Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Chưa bao giờ Không quân Mỹ nghèo nàn, già cỗi đến thế!"</h1>(Soha.vn) - Theo CSBA, ngoại trừ F-22 và B-2, các tiêm kích và máy bay ném bom khác của Không quân Mỹ đã mất khả năng hoạt động trong những khu vực có mối đe dọa cao.</h2>
Tạp chí National Defense cho hay, một nghiên cứu mới đây của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA/Mỹ) đã nhận định rằng lực lượng chiến đấu của Không quân Mỹ hiện được trang bị quá nghèo nàn để đối phó với một đối phương có sức mạnh về công nghệ. Sẽ mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ nữa, Lầu Năm Góc mới có thể triển khai nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn.
Theo Trung tướng Không quân đã nghỉ hưu David Deptula và nhà phân tích của CSBA Mark Gunzinger - 2 tác giả của nghiên cứu này, lực lượng không quân Mỹ hiện không đáp ứng được những thách thức của môi trường tác chiến thế kỉ 21 và Lầu Năm Góc chỉ có thể tự trách mình.
“Thế kỉ 21 đã trôi qua được 14 năm, quân đội Mỹ vẫn đầu tư vào những máy bay chiến đấu đã có trước hoặc từ thời chính quyền Reagan” - Gunzinger phát biểu tại một diễn đàn của Hiệp hội Không quân Mỹ ở Arlington, Virginia. Lực lượng chiến đấu của Không quân Mỹ về cơ bản bao gồm các máy bay đã cũ như A-10, F-15, F-16, B-1, B-52, B-2 và một số máy bay F-22 mới.
“Nhìn chung, lực lượng chiến đấu của Không quân hiện là nhỏ và cũ kĩ nhất từ trước tới nay” - Gunzinger nói.

F16.soha.vn2142014-6708f.jpg

Máy bay chiến đấu F-16


Theo các tác giả của nghiên cứu, những quyết định ngân sách thiếu sáng suốt của Lầu Năm Góc đã làm suy yếu phi đội tác chiến của không quân. Không quân Mỹ hiện chỉ có một số lượng nhỏ các loại vũ khí hàng không tiên tiến nhất là máy bay ném bom B-2 và tiêm kích F-22, trong khi đó, thế hệ kế tiếp của những hệ thống mới hiện vẫn còn xa vời. Năm 2000, Lầu Năm Góc đã dừng sản xuất máy bay ném bom B2 với vẻn vẹn 20 chiếc, và tới năm 2010 họ đã ngừng chế tạo F-22 với tổng số 187 chiếc. Giới chức Mỹ cho rằng những máy bay này quá tốn kém và sẽ sớm được thay thế với những giải pháp khả thi hơn về chi phí.
Theo Deptula,hiển nhiên điều này sẽ tiết kiệm chi phí, tuy nhiên quân đội Mỹ đang phải trả một giá quá đắt cho những quyết định trên, bởi những hệ thống mới còn đắt đỏ hơn nhiều và còn tốn nhiều thời gian mới sẵn sàng hoạt động. Deptula cho hay: “Không quân Mỹ đang mua những máy bay mới nhưng chủ yếu là máy bay vận tải hoặc máy bay trinh sát không người lái. Mỹ hiện có hơn 11.000 máy bay không người lái, trong khi đó hầu hết lại không được trang bị đủ tốt để có thể sống sót trước các hệ thống phòng không của đối phương”.
1375075679442.jpg

Bóng ma B-2 tại căn cứ không quân Whiteman.

Mặc dù chưa có lực lượng không quân nào của đối phương có thể thách thức Mỹ nhưng CSBA dự đoán rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi quân đội Mỹ bị đặt vào cuộc thử nghiệm mới.
Nguy cơ mà công nghệ của đối phương mang lại đều có thể xảy ra đối với lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ. Quân đoàn Thủy quân lục chiến tiếp tục phải phụ thuộc vào máy bay cất trên đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B và máy bay tấn công mặt đất được thiết kế từ những năm 1970. Giải pháp thay thế là F-35B vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Gunzinger nhận định: “Lực lượng máy bay chiến đấu cánh cố định của Hải quân hiện tuy không già cỗi như Không quân bởi họ mới hoàn thành chương trình tiêm kích F/A-18. Mặc dù vậy, F/A-18 không phải là tiêm kích tàng hình, chưa chắc đã có ai liều lĩnh triển khai các tàu sân bay trong phạm vi tấn công của các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống hạm của đối phương để các tiêm kích có tầm hoạt động ngắn có thể tấn công các khu vực mục tiêu".
F22-407fc.jpg

Tiêm kích F-22


Theo CSBA, ngoại trừ F-22 và B-2, các tiêm kích và máy bay ném bom khác của Lầu Năm Góc đã "mất khả năng hoạt động trong những khu vực có mối đe dọa cao mà không phải đối mặt với nguy cơ tổn thất đáng kể hoặc cần tới những lực lượng chi viện rất lớn để khắc chế hệ thống phòng không của đối phương”.
BÀI LIÊN QUAN
"Mỹ điều F-22 tới Ukraine, máy bay Nga không có cơ sống sót"[*]Vì sao Quốc hội Mỹ cấm Không quân "khai tử" máy bay A-10?[*]Những "gã khổng lồ" trong Không quân Mỹ[/list]
Nghiên cứu của CSBA cho rằng: “Những trọng tâm hiện tại của Mỹ vào các hoạt động tác chiến chống nổi dậy đã mang lại cho Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và những đối thủ cạnh tranh khác khoảng trống để phát triển những khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) của mình, đe dọa sự tiếp cận của Mỹ đối với những khu vực lợi ích then chốt”. Việc phổ biến các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, vũ khí chống vệ tinh, chiến tranh mạng, hệ thống phòng không tích hợp, và những mối đe dọa phi đối xứng khác nhắm tới việc làm suy giảm năng lực của quân đội Mỹ trong việc can thiệp vào các tình huống khủng hoảng.

Theo Deptula, để vượt qua những công nghệ của đối phương, quân đội Mỹ cần nhiều hơn là những hệ thống vũ khí mới. Họ cần những hệ thống vũ khí hoạt động như một mạng lưới, nơi mà thông tin được chia sẻ xuyên suốt tất cả các quân binh chủng.
Deptula cho rằng Lầu Năm Góc cần sự hỗ trợ của Quốc hội. Các nhà lãnh đạo Không quân Mỹ đã tranh luận rằng trong những thời điểm ngân sách cắt giảm, họ không thể tiếp tục ném tiền vào những máy bay cũ kĩ mà cần định hướng lại ngân sách vào những hệ thống mới, ví dụ như F-35, 1 máy bay tiếp dầu và 1 máy bay ném bom tầm xa. Trong khi kế hoạch trên là có lý về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế nó lại gặp phải bài toán chính trị. Các nhà lập pháp đã chất vấn các quan chức Không quân Mỹ về đề xuất cho nghỉ hưu toàn bộ lực lượng tiêm kích A-10, 26 chiếc C-130 cũ, và toàn bộ phi đội máy bay trinh sát U-2.
Hinh_01-fe96c-crop1390808012305p-185a4.jpg


Nghiên cứu của CSBA chỉ ra rằng rào cản ngân sách là nguyên nhân khiến quân đội Mỹ phải vật lộn với những công nghệ cũ, và tiếp tục góp phần vào sự mai một của các cơ sở sản xuất của Mỹ. “50 năm trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trong quá trình chế tạo 6 loại tiêm kích, 3 loại máy bay ném bom và 2 loại máy bay tác chiến chống ngầm. Nhưng hiện nay chỉ có một loại tiêm kích mới của Mỹ đang được sản xuất là F-35 và 3 loại khác hiện sắp ngừng sản xuất. Ngoại trừ một máy bay ném bom tầm xa, máy bay tuần thám P-8 của Hải quân và có thể là một máy bay chiến đấu không người lái hoạt động trên tàu sân bay, thì hiện trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ không có chương trình chế tạo một máy bay chiến đấu nào khác”.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tàu chiến tối tân LCS Mỹ vô dụng ở Thái Bình Dương
<hr/>http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-c...ng-334068.html


Quote:
Tàu chiến đấu ven biển đắt tiền LCS của Hải quân Mỹ được đánh giá là không phù hợp hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương.

Đây là thông tin được tờ Bloomberg News đưa, được dẫn lại từ báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO).

“Những tàu chiến này thiếu khả năng tác chiến điện tử, tốc độ và hành trình tại khu vực tác chiến Thái Bình Dương, nhưng vẫn thích hợp với khu vực vịnh Persian”, báo cáo cho biết.

Trước đó, trong báo cáo liên quan đến LCS của GAO vào tháng 7/2013 có mô tả rằng loại tàu này có thể độc lập tác chiến trong chiến đấu. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất lại phản bác điều này. “Hệ thống vũ khí của LCS không đạt yêu cầu, cơ bản không có khả năng sinh tồn trong chiến đấu”.

lcs_kienthuc_4701_nlhw.jpg

Kể từ khi triển khai tới khu vực Đông Nam Á, tàu chiến đấu ven biển lớp Freedom liên tục gặp trục trặc kỹ thuật.
Một sự trùng hợp là tháng 2/2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại cuộc họp về ngân sách quốc phòng Mỹ cho biết: “Thiết kế của LCS ban đầu là đảm nhận một số nhiệm vụ được xác định như quét mìn, tác chiến chống ngầm trong môi trường tương đối thoải mái. Nhưng chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ tàu LCS liệu có biện pháp bảo vệ và hỏa lực độc lập không, liệu có thể đối phó được với các đối thủ quân sự hiện đại, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Giống như thông tin của Bloomberg News, ông Chuck Hagel tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành đánh giá về tàu LCS. Theo tuyên bố của ông này, bác kế hoạch mua 52 tàu chiến LCS, “không chấp nhận đàm phán hợp đồng mới ngoài trừ 32 tàu”.

Tàu chiến đấu ven biển (Littoral combat ship - LCS) là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ đang được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven biển ngăn chặn địch tiếp cận bờ biển.

lcs_kienthuc_4702_esuf.jpg

Lớp Independence.
Tàu chiến đấu ven biển được thiết kế với quan điểm là tàu khu trục với các đặc điểm sau: nhỏ, nhanh, linh hoạt; dựa trên các module có thể thay thế; không đắt; đa nhiệm (chống ngầm, quét ngư lôi, trinh sát, giao chiến trên mặt nước, chống chiến tranh phi đối xứng, hỗ trợ các nhiệm vụ đặc biệt cũng như logistics); có khả năng tàng hình và kết nối với hệ thống.

Hiện nay, Mỹ đang trong quá trình đóng song song 2 lớp tàu chiến đấu ven biển gồm: Freedom (lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn, dài 115m) và Independence (lượng giãn nước 3.104 tấn, dài 127,4m). Trong đó, lớp Independence thiết kế kiểu tàu 2 thân.

Hỏa lực của 2 tàu có sự tương đồng nhau với hải pháo cao tốc 57mm, pháo phòng không 30mm và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp. Tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu, các lớp tàu này có thể lắp thêm module chống ngầm, chống hạm, phòng không tầm xa.
Văn phòng kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) đánh giá thì chuẩn rồi
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
đọc xong thấy kho vũ khí của Mỹ toàn là cọp giấy
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tên lửa diệt hạm tối tân của Na Uy khiến Mỹ ‘thèm khát’
<hr/>Quote:
Na Uy đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất tên lửa diệt hạm NSM vào loại hiện đại nhất thế giới. Theo các chuyên gia vũ khí, tên lửa NSM hoàn toàn có khả năng tạo ra được ưu thế lớn trên chiến trường cho lực lượng hải quân Na Uy.



Một tên lửa NSM đủ để tiêu diệt những chiến hạm sừng sỏ nhất thế giới
Na Uy thuộc khu vực Bắc âu với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật khá phát triển. Đất nước này luôn lọt vào danh sách những nước hàng đầu thế giới về phát triển con người và là quốc gia được cho là an toàn nhất hành tinh.
Hiện nay Na Uy là một thành viên của EU và NATO nên cũng như các thành viên khác của hai khối liên minh này, chính phủ Na Uy luôn rất coi trọng phát triển ngành công nghiệp quốc phòng để đáp ứng được các yêu cầu mới của không chỉ lực lượng quân đội trong nước mà còn cho cả các nước đồng minh.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Na Uy đó là việc nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí trang bị cho lực lượng hải quân. Bởi vì đất nước này có bờ biển khá dài và hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với biển Na Uy, biển Bắc, và Skagerak còn phía bắc giáp với biển Barents.
hinh%202.jpg
Hình ảnh mô phỏng tên lửa NSM khi được phóng ra.

Trong những năm trở lại đây, các nước trên thế giới đã áp dụng các thành quả phát triển của khoa học kỹ thuật vào việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại. Trước xu thế này, Na Uy cũng đã làm chủ được công nghệ phát triển phiên bản tên lửa chống hạm đầy uy lực NSM.
Dự án nghiên cứu và phát triển tên lửa NSM là một trong những dự án trọng điểm nhất của quân đội Na Uy và được giao cho tập đoàn Kongsberg đảm nhiệm. Đây là một tập đoàn công nghệ nổi tiếng trong việc sản xuất các loại vũ khí hiện đại. Tập đoàn Kongsberg đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo tên lửa và là nơi làm việc của các chuyên gia và kỹ sư hàng đầu về vũ khí và khoa học công nghệ. Sau một thời gian khá dài miệt mài làm việc, cùng với kinh phí dự án được đảm bảo đầy đủ từ chính phủ và quân đội Na Uy, tập đoàn Kongsberg đã xây dựng thành công tên lửa diệt hạm NSM và chính thức được biên chế cho lực lượng hải quân Na Uy gần đây.
Trong giai đoạn phát triển dự án, nhà sản xuất và quân đội Na Uy đã giữ bí mật và gần như không có thông tin nào được tiết lộ ra bên ngoài. Chỉ mới đầu năm 2014 vừa qua, tại cuộc triển lãm vũ khí Sea-Air-Space ở Mỹ, tập đoàn Kongsberg mới công bố một số chi tiết về tên lửa diệt hạm NSM siêu tối tân này.
Tên lửa NSM có trọng lượng và kích thước không khác nhiều so với các loại tên lửa hành trình chống hạm hiện nay trên thế giới, chúng có tổng chiều dài vào khoảng 9,7m; trọng lượng nặng khoảng 408kg và mang được một đầu đạn nặng 108kg. Mặt khác, với việc đột phá về công nghệ sản xuất động cơ được áp dụng cho tên lửa NSM nên tên lửa loại này có vận tốc rất lớn, gấp vài lần vận tốc âm thanh. Với trọng lượng đầu đạn như trên kết hợp với vận tốc khá lớn đã làm tăng sức công phá của tên lửa NSM.
Theo nhận định của các chuyên gia, chỉ cần một tên lửa NSM là đủ để tiêu diệt những chiến hạm sừng sỏ nhất thế giới hiện nay.
NSM khiến Mỹ... thèm khát
Theo một số nguồn tin, ngoài việc được trang bị cho quân đội Na Uy thì rất có khả năng loại tên lửa NSM sẽ được biên chế cho lực lượng tàu chiến ven biển (LCS) của Hải quân Mỹ. Trong đó, ở tàu chiến LCS lớp Freedom sẽ được trang bị tổng cộng 12 tên lửa NSM, còn ở tàu chiến LCS lớp Independence được trang bị 6 tên lửa. Có điều rõ ràng Mỹ là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, trong kho vũ khí của Mỹ không thiếu các loại tên lửa diệt hạm hiện đại nhưng Mỹ cũng phải công nhận các tính năng hiệu quả của dòng tên lửa chống hạm NSM và mong muốn được trang bị cho các tàu chiến của mình. Ngoài Mỹ ra thì các đồng minh NATO khác như Canada hay Australia cũng tỏ ra rất quan tâm đến tên lửa NSM.
Bất kỳ loại vũ khí nào cũng phải được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo một thời gian được xác định. Tùy từng loại và chất lượng, năm sản xuất mà chúng sẽ có thời gian và phương pháp bảo dưỡng khác nhau. Việc này là rất quan trọng trong cả thời bình và thời chiến. Trong thời bình mặc dù việc bảo trì không liên tục như khi có chiến tranh nhưng để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu thì tất cả các loại vũ khí đều phải được bảo dưỡng một cách cẩn thận theo kế hoạch.
Hàng năm quân đội mỗi nước phải dành ra một khoản kinh phí khá lớn về tài chính cũng như nhân lực để thực hiện các chương trình bảo trì, bảo dưỡng vũ khí trang bị. Tất nhiên đối với tên lửa NSM cũng vậy, chúng cũng cần phải được bảo dưỡng định kỳ. Nhưng đáng chú ý là nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ vô cùng tiên tiến để tên lửa được đặt trong những hộp phóng riêng lẻ và có thể cất giữ luôn trong đó 10 năm mà không cần bảo dưỡng. Thông thường các tên lửa thì 1-2 năm cần phải được bảo dưỡng một lần. Chính vì vậy, tên lửa NSM đã giúp cho quân đội Na Uy giảm được rất nhiều chi phí cho việc duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tên lửa duy nhất phân biệt được hình dáng tàu chiến và tàu dân sự
Một trong những tính năng quan trọng khác của NSM đó là khả năng dẫn hướng và tấn công chính xác để tiêu diệt các mục tiêu. Theo đó, tên lửa NSM được cho là một trong những tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại và camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ, cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến của đối phương và tấn công phá hủy chúng. Một tính năng mà chúng ta chỉ nghĩ ở trong các phim khoa học viễn tưởng nay đã trở thành hiện thực.
Hinh%201%20%282%29.jpg

Hình ảnh tên lửa NSM trong cuộc triển lãm.

Ngoài ra, nếu chúng không tìm được mục tiêu định dạng phù hợp thì loại tên lửa này có chế độ tự phá hủy trên không để làm sao mà an toàn nhất cho các phương tiện của ngư dân đang hoạt động trên biển.
Đúng như lời Đô đốc Hải quân Na Uy, ông Tony Schei đã nói, “NSM là một loại vũ khí rất tinh vi, chúng có khả năng giúp lực lượng hải quân chiếm được ưu thế trên chiến trường một cách nhanh chóng”.
Ngoài ra, các quan chức quân đội Na Uy gần đây tiết lộ rằng, tập đoàn Kongsberg cũng đang phát triển một biến thể tên lửa NSM trong các bệ phóng trên xe cơ động mặt đất, một biến thể để trang bị cho các máy bay chiến đấu.
Các chuyên gia vũ khí nhận định là khả năng lớn là Kongsberg sẽ nhanh chóng phát triển thành công các biến thể của NSM. Bởi vì họ đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất tên lửa NSM trang bị cho tàu chiến.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tổng hợp sức mạnh quân sự Mỹ 2014

[tube]https://www.youtube.com/watch?v=T9sDxvsbsnA[/tube]
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tàu chiến Mỹ chào bán cho ĐNA vô dụng ở TBD
(Vũ khí) - Sau khi bị Hải quân Mỹ hắt hủi, Chính phủ Mỹ khẳng định LCS không phù hợp hoạt động ở TBD, tuy nhiên tàu LCS vẫn được Mỹ chào bán tại ĐNA.
[*]Mỹ đưa tên lửa Hellfire lên chiến hạm LCS[*]Mỹ sẽ xuất khẩu chiến hạm tuần duyên LCS sang ĐNA[/list]“Những tàu chiến này thiếu khả năng tác chiến điện tử, tốc độ và hành trình tại khu vực tác chiến Thái Bình Dương, nhưng vẫn thích hợp với khu vực vịnh Péc Xích”, bản báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết.
Trong bản báo cáo liên quan đến LCS của GAO hồi tháng 7/2013 có mô tả rằng loại tàu này có thể độc lập tác chiến trong chiến đấu. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất lại phản bác điều này. “Hệ thống vũ khí của LCS không đạt yêu cầu, cơ bản không có khả năng sinh tồn trong chiến đấu”.
Cùng có chung nhận định trên, hồi tháng 2/2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại cuộc họp về ngân sách quốc phòng Mỹ cho biết:
“Thiết kế của LCS ban đầu là đảm nhận một số nhiệm vụ được xác định như quét mìn, tác chiến chống ngầm trong môi trường tương đối thoải mái. Nhưng chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ tàu LCS liệu có biện pháp bảo vệ và hỏa lực độc lập không, liệu có thể đối phó được với các đối thủ quân sự hiện đại, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Bộ trưởng Chuck Hagel tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành đánh giá về tàu LCS. Và rất có thể đây chính là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ giảm số lượng đặt LCS từ 52 chiếc xuống còn 32 chiếc.
chien-ham-lcs-hai-quan-my-datviet.vn-01_232325755.jpg
Tàu tuần duyên USS Freedom​
LCS là loại chiến hạm được thiết kế mới hoàn toàn với kỳ vọng có thể trở thành lớp chiến hạm mặt nước đa nhiệm tương lai cho Hải quân Mỹ. Chính vì vậy, loại tàu này được thiết kế dạng modul và có tới 40% diện tích trên tàu trống rỗng nên có thể nhanh chóng lắp đặt, thay thế các modul tùy theo nhiệm vụ như săn ngầm hay rà quét ngư lôi…Giới quân sự Mỹ từng hy vọng LCS có thể tác chiến tốt ở cả môi trường đại dương, tới các vùng biển nông, ven bờ.
Cho tới nay, LCS có hai phiên bản, một do hãng Lockheed Martin chế tạo và một do Austal USA (đối tác chính của General Dynamics, đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu chế tạo với quân đội Mỹ) chế tạo. LCS do Austal USA chế tạo sử dụng thép với các siêu kết cấu bằng nhôm và có hình dáng bề ngoài tương đối “lạ mắt” với kết cấu 3 thân. Tàu dài 115,3m, rộng 17,5m và có độ choán nước là 3.000 tấn.
Trong khi đó, phiên bản tàu chiến LCS của hãng Lockheed Martin có thiết kế thông thường, dài 127,8m và rộng 30m, có độ choán nước nhỏ hơn (2.600 tấn). Hai mẫu này chính là đối thủ cạnh tranh của nhau trong cuộc đua chế tạo LCS cho Hải quân Mỹ.
Bất chấp vẫn còn nhiều tồn tại về kỹ thuật, giới chức Mỹ trong năm 2012 đã quyết định cho ra lò 52 chiếc LCS. Tuy nhiên, LCS đã liên tục bộc lộ những điểm yếu chết người và gặp trục trặc dù không phải trong chiến đấu.
Trong năm 2013, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng hệ thống máy tính của LCS rất dễ bị tấn công (đối với chiếc USS Freedom, chiếc tàu đầu tiên thuộc chương trình LCS). Điều gì sẽ xảy ra với một chiến hạm tối tân khi nó bị đối phương khống chế bộ não bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính!
Hồi cuối tháng 10/2013, USS Freedom được triển khai đến Singapore từ trước đó khoảng 6 tháng đã bị nước tràn vào ở tầng thấp nhất. Nước đã ngập tới gần 1 m. Theo giải trình của Hải quân Mỹ thì đường ống làm mát động cơ tuốc bin số 1 bị nứt, song không xác định được nguyên nhân.
Trước đó, hồi tháng 7/2013, USS Freedom cũng bị hỏng động cơ tạm thời khi đang hoạt động gần Singapore. Lỗi lần này là do rò rỉ khí từ máy phát điện diesel số 2, một trong 4 máy phát của tàu. Động cơ quá nóng và đã đột ngột ngừng chạy. Sau đó máy phát điện số 3 cũng phát sinh sự cố...
Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá những trục trặc kiểu này nảy sinh từ quá trình thiết kế và chế tạo. Trong khi tàu sân bay mới đang được Mỹ đóng phải cần tới 2 thập kỷ để thử nghiệm và cần tới một cuộc chiến tranh thế giới với quy mô lớn để kiểm nghiệm xem nó thực sự hoạt động ra sao.
Ngược lại, thời gian thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng của LCS lại rất ngắn. Chương trình LCS chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 mà tới năm 2006, cả hai mẫu LCS đều đã được ra lò. Ngạc nhiên hơn là năm 2010, cả hai mẫu thiết kế LCS hoàn toàn khác nhau đều được lựa chọn để đặt hàng dù về lý thuyết chúng có thể sử dụng chung các thiết bị. Cho tới nay, LCS chưa hề tham chiến, song lại được Mỹ triển khai ra cả nước ngoài.
chien-ham-lcs-hai-quan-my-datviet.vn-02_232323949.jpg
Tàu tuần duyên USS Independence​
Ngoài vấn đề về kỹ thuật, LCS còn bị đánh giá là không xứng với chi phí bỏ ra khi giá thành của nó quá đắt đỏ so với dự kiến ban đầu. Trước đây, Hải quân Mỹ muốn đóng từ 50-60 chiếc LCS trong giai đoạn 2014-2018 với chi phí 460 triệu USD mỗi chiếc.
Tuy nhiên, riêng chiếc tàu đầu tiên là USS Freedom đã có chi phí đội lên tới 600 triệu USD. Hải quân Mỹ cũng cố thuyết phục rằng con số này có thể giảm xuống còn 450 triệu khi LCS được sản xuất hàng loạt, song đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Dù LCS đang gặp hàng loạt vấn đề liên quan đến kỹ thuật, an toàn, không phù hợp tác chiến tại Thái Bình Dương… và đang bị thất sủng trước Hải quân Mỹ, tuy nhiên để cứu vãn tình hình Công ty Lockheed Martin của Mỹ đã chào bán và dự định sẽ ký được hợp đồng bán tàu chiến LCS Freedom đầu tiên sang Đông Nam Á và Trung Đông.
Thương vụ bán hàng quốc tế đầu tiên cho lớp tàu chiến tuần duyên (LCS) Freedom của Lockheed Martin (Mỹ) có thể diễn ra trong vòng dưới một năm, quản lý chương trình LCS của công ty này cho biết tại triển lãm Sea-Air-Space ở thủ đô Washington hôm 4/4.
"Có hai khách hàng tiềm năng đã phân bổ ngân sách để mua các tàu chiến của chúng tôi", ông Joe North, Chủ tịch hệ thống tàu tuần duyên của Lockheed nói với tạp chí National Defense. Ông này nói thêm rằng các khách hàng sẽ phải tham gia một quá trình đàm phán kéo dài nếu muốn đạt được thỏa thuận mua tàu LCS, nhưng từ chối tiết lộ danh tính của các khách hàng tiềm năng.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đệ Mỹ mua vũ khí Nga

Singapore muốn mua tên lửa Igla-S của Nga
(Vũ khí) - Singapore đang thể hiện sự quan tâm lớn đến việc mua các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tiên tiến Igla-S của Nga
5_232226911.jpg
Singapore và Malaysia có thể là 2 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có được các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S mới nhất của Nga.Lực lượng vũ trang Singapore có thể sẽ được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động (MANPADS) Igla-S loại mới nhất của Nga, Trưởng bộ phận Thiết kế Kỹ thuật Văn phòng Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia (KBM), ông Georgy Vasilyev cho biết hôm 23/4.
"Giữa Singapore và chúng tôi đã có một mối quan hệ hợp tác lâu dài, sắp tới sẽ bắt đầu đàm phán về khả năng mua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai mới nhất Igla-S của chúng tôi", ông Vasilyev nói.
Theo vị quan chức của KBM, hiện nay Quân đội Singapore đang sử dụng phiên bản cũ của tổ hợp MANPADS Igla. Sự khác biệt chính giữa Igla-S với phiên bản trước đó của nó là khả năng chiến đấu được tăng cường lên 1,5 lần, khả năng tấn công và phá hủy nhiều loại mục tiêu khí động học khác nhau ở cự li xa tới 6km. Việc áp dụng các thuật toán lập trình mới và hệ thống điện tử tiên tiến giúp tăng đáng kể khả năng "miễn dịch" với nhiễu điện tử của đối phương, qua đó tăng cường xác xuất tiêu diệt mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình cận âm, máy bay không người lái... hiện đại.
Đạn tên lửa của tổ hợp Igla-S sử dụng đầu nổ cận đích, tạo ra khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu với xác suất cao. Việc tích hợp các vi mạch điện tử mới đã giúp giảm đáng kể thể tích phần chiến không gian bên trong cho các cảm biến dò tìm và dẫn đường, do đó, trọng lượng đầu nổ của tên lửa đã tăng từ 1,3 đến 2,5kg, tạo ra sức công phá và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn mà không làm tăng trọng lượng tổng thể của tên lửa.
Ông Vasilyev cũng lưu ý rằng, ngoài Singapore thì một số nước khác như Malaysia, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thể hiện sự quan tâm lớn đến tổ hợp MANPADS Igla-S.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trận đánh huyền thoại của tình báo VN trên đất Thái Lan (P1)</h1>Trận đánh sân bay Udon đã gây thiệt hại nặng cho không quân Mỹ: 4 máy bay F-5 trở thành đống sắt vụn, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ đền tội.</h2>Thiếu tướng tình báo Vũ Thắng là Trưởng phòng điệp báo ngoài nước của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục 2) từ năm 1966 cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Trong rất nhiều chiến công của những chiến sĩ tình báo ngoài nước, Thiếu tướng Vũ Thắng đã kể lại với phóng viên trận đánh vào căn cứ không quân Udon và U-Tapao, nơi xuất phát những máy bay ném bom của Mỹ đi gây tội ác ở Việt Nam.
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) gồm 6 nước, biến một số quốc gia ở khu vực này thành căn cứ quân sự của Mỹ.
Ở Thái Lan, ngoài quân cảng Sattahip, Mỹ xây dựng sân bay quân sự chiến thuật và chiến lược cho máy bay F-4, F-5 ở Udon, Ubon, Korat, Takhli, Chiangmai… đặc biệt là căn cứ không quân chiến lược B-52 ở U-Tapao.
Từ những nơi này, máy bay Mỹ hằng ngày mang bom đạn gieo rắc đau thương cho đồng bào ta ở hai miền Nam, Bắc, Lào và Campuchia.

images716759_B_52_U_tapao_phunutoday.vn-073c1.jpg

B-52 tại sân bay U-Tapao


Phải trừng trị kẻ gây tội ác, phải đánh thẳng vào nơi xuất phát của những tên “giặc trời”. Đó là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho Phòng điệp báo ngoài nước.
BÀI LIÊN QUAN
Buổi luyện tập khắc nghiệt cận Tết của đặc công nước[*]Cận cảnh tuyệt kỹ của bộ đội Đặc công[*]Bản lĩnh của bộ đội đặc công Việt Nam trong chống khủng bố[/list]
Một buổi sáng đầu năm 1968, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi Cục trưởng Cục tình báo quân sự Phan Bình và Trưởng phòng Vũ Thắng lên, nói:
- Quân và dân ta đang Tổng tiến công và nổi dậy đánh Mỹ-ngụy ở khắp miền Nam. Để phối hợp với chiến trường này, Bộ Tổng tham mưu giao cho các đồng chí nghiên cứu đánh sân bay U-Tapao. Liệu các đồng chí có thực hiện được không?
Cục trưởng Phan Bình trả lời:
- Báo cáo Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi đã có các cơ sở ở các sân bay, sơ đồ bố trí của địch chúng tôi nắm vững. Đề nghị cho Cục thời gian để gọi các đồng chí ấy về huấn luyện cách đánh.

Đồng chí Văn Tiến Dũng căn dặn:
- Tôi đồng ý! Nhưng phải giải thích cho các đồng chí ấy hiểu rằng, đánh U-Tapao là đánh đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Tuyệt đối bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân Thái Lan.
daituongvantiendungaiz3-4ee1c.jpg

Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng


Ngay lập tức, Cục trưởng Phan Bình cử thêm Thiếu tá Phó trưởng phòng điệp báo ngoài nước Nguyễn Trọng Tể và Đại úy Bùi Nghi, cán bộ tham mưu của phòng hỗ trợ cho Trưởng phòng Vũ Thắng lập phương án tác chiến. Được sự chuẩn y của Tổng Tham mưu trưởng, Phòng điệp báo ngoài nước rút hai tổ của hai đồng chí Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình đang hoạt động ở Thái Lan về nước, hình thành tổ đánh U-Tapao do Phùng Hồng Lâm chỉ huy.
Phùng Hồng Lâm vốn là nhân viên đường sắt, được ta đào tạo trở thành tổ trưởng tổ tình báo ở Băng Cốc dưới bình phong một nhà buôn. Nhiệm vụ của tổ anh là móc nối các cơ sở để nắm tình hình các căn cứ không quân Mỹ trên đất Thái Lan.
Còn Lê Văn Đình cũng là tổ trưởng tình báo, giỏi sử dụng điện đài, lại nguyên là sĩ quan lục quân nên có kiến thức quân sự. Đó là sự bổ sung rất tốt cho Phùng Hồng Lâm.
Nhưng muốn đánh U-Tapao, trước hết phải đánh Udon. Căn cứ quân sự Udon nằm ở đông bắc Thái Lan, giáp với nước Lào, nơi xuất phát những máy bay F-4 đi oanh tạc ở thượng Lào và Bắc Việt Nam. Đây là đòn thử phản ứng với Mỹ, đồng thời đánh lạc hướng chúng để tổ của Phùng Hồng Lâm đánh U-Tapao được thuận lợi.
Tổ đánh sân bay Udon được thành lập gồm 5 người, do Đại úy Trần Viết Tính, Tổ trưởng tình báo tại Udon làm chỉ huy. Các tổ viên gồm có: Thượng úy Bùi Thế Sách, Trung úy Lê Đức Mục, Trung úy Võ Tá Kiều và Thượng sĩ Nguyễn Văn Triêm. Ngoài ra, Phòng điệp báo nước ngoài còn chọn một số đồng chí khác, vốn là cán bộ giao thông và điệp báo ta tại Lào làm nhiệm vụ hỗ trợ khi cần thiết. 5 tình báo viên được triệu tập về nước, nhờ Binh chủng Đặc công huấn luyện chiến thuật vượt rào, đặt mìn…
Phòng điệp báo ngoài nước cử Đại úy Lê Thoong, người thông thạo địa hình hai nước Lào và Thái, làm nhiệm vụ đưa đón 2 tổ đánh sân bay Udon và U-Tapao, đồng thời vận chuyển vũ khí, thuốc nổ đến nơi tập kết.
Tháng 5-1968, tổ đánh sân bay Udon lên đường.
Từ Hà Nội, các chiến sĩ tình báo đi ô tô vào Quảng Bình, lên đường 12 qua nước Lào, vượt qua vùng địch tạm chiếm, rồi đến trạm 12, một cơ sở của Phòng điệp báo nước ngoài ở Thà Khẹc. Từ đây, có một con đường bí mật để cả tổ vượt sông qua Thái Lan.
Trong tổ, có tình báo viên Bùi Thế Sách từng sống nhiều năm ở Thái Lan, nên từ hình thức, cử chỉ đến giọng nói rất giống người Thái. Hằng ngày, anh trà trộn vào toán lao công ở sân bay rồi sau đó về báo cáo với chỉ huy sơ đồ sân bay và các quy luật hoạt động của địch.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ, cả tổ quyết định tập kích…
Giờ đây ngồi kể chuyện với tôi, Thiếu tướng Vũ Thắng còn nhớ nội dung bức điện của Tổ trưởng Trần Viết Tính gửi về trước giờ ra trận: “Mấy ngày qua, chúng tôi theo dõi qua đài được biết đế quốc Mỹ đã cho máy bay ném bom ác liệt, giết hại nhiều đồng bào vô tội ở miền Bắc nước ta. Toàn tổ chúng tôi kiên quyết hành động để trả thù, dù có phải hy sinh trên đường băng Udon”.
Một đêm cuối tháng 5-1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập và đặt mìn vào 4 máy bay, trên đường rút ra, 5 chiến sĩ tình báo bị địch phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục tình nguyện ở lại kìm chân địch để 3 người còn lại rút lui an toàn. Sau một hồi quần nhau với địch, chưa kịp rút cùng đồng đội thì 4 quả mìn phát nổ, Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục anh dũng hy sinh.
Trận đánh sân bay Udon đã gây thiệt hại nặng cho không quân Mỹ: 4 máy bay F-5 trở thành đống sắt vụn, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ đền tội.

Trận đánh huyền thoại của tình báo VN trên đất Thái Lan (P2)</h1>Cuộc tập kích sân bay U-Tapao đã tiêu diệt hai chiếc B-52 và làm hư hỏng 2 chiếc khác, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng.</h2>Trận đánh huyền thoại của tình báo VN trên đất Thái Lan (P1)
Trước khi trận đánh sân bay Udon diễn ra, đầu tháng 4-1968, Đại úy Phùng Hồng Lâm và Đại úy Lê Văn Đình ở tổ đánh sân bay U-Tapao được Đại úy Lê Thoong đưa đến trang trại của một gia đình người Thái Lan ở Bangkok. Do thông thạo tiếng Thái Lan, lại làm việc chăm chỉ nên hai anh được ông chủ tin tưởng. Từ nơi này, hai tình báo viên đi điều tra, nghiên cứu sân bay U-Tapao.
U-Tapao là sân bay chiến lược B-52 của Mỹ, cách Bangkok khoảng 190 km. Với hệ thống hàng rào dây thép gai cài dày đặc các loại mìn, được bố phòng cẩn mật, lại nằm xa biên giới Thái Lan-Lào, người Mỹ cho rằng đây là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm. Chính vì vậy, số lượng máy bay B-52 có trong căn cứ thường xuyên là 20 chiếc, trong đó mỗi đêm chúng sử dụng 3-5 chiếc đi rải bom ở Việt Nam.
B-52D_approaching_U-Tapao_1972-02451.jpg

B-52 cất cánh từ sân bay U-Tapao


Mỗi lần đi nghiên cứu sân bay, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình lại lên xe khách ở Bangkok lúc 3 giờ chiều. Đến cách sân bay vài cây số là lúc trời tối, họ xuống xe, đi bộ rồi tạt vào bìa rừng cởi bỏ quần áo dài, hóa trang rồi tiềm nhập vào sân bay. Hai anh thức suốt đêm để nghiên cứu, tìm quy luật hoạt động của địch cho đến 4 giờ sáng trở ra tắm rửa, mặc lại quần áo rồi hòa vào đám người buôn bán trở về Bangkok.
BÀI LIÊN QUAN
Bí mật về trận đấu của Pháo binh Việt Nam với Hải quân Mỹ[*]Những ngày đầu chật vật của MiG-21 Việt Nam trước Không quân Mỹ[*]MiG-21 và trận "đánh thử" đáng nhớ trong chiến tranh Việt Nam[/list]
Mỗi tuần hai lần, và ròng rã trong 2 tháng, hai anh ra vào sân bay như vậy.
Nhiều lần, các anh đến tận từng chiếc B-52 để xem xét, đu người lên càng máy bay để gài thử mìn. Khi đã thấy chắc ăn, họ lên kế hoạch tập kích vào đầu tháng 6.
Thế nhưng lần cuối cùng đi trinh sát, hai anh thấy sân bay U-Tapao có hiện tượng khác thường. Ô tô chở lính tuần tiễu chạy liên tục trên con đường bao quanh sân bay, kiểm tra gắt gao tất cả sĩ quan, binh lính và công nhân ra vào khu vực quân sự. Thì ra, bị đòn choáng váng ở Udon, địch canh gác một cách nghiêm ngặt hơn. Tập kích vào lúc này sẽ rất mạo hiểm, tổ trưởng Phùng Hồng Lâm cùng Đại úy Lê Thoong quyết định tạm hoãn trận đánh và báo cáo về Trung ương.

Tháng 6, tháng 7, thời gian địch canh phòng cẩn mật cũng là lúc tổ tình báo nắm thêm nhiều thông tin, bổ sung nhiều chi tiết cho kế hoạch trận đánh của mình.
Đầu tháng 8, địch bắt đầu chủ quan, đi tuần thưa hơn, ít kiểm tra hơn. Đây là thời cơ để tổ quyết định tấn công.
Vào chiều tối 3-8-1968, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình như thường lệ, xuống xe khách ở U-Tapao. Đến quãng vắng, hai anh tạt vào bìa rừng, nơi cất giấu sẵn thuốc nổ. Quyết tâm phải phá hủy ít nhất hai chiếc B-52, hai người chuẩn bị hai quả bộc phá, mỗi quả 5 kg, gài kíp định giờ, sau đó dùng chiến thuật đặc công vượt qua những hàng rào dây thép gai rồi lao thật nhanh đến 2 chiếc B-52 đỗ cạnh nhau. Gài xong bộc phá, đúng 4 giờ sáng ngày 4-8-1968, hai tình báo viên nhanh chóng rút khỏi sân bay, đến chỗ tập kết tắm rửa, mặc quần áo rồi ung dung bắt xe khách trở về Bangkok.
Xe chạy được một quãng thì từ phía sân bay U-Tapao phát ra hai tiếng nổ lớn làm rung cả cửa kính xe. Một lát sau là tiếng còi hụ của xe cảnh sát, xe cứu hỏa, cứu thương từ mọi hướng lao về sân bay. Mọi người trên xe nhốn nháo, lo sợ, không hiểu điều gì xảy ra. Họ không để ý rằng, có hai người đang mỉm cười sung sướng.
Hai ngày sau đó, báo chí Thái Lan đăng tin “Việt cộng” tập kích sân bay U-Tapao, tiêu diệt hai chiếc B-52 và làm hư hỏng 2 chiếc khác, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng. Do đài chỉ huy bị hư hại, nên căn cứ không quân này phải đóng cửa 10 ngày để sửa chữa.
sknc1006-5fef1.jpg

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Hồng Lâm


Sau chiến công đó, cả 8 tình báo viên đều được tặng thưởng huân chương Chiến công (một hạng nhất và 7 hạng nhì). Đồng chí Phùng Hồng Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hai liệt sĩ Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
46 năm đã trôi qua, 8 chiến sĩ tình báo ngày đó người còn, người mất. Trung tá Lê Thoong, Trung tá Trần Viết Tính từ trần đã hơn 20 năm, Đại tá Phùng Hồng Lâm qua đời từ năm 2007; Đại tá Lê Văn Đình hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại úy Võ Tá Kiều sống ở Thái Bình, Chuẩn úy Nguyễn Văn Triêm ở Quảng Bình. Vì là nhiệm vụ bí mật nên chiến công của họ chưa được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn các cơ quan tình báo đối phương thì cho rằng tập kích vào hai sân bay trên là lực lượng Đặc công Việt Nam. Họ không thể ngờ rằng, chiến sĩ tình báo Việt Nam không những chỉ giỏi đấu trí, mà khi Tổ quốc cần, những con người đó còn dám xả thân như những chiến sĩ ngoài mặt trận.
Bởi vì, trong suốt 30 năm chiến tranh, tình báo Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga kiếm được khách sộp mua MiG-35</h1>(Soha.vn) - Nếu hợp đồng lần này được ký kết thì Ai Cập sẽ là quốc gia đầu tiên nhập khẩu máy bay MiG-35 do Nga sản xuất.
Mig1_soha.vn-c7291-crop1398230888392p-crop1398242817695p.jpg
</h2>Trong bản tin tối ngày 22/3, kênh truyền hình Channel 2 của Israel dẫn một số nguồn tin cấp cao từ Moscow và Cairo cho hay Ai Cập - Nga dự kiến sẽ ký một thỏa thuận quân sự lớn chưa từng có với tổng giá trị lên tới 3 tỷ USD.
Trong thỏa thuận này, Ai Cập sẽ nhận được 24 máy bay chiến đấu MiG-35 từ Nga. Ngoài ra, Moscow sẽ cử các cố vấn quân sự chiến lược tới giúp Ai Cập đào tạo không quân.
Trước khi xúc tiến thỏa thuận này, một phái đoán các cố vấn Nga đã tới Cairo và gặp gỡ các quan chức Ai Cập.
Thỏa thuận trên được kí tiếp theo thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD giữa Nga và Ai Cập vào tháng 2 mà phần lớn số tiền mua vũ khí được tài trợ bởi Saudi Arabia và UAE.
Ai Cập và Nga được cho là đã bàn thảo về thỏa thuận mua vũ khí mới từ tháng 11 năm ngoái trong chuyến thăm Cairo của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu.
Thỏa thuận trên đây được coi như bước lùi đáng kể trong chính sách ngoại giao của Mỹ ở khu vực Trung Đông và là cái tát mạnh đối với Tổng thống Mỹ Obama.
MiG-35 là dòng máy bay tiêm kích đa chức năng thế hệ mới được thiết kế từ mẫu máy bay MiG-29 huyền thoại. MiG-35 được trang bị những công nghệ hiện đại nhất của máy bay thế hệ 4 và một phần công nghệ của máy bay thế hệ 5. Máy bay còn được trang bị nhiều loại vũ khí hàng không hiện đại đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện nay. Nếu hợp đồng này được thông qua thì Ai Cập là quốc gia đầu tiên ngoài Nga mua loại máy bay này.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Căn cứ mật của Mỹ rơi vào tay khủng bố
<hr/>Quote:
Một căn cứ bí mật ở Libya, nơi lực lượng đặc nhiệm Mỹ sử dụng mãi tới thời gian gần đây, đã bị các chiến binh địa phương liên quan tới c chiếm giữ.
20140424104121-24us1.jpg
Tờ Daily Beast đưa tin, một đội quân do Ibrahim Ali Abu Bakr Tantoush - hội viên lâu năm của mạng lưới khủng bố Al Qaeda - lãnh đạo đã chiếm giữ căn cứ bí mật nằm cách Tripoli 27 km về phía tây. Căn cứ này được Mỹ thiết lập vào mùa hè năm 2012 để rèn giũa kỹ năng cho các chiến binh chống khủng bố Libya

Nhà báo Lake của tờ Daily Beast cho biết, đã nắm được thông tin trên từ báo chí địa phương, các diễn đàn thánh chiến trên mạng và từ nguồn tin quan chức Mỹ.

Nếu được chứng minh là đúng thì một cựu thành viên của Al Qeada - nhân vật bị cả Mỹ và LHQ coi là kẻ ủng hộ khủng bố, đã kiểm soát căn cứ trên. Căn cứ này là nơi Mỹ đã tiến hành các chiến dịch huấn luyện suốt 2 năm sau khi cải tổ lại đội quân mũ nồi xanh của nước này.

Một tờ báo xuất bản bằng tiếng Ả rập hồi đầu tháng này đã đưa tin rằng Tantoush gần đây đã thâu tóm căn cứ trên và lãnh đạo một nhóm chiến binh Salifist.

Một quan chức Mỹ đề nghị giấu tên cho hay, căn cứ ở phía tây Tripoli được coi là khu vực cấm và hiện quân Mỹ không thể vào đó.

Tháng 9 năm ngoái, Fox News đưa tin, tháng 8, căn cứ trên đã bị bọn khủng bố tấn công nhiều lần và cướp đi một lượng lớn thiết bị, vũ khí mà lực lượng đặc biệt Mỹ đóng ở trong vùng sử dụng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.