Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đốt tiền vẫn đánh chặn hụt?

Ngọc Hòa | 21/02/2016 20:15
1

1-bao-nga-nghi-ngo-kha-nang-cua-he-thong-phong-thu-my-211141984-1456042797308-43-0-288-480-crop-1456042871967.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo tờ Sputnik, dù Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã nhận được khoản ngân sách không hề nhỏ, nhưng hiệu quả đã không đi đôi với ngân sách được nhận.

Mỹ thừa nhận
Nguồn tin dẫn nhận định của Giáo sư danh dự trường Đại học Kỹ thuật Massachusetts Theodore Postol cho rằng, các quan chức Mỹ tiếp tục nhấn mạnh vào việc sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa, mặc dù thiếu sót của nó là điều hiển nhiên.​
“Bất kỳ chuyên gia nào về vật lý đại cương cũng sẽ nói với bạn rằng hệ thống này không chỉ không hoạt động, mà sẽ không bao giờ hoạt động. Hệ thống dựa trên nỗ lực phân biệt giữa đầu đạn hạt nhân thực sự của tên lửa đạn đạo với mồi nhử.​
Và đây là lỗ hổng chính của hệ thống, nói lên sự bất lực tuyệt đối của các lãnh đạo chính trị Mỹ trong việc đưa ra quyết định hợp lý, không chỉ cho nền an ninh của Mỹ, mà đối với sự ổn định toàn cầu”, ông Postol nhận định đồng thời nói thêm rằng:​
“Những nỗ lực bất chấp tất cả để quyết định sử dụng hệ thống này dẫn đến cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga và đang đe dọa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.​
Tôi bị nhận nhiều chỉ trích kể cả bị cho là không yêu nước vì tôi dám nghi ngờ tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa”.​
my-dot-tien-van-danh-chan-hut-.jpg

Hệ thống phòng thủ trên hạm Aegis của Mỹ.​
Nga khắc chế
Sự yếu kém của hệ thống phòng thủ Mỹ đã được người Nga nhận ra và Moscow từng nhiều lần tuyên bố họ thừa khả năng đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa này của Mỹ.​
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Channel News Asia của Singapore cuối năm 2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nước này có mọi khả năng để khoan thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD - National Missile Defense).​
Nga không tham vọng lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng có đủ khả năng cần thiết đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa này. Những loại tên lửa hiện đại hóa của Nga có thừa khả năng bắt bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào phải im tiếng.​
RIA Novosti trích lời ông Lavrov nói rằng, Moscow không muốn và sẽ không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang. Nga có đủ các phương tiện kỹ thuật để đáp lại bằng phản ứng “không quá đắt”, trước nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.​
Sau khi vấn đề chương trình hạt nhân Iran đã được giải quyết, Mỹ đã tiếp tục nâng cấp mạnh các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền và có kế hoạch triển khai chúng ở quốc gia Đông Âu Ba Lan.​
Đồng thời Mỹ cũng nâng cấp mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển (Aegis BMD hay ABMD-Ballistic Missile Defense System).​
Aegis (Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment) là bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất, là thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ, thường được triển khai trên các chiến hạm hạng nặng như khu trục hạm và tuần dương hạm.​
Vừa qua, Mỹ đã công bố kế hoạch đến năm 2020 sẽ nâng cấp 48 - 49 tàu được trang bị hệ thống Aegis. Đây là một phần trong chương trình hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nâng số lượng lá chắn tên lửa hiện đại lên trên 200 đơn vị.​
Ngoài ra, Mỹ còn công khai ý định tăng cường các chiến hạm Aegis đến Biển Đen nhằm đối phó với hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga, đồng thời còn triển khai những cuộc tập trận chung với NATO nhằm tăng cường khả năng phối hợp với đồng minh đánh chặn tên lửa Nga.​
Đáp trả lại tuyên bố này, Thủ trưởng Phân ban 4 - Viện Nghiên cứu trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga - Đại tá Oleg Pyshnyi tuyên bố rằng, Nga đủ khả năng đáp trả công cuộc hiện đại hóa 50 tàu chiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.​
RIA Novosti dẫn nhận định của ông Pyshnyi cho biết, Nga sẽ thi hành những biện pháp kỹ thuật thích hợp chống lại mối đe dọa này và sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho thách thức đặt ra từ Mỹ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông khiến chính quyền Obama chịu “sức ép ngàn cân”?

Anh Tuấn | 21/02/2016 15:00
5

130711-n-tg831-076-1456034543854-227-0-1241-1988-crop-1456034582244.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không ra đảo ở Biển Đông đã khiến đảng Cộng hòa Mỹ lên tiếng phê phán Tổng thống Barack Obama rằng chính sách của ông đã khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động trong vùng tranh chấp.

Hoa Kỳ cần phải xem xét thêm những lựa chọn cần thiết nhằm trừng phạt những hành vi của Trung Quốc”, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ cho biết.​
ten-lua-trung-quoc-o-bien-dong-khien-chinh-quyen-obama-chiu-suc-ep-ngan-can.jpg

Tàu USS Lassen của Mỹ đã tiến vào vùng biển 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng.​
Các chiến dịch tuần tra nhằm đảm bảo tự do đi lại trên biển của Mỹ, bao gồm đưa tàu chiến vào trong khu vực 12 hải lý của các đảo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, là một trong những bước đi quan trọng nhằm cản trở Bắc Kinh tiếp tục hoạt động của mình.​
Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có 2 lần tàu chiến Mỹ thực hiện tuần tra và không mang lại kết quả rõ rệt. “Hiện những hoạt động tuần tra tự do đi lại trên biển của Hoa Kỳ là chưa đủ”, ông McCain nói.​
Thượng nghị sĩ McCain cũng bày tỏ ý kiến không hài lòng với cuộc họp giữa Tổng thống Obama với nguyên thủ các nước thành viên ASEAN tại bang California vào ngày 15 và 16/2 vừa qua.​
Cuộc họp được tổ chức nhằm tìm biện pháp gây sức ép lên Trung Quốc, đồng thời nâng cao quan hệ với những nước này. Tuy nhiên, tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh không hề nhắc đến hay chỉ trích Trung Quốc.​
Thành viên của đảng Cộng hòa từ lâu đã chỉ trích chính sách đối ngoại với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Obama là quá mềm yếu và thiếu nhất quán.​
Họ lấy dẫn chứng rằng từ thời điểm Bộ Quốc phòng Mỹ hứa sẽ đưa tàu tiếp cận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cho đến khi thực hiện đã mất 5 tháng.​
Đảng Cộng hòa cũng cho rằng chính quyền Obama đang tìm cách xoa dịu Bắc Kinh, qua đó khiến căng thẳng ở Biển Đông tăng lên.​
Người đứng đầu Bộ Tham mưu Mỹ, khu vực Thái Bình Dương là tướng Harry Harris sẽ phải trình bày về những bước đi đáp trả đối với việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông vào ngày 23/2 tới.​
Vấn đề tên lửa Trung Quốc cũng là một chủ đề nóng trong cuộc đua tranh cử Tổng thống năm 2016. Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa luôn có quan điểm phản đối Trung Quốc và chắc chắn họ sẽ có những phát biểu mạnh mẽ sau sự việc trên.​
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ, đang chuẩn bị những biện luận nhằm tránh bị coi là có bước đi mềm yếu đối với Trung Quốc.​
Trong một cuộc họp báo ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington và Bắc Kinh “sẽ có một cuộc đàm thoại nghiêm túc, sâu sắc” về vấn đề tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông trong vài ngày tới.​
Trong chuyến thăm lần trước vào tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này “sẽ không quân sự hóa Biển Đông”. Nhưng theo ông Kerry, một số bằng chứng xác đáng cho thấy “hoạt động quân sự đang gia tăng”.​
Các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không thể thay đổi lập trường của Bắc Kinh khi họ đã bỏ qua những lời cảnh báo từ chính quyền Obama về việc ngừng các hoạt động quân sự.​
Không những vậy, nhiều người tin rằng cuộc họp như vậy đang giúp Bắc Kinh có thêm thời gian để củng cố sức mạnh trong khu vực tranh chấp trên biển.​
Việc các tên lửa Trung Quốc điều ra Biển Đông cho thấy chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Mỹ đã thất bại và khiến Tổng thống Obama phải chịu sức ép lớn.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Nikkei Asian Review, ấn bản tiếng Anh chuyên về kinh tế - chính trị của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhật, ra đời từ năm 2013.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ lo bị hơn 1.000 máy bay Trung Quốc áp đảo

(Lực lượng vũ trang) - Theo National Interest, để giữ vững ngôi đầu trong khi ngân sách dành cho quốc thu hẹp, Mỹ đang phải "lên đời" cho những vũ khí cũ.

Mỹ lên đời vũ khí cũ
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, ngoài chương trình tích hợp thêm tính năng diệt hạm cho tên lửa Tomahawk và SM-6, Mỹ còn đang xem xét khái niệm “kho vũ khí bay” nhằm khắc phục một trong những vấn đề nan giải nhất của quân đội Mỹ là “thiếu hụt về lượng” so với lực lượng đông đảo hơn rất nhiều của các đối thủ tại Đông Âu và châu Á - Thái Bình Dương.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ có khoảng 350 máy bay chiến đấu tàng hình và tất cả chỉ mang số lượng giới hạn vũ khí để duy trì khả năng tàng hình lẫn chiến đấu cơ động.
Chính vì vậy, trong trường hợp giả định xảy ra chiến tranh ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như liên quan đến Biển Đông hoặc Đài Loan, chiến đấu cơ Mỹ sẽ bị áp đảo bởi hơn 1.000 máy bay Trung Quốc.
Vì thế, ý tưởng của “kho vũ khí bay” là tận dụng các oanh tạc cơ cỡ lớn đời cũ như B-52 và B-1 mang thật nhiều vũ khí hạng nặng phối hợp tấn công với F-22 và F-35.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
that-lung-buoc-bung-co-anh-huong-den-suc-manh-cua-my_21152751.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay trinh sát U-2 trong Không quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cụ thể, các tiêm kích F-22 và F-35 sẽ tận dụng ưu thế tàng hình cơ động để xâm nhập chiến trường, phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho oanh tạc cơ bay ở khoảng cách an toàn phía sau. Do đã được đội chiến đấu cơ đi theo bảo vệ nên B-52 và B-1 không cần thiết phải trang bị công nghệ tàng hình.
Tất cả những gì oanh tạc cơ cần là mang theo thật nhiều vũ khí và tấn công những mục tiêu được chỉ thị. Theo chuyên san Aviation Week, không quân Mỹ hiện có hơn 130 oanh tạc cơ đời cũ và mỗi chiếc mang được khoảng 35 tấn vũ khí đạn dược.
Ngoài ra, do sự eo hẹp về ngân sách dành cho quốc phòng khiến Mỹ vẫn phải tiếp tục sử dụng những phương tiện và vũ khí có thời gian hoạt động cả nửa thế kỷ. Theo đó, phi cơ do thám U-2 cũ kỹ sẽ được Mỹ cho kéo dài thời gian phục vụ trong Không quân Mỹ tới năm 2025.
Trong khi đó, một chương trình cải biến công năng khác là nâng cấp các thế hệ súng hải quân và súng bắn đạn trái phá (howitzer) của bộ binh, để cả hai dòng vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa tầm xa.
Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ “chế biến” lại đạn siêu tốc được thiết kế cho vũ khí điện từ để phù hợp với phiên bản howitzer Paladin của lục quân và súng 5 inch có trên mọi tàu khu trục và tàu tuần duyên của Mỹ.
Dự kiến, hệ thống vẫn chưa đặt tên sẽ biến hàng trăm khẩu súng hiện có trở thành vũ khí tiêu diệt đầu đạn tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ cực nhanh.
Nga đứng đầu thế giới
Trong khi những vũ khí cũ của Mỹ được lên đời vẫn chưa được kiểm chứng về sức mạnh thì Nga đã "chớp thời cơ" vươn lên ngôi đầu đầy ngoạn mục.
Theo tạp chí Tiêu điểm (Đức) nêu trong một bài viết gần đây cho biết, Nước Nga dần trở nên mạnh mẽ và trong một số lĩnh vực, thậm chí người Nga vượt mặt người Mỹ. Tờ báo nhắc đến bảng xếp hạng Power Index được biên soạn bởi trang Global Firepower (GFP).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
that-lung-buoc-bung-co-anh-huong-den-suc-manh-cua-my_21152206.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay Tu-22M3 với đạn tên lửa Kh-22 - loại vũ khí được coi khắc tinh của tàu sân bay Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Việc xếp hạng dựa trên hơn 50 yếu tố, bao gồm ngân sách quân sự, quân lực sẵn có và tổng số lượng phần cứng quân sự mà mỗi quốc gia sở hữu trong kho vũ khí. Năng lực hạt nhân không được tính. Theo xếp hạng GFP Power Index chỉ số 0,1865, Nga xếp thứ 2 trong tổng số 126 quốc gia, Mỹ vẫn đứng đầu (0,1663)
Tuy nhiên, có bất ngờ lớn: Ở một số hạng mục, Nga vượt trội hơn Mỹ, quốc gia có ngân sách quân sự 581 tỷ USD nhiều hơn so với mọi quốc gia khác. Đem so sánh, ngân sách quân sự Nga chỉ có 46,6 tỷ USD, kém Mỹ đến 12 lần.
Trung Quốc đứng thứ 2 về chi tiêu quốc phòng, với 155,6 tỷ USD, Saudi Arabia xếp thứ 3 với mực chi 56,7 tỷ USD. Vương quốc Anh xếp thứ 4 với 55 tỷ USD/năm.
Nga hiện xếp ở vị trí số 1 về xe tăng: Nga hiện có 15.398 xe tăng, được xếp hàng đầu so với Mỹ chiếm vị trí thứ 3 với 8.848 xe tăng. Nga còn xếp trên Mỹ về pháo tự hành: Nga có 5.7972 khẩu pháo tự hành so với Mỹ chỉ có 1.934 khẩu pháo thuộc hạng 4.

Tiếp theo là hệ thống tên lửa đa năng (MLRS): Nga có 3.793 hệ thống MLRS so với Mỹ đứng thứ 6 trong hạng mục này chỉ có 1.331. Tiếp theo là pháo cao xạ: Nga có 4.625 khẩu, xếp thứ 4 trong hạng mục này so với Mỹ có 1.299 khẩu, đứng thứ 12. Chiếm lĩnh vị trí này là Ấn Độ có 7.414 khẩu và Trung Quốc ở vị trí thứ 2 với 6.246 khẩu.
Về Hải quân: Nga hiện có 1.143 soái hạm, Mỹ có 393 soái hạm. Tính về sức mạnh hạm đội, chiến thuyền hộ tống cỡ nhỏ, Nga hiện không có đối thủ khi có 81 chiếc so với Mỹ chưa sản xuất được chiếc nào.
Ngoài ra, Nga cũng vươ]tj Mỹ về các loại bom: Nga hiện có 45 loại bom, chủ yếu là bom dẫn đường thông minh so với Mỹ chỉ có 11 loại được xếp thứ 12.
Power Index cũng đưa ra sự so sánh đầy thú vị phi quân sự giữa Nga và Mỹ. Chẳng hạn nợ nước ngoài của Nga ít rất nhiều so với Mỹ theo tính toán ngàn tỷ USD.
Như vậy, xét tổng thể về chi phi ngân sách quốc phòng, phần cứng quân sự, sức mạnh công nghệ, vũ khí và quân số thường trực, quân đội Nga mạnh nhất thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Thiếu Nga, vệ tinh quân sự của Mỹ chỉ có thể “đắp chiếu”

Đức Dũng | 22/02/2016 15:10
1

1-ten-lua-my-atlas-1456125848316-0-0-337-660-crop-1456125942540.jpg

Tên lửa Atlas V sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã công khai thừa nhận rằng Mỹ sẽ không thể đưa các vệ tinh quân sự lên vũ trụ nếu như thiếu các động cơ tên lửa của Nga.

Chính quyền Mỹ lần đầu tiên đã công khai thừa nhận rằng nếu không có được các động cơ tên lửa của Nga, Mỹ sẽ không thể phóng các vệ tinh quân sự với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia lên quỹ đạo.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tranh cãi xung quanh sự cần thiết phải mua động cơ tên lửa RD-180 để trang bị cho tầng đầu tiên của tên lửa vẫn đang tiếp diễn ở Mỹ.
Trong số những người phản đối mạnh mẽ nhất việc mua động cơ tên lửa RD-180 của Nga có thượng nghị sỹ John McCain, người ủng hộ mạnh mẽ các lệnh cấm vận chống Nga.
Ông McCain cũng là chính trị gia Mỹ trong nhiều năm qua đã yêu cầu thực hiện các biện pháp để an ninh quốc gia Mỹ không phụ thuộc vào Nga.
Những người ủng hộ quan điểm này của ông John McCain cho rằng việc nhập động cơ tên lửa từ Nga sẽ làm cản trở đến quá trình cạnh tranh của các công ty Mỹ.
Trong khi đó, những người phản đối ý kiến của ông McCain cho rằng nếu thiếu động cơ tên lửa của Nga, việc Mỹ đưa các thiết bị quân sự lên vũ trụ là điều không thể.
Quan điểm Mỹ chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào tên lửa Nga một lần nữa được một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đưa ra trong ngày thứ Tư (17/2) vừa qua.
Tư lệnh Trung tâm các hệ thống vũ trụ-tên lửa thuộc Không quân Mỹ, trung tướng Samuel Greaves, tuyên bố:
“Nếu như những người này tiếp tục phản đối, nếu như Bộ Tài chính nói rằng có vấn đề trong quan hệ với họ (với phía Nga) thì chúng tôi sẽ phải làm việc với Quốc hội để giải quyết vấn đề.
Nếu như chúng tôi không được phép sử dụng các động cơ tên lửa của Nga thì các thiết bị của Mỹ sẽ vẫn nằm trên mặt đất”.
Bên cạnh đó, trung tướng Sameul Greaves cũng nêu rõ hậu quả Mỹ sẽ phải đối mặt nếu như từ chối sử dụng các động cơ tên lửa của Nga.
“Việc tiếp cận vũ trụ một cách có đảm bảo đòi hỏi phải có công nghệ phóng đầy đủ chứ không chỉ ở động cơ. Việc động cơ và tên lửa cùng phối hợp hoạt động là điều cần thiết.
Nói một cách đơn giản, nếu thay thế động cơ tên lửa RD-180 chúng ta sẽ phải nhận các tên lửa có thể mang được khối lượng ít hơn với chi phí nhiều hơn”- ông Samuel Greaves tuyên bố.
Theo Greaves, trong năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đang cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ việc thiết kế các hệ thống phóng thương mại mới, cũng như thiết kế các động cơ tên lửa riêng của mình nhưng đây chỉ là một phần của vấn đề.
Trong tương lai gần và trung hạn, Mỹ vẫn chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào động cơ RD-180 của Nga.
Được biết, động cơ tên lửa RD-180 do tổ hợp công nghiệp-quốc phòng “Energomash” của Nga chế tạo và được phía Mỹ mua thường xuyên từ những năm 1990.
thieu-nga-ve-tinh-quan-su-cua-my-chi-co-the-dap-chieu.jpg

Động cơ tên lửa RD-180 của công ty “Energomash”​
Đối với Nga, việc cung cấp động cơ tên lửa này cho Mỹ là một lĩnh vực đem lại khá nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, đối với Mỹ, việc mua động cơ này của Nga lại là con đường duy nhất để phóng các loại tên lửa hạng nặng lên vũ trụ.
Các vệ tinh quân sự của Mỹ thời gian qua chủ yếu được đưa lên vũ trụ bằng tên lửa Atlas V sử dụng động cơ RD-180 của Nga. Do đó, nếu từ chối sử dụng động cơ RD-180, các vệ tinh quân sự của Mỹ sẽ không thể đưa được lên vũ trụ.
Theo giới phân tích, sở dĩ thượng nghị sỹ John McCain quyết liệt phản đối mua động cơ tên lửa RD-180 của Nga là do công ty “RD-Amros”, đối tác cung cấp động cơ tên lửa này cho Mỹ, đang chịu sự quản lý của Phó Thủ tướng Nga phụ trách mảng công nghiệp-quốc phòng Dmitri Rogozin và Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ Nga Rostex, hai nhân vật đang nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ.
Tuy nhiên, theo đại diện “RD-Amros”, hai quan chức này của Nga không làm việc cho “RD-Amros” cũng như “Energomash”.
Do đó, quan điểm phản đối của ông McCain được cho là không có căn cứ và chỉ đem lại thiệt hại cho phía Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao “tên lửa của Putin” khiến Mỹ, NATO lo sốt vó?

Hải Vy | 22/02/2016 13:30
13

127-1456116486353-0-0-337-660-crop-1456116504774.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thông tin Nga sắp chuyển giao cho Iran S-300, một trong những hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới, là tin tức đáng sợ đối với phương Tây và NATO.

Theo truyền thông Đức, nguyên nhân chủ yếu là bởi S-300 sẽ vô hiệu hóa những cuộc tấn công riêng lẻ nhằm vào các cơ sở ở Iran và cho phép thiết lập thêm nhiều vùng cấm bay tại khu vực này.
Theo tạp chí Stern (Đức), Nga sẵn sàng chuyển giao các hệ thống phòng không S-300 đầu tiên cho Iran ngay khi Tehran thanh toán tiền theo hợp đồng.
Đây là thông tin đáng sợ đối với phương Tây và NATO bởi nó sẽ đặt dấu chấm hết cho “kỷ nguyên của những cuộc không kích không có rủi ro”.
Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 (NATO định danh: SA-10 Grumble) là vũ khí phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, có tầm bắn lên tới hơn 200km, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu và bắn hạ máy bay ở độ cao tới 20km.
Ngoài ra, những điều chỉnh khác nhau trên các radar của hệ thống S-300 có thể phát hiện và theo dõi các lớp mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 1.000km, bay với vận tốc 10.000km/h và các lớp mục tiêu tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 300km.
S-300 có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu lên tới 93%.
vi-sao-ten-lua-cua-putin-khien-my-nato-lo-sot-vo.jpg

Hệ thống phòng không S-300 trong một triển lãm quân sự.​
Tầm bắn và khả năng tác chiến của S-300 cho phép Iran bố trí hệ thống này theo cách phù hợp để triển khai sức mạnh trên không vượt xa biên giới và bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công của Israel hay bất cứ quốc gia nào chưa trang bị tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Theo tạp chí Stern, sự hiện diện của S-300 sẽ vô hiệu hóa những cuộc tấn công riêng lẻ, còn được gọi là “tấn công phẫu thuật”, nhằm vào các cơ sở của Iran. Sau đó, bất cứ hành động quân sự nào chống lại Tehran cũng sẽ trở nên vô vùng khó khăn và tốn kém.
Do đây là hệ thống phòng không di động nên Mỹ sẽ gặp khó khăn lớn nếu muốn tiêu diệt chúng và các máy bay chiến đấu của họ, nếu không có khả năng tàng hình, sẽ không thể hoạt động an toàn trên bầu trời Iran.
“Các tên lửa của Putin” – theo cách gọi của tạp chí Đức – sẽ tạo ra “nhiều vùng cấm” lớn trên bản đồ, khu vực mà “cỗ máy quân sự phương Tây” không quen đối phó.

Hệ thống S-300 tập trận bắn đạn thật​
Tạp chí Stern nhận định, tất cả những điều đó đã đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên mà Mỹ có thể dễ dàng triển khai sức mạnh quân sự và không có bất cứ rủi ro nào.
Tuy nhiên, S-300 có vẻ mới là sự khởi đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã có chuyến thăm chính thức trong 2 ngày 15 và 16 tháng Hai.
Bên lề các cuộc thảo luận gần đây, các quan chức quân sự Iran cho biết Tehran sẵn sàng mua thêm nhiều loại vũ khí Nga, với giá trị lên tới 8 tỷ USD.
Iran muốn được Nga hỗ trợ để thiết lập hệ thống phòng không tích hợp, với các thành phần tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.
Hệ thống này có thể được xây dựng bằng công nghệ Nga. Một trong những thành phần chính của nó là máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30SM Flanker.
Hai phía cũng đang đàm phán khả năng cung cấp nhiều vũ khí và thiết bị quân sự, trong đó có hệ thống phòng thủ Bastion với tên lửa chống tàu Yakhont, máy bay huấn luyện Yak-130, trực thăng Mi-8/17, cũng như tàu ngầm diesel-điện, khinh hạm và tăng T-90.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu sân bay Mỹ đứng trước nguy cơ bị đánh chìm

Hồng Duy | 23/02/2016 09:40
1

3-sanbay3-1456194977143-31-0-368-660-crop-1456195129597.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Không thể cạnh tranh trước đội ngũ tàu sân bay hùng hậu của Washington, Trung Quốc, Iran và Nga được cho là phát triển các vũ khí có thể đánh chìm niềm kiêu hãnh của Lầu Năm Góc.

tau-san-bay-my-dung-truoc-nguy-co-bi-danh-chim.jpg

Máy bay không người lái Iran chụp hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: PressTV
Trong suốt nhiều thập niên qua, tàu sân bay của Mỹ luôn là mục tiêu bất khả xâm phạm đối với kẻ thù. Khối thép khổng lồ nổi trên biển, có khả năng triển khai những loại chiến đấu cơ uy lực nhất của quân đội Mỹ, mang lại cho Lầu Năm Góc khả năng can thiệp linh hoạt vào mọi khu vực trên khắp thế giới.
Do không thể cạnh tranh trước đội tàu sân bay hiện đại và đông đảo của Mỹ, các cường quốc quân sự chọn cách phát triển loại vũ khí để đánh chìm niềm kiêu hãnh này, Washington Post đưa tin.
Bản báo cáo do Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNA), một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Washington D.C., công bố hôm 22/2, cho thấy các tàu sân bay Mỹ đang bị đe dọa.
“Trước những thách thức ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu, Mỹ buộc phải để các tàu sân bay hoạt động với mức độ lớn, kèm theo đó là nguy cơ uy hiếp sự an toàn của chúng”, báo cáo nêu rõ.
Bản báo cáo có tên “Báo động đỏ: Gia tăng những mối đe dọa nhằm vào hàng không mẫu hạm Mỹ”, tập trung vào vị thế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương.
Kèm theo đó là học thuyết chống tiếp cận mà Bắc Kinh đang từng bước hiện thực hóa ở các vùng biển lân cận như Hoa Đông và Biển Đông.
tau-san-bay-my-dung-truoc-nguy-co-bi-danh-chim.jpg

Đang hoạt động trong biên chế quân đội Mỹ là các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz. Chúng cũng là mẫu tàu sân bay lớn nhất thế giới đang hoạt động. Ảnh: US Navy
Đối thủ ở Thái Bình Dương
Chống tiếp cận là thuật ngữ được sử dụng từ lâu trong chiến tranh. Theo đó, nó làm giảm khả năng di chuyển tự do của quân đội địch trên chiến trường.
Trong quá khứ, đó thường là hệ thống hào nước và các loại vũ khí bao quanh một cơ sở kiên cố, chẳng hạn như pháo đài.
Hiện nay, vũ khí chống tiếp cận là tên lửa phòng không, tên lửa hành trình chống hạm, tàu ngầm, tàu mặt nước và các loại máy bay được thiết kế để đẩy lui đối phương khỏi các khu vực chiến lược.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang ngày càng chú trọng tới các loại tên lửa chống hạm tầm xa. Với những thành tựu công nghệ vốn có, Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa với quân đội Mỹ.
Bắc Kinh cũng công bố mẫu tên lửa được coi là sát thủ với tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, chưa thể kiểm chứng hiệu quả của chúng trong tác chiến.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã đưa tên lửa phòng không HQ-9 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
CNA cho rằng HQ-9 có phạm vi phòng không tầm ngắn nhưng việc đưa nó ra Biển Đông là bước tiến dài của Trung Quốc. Nó có thể mở màn cho việc quân sự hóa Biển Đông nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Các mối đe dọa xa hơn có thể tới từ các máy bay ném bom tầm xa và tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26, với tầm bắn từ 1.500 km tới 3.000 km.
Nếu DF-26 hoạt động chính xác như lời quảng cáo của Trung Quốc, căn cứ của Mỹ trên đảo Guam sẽ nằm dưới tầm tấn công.
tau-san-bay-my-dung-truoc-nguy-co-bi-danh-chim.jpg

Với tải trọng choán nước khoảng 100.000 tấn, các tàu lớp Nimitz có thể mang theo nhiều loại máy bay cánh gập, trong đó uy lực nhất là chiến đấu cơ F/A-18C/D/E/F Hornet/Super Hornet. Ảnh: US Navy
Trên Địa Trung Hải
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất áp dụng chiến lược chống tiếp cận nhằm vào Hải quân Mỹ. Trong vùng biển Baltic, căn cứ hải quân Kaliningrad của Nga được bố trí hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm tinh vi.
Hiện tại, các hệ thống chống tiếp cận của Nga cũng được bố trí tại Syria. Moscow đã đưa nhiều bệ phóng tên lửa phòng không tới căn cứ tại Syria đồng thời điều các tàu chiến có khả năng phòng không ưu việt tới vùng biển xung quanh quốc gia này nhằm tăng khả năng bảo vệ cho quân đội Nga.
Bên cạnh tên lửa, một số quốc gia sử dụng vũ khí không người lái để đe dọa các tàu sân bay Mỹ. Máy bay tự hành hay tên lửa có điều khiển trang bị vật liệu nổ uy lực mạnh đặt hàng không mẫu hạm luôn bận rộn của Mỹ trước hàng loạt nguy cơ.
Việc hoạt động liên tục cũng làm giảm khả năng tấn công xa của các phi đội tiêm kích trên hàng không mẫu hạm để đổi lại số lượng các đợt xuất kích.
“Việc triển khai các tàu sân bay trong bối cảnh chúng dễ bị đánh đắm đặt Mỹ trước canh bạc lớn.
Mỹ buộc phải cân nhắc khi mỗi tàu sân bay cùng lượng vũ khí và trang thiết bị nó mang theo thường có giá trị nhiều tỷ USD trong bối cảnh Mỹ chưa thể tìm ra cách ngăn chặn hiệu quả chiến lược chống tiếp cận mà nhiều quốc gia đang áp dụng”, báo cáo cho biết.
Để duy trì khả năng thống lĩnh các đại dương, Mỹ cần phát triển các loại vũ khí mới, chẳng hạn như súng điện từ.
Lầu Năm Góc cũng cần phát triển các hệ thống phòng thủ và chiến lược, bao gồm cả tin tặc, nhằm đẩy lùi các mối đe dọa từ kẻ thù. Mỹ cũng cần nâng cấp tầm xa của tàu ngầm và máy bay không người lái tích hợp trên các tàu sân bay.
“Mỹ cần đánh giá lại độ phù hợp của các tàu sân bay và các phi đội không kích cũng như sáng tạo thêm cho các hạm đội. Nếu Mỹ muốn duy trì ưu thế quân sự trong tương lai, họ phải làm khác đi”, báo cáo kết luận.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Đoàn tàu tử thần" Nga tái xuất, Mỹ-NATO chết khiếp

Cập nhật lúc: 21:00 24/02/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga
Quân đội Nga: Chỉ hậu cần tốt mới tạo nên chiến thắng

(Kiến Thức) - Việc Quân đội Nga chuẩn bị đưa vào hoạt động trở lại các đoàn tàu tên lửa đạn đạo là câu trả lời cho mọi thách thức của NATO.
Army Recognition dẫn nguồn tin quân sự từ Nga cho hay, đến năm 2020 Lực lượng Vũ trang Nga sẽ đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa đạn đạo di động (ICBM) mới với tên gọi Barguzin và sẽ được triển khai trên hệ thống đường sắt dài hàng ngàn km của nước này. Các tổ hợp ICBM này còn được biết tới với cái tên “Đoàn tàu tử thần”.​
Theo thông tin ban đầu có được đoàn tàu “tử thần” thế hệ thứ hai Barguzin của Quân đội Nga có khả năng mang theo tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars thay vì 3 tên lửa như hệ thống cũ RT-23 Molodets (định danh NATO là SS-24 Scalpel) - thế hệ tổ hợp tên lửa đạn đạo trên tàu lửa đầu tiên của Nga do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh.​
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa trên xe lửa RT-23 Molodets của Quân đội Liên Xô được đưa vào trang bị từ năm 1987. Một đoàn tàu RT-23 tiêu chuẩn được trang bị ba đầu máy kéo diesel M62, kéo theo một toa chỉ huy, một toa hỗ trợ kỹ thuật, một toa chứa máy phát điện và ba toa chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa tạo thành một đoàn tàu với chín toa tàu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Năm 2020, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ sở hữu lại vũ khí răn đe hạt nhân hiệu quả nhất của mình.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Từ năm 1987 đến năm 1991 trước khi Liên Xô tan ra Quân đội Liên Xô sở hữu khoảng 12 đoàn tàu “tử thần” RT-23, các đoàn tàu này tiếp tục được Quân đội Nga sử dụng đến tận năm 2002 và được tháo dỡ vào năm 2007 sau khi Nga ký hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START II với Mỹ.​
Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga – Đại tướng Sergey Karakaev trước đó cũng từng cho biết rằng các đoàn tàu mang theo tên lửa đạn đạo Barguzin có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với người tiền nhiệm Molodets của nó về tầm bắn hiệu quả, độ chính xác và các đặc điểm kỹ chiến thuật khác. Điều này sẽ cho phép Barguzin hoạt động trong Quân đội Nga ở khoảng thời gian dài ít nhất đến năm 2040.​
Theo đó các đoàn tàu Barguzin sẽ gần như vô hình trước hệ thống trinh sát điện tử của đối phương với khả năng cơ động cao và có tầm hoạt động lên đến hàng ngàn km chỉ trong 24 giờ kể từ khi nó được triển khai. Bên cạnh đó Barguzin cũng sẽ có thiết kế tương tự như các đoàn tàu dân sự của Nga hiện tại.​
Trong khi đó cơ sở hạ tầng cần thiết cho các đoàn tàu Barguzin như đường hầm, các căn cứ ngầm, hệ thống đường sắt riêng đều đã sẵn sàng đi vào hoạt động nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng cũ của các đơn vị tàu RT-23 Molodets. Và sau khi đi vào hoạt động Barguzin sẽ là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược mới của Nga đối với bất cứ quốc gia thù địch nào.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tuần dương hạm lớp Kirov mạnh nhất thế giới?

(Vũ khí) - Với 300 quả tên lửa, trong đó có tên lửa siêu vượt âm Zircon, tuần dương hạm lớp Kirov của Nga sẽ trở thành chiến hạm mạnh nhất thế giới.

TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế (Pyotr Velikiy) sẽ nhận các tên lửa chống hạm siêu thanh mới Zircon.
"Peter Đại đế" hiện đang trong quá trình hiện đại hóa theo kế hoạch từ năm 2019 đến năm 2022, sẽ được trang bị 10 ống phóng tên lửa 3S-14, có thể dùng cho các tên lửa Onyx, Kalibr và Zircon. Nguồn tin không nói rõ chiến hạm sẽ được cung cấp phiên bản nào - cho bốn hay tám tên lửa.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-lot-xac-tuan-duong-ham-lop-kirov-voi-ten-lua-zircon_2510871.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tuần dương hạm Piter Đại đế sẽ được trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu dương hạm Peter Đại đế sẽ được sửa chữa trong quí III hoặc quí IV của năm 2019. Dự kiến việc sửa chữa và hiện đại hóa con tàu sẽ mất khoảng 3 năm.
Hiện có rất ít thông tin về tính năng của tên lửa Zircon, nhưng tên lửa này sẽ có tầm bắn khoảng 450 km và nhiều khả năng có tốc độ cao hơn 5M. Với tốc độ kinh hoàng đó, Zircon sẽ cực kỳ khó đánh chặn bằng công nghệ phòng thủ tên lửa hiện nay.
Theo kế hoạch, cả 2 tàu tuần dương cùng lớp Pyotr Velikyi và Đô đốc Nakhimov đều sẽ được nâng cấp bằng vũ khí siêu vượt âm. Đô đốc Nakhimov sẽ trở lại biên chế vào năm 2018 sẽ là chiến hạm đầu tiên trong số các chiến hạm khổng lồ của Nga được trang bị Zircon.
Khi Peter Đại đế và Đô đốc Nakhimov trở lại biên chế, các bệ phóng tên lửa hiện nay của chúng sẽ được thay thế bằng 10 hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14, mỗi hệ thống chứa 8 tên lửa.
Hãng đóng tàu Sevmash đã bắt đầu quá trình nâng cấp tàu Đô đốc Nakhimov trong năm 2015 và đã ký hợp đồng với hãng Almaz-Antey để cung cấp các hệ thống này. Ngoài 3S-14, mỗi tàu còn mang được 80 tên lửa hành trình.
Trong khi Zircon sẽ mang lại cho 2 tuần dương hạm lớp Kirov hỏa lực chống tàu nổi được tăng cường mạnh mẽ, các tàu này cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr.
Các tên lửa mà Nga mới đâu đã sử dụng chống lực lượng khủng bố ở Syria sẽ cho phép các chiến hạm khổng lồ có được khả năng tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa cực mạnh.
Cả 2 tàu này cũng sẽ được nâng cấp về sức mạnh phòng không được bổ sung biến thể trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Poliment-Redut.
Thông tin trước đó cho rằng, các tàu này có thể được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-500 đang được phát triển.
Peter Đại đế là tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov duy nhất còn hoạt động trong Hải quân Nga, đây cũng là tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới (chỉ sau tàu sân bay). Ở thời điểm hiện tại, tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Granit và hệ thống tên lửa phòng không Fort (phiên bản trên hạm của hệ thống S-300).
Ngoài Peter Đại đế, Hải quân Nga còn một tuần dương hạm khác là Đô đốc Nakhimov - đang được sửa chữa và hiện đại hóa, dự kiến con tàu sẽ quay trở lại hoạt động vào năm 2018.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ lo lắng trước sự trỗi dậy của Nga

(Vũ khí) - Theo Tạp chí The National Interest, Mỹ cần xem xét phương hướng chiến lược mới để đối phó với năng lực tác chiến điện tử của Nga đang trỗi dậy.

Mỹ cần xem xét lại
Tạp chí này cho biết, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ngừng phát triển nghiên cứu các phương tiện chiến tranh điện tử và hiện Washington cần xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc.
The National Interest dẫn lời Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove nêu lên hai lý do dẫn tới khoảng cách trong tiềm năng tác chiến điện tử của Moskva và Washington:
Thứ nhất, 20 năm trước, Nga và Mỹ là đối tác và người Mỹ đã không chú tâm tới các nghiên cứu của Nga. Thứ hai, trong những năm gần đây, Mỹ chủ yếu chiến đấu với các lực lượng phiến quân như Taliban hoặc al-Qaeda và Washington hầu như không nắm vững phương tiện tác chiến điện tử.
Chính vì vậy, Washington hiện sở hữu các hệ thống chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), nhưng cơ chế làm việc trong khuôn khổ chiến lược này chưa được quân đội Mỹ nghiên cứu đầy đủ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lo-lang-truoc-su-troi-day-cua-nga_271554781.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay đối kháng điện tử EA-18G Growler (bên trên).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, Nga theo dõi giới quân sự Mỹ từ thời chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và đã học hỏi được rất nhiều. Moskva đã đầu tư vào các phương tiện phát hiện yếu điểm của quân đội Mỹ, The National Interest thừa nhận thực tế đáng lo ngại.
Trước khi The National Interest đưa ra nhận định này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work đã thừa nhận Washington đang mất dần lợi thế vào tay Moscow trong lĩnh vực tác chiến điện tử.
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Trước đó, Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga luôn xếp thứ hai sau Mỹ về lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khả năng trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đang được nâng cao rất mạnh thì Mỹ lại có dấu hiệu thụt lùi, sau khi dốc toàn lực đấu với các đối thủ “dưới cơ” như Iraq, Lybia hay tổ chức khủng bố IS.
Hồi tháng 3/2015, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.
Theo thông báo của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Vấn đề này đã trở nên cấp bách sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
Ví dụ như loại máy bay hiện đại bậc nhất của Mỹ là F-35 có chi phí phát triển lên tới 400 tỉ USD, nhưng rất dễ biến thành “bia bay” nếu không được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử F-18 Growler. Hay tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Mỹ có những lỗ hổng bảo mật an ninh mạng máy tính rất lớn.
Hay trong vụ việc máy bay Su-24 Nga áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook trên biển Đen tháng 4/2014, chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.
Trước đó, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ. Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép một chiếc của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lo-lang-truoc-su-troi-day-cua-nga_271554695.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay Tu-214R Nga hoạt động tại Syria.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tăng cường trang bị
Theo một số nguồn tin, hiện Nga đang phát triển hàng loạt hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử mới cơ động dưới mặt đất và mang theo máy bay, hoặc lắp đặt trên các chiến hạm.
Các hệ thống mặt đất có Krasukha-2 và Krasukha-4 của Tập đoàn công nghệ điện tử - radio của Nga (KRET). Tổ hợp Krasukha-4 được nâng cấp mạnh trên cơ sở Krasukha-2, là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh, module đa năng đặt trên mặt đất gây nhiễu dùng để bảo vệ các công trình, mục tiêu cố định.

Các tổ hợp này có khả năng gây nhiễu, chế áp điện tử chống đài radar trên máy bay chỉ huy, và cảnh báo sớm, chống radar trên máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, máy bay không người lái… và đài radar trên vệ tinh trinh sát Lakross của Mỹ, ở phạm vị ngoài 300km.
Tập đoàn quốc doanh Rostec đã cung cấp cho quân đội Nga những hệ thống tác chiến điện tử “Moskva-1” đầu tiên. Tổng giám đốc của Rostec là ông Kolesov khẳng định hiện không có nước nào trên thế giới sở hữu những hệ thống như Moskva.
Hệ thống này ứng dụng công nghệ kỹ thuật số mới nhất và cho phép radar thụ động quét trên không trong khoảng cách 400km, phát hiện và cung cấp số liệu về mục tiêu cho các hệ thống phòng không và máy bay, cùng các hệ thống điện tử khác, điều khiển chúng vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt kẻ địch.
Hiện Nga đang phát triển Divnomorie - hệ thống có tính năng mạnh và phức tạp hơn nhiều so với Moskva. Bộ Quốc phòng Nga dự định giới thiệu vào quý 1 năm 2016. Theo ông Kolesov, Divnomorie thực sự có thể “giải quyết cả vấn đề phòng thủ vũ trụ”.
Hiện nay, hệ thống “Khibiny” của Nga đã được thử nghiệm trên hàng loạt loại máy bay chiến đấu mà gần đây nhất là vào tháng 6 vừa qua, 1 nhóm máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Nga đã được lắp đặt pod tác chiến điện tử này, khiến chúng không thể bị hạ bởi các hệ thống phòng không thông thường.
Ở trên không, ngoài hệ thống “Khibiny”, có thể kể đến hệ thống phòng thủ chủ động, chống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) mang tên “President-S”. Hệ thống này có khả năng làm các tên lửa phòng không vác vai bay chệch hướng (thậm chí là đổi hướng 180 độ) và tự phá hủy.
Hồi đầu năm 2015, Tổ hợp Công nghệ sóng radio và điện tử (KRET) cho biết, dựa trên nền tảng máy bay chở khách Tu-214, đơn vị này cùng tổ hợp chế tạo hàng không Tupolev sẽ phát triển máy bay đối kháng điện tử thế hệ mới mạnh nhất thế giới. Hiện dự án này đang trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.
Sự lo lắng trước sự phát triển của Nga là hoàn toàn có lý bởi hiện nay, Quân đội Nga không còn yếu kém và thiếu hiện đại như trong giai đoạn “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia. Sự thay đổi chiến lược quân sự và tư duy tác chiến đã khiến quân đội Nga “lột xác” hoàn toàn, trở thành một lực lượng quân sự thuộc top đầu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.