Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Hệ thống S-500 sắp khai hỏa[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2016, lực lượng phòng không vũ trụ Nga sẽ tiến hành thử nghiệm đạn tên lửa mới của tổ hợp S-500.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Kế hoạch thử nghiệm S-500 trong năm 2016 cũng đã được Tập đoàn Almaz-Antei của Nga lên tiếng xác nhận. Nếu kế hoạch này được thực hiện thì đây sẽ là lần thứ 2 Nga tiến hành thử nghiệm với hệ thóng phòng thủ tối tân S-500.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hồi tháng 7/2014, hãng thông tấn Itar-Tass dẫn nguồn tin riêng trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Nga đã lần đầu thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn S-500.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Các thử nghiệm đã được thực hiện vào cuối tháng Sáu vừa qua. Tất cả các hạng mục đã được thực hiện thành công”. Nguồn tin cho biết thêm, công tác phát minh các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới do tập đoàn Almaz-Altei tiến hành đang diễn ra đúng với tiến độ đề ra trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia của Nga đến năm 2020.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn dành cho hệ thống phòng không S-500 đã được Phó tư lệnh Phòng không Nga Kirill Makarov tuyên bố: "S-500 chính là câu trả lời dành cho dự án phòng thủ tên lửa của Mỹ".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Với S-500, chúng tôi sẽ có khả năng triển khai hoạt động phòng thủ tên lửa không chỉ ở Moscow, các khu công nghiệp trung tâm mà cả những địa điểm khác trên lãnh thổ nước Nga. S-500 chính là câu trả lời của chúng tôi dành cho dự án phòng thủ tên lửa của Mỹ", ông Kirill Makarov cho biết.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-sap-thu-nghiem-lan-2-voi-he-thong-s500_2179334.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Dù được coi là hệ thống phòng không hàng đầu thế giới hiện nay nhưng S-400 vẫn thua kém S-500 ở nhiều tính năng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó Đài tiếng nói nước Nga dẫn lới Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-500 Nga không chỉ sử dụng trong tác chiến phòng không mà nó còn là một “sát thủ” đáng gờm đối với tất cả các loại tên lửa đạn đạo.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của mình, S-500 sẽ trở thành hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo những gì được phía Nga công bố, S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. S-500 còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên đến thời điểm này, loại đạn tên lửa nào trang bị cho hệ thống S-500 vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên theo đại diện quân đội Nga, về độ cao và vận tốc đánh chặn S-500 hơn hẳn S-400 và đứng đầu thế giới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s, trong khi đó, hệ thống S-400 chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 5km m/s.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Về cơ chế phóng, cả S-400 và S-500 đều được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sử dụng phương pháp này là giải pháp tối ưu cơ cấu phóng tên lửa, đồng thời giảm được thời gian chuyển hướng bắn của tên lửa, chính vì vậy thời gian chuẩn bị phóng được rút ngắn tới mức tối đa.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 có tính năng vượt trội so với “người tiền nhiệm” S-400 “Triumph”, không chỉ về chức năng phòng không và phòng thủ tên lửa, mà S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để triển khai bắn tiếp mục tiêu khác trong khi S-400 mất 9-10 giây, hơn nữa S-500 nhỏ gọn và tính năng cơ động cao hơn các hệ thống S-300 và S-400 rất nhiều.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km. Với tính năng siêu việt của mình, S-500 có thể thách thức mọi hệ thống tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí han gỉ Nga khiến phương Tây bàng hoàng

03/02/2016 08:45
0
khong-kich-12-1454458781072-27-0-384-700-crop-1454458813941.jpg

Chia sẻ:
Phương Tây buộc phải thay đổi thái độ trịch thượng cùng những đánh giá rằng bom của Nga “ngu hơn” và vũ khí hải quân thì “han gỉ”.

Phương Tây bàng hoàng
Tờ Bình luận quân sự của Nga đánh giá chiến dịch quân sự mà nước này đang tiến hành ở Syria có 2 đặc điểm nổi bật.
Thứ nhất, Nga có cơ hội được thử nghiệm quân đội trong điều kiện của một cuộc xung đột khu vực thực sự. Các quân nhân thuộc lực lượng đường không vũ trụ và hải quân Nga được áp dụng các kỹ năng của mình không chỉ trong tập trận mà trong thực tế chiến tranh.
Bên cạnh đó, quân đội Nga đang tích cực sử dụng các loại vũ khí và công nghệ quân sự tối tân.
Đặc điểm thứ hai chính là những tác động về chính trị-quân sự của chiến dịch này. Các nước có thể quan sát lực lượng vũ trang Nga và đưa ra những kết luận về tiềm lực của Nga.
vu-khi-han-gi-nga-khien-phuong-tay-bang-hoang.jpg

Máy bay Su-24 của Nga triển khai tại Syria có vẻ ngoài cũ kỹ.
Những kết quả mà chiến dịch quân sự của Nga đạt được cho tới thời điểm này tỏ ra hết sức thú vị và thậm chí gây sốc đối với các chuyên gia nước ngoài.
Tờ The Independent của Anh hôm 30/1 có bài viết “Cuộc chiến Syria: Những thiết bị quân sự cũ gỉ của Nga là cú sốc công nghệ cao đối với phương Tây và Israel”.
Bài báo đã tổng kết những sự kiện gần đây ở Trung Đông, cố gắng đưa ra một vài kết luận về tình hình thế giới trong tương lai.
Theo bài báo, trong những năm qua, có nhiều ý kiến cho rằng lực lượng vũ trang Nga đang sở hữu những vũ khí và chiến lược lạc hậu. Bom và tên lửa của Nga trở nên “ngu” hơn, còn hải quân thì “han gỉ”.
Ngay cả những tướng lĩnh quân sự của phương Tây cũng có chung ý kiến như vậy trong nhiều thập kỷ qua.
Với một thái độ “trịch thượng” trước những đồng nghiệp Nga, những gì được chứng kiến tại Syria và Ukraine đã khiến giới quân sự phương Tây bàng hoàng thực sự.
Quân đội Nga đang thể hiện khả năng hoạt động chiến đấu với cường độ cao. Ví dụ ở Syria, không quân Nga có số lần xuất kích trong một ngày đêm còn nhiều hơn những gì liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành trong một tháng!
Hải quân Nga thực hiện các đòn tấn công vào các mục tiêu ở Syria từ khoảng cách hàng chục nghìn km.
Bên cạnh đó là khả năng tổ chức của hệ thống hậu cần đáp ứng cho cụm quân triển khai ở Syria.
Tờ báo Anh cũng đánh giá rất cao tiềm lực phòng không của Nga khi cho rằng những hệ thống được Nga triển khai ở Syria và miền Đông Ukraine đã ngăn chặn các đòn tấn công nhằm vào quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng như lực lượng đòi độc lập ở Donbass.
Ngay cả tướng lĩnh Mỹ cũng phải công khai thừa nhận thành công của Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Nếu trước đây có nhiều ý kiến nhận định Nga lạc hậu trong lĩnh vực này thì những sự kiện gần đây cho thấy Nga sở hữu những hệ thống vượt trội.
vu-khi-han-gi-nga-khien-phuong-tay-bang-hoang.jpg

Hải quân Nga phóng tên lửa Kalibr từ Địa Trung Hải tiêu diệt mục tiêu của IS ở Syria.
Nga chưa dừng lại
Nga vẫn đang tiếp tục triển khai các hệ thống phòng không khác nhau ở cả Crimea và tỉnh Kaliningrad nằm sát châu Âu.
Tư lệnh không quân Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Frank Gorenc thừa nhận những động thái của Nga đang gây ra những khó khăn nghiêm trọng đối với không quân NATO.
Tờ The Independent nói thêm rằng Nga không chỉ khiến phương Tây lo ngại mà chiến dịch quân sự của Nga ở Syria còn khiến Israel “đứng ngồi không yên”.
Lo ngại lớn nhất của Israel là các loại vũ khí hiện đại của Nga rơi vào tay Iran, nước vốn coi Israel là mối đe dọa chính.
Các loại vũ khí này cũng có thể lọt vào tay các quốc gia Arab khác có quan hệ không mấy tốt đẹp với Israel. Israel có thể mất đi sự vượt trội trên không – vốn là ưu thế của nhà nước Do Thái trước quân đội các nước láng giềng thù địch trong khu vực.
 
23/8/12
1.162
3
38
Siêu hạm USS Coronado bị tàu cỡ nhỏ khóa chết

02/02/2016 20:40
1
1-sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet-1231189-1454409029358-57-0-465-800-crop-1454409161584.jpg

Chia sẻ:
Theo Bloomberg, trong cuộc diễn tập trên biển, tàu chiến (LCS-4) USS Coronado của Mỹ đã không thể tiêu diệt được tàu chiến cỡ nhỏ và bị những tàu này áp sát.

sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Bloomberg dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết, cuộc tập trận này được tổ chức vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2015, tàu chiến mới này đã có thể chặn đứng một số lần tấn công tuy nhiên trong một số tình huống quyết định các tàu đối phương loại nhỏ đã tiếp cận sát đến con tàu.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Theo ông Michael Gilmore, giám đốc phụ trách kiểm tra vũ khí của Lầu Năm Góc, tàu USS Coronadochưa thể hoàn toàn đối đầu được với chiến thuật tấn công đơn giản và điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xử lý của con tàu trước những mối đe dọa tiềm tàng hơn.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Chính vì vậy, hiện Hải quân Mỹ vẫn chưa thể yên tâm về những vấn đề kỹ thuật của lớp tàu này, từ hệ thống phát điện, điều hòa cho tới an ninh mạng điều hành, ông Michael Gilmore cho biết.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Ngoài vấn đề về kỹ thuật, lớp tàu này còn bị đánh giá là không xứng với chi phí bỏ ra khi giá thành của nó quá đắt đỏ so với dự kiến ban đầu.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Trước đây, Hải quân Mỹ muốn đóng từ 50-60 chiếc LCS trong giai đoạn 2014-2018 với chi phí 460 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mỗi chiếc có chi phí đội lên tới 600 triệu USD.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Hải quân Mỹ cũng cố thuyết phục rằng con số này có thể giảm xuống còn 450 triệu khi LCS được sản xuất hàng loạt, song đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Nhận thấy điểm yếu cố hữu của lớp tàu này, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị vũ khí thông minh cho lớp tàu này để bù đắp vào điểm yếu của nó.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Cụ thể, hồi giữa năm 2014, tàu USS Coronado (LCS 4) lần đầu tiên được thử lửa với tên lửa đối hạm thế hệ thứ 5 NSM và chuẩn bị được trang bị lọai tên lửa này.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Tên lửa NSM có chiều dài khoảng 4 m đã trang bị cho chiến hạm của Hải quân Na Uy. Tên lửa NSM dùng để tác chiến trong môi trường duyên hải phức tạp, tên lửa mới có thể bay cả trên mặt đất, lẫn trên mặt nước.
NSM được làm bằng vật liệu composite và có một thiết bị rất tinh vi để nâng cao xác suất đánh trúng và giảm thiểu tín hiệu bộc lộ của tên lửa.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Tên lửa bay tới mục tiêu ở độ cao cực thấp, ở giai đoạn dẫn cuối, tên lửa thực hành các thao tác cơ động ngẫu nhiên và có thể phát nhiễu gây khó khăn các hệ thống phòng không trên hạm trong việc đánh chặn tên lửa.
sieu-ham-uss-coronado-bi-tau-co-nho-khoa-chet.jpg

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, Hải quân Mỹ đang khẩn trương thực hiện những bước cần thiết để mua tên lửa NSM để trang bị cho tàu tuần duyên lớp LCS.
Nếu kế hoạch này được thực hiện, tàu tuần duyên lớp LCS sẽ sở hữu sức mạnh có thể khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Quá trình hiện đại hoá quân đội Mỹ hoàn toàn thất bại!

Quang Huy | 03/02/2016 19:30
0
ac4a65d37b0bb3647d7a8a6a95e27eef-1454481237567-15-0-537-1024-crop-1454481263066.jpg

Xe tăng M1A2 Abrams của Lục quân Mỹ.
Chia sẻ:
Theo báo cáo của các chuyên gia thuộc Tiểu ban Quốc gia về Những vấn đề phát triển lục quân Mỹ đệ trình Hạ viện, quá trình hiện đại hoá quân đội đang hết sức lo ngại.

Lục quân Mỹ cần phải cải thiện hệ thống phòng thủ chống tên lửa, hiện đại hoá xe cơ giới và trực thăng chiến đấu cũng như kho vũ khí chính xác.
Tuy nhiên, cơ quan đầu não của quân đội Mỹ không có nổi định hướng rõ ràng về quá trình hiện đại hoá quân đội. Thông tin này do tờ báo National Defense Magazine cung cấp.
Theo báo cáo của các chuyên gia thuộc Tiểu ban Quốc gia về Những vấn đề phát triển lục quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đệ trình trước Hạ viện nước này, quá trình hiện đại hoá các đơn vị vũ trang đang hết sức lo ngại.
“Hạn chế đầu tư vào quá trình hiện đại hoá là nguyên cơ dẫn tới những rủi ro trong tương lai, kể cả trong bối cảnh cơ cấu an ninh ít phức tạp hơn những gì đang diễn ra hiện nay”, trong báo cáo của Tiểu ban gồm 8 cựu quan chức quân sự cấp cao ghi rõ.
Khi đề cập tới những điểm yếu của các lực lượng lục quân, các chuyên gia chú trọng tới khả năng của không quân lục quân, hoạt động của hệ thống phòng không tầm ngắn, hiện trạng của lực lượng pháo binh và phòng vệ các cuộc tấn công bằng xạ, hoá và sinh học.
qua-trinh-hien-dai-hoa-quan-doi-my-hoan-toan-that-bai.jpg

Trực thăng tiến công AH-64 của Mỹ.
Trong báo cáo nêu rõ rằng, sự cần thiết hiện đại hoá quân đội trong những hạng mục này liên quan tới các lực lượng vũ trang của Mỹ ngay tại lãnh thổ của mình, tại Châu Âu và bán đảo Triều Tiên.
Tiểu ban về những vấn đề các lực lượng bộ binh Mỹ cũng cung cấp một bản danh sách dài về những chương trình quốc phòng thất bại trị giá hàng tỷ đôla.
Phó chủ tịch Trung tâm phân tích Lexington Institute (Mỹ), ông Daniel Gure cho rằng các lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay không có những dự án hiện đại hoá mang tính quy mô, còn cơ quan đầu não của quân đội không có một định hướng cải tiến một cách rõ ràng.
qua-trinh-hien-dai-hoa-quan-doi-my-hoan-toan-that-bai.jpg

Pháo tự hành 155mm M109A6.
“Quân đội cần phải tăng cường hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hệ thống phòng vệ chủ động của các cỗ máy quân sự, cải tiến kho vũ khí chính xác cao và pháo cối.
Đây là những cải tiến tối quan trọng đối với các lực lượng bộ binh dù chi phí cao, nhưng Mỹ còn lâu mới đạt tới”, ông Gure chia sẻ.
Theo ý kiến của chuyên gia này, thẩm quyền của Tiểu ban trong việc trao đổi thông tin với Hạ viện là cơ hội đặc biệt để chuyển tải những vấn đề mang tính cơ bản của các lực lượng vũ trang và tác động vào quá trình hiện đại hoá cũng như tăng ngân sách đầu tư.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không biết tận dụng cơ hội này. Tôi cho rằng, quá trình này thất bại trong tất cả các hạng mục. Có khả năng, vấn đề chính trị đã tác động vào quá trình này”, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga: Áo giáp mới có thể chịu được đạn xuyên giáp bắn tỉa từ 5m

PnM | 03/02/2016 13:45
1

untitled-1-1454468905892.gif

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Loại áo giáp của tương lai này hiện vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi tới công chúng mà chỉ mới bắt đầu đi vào thử nghiệm hẹp trong Quân đội Nga.

nga-ao-giap-moi-co-the-chiu-duoc-dan-xuyen-giap-ban-tia-tu-5m.jpg

Chương trình "Voennaya Priemka" trên kênh truyền hình "Zvezda" của Nga mới đây đã có một buổi phát sóng giới thiệu thế hệ áo giáp chống đạn mới nhất dành cho lực lượng công binh đặc nhiệm.​
Trang bị này hiện vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi tới công chúng mà chỉ mới bắt đầu đi vào thử nghiệm hẹp trong quân đội.​
nga-ao-giap-moi-co-the-chiu-duoc-dan-xuyen-giap-ban-tia-tu-5m.jpg

Các phóng viên của kênh "Zvezda" đã được mời bắn vào chiếc áo giáp mang lựu đạn dành cho lực lượng đột kính ở cự ly gần (chỉ khoảng 2 mét) để kiểm tra khả năng bảo vệ của nó.​
Kết quả thật bất ngờ: chiếc áo giáp thế hệ mới có thể bảo vệ an toàn cho người mặc và chịu được các phát bắn từ súng trường bắn tỉa và thậm chí là cả đạn súng máy.​

Thử nghiệm áo giáp chống đạn thế hệ mới​
"Chiếc áo giáp chống đạn này có chức năng bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể, vì thế chúng tôi đảm bảo nó có thể giữ được đạn xuyên giáp bắn từ súng máy hoặc súng bắn tỉa ở khoảng cách 5 mét.
Áo không làm đạn nảy bật ngược lại, nhưng đảm bảo người mặc sẽ sống sót." - Sergey Khalyapin, người đứng đầu nhóm phát triển sản phẩm thuộc Công ty “Fort Technology” cho biết.​
nga-ao-giap-moi-co-the-chiu-duoc-dan-xuyen-giap-ban-tia-tu-5m.jpg

Khi các binh sỹ mặc chiếc áo giáp, thân thể họ sẽ được bảo vệ bởi các tấm thép, bao gồm cả hai bên mạng sườn. Ở các vị trí khác của bộ đồ, nơi không được lót thép, thì có thể chịu được đạn súng lục do được lót vải aramid.
 
23/8/12
1.162
3
38
Quân đội Mỹ quen đánh "phiến quân", sao đọ nổi Nga và Trung Quốc?

TH | 04/02/2016 13:30
0

my-dinh-dua-them-quan-toi-iraq-1454561161344-31-0-540-999-crop-1454561181345.jpg

Quân đội Mỹ tại Iraq.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Do đã hình thành “thói quen” tác chiến với các lực lượng phiến quân ở Trung Đông, Quân đội Mỹ hiện không đủ khả năng chống lại các lực lượng hiện đại của Nga và Trung Quốc.

Binh lính Mỹ hiện đã quen tác chiến trong các điều kiện đường phố “bụi và bẩn” ở khu vực Trung Đông, trong khi đó Quân đội Nga và Trung Quốc, các lực lượng được coi là đối thủ chính của Mỹ, lại đang rất tích cực phát triển tiềm lực của mình.​
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng Mỹ có thể giành chiến thắng nếu xảy ra xung đột với hai đối thủ này.​
Theo nhận định của tạp chí U.S.News & World Report, Quân đội Mỹ hiện không đủ khả năng chống lại các Quân đội hiện đại của Nga và Trung Quốc.​
Nguyên nhân là do binh lính Mỹ đã hình thành “thói quen” tác chiến với các lực lượng phiến quân ở Trung Đông.​
“Quân đội Mỹ trong nhiều năm qua đã tập trung thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại các lực lượng phiến quân ở Trung Đông, trong khi đó quân đội các nước đối thủ lại được phát triển mạnh”.
quan-doi-my-quen-danh-phien-quan-sao-do-noi-nga-va-trung-quoc.jpg

Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.​
Theo U.S.News & World Report, các lực lượng quân đội Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ là tác chiến “trong các cuộc chiến tranh không xác định trên các đường phố bụi, bẩn ở Iraq và Afghanistan”.​
Chính điều kiện này khiến Mỹ tập trung vào phát triển và sản xuất các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hạng nhẹ, ví dụ như các phương tiện vận tải chống mìn MRAP, các thiết bị bay không người lái và các thiết bị bổ trợ khác.​
“Trong khi đó, Nga đã bắt tay vào thực hiện chương trình củng cố và hoàn thiện lực lượng quân sự của mình.
Nga đã đầu tư vào việc nghiên cứu, chế tạo các mẫu xe tăng công nghệ cao và các loại máy bay có khả năng phóng cùng lúc vài quả tên lửa, trong đó có tổ hợp phòng không S-400 hiện đang triển khai ở Syria” - U.S.News & World Report viết.​
quan-doi-my-quen-danh-phien-quan-sao-do-noi-nga-va-trung-quoc.jpg

Tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga đang triển khai tại Syria. Ảnh: RT.​
Ngoài Nga, Trung Quốc thời gian qua cũng cố gắng phát triển lực lượng quân đội của mình nhằm đảm bảo củng cố được lực lượng Hải quân và Không quân. Họ đang trở thành một trong những nhân tố đảm bảo sự phát triển trong khu vực.​
U.S.New & World Report cũng cho rằng ngoài “thua thiệt” trước Quân đội Nga và Trung Quốc, Mỹ sẽ không thể ngăn chặn kịp thời khả năn lực lượng khủng bố IS củng cố tiềm lực của mình.​
“IS sử dụng chiến thuật cơ động đặc trưng cho các cuộc “chiến tranh thông thường”. Chiến thuật này thậm chí còn được IS sử dụng nhiều hơn so với các nhóm cực đoan khác mà Mỹ đã đối đầu.​
Ngoài ra, IS cũng kết hợp chiến thuật cơ động này với chiến thuật đặc trưng của các lực lượng nổi dậy để cô lập biên giới với Iraq. IS đã tận dụng cuộc nội chiến ở Syria và việc Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 để phục vụ mục đích này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tạp chí Mỹ: Tàu ngầm Nga làm NATO kinh hãi

(Vũ khí) - Sau một thời gian dài tạm lắng, hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã quay trở lại mức độ thời Chiến tranh Lạnh.

Đó là nhận định của nhà báo Dave Majumdar trên tạp chí Mỹ National Interest. Ông dẫn tuyên bố của Phó Đô đốc Anh Clive Johnson, Tư lệnh Hải quân của NATO: "Các tàu ngầm hiện đại của Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, làm NATO hoang mang lo ngại".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tap-chi-my-tau-ngam-nga-lam-nato-kinh-hai_61551983.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phó Đô đốc này nhận định, các tàu ngầm mới của Hải quân Nga đã vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh. Clive Johnson chỉ ra rằng, Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc, các tàu ngầm Nga hiện đại "có phạm vi hoạt lớn, sở hữu loạt hệ thống được cải tiến và điều khiển thuận lợi".
Quả thực, sự đầu tư của Nga vào hiện đại hóa hạm đội đã thu được hiệu quả, nếu chính NATO xác nhận "tính chuyên nghiệp và khả năng điều khiển được nâng cao", nhà báo National Interest viết.
"Đó là thực tế đáng báo động", tác giả trích lời Clive Johnson từ một cuộc phỏng vấn với IHS Jane's của Anh.
Năm ngoái, chính National Interest cũng có bài viết liệt kê các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga và nhận định, thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga tiếp tục có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Nâng cấp các mô hình tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh và thiết kế các tàu ngầm hoàn toàn mới, Nga rõ ràng có kế hoạch cải thiện vị thế và tiềm năng Hạm đội hải quân của mình.
Trong danh sách các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, theo liệt kê của National Interest, đứng đầu là tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là tàu Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến.
Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 Paltus (NATO gọi là tàu Kilo). Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa năng Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp). National Interest dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borey.
Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với lượng giãn nước khi lặn là 13.500 tấn.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ cảnh giác với UAV Trung Quốc ở Biển Đông

(Vũ khí) - Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một đối thủ hàng đầu trong cuộc đua quốc tế về sản xuất máy bay không người lái.

Sản phẩm của họ hiện đang đóng vai trò chủ chốt ở những khu vực có tranh chấp là Iraq, Syria, Pakistan và Triều Tiên. Theo các nhà quan sát quân sự, máy bay không người lái, còn gọi là UAV của Trung Quốc đã được các đơn vị an ninh Iraq dùng để chống lại các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây ra nhiều thương vong hồi giữa tháng 12/2015.
Ông Michael Boyle, một chuyên gia về UAV và học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Mỹ, bình luận: “Nhiều nhà sản xuất UAV Trung Quốc đang bán những chiếc UAV nhỏ có khả năng trinh sát chiến trường và một số giờ đây có thể mang hỏa tiễn”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chuyen-gia-my-canhgiac-voiuav-trung-quoc-o-bien-dong_61410955.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trung Quốc phát triển mạnh mẽ máy bay không người lái trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung sâu vào ứng dụng quân sự.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Boyle cho rằng tiềm năng xuất khẩu UAV Trung Quốc rất lớn vì Quốc hội Mỹ đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo đối với UAV Mỹ. Hiện Trung Quốc có thể chỉ đứng sau quy mô sản xuất của Mỹ.
Theo ông, UAV Trung Quốc sẽ có một thị trường tấp nập người mua là các nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi, những nơi không được mua công nghệ Mỹ.
Các chuyên gia còn nhận định UAV sẽ ảnh hưởng đến sự giằng co chính trị và giữa các nước ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, với khả năng Nhật Bản sẽ triển khai các UAV Hawk do Mỹ sản xuất.
Trung Quốc cũng có thể triển khai UAV để bảo vệ các dự án đầu tư của họ ở các vùng gặp rắc rối hoặc bị khủng bố tấn công ở châu Á và châu Phi.
Ông Boyle nêu rõ: “Khu vực bên trên các đảo có tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng trở thành một khu vực chính yếu đối với cuộc cạnh tranh về UAV. Chúng có nhiều lợi thế: UAV có thể xác định các thay đổi trên bề mặt các đảo và cung cấp các bằng chứng hình ảnh về sự củng cố quân sự".
Cũng theo ông Boyle, công nghệ UAV đang thay đổi cơ bản các định nghĩa về cạnh tranh toàn cầu và âm thầm thay đôi luật chơi đối với nhiều cuộc xung đội và đối đầu kéo dài.
Đây không phải là lần đầu người Mỹ tỏ ra cảnh giác với UAV Trung Quốc. Năm ngoái, truyền thông dẫn bản báo cáo của Viên nghiên cứu khu vực châu Á Thái Bình dương “Dự án 2049” có trụ sở tại Washington cũng chỉ rõ, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ gây tổn thất nặng nề mang tính hủy diệt cho Hải quân Mỹ, đặc biệt là tàu sân bay và các căn cứ hải quân. Khi xảy ra chiến tranh, hàng loạt UAV Trung Quốc sẽ tấn công hết đợt này đến đợt khác, vô hiệu hóa hệ thống phòng không chiến trường và giáng những đòn mang tính hủy diệt bằng bom điều khiển và tên lửa xuống đầu quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo ý kiến của tác giả bản báo cáo, Trung Quốc đang thực thi những chương trình phát triển các UAV lớn và toàn diện nhất trên thế giới, thực tế đã và đang đe dọa sức mạnh quân sự, vị thế chính trị nước Mỹ. Bản báo cáo cũng đề cập đến các trường đại học, các viện và các cơ sở nghiên cứu, các tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ, những nhà lãnh đạo và toàn bộ tiềm lực công nghiệp Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một bước đại nhảy vọt trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản xuất và khai thác sử dụng UAV trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quân sự.
Các UAV Trung Quốc trong tương lai sẽ xuất kích trong một không đoàn thống nhất, có thể tiếp dầu trên không, tự cất hạ cánh trên các căn cứ và tàu sân bay, tác chiến điện tử, dẫn đường tên lửa hành trình đồng thời chủ động tấn công bằng bom, tên lửa. Một trong những nguy cơ đối với người Mỹ là tiến trình nghiên cứu, thiết kế và phát triển các UAV có tầm bay xa và thời gian hoạt động dài của Bắc Kinh, những UAV này có thể giáng những đòn tấn công bất ngờ vào các căn cứ chiến lược của Mỹ ở Okinawa, Philipphines hoặc trên đảo Guam cũng như các căn cứ quân sự các nước láng giềng.
Báo cáo cũng đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn các nguy cơ đe dọa của UAV Trung Quốc như tăng cường hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh trong khu vực, tăng cường năng lực tác chiến, hiện đại hóa các đơn vị tác chiến điện tử và chiến tranh mạng, trên các căn cứ quân sự Mỹ các máy bay chiến đấu phải có hầm chứa ngầm, lực lương công binh phải có khả năng phục hồi nhanh các đường băng, phân tán lực lượng trên các đảo thuộc quyền ở Thái Bình Dương
Rõ ràng Washington đang thật sự bất an trước sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế tạo và sản xuất máy bay không người lái của Bắc Kinh.
 
23/8/12
1.162
3
38
Afghanistan mua Mi-35 Nga và “tiêu chuẩn kép” của Mỹ

(Bình luận quân sự) - Afghanistan đang tìm nguồn ngân sách để mua trực thăng Mi-35 của Nga, sau khi bị Washington cấm không được dùng viện trợ quân sự của Mỹ để trả cho Moscow.

Quyết định dỡ bỏ trừng phạt kể trên có hiệu lực 2 năm kể từ ngày ký nhưng còn “thòng” thêm một ghi chú là quyết định này có thể được hủy bỏ nếu có quyết định khác thay thế.
Sâu khi Afghanistan từ chối nhận trực thăng vận tải hạng nặng Chinook, Mỹ đã buộc phải ký hai hợp đồng mua máy bay trực thăng Mi-17 với Nga để cung cấp cho quân đội nước này, với tổng số 63 chiếc đã được bàn giao trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
Hợp đồng Mi-17 là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Nhà Trắng, Lầu Năm Góc với quốc hội Hoa Kỳ. Nghị viện nước này và thậm chí là chính quyền Washington cũng biết rằng hành động mua máy bay trực thăng Mi-17 Nga cho Afghanistan khác nào hành động đầu tư cho "kẻ thù tiềm năng".
Bản thân Bộ quốc phòng Mỹ không muốn phải hợp tác quân sự với Nga, cũng như “tiếc” số tiền viện trợ quân sự phải chi cho chính quyền Kabul mua lượng máy bay lớn của Moscow, mà không thèm dùng Chinook của mình.
Tuy nhên, phi công Afghanistan khẳng định họ chỉ muốn lái máy bay Nga và cũng chỉ có trực thăng Nga mới phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở nước này, do đó Mỹ buộc phải chi hơn 1,5 tỷ USD để mua 63 chiếc Mi-17V-5 của nhà máy chế tạo hàng không Kazan.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
_525890.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mỹ buộc phải nới trừng phạt Nga để bảo dưỡng máy bay Mi-17 cho Afghanistan​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Mikhail Khodarenok, chủ bút tờ Voenno-Promyshlennyi Kurier (một tờ báo phân tích công nghệ quân sự của Nga) giải thích rằng, có khả năng là Afghanistan đã gây áp lực với Mỹ buộc Washington phải nới lỏng lệnh trừng phạt Moscow để Nga cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa.
Về vấn đề ngân sách mua sắm các trực thăng Mi-35, do Mỹ không cho Afghanistan dùng tiền viện trợ quân sự của mình để mua, nên Nga có thể dùng biện pháp lách luật là ủy thác mua sắm cho một bên thứ 3 không bị cấm vận, ví dụ như Ấn Độ.
Cuối tháng 12-2015, Afghanistan đã nhận được 4 chiếc máy bay trực thăng tấn công Mi-25 (một biến thể của Mi-24 Hind) do Nga chế tạo, được cung cấp từ Ấn Độ. Quyết định này được thông qua trong chuyến thăm New Dehli của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm 8-12-2015.
Do đó, một số nhà phân tích cho rằng, Nga có thể thông qua trung gian là Ấn Độ để cung cấp các trực thăng tấn công của mình cho Afghanistan và Kabul có thể ung dung dùng tiền của Mỹ để trả cho Moscow mà Mỹ khó có thể làm gì được. Hoặc nếu không 2 bên có thể dùng phương pháp “hàng đổi hàng”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ 'nóng mặt' vì công nghệ tác chiến điện tử của Nga

(Vũ khí) - Mục tiêu của dự luật là nhằm giúp quân đội Mỹ giữ vai trò áp đảo khi tấn công và phòng thủ trong tác chiến điện tử.

Quốc hội Mỹ ngày 5/2 đã đề xuất một dự luật mới nhằm đẩy nhanh phát triển công nghệ tác chiến điện tử lên ngang tầm với Nga, Trung Quốc và Iran, thay thế cho những quy định hiện hành, vốn quy định tiến trình mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ phải mất hàng chục năm, qua đó giúp tăng cường năng lực của quân đội Mỹ.
Dự luật này sẽ trao cho Bộ Quốc phòng Mỹ và giới lãnh đạo công nghiệp quốc phòng phương tiện để nhanh chóng phát triển công nghệ tác chiến điện tử cho các chiến đấu cơ, vốn đã chứng tỏ tầm quan trọng trong cuộc chiến Kosovo".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nong-mat-vi-cong-nghe-tac-chien-dien-tu-cua-ngabr_71420941.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tác chiến điện tử là một biện pháp phi đối xứng lợi hại của Nga đối phó với ưu thế công nghệ cao của Mỹ và NATO{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trên thực tế, năng lực tác chiến điện tử của Ngađang khiến cho Mỹ phải dè chừng. Hồi tháng 3/2015, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.
Theo thông báo của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu, Tướng Frank Gorenc vào tháng 11/2015 thú nhận, các hệ thống tác chiến điện tử Nga biến mọi ưu thế vũ khí công nghệ cao hiện có trong trang bị của NATO thành con số không.
“Họ đã lấp kín lỗ hổng. Ưu thế trên không của chúng ta đang tan biến. Nhưng đáng lo hơn là những khả năng mới của họ thực hiện chiến lược chống tiếp cận một số khu vực nhất định (A2/AD)”.
Thuật ngữ A2/AD của NATO dùng để chỉ hoạt động ngăn chặn lực lượng đối phương tiếp cận lãnh thổ của mình (anti-access hay A2) đồng thời hạn chế các hành động hiệu quả của đối phương trên lãnh thổ một khi chúng vẫn đột phá được vào (area-denial hay AD).
Phương Tây, trước hết là Mỹ cho rằng, chỉ có họ nắm giữ bí mật thực hiện khái niệm A2/AD và không bao giờ cho phép các lực lượng mà họ coi là kẻ thù tiến vào biên giới của họ.
Bản thân họ có quyền tuyên bố mọi khu vực trên thế giới là khu vực lợi ích sống còn của mình và có quyền tiến hành chiến tranh mà không ai làm gì được. Lãnh thổ Nga cũng không ngoại trừ.
Nhưng nay thì không phải máy bay hay tên lửa nào cũng có thể dễ dàng bay quay biên giới Nga, chứ chưa nói đến chuyện thực hiện các đòn tấn công chính xác.
Bức tường vô hình của các hệ thống tác chiến điện tử có thể “móc đi não bộ” của những vũ khí thông minh nhất của NATO đã trở thành trở ngại gần như không thể vượt qua.
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Vấn đề này đã trở nên cấp bách sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
Ví dụ việc máy bay Su-24 Nga áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook trên biển Đen tháng 4/2014, chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.
Trước đó, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ. Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép một chiếc của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.
 
Status
Không mở trả lời sau này.