Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Mỹ có trở thành “miếng mồi ngon” trong tác chiến điện tử?

Trần Khánh | 28/01/2016 15:15
0
1-tau-hai-quan-gbrq-1453963908682-0-0-245-481-crop-1453963962701.jpg

Chia sẻ:
Chiến tranh tương lai đòi hỏi quân đội các nước phải xác định chính xác mục tiêu dựa vào thiết bị điện tử và Hải quân Mỹ cũng không là ngoại lệ.

Theo Sputnik News, sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ phải dựa vào hệ thống liên lạc cực kỳ phức tạp để điều phối các cuộc tấn công bằng tên lửa của mình.
Tuy nhiên, việc chưa thể điều phối hoạt động của mình một cách hiệu quả có thể khiến các hạm đội của nước này trở thành “những con tàu chết trôi trên biển”.

hai-quan-my-co-tro-thanh-mieng-moi-ngon-trong-tac-chien-dien-tu.jpg

Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Shiloh phóng tên lửa SM-3. Ảnh AFP
Trước đây, các tàu Hải quân cỡ nhỏ thường làm nhiệm vụ hộ tống các tàu lớn hơn như tàu sân bay. Chiến thuật này khiến các tàu này co cụm lại gần nhau trong một đội hình gần như cố định và tạo điều kiện để kẻ thù có thể dễ dàng xác định mục tiêu để tấn công.
Để thay đổi điểm yếu “chết người” này, Hải quân Mỹ đã thay đổi chiến thuật của mình và áp dụng chiến thuật mới mang tên “phân tán sự chết chóc”. Theo đó, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ sử dụng các tàu chiến nhỏ một cách tản mạn hơn.
Các tàu này sẽ hoạt động trong một khu vực rộng lớn hơn và tập trung chủ yếu vào việc sử dụng tên lửa tầm xa đồng loạt tấn công một mục tiêu khiến cho mục tiêu đó không biết mình bị tấn công từ đâu cũng như đợt tấn công tiếp theo sẽ là từ tàu nào.
Tuy nhiên, chiến thuật này đòi hỏi khả năng liên lạc điện tử cực kỳ hiện đại. Việc phân tán trên diện rộng như vậy khiến toàn bộ các tàu trong hạm đội phải chia sẻ thông tin với nhau cũng như với các vệ tinh tình báo và máy bay trinh sát một cách tức thời.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lo ngại rằng, hệ thống chia sẻ thông tin điện tử này rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công điện tử và chỉ một đợt tấn công đơn giản cũng khiến toàn bộ hạm đội mất liên lạc với nhau và trở thành những mục tiêu riêng rẽ rất dễ bị địch đánh bại.
“Đây là vấn đề hàng đầu mà Mỹ cần lưu tâm”, Hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban về Sức mạnh Hải quân Mỹ, chia sẻ: “Không chỉ có Lầu Năm Góc là lo ngại về việc mất lợi thế của mình trong chiến tranh điện tử.
Nếu bạn trao đổi với các CEO của những tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ, họ có thể khẳng định rằng, chúng ta đã mất đi lợi thế này và đang phải cố để đuổi kịp đối thủ”.
Trong khi đó, mạng lưới điện tử hiện nay của Mỹ dễ dàng bị can thiệp bởi các thiết bị gây nhiễu, các thiết bị phá sóng cũng như bị xâm nhập trái phép thông qua các mạng không dây.
“Rõ ràng là chúng ta còn có quá nhiều lỗ hổng”, Phó Đô đốc Tom Rowden, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mặt nước của Mỹ”, cho biết.
Hải quân Mỹ hiện đang cân nhắc một số biện pháp để bảo đảm an toàn cho hạm đội của mình.
Một trong những biện pháp này là “giảm tối đa hoạt động điều phối qua các thiết bị điện tử”, theo đó yêu cầu các tàu Hải quân Mỹ chỉ thực hiện liên lạc qua các thiết bị điện tử khi cần thiết khiến cho địch khó lòng theo dõi và phát hiện.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, Hải quân Mỹ cần phải thiết lập những mạng lưới riêng biệt thay vì chỉ có một hệ thống duy nhất. Ngoài ra, các hạm đội của Mỹ cần thiết lập các mạng nội bộ khiến cho kẻ địch khó lòng xâm nhập.
“Chúng tôi không nói đến một mạng lưới chung duy nhất để chuyển dữ liệu về trung tâm”, ông Mark Gunzinger, một chuyên gia tại Trung tâm về Chiến lược và Ngân sách nói.
“Chúng tôi đang nói về những mạng nội bộ dạng LPI/LPD [có nghĩa là cực khó can thiệp/cực khó phát hiện]. Những mạng nội bộ dạng này sẽ khiến kẻ địch hầu như không thể tấn công vào”, ông Gunzinger nói.
Các đối thủ chủ yếu của Mỹ như Nga và Trung Quốc đã tăng cường năng lực tác chiến điện tử của mình với tốc độ chóng mặt trong khi Lầu Năm Góc vẫn đang phải phụ thuộc chủ yếu vào cách đánh truyền thống của Hải quân Mỹ.
Trước đó, hồi tháng 10, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ huấn luyện lại cho các binh sĩ khả năng định hướng bằng cách dựa vào những ngôi sao trên trời do lo ngại các vụ tấn công mạng có thể làm tê liệt hệ thống máy tính trên các tàu chiến.
Lầu Năm Góc cho biết, nếu hệ thống chiến đấu của các tàu Hải quân Mỹ cũng dễ bị tấn công như vậy thì họ cũng cần tìm một biện pháp tương tự để đảm bảo khả năng tấn công của các tàu chiến Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Thứ vũ khí đáng sợ có thể “nhấn chìm” Hải quân Mỹ

Hải Vy | 28/01/2016 14:00
3
uss-oriskany-89-1453963129016-17-0-354-660-crop-1453963160460.JPG

Ảnh minh họa
Chia sẻ:
Chiếc tàu ngầm diesel, với chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều tàu ngầm hạt nhân, đã “đánh chìm” nhiều tàu ngầm tấn công nhanh, tàu khu trục, khinh hạm, tàu tuần dương của Hải quân Mỹ.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), nhà phân tích Harry J. Kazianis cho biết, trong số các lực lượng đang tuần tra khắp các đại dương trên thế giới, không có lực lượng nào mạnh hơn Hải quân Mỹ.
Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, tàu chiến mặt nước… của Mỹ đều được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ và chuyên gia chuyên nghiệp nhất trên thế giới.
Trên lý thuyết, chúng không có đối thủ khi so sánh 1-chọi-1 với các tàu của Nga, Trung Quốc, Iran hay bất cứ thế lực thách thức nào khác.
Tuy nhiên, do những tiến bộ công nghệ trên các loại tàu ngầm diesel-điện hiện đại, có khả năng hoạt động êm ái hơn, Washington sẽ cần điều chỉnh chiến thuật của mình nếu định đối đầu với bất cứ quốc gia nào có trong tay những vũ khí chiến tranh ngày càng tinh vi này.
Sự đáng sợ của tàu ngầm diesel-điện “siêu tàng hình”
Trên thực tế, mối đe dọa từ phía các tàu ngầm diesel “siêu tàng hình” trên khắp thế giới đã hiện hữu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những chiếc tàu mới sẽ được trang bị các vũ khí chống tàu tiên tiến và kết hợp với hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
Điều đó khiến chúng gần như không thể bị phát hiện trong lòng đại dương.
Những điều xảy ra trong thời gian gần đây đã cho thấy quá rõ những thách thức mà Mỹ và các lực lượng hải quân khác đang phải đối mặt trước các loại tàu ngầm "tàng hình”, được vũ trang hạng nặng.
Từ năm 2005, Hải quân Mỹ đã nhận ra thách thức trước mắt, họ tìm tới bạn bè và đồng minh để được trợ giúp.
Trong năm đó, HMS Gotland – một chiếc tàu ngầm AIP hiện đại của Hải quân Thụy Điển, đã được điều đến California suốt 1 năm để tham gia huấn luyện cùng tàu chiến Mỹ.
Mục đích là nhằm kiểm tra những tác động mà loại tàu như Gotland có thể gây ra với nhóm tác chiến tàu sân bay và các tàu chiến quan trọng khác của Mỹ.

thu-vu-khi-dang-so-co-the-nhan-chim-hai-quan-my.jpg

Tàu ngầm Gotland đã trở thành "nỗi khiếp sợ" của tàu sân bay Mỹ trong cuộc tập trận.
Kết quả là chiếc tàu ngầm, với chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với các tàu ngầm hạt nhân tấn công tiêu chuẩn Mỹ, đã “đánh chìm” nhiều tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh, tàu khu trục, khinh hạm, tàu tuần dương của Mỹ.
Thậm chí, nó còn tiến được vào “vùng báo động đỏ”, vượt qua lớp phòng thủ chống ngầm cuối cùng của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Trong một cuộc tập trận quy mô lớn với tàu sân bay USS Ronald Reagan mới toanh của Mỹ, chiếc tàu ngầm bé nhỏ của Thụy Điển đã tiến hành nhiều đợt tấn công và rút lui chớp nhoáng nhằm vào con tàu khổng lồ này.
Hải quân Mỹ đã phải thừa nhận rằng chiếc tàu ngầm Thụy Điển êm ái tới mức các cảm biến của họ không thể phát hiện nổi.
Cũng may đó chỉ là những cuộc tập trận để các lực lượng tác chiến Hải quân Mỹ hiểu rõ về mối đe dọa mà họ phải đối mặt.

thu-vu-khi-dang-so-co-the-nhan-chim-hai-quan-my.jpg

Tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc
Tình huống chạm trán thực sự đã xảy ra với Hải quân Mỹ vào năm 2006.
Khi đó, một tàu ngầm tấn công lớp Song của Trung Quốc đã bám đuôi tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ ở biển Hoa Đông, gần Okinawa mà không bị phát hiện.
Đáng chú ý là, tàu ngầm lớp Song này được chế tạo dựa trên một phần công nghệ Nga, Phương Tây và không tiên tiến như tàu ngầm Gotland, chẳng hạn như tàu ngầm lớp Song không có hệ thống AIP.
Mặc dù hoạt động theo dõi như vậy không phải hiếm khi xảy ra nhưng tàu ngầm Trung Quốc đã “gây sốc” cho Hải quân Mỹ khi nó nổi lên cách tàu sân bay Kitty Hawk chỉ vài km, trong tầm bắn của ngư lôi tàu ngầm.
Các quan chức Mỹ sau đó xác nhận rằng tàu ngầm Trung Quốc đã không bị phát hiện khi nó tiếp cận gần tàu sân bay và các tàu hộ tống của Hải quân Mỹ.
“Sát thủ” đến từ Nga
Đối với Washington, mối đe dọa hiện nay là Nga đang tăng cường phát triển các loại tàu tương tự, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
“Khả năng tàng hình của tàu ngầm diesel-điện lớp Lada vượt xa những tàu ngầm tiền nhiệm” – Giám đốc điều hành nhà máy đóng tàu Admiraty Alexander Buzakov khẳng định trước báo giới.
Theo ông Buzakov, những chiếc tàu mới thậm chí có khả năng tàng hình cao hơn các tàu ngầm Kilo – một trong những lớp tàu diesel-điện êm ái nhất trên thế giới, được mệnh danh là “hố đen đại dương” do có khả năng “biến mất” trước các hệ thống sonar.
Những chiếc tàu Lada duy trì được khả năng ít bị phát hiện là do các kĩ sư Nga đã áp dụng công nghệ tránh phản xạ âm thanh thế hệ mới.

thu-vu-khi-dang-so-co-the-nhan-chim-hai-quan-my.jpg

Tàu ngầm lớp Lada của Nga được khẳng định yên tĩnh hơn cả tàu ngầm Kilo
Ngoài ra, trong quá trình thiết kế và chế tạo tàu ngầm mới, đội ngũ phát triển của Nga đã thu thập được nhiều dữ liệu có giá trị, cho phép họ cải tiến cả các tàu ngầm lớp Kilo.
Các tàu ngầm lớp Lada được thiết kế để bảo vệ bờ biển trước mối đe dọa từ tàu mặt nước và tàu ngầm của đối phương. Chúng cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám, tình báo, trinh sát và đóng vai trò như một tàu mẹ cho lực lượng đặc nhiệm.
Với hệ thống đẩy không khí độc lập mới, tàu ngầm Lada có thể duy trì hoạt động dưới nước tới 25 ngày.
Về vũ khí, Lada là lớp tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên trên thế giới được trang bị các ống phóng chuyên dụng để bắn tên lửa hành trình.


Giới thiệu tàu ngầm lớp Lada/ Nguồn: Military Today (Amur là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 lớp Lada)
Vậy Hải quân Mỹ nên làm gì trước thách thức này? Họ nên bắt đầu bằng cách đầu tư nhiều hơn vào tác chiến chống ngầm.
Các phương pháp phát hiện tàu ngầm mới có thể sẽ hứu ích, dù chúng cũng có thể được đối phương sử dụng để chống lại chính tàu ngầm Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Robot chiến đấu tương lai Nga mang...tên lửa đạn đạo?

Cập nhật lúc: 13:00 30/01/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lạnh người trước siêu robot chiến đấu Platform-M của Nga
Mục kích robot công binh Uran-6 Nga thực chiến

(Kiến Thức) - Nga được cho là đang phát triển hệ thống robot chiến đấu có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo.
Theo tờ RIR, trong tương lai Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ đưa vào trang bị nhiều hơn các mẫu robot mới, trong đó bao gồm cả robot chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ tên lửa chiến lược hay thậm chí là triển khai được cả tên lửa đạn đạo liên lục địa​
Thông tin này cũng được Tướng Sergei Karakayev – Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) cho biết trong một cuộc họp gần đây, theo đó các mẫu robot vũ trang đang được phát triển tại Nga sẽ sớm được đưa vào trang bị để bảo vệ các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược “Topol-M” và “Yars” , cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng của Moscow.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong cuộc đua phát triển công nghệ robot quân sự, người đứng đầu không phải là Mỹ mà chính là Nga. Khi mà nước này đã bắt đầu đưa vào trang bị các mẫu robot chiến đấu thế hệ mới thậm chí là chính thức tham chiến tại một số cuộc xung đột.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng các loại robot này sẽ là câu trả lời cho hàng loạt thách thức của RVSN từ trước cho đến nay, khi mà gánh nặng về an ninh tại các căn cứ tên lửa chiến lược của Nga luôn trong tình trạng thiếu an toàn.​
Ngoài ra, tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng rằng, những robot này sẽ được phát triển để trở thành một tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa tự hành tiềm năng. Về thực chất ý tưởng này không phải là mới và với công nghệ hiện nay Nga hoàn toàn có thể phát triển một mẫu robot tự động có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.​
Karakayev không loại trừ rằng "Yars" và "Topol" sẽ được phát triển như là một phần của công việc đã thực hiện trong việc thiết lập các hệ thống tên lửa tiềm năng. Về bản chất, đây là công việc chìa khóa trao tay, trong đó một "bảo vệ" cá nhân sẽ được bổ nhiệm vào các hệ thống mới đang được xây dựng; một khả năng phóng tên lửa đạn đạo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các tổ hợp tên lửa đạn đạo sở hữu trí tuệ nhân tạo là viễn cảnh tương lai mà Quân đội đang muốn hướng tới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Wolves” - vệ sĩ mới của tổ hợp tên lửa đạn đạo Nga
Hiện tại, RVSN đang phát triển và thử nghiệm mẫu robot chiến đấu “Wolf-2”, được thiết kế để hoạt động như một người lính thật sự với nhiều tính năng vượt trội hơn các phiên bản trước đó. Nó có thể thực hiện bất cứ nhiệm vụ chiến đấu nào, từ tuần tra khu vực được lập trình sẵn, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, bảo vệ các mục tiêu quan trọng cho đến tác chiến theo nhóm.​
Hệ thống vũ khí trên Wolf khá đa dạng, tuy nhiên các nền tảng vũ khí chính vẫn là các dòng súng máy Kalashnikov 7,62mm hoặc súng máy hạng nặng NSV và Kord 12,7mm. Một trong những ưu điểm của Wolf là nó có thể bắn chính xác ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ khoảng hơn 32km/h, trong khi đó mẫu robot chiến đấu này có thể tác chiến vào cả ban đêm hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế với hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, thiết bị đo xa bằng laser và hệ thống con quay hồi chuyển giúp hệ thống vũ khí của Wolf ổn định.​
Tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng robot Wolf sẽ được Quân đội Nga đưa vào trang bị cho các binh chủng khác. Khi mà hiện tại một số đơn vị Lục quân Nga đã đưa vào sử dụng mẫu robot chiến đấu Platform-M có kích thước nhỏ hơn Wolf-2 nhưng sở hữu các tính năng tương tự với hệ thống vũ khí gồm 1 súng máy 7.62mm và 4 tên lửa không điều khiển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một số mẫu robot chiến đấu thế hệ mới của Nga có thể tác chiến trong mọi điều kiện cả ban ngày lẫn ban đêm với sức mạnh hỏa lực vượt trội.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo
Cũng theo tướng Karakayev cho biết, bên cạnh các mẫu robot chiến đấu, Nga cũng đang phát triển một số dòng robot thế hệ mới trong tương lai có thể đảm nhận cả nhiệm vụ trực tiếp triển khai các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa mà không cần qua bất cứ hệ thống liên kết trung gian nào, kể cả trong chiến tranh hạt nhân lẫn chiến tranh điện tử.​
Điều này đồng nghĩa với việc khi một tổ hợp robot mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược nhận thấy mối đe dọa trực tiếp từ một vụ phóng tên lửa của đối phương thông qua hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, sẽ tự đưa ra quyết định có nên thực hiện tiến hành tấn công trả đũa hay không.​
Tất nhiên câu chuyện trên có thành hiện thực hay không thì còn tùy thuộc vào tương lai, khi mà trí tuệ nhân tạo của các mẫu robot do Nga phát triển hiện nay vẫn chưa thể thực hiện được điều này và hầu hết chúng đều được điều khiển từ xa. Do đó việc đưa vào trang bị loại robot này trong Quân đội Nga vẫn đòi hỏi khoảng thời gian khá dài cũng như quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là Uran-9 mẫu phương tiện chiến đấu mặt đất thế hệ mới do Nga phát triển.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tiến xa hơn trong tương lai
Đây không phải là lần đầu tiên Nga tỏ rõ tham vọng sở hữu một đạo quân robot theo đúng nghĩa của mình, khi mà dự án phát triển các mẫu robot như vậy từng đã được Quân đội Nga thực hiện với mục tiêu đưa vào trang bị các mẫu robot mới vào đầu năm 2025.​
Cùng hợp tác với Bộ Quốc phòng Nga là Ủy ban công nghiệp quốc phòng (MIC) nước này, khi mà hai bên đã thực hiện một loạt thử nghiệm đối với các mẫu robot chiến đấu mới trong tháng 9/2015.​
Theo một đại diện của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga cho biết, trong tháng 11 năm ngoái tập đoàn này đã hoàn tất việc phát triển hệ thống điều khiển tự động cho một nhóm robot quân sự có tên mã 'Unicum'. Theo các kỹ sư của Rostec các mẫu robot này không đòi hỏi sự hiện diện của con người trong quá trình kiểm soát và chúng gần như hoạt động độc lập.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Iskander-M tập trận với đạn tên lửa mới: NATO mất ngủ?

(Vũ khí) - Sau khi tuyên bố phát triển đạn tên lửa mới cho tổ hợp Iskander-M, Nga lập tức tiến hành diễn tập với tên lửa đạn đạo này.

Tờ Sputnik vừa đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh cuộc tập trận của lữ đoàn tên lửa chống máy bay của lực lượng vũ trang quân đội Nga được tổ chức tại một căn cứ quân sự ở phía Nam, diễn ra vào hôm qua (28/01). Trong cuộc tập trận này còn có sự tham gia của tên lửa Iskander-M.
Được biết cuộc diễn tập của tên lửa đạn đạo này diễn ra không lâu sau khi Nga tuyên bố sẽ tăng cường tầm tác chiến và sức mạnh cho hệ thống Iskander-M bằng loại đạn tên lửa thế hệ mới.
Thông tin này được Phó tư lệnh lực lượng tên lửa Nga, ông Aleksandr Dragovalovsky cho biết hồi cuối năm 2015 vừa qua. Dù vị phó tư lệnh này không tiết lộ về loại tên lửa mới này tuy nhiên chừng ấy cũng đủ khiến Mỹ và NATO lo lắng bởi chỉ với phiên bản hiện tại, phương Tây vẫn chưa thể tìm ra cách khắc chế dòng tên lửa này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tap-tran-voi-iskanderm-va-ly-do-khien-nato-lo-lang_301644781.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đạn đạo Iskander-M.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được biết, Iskander-M hiện là loại vũ khí khiến NATO cảm thấy bất an nhất trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đang trong tình trạng không mấy tốt đẹp. Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg vừa phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng Nga đang cố tình làm thay đổi cán cân an ninh châu Âu với tên lửa Iskander-M.
Việc này được thể hiện bằng cách Moscow triển khai Iskander-M tới khu vực Kaliningrad của nước này và bán đảo Crimea sáp nhập từ Ukraine. Đây là hành động "gây bất ổn và nguy hiểm", ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh.
Tên lửa Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay. Khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có ba biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km và phiên bản Iskander-K đang thử nghiệm.
Theo nhiều chuyên gia, Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Moscow để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu trong trường hợp lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.
Tuy tên lửa Iskander từ lãnh thổ Nga không bắn được tới Romania, nơi Mỹ sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM3. Muốn làm điều đó phải sử dụng tàu mang tên lửa hoặc không quân.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga nhận định, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hoá các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga có thêm lý do để không sợ máy bay B-2 Spirit

(Video) - Theo National Interest, siêu oanh tạc cơ B-2 đang mất dần lợi thế trên chiến trường càng khiến Nga có lý do không phải e ngại máy bay này của Mỹ.

B-2 Spirit mất dần lợi thế
Theo nhận định của tạp chí Mỹ, hiện nay loại máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52, loại máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1952. Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H được nâng cấp vẫn còn được sử dụng.
Chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040 và được trang bị các loại tên lửa tầm xa và bom định hướng.
Trong khi đó, oanh tạc cơ B-1B Lancers của Không quân Mỹ (hiện có tổng cộng 62 chiếc) đã không còn được trang bị vũ khí hạt nhân và chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ. Những loại máy bay này cũng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam. Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể.
Theo Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động.
Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.
Mặc dù Không quân Mỹ tiếp tục đầu tư thêm tiền mặt để nâng cấp B-2 và giúp nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2058, công nghệ có trên máy bay này đã bắt đầu có tuổi.
Công nghệ tàng hình đã có những bước tiến dài kể từ khi B-2 được thiết kế vào cuối thập niên 1970. Hơn nữa, nhiều thiết bị trên máy bay ngày càng trở nên lỗi thời trong suốt chiều dài hoạt động của máy bay này, trong đó có cả hệ thống động cơ.
Vào năm 2012, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thời đó là Tướng Norton Schwartz phát biểu rằng B-2 đang dần mất khả năng thâm nhập vào vùng không phận của đối phương.
“Công nghệ mà các loại máy bay này đang có thực tế đã có những năm 1980”, ông Schwartz cho biết. “Một thực tế hiển nhiên đó là B-2 đang mất dần khả năng sống sót trên chiến trường”.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-co-them-ly-do-de-khong-so-may-bay-b2-spirit_301546505.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bộ đôi oanh tạc cơ B-52 và B-2 Spirit của Không quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga không e ngại
Tiếp theo những quan ngại của Mỹ về thực trạng máy bay B-2, giới chuyên gia Nga đã tiến hành phân tích cả về mặt số lượng và chất lượng của những chiếc B-2 cùng với những kịch bản sử dụng loại máy bay này cho các nhiệm vụ khác nhau.
Đầu tiên, giới chuyên gia Nga đã xem xét tới lịch sử ứng dụng các loại máy bay tầm xa trong xung đột hạt nhân truyền thống để xem chúng được sử dụng như thế nào và hiện đã có những thay đổi ra sao.
Trước khi Liên Xô tan rã, B-2 được người Mỹ chế tạo nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu cố định với tọa độ xác định từ trước. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô chế tạo và triển khai các tổ hợp tên lửa Topol vào năm 1985, chương trình B-2 đã được Mỹ điều chỉnh để trở thành “thợ đốn gỗ” đối với các tổ hợp Topol.
Về mặt ý tưởng, Mỹ dự kiến sẽ triển khai trên quỹ đạo một cụm vệ tinh kiểu KH-11 và KH-12 với khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ sát với thời gian thực. Cụm vệ tinh này được sử dụng để trinh sát phục vụ cho hoạt động của B-2 trên lãnh thổ Nga.
Cụm vệ tinh sẽ tìm kiếm và chuyển tọa độ các mục tiêu về theo thời gian thực. Người Mỹ cho rằng việc tiêu diệt các tổ hợp Topol sẽ bảo đảm an toàn cho họ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, việc thực hiện dự án này sau đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Ngay trong năm 1980, các đánh giá phân tích về triển vọng phát triển phòng không của Liên Xô đã cho thấy khả năng các máy bay của Mỹ sẽ bị phát hiện và tiêu diệt bởi các hệ thống tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31. Chính vì thế, người Mỹ đã phải bảo đảm cho B-2 khả năng thực hiện các chuyến bay thấp kéo dài.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh kịch bản sử dụng B-2. Theo đó, số lượng B-2 cũng được giảm đi so với kế hoạch ban đầu. Chính vì thế, việc thực hiện đòn tấn công vào Topol đã mất đi ý nghĩa bởi khi một số lượng Topol nào đó bị tiêu diệt (không phải toàn bộ) chắc chắn sẽ kích hoạt số còn lại.
Do đó, người Mỹ không thể tấn công hạt nhân một chiều, ngay cả trong trường hợp họ đã tiêu diệt được các tên lửa cố định và các tên lửa khác thuộc bộ ba hạt nhân của Nga.
Trong khi đó, Mỹ hiện chỉ có 2 vệ tinh KH-11 trên quỹ đạo. Số lượng vệ tinh như vậy không đủ để Mỹ bao quát dù chỉ là 1/60 lãnh thổ Nga, nơi triển khai các tổ hợp tên lửa Topol theo hiệp ước START 1. Một khi căng thẳng leo thang, lẽ tự nhiên là người Nga sẽ mở rộng các khu vực bố trí tên lửa.
Trước đây, việc Mỹ sử dụng B-2 trong cuộc chiến Nam Tư cũng đã bộc lộ những vấn đề về xác định mục tiêu. Thời gian để B-2 xử lý và phản ứng đối với các thông tin về mục tiêu là quá lâu.
Khi B-2 bay đến khu vực mục tiêu đã định sau khi xử lý dữ liệu thì các mục tiêu đã kịp di chuyển. Việc xác định mục tiêu của B-2 cũng thường xuyên gặp sai sót.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, B-2 sẽ được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định. Loại máy bay này không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác do khả năng bảo đảm yếu từ các vệ tinh trên quỹ đạo và do bản thân B-2 có số lượng ít.
Không những thế, ý kiến cho rằng B-2 có thể bay “tự do” trong khu vực phòng không của Nga là hoàn toàn vô căn cứ. Thực tế việc ứng dụng B-2 cho thấy đi cùng loại máy bay “tàng hình” này là rất nhiều các loại máy bay khác như Е-3 , Е-8 , ЕА-6В và F-15. Chính vì vậy, tính năng “tàng hình” là vô tác dụng.
Người Mỹ cũng đã từng coi B-2 là máy bay tấn công (khác với ném bom). Đó là vào những năm 2000, Mỹ có tính tới khả năng sử dụng B-2 để tiêu diệt các cụm xe tăng của đối phương. Theo tính toán, mỗi lần cất cánh, B-2 có khả năng tiêu diệt tới 350 xe tăng của đối phương bằng bom có điều khiển SDB.
Tuy nhiên, việc sử dụng B-2 cho nhiệm vụ này rất nguy hiểm khi nó có thể trở thành mục tiêu của tiêm kích và các hệ thống tên lửa phòng không. Cái giá của một chiếc B-2 bị bắn hạ sẽ đắt hơn toàn bộ số xe tăng mà nó tiêu diệt được, kể cả loại tăng hiện đại nhất là T-90.
Các chuyên gia Nga cũng đặt ra các trường hợp khi B-2 được sử dụng kết hợp với các loại máy bay khác mà Mỹ hiện có như B-52, F-22 hay B-1B.
Trong trường hợp B-2 được sử dụng kết hợp với B-1B, B-2 sẽ “khoan thủng” hệ thống phòng không bằng tên lửa AMG-88. Sau đó, B-1B sẽ tiêu diệt các mục tiêu chính bằng các loại bom đạn phi hạt nhân (không phải bom hạt nhân).
Nếu kết hợp B-2 với B-52 thì người Mỹ sẽ gặp nhiều rắc rối với B-52 bởi “cựu binh” này không có nhiều chế độ hoạt động. Còn nếu sử dụng B-2 kết hợp với F-22, người Mỹ lại gặp rắc rối do tầm bay hạn chế của F-22.
Để khắc phục vấn đề này, Mỹ có thể sử dụng các máy bay tiếp liệu cho F-22, song khi đó chúng có thể trở thành bia tập bắn cho hệ thống phòng không.
Dù với phương án nào thì việc sử dụng một số lượng lớn các máy bay hộ tống và bảo đảm khi tác chiến sẽ khiến cho B-2 chỉ tương đương với một chiếc máy bay ném bom “cổ điển”. Không quân Mỹ từ chối mua thêm B-2 dù được giảm giá là minh chứng cho thấy cuối cùng họ đã nhận ra kết quả không như tính toán.
Với các hệ thống phòng không của Nga thì ngay cả với S-300 hiện nay, các máy bay “tàng hình” của Mỹ cũng không thể vượt qua, chứ chưa nói tới S-400 và các hệ thống khác.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nếu TQ triển khai 3 vũ khí này, Hải quân Mỹ có thể bị đánh bại

Nhật Minh | 31/01/2016 07:45
0

chinese-navy-russian-exercises-1454139350954-14-0-261-485-crop-1454139385421.jpg

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo nhà phân tích Harry J. Kazianis, đây là những loại vũ khí TQ khiến các nhà hoạch định chiến lược Mỹ thực sự lo ngại và thậm chí chưa có giải pháp tối ưu để vô hiệu hóa chúng.

Khi các sĩ quan Trung Quốc lên giường vào buổi tối, họ sợ nhất điều gì?
Theo nhà phân tích Harry J. Kazianis trên tạp chí National Interest, bất chấp tất cả nỗ lực cải tổ và hàng tỷ USD rót vào ngân sách, không lính hải quân nào của Trung Quốc muốn đối đầu với Hải quân Mỹ.
Trong cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995-1996, “cơn ác mộng” của Bắc Kinh đã suýt thành hiện thực.
Khi đối mặt với một cường quốc quân sự có thể điều động hàng loạt tàu chiến và triển khai lực lượng từ nhiều khu vực (khả năng mà chưa quốc gia nào trong lịch sử có được), Trung Quốc chỉ đơn giản là không đấu lại nổi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra lo ngại về các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ (CBG) và khả năng của chúng trong việc vô hiệu hóa những gì mà đội quân nhỏ bé của Bắc Kinh có thể dùng để “khoe cơ bắp” tại Đài Loan.
Đã từng có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc không thể tìm ra vị trí của các tàu sân bay Mỹ và đây chắc chắn là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đó là quá khứ. Cuộc khủng hoảng Đài Loan rõ ràng đã định hình tư tưởng của Bắc Kinh trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí có thể mang lại lợi thế phi đối xứng.
Ngày nay, Trung Quốc đã có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với Mỹ. Vậy nước này sẽ dùng những vũ khí nào để đối phó Hải quân Mỹ nếu xảy ra xung đột?
Danh sách dưới đây là những loại vũ khí Trung Quốc khiến các nhà hoạch định chiến lược Mỹ thực sự lo ngại (và thậm chí chưa có giải pháp tối ưu để vô hiệu hóa chúng).
Thủy lôi
Ước tính Trung Quốc có từ 80.000 – 100.000 quả thủy lôi, chiếm số lượng nhiều nhất trên thế giới.
Công bằng mà nói, Trung Quốc không có khả năng triển khai tất cả số thủy lôi này cùng một lúc và sẽ phải tìm cách triển khai chúng tại những vùng biển tranh chấp như quanh Đài Loan hoặc ở Biển Đông.
Nước này có thể sử dụng tàu thuyền dân sự với số lượng nhỏ để hạn chế nguy cơ bị phát hiện.
Tuy nhiên, như lịch sử đã cho chúng ta thấy, thủy lôi không cần phải quá tiên tiến hoặc không cần tới số lượng nhiều mới gây ra được tổn hại lớn cho mục tiêu và Bắc Kinh hiểu rõ điều này.
neu-tq-trien-khai-3-vu-khi-nay-hai-quan-my-co-the-bi-danh-bai.jpg

Binh sĩ Trung Quốc thực hành rải thủy lôi.​
Như nhà phân tích Lyle Goldstein trên tạp chí National Interest từng đề cập, vài năm trước, một vị giáo sư thuộc Học viện tàu ngầm Qingdao của Trung Quốc đã phát biểu rằng thủy lôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng tác chiến hải quân của Trung Quốc.
Nhắc lại vụ việc tàu hộ vệ USS Samuel B Roberts (lớp Oliver Hazard Perry) của Mỹ bị hư hại nặng do thủy lôi của Iraq vào năm 1988, vị giáo sư này cho biết thậm chí một chiếc tàu cá nhỏ với những cải tiến đơn giản cũng có thể tiến hành phong tỏa bằng thủy lôi.
Trước đó, theo bài viết trên tạp chí Popular Science (PopSci - Mỹ) năm 2014, thủy lôi là loại vũ khí đã gây nhiều thiệt hại cho tàu chiến Hải quân Mỹ trong vòng 60 năm qua.
Kể từ thế chiến II, đã có 15 tàu chiến của Hải quân Mỹ bị đánh chìm hoặc phá hoại bởi thủy lôi, nhiều hơn 4 lần mức độ thiệt hại do bất cứ loại vũ khí nào khác gây ra.
Tên lửa
Đừng vội xét đến tầm bắn và khả năng tấn công của tên lửa Trung Quốc, điều quan trọng ở đây là số lượng tên lửa có thể nhắm vào Hải quân Mỹ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng Đài Loan.
Dù có trong tay những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất trên thế giới nhưng nhiêu đó vẫn là chưa đủ để Mỹ đối phó với mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc. Thách thức này không dễ vượt qua.
neu-tq-trien-khai-3-vu-khi-nay-hai-quan-my-co-the-bi-danh-bai.jpg

Tên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc
Tất cả những gì Trung Quốc cần phải làm là tiến hành một cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa, bất chấp nó thuộc loại gì (tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo) hoặc được phóng từ đâu (trên bộ, trên biển hoặc trên không) để lấn át hàng phòng thủ Mỹ.
Cứ cho là các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có thể đánh chặn chính xác mỗi tên lửa mà nó ngắm bắn đi nữa thì số lượng hệ thống đánh chặn trên các tàu chiến Mỹ vẫn luôn là một con số cố định, dễ dàng bị đối phương đoán biết và áp đảo.
Vũ khí chống vệ tinh
Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể triển khai các loại vũ khí chống vệ tinh (ASAT) để đối phó Mỹ.
Hãy tưởng tượng, nếu Trung Quốc phóng tên lửa tấn công và phá hủy các vệ tinh của Mỹ trong quỹ đạo, liệu Washington có thể đối phó hiệu quả nếu không có những hệ thống hiện đại như GPS và thông tin liên lạc?
Đó là lý do tại sao nhiều người tỏ ra lo ngại trước vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay không người lái Iran lượn trên đầu tàu sân bay Mỹ

Đỗ Quyên | 30/01/2016 10:15
0

1-88004595-77916c77-8fe1-4f13-b1b3-f0ce0e7452b8-1454116541272-1454123662828-31-0-337-599-crop-1454123720080.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Iran đã cho máy bay không người lái bay ngay phía trên tàu sân bay Mỹ và chụp được những hình ảnh rõ nét trong cuộc tập trận vừa qua của hải quân Mỹ ở vùng vịnh.

Thông tin trên được đài truyền hình nhà nước Iran công bố hôm 29-1. Những “hình ảnh rõ nét” nói trên cũng được phát sóng, cho thấy chiến hạm chưa rõ tên của Mỹ.
Chỉ huy quân sự của Iran ca ngợi hoạt động áp sát tàu chiến Mỹ nói trên “nhằm có được những hình ảnh chính xác về các đơn vị chiến đấu của quân đội nước ngoài”.
may-bay-khong-nguoi-lai-iran-luon-tren-dau-tau-san-bay-my.jpg

Máy bay không người lái Iran chụp hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: AP​
Trước đó, Mỹ từng tố một máy bay không người lái của Iran bay trên các tàu sân bay của nước này nhưng không rõ có phải vụ trên hay không.
Reuters dẫn lời người phát ngôn hải quân Mỹ Nicole Schwegman cho biết vụ việc xảy ra hôm 12-1, tức cùng ngày với vụ Iran bắt giữ 10 thủy thủ Mỹ vô tình đi vào lãnh hải Iran.
Ông Schwegman cũng cho biết thêm rằng lúc vụ việc xảy ra, chiếc máy bay không người lái của Iran không gây đe dọa đáng ngại nào đối với tàu sân bay USS Harry S Truman, nhưng hành động đó hoàn toàn “bất thường và thiếu chuyên nghiệp”.
may-bay-khong-nguoi-lai-iran-luon-tren-dau-tau-san-bay-my.jpg

Iran khoe ảnh tàu sân bay Mỹ chụp được từ máy bay không người lái. Ảnh: Reuters​
Trong khi đó, đài Irinn của Iran cũng không nói rõ thời điểm chiếc máy bay không người lái của nước này thực hiện sứ mệnh giám sát tàu sân bay Mỹ nói trên.
Đài này chỉ tiết lộ rằng động thái này xảy ra vào ngày thứ 3 của một cuộc tập trận hải quân. Cũng theo Irna, một chiếc tàu ngầm hạng nhẹ của Iran cũng theo sát chiến dịch giám sát này.
Hãng thông tấn AP cho rằng sự việc có thể đã xảy ra hôm 29-1 khi cuộc tập trận hải quân của Iran mới bắt đầu hồi đầu tuần này.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Iskander-M tập trận với đạn tên lửa mới: NATO mất ngủ?[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Sau khi tuyên bố phát triển đạn tên lửa mới cho tổ hợp Iskander-M, Nga lập tức tiến hành diễn tập với tên lửa đạn đạo này.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Tờ Sputnik vừa đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh cuộc tập trận của lữ đoàn tên lửa chống máy bay của lực lượng vũ trang quân đội Nga được tổ chức tại một căn cứ quân sự ở phía Nam, diễn ra vào hôm qua (28/01). Trong cuộc tập trận này còn có sự tham gia của tên lửa Iskander-M.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết cuộc diễn tập của tên lửa đạn đạo này diễn ra không lâu sau khi Nga tuyên bố sẽ tăng cường tầm tác chiến và sức mạnh cho hệ thống Iskander-M bằng loại đạn tên lửa thế hệ mới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thông tin này được Phó tư lệnh lực lượng tên lửa Nga, ông Aleksandr Dragovalovsky cho biết hồi cuối năm 2015 vừa qua. Dù vị phó tư lệnh này không tiết lộ về loại tên lửa mới này tuy nhiên chừng ấy cũng đủ khiến Mỹ và NATO lo lắng bởi chỉ với phiên bản hiện tại, phương Tây vẫn chưa thể tìm ra cách khắc chế dòng tên lửa này.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-tap-tran-voi-iskanderm-va-ly-do-khien-nato-lo-lang_301644781.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tên lửa đạn đạo Iskander-M.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, Iskander-M hiện là loại vũ khí khiến NATO cảm thấy bất an nhất trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đang trong tình trạng không mấy tốt đẹp. Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg vừa phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng Nga đang cố tình làm thay đổi cán cân an ninh châu Âu với tên lửa Iskander-M.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc này được thể hiện bằng cách Moscow triển khai Iskander-M tới khu vực Kaliningrad của nước này và bán đảo Crimea sáp nhập từ Ukraine. Đây là hành động "gây bất ổn và nguy hiểm", ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay. Khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có ba biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km và phiên bản Iskander-K đang thử nghiệm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo nhiều chuyên gia, Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Moscow để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu trong trường hợp lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy tên lửa Iskander từ lãnh thổ Nga không bắn được tới Romania, nơi Mỹ sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM3. Muốn làm điều đó phải sử dụng tàu mang tên lửa hoặc không quân.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga nhận định, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hoá các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Đây chính là gót chân Achilles của quân đội hùng mạnh nhất TG

Nhật Minh | 01/02/2016 14:00
1

a-1454299932020-21-0-510-960-crop-1454299950711.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Cấu trúc không gian được xem là thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh quân đội Mỹ, song, năng lực không gian ngày càng tăng của các quốc gia khác có thể khiến nó trở nên vô dụng.

Theo bản báo cáo mới của Trung tâm An ninh Mỹ (CNAS), quân đội Mỹ có thể triển khai lực lượng hiệu quả “bởi họ có thể nắm rõ hơn điều gì đang xảy ra giữa cuộc xung đột, lực lượng của họ đang làm gì và đối phương đang làm gì”.
Điều này đạt được là nhờ mạng lưới vệ tinh quân sự của Mỹ trên quỹ đạo.
Không ngạc nhiên khi quân đội Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào không gian. Song, cũng có nhiều ý kiến đánh giá sự phụ thuộc này là xu hướng tiêu cực.
Washington chưa từng đầu tư bảo vệ cấu trúc không gian, khiến nó dễ bị tổn hại.
day-chinh-la-got-chan-achilles-cua-quan-doi-hung-manh-nhat-tg.jpg

Một vụ phóng vệ tinh của Mỹ​
Nga, Trung Quốc, thậm chí các nước với năng lực và nguồn tài nguyên khiêm tốn hơn đang tăng cường khả năng đe dọa vệ tinh Mỹ, không chỉ với tên lửa chống vệ tinh mà còn các phương pháp gây nhiễu, tấn công mạng, tấn công điện tử và một số phương thức mới.
Thứ Sáu tuần trước, trong bài phát biểu tại CNAS, Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đã mô tả “không gian” giờ đây trở nên “chật chội hơn và cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết”.
Ông Haney đồng thời nhấn mạnh rằng mối đe dọa đối với các cơ sở thiết bị của Mỹ trong không gian là “có thật” và đang lớn lên nhanh chóng.
“Khả năng mà các đối thủ của Mỹ có được để tiến hành các hoạt động thù địch trong không gian đặt ra một thách thức đa diện và những mối đe dọa tiềm tàng đối với sự sống còn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia” – ông Haney nói.
Ông Haney đặc biệt lưu ý tới chương trình không gian đang phát triển nhanh chóng của Bắc Kinh.
Cuối năm 2015, Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa đẩy đưa cùng lúc 20 vệ tinh siêu nhỏ vào quỹ đạo. Bên cạnh đó, nước này có tiến hành thành công vụ thử nghiệm lần 6 vũ khí siêu vượt âm và các cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.
Những bước phát triển này đã thúc đẩy các nhà phân tích CNAS nhận ra rằng “kỷ nguyên thống trị không gian của Mỹ đã chấm dứt”
 
23/8/12
1.162
3
38
Quân đội Mỹ hủy hàng loạt dự án vũ khí đắt giá vì... hết tiền
01/02/2016 21:00

1
comanche-0102-1454334608480-64-0-370-600-crop-1454334657820.jpg

Chia sẻ:


Trao giải: Việt Nam nên mua SAMP/T hay S-350E Vityaz?

Theo Sputnik, quân đội Mỹ mới đây đã hủy một số dự án tốn kém, trong đó có các dự án phát triển hệ thống chiến đấu thế hệ mới cho Lục quân, như máy chiến đấu-do thám, trực thăng và các hệ thống vệ tinh không gian vũ trụ.
Tờ Business Insider đã liệt kê danh sách các dự án đắt nhất trong ngành công nghiệp quân sự mà Quân đội Mỹ từng phải từ bỏ trong hơn thập niên qua.

Giai đoạn những năm 2000, Lầu Năm Góc đã chi khoảng 51,2 tỷ USD cho 15 dự án lớn, song cuối cùng vẫn không được hoàn tất.

Trong tất cả các dự án bị hủy, Hệ thống Chiến đấu Tương lai cho Lục quân (18 tỷ USD) có lẽ là dự án tốn kém nhất. Dự án trực thăng Comanche đứng thứ 2, với 7,9 tỷ USD.

Dự án "Airborne Laser," tích hợp vũ khí laser cho máy bay không người lái, là dự án tốn kém nhất của Không quân Mỹ. Dự án trị giá 5,2 tỷ USD này đã bị hủy và không có bất kỳ dự án nào thay thế.

Quân đội Mỹ cũng hủy dự án chế tạo máy bay E-10 (1,9 tỷ USD) - một loại máy bay lắp hệ thống đa cảm biến, ban đầu được cho là sẽ đóng vai trò trung tâm chỉ huy cho các chiến dịch không kích, và trực thăng cứu hộ-tấn công CSAR-X (200 triệu USD).

Trong khi đó, các dự án bị hủy bỏ của Hải quân gồm dự án tàu tuần dương thế hệ mới CG (X) (200 triệu USD) và hệ thống triển khai đặc nhiệm tiên tiến (600 triệu USD).

Lực lượng Thủy quân lục chiến cũng hủy dự án chế tạo trực thăng phục vụ tổng thống VH-71 (3,7 tỷ USD) và phương tiện chiến đấu viễn chinh (3,3 tỷ USD).

Ngoài ra, các thiết bị phục vụ Hệ thống hồng ngoại không gian (1,5 tỷ USD), nhằm định vị sơ bộ các vụ phóng tên lửa đạn đạo, và hệ thống vệ tinh (5,8 tỷ USD) để giám sát tình hình môi trường trên thế giới cũng bị hủy bỏ.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), lý do chính khiến các dự án trên phải ngừng là thiếu hụt tài chính do cắt giảm ngân sách.

3 điểm yếu chí tử của khu trục hạm tối tân nhất thế giới
Hòa Trần|02/02/2016 07:48

10
avar-1454373946520-18-0-309-570-crop-1454373967421.jpg

Chia sẻ:


Trao giải: Việt Nam nên mua SAMP/T hay S-350E Vityaz?

Theo trang mạng tiếng Trung toutiao.com, khu trục hạm DDG-1000 của Hải quân Mỹ tồn tại 3 lỗ hổng chết người mà vũ khí của Trung Quốc có thể khắc chế.
Siêu hạm USS Zumwalt "có cửa" trước chiến hạm mới của Nga?
DDG-1000 làkhu trục hạmđa nhiệm thế hệ mới củaHải quân Mỹ. Theo chuyên gia nước này, tàu có thể bổ sung những thiếu sót về khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ, hỗ trợ hỏa lực mạnh cho thủy quân lục chiến.

Cùng với khả năng cơ động mạnh, tính năng tàng hình tuyệt vời,DDG-1000trở thành "vật cưng" mới của Hải quân Mỹ.

DDG-1000 tuy có lượng giãn nước lên tới 15.000 tấn nhưng diện tích phản xạ radar của nó chỉ giống như một tàu cá 300 tấn.

Trong chiến tranh hiện đại, phát hiện có nghĩa là bị phá hủy. Khi hai bên tiến hành đối kháng, điều đầu tiên là phải phát hiện đối phương nhưng muốn phát hiện được tàu DDG-1000 trong đại dương mênh mông sẽ rất khó khăn.

Khu trục hạm USS Zumwalt (DDG-1000) lần đầu thử nghiệm trên biển Đại Tây Dương.

Tuy nhiên liệu DDG-1000 có thể dựa vào tính năng tàng hình để thực hiện khả năng tác chiến mạnh không? Theo trang mạng tiếng Trungtoutiao.com, khu trục hạm này tồn tại 3 lỗ hổng chết người mà vũ khí của Trung Quốc có thể khắc chế.

Một là,nếu DDG-1000 hành động cùng với hạm đội, khả năng tàng hình của nó sẽ là vô nghĩa, trộn lẫn với những tàu chiến không tàng hình, tính năng tàng hình hay không tàng hình của khu trục hạm DDG-1000 cũng không có sự khác biệt lớn.

Hai làlỗ hổng về hệ thống radar của tàu DDG-1000. Một khi khu trục hạm này mở radar tìm kiếm đối không, nó sẽ không còn khả năng tàng hình.

Bản thân tàu DDG-1000 lúc này là một nguồn bức xạ, hệ thống trinh sát của đối phương không thể không phát hiện sự tồn tại của tàu chiến này.

Trong khi đó, máy bay cảnh báo phổ biến hiện nay trang bị hệ thống trinh sát điện tử, các loại máy bay tuần tra trên biển, máy bay cảnh giới trên biển cũng có khả năng trinh sát thụ động, tên lửa chống bức xạ hiện nay cũng có thể chủ động tìm và tấn công mục tiêu.

Vì vậy, radar trên khu trục DDG-1000 một khi mở sẽ bị những vũ khí này của đối phương phát hiện.

Theo toutiao, với 3 điểm yếu này, DDG-1000 dễ bị phát hiện.

Ba là,DDG-1000 có thể lẻn vào khu vực bờ biển 200km của đối phương mà không bị phát hiện, nhưng một khi khu trục hạm này sử dụng pháo AGS phát động tấn công đối đất thì đối phương cũng phát hiện ra sự tồn tại của tàu này.

Bước vào thế kỷ mới, với thực lực kinh tế tăng, Trung Quốc và Nga đã nghiên cứu hàng loạt vũ khí mới như chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, tên lửa chống hạm, đặc biệt là tên lửa đạn đạo chống hạm, khiến Mỹ mất ăn mất ngủ.

Tốc độ của loại tên lửa này nhanh, khả năng xâm nhập mạnh, những hệ thống phòng không truyền thống của biên đội tàu sân bay Mỹ như máy bay cảnh báo E-2C, tiêm kích F/A-18E, F-35 chủ yếu đối phó với mục tiêu khí động học trên không.

Chúng không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chống hạm.
 
Status
Không mở trả lời sau này.