Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Đã có F-16 Mỹ, Iraq vẫn thèm tiêm kích MiG-29 Nga

Cập nhật lúc: 16:00 15/02/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tận mắt vũ khí tối tân Iraq rơi vào tay IS
Điểm dàn vũ khí tối tân Iraq mua để đánh IS

(Kiến Thức) - Không quân Iraq dường như đang tính tới khả năng mua thêm tiêm kích đa năng MiG-29 từ Nga dù đã có F-16 hiện đại.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn nguồn tin từ Nga cho hay, Iraq đang xem xét khả năng mua lại một số tiêm kích đa năng MiG-29 từ Nga nhằm tăng cường sức mạnh không quân của nước này trong bối cảnh phức tạp hiện tại.​
Thông tin này cũng được tờ Kommersant của Nga đăng tải. Theo đó Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã có các buổi hội đàm với các quan chức Iraq tại Bagdad vào hôm 10/2.​
Tuy không có bất cứ thông tin chi tiết nào về khả năng Iraq sẽ mua MiG-29 từ Nga, nhưng cả hai bên đều tuyên bố đang mở rộng mối quan hệ thương mại và hợp tác quân sự giữa hai nước.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trước năm 2003, Không quân Iraq đã từng sở hữu những chiếc MiG-29 do Liên Xô chế tạo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Được biết Không quân Iraq đang quá trình tái cơ cấu lực lượng với việc được đầu tư hàng tỷ USD để hiện đại hóa cũng như tăng cướng sức mạnh. Và bước đầu lực lượng không quân non trẻ của quốc gia Trung Đông này đã dành được một số thành quả đáng kể trên chiến trường trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS.​
Hiện tại Không quân Iraq đang có trong biên chế 6 chiếc tiêm kích đa năng F-16IQ mới được Mỹ chuyển giao trong tổng số 36 chiếc theo hợp đồng ký kết với Lockheed Martin, cùng với đó là 10 chiếc cường kích Su-25 mới mua từ Nga, 4 máy bay huấn luyện đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ Aero L-159 trong tổng số 15 chiếc đã đặt mua.​
Phần còn lại của Không quân Iraq chủ yếu là máy bay vận tải và trực thăng. Theo đó, họ được trang bị 3 máy bay vận tải quân sự C-130E, 6 chiếc C-130J, 6 máy bay An-32, một chiếc Beechcraft King Air 350ER, 2 máy bay trinh sát Seeker SB7L-360, 8 máy bay trinh sát SAMA CH2000 MTSA.​
Ngoài ra, còn có 11 máy bay tấn công hạng nhẹ 208B Grand Caravan, 15 máy bay huấn luyện T-6C Texan II, 20 chiếc Lasta 95 và 18 chiếc Cessna 172.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong hình là một chiếc F-16IQ của Không quân Iraq mới được đưa vào trang bị.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Xét về mọi góc độ thì Không quân Iraq dường như không có gì nhiều để có thể tạo được lợi thế áp đảo trên không so với phiến IS khi số lượng máy bay chiến đấu của nước này hoàn toàn không đủ cho một chiến dịch quân sự lớn.​
Việc mua lại những chiếc MiG-29 từ Nga có thể có thể là bước đi phù hợp đối với Bagdad trong tình thế hiện tại. Cho dù MiG-29 được phát triển và sản xuất từ thời Liên Xô nhưng dòng tiêm kích đa năng này vẫn có đủ khả năng giúp Không quân Iraq tạo lợi thế trước phiến quân IS trên chiến trường.​
Bên cạnh đó tiêm kích MiG-29 cũng được trang bị kho vũ khí tấn công mặt đất khá đồ sộ cho phép Không quân Iraq dễ dàng hơn trong việc vận hành loại máy bay chiến đấu này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Syria tung siêu tăng chống TOW tới chiến trường Aleppo

(Video) - Quân đội Syria một lần nữa triển khai của Nga T-90 xe tăng chống lại những kẻ khủng bố ở Aleppo Mặt trận ở miền Bắc Syria.

Quân đội chính phủ Syria vừa ra tuyên bố: "Việc triển khai xe tăng T-90 lần thứ 3 trong vòng 2 tháng gần đây đã tạo lợi thế lớn cho quân đội và các lực lượng liên minh trong nỗ lực đẩy các chiến binh khủng bố lùi 3 km về phía thị trấn Nubl và al-Zahra., Bắc Aleppo."
Các binh sĩ quân đội chính phủ Syria, NDF, Kata'eb Hezbollah và Harakat al-Nujaba đã phát động một chiến dịch phối hợp trên mặt trận phía Bắc Aleppo vào sáng thứ hai. Đến nay đã chiếm được làng Hardatnin, Doweir al-Zaytoun và Tal Gia-bin, Bắc Bashkoy.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
syria-sieu-tang-chong-tow-tro-lai-chien-truong-aleppo_16917368.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe tăng T-90MS trên mặt trận Aleppo, Syria{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện lực lượng của họ chỉ cách lối vào thị trấn Nubl và al-Zahra 4 km.
Lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đã ít nhất tăng giá so với các nhóm quân hơn ba cây số và đã giảm khoảng cách của họ với Nubl và al-Zahra từ bảy km đến bốn cây số.
Xe tăng T-90 với khả năng chống tên lửa TOW và tên lửa M79 vượt trội của mình dường như là hoàn hảo cho cuộc chiến ở Syria.
Trong hơn 4 năm rưỡi chiến tranh, hơn 9.000 hệ thống chống tăng BGM-71E3B TOW và M79 đã được Mỹ và Arab Saudi viện trợ cho các nhóm phiến quân ở Syria.
BGM-71 TOW (gọi tắt là TOW) là một trong những loại vũ khí chống tăng dẫn đường được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa TOW có tầm bắn tối đa khoảng 3.700 m, và phiên bản cải tiến được trang bị đầu đạn nặng 6,2 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp bằng thép dày đến 900 mm, có thể vô hiệu hóa mọi xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Syria.
VỚi ưu điểm đơn giản, gọn nhẹ, một hệ thống tên lửa TOW có thể được lắp đặt, bắn 3-4 quả tên lửa, sau đó được tháo dỡ và chuyển đến vị trí khác trong chưa đầy 5 phút, khiến các máy bay Nga không đủ thời gian để định vị và không kích tiêu diệt.
Đó chính là lý do tại sao quân đội chính phủ Syria gặp rất nhiều khó khăn trên mặt trận Aleppo trước khi sử dụng T-90MS.
T-90MS là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga. Lợi thế của T-90MS là được thiết kế tới ba lớp giáp bảo vệ dày giúp nó có khả năng chống lại sức công phá của các tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại, trong đó có TOW.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Tu-214R bay thẳng từ nhà máy tới Syria

(Vũ khí) - Theo Flightradar24, ngày 16/2, máy bay trinh sát Tu-214R của Nga đã rời sân bay của nhà máy sản xuất Kazan bay thẳng đến Syria để làm nhiệm vụ.

Theo tín hiệu không lưu ADS-B, trạm thu của trang mạng hàng không Flightradar24 đã ghi nhận tín hiệu máy bay do thám Tu-214R mang số hiệu đăng kí RA-64514 hoạt động trên không phận tỉnh Latakia, Syria.
Nguồn tin này cho biết, để đến được căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria, máy bay trinh sát Tu-214R này đã phải bay theo tuyến hành lang bay phía Đông đến Caspian, qua không phận của Iraq và Iran.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-tu214r-bay-thang-tu-nha-may-toi-syria_162313281.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiếc Tu-214R mang số hiệu đăng kí RA-64514.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Tu-214R là biến thể phục vụ cho mục đích quân sự được phát triển trên cơ sở khung gầm máy bay chở khách tầm trung Tu-204 do Cục thiết kế Tupolev phát triển. Biến thể Tu-214R được Liên hiệp sản xuất máy bay Kazan sản xuất theo đơn hàng từ Không quân Nga.
Theo một số nguồn tin ít ỏi, máy bay do thám Tu-214R được phát triển để thay thế mẫu Il-20 đã lỗi thời. Trên máy bay được cấu hình mang trang bị tình báo MRC-411 bao gồm cảm biến tình báo quang điện ELINT, radar khẩu độ tổng hợp SAR và trang bị tình báo tín hiệu và liên lạc. Ngoài ra, trên máy bay có thể mang hệ thống quang điện đa quang phổ.
Gói trang bị trên Tu-214R cho nó khả năng chặn tín hiệu phát ra từ hệ thống radar, máy bay, thiết bị vô tuyến, điện thoại di động...qua đo nghe lén được thông tin đối phó liên lạc qua thiết bị thông tin/điện thoại di động, biết được đối phương đang làm gì, âm mưu gì...
Thiết bị cảm biến quang điện và radar trên máy bay cho phép tạo ra bức ảnh lớn trên mặt đất để nhận diện và xác định vị trí quân địch, ngay cả khi chúng được ngụy trang.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-tu214r-bay-thang-tu-nha-may-toi-syria_162316494.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hành trình bay của chiếc Tu-214R đến Syria được Flightradar24 công khai.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tính đến thời điểm hiện tại, Tu-214R chưa bao giờ trải qua thực chiến, có khả năng việc Không quân Nga đưa loại máy bay đặc biệt này tới Syria nhằm thử nghiệm tính năng hiện đại có trên Tu-214R.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, với các thiết bị tiên tiến được trang bị trên máy bay, Tu-214R có thể kiểm soát toàn bộ tình hình mặt đất ở các khu vực định trước trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian.
Hành trình của chiếc Tu-214R từ nhà máy sản xuất đến thẳng chiến trường Syria diễn ra trong tình hình nóng đã gợi nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử của những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vào ngày 7/11/1941.
Hôm đó, nhiều đơn vị Hồng quân Liên Xô đã từ Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra chiến trường trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ cao cả đánh bại chủ nghĩa phátxít.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hơn 1 tháng chưa 1 chiếc T-90 nào bị hạ, trong khi tại Iraq và Yemen M1 Abram bị hạ bởi RPG, SPG đầy rẫy

Hình ảnh tăng T-90 tung hoành tại Aleppo trước tên lửa TOW

(Video) - Do không thể diệt được trận địa "sát thủ diệt tăng" TOW tại Aleppo đã buộc liên quân Nga-Syria tái triển khai tăng T-90MS đến vùng chiến sự khốc liệt này.

Vì sao cần T-90MS tại Aleppo?
Trong tuyên bố vừa được quân đội chính phủ Syria đưa ra cho biết: "Việc triển khai xe tăng T-90MS lần thứ 3 trong vòng 2 tháng gần đây đã tạo lợi thế lớn cho quân đội và các lực lượng liên minh trong nỗ lực đẩy lùi các chiến binh khủng bố sử dụng tên lửa chống tăng TOW tại phía Bắc Aleppo".
BGM-71 TOW (gọi tắt là TOW) là một trong những loại vũ khí chống tăng dẫn đường được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa TOW có tầm bắn tối đa khoảng 3.700 m, và phiên bản cải tiến được trang bị đầu đạn nặng 6,2 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp bằng thép dày đến 900 mm, có thể vô hiệu hóa mọi xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Syria.
Với ưu điểm đơn giản, gọn nhẹ, một hệ thống tên lửa TOW có thể được lắp đặt, bắn 3-4 quả tên lửa, sau đó được tháo dỡ và chuyển đến vị trí khác trong chưa đầy 5 phút, khiến các máy bay Nga không đủ thời gian để định vị và không kích tiêu diệt.
Advertising in 14 Seconds
play-button.png

Theo ước tính của quân đội Syria, các nhóm phiến quân hiện sở hữu 6.000 tổ hợp TOW được Mỹ và Arab Saudi viện trợ. Số tên lửa này đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng xe tăng của quân đội chính phủ Syria, xóa bỏ khoảng cách về thiết giáp trên chiến trường.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hinh-anh-tang-t90-tung-hoanh-tai-aleppo-truoc-ten-lua-tow_1611016.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tăng T-90MS tung hoành tại Syria.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cách T-90MS triệt hạ TOW
T-90MS là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được cải tiến từ xe tăng T-90, và được bắt đầu sản xuất vào năm 2012. Lợi thế của T-90MS là được thiết kế tới ba lớp giáp bảo vệ dày giúp nó có khả năng chống lại sức công phá của các tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại, trong đó có TOW.
Lớp giáp đầu tiên là hệ thống phòng vệ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora 1. Nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Shtora 1 gồm các thiết bị dò tìm tia laser, vốn được phiến quân sử dụng để chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa TOW. Khi Shtora 1 phát hiện xe tăng đang bị thiết bị ngắm laser định vị, nó sẽ tự động phóng lựu đạn khói, tạo ra một bức tường khói rộng 20 m, cao 10 m.
Việc phóng lựu đạn khói được thực hiện trong chưa đầy ba giây và kéo dài khoảng 20 giây. Màn khói có tác dụng ngụy trang cho xe tăng trước thiết bị ngắm quang học của TOW, khiến phiến quân không thể xác định được chính xác mục tiêu.
Shtora 1 còn được trang bị đèn chế áp quang học, phát ra ánh sáng bức xạ có tần số và dải sóng gần giống với nguồn sáng điều khiển tên lửa. Càng đến gần xe tăng, tên lửa càng nhận được ít tín hiệu điều khiển hơn, trong khi ánh sáng bức xạ gây nhiễu càng mạnh lên, khiến hệ thống điều khiển tên lửa bị nhiễu loạn và ra lệnh tự hủy khi nó còn cách xe tăng vài mét.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hinh-anh-tang-t90-tung-hoanh-tai-aleppo-truoc-ten-lua-tow_16111990.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống Shtora 1 bắn lựu đạn khói.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lớp giáp thứ hai là hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ thứ ba Relikt có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc và phát nổ trên lớp giáp này.
Lớp giáp trong cùng là lớp giáp bảo vệ thế hệ thứ ba hiện đại nhất của Nga, được làm bằng chất liệu tổng hợp gồm kim loại và gốm rất bền chắc, được đánh giá là một tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga.
Đặc biệt, khẩu pháo nòng trơn 125 mm trên T-90MS có hệ thống điều khiển bắn được trang bị ống ngắm nhiệt, thiết bị định tầm bằng laser, cùng thiết bị nạp đạn tự động cho phép T-90SM bắn 4-6 phát/phút vào vị trí mà tên lửa TOW vừa được bắn ra.
 
23/8/12
1.162
3
38
Video: Tên lửa chống tăng đầu hàng tổ hợp phòng thủ Shtora của T-90 Nga

VietTimes -- Mạng thông tin xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt một video, ghi lại một vụ tấn công thất bại của một tên lửa chống tăng trước hệ thống phòng thủ tích cực Shtora, trang bị cho xe T-90 Quân đội Syria, được lắp đặt cho xe bộ binh chiến đấu BMP trên sa mạc.
Quang Anh - /Thứ Tư, ngày 17/2/2016 - 13:24

Trên nhiều trang mạng xã hội khác nhau xuất hiện video, được nhận định rằng chiếc xe bộ binh chiến đấu BMP, trang bị tổ hợp phòng thủ tích cực Shtora-1 đang dừng trên sa mạc.
Khi tên lửa chống tăng tiến gần mục tiêu, chuẩn bị va chạm với thiết giáp, hệ thống phòng thủ tích cực đã bẻ ngược hướng bay của tên lửa lên trời. Do chất lượng video thấp nên không xác định được chính xác hệ thống phòng thủ tích cực đã hoạt động thế nào.
Các tác giả đăng video khẳng định rằng, đó là đòn tấn công của lực lượng khủng bố vào xe tăng T-90 của quân đội Syria, nhưng hệ thống phòng thủ quang điện tử Shtora-1đã đánh bại tên lửa chống tăng có điều khiển có độ chính xác cao này. Video được quay bởi các tay súng khủng bố.
Báo Mùa xuân Nga đã tìm được video gốc của câu chuyện gây sốc này do các nhân viên của nhà máy Kurganmashzavoda quay lại.
Theo thông báo của nhà máy, đây là cuộc thử nghiệm được tiến hành trên sa mạc thao trường của Liên minh Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Mục tiêu được chọn là xe BMP - 3, tên lửa chống tăng là “Konkurs”.
Shtora-1 – Hệ thống quang điện tử phòng thủ tích cực chông các loại vũ khí chống tăng điều khiển chính xác, có khá năng phá hủy các loại tên lửa có đầu tự dẫn quang hồng ngoại và được điều khiển quang học. Được biên chế vào lực lượng vũ trang Liên xô năm 1989.
Hệ thống có thể giải quyết các nhiệm vụ sau
1. Bảo vệ tăng, thiết giáp trước các loại đạn chống tăng có điều khiển, sử dụng dẫn đường bằng chiếu xạ laser.
2. Bảo vệ tăng thiết giáp chống lại các loại pháo chống tăng, có sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực bằng thiết bị đo xa laser.
3. Bảo vệ tăng thiết giáp chông lại các loại đạn tên lửa có điều khiển có đầu dẫn bán tự động.





Hệ thống phòng thủ tích cực Shtora trên xe BMP
http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-...o-hop-phong-thu-shtora-cua-t90-nga-39727.html
 
23/8/12
1.162
3
38
Tổ hợp tên lửa Pantsir-S được bọc giáp chống đạn tốt hơn

Cập nhật lúc: 19:00 17/02/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Cận cảnh tên lửa S-300 Nga hiện diện tại Bắc Cực
Hình ảnh mới nhất căn cứ Không quân Nga tại Syria

(Kiến Thức) - Quân đội Nga dự định sẽ trang bị khung gầm của xe bọc thép kháng mìn Typhoon-K cho các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S.
Army Recognition dẫn nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Nga đang có ý định nâng cấp khung gầm bánh lốp đặc chủng cho tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S (Định danh NATO: SA-22 Greyhound) đang có trong trang bị của Quân đội Nga bằng nền tảng KAMAZ-53.958 (6560M).​
Pantsir-S là một trong những tổ hợp phòng không tiên tiến nhất của Quân đội Nga hiện nay, nó được trang bị hệ thống vũ khí chính gồm gồm 12 tên lửa đất đối không 57E6 và hai pháo phòng không tự động 2A38M 30mm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Khung gầm bọc thép đặc chủng KAMAZ-53.958 do công ty KAMAZ của Nga chế tạo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Công ty KAMAZ hiện tại đã hoàn tất việc phát triển nền tảng khung gầm đặc chủng KAMAZ-53.958 (6560M) 8x8 mới và có khả năng sẽ được trang bị cho các tổ hợp Pantsir-SM (biến thể nâng cấp của Pantsir-S) của Nga trong tương lai”, theo nguồn tin này cho biết.​
Khung gầm đặc chủng KAMAZ-53.958 có công suất tải trọng khoảng 25 tấn với hệ thống cabin được bọc thép và có thiết kế tương tự như xe bọc thép chở quân kháng mìn Typhoon-K của Quân đội Nga.​
Hệ thống giáp bảo vệ của nó đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất của Nga dành cho các phương tiện bọc thép là GOST 6a (tương đương tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp 3 của NATO), theo đó KAMAZ-53.958 hoàn toàn có thể chống lại được cả đạn xuyên giáp 7.62mm được bắn ra từ một khẩu súng bắn tỉa Dragunov SVD ở khoảng cách 25m.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S với khung gầm bánh lốp thông thường.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
KAMAZ-53.958 được KAMAZ giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng Interpolitex-2015 với nguyên mẫu được trang bị một động cơ đa nhiên liệu V8 KAMAZ có công suất 400 mã lực với hộp số do hãng Allison của Mỹ chế tạo.​
Bên cạnh đó mẫu xe tải đặc chủng này còn được trang bị hệ thống điều hòa không khí Ampex của Nhật Bản, trục ổ đĩa do công ty Madara Bulgaria chế tạo và cuối cùng là hệ thống đèn pha của hãng Cobo Italy.​
Tuy nhiên tất cả các bộ phận và linh kiện nhập khẩu trên KAMAZ-53.958 đều đã được Nga nội địa hóa và những chiếc KAMAZ-53.958 đầu tiên đang được lắp ráp bởi nhà máy chế tạo máy Remdiesel một trong những công ty con của KAMAZ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích F-22 đến Hàn Quốc chỉ mang tính chất thị uy

(Vũ khí) - Theo Arirang News, Mỹ đã điều 4 chiếc tàng hình cơ F-22 đến Hàn Quốc khi tình hình tại bán đảo này tiếp tục tăng nhiệt sau vụ thử bom H.

Quyết định điều động F-22 của Không quân Mỹ diễn ra đúng 1 ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ nếu tiếp tục tham vọng hạt nhân.
Được biết, khi đến Hàn Quốc, phi đội tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ hạ cánh tại căn cứ không quân Osan gần Seoul. Động thái này của Mỹ có thể khiến Bắc Triều Tiên coi sự xuất hiện của F-22 là một mối đe dọa, khi Mỹ muốn chứng tỏ điều họ có thể làm để bảo vệ đồng minh Hàn Quốc khỏi bất cứ cuộc tấn công tiềm năng nào của Triều Tiên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-f22-den-han-quoc-chi-mang-tinh-chat-thi-uy_171653221.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích F-22 đến Hàn Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, động thái này của Mỹ mang tính chất đe dọa nhiều hơn là răn đe thực tế bởi Triều Tiên chưa bao giờ phô trương sức mạnh của mình bằng Không quân trong khi đó, không chiến là khả năng mạnh nhất của F-22.
Sức mạnh đáng sợ nhất của Triều Tiên là kho tên lửa khổng lồ của nước này - vũ khí luôn khiến Mỹ và đồng minh trong khu vực e ngại. Theo số liệu từ cơ quan tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên được cho là đang sở hữu hơn 1.000 tên lửa các loại.
Hầu hết số hỏa tiễn này có thể đưa miền Nam vào tầm ngắm. Thậm chí, nhiều tên lửa Triều Tiên đủ sức bắn đến Nhật Bản lẫn các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Theo đó, Bình Nhưỡng đang có khoảng 700 tên lửa Scud-B/C tầm bắn từ 300 đến 500 km, khoảng 300 tên lửa Rodong tầm bắn 1.300 km. Ngoài ra, Yonhap đưa tin chính quyền Bình Nhưỡng từ năm 2005 đến nay còn triển khai hàng chục vụ thử tên lửa tầm ngắn, với tầm bắn khoảng 120 km.
Các thông tin trên càng củng cố thêm những dữ liệu mà người ta từng nghe về kho tên lửa của Triều Tiên. Lâu nay, chuyên trang an ninh Global Security dẫn một số nguồn tin quân sự khẳng định nước này sở hữu khoảng 200 tên lửa Hwasong-5, 400 tên lửa Hwasong-6 (tầm bắn 300 - 700 km).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-f22-den-han-quoc-chi-mang-tinh-chat-thi-uy_17164798.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đạn đạo BM25 Musudan đạt tầm bắn từ 2.500-4.000km.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bình Nhưỡng cũng có cả tên lửa tầm trung với Nodong-1 (tầm bắn 1.300 - 1.600 km), Nodong-2 (tầm bắn lên đến 2.000 km). Thậm chí, các loại Taepodong-1, Taepodong-2 đạt tầm bắn từ 4.000 - 6.000 km được cho là đã nằm trong kho tên lửa Triều Tiên.
Với một lực lượng hỏa tiễn hùng hậu như thế, những cơ sở trọng yếu của Seoul, Tokyo và Washington tại Đông Bắc Á đều có thể nằm trong tầm phá hủy của Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, theo tính toán của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, trụ sở ở Washington, Bình Nhưỡng đang sở hữu lượng vật liệu phân hạch đủ để sản xuất ít nhất 10 đầu vũ khí. Con số này sẽ tăng tới 20 hoặc 100 vào năm 2020.
"Triều Tiên đã xây dựng được một hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân tương đối phát triển. Thực tế này sẽ giúp họ trở thành một cường quốc hạt nhân nhỏ trong những năm sắp tới", chuyên gia đánh giá trong bản báo cáo.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay tàng hình T-50 của Nga lập kỷ lục thế giới

(Vũ khí) - Với tốc độ leo cao 384 m/s, chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 của Nga trở thành máy bay có tốc độ leo cao nhanh nhất thế giới.

[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t-50_19225918.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sukhoi T-50 phá kỷ lục để trở thành máy bay có tốc độ leo cao nhanh nhất thế giới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 PAK FA của Nga trong các bài kiểm tra thử nghiệm đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới về tốc độ leo cao, tờ Rg.ru cho hay.
Theo đó, một nguyên mẫu thử nghiệm T-50 PAK FA đã leo cao với tốc độ bay 384 m/giây. Với tốc độ như vậy, máy bay này sẽ vượt lên đỉnh núi Everest chỉ trong 23 giây.
T-50 đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí. Theo Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, trong năm 2016 sẽ xây dựng hàng loạt các bài kiểm tra trong 11 chuyên bay thử nghiệm cuối cùng. Nhà máy sản suất máy bay ở Komsomolsk-on-Amur đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt đối với PAK FA.
Mặc dù chưa đưa vào trang bị, nhưng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Đông Nam Á. Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ bắt đầu chế tạo phiên bản xuất khẩu của loại máy bay này.
Việc thực hiện ké hoạch thử nghiệm của máy bay T-50 được giữ bí mật, nhưng chúng tôi biết rằng nó đáp ứng các yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đó là đạt tới tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng nhiên liệu đốt sau, khả năng siêu cơ động với 2 động cơ điều khiển vector đa chiều 117S và khả năng gần như tàng hình trước radar.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-22 Mỹ bị Trung Quốc tóm sống?

(Vũ khí) - Tiêm kích tàng hình Chim ăn thịt F-22 của Mỹ được cho là đã xuất hiện ở biển Hoa Đông, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh hoàn toàn có đủ khả năng phát hiện ra những chiếc tiêm kích tàng hình F-22 khi chúng đe dọa đến an ninh của Trung Quốc.
Một báo cáo được công bố hôm 11/2 của Quân đội Trung Quốc cho hay, vào đầu tháng 2, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã điều một số máy bay chiến đấu đến tuần tra cái gọi là khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mà nước này tự lập nên ở Biển Hoa Đông sau khi phát hiện một số mục tiêu bay lạ hoạt động tại khu vực này.
Báo cáo trên cũng cho biết Trung Quốc cũng đã điều một số trực thăng đến khu vực các mục tiêu bay lạ trên xuất hiện, trong khi đó trên mặt biển là các tàu tuần tra thuộc Hải quân Trung Quốc và tất cả các lực lượng này đều được Bắc Kinh đặt trong tình huống sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, đến nay, Quân đội Trung Quốc vẫn chưa chịu tiết lộ các mục tiêu bay trên là gì và thuộc về quốc gia nào.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f22-lai-hien-nguyen-hinh-truoc-trung-quoc-o-bien-hoa-dong_212518.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-22 được cho là bị Trung Quốc phát hiện khi bay tại khu vực biển Hoa Đông.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mặc dù vậy, giới truyền thông Trung Quốc và cả phương Tây đang đồn đoán mục tiêu bay lạ mà Quân đội Trung Quốc muốn đề cập tới là chiếc tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ.
Điều này cũng được một số nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc xác nhận khi những chiếc F-22 này đi vào vùng ADIZ của Trung Quốc. Và nếu đây là sự thật thì Trung Quốc vừa có bước tiến lớn trong việc tìm cách đánh bại phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Yin Zhuo – Chuẩn Đô đốc của Hải quân Trung Quốc cũng là một chuyên gia phân tích quân sự cho biết, những chiếc F-22 của Mỹ không hẳn hoàn toàn có thể biến mất trước các hệ thống radar giám sát của Trung Quốc.
Với các công nghệ radar thế hệ mới, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát hiện ra được dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 năm này. Bên cạnh đó Yin cũng cho biết các dòng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của Trung Quốc như KJ-2000 và KJ-500 cũng có thể phát hiện ra được F-22.
Bên cạnh đó, National Interest cũng có những bình luận về khả năng thông tin Trung Quốc phát hiện ra máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.
Theo đó, tàng hình không phải là biến mất mà nó chỉ là công nghệ làm giảm tiết diện phản hồi radar của các chiến đấu cơ. Thông thường, thiết kế và vật liệu giảm phản hồi sóng radar chỉ giúp những chiếc máy bay trở nên khó xác định hơn.
Thứ nhất, lý do đến từ F-22. Nếu một chiếc F-22 mang theo các thùng chứa nhiên liệu phụ bên dưới các giá treo ngoài thân, thường được sử dụng trong các nhiệm vụ trên biển, nó sẽ mất khả năng tàng hình. Trong điều kiện hoạt động thông thường, F-22 cũng được lắp đặt một số trang thiết bị dưới bụng, khiến chúng dễ bị radar phát hiện.
Thứ hai, sự phát triển vượt bậc hệ thống radar cảnh giới mảng pha điện tử chủ động do Trung Quốc tự phát triển. Để tăng khả năng phát hiện máy bay tàng hình, có thể các radar của Trung Quốc sử dụng bước sóng ngắn nhằm vô hiệu hóa khả năng phản hồi radar của máy bay.
Dầu vậy, việc theo dõi và tiêu diệt được tiêm kích tàng hình là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Bắn rơi một chiếc phi cơ là sự kết hợp của tên lửa và radar kiểm soát hỏa lực, yếu tố đòi hỏi những bước tiến công nghệ lớn hơn so với radar theo dõi máy bay tàng hình.
Những dẫn chứng trên cho thấy, việc Trung Quốc theo dõi được F-22 hoạt động trên biển Hoa Đông hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với khả năng quân đội Trung Quốc có thể bắn hạ những chiếc F-22 của Mỹ trong trường hợp xung đột nổ ra.
"Chim ăn thịt" F-22 đã lộ mặt trước cả Trung Quốc và Nga?
Tuy vậy, bước thành công lớn của Trung Quốc nếu vật lạ ở biển Hoa Đông là F-22 thì đó cũng là điều mà người Nga cũng từng tự hào về khả năng tương đương.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f22-lai-hien-nguyen-hinh-truoc-trung-quoc-o-bien-hoa-dong_21213452.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ bị lộ mặt với Nga và sắp tới là Trung Quốc?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo đánh giá của Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh quân đội NATO tại châu Âu: "Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 mất khả năng tàng hình và trở thành 'bia bay' đối với các hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn có thể xảy ra".
Trong đó, quân đội Nga hiện đang sở hữu hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, trong đó có Moscow-1, có thể biến công nghệ tàng hình trên chiến đấu cơ F-22 trở nên vô dụng.
Theo các chuyên gia quân sự, tổ hợp Moscow-1 áp dụng công nghệ kỹ thuật số mới nhất, hoạt động ở chế độ radar thụ động, phát hiện các phương tiện bay bằng cách dò theo bức xạ của chúng từ khoảng cách 400 km. Tổ hợp này còn có thể phát hiện cả các loại đạn của đối phương.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f22-lai-hien-nguyen-hinh-truoc-trung-quoc-o-bien-hoa-dong_21217714.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mô hình các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga. Ảnh: Réseau international{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ hội tụ những đỉnh cao của công nghệ điện tử hàng không thế giới. Thân máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite công nghệ cao và hợp kim nhẹ cho phép giảm trọng lượng, tăng độ bền cơ học và khả năng tàng hình.
Cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77. Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị. APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay.
 
23/8/12
1.162
3
38
Những thất bại của máy bay hiện đại mà Hoa Kỳ cố gắng che đậy trong không chiến

Danh sách các máy bay Do Thái bị bắn trong CT Lebanon 1982

http://www.skywar.ru/lebwar.html

Truyền thông là cuộc chiến quan trọng nhất kể từ CTVN

Vd các chương trình nâng bi trên Natgeo, Discovery hoặc BBC thường xuyên ra rả chiến thắng oanh liệt của KQ liên minh trước Iraq (vì lúc đó truyền thông được tiếp cận với quân sự nhiều hơn, cuộc chiến Iraq 1991 là cuộc chiến đầu tiên lên sóng trực tiếp TV chứ ko phải phát lại như trước đây

https://www.youtube.com/watch?v=AFX-U0gZRfE

Trong các chương trình này đều ko bao giờ đả động việc F-18, Tornado bị MiG-25/29 bắn hạ (các nghiên cứu và điều tra sau này buộc Mỹ, Anh phải thừa nhận tổn thất, mặc dù vẫn cố giấu rằng ko bị bắn hạ bởi máy bay thế hệ thấp hơn)

F-15 ko hề chiếm ưu thế dogfight trước MiG-29 như quảng cáo, tất cả chiến thắng của F-15 hầu hết bởi hỗ trợ AWAC và AIM-7 BVR, cả 4 MiG-29 bị bắn hạ bởi F-15 bằng AIM-7M

USAF F-15Es vs IRAF MiG-29s

On the opening night of the war two Iraqi MiG-29s attempted to engage a flight of USAF F-15Es. One of the MiGs crashed while flying at low altitude but the other MiG pressed on. One of the F-15Es fired an AIM-9 Sidewinder when the MiG locked him up but missed. Several other F-15Es simultaneously tried to engage the lone MiG-29 but were unable to get the kill. One F-15E was actually flying past the Iraqi jet and maneuvered in for the kill but the pilot hesitated to take the shot because he was unsure of his wingmen's location and because he did not get a good tone with the Sidewinder missile
https://en.wikipedia.org/wiki/Air_e..._victories_during_the_Persian_Gulf_War_1991-4
http://www.rjlee.org/air/ds-aakill/By Weapon/

MiG-25 bắn hạ FA-18, sự thật mà Mỹ cố gắng che đậy

USN F/A-18s vs. IRAF MiG-25s
On the first night of the war, two F/A-18s from the carrier USS Saratoga were flying outside of Baghdad when two Iraqi MiG-25PDs interceptors from the 96th Squadron engaged them. In the beyond-visual-range (BVR) , one of the Iraqi MiGs, piloted by Lieutenant Colonel Zuhair Dawood, fired an R-40 missile, shooting down one of the F/A-18's as it was travelling Mach 0.92. The pilot, Lieutenant Commander Scott Speicher, was killed. It is widely believed he died upon the impact of the missile

Just hours into Desert Storm, an engagement in the air claimed the war's first U.S. casualty: Lieut. Comdr. Michael Scott Speicher (Pilot FA-18), killed when his plane was blown to bits by an Iraqi MIG-25 -- and not, as the Pentagon has told the public, by a ground-to-air missile.
http://www.nytimes.com/1992/09/15/opinion/death-of-a-fighter-pilot.html
http://aces.safarikovi.org/victories/iraq-gulf.html

MiG-29 bắn hạ hoặc trọng thương F-111 và B-52
An Iraqi MiG-29 struck an F-111 aircraft with an R60 missile, though the sturdy F-111 stayed airworthy. Several minutes later the same pilot fired a R27 missile at a B-52G on a bombing run, severely damaging it
http://www.acig.info/CMS/?option=com_content&task=view&id=37&Itemid=47
https://en.wikipedia.org/wiki/Air_e...victories_during_the_Persian_Gulf_War_19912-2


F-15E bị trọng thương khi dogfight với MiG-21 (có lẽ để nói giảm, nói tránh việc bị hạ "down")

USAF F-15E damaged in dogfight with MiG-21. Landed at Sarajevo airfield spewing thick smoke. Confirmed by NATO. The incident was confirmed by LtCdr Sheena Thomson of SFOR during a joint NATO-SFOR press conference on 03-25-99.
http://www.vif2ne.org/nvi/forum/arhprint/108110

F-15C bị trọng thương khi dogfight với MiG-25

Iraqi MIG-25 vs F-15 during the Gulf War 1991
Simultaneously to vibrate his right wing launching R-40RD missile towards No 2(the F-15), both aircraft turned away from the each other to avoid the incoming missile, seconds to explode near the F-15 No 2 remnants damage in the left engine, The U.S F-15 formation leader continue to move forward in a way and strange that he was not aware where is the MIG-25!

http://www.iraqiairforcememorial.com/operation-samarra/
https://books.google.com.vn/books?i...ge&q=seconds to explode near the F-15&f=false
 
Status
Không mở trả lời sau này.