Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ: Sự thật phũ phàng của nền kinh tế phụ thuộc chiến tranh</h1>Chiến tranh có thể là địa ngục đối với một số người (như lính Mỹ hay người dân Trung Đông), nhưng lại là thiên đường dành cho một số người khác (Nhà Trắng, Lầu Năm Góc...).</h2>
Tháng 1/1961, Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower đã dùng lời từ biệt của ông để cảnh báo về những gì mà ông xem là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ: Sự kết hợp phức tạp giữa công nghiệp - quân sự bao gồm nhà thầu quân sự và vận động hành lang sẽ khiến cho chiến tranh xảy ra triền miên.
Eisenhower nói: “Một cơ sở quân sự rộng lớn và một nền công nghiệp vũ khí khổng lồ đã nổi lên để trở thành lực lượng giấu mặt trong nền chính trị Mỹ” và người dân Mỹ không phải ai cũng thấu hiểu “hàm ý” nghiêm trọng của nó. Hơn 50 năm sau, người Mỹ đã thấy rõ, trong khi chiến tranh dai dẳng tạo nên tổn thất vĩnh viễn cho nhiều gia đình, ngân sách quốc phòng Mỹ luôn được mở rộng, sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp mới được một kẻ thù cực kỳ mơ hồ và giấu mặt thúc đẩy: bọn khủng bố.

1397399054178.jpg

Cố Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower..

Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush và các cố vấn của ông luôn gọi nỗ lực chống khủng bố là một "cuộc chiến". Đây là nỗ lực được các nhà lãnh đạo Mỹ như cựu Phó tổng thống Dick Cheney phối hợp thực hiện, chứ không phải của một số người có quyền lực miệng bô bô hùng biện nhưng sáo rỗng. Đó không chỉ là một cuộc chiến tối đa hóa sức mạnh cố hữu của tổng thống mà còn tối đa hóa ngân sách quốc phòng và an ninh nội địa Mỹ.
BÀI LIÊN QUAN
Mỹ sẽ xuất khẩu chiến hạm LCS sang Đông Nam Á?[*]Mỹ bán tàu chiến cho Đài Loan, Trung Quốc điên tiết[*]"Mỹ điều F-22 tới Ukraine, máy bay Nga không có cơ sống sót"[/list]
Liên minh mới nêu trên của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhà vận động hành lang vượt qua "lằn ranh" mà Eisenhower đã từng cảnh báo người Mỹ: "Ngăn ngừa việc mua lại ảnh hưởng tùy tiện nhờ sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp. Trớ trêu thay, điều đó đã có một số ngày hoàng kim nhất dưới thời Tổng thống Barack Obama, người đã mở rộng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, sau được Quốc hội phê chuẩn, ông Obama đã tuyên bố đó là một cuộc chiến thật sự.
Trong khi chỉ có một vài nhà chính trị sẵn sàng thừa nhận điều đó, thì người Mỹ không chỉ phải chịu đựng chiến tranh mà dường như họ luôn bị chiến tranh bám riết - chí ít đối với một số người. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có gần 75% người Mỹ thất vọng đối với những cuộc chiến như thế, họ hầu hết xuất thân từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động phổ thông. Những người dân này không cần đến chiến tranh. Nhưng trớ trêu thay, họ phải trả giá cho chiến tranh.

Nếu còn sống, Eisenhower có lẽ sẽ choáng váng về độ lớn của lực lượng lao động công nghiệp và chính phủ luôn duy trì chiến tranh và hoạt động chống khủng bố. Ngân sách quốc phòng và an ninh quốc nội bây giờ có thể hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ đang thất nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Hàng trăm tỉ USD mỗi năm vẫn chảy đều đặn từ ngân sách công để đổ vào các cơ quan an ninh - quốc phòng và nhà thầu quân sự -những người luôn miệng nói bảo vệ nước Mỹ, nhưng họ lại làm giàu nhờ chiến tranh.
Trên khắp nước Mỹ, nền kinh tế dựa vào chiến tranh có thể thấy rõ trong nền công nghiệp bao gồm mọi thành phần từ Cơ quan An ninh nội địa đến hội đồng tư vấn chống khủng bố cho đến sân bay do thành phần kinh tế tư nhân điều hành để phục vụ khách du lịch.
Gần đây, "quỹ đen" của chương trình tình báo mật tính riêng đã đạt dến 52,6 tỉ USD trong năm 2013. Đó chỉ là khoản tiền tính riêng cho chương trình bí mật, chẳng hạn như nghe lén, chứ ngân sách dành cho tình báo và phản gián còn lớn hơn nhiều. Mỹ có 16 cơ quan gián điệp sử dụng 107.035 nhân viên. Khoản tiền này được rút từ túi hơn 1 triệu lao động cho quân đội và cơ quan thực thi pháp luật nội địa Mỹ.
Cốt lõi của sự phức tạp đang được mở rộng này là một trục ảnh hưởng từ các tập đoàn kinh tế, nhà vận động hành lang và cơ quan nhà nước Mỹ đã tạo ra một nền công nghiệp khổng lồ "hút dưỡng chất" từ cuộc chiến chống khủng bố. Trong 8 năm qua, hàng ngàn tỉ USD đã chảy vào các cơ quan quân sự và an ninh nội địa Mỹ. Khi chính quyền Mỹ bắt đầu khai hỏa một cuộc chiến, chẳng hạn như ở Libya, thì đó là cơ may cho các công ty được giao nhiều hợp đồng để sản xuất vũ khí cho đến các bữa ăn sẵn.
Chỉ tính riêng trong 10 ngày đầu cuộc chiến Libya, chính quyền Mỹ đã tiêu tốn khoảng 550 triệu USD. Số tiền đó bao gồm 340 triệu USD cho đạn dược, chủ yếu là tên lửa hành trình có thể tháo, lắp cơ động. Các đảng viên đảng Dân chủ không chỉ nhiệt tình ủng hộ cuộc tấn công Libya, mà họ còn để xuất một ủy quyền vĩnh viễn cho tổng thống để tấn công các mục tiêu được cho là có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố - một cuộc chiến chống khủng bố không ngừng.
Cơ quan An ninh nội địa Mỹ thậm chí còn cung cấp một tỉ suất lợi nhuận ổn định hơn. Theo Morgan Keegan, một tập đoàn quản lý tài chính và vốn đầu tư thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp an ninh quốc gia có thể làm kinh tế Mỹ tăng trưởng thường niên 12% trong năm 2013 so với sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế khác.
Hiện có hàng ngàn nhà vận động hành lang ở Washington để đảm bảo ngân sách dành cho chiến tranh và an ninh nội địa không ngừng được mở rộng. Một ví dụ điển hình: cựu Thư ký An ninh nội địa Mỹ-Micheal Cheroff đã thúc đẩy việc mua các máy quét toàn thân để sử dụng ở sân bay (thực tế rất ít khi phải sử dụng đến), vì động thái này, ông đã bị chỉ trích nặng nề.
Khi Cheroff trả lời hàng chục cuộc phỏng vấn để thuyết phục công chúng rằng máy móc rất cần thiết để chống lại các mối đe dọa khủng bố, nhiều người Mỹ đã không biết rằng nhà sản xuất loại máy quét đó là Tập đoàn Rapiscan - một đối tác làm ăn lâu năm với Tập đoàn Cheroff, cơ quan tư vấn kiêm an ninh mang lại nhiều lợi nhuận của ông.
Mỹ đã cắt giảm ngân sách các chương trình dành cho môi trường và xã hội hàng tỉ USD chuyển sang ngân sách chiến tranh để tiếp tục đáp ứng cái gọi là "những mối đe dọa mới. Với sự hậu thuẫn của một đội quân vận động hành lang và doanh nghiệp, các thành viên nội các Chính phủ Mỹ chẳng hạn như Thư ký An ninh nội địa - bà Jenet Napolitano sẽ luôn chiếm thế thượng phong ở Washington.
Khi người dân phàn nàn về chương trình giám sát con cái họ của tập đoàn TSA thì bà Napolitano đã cãi chày, cãi cối rằng: nếu dân Mỹ không muốn con, cháu mình bị theo dõi thì họ nên sử dụng máy dò toàn thân đã từng được người tiền nhiệm của bà là ông Cheroff rao bán.
Không chỉ các cơ quan quốc phòng và an ninh nội địa được hưởng lợi nhờ chiến tranh mà Bộ Tư pháp Mỹ cũng vớ bẫm. Một hệ thống chống khủng bố khổng lồ đã được tạo ra, sử dụng hàng chục ngàn nhân viên với hàng tỉ USD để tìm kiếm những kẻ khủng bố ngay ở nước Mỹ.
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã tính đến mọi thứ từ các trường hợp nhập cảnh đơn thuần cho đến sử dụng thẻ tín dụng giả đều bị nghi dính dáng đến khủng bố để lục soát người dân và điều này chưa từng xảy ra kể từ chiến tranh Việt Nam. Xin lấy ví dụ, Bộ Tư pháp Mỹ từng tuyên bố đã phá vỡ một mạng lưới khủng bố lớn trong chiến dịch được mệnh danh "đốn sạch gỗ tuyết tùng", đã khiến nhiều người dân Liban bị kết án hoặc chết oan vì bị cáo buộc cung cấp tài chính cho bọn khủng bố.
Kinh tế phụ thuộc vào chiến tranh của Mỹ là do chính trị nước này "ăn nhờ" chiến tranh. Thậm chí ngay cả khi các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết nhân dân Mỹ kịch liệt phản đối tiếp tục dùng những đồng tiền mồ hôi, xương máu của họ để "nuôi" các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp vẫn dễ dàng mọc lên như "nấm sau mưa" nhờ sự hỗ trợ ở cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Đó là minh chứng cho sức ảnh hưởng của liên minh này: hàng trăm tỉ USD đang được "đốt" ở chiến trường Afghanistan và Iraq trong khi đó Quốc hội Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hàng tỉ USD từ các chương trình xã hội cốt lõi, bao gồm cắt giảm ngân sách y tế dẫn đến việc thiếu hụt tài chính chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã phải đổ máu, tại các chiến trường để "nuôi" các cuộc chiến đem lại lợi ích cho chính quyền và các doanh nghiệp quốc phòng.
Chiến tranh có thể là địa ngục đối với một số người (chẳng hạn lính Mỹ hay người dân ở Trung Đông), nhưng lại là thiên đường dành cho một số người khác (Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, các công ty sản xuất vũ khí), đó là sự thật phũ phàng về nền kinh tế phụ thuộc chiến tranh của Mỹ.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ: Sự thật phũ phàng của nền kinh tế phụ thuộc chiến tranh</h1>Chiến tranh có thể là địa ngục đối với một số người (như lính Mỹ hay người dân Trung Đông), nhưng lại là thiên đường dành cho một số người khác (Nhà Trắng, Lầu Năm Góc...).</h2>
Tháng 1/1961, Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower đã dùng lời từ biệt của ông để cảnh báo về những gì mà ông xem là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ: Sự kết hợp phức tạp giữa công nghiệp - quân sự bao gồm nhà thầu quân sự và vận động hành lang sẽ khiến cho chiến tranh xảy ra triền miên.
Eisenhower nói: “Một cơ sở quân sự rộng lớn và một nền công nghiệp vũ khí khổng lồ đã nổi lên để trở thành lực lượng giấu mặt trong nền chính trị Mỹ” và người dân Mỹ không phải ai cũng thấu hiểu “hàm ý” nghiêm trọng của nó. Hơn 50 năm sau, người Mỹ đã thấy rõ, trong khi chiến tranh dai dẳng tạo nên tổn thất vĩnh viễn cho nhiều gia đình, ngân sách quốc phòng Mỹ luôn được mở rộng, sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp mới được một kẻ thù cực kỳ mơ hồ và giấu mặt thúc đẩy: bọn khủng bố.

1397399054178.jpg

Cố Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower..

Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush và các cố vấn của ông luôn gọi nỗ lực chống khủng bố là một "cuộc chiến". Đây là nỗ lực được các nhà lãnh đạo Mỹ như cựu Phó tổng thống Dick Cheney phối hợp thực hiện, chứ không phải của một số người có quyền lực miệng bô bô hùng biện nhưng sáo rỗng. Đó không chỉ là một cuộc chiến tối đa hóa sức mạnh cố hữu của tổng thống mà còn tối đa hóa ngân sách quốc phòng và an ninh nội địa Mỹ.
BÀI LIÊN QUAN
Mỹ sẽ xuất khẩu chiến hạm LCS sang Đông Nam Á?[*]Mỹ bán tàu chiến cho Đài Loan, Trung Quốc điên tiết[*]"Mỹ điều F-22 tới Ukraine, máy bay Nga không có cơ sống sót"[/list]
Liên minh mới nêu trên của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhà vận động hành lang vượt qua "lằn ranh" mà Eisenhower đã từng cảnh báo người Mỹ: "Ngăn ngừa việc mua lại ảnh hưởng tùy tiện nhờ sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp. Trớ trêu thay, điều đó đã có một số ngày hoàng kim nhất dưới thời Tổng thống Barack Obama, người đã mở rộng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, sau được Quốc hội phê chuẩn, ông Obama đã tuyên bố đó là một cuộc chiến thật sự.
Trong khi chỉ có một vài nhà chính trị sẵn sàng thừa nhận điều đó, thì người Mỹ không chỉ phải chịu đựng chiến tranh mà dường như họ luôn bị chiến tranh bám riết - chí ít đối với một số người. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có gần 75% người Mỹ thất vọng đối với những cuộc chiến như thế, họ hầu hết xuất thân từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động phổ thông. Những người dân này không cần đến chiến tranh. Nhưng trớ trêu thay, họ phải trả giá cho chiến tranh.

Nếu còn sống, Eisenhower có lẽ sẽ choáng váng về độ lớn của lực lượng lao động công nghiệp và chính phủ luôn duy trì chiến tranh và hoạt động chống khủng bố. Ngân sách quốc phòng và an ninh quốc nội bây giờ có thể hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ đang thất nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Hàng trăm tỉ USD mỗi năm vẫn chảy đều đặn từ ngân sách công để đổ vào các cơ quan an ninh - quốc phòng và nhà thầu quân sự -những người luôn miệng nói bảo vệ nước Mỹ, nhưng họ lại làm giàu nhờ chiến tranh.
Trên khắp nước Mỹ, nền kinh tế dựa vào chiến tranh có thể thấy rõ trong nền công nghiệp bao gồm mọi thành phần từ Cơ quan An ninh nội địa đến hội đồng tư vấn chống khủng bố cho đến sân bay do thành phần kinh tế tư nhân điều hành để phục vụ khách du lịch.
Gần đây, "quỹ đen" của chương trình tình báo mật tính riêng đã đạt dến 52,6 tỉ USD trong năm 2013. Đó chỉ là khoản tiền tính riêng cho chương trình bí mật, chẳng hạn như nghe lén, chứ ngân sách dành cho tình báo và phản gián còn lớn hơn nhiều. Mỹ có 16 cơ quan gián điệp sử dụng 107.035 nhân viên. Khoản tiền này được rút từ túi hơn 1 triệu lao động cho quân đội và cơ quan thực thi pháp luật nội địa Mỹ.
Cốt lõi của sự phức tạp đang được mở rộng này là một trục ảnh hưởng từ các tập đoàn kinh tế, nhà vận động hành lang và cơ quan nhà nước Mỹ đã tạo ra một nền công nghiệp khổng lồ "hút dưỡng chất" từ cuộc chiến chống khủng bố. Trong 8 năm qua, hàng ngàn tỉ USD đã chảy vào các cơ quan quân sự và an ninh nội địa Mỹ. Khi chính quyền Mỹ bắt đầu khai hỏa một cuộc chiến, chẳng hạn như ở Libya, thì đó là cơ may cho các công ty được giao nhiều hợp đồng để sản xuất vũ khí cho đến các bữa ăn sẵn.
Chỉ tính riêng trong 10 ngày đầu cuộc chiến Libya, chính quyền Mỹ đã tiêu tốn khoảng 550 triệu USD. Số tiền đó bao gồm 340 triệu USD cho đạn dược, chủ yếu là tên lửa hành trình có thể tháo, lắp cơ động. Các đảng viên đảng Dân chủ không chỉ nhiệt tình ủng hộ cuộc tấn công Libya, mà họ còn để xuất một ủy quyền vĩnh viễn cho tổng thống để tấn công các mục tiêu được cho là có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố - một cuộc chiến chống khủng bố không ngừng.
Cơ quan An ninh nội địa Mỹ thậm chí còn cung cấp một tỉ suất lợi nhuận ổn định hơn. Theo Morgan Keegan, một tập đoàn quản lý tài chính và vốn đầu tư thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp an ninh quốc gia có thể làm kinh tế Mỹ tăng trưởng thường niên 12% trong năm 2013 so với sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế khác.
Hiện có hàng ngàn nhà vận động hành lang ở Washington để đảm bảo ngân sách dành cho chiến tranh và an ninh nội địa không ngừng được mở rộng. Một ví dụ điển hình: cựu Thư ký An ninh nội địa Mỹ-Micheal Cheroff đã thúc đẩy việc mua các máy quét toàn thân để sử dụng ở sân bay (thực tế rất ít khi phải sử dụng đến), vì động thái này, ông đã bị chỉ trích nặng nề.
Khi Cheroff trả lời hàng chục cuộc phỏng vấn để thuyết phục công chúng rằng máy móc rất cần thiết để chống lại các mối đe dọa khủng bố, nhiều người Mỹ đã không biết rằng nhà sản xuất loại máy quét đó là Tập đoàn Rapiscan - một đối tác làm ăn lâu năm với Tập đoàn Cheroff, cơ quan tư vấn kiêm an ninh mang lại nhiều lợi nhuận của ông.
Mỹ đã cắt giảm ngân sách các chương trình dành cho môi trường và xã hội hàng tỉ USD chuyển sang ngân sách chiến tranh để tiếp tục đáp ứng cái gọi là "những mối đe dọa mới. Với sự hậu thuẫn của một đội quân vận động hành lang và doanh nghiệp, các thành viên nội các Chính phủ Mỹ chẳng hạn như Thư ký An ninh nội địa - bà Jenet Napolitano sẽ luôn chiếm thế thượng phong ở Washington.
Khi người dân phàn nàn về chương trình giám sát con cái họ của tập đoàn TSA thì bà Napolitano đã cãi chày, cãi cối rằng: nếu dân Mỹ không muốn con, cháu mình bị theo dõi thì họ nên sử dụng máy dò toàn thân đã từng được người tiền nhiệm của bà là ông Cheroff rao bán.
Không chỉ các cơ quan quốc phòng và an ninh nội địa được hưởng lợi nhờ chiến tranh mà Bộ Tư pháp Mỹ cũng vớ bẫm. Một hệ thống chống khủng bố khổng lồ đã được tạo ra, sử dụng hàng chục ngàn nhân viên với hàng tỉ USD để tìm kiếm những kẻ khủng bố ngay ở nước Mỹ.
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã tính đến mọi thứ từ các trường hợp nhập cảnh đơn thuần cho đến sử dụng thẻ tín dụng giả đều bị nghi dính dáng đến khủng bố để lục soát người dân và điều này chưa từng xảy ra kể từ chiến tranh Việt Nam. Xin lấy ví dụ, Bộ Tư pháp Mỹ từng tuyên bố đã phá vỡ một mạng lưới khủng bố lớn trong chiến dịch được mệnh danh "đốn sạch gỗ tuyết tùng", đã khiến nhiều người dân Liban bị kết án hoặc chết oan vì bị cáo buộc cung cấp tài chính cho bọn khủng bố.
Kinh tế phụ thuộc vào chiến tranh của Mỹ là do chính trị nước này "ăn nhờ" chiến tranh. Thậm chí ngay cả khi các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết nhân dân Mỹ kịch liệt phản đối tiếp tục dùng những đồng tiền mồ hôi, xương máu của họ để "nuôi" các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì sự kết hợp phức tạp quân sự - công nghiệp vẫn dễ dàng mọc lên như "nấm sau mưa" nhờ sự hỗ trợ ở cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Đó là minh chứng cho sức ảnh hưởng của liên minh này: hàng trăm tỉ USD đang được "đốt" ở chiến trường Afghanistan và Iraq trong khi đó Quốc hội Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hàng tỉ USD từ các chương trình xã hội cốt lõi, bao gồm cắt giảm ngân sách y tế dẫn đến việc thiếu hụt tài chính chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã phải đổ máu, tại các chiến trường để "nuôi" các cuộc chiến đem lại lợi ích cho chính quyền và các doanh nghiệp quốc phòng.
Chiến tranh có thể là địa ngục đối với một số người (chẳng hạn lính Mỹ hay người dân ở Trung Đông), nhưng lại là thiên đường dành cho một số người khác (Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, các công ty sản xuất vũ khí), đó là sự thật phũ phàng về nền kinh tế phụ thuộc chiến tranh của Mỹ.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
Vụ Ukraine sao có mùi giống VN war quá, sẽ kéo dài lê thê
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đến lượt tiêm kích Hàn Quốc dính linh kiện rởm
(Vũ khí) - Sau hàng loạt vũ khí Mỹ dính bê bối vì linh kiện Trung Quốc thì đến lượt tiêm kích T-50 Hàn Quốc “dính phốt” vì dùng linh kiện rởm của Mỹ.
[*]Chất lượng nào cho vận tải cơ C-130J của Ấn Độ?[/list]Thông tin trên được hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc cho biết, theo đó hàng nghìn linh kiện máy bay huấn luyện siêu âm KAI T-50 Hàn Quốc được nhập khẩu từ Mỹ có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Theo nguồn tin trên, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Không gian Hàn Quốc (KAI) trong quá trình nhập khẩu một số linh kiện cho máy bay huấn luyện siêu âm T-50 đã vi phạm quy tắc xuất xứ mà hiệp định tự do thương mại Hàn – Mỹ (FTA) đưa ra.
hang-rom-tiem-kich-han-quoc-datviet.vn_152229594.jpg
Máy bay huấn luyện - chiến đấu siêu âm T-50 của Hàn Quốc​
Theo đó hồi tháng 7/2012, KAI đã chi khoảng 96,3 triệu USD để nhập khẩu linh kiện máy bay huấn luyện siêu âm T-50 từ công ty Lockheed Martin của Mỹ, theo quy định của hiệp định FTA giữa Hàn Quốc và Mỹ có hiệu lực từ tháng 3/2012 thì những linh kiện này được hưởng thuế ưu đãi.
Nhưng tháng 7/2013 cơ quan hải quan Hàn Quốc khi điều tra nguồn gốc những linh kiện này thì phát hiện được đã vi phạm điều kiện quy tắc xuất xứ của FTA.
Trong khi đó phía KAI cho rằng, do chủng loại linh kiện có hơn 7.000 loại, không có đủ thời gian để chứng minh rằng tất cả các linh kiện này được sản xuất tại Mỹ.
KAI cho biết thêm các linh kiện nhập khẩu chỉ có công ty Lockheed Martin của Mỹ có thể chế tạo, vì vậy có thể khẳng định rằng những linh kiện này đều được sản xuất tại Mỹ. KAI sẽ hợp tác với công ty Lockheed Martin, thu thập tài liệu liên quan và yêu cầu cơ quan hải quan Hàn Quốc hoàn thuế.
Không chỉ có Hàn Quốc mua phải linh kiện vũ khí có nguồn gốc không rõ ràng mà ngay cả Mỹ cũng từng dính nhiều vụ bê bối liên quan đến việc nhập khẩu linh kiện sản xuất vũ khí.
Mới đây nhất một cuộc điều tra của Lầu Năm Góc phát hiện một số vũ khí nước này, trong đó có chiến đấu cơ F-16 và máy bay ném bom B-1B có sử dụng vật liệu của Trung Quốc.
Không những thế, cuộc điều tra còn tìm thấy kế hoạch sử dụng titan được khai thác ở Trung Quốc để chế tạo phiên bản tên lửa tiêu chuẩn mới SM-3 Block IIA do tập đoàn Raytheon (Mỹ) và Nhật Bản phát triển. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự quản lý lỏng lẻo của các nhà thầu Mỹ trong việc sản xuất vũ khí.
Hồi năm 2012, người ta còn phát hiện hàng loạt linh kiện Trung Quốc có trong những sản phảm hàng đầu của nghành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Số linh kiện trên bao gồm các linh kiện trong các Màng lọc giao thoa điện từ (EIF) sử dụng trong các chiến dịch ban đêm và vận hành các tên lửa trên trực thăng SH-60B của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, chúng còn bị phát hiện trong các con chip của hệ thống hiển thị trên các máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C-17 Globemaster III và C-130J, các môđun phát hiện băng trên máy bay P-8A Poseidon, máy bay Boeing 737 cải tiến có khả năng "săn" tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân Mỹ.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt bốc cháy</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Đã xảy ra một vụ cháy trên tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) của Hải quân Mỹ vào ngày 14/4, rất may không ai bị thương.
[*]“Kỳ lạ” chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam
[*]Tàu chiến Mỹ suýt mang tên thành phố Đà Nẵng
[/list]

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ Steve Warren cho biết, ngày 14/4 máy phát điện tua bin khí trên tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) của Hải quân Mỹ đã xảy ra sự cố cháy và lan rộng sang các bộ phận khác của tàu.
Theo ông này, sự cố hoả hoạn không làm thuỷ thủ nào bị thương, chiếc tàu vẫn có thể hoạt động bình thường. Hiện thủy thủ đoàn tàu đang thực hiện đánh giá thiệt hại do sự cố cháy gây ra, cũng như điều tra nguyên nhân sự cố.
“Khi xảy ra sự cố cháy, trên tàu có khoảng 330 thuỷ thủ và chỉ cách quần đảo Bermuda khoảng 370 km”, phát ngôn viên Steve Warren nói.
chay_kienthuc_470_helc.jpg
Tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66).


Trước đó, ngày 12/4 tàu USS Hue City (CG 66) đã rời cảng căn cứ tại bang Florida để thực hiện nhiệm vụ tới “khu vực đảm nhận của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ”.
Tàu tuần dương tên lửa USS Hue City (CG 66) được Hải quân Mỹ đặt theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968.
USS Hue City (CG 66) thuộc lớp tàu tuần dương Ticonderoga có lượng giãn nước lên tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuốc bin khí cực khỏe cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h.
Con tàu được trang bị hệ thống điện tự đồ sộ “nhất thế giới” với siêu radar mạng pha điện tử quét chủ động AN/SPY-1A/B có khả năng trinh sát, phát hiện mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa) cùng kho vũ khí “khổng lồ” với 122 ống phóng thẳng đứng Mk41 chứa bên trong nó tên lửa không đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm RUM-139. Ngoài ra, tàu còn có 8 quả tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hải quân hạng nặng 127mm và các tổ hợp pháo hạng nhẹ khác.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lính Mỹ khốn khổ vì súng tiểu liên M4 quá tệ</h1>Binh sỹ Mỹ đang trực tiếp chiến đấu than phiền về độ tin cậy của mẫu súng carbin M4 và họ đã phải tự đi kiếm linh kiện về “độ” lại khẩu súng của mình.</h2>
Trong một bài viết vừa được đăng tải trên tờ The Washington Times, sỹ quan quân khí cao cấp Russton Kramer, đồng thời là một cựu binh “mũ nồi xanh” giàu kinh nghiệm đã tiết lộ rằng, các đồng đội của ông ta đang tham chiến ở Afghanistan đã phải tự đi mua cò súng và một số loại linh kiện khác từ thị trường chợ đen để về thay thế vào mẫu tiểu liên tấn công M4A1 – phiên bản dành cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ - nhằm cải thiện độ ổn định cũng như tính tin cậy của khẩu súng khi chiến đấu.
“Sự tin cậy hoàn toàn không có ở (trên khẩu súng này)”, viên sỹ quan từng được trao huân chương Sao Bạc tiết lộ với phóng viên của tờ The Washington Times, “Tôi thà dùng bất kỳ một khẩu súng loại khác nào đó mà tôi nhặt được thay vì phải phó thác sinh mạng của mình cho khẩu M4A1 đầy may rủi”.
Điều đáng nói là những gì viết trên tờ The Washington Times mới chỉ là một phần nhỏ sự thật được trích từ báo cáo điều tra về tính tin cậy của các mẫu súng trường tấn công tiêu chuẩn đang được sử dụng trong quân đội Mỹ. Cuộc điều tra được tiến hành bởi hãng chuyên sản xuất súng Colt Defense LLC.
Theo nhà sản xuất vũ khí này, mặc dù liên tục được nâng cấp và cải tiến trong những năm gần đây nhưng M4A1 thực chất vẫn chỉ là một phiên bản ngắn hơn, nhẹ hơn của khẩu M-16 được dùng từ thời chiến tranh Việt Nam.
So với M-16 hay kể cả là “đàn anh” của nó là mẫu carbin M4, khẩu M4A1 đã cải thiện được một số điểm yếu nguy hiểm như hay bị kẹt đạn, tốc độ bắn quá chậm, cò súng hoạt động không ổn định nhưng từng đó vẫn chưa đủ. Theo phản ánh của các binh sỹ Mỹ đang chiến đấu tại nhiều chiến trường khác nhau, M4A1 luôn “thể hiện mình” chậm chạp hơn hẳn các đối thủ, cò súng hay bị kẹt, quỹ đạo đạn không ổn định dẫn đến tính chính xác kém, tốc độ bắn liên thanh thấp và đặc biệt là rất hay bị hỏng vặt.
Để cải thiện, các binh sỹ dày dạn kinh nghiệm thường truyền cho nhau cách “độ súng”. Họ đi nhặt cò súng loại khác về chế lại, mua lò xo tốt hơn… về thay vào.
Dường như Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã biết về những điểm yếu này nên hồi năm ngoái, họ đã tổ chức một cuộc “thi tuyển” để tìm ra một mẫu súng trường tấn công khác nhằm thay thế cho khẩu M4A1. Nhưng đáng buồn là mặc dù cuộc thi đã có đủ mặt các anh tài trong làng sản xuất súng Mỹ như Heckler & Koch, FNH-USA, Remington Defense, Adcor Defense và cả Colt Defense... nhưng không một mẫu súng nào đạt yêu cầu.
Clinton Romesha, một cựu binh từng được trao huân chương Danh dự nhờ những chiến công trong trận chiến ở Afghanistan hồi năm 2009, cho biết, anh ta rất thất vọng khi biết tin quân đội không tìm được mẫu súng nào khác có thể thay thế cho M4A1.

2-clint-romesha-1397537734377.jpg


“Khi nghe tin về cuộc thi tuyển này, hầu hết các binh lính Mỹ đều rất vui mừng và bảo nhau: Cuối cùng thì họ cũng chịu tìm kiếm một khẩu súng khác tốt hơn là khẩu được dùng từ thời chiến tranh Việt Nam này. Ai nấy đều phấn khích.
BÀI LIÊN QUAN
Tiết lộ chấn động: Hàng chục nghìn lính Mỹ bị làm vật thí nghiệm[*]"Lính đánh thuê Mỹ tới Ukraine" là một màn kịch của Nga?[*]Lính Mỹ sẽ được ăn bánh pizza có hạn sử dụng tới 3 năm[*]
1-tieu-lien-m4a1-infonet-1397537735629.jpg
Tiểu liên M4A1 trong quân đội Mỹ.[/list]
Nhưng khi biết rằng kết thúc cuộc thi tuyển mà vẫn không có mẫu súng mới, chúng tôi đã rất buồn. Nỗi buồn của một người lính khi phải thốt lên rằng: Sẽ chẳng có thứ gì tử tế hơn dành cho bạn”, Clinton Romesha thổ lộ trong một cuộc phỏng vấn của tờ Military.com.
Hiện nay Romesha đã giải ngũ và đang làm đại diện cho hãng Adcor Defense, một hãng chuyên sản xuất súng và anh ta rất tán dương mẫu tiểu liên A-556 Elite với những tính năng như cơ cấu hoạt động bằng piston, nòng súng free-floating giúp tăng độ chính xác, tay cầm thuận tiện cho mọi người (thuận tay phải hay trái đều được), lớp polymer chống bụi bẩn…

“Không có điều gì quan trọng hơn đối với một người lính ngoài chiến trường là anh ta luôn được đảm bảo rằng khẩu súng mà anh ta được trang bị sẽ hoạt động hoàn hảo khi cần thiết”, Romesha nói, “Dù phát triển cái gì đi chăng nữa thì các nhà sản xuất súng phải ghi nhớ một nguyên tắc rất đơn giản nhưng quan trọng là mỗi khi người lính siết cò súng, nó sẽ nổ chứ không phải một tiếng cạch khô khan, chết chóc”.
Nhưng theo Romesha, người đã từng có tới hai nhiệm kỳ ở Iraq, thì quân đội Mỹ luôn cho thấy họ sai lầm trong việc lựa chọn trang bị, khí tài, từ những loại vũ khí lớn cho đến khẩu súng cá nhân hay thậm chí là đôi giày cho lính.
Viên cựu binh này cho biết, anh ta cùng với các đồng đội của mình thời mới sang Afghanistan đã phải mang những đôi giày được phát ra đập suốt 3 tuần mới đủ độ mềm để đi leo núi mà không phồng rộp đôi chân.
“Chúng tôi đã may mắn hơn các đơn vị khác là vị chỉ huy lữ đoàn đã cho phép chúng tôi dùng giày vải để hành quân đường dài”, Romesha nói.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
sau 7 thập kỷ chưa chú nào tay bo được huyền thoại AK 47 :D

Đồ gì chứ Colt Defence vận động hành lang kinh lắm, súng thì cùi bắp ( hơn Đức, Bỉ, Áo, Nga ). Nói về súng pháo thì Mỹ là ẹ nhất. Các thể loại súng cá nhân có thằng nào nó thèm nhái đâu, kể cả đệ ruột như Israel. Chả bù cho súng Nga bị nhái ầm ầm. Rồi khẩu pháo tank ậm ọe cả hàng thập kỷ mà cũng rèn không xong, phải nhờ anh Đức anh ý làm cho
21.gif
Thế nhưng trên cái nồi cám mang tên Discovery các "chiên gia" súng đạn vẫn nổ ầm ầm "chú Sam là số 1". Hài... Nhớ năm nào Gruzia thông minh đến mức thay toàn bộ AK bằng M4 cho nó hiện đại, kết quả là bị Nga xài AK cổ lỗ rượt cho té khói
21.gif

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Hồ sơ giải mật: Mỹ định trộm tàu ngầm hạt nhân Liên Xô
<hr/>Tài liệu mới giải mật tiết lộ các thông tin mới về Dự án Azorian của CIA, trong đó Mỹ định bí mật trục vớt một tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, DailyMail đưa tin.

20140414120006-14cia1.jpg


Năm 1974, tỷ phú Howard Hughes được CIA ủy quyền đóng một con tàu đồ sộ để trục vớt một tàu ngầm của Liên Xô chìm ở Thái Bình Dương năm 1968.

Khoảng 200 trang của Dự án Azorian, một trong những chiến dịch tình báo bí mật tốn kém, phức tạp nhất thời Chiến tranh Lạnh, đã tiết lộ những chi tiết chưa từng biết của dự án đã bị hủy bỏ.

Theo io9.com, tàu ngầm trên của Liên Xô rất quan trọng với Mỹ vì nó cho phép các quan chức xem xét thiết kế đầu đạn hạt nhân và đọc được các mật mã hải quân của Liên Xô.

Liên Xô đã mất 2 tháng để trục vớt con tàu trên song không thành.

Con tàu của Hughes, mang tên The Hughes Glomar Explorer, tham gia chiến dịch trục vớt vào năm 1974 và phần nào đã thành công. Chiến dịch tiếp theo được hoạch định vào năm 1975 đã bị hủy bỏ sau khi kế hoạch tối mật trên bị lộ với báo giới.

Sau đó, CIA từ chối bình luận về Chiến dịch Azorian, không bình luận hay phủ nhận về việc có liên quan tới con tàu của Hughes.

Trong một tài liệu mới được công bố về Quan hệ đối ngoại của Mỹ: Chính sách an ninh quốc gia 1973-1976, các chi tiết mới về kế hoạch bí mật ăn trộm tàu ngầm đã được tiết lộ.

Theo các tài liệu trên, một đội kỹ sư đã thiết kế một con tàu trục vớt nặng 36.000 tấn và thuê công ty Summa Corporation của Howard Hughes đóng.
Để xua đi những nghi kị có thể nảy sinh về một con tàu trục vớt đồ sộ, CIA đã tạo dựng một câu chuyện rằng tàu Hughes Glomar Explorer (HGE) được đóng cho một dự án của Hughes - khai thác mangan ở thềm đại dương.

Chiến dịch trục vớt vào năm 1974 đã thành công sơ bộ sau khi một phần của tàu ngầm rơi lại xuống nước khi nó được tàu kéo lên.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Nixon từ chức và giới chức Mỹ không dám chắc dự án trên sẽ còn giữ bí mật được bao lâu. Trên thực tế, báo chí đã vào cuộc với việc nhà báo Seymour Hersh của New York Times đã hai lần được CIA đề nghị trì hoãn đăng bài về vấn đề này.

Cuối cùng, không phải New York Times khơi câu chuyện này ra mà chính là do sơ suất của CIA.

Giải mã điệp vụ ăn cắp MiG-21 của tình báo Israel (1)</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Sự xuất hiện của siêu tiêm kích vượt âm thanh MiG-21 ở khối Ả Rập đã làm Israel phải “lạnh gáy”, không chịu ngồi yên họ quyết tâm phải có được MiG.
[*]Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(2)
[*]MiG-21 giúp Ấn Độ giành thắng lợi trước Pakistan thế nào?
[/list]

Những năm 1960, tại Liên Xô, phòng thiết kế lừng danh Mikoyan cho ra đời dòng tiêm kích phản lực MiG-21 (NATO định danh là Fishbed). Chúng hội tụ được nhiều yếu tố của một dòng chiến đấu cơ hạng nhất. Những đặc điểm kỹ thuật tiên tiến cho phép nó đạt tốc độ siêu thanh Mach 2, chiến đấu linh hoạt, có tốc độ bay leo lớn, kỹ thuật radar, kỹ thuật ngắm bắn mới, hỏa lực đáng gờm... những chiếc máy bay được tạo ra để làm chủ bầu trời, có thể thực hiện tốt cả nhiệm vụ đánh chặn hay tấn công trong mọi thời điểm.
mig21_kienthuc_4701_sqnn.jpg
Tiêm kích đánh chặn MiG-21 khi mới xuất hiện được coi là một trong những tiêm kích mạnh nhất thế giới.


Một sản phẩm thành công ngoài mong đợi của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Đến tận bây giờ, MiG-21 vẫn nắm giữ nhiều kỉ lục đáng nể như là chiến đấu cơ phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và là máy bay chiến đấu được phát triển mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chắc chắn có trên 10.000 chiếc máy bay loại này đã được chế tạo tại Liên Xô cũng như các nước đồng minh dưới các tên gọi khác nhau. Đây cũng là máy bay chiến đấu có thời gian khai thác thuộc hàng lâu nhất. Đã từng có trên 50 nước sử dụng chúng và giờ đây “nồi đồng cối đá” MiG-21 vẫn có hiện diện trong biên chế của không quân nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Đem siêu vũ khí tới A Rập
Tất nhiên, với vai trò là một chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Liên Xô vào thời điểm đó, những tham số kỹ thuật, thông tin, liên quan đến MiG-21 Fishbed đều được Bộ quốc phòng Liên Xô liệt vào hàng “tuyệt mật”. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh phân đôi địa cầu giữa hai siêu cường Mỹ-Xô đang rất dữ dội. Để tranh giành và mở rộng ảnh hưởng của mình, Liên Xô vẫn sẵn sàng gửi thứ vũ khí mạnh mẽ này cho những tiền đồn nóng bỏng ngoài lãnh thổ Bạch Dương, Trung Đông-Bắc Phi là một nơi như vậy.
Vùng đất cát vốn khô nóng lại thêm ngột ngạt vì những âm mưu toan tính, những hằn thù và những cuộc xung đột đẫm máu hòa dầu mỏ. Trong dòng vũ khí khổng lồ đổ từ Moscow vào khu vực này 3 đồng minh chủ chốt là Syria, Iraq và Ai Cập, được viện trợ lần lượt 18, 10 và 34 máy bay MiG-21F-13/Fishbed-E bắt đầu từ 1961. Đây là phiên bản đầu tiên trong dòng MiG-21 được sản xuất với số lượng lớn. Chữ F tức “Forsirovannyy” nghĩa là “Động cơ nâng cấp” còn số 13 là để ám chỉ loại vũ khí đáng sợ tên lửa đối không K-13 mà chúng mang theo.
mig21_kienthuc_4702_fyww.jpg
MiG-21 được Liên Xô đưa tới các nước A Rập khiến người Israel như "ngồi trên đống lửa".


Sự xuất của siêu tiêm kích MiG-21 (thời điểm đó) khiến các nước đối địch của họ tất nhiên là không thể không lo lắng. Đặc biệt là Israel, nhà nước Do Thái vốn bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước A Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử. Nay, họ càng không thể ngồi yên khi bị những tiềm kích hùng mạnh bao vây.
Không quân Israel khá tinh nhuệ nhưng những máy bay họ có trong tay khó có thể so sánh được với những chiếc MiG-21. Một lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ trong nhiều năm (từ 1948) khiến quốc gia non trẻ này không thể tiếp cận được những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-4 Phantom hay F-104 Starfighter. Đáng kể nhất trong lực lượng không quân Do Thái là những chiếc Dassault Mirage IIICJ và Vautours do Pháp cung cấp.
Ý tưởng táo bạo
Tel-Aviv hơn bao giờ hết, thèm khát một chiếc máy bay được chính họ ví như “Viên đá quý trên vương miện” trong kho vũ khí Liên Xô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới an nguy đất nước. Thủ tướng đương thời Levi Eshkol và Tổng tư lệnh không quân Israel Ezer Weizman thể hiện sự quan tâm đặc biệt cho điều này. Sau đó chính viên tiếng đã trao đổi với giám đốc Viện tình báo và chiến dịch đặc biệt Mossad về việc cần phải có .... một chiếc Fishbed !.
Ý tưởng này thật sự khá sốc, tuy nhiên nó lại nhanh chóng nhận được sự đồng tình của vị tân Giám đốc Mossad, Meir Amit. Cả hai đều nhìn thấy rằng sau cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez hồi tháng 10/1956, tình hình không có dấu hiệu dịu đi, Ai Cập và đồng minh đang âm thầm có những sự chuẩn bị, một cuộc chiến mới sắp nổ ra. Israel cần phải hiểu rõ những vũ khí mạnh nhất của kẻ thù. Như chính phi công thử nghiệm nổi tiếng Danny Shapira sau này chia sẻ: “Chúng tôi thực sự muốn biết sức mạnh của loại máy bay này, tại so nó lại reo rắc sự lo sợ cho chúng tôi đến vậy? điểm mạnh và điểm yếu của nó là gì?".
mig21_kienthuc_4703_vygq.jpg
Lãnh đạo cơ quan tình báo Israel Mossad Meir Amit.


Nỗ lực bất thành của Mossad
Thực tế, trước khi nhận được yêu cầu từ phía Không quân Israel, tướng Meir Amit cũng đã muốn lấy cắp máy MiG-21, ông cho đó là trách nhiệm của Mossad. Vào mùa thu năm 1962, lực lượng của tổ chức tình báo lớn nhất Israel bắt đầu được huy động để thực hiện kế hoạch này. Mọi công việc đều phải đảm bảo khẩn trương nhưng đồng thời rất bí mật.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về cách tiếp cận “con mồi”, có người cho rằng nên cử một toán biệt kích đột nhập vào sâu lãnh thổ Ai Cập, cụ thể là tới sân bay El-Arish. Nhóm này sẽ có vài giờ để “chôm” một chiếc MiG-21 ở đây và lái nó về Israel. Những toán biệt kích của Mossad vốn từ lâu đã khét tiếng với kỹ năng hoàn hảo, tài giả trang, ẩn mình và dung bất cứ thủ đoạn nào để hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, phương án này bị loại bỏ vì để lấy một chiếc máy bay chiến đấu và thoát cùng nó thì không thể mang theo nhiều biệt kích, trong khi MiG-21 là hàng “quốc bảo” nên để tiếp cận cần phải vượt qua rất nhiều vòng bảo vệ, cuối cùng, xung quanh sân bay là hệ thống phòng không nhiều tầng lớp, một chiếc MiG-21 bị cướp khó lòng mà nguyên vẹn bay ra khỏi đó chứ đừng nói là về được tới tận Israel.
Một ý kiến khác là phối hợp với đồng minh Pháp cho người giả trang thành một phái đoàn Nam Mỹ đến Ba Lan, tiếp cận những chiếc MiG-21 sau đó tẩu thoát cùng nó về nước Pháp… Tất nhiên, Pháp cũng rất muốn có một chiếc tiêm kích hiện đại như vậy để phát triển dòng Dassault Mirage của họ. Nhưng Paris đủ tỉnh táo để cân nhắc lợi hại trong vụ này, đây là hành động vô cùng liều lĩnh và khiêu khích, trong khi họ ở quá gần thành trì của “khối Đỏ” và có thể trở thành nạn nhân cho trong cơn giận dữ từ điện Kremlin, quá mạo hiểm để đánh đổi vì vậy người Pháp đã từ chối….
mig21_kienthuc_4704_dysm.jpg
Mossad vạch ra nhiều kế hoạch, trong đó có cả phương án điên rồ - đánh cướp MiG-21 giữa bầu trời các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.


Sau nhiều ngày cân nhắc, Mossad nhận thấy rằng việc dùng người ngoài hoặc cài người vào để lấy cắp máy bay là rất khó để thành công cũng như mất rất nhiều thời gian, họ quyết định dùng một kế sách thuộc hàng kinh điển trong lịch sử tình báo - mua chuộc người bên trong nội bộ quân thù. Lựa chọn này rất hợp lý, nhưng để thực hiện cũng vấp phải rất nhiều vấn đề. Như đã đề cập, MiG-21 là máy bay tối tân nhất thời bấy giờ. Mạo hiểm mang MiG-21 sang Trung Đông, người Nga cũng đã phải cân nhắc rất nhiều, cả một hệ thống an ninh chặt chẽ được gửi theo kèm những chiếc máy bay. Đầu tiên là một bản cam kết mạnh mẽ từ các nước đồng minh được nhận “hàng nóng” rằng, họ sẽ dành mức bảo vệ cao nhất 24/24h dành cho MiG-21 và những tài liệu về chúng. Các nhân viên kỹ thuật đảm nhiệm công việc chăm sóc, “sờ mó” vào máy bay đều là người Nga “chính cống”. Mỗi lần lăn bánh của bất cứ chiếc MiG nào cũng phải có sự kiểm duyệt và giám sát của chuyên gia Liên Xô.
Những người bản xứ duy nhất được thường xuyên tiếp xúc với thứ vũ khí này không ai khác là những phi công. Để được chọn làm phi công đi học chuyển loại điều khiển MiG-21 là cực khó vì ngay trong Không quân Liên Xô, chỉ những tay lái ưu tú mới được ngồi trên loại máy bay này. Hơn thế nữa, nhân thân lý lịch của những người này phải “sạch”.
“Được lái MiG-21 là vinh dự cao nhất có thể đạt được đối với một phi công. Đó là những con người không thể mua chuộc và rất kín miệng trước mọi người!”.
Tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị nhưng những thông tin tình báo của Mossad có được quá ít. Tập hồ sơ về những phi công A Rập lái MiG-21 đã được lật qua lật lại rất nhiều lần... Amit quyết định hành động dù bản thân ông biết là có một chút nôn nóng và cơ hội thành công không lớn.
Nhiệm vụ được giao cho một điệp viên nằm vùng tại Ai Cập. Đó là một người đàn ông gốc Armenia được Mossad tuyển ở Tây Đức sau đó bố trí cài cắm vào Cairo, mang tên Jean Thomas. Dựa vào những mối quan hệ đã được gây dựng kỳ công trước đó, Jean tiếp cận một phi công Ai Cập, sau đó tìm cách đặt vấn đề rằng hãy lái một chiếc Fishbed đến Israel, anh ta sẽ nhận được sự đảm bảo về cuộc sống và 1 triệu USD tiền thưởng.
Tuy nhiên, Adib Hanna - người phi công được chọn lại bí mật báo lại việc này với cơ quan an ninh Ai Cập. Ngay lập tức Jean cùng các cơ sở của anh ta bị tóm gọn. Tháng 12/1962, Jean Thomas cùng hai người khác bị treo cổ. Đây là một đòn phản gián khá đau mà một tổ chức tình báo khét tiếng như Mossad phải chịu. Sau đó cơ quan tình báo Do Thái chuyển sang tiếp cận các phi công Iraq nhưng cũng bị từ chối hợp tác....

Giải mã điệp vụ ăn cắp MiG-21 của tình báo Israel (2)</h1>(Kienthuc.net.vn) - Những thất bại ở Ai Cập 1962 không làm nản lòng người Do Thái, với sự ủng hộ từ lãnh đạo, Mossad tiếp tục triển khai điệp vụ mang tên Kim Cương.
[*]Mỹ từng thử nghiệm MiG-21 ở khu vực 51 bí ẩn
[*]Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(2)
[/list]

Điệp vụ đánh cắp kim cương MiG-21
Những thất bại liên tiếp khiến cho Mossad phải tạm thời ngừng “cuộc săn” của mình. Nhưng nay, khi được các lãnh đạo và không quân ủng hộ, các hoạt động lại tiếp tục tiếp diễn với một quy mô lớn hơn trước. Một chiến dịch kỳ công và nhạy cảm vào loại bậc nhất trong lịch sử tình báo Israel được khởi động vào giữa năm 1963 mang tên “Chiến dịch Kim cương”, mục tiêu vẫn không gì khác: phải có một chiếc MiG-21 bằng mọi giá. Những người lãnh đạo hành động lần này vẫn quyết định giữ cách làm là tiếp cận và mua chuộc các phi công. Lần này họ thực hiện công việc chuẩn bị hết sức thận trọng, những thất bại trước đây không lâu đã khiến Liên Xô và các nước được trang bị MiG-21 ở Trung Đông cực kỳ cảnh giác.
mig21f13_kienthuc_4701_rvhj.jpg
Những thất bại liên tiếp không làm nản lòng Mossad, họ tiếp tục lên phương án mới nhằm đánh cắp MiG-21F-13.



Trong lúc đang gặp khó thì Mossad bỗng dưng nhận được món quà lớn. Nó đến từ một “đứa con lưu lạc” của đất mẹ Israel, một người đàn ông mang tên Yosef. Ông ta đang làm việc cho Văn phòng dịch vụ của Israel tại Iran, sống trong một gia đình Iraq từ năm lên 10 và từ lâu đã được coi là một thành viên quan trọng của gia đình giàu có này. Tuy nhiên, gần đây Yosef và một vài người trong nhà có những xích mích không nhỏ và ông ta có “xu hướng” tìm về nguồn cội Do Thái của mình, điều mà trước đây người đàn ông gần 60 tuổi này còn chẳng thèm để ý. Ông ta chủ động móc nối với tình báo Israel và nói rằng có một vài điều bí mật muốn nói với họ.
Trong cuộc gặp bí mật đầu tiên, Yosef tiết lộ rằng trong gia đình mình có một người đang phục vụ cho Không quân Iraq – phi công Munir Radfa đang chỉ huy một phi đội tiêm kích. Anh ta từng được đào tạo cả ở Liên Xô và Mỹ, đang có một tương lai sáng lạng, nhưng điểm chú ý là gia đình của Munir là những tín đồ Công Giáo phái Maronites.
Theo Yosef tiết lộ thì Munir cũng như các thành viên trong gia đình của tỏ ra rất thất vọng với cách mà chính phủ của mình đối xử với các những người thờ Chúa Giê-xu. Ở những nước đạo Hồi như Iraq, phần thiểu số những người dân theo tôn giáo khác đều bị phân biệt dù họ là ai và đang làm gì. Viên phi công này cũng đã nhiều lần bức xúc vì chính sách quá “cứng rắn” mà Iraq dùng với các dân tộc thiểu số. Anh căm ghét những khi bị ép phải lái máy bay ném bom vào những ngôi làng nhỏ của người Kurd. Rõ ràng những năm tháng sống ở trời Tây đã cho chàng trai này có cái nhìn mới mẻ, khác xa với những đa số người dân khác.
Những thông tin mà Yosef cung cấp làm Amit đặc biệt thấy hứng thú và trùm Mossad không ngại ngần đáp ứng những vòi vĩnh về tài chính để có được những thông tin giá trị cũng như để Yosef tìm cách thuyết phục Munir Radfa gặp đại diện Israel. Thực ra việc này quá khó với Yosef vì với tư cách là một người thân thiết trong nhà, ông ta biết Munir từ lâu đã có ý “ngưỡng mộ” đất nước Do Thái.
mig21f13_kienthuc_4702_vvcj.jpg
Phi công Iraq Munir Radfa ảnh chụp năm 1966 (trái) và năm 1998 (phải). Ông này qua đời năm 1998 sau một cơn đau tim.


Không lâu sau đó, Meir Amit đã rất vui mừng khi Munir đồng ý gặp gỡ, cuộc gặp được sắp đặt ở châu Âu trong một chuyến đi nghỉ của viên phi công này. Với kỹ năng nghiệp vụ già đời, điệp viên Mossad đã làm đối phương mềm lòng, một số tiền lớn, một căn nhà tại Israel và một công việc tốt đủ để đảm bảo cuộc sống là những gì Mossad cam kết. Munir có thể lái MiG-21 bay qua Israel nhưng điều duy nhất mà anh băn khoăn là đại gia đình của mình. Họ có thể bị xử tử vì anh ta, nhưng rất nhanh chóng Amit đã khẳng định rằng, Mossad sẽ lo liệu tất cả, trước khi anh cất cánh cho chuyến bay định mệnh thì tất cả người thân ruột thịt sẽ được di chuyển sang Israel một cách an toàn.
Trong một hoạt động tuyệt mật năm 1966, qua những con đường vòng vèo Munir được đưa tới Tel Aviv. Anh ta được đích thân thủ lĩnh của lực lượng không quân đặc biệt, tướng Isaiahu (Shaike) Bareket đưa đi “tham quan” khu vực biên giới Israel trên một chiếc phi cơ Meteor hai chỗ ngồi. Sau khi làm quen với “đường đi lối lại”, hai người thảo luận vạch ra kế hoạch bay cho hành trình đào thoát tương lai.
Những người được tiếp xúc với viên phi công Iraq lần ấy đều bị thuyết phục rằng anh ta chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho chiến dịch này... Liên lạc giữa Munir và Mossad vẫn được giữ đều đặn. Tất cả đều phải kiên nhẫn và âm thầm chờ đợi vì quãng đường tối thiểu để Munir đào thoát theo tính toán cũng phải lên tới 900km trong khi lượng nhiên liệu mà những chiếc MiG-21 mang theo trong mỗi lần cất cánh đều được các chuyên gia Liên Xô kiểm tra, đảm bảo chỉ đủ cho chúng hoàn thành bài bay tập, đó cũng là một “khóa an ninh” nhằm phòng ngừa việc phi công lái máy bay “lạc” sang nước khác. Trong lúc này, theo như thỏa thuận, Mossad sắp xếp để một phần gia đình của Munir rời khỏi đất nước với những nguyên cớ khác nhau như đi du lịch hoặc dưỡng bệnh.
KGB “cay sống mũi”
Ngày 9/8/1966, Munir gửi một thông báo tới tướng Amit rằng cơ hội đã đến, anh ta chuẩn bị có một bài bay dài và đã sẵn sàng đào thoát.
Rồi ngày định mệnh đó cũng đến, ngày 16/81966, đại úy phi công Munir Radfa bước ra phi trường, đến chỗ MiG-21 của mình, 490 lít nhiên liệu là đủ cho anh hoàn thành “nhiệm vụ”... thực hiện các thao tác khởi động quen thuộc và đưa chiếc tiêm kích số hiệu 370 cất cánh. Munir nhìn xuống một lượt và cất tiếng thở dài, đây sẽ là lần cuối cùng anh được lái MiG-21...
Lấy độ cao lên 30.000 feet để lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức tối ưu, chiếc MiG-21 rời lãnh thổ Iraq mà không gặp bất cứ khó khăn nào nhưng khi tới không phận Jordan, nó bị chặn bởi 2 chiếc Hawker Hunters của Không quân Hoàng gia Jordan. Munir đã cố gắng liên lạc vô tuyến với họ, máy bay của Jordan không trả lời nhưng lại để anh ta đi tiếp, có lẽ vì biểu tượng cờ Iraq trên chiếc máy bay (Jordan lúc này cũng là một đồng minh của Iraq).
mig21f13_kienthuc_4704_ubwb.jpg
Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày trước báo chí sau khi Radfa bay tới được Israel.


Khi đến gần biên giới Israel, chiếc MiG-21 được hai máy bay Mirage III chờ sẵn ở đó hộ tống về căn cứ không quân Hazor. Cũng trong sáng hôm ấy những người thân còn lại của Munir được bí mật trở trên hai xe tải đến vùng giáp biên giới Iran, những người Kurd ở đây dẫn họ sang bên kia, nơi mà Mossad đã bố trí trực thăng đợi sẵn để trở họ về Israel.
Khi Iraq và Liên Xô phát hiện ra sự việc thì mọi thứ đã an bài. Israel đã chuẩn bị từ trước một lá thư do “viên phi công Iraq viết” để công bố với công chúng rằng: Munir tự động đào ngũ và chốn chạy sang Israel vì anh ta cảm thấy không thể chịu đựng những chính sách dã man mà chính quyền Iraq dùng với những người Kurd thiểu số và rằng anh ta không bay sang một nước A Rập nào đó vì sợ bị dẫn độ về Iraq.
Những nội dung này ngay sau đó được thống nhất với chính Munir và gia đình, Israel tổ chức một buổi họp báo sau đó, Munir xuất hiện trước và xác nhận lại nội dung của bức thư, sau đó anh ta biến mất khỏi công chúng mãi mãi. Đây là một vụ việc gây chấn động ghê gớm, báo chí khắp thế giới liên tục giật tít và nói về vấn đề này, mọi người chăm chú theo dõi và tin vào những gì Israel đã công bố.
Nhưng các chuyên gia Liên Xô và KGB không tin như vậy, họ “ngửi” thấy mùi của Mossad trong vụ việc này. Người Nga cảm thấy cay sống mũi, hệ thống an ninh của họ đã bị qua mặt bởi một chiêu kinh điển. Bí mật quân sự của họ đã rơi vào tay kẻ thù. Đó không phải là tai nạn mà là thảm họa! Moscow liên tục gây sức ép để đòi lại máy bay nhưng Tel Aviv tất nhiên là không chấp nhận “có gan làm thì có gan chịu”. Họ đã chạm tay được vào “báu vật” mà ngay cả Mỹ cũng đang thèm khát và sẵn sàng quăng ra nhiều triệu USD (thời đó USD có giá trị hơn bây giờ rất nhiều lần) để có được.
mig21f13_kienthuc_4703_npyn.jpg
Phi công Danny Shapira và chiếc MiG-21F-13 đã đổi phù hiệu Không quân Israel.


Làm chủ MiG-21
Sau khi có được mẫu phi cơ mới nhất của Không quân Liên Xô, Israel nhanh chóng thực hiện việc kiểm tra, tìm hiểu và thử nghiệm loại máy bay này. Phi công thử nghiệm được chọn là Danny Shapira thuộc phi đội “The Bat”. Chính thiếu tướng không quân Moti Hod đã lựa chọn anh: “ Cậu sẽ là phi công thử nghiệm đầu tiên của phương Tây được ngồi lên MiG-21. Hãy học cách điều khiển nó. Người của tôi đã thành lập một tổ kỹ thuật để chăm sóc cho chiếc máy bay. Chúng ta cần phải làm cho nó cất cánh và hiểu được sâu sắc về nó, càng sớm càng tốt!”.
Viên phi công này đã được được gặp Munir Radfa, với tư cách là hai phi công xuất sắc, họ đã trao đổi và làm việc với nhau rất nhiều về MiG-21 tại căn cứ không quân Hazor. Công việc tiếp theo là phải dịch tất cả những chú thích bằng tiếng Nga và tiếng A Rập trên thân máy bay sang tiếng Do Thái. Shapira đã dành một vài tuần để học những kiến thức cần thiết cũng như làm quen với các thao tác trên mặt đất. Đồng thời Israel cũng cho sơn lại chiếc máy bay, thay biểu tượng cờ Iraq bằng cờ Israel và đổi số hiệu của nó thành 007, một con số đầy tính ẩn dụ về nguồn gốc của chiếc máy bay. Chiếc ghế phóng quá hạn cũng được thay mới.
Cuối cùng thì cũng đến ngày chiếc tiêm kích đặc biệt 007 có chuyến bay đầu tiên, sẽ có một chiếc Mirage bay hộ tống cùng.
mig21f13_kienthuc_4705_iwvy.jpg
Chiếc MiG-21F-13 được trưng bày tại bảo tàng Không quân Israel với số hiệu 007 đầy ẩn ý.


Sáng hôm đó, tại căn cứ không quân Hazor, các nhân vật quan trọng chỉ huy “Chiến dịch Kim cương” đều có mặt. Tướng Ezer Weizman đã bước đến gần viên phi công và căn dặn: “Danny, đây không phải là một trò chơi vui vẻ. Hãy chắc chắn rằng cậu có thể quay lại mặt đất với chiếc máy bay”.
Quả thực, người ta không thể không nghi ngờ về sự thành công của lần cất cánh này. Shapira xuất sắc nhưng anh đã phải thực hiện một công việc khó khăn mà không có giáo trình hướng dẫn, bỏ qua nhiều giai đoạn đào tạo, chỉ có sự trợ giúp duy nhất từ Munir nhưng trong một thời gian quá gấp. Tuy nhiên, vượt qua tất cả Shapira đã thành công, sau khi đáp xuống sân bay, Munir chạy đến và ôm anh vào lòng: “Cậu bay như thế này thì người A Rập sẽ không bao giờ thắng được!”.
Người Isreal đã bắt đầu hiểu rõ về loại máy bay mới mẻ mà học có trong tay. Họ cho Shapira lái MiG-21 “đối đầu” với những phi công sừng sỏ nhất của không lực Do Thái như thiếu tướng Hertzel Budinger, tướng Ran Peker, tướng Asher Snir và những người khác. Mỗi người là một lại máy bay khác nhau, trên cơ sở đó, không quân xây dựng cách đối phó thích hợp nhất với MiG-21. “Trong những trận đánh mô phỏng, chúng tôi biết được những lợi thế chiến thuật và chiến lược của MiG-21”.
Những kinh nghiệm và bài học tuyệt vời thu nhận được đã giúp Không quân Israel lật ngược thế cờ vốn đang bất lợi cho họ. Điều này nhanh chóng được minh chứng trong những cuộc xung đột giữa nhà nước Do Thái với liên quân A Rập nổ ra sau đó một vài năm, như cuộc chiến Yom Kippur, khi đó những chiếc MiG-21 dưới bàn tay của người A Rập đã nhận thất bại đau đớn...

Vụ mất tích máy bay MiG-25 tại bầu trời Nhật Bản
7:06, 13/01/2005
<hr/>
18_mig25_1.jpg
Lưu để đọc sau
Email bài này
email.gif
In trang này
print.gif
Liên hệ đăng lại bài
contact.gif
10 bài được đọc nhiều nhất
10.gif
Chỉ vì không muốn gặp mặt vợ, Trung úy Belicov đã bay sang Nhật Bản xin tỵ nạn tại một nước thứ 3. Cùng với Belicov, những bí mật về chiếc máy bay MiG-25 đã bị phía Mỹ khám phá.

Đúng 12h ngày 6/9/1976, một máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô MiG-25 mang số hiệu 068 đột nhiên biến mất khỏi màn hình rađa của căn cứ Không quân Sakharov, trước sự ngạc nhiên của nhân viên trinh sát ở mặt đất.
Sau gần 1 giờ bay, viên Trung úy Belicov lái chiếc MiG-25 này tắt các tín hiệu liên lạc với đài chỉ huy mặt đất và cho máy bay hạ thấp độ cao dưới tầm kiểm soát của các rađa mặt đất để bay về phía vùng biển của Nhật Bản.
Sau khi may mắn vượt qua đám mây dày, Belicov phát hiện máy bay hết nhiên liệu. May mắn thay, Belicov lao xuống một sân bay dân sự của Nhật, máy bay của Belicov đâm mạnh vào đường băng, cánh trước máy bay bị vỡ do chém vào cột điện. Nhưng nhờ kỹ thuật bay đặc biệt và bản lĩnh của Belicov nên sau trận va chạm mạnh đó, chiếc MiG-25 đã hạ cánh được trên bãi cỏ bên cạnh sân bay.
Khi Belivov vừa bước từ máy bay xuống, nhân viên an ninh Nhật đã nhanh chóng đến nơi chiếc MiG-25 hạ cánh và đưa Belicov lên một chiếc xe quân sự. Tối ngày 7/9 năm đó, Belicov được bí mật đưa đến căn cứ Không quân Chitose, sau đó được đưa đến Tokyo.
Tại Tokyo, Belicov nói là muốn đến tị nạn chính trị tại Mỹ. Người Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ. Chỉ hai tháng sau đó, Belicov đã được thông báo là chính Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu của anh ta và nhanh chóng giúp anh ta hoàn tất các thủ tục sang Mỹ tị nạn.
Đến lúc này, Belicov và chiếc MiG-25 của anh ta bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật. Tin tức này đã được chuyển đến điện Kremli.
Một mệnh lệnh bí mật đã được chuyển đi: phải bảo vệ chiếc MiG-25 này và không cho nó rơi vào tay quân Mỹ. Nếu tiến hành theo con đường ngoại giao thì không có hiệu quả, Cơ quan Tình báo KGB phải ra tay.
Chiều ngày 8/9, một nhân viên tình báo đã bí mật tiếp xúc với Belicov, dùng mọi lý lẽ thuyết phục anh ta quay về Tổ quốc nhưng Belicov nhất quyết không nghe. Ngày 9/9, một máy bay Boeing 747 thông thường đã rời Nhật Bản và trên chuyến bay đó có nhiều quan chức CIA và cả Belicov.
Dù chuyến bay và thời gian bay đều được giữ bí mật tuyệt đối, nhưng để ngăn chặn không có người của KGB xâm nhập vào, làm hỏng việc, CIA còn cử 7 – 8 vệ sĩ đi cùng để bảo vệ Belicov.
Mục tiêu của phía Liên Xô giờ đây là chỉ cần thu hồi và đem về nước chiếc MiG-25, thì dù Belicov có tiết lộ gì cũng vô ích. Chính vì vậy đã dẫn đến việc 3 nước Liên Xô, Mỹ, Nhật thảo luận, tranh cãi quyết liệt về vấn đề này.
Nhưng trong thời gian quan chức 3 nước đang tiến hành tranh luận về việc này thì phía Mỹ đã thừa cơ phối hợp với người Nhật đưa rất nhiều chuyên gia kỹ thuật đến để tiến hành nghiên cứu về chiếc máy bay MiG-25. Do biết trước việc trên máy bay có trang bị hệ thống tự phá hủy do Belicov cung cấp, các chuyên gia Mỹ khi kiểm tra đã rất cẩn thận và tiến hành công việc rất chậm.
Chỉ đến khi tháo xong hệ thống tự phá hủy máy bay, thì họ mới tháo dần từng bộ phận của máy bay xuống. Các thiết bị tháo dỡ được đưa đến một căn cứ cách Tokyo hơn 100km. Tại đây, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành kiểm tra toàn bộ đối với máy bay MiG-25.
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi lẽ tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.
Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ – Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô. Nhưng khi những thiết bị này được đưa đến vị trí đã sắp xếp, người Liên Xô phát hiện ra “bảo bối” của mình chỉ còn là đống sắt vụn.
Tại sao Belicov lái máy bay trốn sang Nhật?
Phải nhiều năm sau, Belicov mới thổ lộ động cơ hành động đánh cắp máy bay và đào tẩu của mình. Hóa ra, vợ của Belivov là một người rất thích danh vọng, thích hưởng thụ. Cô ta tiêu tiền như nước, thường xuyên ra vào các khách sạn và rạp chiếu phim cao cấp, thích dùng đồ cao cấp, cao lương mỹ vị.
Nhưng đồng lương phi công của Belicov dù không thấp, vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu pha của cô ta. Hơn nữa, sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Belicov phát hiện ra có những sở thích trái ngược nhau. Chính vì vậy, mỗi khi Belicov trở về nhà là hai vợ chồng lại cãi vã nhau, Belicov cảm thấy chán nản cuộc sống đó và khao khát được giải thoát.
Sau này, khi đang trên đường thực hiện nhiệm vụ bay, đột nhiên Belicov nảy sinh ý định lái máy bay trốn sang Nhật với mục đích đơn giản là để... thoát khỏi người vợ quá đáng của mình.
Nhưng cả vợ và bản thân Belicov không biết được rằng cuộc hôn nhân bất hạnh của họ đã gây ra thay đổi to lớn đối với không quân Liên Xô. Những bí mật về máy bay chiến đấu MiG-25 đã bị người Mỹ phát hiện ra, Liên Xô buộc phải nhanh chóng nghiên cứu, phát triển loại máy bay chiến đấu mới để thay thế loại máy bay MiG-25 và việc này đã đặt nền móng cho sự ra đời của loại máy bay chiến đấu nổi tiếng của Liên Xô hiện nay là MiG-29
reddot.gif


Tiêm kích F-35B Mỹ có nguồn gốc từ Nga?</h1>(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ được cho có nguồn gốc từ sự hợp tác bí mật giữa Cục Thiết kế Yakovlev (Nga) và Tập đoàn Lockheed Martin.
Xem F-35B hạ cánh thẳng đứng trong đêm
"Nội thất" tiêm kích tối tân F-35 mà châu Á "khao khát"
[/list]

Ít ai biết rằng, các hệ thống quạt nâng độc đáo và ống xả vector cho phép F-35B cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) đã được thiết kế gần ba thập kỷ trước đây bởi Phòng Thiết kế Yakovlev (Liên Xô) cho máy bay chiến đấu siêu âm của họ, Yak-141.

Tốc độ ... và nhiều hơn nữa

Không giống như mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn rất thành công của Anh là Sea Harrier, thiết kế Yakovlev Yak-38 của Liên Xô gặp nhiều vấn đề trong vận hành.

Do đó, để phục vụ cho kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>Vũ khí vô hình xuyên thủng lá chắn tên lửa Aegis</h2>2:31 PM, 17/04/2014, Views: 0 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Bị máy bay Nga dọa khiếp, 27 thủy binh tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ xin giải ngũ. Điều gì đã khiến họ sợ đến thế?
Theo các hãng tin hàng đầu thế giới, hôm 12/4/2014, một máy bay ném bom Su-24 (không nói rõ biến thể nào) của Không quân Nga đã bay quanh tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu đa năng tối tân Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk, cùng nhiều vũ khí hiện đại khác.

Ngày 14/4, Lầu Năm góc đã bất ngờ đưa ra bình luận đầy cảm xúc liên quan đến sự kiện này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Steve Warren tuyên bố: “Những hành động khiêu khích và không chuyên nghiệp này của Nga không phù hợp với các quy tắc quốc gia và các thỏa thuận trước đó về phối hợp công việc giữa quân đội hai nước chúng ta”. Ông Warren cũng nói rõ rằng, một máy bay Su-24 của Nga mà xem ra là không mang vũ khí đã 12 lần bay sát một chiến hạm của Hải quân Mỹ, khi tàu này đang ở hải phận quốc tế, gần bờ biển Rumani.

su24.jpg
Su-24
Phát biểu cảm xúc và thậm chí là có hơi hướng tức tối của quan chức Lầu Năm góc xem ra rất, rất lạ. Chỉ là một máy bay ném bom chiến thuật cũ rích, không mang vũ khí bay dù cho là 12 lần gần một tàu khu trục tối tân trang bị đến tận răng, chuyên dùng để tác chiến phòng không của Mỹ thì sao chứ? Thời đối đầu Xô-Mỹ, những chuyến bay dò xét hạm tàu của hai cường quốc lần nào hai bên chạm mặt nhau chả xảy ra. Thế thì điều gì đã xảy ra lần này? Điều gì đã làm người Mỹ đau lòng thế? Hơn nữa, theo thông tin bán chính thức trên các trang mạng không nổi bật của Nga thì sau sự cố này, US Donald Cook đã cấp tốc cập cảng ở Rumani và tại đó 27 người của thủy thủ đoàn đã viết đơn xin giải ngũ và đã rời tàu hoặc có ý định rời tàu. Điều đó được gián tiếp xác nhận một phần chính bởi tuyên bố đó của Lầu Năm góc. Trong tuyên bố đó có khẳng định rằng, hành động của chiếc Su-24 đã làm mất tinh thần thủy thủ đoàn của chiến hạm Mỹ. Câu nói này thật mơ hồ, khó hiểu.

Vấn đề là ở chỗ chiến hạm nhiều đau thương USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke thuộc lớp tàu khu trục tên lửa, chiến hạm đa năng cao tốc, cơ động cao, dùng để tác chiến chống tàu ngầm, phương tiện bay, kể cả tên lửa và hạm tàu đối phương, cũng như bảo vệ và phòng thủ cho các binh đoàn tàu hay đoàn tàu vận tải khi vượt biển. Trong số các vũ khí trang bị cho tàu này có 2 ụ pháo phòng không 6 nòng Phalanx và đến 74 tên lửa RIM-66 SM-2 (Standart 2). Nói cách khác, chức năng chuyên trách của tàu này là tác chiến không chỉ với các mục tiêu tốc độ thấp, ít cơ động như Su-24 mà cả các mục tiêu khó hơn nhiều là tên lửa chống hạm vốn có tốc độ cao hơn và sức cơ động không bị hạn chế bởi quá tải đối với tổ lái và có độ bộc lộ nhỏ hơn nhiều lần so với Su-24. Có vẻ chẳng có gì mà mất tinh thần vì chỉ cần ngồi bật hệ thống phòng Aegis và luyện tập đánh trả cuộc tấn công của một máy bay địch trong điều kiện gần với thực tế! Nhưng không, thủy thủ đoàn đã bị mất tinh thần, 27 người đã viết đơn với nội dung đại ý - “Họ không định liều mạng sống của mình”.

uss-donald-cook.jpg
USS Donald Cook
Vậy điều gì đã xảy ra ở vùng biển quốc tế đó? Câu trả lời có lẽ ẩn giấu sau cái tên bí ẩn Khibiny. Khibiny là vùng núi trên bán đảo Kola, tỉnh Murmansk, Nga, nằm cách Vòng cực 150 km về phía bắc. Tuy nhiên, đó không phải là Khibiny đã dọa khiếp thủy thủ đoàn USS Donald Cook. Mà ở đây, Khibiny là hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga và sẽ được lắp cho tất cả các máy bay tương lai của Nga. Thông tin về hệ thống này rất ít, ngoại trừ việc Su-24 đã sử dụng hệ thống này trong cuộc tập trận ở Buryatya. Tóm lại, không cái gì làm mất tinh thần một người lính hơn là sự bất lực của chính mình!

su24-donald-cook.jpg
Từ đó, có thể tưởng tượng câu chuyện đã xảy ra như sau. Ngày 10/4/2014, tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook đến vùng biển quốc tế ở Biển Đen để thực hiện hành động uy hiếp và phô trương sức mạnh do Nga có lập trường cứng rắn về vấn đề Ukraine và Crimea. Trước đó, tại Biển Đen đã có mặt tàu khu trục khác của Mỹ là USS Truxtun. Tức là đang diễn ra một màn diễu võ giương oai, vung đao mua kiếm điển hình của Mỹ.

Phản ứng của Nga thật điềm tĩnh, nhưng chết người: ngày 12/4, Nga phái đến vùng biển quốc tế đó một chiếc Su-24 tay không, NHƯNG mang theo hệ thống Khibiny dưới cánh. Tiếp đó, tình hình diễn biến theo kịch bản như sau: Các thủy binh Mỹ trên USS Donald Cook ngay từ xa đã phát hiện chiếc Su-24 đang tiếp cận, báo động chiến đấu và nghiêm trang chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu. Tất cả diễn ra rất bài bản, các radar tính toán hướng tiếp cận với mục tiêu, Aegis điều khiển ngon lành các hệ thống dẫn đường. Thì đột nhiên - phụt! Tất cả tắt ngóm. Aegis không làm việc, các màn hình tối om, ngay cả các hệ thống pháo Phalanx cũng không thể nhận thông tin chỉ thị mục tiêu! Trong khi đó, chiếc Su-24 đã vọt qua bên trên boong tàu Cook, làm một thao tác lượn chiến đấu và thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng vào mục tiêu. Dĩ nhiên là cuộc tấn công đó thành công vì phía Mỹ không hề chống cự! Sau đó, máy bay Nga vòng lại và làm một động tác tấn công lần nữa. Cứ như thế thêm 10 lần nữa! Tất cả mọi nỗ lực của các kỹ thuật viên Mỹ nhằm khôi phục hoạt động của Aegis và cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho hệ thống phòng không trên tàu đều thất bại và chỉ khi bóng chiếc Sukhoi đã biến mất trong làn khói mỏng bên trên bờ biển Nga thì các màn hình trên tàu Mỹ mới sống lại, các hệ thống dẫn đường lại hiển thị ngon lành bầu trời quang đãng, trong xanh tháng 4.

Chắc chắn là sau khi chiếc Su-24 bật hệ thống Khibiny ở ngay sát USS Donald Cook,, toàn bộ hệ thống phòng không của chiến hạm này đã bị loại khỏi vòng chiến. Phía Nga như vậy đã kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống tác chiến điện tử Khibiny bằng cách mô phỏng tấn công tàu Mỹ tới 12 lần (!). Trong suối thời gian này, thủy thủ đoàn đã không thể hồi sức được hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu Aegis. Nó chỉ làm việc trở lại Su-24 đã bay về hướng căn cứ. Và khi hiểu ra sự bất lực của mình chống lại hệ thống tác chiến điện tử trên một máy bay ném bom bình thường của Nga, 27 thủy binh Mỹ đã viết đơn xin giải ngũ.

VietnamDefence: Đây là màn chào hỏi cứng rắn của Nga đối với át chủ bài trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu trong cuộc đối đầu xung quanh Ukraine hay là chiêu quảng cáo hệ thống tác chiến điện tử Khibiny và nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bộ đội Tác chiến điện tử Nga 15/4/1904-15/4/2014?! Bà con đoán xem.



Nguồn: sdelanounas, politikus, 16.4.2014.
 
Status
Không mở trả lời sau này.