SM, Su-34 và Su-35S.

Để chọc tức Nga, các chuyên gia phương Tây nói rằng, không quân liên minh chống IS trong một năm kể từ khi mở chiến dịch ở Iraq và Syria đã sử dụng hơn 20.000 đơn vị vũ khí hàng không, tỷ lệ vũ khí chính xác cao là 99%, còn Nga sử dụng toàn bom “ngu ngốc” với độ chính xác thấp, gây ra nhiều tàn phá và thương vong đi kèm.

Chiếm tỷ lệ áp đảo trong các vũ khí hàng không được VKS sử dụng đúng là các loại bom không điều khiển OFAB-100 và OFAB -200, bom chùm RBK-500-SPBE-D, bom nhiệt áp ODAB-500RMV và bom xuyên bê tông BETAB-500-M62. Tuy nhiên, đa số báo chí phương Tây tuy có chỉ trích tham số độ chính xác sử dụng bom không điều khiển của Nga, nhưng chẳng nêu ra được dữ kiện cụ thể nào.

Trên thực tế, điều đó chứng tỏ rằng, việc hoàn thiện các hệ thống điều khiển vũ khí trên khoang của các máy bay ném bom chiến thuật Nga về mặt sử dụng bom không điều khiển đã mang lại kết quả tích cực. Sai lệch khi ném bom không điều khiển từ trạng thái bay bằng từ độ cao gần 5.000 m từ máy bay Su-34 là 25-50 m, điều mà đối với một quả bom nặng 250 kg có nghĩa là gần như chắc chắn tiêu diệt được mục tiêu.

Khả năng gia tăng của VKS về mặt sử dụng vũ khí chính xác cao, ví dụ tên lửa dẫn bằng laser Kh-25L và nhất là bom KAB-500S dẫn bằng tín hiệu định vị vệ tinh GLONASS cũng được ghi nhận. Cho đến nay, phương Tây vẫn cho rằng, Nga lạc hậu hơn 20 năm so với họ về mặt chế tạo các mẫu vũ khí chính xác cao hiện đại, trước hết là vũ khí dẫn bằng tín hiệu vệ tinh như chương trình JDAM của Mỹ.

Hiệu quả hơn hẳn liên minh chống IS

Rõ ràng là tỷ lệ vũ khí chính xác cao mới được sử dụng ở Syria so với các vũ khí hàng không không điều khiển là nhỏ, nhưng bản thân sự hiện diện của chúng và việc sử dụng tác chiến thành công từ các máy bay hiện đại hóa và máy bay mới như Su-34 cho thấy không chỉ sự thể hiện ấn tượng của tiềm lực quân sự mới của Nga trong điều kiện thực chiến, mà cả những thành công trong các nỗ lực nâng cao năng lực chiến đấu của quân đội Nga trong những năm gần đây, trong đó có trình độ huấn luyện phi công.

Bất chấp mọi chỉ trích, VKS đã cho thấy khả năng duy trì cường độ xuất kích chiến đấu cao trong suốt cả tháng, độ tin cậy và chính xác không kích cao so với liên quân chống IS đã không đạt được kết quả rõ ràng trong cuộc chiến chống IS trong hơn một năm qua.

Liên minh do Mỹ cầm đầu từ ngày 23/9/2014 không kích các vị trí của IS ở Syria mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an LHQ và không phối hợp các hành động của mình với chính phủ Syria.

Từ những ngày đầu của chiến dịch không kích ở Syria, tham gia xuất kích với Mỹ còn có không quân Bahrain, Jordanie, Saudi Arabia và UAE. Không quân Canada đã lần đầu tiên không kích các vị trí của IS ở Syria vào ngày 8/4/2015, Thổ Nhĩ Kỳ - 24/7/2015, Australia - 16/9/2015, Pháp - 27/9/2015.

Tính đến ngày 26/10/2015, không quân của Mỹ và các nước liên minh đã thực hiện từ đầu chiến dịch không kích chống IS 7.802 phi vụ chiến đấu (5.032 phi vụ ở Iraq và 2.770 phi vụ ở Syria). Cho đến khi VKS của Nga phát động chiến dịch không kích của mình vào ngày 30/9/2015, liên minh đã thực hiện 7.184 phi vụ chiến đấu (4.604 phi vụ ở Iraq và 2.580 phi vụ ở Syria), trung bình mỗi ngày 13 phi vụ ở Iraq và 8 phi vụ ở Syria. Sau khi VKS của Nga bắt đầu chiến dịch ỏ Syria, cường độ không kích của liên minh tính đến ngày 26/10/2015 đã giảm từ 8 xuống còn 3,6 phi vụ mỗi ngày. Trong khi đó, trong 42 ngày của chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 ở Iraq, không quân Mỹ và các nước liên quân đã thực hiện 48.224 phi vụ chiến đấu, tức là 1.100 phi vụ trong một ngày đêm!

Năm 2003, trong 31 ngày của chiến dịch Tự do cho Iraq, không quân Mỹ và liên quân đã thực hiện 800 phi vụ/ngày đêm. Năm 1999, trong chiến dịch ở Kosovo - 138 phi vụ. Năm 2001, ở Afghanistan chống nhóm Taliban là 86 phi vụ.

Tương quan số lượng phi vụ của không quân Mỹ và không quân liên minh trong các chiến dịch không kích tính đến ngày 6/10/2015 được nêu trên trang mạng của Lầu Năm góc: đã thực hiện tổng cộng 7.323 phi vụ chiến đấu, trong đó 4.701 phi vụ ở Iraq và 2.622 ở Syria. Không quân Mỹ đã thực hiện 5.718 phi vụ chiến đấu (78,1%), trong đó 3.231 (68,7%) ở Iraq và 2.487 (94,6%) ở Syria.

Không quân của các nước còn lại trong liên minh thực hiện 1.605 phi vụ chiến đấu (21,9%), trong đó 1.470 (31,3%) ở Iraq và chỉ có 135 (5,4%) ở Syria. Cường độ xuất kích thấp đặt ra câu hỏi về việc liên minh không mấy quan tâm đến việc tác chiến hiệu quả chống IS.

Trong liên minh quảng cáo hoành tráng với hơn 60 nước ủng hộ không quân Mỹ không kích chống IS ở Syria, trực tiếp tham chiến đánh phá tiêu diệt các mục tiêu và sinh lực của IS có không quân 8 nước. Ví dụ, Không quân Canada bắt đầu không kích các vị trí của IS ở Syria vào ngày 8/4/2015. Sau đó, họ thực hiện 2 phi vụ chiến đấu của các tiêm kích CF-18 vào lãnh thổ Syria một lần/tháng: các ngày 20/5/2015, 9/6/2015 và 30/7/2015. Tổng cộng 8 phi vụ chiến đấu. Từ ngày 30/7/2015, Không quân Canada không thực hiện các phi vụ chiến đấu vào lãnh thổ Syria.

Hơn nữa, sau giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 19/10/2015 ở Canada của phe đối lập, Canada đã tuyên bố Không quân Canada ngừng tham gia chiến dịch ở Iraq và Syria từ tháng 3/2016. Không quân Pháp thực hiện cuộc không kích đầu tiên vào IS ở Syria vào ngày 27/9/2015 và cuộc tấn công thứ hai vào... ngày 19/10/2015.

Không quân liên minh đã không giành được những thắng lợi đáng kể trên lãnh thổ Syria trong hơn một năm của chiến dịch không kích vì không muốn phối hợp với quân đội chính phủ Syria và không có các lực lượng khác có thực lực thực sự đối phó hiệu quả với IS.

Thực hiện các cuộc không kích của VKS ở Syria không phải là mục tiêu tự thân mà trước hết là để tiêu diệt lực lượng và các mục tiêu của IS để tạo điều kiện cho quân chính phủ Syria tiến quân và giải phóng lãnh thổ. Những thành tựu trong sự tiến quân của quân đội chính phủ Syria và giải phòng nhiều khu vực và điểm dân cư là rõ ràng. Ngay cả các chuyên gia phương Tây cũng thừa nhận điều đó đạt được phần nhiều là sau các hành động tác chiến hiệu quả của VKS của Nga.​

Nguồn: NVO, 13.11.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr

Cập nhật lúc: 16:00 28/01/2016
(Kiến Thức) - Việc trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho tàu ngầm tấn công hạt nhân sẽ giúp Nga vượt mặt Mỹ trong cuộc đua dưới mặt biển.
Tờ Navy Recognition dẫn lời Giám đốc Cục thiết kế hàng hải Malakhit - Vladimir Dorofeyev cho hay, tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk (K-560) thuộc Project 885 lớp Yasen của Hải quân Nga đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa hành trình Kalibr hiện đại.
Thông tin này được Dorofeye tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn mới đây. Tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk được thiết kế để có thể mang theo ít nhất 40 tên lửa hành trình Kalibr.

[xtable=480x@]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hình ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk phòng thử nghiệm tên lửa hành trình Kalibr.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Đợt thử nghiệm cấp nhà nước lần này được tổ chức nhằm đánh giá khả năng tác chiến của tàu ngầm Severodvinsk khi nó triển khai các tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu trên biển và mục tiêu mặt đất nằm ven biển,” Dorofeye cho biết.
Các tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Project 885 và Project 885M do Cục thiết kế hàng hải Malakhit phát triển cũng là các tàu ngầm đầu tiên của Nga được trang bị các ống phóng ngư lôi dọc hai bên thân tàu theo chiều nghiêng nhằm nhường chỗ hệ thống định vị thủy âm thế hệ mới.
Tàu ngầm Severodvinsk và các tàu ngầm cùng lớp khác cũng sẽ được trang bị tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng để triển khai tên lửa hành trình Kalibr hay tên lửa chống hạm P-800 Oniks. Và mỗi tàu ngầm thuộc Project 885 được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533m và 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng được đặt phía sau tháp điều khiển của tàu ngầm.

[xtable=480x@]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk (K-560) của Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với tên lửa hành trình Kalibr và các biến thể của nó, tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Project 885 có thể thực hiện một loạt nhiệm vụ mới mà các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Liên Xô trước đây không thể thực hiện được. Khi nó có thể dễ dàng tấn công mọi mục tiêu trên biển lẫn mặt đất ở khoảng cách lên đến 1.500km.
Theo Dorofeyev, thiết kế tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới của Nga hoàn toàn vượt trội hơn các tàu ngầm tấn công hiện nay của Mỹ. Những tàu ngầm này sẽ giúp Hải quân Nga nâng cao khả năng răn đe hạt nhân chiến lược thông qua các mẫu tên lửa hành trình có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Tranh luận chống khủng bố trên xe tải, đốt tiền kiểu Mỹ[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Lực lượng vũ trang) - Theo INSFP, năm 2011, chi phí cho quốc phòng của Mỹ lớn hàng đầu thế giới, bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 13 nước lớn hàng tiếp theo cộng lại.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Rất nhiều điều liên quan đến chi phí quân sự đã được tờ Nationalinterest của Mỹ tiết lộ nhân dịp Tổng thống Mỹ Obama sắp công bố ngân sách tài khóa 2017 vào tháng Hai tới.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
5-tranh-luan-xung-quanh-chi-tieu-quoc-phong-cua-my_27151369.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo Viện An ninh và Chính sách đối ngoại Quốc gia Mỹ (INSFP), năm 2011 chi phí cho quốc phòng của Mỹ lớn hàng đầu thế giới, bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 13 nước lớn hàng tiếp theo cộng lại. Và tháng Hai tới đây, Tổng thống Obama sẽ công bố đề xuất ngân sách tài chính 2017, trong đó, chi tiêu cho quốc phòng sẽ cán mốc mới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, trước khi bản ngân sách này được công bố, đã có không ít tranh luận, nào là chi bao nhiêu cho an ninh là hợp lý để khắc phục tình trạng "ném tiền qua cửa sổ". Hoặc chi quá ít gây ảnh hưởng đến các mục tiêu trong tương lai, nhất là trong bối cảnh an ninh toàn cầu leo thang, bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Liên quan đến chi tiêu quốc phòng, tờ Nationalinterest vừa cập nhập 5 tranh luận mà theo Nationalinterest là tán dương cho sức mạnh quân sự và xa hơn, muốn nhắn nhủ Nhà Trắng nên cắt giảm khoản chi này cho hợp lý, hiệu quả.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
1. Hiện tại, chi phí quốc phòng Mỹ lớn bằng 7 quốc gia kế tiếp cộng lại
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo thống kê, hiện nay chi phí quốc phòng của Mỹ bằng 7 quốc gia lớn hàng tiếp theo gộp lại. Thậm chí, chi cho quốc phòng của Mỹ nhiều hơn cả chi cho chăm sóc sức khỏe của 9 quốc gia kế tiếp cộng lại.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_271456756.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Hoặc năm 2012, chi phí cho quốc phòng của Mỹ chiếm 1/3 so với chi phí dành cho giải trí của toàn nhân loại. Người Mỹ tự vỗ ngực là quốc gia giàu có nhất nên có quyền bảo vệ các lợi ích sống còn của mình trên quy mô toàn cầu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong vòng 4 năm trở lại, đây chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã giảm nhưng kỷ lục vẫn chưa bị xô đổ. Nó cho phép Mỹ có thể chặn đứng các mối đe dọa trước khi nó đổ bộ lên bờ biển nước Mỹ, đồng thời duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh có khả năng tham chiến hiệu quả và bảo vệ hòa bình trên quy mô toàn cầu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
2. Chi tiêu quốc phòng có nguy cơ bị "lạm phát"
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phải nói ngay rằng chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã tăng mạnh sau cuộc tấn công khủng bố 11/9. Từ năm 2001 đến năm 2015, chi cho các chương trình kinh tế xã hội vẫn tăng cao hơn so với chi tiêu cho an ninh quốc gia: 61% so với 38% sau khi đã điều chỉnh lạm phát.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_27145670.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay chỉ chiếm 15% trong tổng số các chi tiêu của liên bang, ít hơn trước ngày 11/9/2001. Ngoài khoản này, các bang có thêm 10% chi tiêu cho quốc phòng trong tổng số chi tiêu chung của địa phương.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nếu tính theo GDP, tỷ lệ phần trăm chi tiêu cho an ninh quốc gia đã giảm từ 4,7% (2010) xuống còn 3,3% (2015), trong khi đó, năm 2001, mới chỉ đạt 2,9%.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
3. Các khoản nợ quốc gia là mối đe dọa an ninh lớn đối với Mỹ
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tranh luận này được đông đảo dư luận Mỹ quan tâm bởi các khoản nợ của Mỹ ngày càng phình to và thực sự trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên theo Nhà Trắng, nó không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia, điều này không có nghĩa Mỹ phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, mà nợ quốc gia chỉ được xem là một mối đe dọa ở một dạng khác, ít nguy hiểm hơn.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_271456151.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nợ quốc gia là một lực cản đáng kể đối với nền kinh tế chung, làm cho cuộc sống của người dân trở nên tồi tệ, nhất là cho thế hệ tương lai. Nhưng nó không phải là mối đe dọa như tên lửa hạt nhân hoặc các cuộc tấn công tự sát, hay các cuộc tấn công của IS, Nga, Trung Quốc, Iran hay Bắc Triều Tiên. Tuy mối đe dọa này không gây chết người nhưng nếu không quản trị tốt sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu cho quốc phòng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Văn phòng Quản lý và Ngân sách quốc gia Mỹ (OMB) cho hay, Mỹ nhận thức đầy đủ vấn đề nợ công nên bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Từ năm 2009 đến năm 2013, thâm hụt ngân sách liên bang hàng năm vượt cả tổng ngân sách an ninh quốc gia. Riêng chi tiêu của Bộ Quốc phòng sẽ giảm còn 11,7% vào năm 2020 so với mức 15% như hiện nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn Văn phòng quản lý Ngân sách Quốc hội thì cho biết trong vòng 20 năm tới Mỹ phải tiếp tục giảm chi phí cho 3 hạng mục chính là an ninh xã hội, chăm sóc y tế và thanh toán lãi suất.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
4. Mỹ sở hữu nhiều tàu sân bay nhiều hơn các quốc gia trên thế giới gộp lại
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tranh luận này rất đúng, nhưng điều này không có nghĩa là phải cắt giảm chi tiêu quân sự. Kích thước của quân đội Mỹ phải dựa trên nhu cầu về an ninh, mà không tính đến kho hàng dự phòng.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title-2_27145515.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Là một cường quốc với lợi ích toàn cầu, Mỹ có cả lịch sử lẫn thế mạnh quân sự, từng trải qua hai cuộc xung đột lớn. Lợi thế này, và cả tiềm năng quân sự hiện có sẽ giúp Mỹ chiến thắng đối thủ mạnh một khi cuộc chiến trang mới diễn ra.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sao với trước thời điểm 11/9 quy mô của quân đội Mỹ có chiều hướng thu gọn. Ví dụ, hải quân đã giảm 14% chỉ còn 272 tàu chiến các loại, hạm đội được xem là nhỏ nhất kể từ năm 1916.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Năm nay, tiếp tục thu gọn còn khoảng 475.000 quân, nhỏ nhất kể từ năm 1940 và đang có kế hoạch tinh giản tiếp trong tương lai gần. Về không quân Mỹ có ít hơn 12% nhân viên, còn máy bay ít hơn tới 26 % so với thời điểm cuối năm 2001.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
5. Người Mỹ chống khủng bố trên xe tải
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi Nga và Trung Quốc áp dụng những chiến thuật mới. Chẳng hạn Moscow đã từng áp dụng chiến thuật riêng tại Georgia, Crimea và miền đông Ukraine mang lại hiệu quả.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn Trung Quốc lại khẳng định quyền lực vô căn cứ của họ tại Biển Đông một cách rất hiếu chiến. Bắc Triều Tiên tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân bất hợp pháp, còn Iran thì tiếp tục chương trình tên lửa đạn đạo, trong khi đó Mỹ lại áp dụng chiến thuật chống khủng bố trên xe tải. một cách làm "chẳng giống ai".
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title-2_271455149.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phát biểu trước Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái, cho biết, các mối đe dọa an ninh mà Mỹ phải đối mặt là rất lớn và đa dạng kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy hơn bao giờ hết Mỹ phải đa dạng hóa khả năng đánh chặn và đánh bại những mối đe dọa phức tạp này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Các cuộc tranh luận liên quan đến ngân sách quốc phòng Mỹ luôn là đề tài nóng bỏng. So sánh quy mô quân đội Mỹ hoặc ngân sách cho quốc phòng với các nước khác là giải pháp thú vị, nhưng không phải là một cơ sở hợp lý để quyết định ngân sách nhiều hay ít.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thay vào đó, Mỹ cần phải xây dựng ngân sách quốc phòng dựa trên chiến lược nhất quán, thực tế có tính đến các mối đe dọa và các cam kết cũng như lợi ích của Mỹ ở nước ngoài ", Justin T. Johnson chuyên gia phân tích chính sách quốc phòng cao cấp, thuộc Viện INSFP kết luận.
[/BCOLOR]
 
Status
Không mở trả lời sau này.