Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>Vũ khí vô hình xuyên thủng lá chắn tên lửa Aegis</h2>2:31 PM, 17/04/2014, Views: 0 | By Nhân Vũ


VietnamDefence - Bị máy bay Nga dọa khiếp, 27 thủy binh tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ xin giải ngũ. Điều gì đã khiến họ sợ đến thế?
Theo các hãng tin hàng đầu thế giới, hôm 12/4/2014, một máy bay ném bom Su-24 (không nói rõ biến thể nào) của Không quân Nga đã bay quanh tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu đa năng tối tân Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk, cùng nhiều vũ khí hiện đại khác.

Ngày 14/4, Lầu Năm góc đã bất ngờ đưa ra bình luận đầy cảm xúc liên quan đến sự kiện này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Steve Warren tuyên bố: “Những hành động khiêu khích và không chuyên nghiệp này của Nga không phù hợp với các quy tắc quốc gia và các thỏa thuận trước đó về phối hợp công việc giữa quân đội hai nước chúng ta”. Ông Warren cũng nói rõ rằng, một máy bay Su-24 của Nga mà xem ra là không mang vũ khí đã 12 lần bay sát một chiến hạm của Hải quân Mỹ, khi tàu này đang ở hải phận quốc tế, gần bờ biển Rumani.

su24.jpg
Su-24
Phát biểu cảm xúc và thậm chí là có hơi hướng tức tối của quan chức Lầu Năm góc xem ra rất, rất lạ. Chỉ là một máy bay ném bom chiến thuật cũ rích, không mang vũ khí bay dù cho là 12 lần gần một tàu khu trục tối tân trang bị đến tận răng, chuyên dùng để tác chiến phòng không của Mỹ thì sao chứ? Thời đối đầu Xô-Mỹ, những chuyến bay dò xét hạm tàu của hai cường quốc lần nào hai bên chạm mặt nhau chả xảy ra. Thế thì điều gì đã xảy ra lần này? Điều gì đã làm người Mỹ đau lòng thế? Hơn nữa, theo thông tin bán chính thức trên các trang mạng không nổi bật của Nga thì sau sự cố này, US Donald Cook đã cấp tốc cập cảng ở Rumani và tại đó 27 người của thủy thủ đoàn đã viết đơn xin giải ngũ và đã rời tàu hoặc có ý định rời tàu. Điều đó được gián tiếp xác nhận một phần chính bởi tuyên bố đó của Lầu Năm góc. Trong tuyên bố đó có khẳng định rằng, hành động của chiếc Su-24 đã làm mất tinh thần thủy thủ đoàn của chiến hạm Mỹ. Câu nói này thật mơ hồ, khó hiểu.

Vấn đề là ở chỗ chiến hạm nhiều đau thương USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke thuộc lớp tàu khu trục tên lửa, chiến hạm đa năng cao tốc, cơ động cao, dùng để tác chiến chống tàu ngầm, phương tiện bay, kể cả tên lửa và hạm tàu đối phương, cũng như bảo vệ và phòng thủ cho các binh đoàn tàu hay đoàn tàu vận tải khi vượt biển. Trong số các vũ khí trang bị cho tàu này có 2 ụ pháo phòng không 6 nòng Phalanx và đến 74 tên lửa RIM-66 SM-2 (Standart 2). Nói cách khác, chức năng chuyên trách của tàu này là tác chiến không chỉ với các mục tiêu tốc độ thấp, ít cơ động như Su-24 mà cả các mục tiêu khó hơn nhiều là tên lửa chống hạm vốn có tốc độ cao hơn và sức cơ động không bị hạn chế bởi quá tải đối với tổ lái và có độ bộc lộ nhỏ hơn nhiều lần so với Su-24. Có vẻ chẳng có gì mà mất tinh thần vì chỉ cần ngồi bật hệ thống phòng Aegis và luyện tập đánh trả cuộc tấn công của một máy bay địch trong điều kiện gần với thực tế! Nhưng không, thủy thủ đoàn đã bị mất tinh thần, 27 người đã viết đơn với nội dung đại ý - “Họ không định liều mạng sống của mình”.

uss-donald-cook.jpg
USS Donald Cook
Vậy điều gì đã xảy ra ở vùng biển quốc tế đó? Câu trả lời có lẽ ẩn giấu sau cái tên bí ẩn Khibiny. Khibiny là vùng núi trên bán đảo Kola, tỉnh Murmansk, Nga, nằm cách Vòng cực 150 km về phía bắc. Tuy nhiên, đó không phải là Khibiny đã dọa khiếp thủy thủ đoàn USS Donald Cook. Mà ở đây, Khibiny là hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga và sẽ được lắp cho tất cả các máy bay tương lai của Nga. Thông tin về hệ thống này rất ít, ngoại trừ việc Su-24 đã sử dụng hệ thống này trong cuộc tập trận ở Buryatya. Tóm lại, không cái gì làm mất tinh thần một người lính hơn là sự bất lực của chính mình!

su24-donald-cook.jpg
Từ đó, có thể tưởng tượng câu chuyện đã xảy ra như sau. Ngày 10/4/2014, tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook đến vùng biển quốc tế ở Biển Đen để thực hiện hành động uy hiếp và phô trương sức mạnh do Nga có lập trường cứng rắn về vấn đề Ukraine và Crimea. Trước đó, tại Biển Đen đã có mặt tàu khu trục khác của Mỹ là USS Truxtun. Tức là đang diễn ra một màn diễu võ giương oai, vung đao mua kiếm điển hình của Mỹ.

Phản ứng của Nga thật điềm tĩnh, nhưng chết người: ngày 12/4, Nga phái đến vùng biển quốc tế đó một chiếc Su-24 tay không, NHƯNG mang theo hệ thống Khibiny dưới cánh. Tiếp đó, tình hình diễn biến theo kịch bản như sau: Các thủy binh Mỹ trên USS Donald Cook ngay từ xa đã phát hiện chiếc Su-24 đang tiếp cận, báo động chiến đấu và nghiêm trang chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu. Tất cả diễn ra rất bài bản, các radar tính toán hướng tiếp cận với mục tiêu, Aegis điều khiển ngon lành các hệ thống dẫn đường. Thì đột nhiên - phụt! Tất cả tắt ngóm. Aegis không làm việc, các màn hình tối om, ngay cả các hệ thống pháo Phalanx cũng không thể nhận thông tin chỉ thị mục tiêu! Trong khi đó, chiếc Su-24 đã vọt qua bên trên boong tàu Cook, làm một thao tác lượn chiến đấu và thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng vào mục tiêu. Dĩ nhiên là cuộc tấn công đó thành công vì phía Mỹ không hề chống cự! Sau đó, máy bay Nga vòng lại và làm một động tác tấn công lần nữa. Cứ như thế thêm 10 lần nữa! Tất cả mọi nỗ lực của các kỹ thuật viên Mỹ nhằm khôi phục hoạt động của Aegis và cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho hệ thống phòng không trên tàu đều thất bại và chỉ khi bóng chiếc Sukhoi đã biến mất trong làn khói mỏng bên trên bờ biển Nga thì các màn hình trên tàu Mỹ mới sống lại, các hệ thống dẫn đường lại hiển thị ngon lành bầu trời quang đãng, trong xanh tháng 4.

Chắc chắn là sau khi chiếc Su-24 bật hệ thống Khibiny ở ngay sát USS Donald Cook,, toàn bộ hệ thống phòng không của chiến hạm này đã bị loại khỏi vòng chiến. Phía Nga như vậy đã kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống tác chiến điện tử Khibiny bằng cách mô phỏng tấn công tàu Mỹ tới 12 lần (!). Trong suối thời gian này, thủy thủ đoàn đã không thể hồi sức được hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu Aegis. Nó chỉ làm việc trở lại Su-24 đã bay về hướng căn cứ. Và khi hiểu ra sự bất lực của mình chống lại hệ thống tác chiến điện tử trên một máy bay ném bom bình thường của Nga, 27 thủy binh Mỹ đã viết đơn xin giải ngũ.

VietnamDefence: Đây là màn chào hỏi cứng rắn của Nga đối với át chủ bài trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu trong cuộc đối đầu xung quanh Ukraine hay là chiêu quảng cáo hệ thống tác chiến điện tử Khibiny và nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bộ đội Tác chiến điện tử Nga 15/4/1904-15/4/2014?! Bà con đoán xem.




Nguồn: sdelanounas, politikus, 16.4.2014.

Hệ thống ECM KNIRTI L175M Khibiny-M đã thực sự được kiểm nghiệm, nó cho thấy Su-24/34 hoặc Su-27/30/35 mang pod ECM L175M này hoàn toàn mang những yêu điểm của loại EA-18G của Mỹ
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Pháo Hàn Quốc "bó tay" trước máy bay Triều Tiên</h1>Thứ Sáu, ngày 04/04/2014 09:35 AM (GMT+7)
Súng Vulcan của Hàn Quốc không hạ nổi một máy bay do thám của Triều Tiên.
Ngày 3/4, các quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, hôm thứ Hai, hải quân nước này đã phát hiện một máy bay do thám không người lái của Triều Tiên xâm phạm không phận Hàn Quốc và sử dụng pháo Vulcan để bắn hạ nhưng không thành công vì súng không đủ tầm.
Chiếc máy bay này sau đó đã bị rơi xuống đảo Baeknyeong nhưng không phải là do trúng đạn pháo.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Hải quân đã bắn khoảng 300 quả đạn phòng không Vulcan có tầm bắn tối đa 2 km, tuy nhiên chiếc máy bay này bay ở độ cao 5-6 km nên chúng tôi không hạ được nó.”
1396575189-2.jpg
Hệ thống phòng không Vulcan của Hàn Quốc bất lực trước máy bay do thám Triều Tiên​
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, chiếc máy bay không người lái này đã chụp ảnh các địa điểm quân sự Hàn Quốc trên đảo Socheong và Daecheong trong khi bay vòng vèo trên không phận nước này.
Các quan chức quân đội Hàn Quốc tiết lộ rằng, chiếc máy bay của Triều Tiên được làm bằng vật liệu tấm ép sợi thủy tinh. Một chiếc máy bay không người lái khác rơi ở Paju hôm 24/3 cũng được làm bằng vật liệu polycarbonate. Cả hai loại vật liệu này đều có khả năng “né” được sóng radar.
Theo các quan chức Hàn Quốc, chiếc máy bay không người lái trên bị rơi vì thiếu nhiên liệu, có lẽ vì lượng xăng đã không được tính toán chính xác. Thân máy bay cũng bị hư hại nghiêm trọng vì dù không kịp mở khi nó rơi xuống đất.
Chiếc máy bay này được trang bị máy ảnh Nikon D-800 DSLR của Nhật. Qua phân tích các bức ảnh chụp được, quân đội Hàn Quốc kết luận chiếc máy bay xuất phát từ phía Triều Tiên và bay với độ cao 1,4 km ở vận tốc trung bình 100-120 km/h.
1396575189-1.jpg
Chiếc máy bay do thám của Triều Tiên rơi trên đảo tiền tiêu Hàn Quốc​
Tuy nhiên, chiếc máy bay không có thiết bị gửi ảnh trực tiếp, nên Triều Tiên chỉ có thể thu được những bức ảnh này sau khi máy bay quay về.
Theo giới tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên điều những chiếc máy bay do thám tới không phận Hàn Quốc là nhằm đánh giá khả năng phòng không của đối phương chứ không đơn thuần để chụp ảnh.
Theo đó, Triều Tiên muốn tìm hiểu xem ở vận tốc và độ cao nào thì chiếc máy bay sẽ bị radar phòng không của Hàn Quốc phát hiện, và chiếc camera “tầm thường” gắn trên máy bay là chỉ để nhằm kiểm tra vận tốc và khoảng cách của nó.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
“Lá chắn tên lửa” PAC-2 Hàn Quốc tê liệt 132 ngày</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Một hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa PAC-2 của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động 132 ngày giữa thời điểm căng thẳng leo cao với Triều Tiên.
[*]“Ngôi sao” PAC-2 GEM chống tên lửa của Hàn Quốc
[*]Hàn Quốc mua vũ khí cực mạnh đối phó Triều Tiên
[/list]

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, một hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Patriot PAC-2 của Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động 132 ngày trong năm 2012 khi quân đội nước này không sửa được một bộ phận lỗi vì hệ thống hậu cần không hiệu quả.
Theo báo cáo được gửi lên dân biểu Baek Gun-ki của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, hệ thống PAC-2 được nhập khẩu từ Đức đã ngừng hoạt động từ ngày 3/8/2012-17/7/2013 khi hệ thống này không phát hiện được mục tiêu vì trục trặc trong hệ thống radar. Không quân Hàn Quốc đã gửi tên lửa tới Mỹ để sửa chữa khi họ không thể mua được những linh kiện trong nước trong khoảng thời gian cần thiết.
“Có 4 trạm tên lửa đã không thể thực hiện nhiệm vụ trong 1 tháng khi họ không thể nhận được những phần linh kiện trong khoảng thời gian cần thiết”, ông Baek cho hay.
pac2_kienthuc_470_aadt.jpg
Việc hệ thống PAC-2 ngừng hoạt động trong thời gian căng thẳng tăng cao giữa 2 miền là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với Hàn Quốc.


Quân đội Hàn Quốc đang vận hành 48 bệ phóng tên lửa PAC-2 được nhập khẩu từ Đức với tỉ lệ đánh chặn gần 40%. Hàn Quốc đang có kế hoạch nâng cấp PAC-2 lên chuẩn mới nâng cao tính chiến đấu.
Quá trình sửa chữa kéo dài sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ sau khi 2 nước này tập trận chung hồi đầu năm 2013.
Triều Tiên có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo các loại với phần nhiều trong số này chỉ có thể tấn công Hàn Quốc. Một số ít có khả năng tấn công Nhật và các căn cứ Mỹ.
Ông Baek đề nghị Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cần thiết lập hệ thống cung ứng hiệu quả cho quân đội như hệ thống Trao đổi Thông tin Chính phủ - ngành Công nghiệp (GIDEP) của Mỹ cho phép chính phủ và các công ty chia sẻ thông tin về các bộ phận đã lỗi thời.
“Lầu Năm Góc đã vận hành cơ sở dữ liệu chia sẻ giữa Chính phủ và các công ty GIDEP để đối phá với các thành phần lỗi thời”, ông Baek cho hay. “Hàn Quốc cũng cần thành lập những hệ thống như vậy”.
Cả chính phủ và các công ty tham gia GIDEP như một cách để giảm chi phí nhờ việc chia sẻ thông tin kỹ thuật. Từ năm 1959, Lầu Năm Góc đã tiết kiệm được 2,1 tỷ USD nhờ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiếu trong việc mua sắm và sửa chữa các thiết bị quân sự.

Radar Patriot của Hàn Quốc không quản được tên lửa
(Quốc phòng) - (ĐVO) Theo đó, radar dẫn hướng AN/MPQ-53/65 đã không thể dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu giả định. Quả tên lửa được phóng ra từ bệ phóng trở thành “đồ bỏ”. Đây thực sự là một cú sốc đối với nỗ lực xây dựng lá chắn tên lửa của Hàn Quốc.Ông Kim Jang Soo một nhà lập pháp của Đảng Đại dân tộc cho biết, hệ thống máy nén xung bị hỏng, hệ thống nhận diện địch/ta cũng gặp vấn đề, máy phát tần số cũng gặp vấn đề không lâu sau đó.Các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng lên tiếng chỉ trích chương trình bảo dưỡng tại chổ cũng không đạt yêu cầu đề ra. Phát ngôn viên của Không quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch lắp đặt các trạm radar hoạt động đầy đủ vào đầu năm 2012. Nhưng trục trặc có thể xảy ra tiếp bởi việc nhập khẩu linh kiện đang gặp hạn chế”.
1038253_qp_viet_patriot-radar_3.jpg
Radar AN/MPQ-53/65 của hệ thống PAC-3 của Hàn Quốc không thể dẫn hướng cho tên lửa. Ảnh minh họaHàn Quốc từng lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ những năm 1980. Tuy nhiên, đề xuất này phải hoãn lại vì khó khăn về kinh tế. Năm 2006, Hàn Quốc đã mua một số hệ thống Patriot PAC-2 đã qua sử dụng từ Đức.Hàn Quốc đã chi hơn 1 tỷ USD cho việc xây dựng hệ thống phòng không hiện đại nhằm đối phó với các mục tiêu trên không, tiêu diệt máy bay chiến đấu của đối phương và quan trọng hơn cả là đánh chặn tên lửa.Nỗ lực nhằm kiềm tỏa mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên, chương trình SAM-X được xem là thế hệ tiếp theo của hệ thống phòng không Hàn Quốc. Đây là một trong những chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Hàn Quốc.Để hiện thực hóa chương trình, năm 2009 Hàn Quốc đã đầu tư 8 khẩu đội tên lửa phòng không hiện đại Patriot PAC-3. Mỗi khẩu đội có 6 xe phóng tên lửa và một trạm radar điều khiển hỏa lực.Tuy nhiên, những thất bại của hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và những trục trặc khác của hệ thống phòng không hiện đại này khiến các nhà lập pháp Hàn Quốc đang hoài nghi về giá trị sử dụng của hệ thống trị giá cả tỷ USD này.Trước đó, đã có những báo cáo cho biết, hệ thống radar định vị pháo binh TPQ-36 và cả biến thể hiện đại là TPQ-37 cũng gặp nhiều trục trặc trong hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Cụ thể trong gần 5 năm hoạt động trong biên chế quân đội Hàn Quốc, radar định vị pháo binh TPQ-36 gặp phải 98 trục trặc khác nhau, biến thể hiện đại TPQ-37 cũng gặp tới 60 trục trặc khác nhau

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>Sự cố tên lửa Patriot có thể do lỗi phần mềm</h1>Sở Chỉ huy Trung ương Mỹ cho biết quân đội nước này đang điều tra khả năng lỗi phần mềm đã khiến hệ thống tên lửa Patriot bắn nhầm máy bay của Anh. Tuy nhiên, họ không loại trừ những nguyên nhân khác.
Ngày 23/3, tên lửa Patriot ở biên giới Kuwait đã bắn nhầm máy bay chiến đấu Tornado GR-4 của không quân Hoàng gia Anh bay từ Iraq về, khiến 2 phi công thiệt mạng.
Ngày 24/3, máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ buộc phải phá huỷ hệ thống radar của Patriot sau khi viên phi công thấy tên lửa "nhằm vào" mình. Cả khẩu đội Patriot đã phải chạy trốn đạn pháo của F-16. Lúc đó, Patriot hoạt động "gần như tự động".
ORD_SAM_Patriot_PAC-2_Japan_Launch_lg.jpg

Ngày 25/3, tờ Washington Post trích lời một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc nói rằng nguyên nhân gây ra tai nạn nói trên "rõ ràng là do lỗi phần mềm điều khiển hệ thống tên lửa". Website của Đài phát thanh Australia cũng dẫn lời một sĩ quan không quân Hoàng gia Anh rằng phần mềm đã xác định nhầm máy bay Tornado là tên lửa của Iraq.
Nhưng các chuyên gia trong ngành không đồng ý với nhận định trên. Một chuyên gia về Patriot nói: “Chắc chắn người điều hành đã xác định nhầm mục tiêu chứ không phải do phần mềm. Tên lửa luôn đòi hỏi phải có một người điều khiển”. Điều này trái ngược hẳn với lập luận đăng trên tờ Washington Post.
Victoria Samson, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Quốc phòng ở Washington DC, cho rằng những trục trặc ở hệ thống radar kết hợp với sai lầm của con người là nguyên nhân gây ra tai nạn. "Người điều khiển radar có thể đã nhìn thấy một vật đến gần nhưng không có đèn báo nên vội bắn tên lửa trước khi kiểm tra", Samson nói.
Samson cho biết thử nghiệm về tên lửa Patriot mới nhất - PAC-3 - cho thấy phần mềm bị lỗi. Tuy nhiên, tại Sở chỉ huy Trung ương Mỹ ở Qatar hôm 27/3, tướng Vincent Brooks cho rằng cần phải tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tai nạn trước khi quân đội có lời tuyên bố chính thức.
Hôm 29/3, tướng Peter Wall nói rằng quân đội đã kiểm tra lại hoạt động của tất cả hệ thống Patriot.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Ngày càng nhiều lính đặc nhiệm Mỹ tự tử</h1>Giới chức quân sự Mỹ cảnh báo các vụ tự tử trong quân đội, bao gồm cả các lực lượng đặc biệt như SEAL và Rangers đã lên đến mức báo động, xác lập kỷ lục mới đáng lo ngại.</h2>Đội đặc nhiệm bí mật của Kremlin[*]Lực lượng giải cứu Delta Force trong chiến dịch đẫm máu ở Somalia[*]Lực lượng 'Mũ nồi xanh' bại trận của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam[/list]
Theo Chuẩn Đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ tư lệnh hoạt động đặc biệt, số binh sĩ Mỹ tự tử trong vòng hai năm qua đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Phát biểu tại một hội nghị ở thành phố Tampa, bang Florida hôm 17-4, ông McRaven nói: “Năm nay tôi sợ rằng quân đội Mỹ sẽ phá vỡ kỷ lục các vụ tự tử trước đó. Những người lính của chúng tôi phải trải qua hơn 12 năm chiến đấu gian khổ và bản thân họ đã thay đổi rất nhiều so với lúc chuẩn bị bước vào cuộc chiến”.
Vị Đô đốc cho biết thêm có thể mất một năm hoặc nhiều hơn để đánh giá ảnh hưởng của những cuộc chiến tới các đơn vị đặc biệt, chẳng hạn như trận đột kích của biệt đội SEAL nhằm tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden vào năm 2011.
Tuy nhiên, ông McRaven không cung cấp số liệu cụ thể các trường hợp tự tử, trong đó tỉ lệ binh sĩ chết vì xung đột thấp hơn các trường hợp ngoại lệ khác. Hồi năm 2012, khoảng 350 lính Mỹ tự sát mà không liên quan đến các nhiệm vụ chiến đấu. Đến năm 2013, tình hình có vẻ được cải thiện hơn khi chỉ có 284 vụ tự tử trong lúc các lực lượng quân đội thực hiện một số hoạt động đặc biệt.
Bộ tư lệnh của Đô đốc McRaven có trụ sở đặt tại căn cứ không quân MacDill ở Tampa làm công việc chuyên giám sát những đơn vị biệt kích tinh nhuệ trải dài trên 84 quốc gia. Theo một tài liệu do Lầu Năm Góc công bố, lực lượng hoạt động đặc biệt bao gồm quân đội, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến hiện chiếm khoảng 59.000 người.
Kim Ruocco, Giám đốc chương trình ngăn ngừa tự tử và hỗ trợ người sống sót của quân đội Mỹ cho rằng nhiều người không dám tiết lộ triệu chứng bất ổn về tâm lý vì lo sợ họ sẽ phải kết thúc sự nghiệp của mình. Ngoài ra, quy mô các lực lượng vũ trang Mỹ đang ngày càng bị thu hẹp gây thêm áp lực lên những người lính, khi họ có ý thức cộng đồng và bản sắc gắn liền với nghĩa vụ quân sự phải thực hiện.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Siêu tàu khu trục Mỹ có thể thành 'mồi ngon' cho máy bay TQ"
(Soha.vn)- Trang mạng Sina Military Network (TQ) cho rằng tàu khu trục Zumwalt có thể trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt một khi máy bay và tàu chiến của TQ có cơ hội tiếp cận gần.

Sau khi USS Zumwalt (DDG-1000), chiếc đầu tiên của lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Zumwalt của Mỹ được làm lễ rửa tội vào ngày 12/4 vừa qua, trang mạng quân sự Sina Military Network có trụ sở tại Bắc Kinh đã bàn về những thách thức mà Hải quân Trung Quốc sẽ gặp phải nếu Mỹ triển khai chiếc tàu chiến tối tân này trong một cuộc xung đột tiềm năng ở Tây Thái Bình Dương.

Sina Military Network cho biết Hải quân Mỹ đã có kế hoạch triển khai tàu Zumwalt tới Châu Á - Thái Bình Dương và khu trục hạm này có thể sẽ được sử dụng để đối phó với chiến lược Chống tiếp cận/Phong tỏa khu vực (A2/AD) của Trung Quốc. Trang mạng này cũng nói thêm rằng cùng với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện đang hoạt động trong khu vực, tàu Zumwalt có thể được nhìn nhận như là một thách thức đối với Hải quân Trung Quốc.

Sina Military Network nhận định rằng ưu điểm lớn nhất của tàu Zumwalt là khả năng tàng hình. Hệ thống điện tích hợp (IPS) do hãng Raytheon sản xuất mang lại cho con tàu khả năng hoạt động êm ái như tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles.

Tàu Zumwalt được trang bị với hai hệ thống pháo hạm tiên tiến AGS 155mm, đây là một trong những vũ khí uy lực nhất trên con tàu. Khi bắn với loại đạn thông thường, tầm bắn của hệ thống pháo tiên tiến này là 40 km, và có thể tăng lên 185 km nếu như được lắp đặt loại đạn dẫn đường tăng tầm. Với tốc độ bắn 12 phát/phút, chỉ một khẩu pháo này cũng mang lại sức mạnh tấn công tương đương một đơn vị pháo binh được trang bị các pháo 155mm.


AGS-85f63.jpg


Đồ họa đạn pháo có điều khiển M982 Excalibur được bắn đi từ pháo AGS 155mm

Tuy nhiên, theo Sina Miltary Network, Zumwalt lại được trang bị số tên lửa ít hơn so với hầu hết các tàu chiến mặt nước hiện tại của Hải quân Mỹ. Zumwalt mang 80 ống phóng tên lửa, trong khi đó con số này của một khu trục hạm lớp Arleigh Burke có thể mang 96.

Sina Miltary Network nhận định tàu Zumwalt được thiết kế và chế tạo dựa trên ý tưởng quân sự khá lạc hậu. Do có vẻ bề ngoài giống một thiết giáp hạm hơn là một khu trục hạm hiện đại, Sina cho rằng tàu Zumwalt có thể trở thành một mục tiêu dễ bị tiêu diệt một khi các máy bay và tàu chiến của Trung Quốc có cơ hội tiếp cận gần. Theo Sina Miltary Network, nếu Mỹ không có đủ ngân sách để duy trì và bảo dưỡng radar SPY-4, tàu Zumwalt sẽ không thể phóng tên lửa phòng không SM-3 nhắm vào các tên lửa hoặc máy bay đối phương đang tới.

Sina cho rằng bất chấp chi phí cao ngất và những tính năng tối tân, điều duy nhất mà tàu khu trục Zumwalt có thể làm hiện nay là duy trì như một bệ phóng cho các tên lửa hành trình từ ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, do chiến hạm này thiếu khả năng phòng vệ trong cận chiến với các tiêm kích bom của Trung Quốc.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
YJ-91: “lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.
[*]Nhật tính kế khắc chế chiến lược A2/AD Trung Quốc
[*]YJ-18: vũ khí cực nguy hiểm với chiến hạm Aegis Mỹ
[/list]

Gần đây, 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã tập trận “Cơ động số 5” tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên lực lượng Hải quân Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) thả neo, tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng Trung – Nhật đang chạy đua sức mạnh phòng thủ qua các cuộc tập trận lớn. Đáng chú ý, Nhật Bản đóng mới 2 tàu khu trục Aegis, thì Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa “tiêu diệt” tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.
yj91_kienthuc_4701_edxy.jpg
Một trong các tàu khu trục Nhật Bản trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.


“Tạo thế cờ vây” Trung Quốc
Đài truyền hình CNN của Mỹ nhận định, khu vực Tây Thái Bình Dương đang diễn ra thế đối kháng quân sự. Trước đây, Nhật Bản và Quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản lo ngại nhất chính là các loại tên lửa dẫn đường và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây Mỹ liên tục thử nghiệm thành công các loại tên lửa chống tên lửa, chính điều này đã giúp Mỹ, Nhật tăng thêm niềm tin “đối chọi” với Trung Quốc.
Hãng tin Reuters nhận định, Mỹ tăng cường cung cấp hỗ trợ hệ thống chiến đấu Aegis cho tàu chiến ở hải quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã đạt được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để nâng cấp hệ thống Aegis, sẽ thiết kế nghiên cứu một loại tàu chiến Aegis thế hệ mới.
yj91_kienthuc_4702_cbtc.jpg
Nhật Bản đã được trang bị tên lửa đánh chặn "siêu hạng" SM-3 trên tàu chiến.


Tạp chí quân sự của Nga cho biết, ngoài Nhật Bản, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp hệ thống Aegis cho Hàn Quốc và Ấn Độ, hòng “tạo thế cờ vây” Trung Quốc trên biển. Gần đây, Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đóng tàu khu trục Aegis cỡ trung có lượng giãn nước 5.600 tấn.
Đối mặt với “thế cờ vây Aegis” của Mỹ như vậy, Trung Quốc sẽ có biện pháp như thế nào? Con át chủ bài đó chính là các loại tên lửa chống radar mới, có thể tiêu diệt radar AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis.
Trung Quốc làm thế nào để khắc chế Aegis?
Tháng 12/1997, một lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 quả Kh-31P từ Nga.
Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sản xuất Kh-31P của Nga để chế tạo loại tên lửa này với định danh YJ-91 trong giai đoạn 2003-2004.
Trung Quốc chính thức giới thiệu tên lửa chống radar YJ-91 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010. Tên lửa chống radar kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc.
yj91_kienthuc_4703_wcbo.jpg
Trung Quốc mua một số lượng lớn tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để sao chép công nghệ tạo ra mẫu YJ-91.


Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến. Truyền thông Nga nhận định, “điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của tàu chiến Nhật Bản đang phải đối mặt với “ lưỡi hái tử thần””.
Tên lửa của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang hình thành thế đối kháng. Trong khi Mỹ liên tục nâng cấp hệ thống Aegis thì Trung Quốc cũng không ngừng cải tiến YJ-91. Giới chức nước ngoài nhận định, tên lửa chống radar YJ-91 là khắc tinh của hệ thống chiến đấu Aegis.
YJ-91 dài 4,7m, trọng lượng 0,6 tấn, đường kính thân 360mm, trọng lượng phần chiến đấu nặng 90kg. Chuyên gia Trung Quốc nhận định, YJ-91 về khả năng sát thương và tốc độ bay thì cao hơn hẳn so với tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM của Mỹ. Đặc biệt, tầm phóng của tên lửa YJ-91 vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.
Tuy vậy, nhược điểm của YJ-91 đó là vấn đề trọng lượng. Trọng lượng đạn quá nặng, do vậy cần loại máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ chống radar, trong khi đó trọng lượng tên lửa AGM-88 của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng của YJ-91.
yj91_kienthuc_4704_yjiy.jpg
Cường kích JH-7 Không quân Hải quân Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa chống radar YJ-91.


Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc, đặc biệt là các loại tên lửa chống radar, trong đó phải kể đến tên lửa PL-16.
Tên lửa PL-16 với trọng lượng phóng chỉ khoảng 360 kg, tầm phóng khoảng 80 km (xa hơn 30 km so với tên lửa AGM-88 của Mỹ), tốc độ tối đa 2.280 km/h, sử dụng tấn công các radar phòng không, có thể trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10, J-8, J-7…
Ngoài ra còn có tên lửa chống bức xạ LD-10, với đường kính khoảng 203mm, trọng lượng 20 kg, tầm bắn khoảng 70km. Tên lửa này thích hợp trang bị cho nhiều loại máy bay hiện nay của Trung Quốc.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Kh-31A - ‘Cái chết’ đến từ bầu trời
(Quốc phòng) - (ĐVO) Ra đời từ chương trình tên lửa chống radarNhững năm 1970-1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ. Quá trình biên chế này gây áp lực lớn lên đội ngũ kỹ sư Liên Xô. Nhiệm vụ mới của họ là phải tạo ra vũ khí để chế áp hệ thống phòng không đối phương.Đó chính là việc phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho lực lượng ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu.
1128174_qp_nam_KH31A_01.jpg
Kh-31A ra đời từ những "cây kim chọc mù mắt thần".
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung QuốcNăm 1977, Cục thiết kế Zvezda bắt đầu chương trình phát triển tên lửa chống radar tầm xa thế hệ mới.Năm 1982, Zvezda thực hiện lần phóng thử đầu tiên mẫu thử tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.Dựa trên nền tảng Kh-31P, Zvezda tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35.“Họ hàng P-270 Moskit”

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy. Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.
1128175_qp_nam_KH31A_03.jpg
Kh-31A có khả năng tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước đến 4.500 tấn.
Trong ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa không đối hạm Kh-31A.

>> Tên lửa Nga 'băm nát' đối phương trong cuộc chiến giả định
Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ. Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu. Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch. Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương. Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).Ngày nay, Kh-31A cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ chào bán chiến hạm LCS, Đông Nam Á có nên mua</h1>(Soha.vn) - Một bản báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ nhận định các chiến hạm tác chiến ven bờ (LCS) của Mỹ không phù hợp hoạt động trong môi trường tác chiến ở Thái Bình Dương.</h2>Mỹ sẽ xuất khẩu chiến hạm LCS sang Đông Nam Á?[*]Hải quân Mỹ lắp tên lửa có nguy cơ bị "khai tử" cho tàu LCS[*]Chiến hạm LCS Mỹ có thể trang bị pháo hạm giống SIGMA Việt Nam[/list]
Cuối tuần trước, tờ Bloomberg đưa tin, một bản báo cáo của Cơ quan Giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) đã kết luận rằng các chiến hạm LCS không phù hợp với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
"Một số quan chức của Hạm đội 7 nói với chúng tôi rằng họ nghĩ LCS nói chung sẽ phù hợp hơn với các hoạt động ở vịnh Ba Tư (vịnh Persian)" - Bản báo cáo của GAO viết.
GAO cho rằng LCS thiếu "tốc độ, tầm hoạt động và khả năng tác chiến điện tử" để hoạt động được ở vùng Thái Bình Dương rộng lớn, mặc dù nó vẫn sẽ phù hợp để hoạt động trong khu vực nhỏ hơn là vịnh Ba Tư.
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) nhận định, kết luận của bản báo cáo hoàn toàn không gây bất ngờ bởi trước đó, một bản báo cáo tháng 7/2013 của GAO về các chiến hạm LCS cũng đề cập tới những nhận định của Hải quân Mỹ về khả năng của loại tàu này. Thoạt đầu, LCS được Hải quân Mỹ mô tả là có khả năng hoạt động độc lập trong các môi trường cạnh tranh nhưng những nhận định gần đây của Hải quân Mỹ lại cho rằng "hệ thống vũ khí hiện tại của LCS hoạt động dưới mức yêu cầu và đem lại rất ít cơ hội sống sót cho con tàu trong một môi trường tác chiến thật sự", vì vậy “không nên triển khai các chiến hạm này ra khỏi môi trường có mối đe dọa thấp, ôn hòa, trừ phi được hộ tống bởi tác tàu chiến đa nhiệm đóng vai trò cung cấp các biện pháp phòng không, tác chiến chống tàu mặt nước và chống ngầm có độ tin cậy”.
Tương tự như vậy, hồi tháng 2 vừa qua, khi đánh giá ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ , Bộ trưởng Chuck Hagel đã phát biểu rằng “LCS được thiết kể để phục vụ cho một số nhiệm vụ nhất định, ví dụ như quét mìn và tác chiến chống ngầm trong một môi trường cho phép. Tuy vậy chúng ta cũng cần đánh giá chặt chẽ liệu rằng LCS có khả năng bảo vệ độc lập và được trang bị hỏa lực cần thiết để hoạt động và sống sót trước kẻ địch hiện đại hơn với những công nghệ mới phát triển, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương”
Tại một cuộc họp báo tương tự, Bộ trưởng Hagel đã tuyên bố rằng Hải quân Mỹ đang đánh giá lại các tàu LCS. Thay vì mua 52 tàu như kế hoạch ban đầu, Hagel đã tuyên bố rằng "sẽ không xúc tiến thêm bất kì cuộc đàm phán nào để mua vượt quá số lượng 32 chiếc". Sau đó, ông giải thích rằng Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ sẽ nghiên cứu những giải pháp thay thế tiềm năng cho LCS trước khi mua thêm bất kì chiến hạm nào.
Bản báo cáo của GAO được sử dụng như là căn cứ cho các nhóm chỉ trích chương trình LCS trong Quốc hội Mỹ. Đặc biệt Thượng nghị sĩ John McCain, một người vốn từ lâu đã chỉ trích chương trình LCS phát biểu rằng “Một bản báo cáo sớm được công bố của GAO sẽ là căn cứ xác nhận nhu cầu cần thiết phải tiến hành các cuộc thử nghiệm và đánh giá khắc nghiệt đối với các chiến hạm LCS, thay vì chỉ dựa trên một vài kinh nghiệm nhỏ lẻ từ việc triển khai LCS ở nước ngoài”. McCain đã thôi thúc Lầu Năm Góc tiếp tục giảm số lượng LCS mua từ 32 xuống 24 chiếc.
Mới đây tạp chí quốc phòng Jane's của Anh cho rằng có thể Mỹ sẽ xuất khẩu tàu LCS của Mỹ sang khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Tuy nhiên, khi mà Quốc hội Mỹ có nhiều ý kiến rằng LCS không phù hợp cho tác chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, thì rất có thể nhiều nước Đông Nam Á có dự định trang bị các chiến hạm này sẽ nhìn nhận lại quyết định của mình.
 
Status
Không mở trả lời sau này.