Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lầu Năm góc muốn giữ hợp đồng vũ khí với công ty Nga
<hr/>QĐND Online - Ngày 24-4, đại diện Lầu Năm góc đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ yêu cầu không áp dụng các lệnh trừng phát với công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport. Lý do được đưa ra là vì công ty Nga đang hỗ trợ cung cấp trực thăng quân sự Mi-17 cho quân đội Afghanistan thông qua đối tác Mỹ.

“Trong cuộc điều trần, đại diện Lầu Năm góc đã sử dụng từ “linh hoạt”. Điều này có nghĩa là họ muốn Rosoboronexport là trường hợp ngoại lệ”, một nghị sĩ Quốc hội Mỹ giấu tên xác nhận.
24042014son1085114906.jpg

Ảnh minh họa.​
Trước đó, Hạ viện Mỹ đang xem xét khả năng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Rosoboronexport liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine gần đây. Washington còn cáo buộc công ty xuất khẩu vũ khí Nga có liên hệ với Iran và Syria. Theo đó, các hợp đồng cung cấp trực thăng Mi-17 cho Afghanistan sẽ được thay thế bằng trực thăng hạng nặng Chinook có nguồn gốc Mỹ.

Liên quan tới động thái trên, lãnh đạo Cơ quan Mua sắm trang bị Mỹ, Thiếu tướng Michael Williamson, tuyên bố, nếu Rosoboronexport bị áp đặt lệnh cấm vận, phía Mỹ có thể bị phạt vi phạm hợp đồng tới hơn 100 triệu USD. Cùng với đó, Nghị sĩ Richard Blumenthal tuyên bố, trừng phạt Rosoboronexport chỉ làm….”tăng thu nhập cho Nga”.

THANH HẢI (theo Lenta)
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tiết lộ “sốc”, tàu chiến Mỹ mới tới Biển Đen rất yếu(Kienthuc.net.vn)

- Chiến hạm Mỹ USS Taylor (FFG 50) không được trang bị tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm mà chỉ có pháo và ngư lôi.
tauchienmy_kienthuc%20%281%29_ecck.jpg


Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo.
tauchienmy_kienthuc%20%282%29_gyqg.jpg

USS Taylor (FFG 50) là một trong 11 chiếc tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry còn hoạt động trong Hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng năm 1983, chính thức biên chế năm 1984, cảng nhà ở Mayport, bang Florida.
tauchienmy_kienthuc%20%283%29_qbbz.jpg

Lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn, dài 138m, rộng 14m, mớn nước 6,7m, thủy thủ đoàn khoảng 190 người. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí LM2500-30 và 2 máy phát điện cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 9.300km nếu chạy tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
tauchienmy_kienthuc%20%284%29_janw.jpg

Thiết kế ban đầu của tàu được coi là khá mạnh với hải pháo 76,2mm, tổ hợp pháo CIWS Phalanx, tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (cơ số 40 đạn) và tên lửa hành trình chống tàu Harpoon cùng phóng từ bệ phóng Mk13 (đặt trước thượng tầng), cuối cùng là ngư lôi chống ngầm 324mm.
tauchienmy_kienthuc%20%285%29_umlp.jpg

Cận cảnh bệ phóng Mk13 thường trang bị trên các tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry. Tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (trong ảnh) có thể đạt tầm bắn xa đến 37km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
tauchienmy_kienthuc%20%286%29_ujaf.jpg

Tuy nhiên, kể từ năm 2004, hàng loạt tàu Oliver Hazard Perry gồm cả chiếc USS Taylor (FFG 50) bị tháo bỏ bệ phóng Mk13. Điều này đồng nghĩa với việc tàu không còn khả năng phòng không tầm xa và chống tàu mặt nước. Thay vào vị trí bệ phóng Mk13 là bệ pháo tự động Mk38 Mod 2 lắp pháo 25mm (trong ảnh).
tauchienmy_kienthuc%20%287%29_dbpv.jpg

Hỏa lực còn lại của tàu có tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km.
tauchienmy_kienthuc%20%288%29_wuxh.jpg

Trên tàu còn có một vài ụ pháo 25mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
tauchienmy_kienthuc%20%289%29_pggf.jpg

Tất nhiên là tàu vẫn còn hải pháo hạng nặng OTO Melara Mk75 cỡ 76,2mm đạt tầm bắn khoảng 15km.
tauchienmy_kienthuc%20%2810%29_oohd.jpg

Bệ phóng ngư lôi chống ngầm 324mm Mk32 cũng được giữ lại, nó có thể phóng ngư lôi Mk46 đạt tầm bắn 10,9km.
tauchienmy_kienthuc%20%2811%29_artw.jpg

Nhìn chung, USS Taylor chỉ còn phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, chống ngầm nhờ giàn ngư lôi và khả năng chở tới 2 trực thăng săn ngầm SH-60.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Ấn Độ thử thành công tên lửa phòng không tương đương MIN-104 của Mỹ</h1>Thứ năm 24/04/2014 08:59

ANTĐ - Ngày 23-4, không quân Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đất đối không siêu âm Akash từ một căn cứ quân sự ở bang Odisha, miền Đông nước này.


[*] Tên lửa đạn đạo Pakistan còn kém xa Ấn Độ[*] Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo Agni-I trong đêm[*] Ấn Độ tiếp tục phóng thử thành công tên lửa BrahMos [*] Ấn Độ liên tiếp thử thành công hệ thống phòng không Akash[*] Khám phá hệ thống phòng không tầm trung cực mạnh Akash của Ấn Độ [/list]

Theo các nguồn tin quân sự Ấn Độ, vụ phóng thử này, do không quân nước này thực hiện tại bãi thử tên lửa Chandipur ở huyện Balasore thuộc bang Odisha, đã thành công.
“Trong vụ phóng thử được tiến hành tại bệ phóng số 3 này, tên lửa đã đánh chặn thành công một mục tiêu không người lái giả định được phóng trước đó vài phút từ bệ phóng số 2 của bãi thử này, ở một độ cao đã định trên biển. Các kết quả hiện đang được phân tích,” các nguồn tin cho biết.
Akash là loại tên lửa đất đối không do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển, tên lửa có trọng lượng 720kg, tầm bắn 27km và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 60kg với tốc độ lên tới Mach 2,5 (khoảng 3.000km/giờ).
Tenlua_Akash.jpg

Tên lửa Akash


Tên lửa Akash có khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không như máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất.
Akash là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và một khẩu đội tên lửa có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Các chuyên gia quốc phòng so sánh tên lửa Akash có khả năng và sức mạnh tương đương với hệ thống phòng không MIN-104 Patriot của Mỹ.
Hiện tại, tên lửa Akash đã được biên chế cho không quân, còn phiên bản lục quân hiện đang trong quá trình phát triển cuối cùng để chuẩn bị biên chế. Dự kiến trong vài ngày nữa, không quân Ấn Độ tiếp tục thực hiện thêm một số vụ phóng thử loại tên lửa này nữa.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Chiến đấu cơ Anh xuất kích khẩn cấp vì máy bay ném bom Nga</h1>Sky News đưa tin, ngày 23/4, Không lực Hoàng gia Anh (RAF) đã phải điều một máy bay chiến đấu Typhoon để cảnh giới 2 máy bay ném bom của Nga khi chúng bay gần không phận nước này.</h2>Nga hoàn thành thiết kế phác thảo máy bay ném bom PAK DA[*]Những máy bay ném bom khiến giới quân sự "vỡ mộng" nhất[*]Máy bay ném bom B-1 Mỹ hay Tu-160 Nga uy lực hơn?[/list]Hai máy bay ném bom của Nga, được cho là loại máy bay Tu-95, bị phát hiện khi đang bay trên vùng biển phía Bắc Scotland. Ngay lập tức, một máy bay chiến đấu Typhoon của RAF từ Căn cứ Không quân Leuchars gần Dundee được lệnh xuất kích để cảnh giới 2 máy bay Nga, trong khi lực lượng tại căn cứ này được lệnh sẵn sàng can thiệp.
Hai máy bay này sau đó đã bị máy bay chiến đấu Typhoon của RAF cùng các máy bay quân sự của Hà Lan và Đan Mạch bay cảnh giới bên cạnh cho đến khi chúng bay về khu vực Scandinavia.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh (MoD) cho biết hai máy bay ném bom của Nga vẫn đang ở không phận quốc tế khi được phát hiện và chúng đã tuân thủ yêu cầu từ phía Anh.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang ở Ukraine sau khi Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea vào lãnh thổ nước này hồi tháng trước. Đây không phải là lần đầu tiên máy bay nước ngoài bay gần không phận của Vương quốc Anh trong năm nay. Năm ngoái, đã có 8 trường hợp tương tự xảy ra.
Trước đó, tàu chiến "Phó Đô đốc Kulakov" của Nga cũng đã đi vào vùng biển tiếp giáp với lãnh hải của Vương quốc Anh. MoD cho biết tàu khu trục HMS Dragon của Hải quân Hoàng gia "theo dõi sát sao" việc di chuyển và đã ngăn chặn tàu Kulakov đi vào lãnh hải nước này.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Ukraine: Mỹ tố đồng minh tiếp tay cho Nga chuẩn bị chiến tranh</h1>(Soha.vn) - Trong lúc Washington đang phân tích những nguyên nhân đằng sau sự "lột xác" của quân đội Nga thì một trong những yếu tố được xem xét là sự hỗ trợ từ phương Tây.</h2>Tờ The Daily Beast (Mỹ) đăng bài viết cho hay, tình báo Mỹ cho rằng đơn vị đặc nhiệm của cục tình báo quân đội Nga GRU, lực lượng được tin là đứng đằng sau phong trào ly khai ở miền Đông Ukraine hiện nay, nằm trong số những đơn vị hưởng lợi từ sự hợp tác về huấn luyện với Đức.
Dưới đây là nội dung bài viết trên The Daily Beast:
Nhiều nước thành viên NATO đã hỗ trợ Nga hiện đại hóa quân đội của mình. Nhưng giờ đây đang có những lo ngại nhất định liên quan đến việc một tập đoàn quốc phòng Đức tham gia huấn luyện cho quân đội Nga.
Chiến dịch chiếm giữ Crimea của Nga đã làm thế giới bất ngờ với công nghệ hiện đại, trang bị mới, cùng với sự bí mật khiến tình báo Mỹ thất bại trong việc dự báo. Trong lúc Washington đang phân tích những nguyên nhân đằng sau sự kiện này, thì một trong những yếu tố được xem xét là sự hỗ trợ từ phương Tây.
Một ví dụ là hợp đồng trị giá 140 triệu USD của tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall để xây dựng một trung tâm huấn luyện mô phỏng đặt tại Mulino, tây nam nước Nga. Mỗi năm 30.000 lính Nga có thể được huấn luyện tại đây. Mặc dù dự kiến phải đến cuối năm nay, trung tâm này mới chính thức đi vào hoạt động, nhưng các quan chức Mỹ tin rằng người Đức đã tham gia việc huấn luyện cho quân đội Nga từ trước đó.

_74361103_98e9414d-11fe-4b2c-9164-131362667d1a-825cb.png

Ukraine cáo buộc các tay súng ly khai tại miền Đông Ukraine là đặc nhiệm Nga

Rheinmetall bảo vệ tính chính đáng của dự án này ngay cả sau khi Nga chiếm giữ Crimea. Song chính phủ Đức đã cho dừng dự án này hồi cuối tháng trước. Tuy vậy, vẫn có nhiều luồng ý kiến từ Washington không hài lòng với cách người Đức xử lý vấn đề này, và lo ngại rằng một số đơn vị đặc nhiệm đang có mặt tại Ukraine đã từng tham gia huấn luyện tại trung tâm trên.
BÀI LIÊN QUAN
VIDEO: Cảm nhận sức mạnh quân đội Nga trong 3 phút[*]Putin đã "lột xác" quân đội Nga như thế nào?[*]4 "lợi ích quân sự sát sườn" Nga có được khi sáp nhập Crimea[/list]
Một trợ lý thượng nghị sĩ Mỹ nói với báo giới: “Việc các công ty Đức trực tiếp hỗ trợ và huấn luyện cho quân đội Nga ngay cả khi Ukraine đang bị tấn công là rất đáng tiếc. Chính phủ Mỹ cần kêu gọi các thành viên NATO ngừng mọi hợp tác quân sự với Nga cho đến khi họ rời khỏi Ukraine, kể cả Crimea”.
Theo một báo cáo của quốc hội Mỹ, đối tác Nga của Rheinmetall trong dự án trên là công ty quốc doanh Oboronservis. Trung tâm huấn luyện này tương tự như trung tâm đang được quân đội Đức sử dụng, và được giới thiệu là có công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Rheinmetall xem đây là bước đệm để tiếp cận các dự án khác, trong bối cảnh Nga đang đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng để hiện đại hóa quân đội.

Phía Mỹ giờ đây không tránh khỏi cảm giác thất vọng và bối rối khi nhìn lại quá trình hợp tác quân sự giữa Đức và Nga trong những năm qua. Họ tin rằng sự hợp tác này góp phần vào sự thay đổi nhanh chóng của quân đội Nga so với những cuộc xung đột trước đây, mặc dù không có bằng chứng cụ thể. Tình báo Mỹ cho rằng đơn vị đặc nhiệm của cục tình báo quân đội Nga GRU, lực lượng được tin là đứng đằng sau phong trào ly khai ở miền Đông Ukraine hiện nay, cũng nằm trong số những đơn vị hưởng lợi từ sự hợp tác về huấn luyện với Đức. Rheinmetall cho đến nay vẫn giữ im lặng trước những thông tin trên.
Nga vẫn luôn có quan hệ kinh tế khắng khít với nhiều nước thành viên NATO, đặc biệt là Đức. Chỉ riêng năm ngoái, Nga nhập khẩu từ Đức một lượng hàng hóa ước tính 50 tỷ USD. Hàng trăm nghìn công việc tại Đức có liên quan ít nhiều đến quan hệ thương mại với Nga.
Quân đội các nước thuộc Châu Âu cũng có những hình thức hợp tác khác nhau với quân đội Nga từ nhiều năm qua. Cả Đức và Mỹ đều đã từng tổ chức tập trận chung với Nga. Mỹ từng mua trực thăng của Nga cho hoạt động tại Afghanistan. Nga cũng cho phép các phương tiện của NATO phục vụ chiến tranh tại Afghanistan được trung chuyển qua lãnh thổ của mình.
Do đó, ngay bản báo cáo của quốc hội Mỹ cũng thừa nhận rằng dự án của Rheinmetall nên được xem xét trong bối cảnh chung về mối quan hệ giữa Nga và Đức, và nó phù hợp với chính sách nhất quán của chính phủ Đức về thúc đẩy hợp tác quân sự với những nước đối tác.
Song vẫn có nhiều quan chức Mỹ xem dự án của Rheinmetall như là một trong nhiều ví dụ về việc các nước NATO không cưỡng lại được các hợp đồng quân sự hấp dẫn với Nga, nhất là sau khi Tổng thống Obama thực hiện chính sách làm tan băng quan hệ ngoại giao với Nga. Những ví dụ khác bao gồm hợp đồng bán các tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp, hay Ý bán các xe bọc thép chở quân Lynx.
Mistal1_soha.vn-862ab-crop1395113670785p-27d26.jpg


Trong một cuộc điều trần trước quốc hội tháng trước, phó đô đốc Frank Pandolfe, phụ trách chiến lược và hoạch định chính sách của bộ tổng tham mưu, cho biết học thuyết quân sự mới của Nga tập trung vào khả năng có thể triển khai một lực lượng phản ứng nhanh, linh hoạt, nhấn mạnh vào việc sử dụng các lực lượng đặc nhiệm. Nga không xem một cuộc chiến thông thường ở quy mô lớn là ưu tiên chính, thay vào đó là việc bảo vệ người Nga và lợi ích của nước này ở những khu vực bất ổn, chống lại ảnh hưởng của phương Tây.
Giới phân tích tình báo Mỹ nhận định sự thay đổi này không phải diễn ra mới đây, nhưng ít được phương Tây chú ý. Các thành viên NATO từng tin rằng họ có thể kiềm chế Nga thông qua hợp tác nhưng rõ ràng là Nga có ý định khác. Andranik Migranyan, một cố vấn của chính phủ Nga, nói với các phóng viên rằng kể từ sau cuộc chiến tại Gruzia, Nga đã chi mạnh tay để nâng cấp quân đội của mình và nếu phương Tây không làm điều tương tự thì đó là lỗi của họ.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
So tài xuyên giáp, ngạc nhiên lớn khi Kornet thua xa RPG-29</h1>(Soha.vn) - RPG-29 với đầu đạn tandem có sức xuyên phá khủng khiếp, trong nhiều trường hợp còn tỏ ra vượt trội loại ATGM đắt tiền là Kornet.</h2>Câu chuyện ngụ ngôn về người lái buôn rao bán một loại khiên “Không giáo nào có thể thể đâm thủng” và một ngọn giáo “Có thể đâm thủng mọi loại khiên” ra đời từ hàng nghìn năm trước vẫn có tính thời sự trong thời đại ngày nay. Người Nga đã vận dụng câu chuyện này khi chào hàng vũ khí chống tăng “Có khả năng xuyên thủng mọi loại giáp” và xe tăng có vỏ giáp “Chịu được sức công phá của tất cả các loại đạn chống tăng”.
Tuy nhiên vào thời hiện đại, thắc mắc ngàn đời: Nếu ngọn giáo “Có thể đâm thủng mọi loại khiên” thử sức với chiếc khiên “Không giáo nào có thể đâm thủng” thì sẽ có kết quả ra sao đã được chính người Nga trả lời bằng cách tiến hành các thử nghiệm về khả năng phòng vệ của 2 loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-80U và T-90S trước một số mối đe dọa tại trường bắn TsNIIO 643a. Nội dung thử nghiệm là bắn một số lượng lớn đạn chống tăng bao gồm vài phiên bản RPG, một số loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) và đạn xuyên động năng dưới cỡ ổn định bằng cánh (APFSDS) vào giáp trước của xe trong cả 2 trường hợp được và không được bảo vệ bởi giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5.
T-80U và T-90S được thử nghiệm với 3 chiếc mỗi loại, trong đó một chiếc có trang bị Kontakt-5, một chiếc không có và một chiếc dùng để dự trữ. Với phần thử nghiệm có ERA, các khối ERA sau khi bị phá hủy sẽ được thay thế sau mỗi lần bắn. Một chiếc T-80U khác được sử dụng cho thử nghiệm đặc biệt của hệ thống gây nhiễu Shtora-1. Các loại vũ khí sau đây đã được sử dụng:
Đạn chống tăng RPG bắn từ khoảng cách 40m

26-image1-3f86a.jpg

RPG-7 sử dụng đầu đạn cải tiến 105mm PG-7VR với đầu nổ tandem có khả năng xuyên 650mm thép đồng nhất (RHA)


rpg-26_3-69b3b.jpg

RPG-26 - loại súng chống tăng dùng 1 lần có khả năng xuyên hơn 500mm RHA


RPG29-03268.jpg

RPG-29 - cỡ nòng 105mm có khả năng xuyên 750mm RHA



Tên lửa chống tăng có điều khiển bắn từ khoảng cách 600m
Malyutka-57b28.JPG

Malyutka-2 cải tiến với đầu đạn tandem có khả năng xuyên 600mm RHA


3c5b9ef37094e051c20162eeb21c760f-b6384.jpg

Konkurs - có khả năng xuyên 650mm RHA


9M133_Kornet-9a234.JPG

Kornet - có khả năng xuyên 1.200mm RHA



Đạn xuyên động năng dưới cỡ bắn đi từ 1 chiếc T-80U khác ở cự ky 1.500m
3bm42m-ae522.jpg

Đạn xuyên động năng dưới cỡ BM44M có khả năng xuyên 600mm RHA


Mỗi loại vũ khí được bắn 5 lần vào một mục tiêu, như vậy sẽ có tổng cộng 20 phát bắn cho mỗi loại vũ khí. Tổng số phát bắn trong lần thử nghiệm là 150 phát. Các thử nghiệm cho kết quả như sau:
BÀI LIÊN QUAN
Tên lửa Kornet-EM hạ cả xe tăng lẫn máy bay[*]Nga "điên tiết" vì siêu tăng T-90S bị Mỹ "dìm hàng"[*]Tìm hiểu “tử thần" chống tăng RPG-29[/list]
Đạn chống tăng RPG:
T-90S bị RPG-29 bắn thủng 3 lần. Không một loại đạn RPG nào khác bắn thủng nổi T-90S dù mục tiêu không có ERA.
T-80U bị RPG-29 bắn thủng 3 lần trong trường hợp có ERA và cả 5 lần khi không có ERA. Tất cả các loại khác, (PG-7VR chỉ 1 lần) xuyên được mục tiêu không có ERA.
Tên lửa chống tăng có điều khiển:
T-90S: Không một tên lửa nào xuyên nổi mục tiêu có trang bị ERA. Chỉ một phát Kornet xuyên được khi mục tiêu không có ERA, kết quả tệ hại này trái ngược hoàn toàn với lý thuyết của một số chuyên gia về sức mạnh vượt trội của ATGM nói chung và Kornet nói riêng khi so sánh với RPG (RPG29 vẫn được 3 phát).

T-80U: 2 lần tên lửa Kornet xuyên được mục tiêu có ERA, toàn bộ 5 phát bắn vào mục tiêu không có ERA đều xuyên được. Các loại ATGM khác không xuyên nổi kể cả khi không có ERA.
Như vậy ngoài Kornet ra, các ATGM khác đều có thể nghỉ hưu do súng chống tăng RPG đã làm quá tốt công việc mà chúng không thể làm được.
Đạn xuyên động năng dưới cỡ:
T-90S: Mục tiêu có ERA không thể bị bắn thủng. Hơn nữa sau khi bị bắn, tổ lái vào trong xe vẫn có thể khởi động động cơ và bắn. Khi không có ERA, chỉ một phát xuyên được.
T-80U (chỉ có thông tin về mục tiêu không có ERA): Một phát gần như xuyên hoàn toàn (đục 1 lỗ thủng 3mm ở mặt trong tuy nhiên không thiết bị nào bị phá hủy); 2 phát cắm phập vào thân xe, xuyên được 1/2 chiều dày giáp; một phát trượt; một phát bắn trúng pháo chính.
Thử nghiệm gây nhiễu bởi Shtora-1: 10 tên lửa Kornet không mang đầu đạn được bắn vào một chiếc xe tăng có tổ lái, 4 phát trong số này trúng mục tiêu, 6 phát còn lại bỏ mục tiêu trên đường bay.
Tổng kết:
RPG-29 đã chứng minh rằng nó là loại vũ khí uy lực nhất trong số các loại vũ khí đã được sử dụng nói trên, sức mạnh hơn cả loại tên lửa chống tăng hạng nặng Kornet, nó cung cấp khả năng xuyên giáp trước của T-80U chỉ với hỏa lực cấp tiểu đội, ngay cả loại tăng tốt hơn nhiều là T-90S cũng không được miễn dịch. Khả năng thực tế của RPG-29 cho thấy nó vẫn là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với các loại xe tăng hiện đại của Nga. Các báo cáo cũng cho thấy hiệu suất của Kornet bị giảm sút bởi ERA mặc dù cấu trúc khác thường của nó hứa hẹn cho khả năng xuyên giáp cao hơn 450mm so với RPG-29 nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn.
Báo cáo về Shtora-1 gây rất nhiều bối rối cho nhà sản xuất. Là loại dẫn đường bằng laser, Kornet lẽ ra có thể chịu được mọi sự gây nhiễu của Shtora do nó chỉ có tác dụng đối với các loại tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hồng ngoại.
Qua thử nghiệm trên đây chúng ta thấy rằng chỉ có trải qua thực tế vũ khí - khí tài mới thể hiện hết những ưu và nhược điểm của mình. Thông số mà các nhà sản xuất đưa ra gần như chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.

Siêu tank M1 bị RPG-29 bắn
[tube]youtube.com/watch?v=30wpb_CYkck[/tube]
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trực thăng AH-64E Apache mới tinh của Đài Loan tan xác</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Mới nhận chuyển giao chưa được bao lâu, trực thăng tấn công AH-64E Apache Đài Loan đã đâm đầu xuống đất khiến 2 phi công thương nặng.
[*]Trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới của Mỹ
[*]30 AH-64E Đài Loan đánh bại 2 sư đoàn lính thủy TQ?
[/list]

Tân Hoa Xã đưa tin, vào lúc 10h hơn ngày 25/4, một chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E của Lữ đoàn 601 thuộc Lục quân Đài Loan đã bị rơi vào một khu dân cư tại Long Đàm huyện Đào Viên.
Vụ tai nạn diễn ra khi chiếc AH-64E số hiệu 808 này đang thực hành bay huấn luyện thường xuyên. Vụ việc đã khiến 2 phi công điều khiển máy bay bị thương nặng.
Nguyên nhân máy bay rơi được nghi là do “sự cố cơ khí”, nhưng phía quân đội Đài Loan vẫn phải tiến hành điều tra làm rõ.
ah64e_kienthuc_470_gwwp_nxiv.jpg
AH-64E của Không quân Đài Loan.


Tuy nhiên, chiếc AH-64E này chắc chắn nằm trong 12 chiếc AH-6E mới tinh mà Đài Loan nhận bàn giao cuối năm 2013, đầu năm 2014. Trong quá trình bay thử, đã xảy ra lỗi bộ phận truyền động với 6 chiếc AH-64E khiến Đài Loan phải tạm dừng bay một thời gian.
Theo kế hoạch, toàn bộ số Apache còn lại trong hợp đồng 30 chiếc trị giá hơn 2 tỷ USD sẽ về tới Đài Loan trước cuối năm 2014. Mỗi lần bàn giao, Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan 6 chiếc. Như vậy, sẽ còn 3 đợt chuyển hàng nữa từ nay tới cuối năm sau.
AH-64E Apache là biến thể mới nhất và hiện đại nhất của dòng trực thăng chiến đấu AH-64 mà Mỹ bán cho Đài Loan. Biến thể này trang bị động cơ mới có hiệu suất cao hơn, hệ thống điều khiển mạnh mẽ hơn (đặc biệt là có thể kiểm soát cả UAV), radar điều khiển hỏa lực tối tân APG-78, vũ khí mạnh mẽ với pháo 30mm, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
So sức mạnh chiến hạm NATO và tuần dương hạm Nga Peter Đại Đế</h1>Tờ báo Nga Warfiles.ru hôm 22.4 tiết lộ, tàu tuần dương tên lửa hạng nặng Peter the Great (Peter Đại Đế) có khả năng chiến đấu rất mạnh, có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trang bị trên bất kỳ tàu chiến nào của NATO.</h2>
Theo Warfiles.ru, tuần dương hạm tên lửa Peter Đại Đế của Nga không chỉ có kích thước lớn mà còn có khả năng chiến đấu rất mạnh.
Chính các nhà thiết kế và điều khiển con tàu đã học được cách để vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa của các tàu chiến NATO được trang bị theo hệ thống phòng không Aegis của Mỹ, một hệ thống được cho là có các lỗ hổng. Đó cũng là lý do tại sao mà tuần dương hạm Peter Đại Đế không thể bị đánh chìm.
a19tau-1.jpg

Tàu tuần dương tên lửa Peter the Great của Nga.

Hiện Peter Đại Đế thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc của Nga. Nó là một tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng lớn nhất thế giới, có vũ khí chính là tên lửa hành trình Granit có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào và phá hủy các mục tiêu bất kể là có kích cỡ và mức độ bảo vệ tốt như thế nào.

Trên tàu chứa tới 300 tên lửa, một số lượng đủ dùng cho rất nhiều mục đích. Nhiệm vụ chính của tuần dương hạm này là săn các tàu sân bay và đoàn tùy tùng đi kèm.

Tàu tuần dương Peter Đại Đế có lớp bảo vệ đáng tin cậy đánh bại mọi cuộc không kích ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời con tàu cũng có hệ thống bảo vệ chống ngầm không kém phần mạnh mẽ, gồm các trực thăng và hệ thống sonar, ngư lôi tên lửa siêu âm và hệ thống chống sonar thông minh, súng cối và nhiều bệ phóng tên lửa cùng một tháp súng đôi 130 mm.

Súng là vũ khí mà tàu tuần dương truyền thống không có.

Lỗ hổng hệ thống Aegis

Warfiles.ru cho biết, vào năm 1983, tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ bắt đầu hoạt động. Lúc đó con tàu được treo biểu ngữ “Hãy coi chừng Đô đốc Gorshkov, Aegis trên biển đó!”. Ticonderoga là một tuần dương hạm đầu tiên của Mỹ được trang bị hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Aegis.

Hệ thống kết nối các thông tin và thiết bị của con tàu chạy vào một mạng lưới radar duy nhất, cung cấp khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và trên không, từ đó hệ thống sẽ lựa chọn các vũ khí một cách tự động và định hướng con tàu nhằm vào các đối tượng được cho là có nguy cơ đe dọa. Đây giống như một loại mạng internet của hải quân.

Bây giờ hệ thống Aegis này được trang bị cho 107 tàu của 5 quốc gia. Trung tâm của hệ thống Aegis nằm ở hệ thống radar AN/SPY-1 với 4 cột ăng-ten mảng pha khổng lồ gắn trên tàu. Radar này có khả năng tự động tìm kiếm, phân loại và theo dõi các mục tiêu, đặt chúng vào tầm ngắm của các tên lửa phòng không.

Với chức năng đó, một radar AN/Spy-1 giúp giản lược khâu thu thập và phân tích thông tin và cũng không cần một số lượng lớn các radar cùng hoạt động.
cb5tau-2.jpg

Tên lửa Granit P-700 của Peter the Great

Tuy nhiên, tính bao trùm phổ quát của radar Aegis lại chính là gót chân Achilles của nó. Một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống này ở chỗ làm sao để phát hiện một cách hiệu quả các mục tiêu ở các khoảng cách xa gần trong cùng một thời điểm.

Trong khi những người thiết kế loại radar này hy vọng cơ chế hoạt động theo kiểu tương tác, trong đó radar sẽ phát hiện mục tiêu ở xa và truyền thông tin về cho các tàu gần hơn. Nhưng điều này lại đòi hỏi phải có sự phân tán hệ thống tàu Aegis thống nhất trên đại dương, một điều mà trong thực tế không thể làm được. Trong điều kiện chiến đấu gần nhau thì kiến trúc theo kiểu tương tác sẽ không hoạt động.

Vấn đề chính của radar thuộc hệ thống Aegis nảy sinh từ việc nó hoạt động trong băng tần UHF. Sóng radio là một dạng sóng dài rất tốt trên điều kiện hoạt động mặt nước vì thế việc gây ồn và nhiễu hệ thống rất thấp. Nó có thể bắt được các mục tiêu là tên lửa hành trình chống tàu hiện đại như Granit, một loại vũ khí chính của tuần dương hạm Peter Đại Đế.

Nhưng sự nhạy cảm của Aegis lại chứng minh dễ dẫn tới sự cố mà bằng chứng là vào ngày 24.2.1991 ở cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong khi tàu chiến Mỹ Missouri bắn pháo 406 mm chống lại quân đội Iraq thì quân đội Iraq bắn 2 tên lửa chống tàu Haiying-2 đáp trả. Xong một quả bị tàu khu trục Anh Gloucester bắn hạ cách tàu Missouri 600 mét. Tuy nhiên, khi một tàu hộ tống của Mỹ bắn nhầm vào pháo sáng do chính Missouri bắn ra thì dẫn tới việc Missouri đã bắn tên lửa ngay trong vùng nước của các tàu chiến cùng đội.

Tên lửa Granit vô hiệu hóa Aegis

Trong khi hệ thống Aegis tạo ra một mạng lưới chống tàu phức tạp liên kết với nhau để nhắm tới mục tiêu theo ba kênh: tàu mẹ, tên lửa và các thiết bị bên ngoài, có thể là các vệ tinh, máy bay và các tên lửa khác. Còn Granite lại được trang bị một máy tính OBC với bộ nhớ các dữ liệu về các loại tàu hiện tại cũng như các lệnh đặt trước cho phép tên lửa xác định trước được đoàn tàu là tàu sân bay hay nhóm tàu đổ bộ và tấn công vào mục tiêu chính trong nhóm. Trong máy tính này còn phân tích các ứng dụng chiến tranh điện tử của đối phương để tạo ra sự can thiệp nhắm tránh hệ thống phòng không.
4a8tau-3.jpg

Hệ thống phóng tên lửa S-300F trên tàu Peter the Great.

Peter Đại Đế được thiết kế có độ dốc 60 độ với thùng chứa vũ khí đặt ở dưới boong chính. Sau khi được phóng, tên lửa Granit bay lên độ cao 10-14 km và giám sát, tìm mục tiêu bay với tốc độ 2000 km/h. Nhóm tên lửa tấn công phần lớn vô hình với radar quét trên mặt nước, bay cao và vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.

Nếu bị bay lạc hướng thì tên lửa tiếp theo sẽ được phóng thay thế. Tên lửa có thể tìm diệt cả máy bay, vệ tinh và có thể đạt được tất cả mục tiêu bí mật. Hệ thống máy tính OBC sẽ đặt một số tùy chọn cho mô hình quỹ đạo để phù hợp với từng loại chiến đấu với các loại mục tiêu.

Khi tới khu vực tấn công, tên lửa Granit sẽ phân đôi đầu đạn: một đầu đạn có sức công phá tương đương 750 kg thuốc nổ để tiêu diệt loại tàu nổi và đầu đạn hạt nhân với công suất 500 kiloton để tấn công tàu ngầm. Loại đầu đạn hạt nhân ngay khi nổ trên bề mặt cũng đủ tiêu diệt bất cứ tàu hay thiết bị vũ khí chìm nào ở độ sâu lên đến một cây số.

Peter Đại Đế phòng thủ cực mạnh

Không chỉ tấn công mạnh, tuần dương hạm Peter Đại Đế cũng có khả năng phòng thủ tốt. Tên lửa phòng không của Peter Đại Đế được cài đặt ở nhiều cấp độ. Trong đó chống tầm xa là hệ thống tên lửa S-300 với 96 quả và 12 bệ phóng ở dưới sàn.

Đồng thời radar đa chức năng của tàu có thể đồng thời theo 12 mục tiêu, bắn 6 mục tiêu nguy hiểm nhất cùng một lúc. Còn ở tầm thấp với độ cao từ 10 mét-45 km, tàu có hệ thống tên lửa Dagger kèm theo radar có thể quét 8 mục tiêu và bắn 4 mục tiêu cùng một lúc. Từ lúc phát hiện đến lúc bắn chỉ trong vòng có 8 giây.

Ngoài ra, Peter Đại Đế còn có hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Dirk để chống lại các loại vũ khí có độ chính xác cao, máy bay, trực thăng, chống tàu với 2 khẩu cỡ nòng 30mm có tốc độ bắn 10.000 vòng mỗi phút. Đồng thời còn có 8 tên lửa SAM Tunguska. Không chỉ vậy tàu tuần dương còn có 10 ống phóng tên lửa-ngư lôi Waterfall có khả năng tiêu diệt tàu ngầm của đói phương ở khoảng cách lên tới 60 km. Peter Đại Đế cũng trang bị ngư lôi phòng thủ Boa có thể bắn một vỏ làm mồi nhử đánh lừa đối phương dưới dạng vỏ nhưng thực chất có thể phát nổ như một bãi mìn.

Minh Nhân (theo Warfiles.ru)
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Ecuador “cạch mặt” quân đội Mỹ
<hr/>Quote:
Tổng thống Ecuador đã yêu cầu tất cả sĩ quan quân đội Mỹ rời nước này trước tháng Năm và hủy một chương trình hợp tác an ninh với Lầu Năm Góc.
“Theo yêu cầu của chính phủ Ecuador, các chương trình hợp tác an ninh song phương của chúng tôi ở Ecuador sẽ dừng lại”, hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren, cho biết.
Ông này cũng cho biết thêm rằng chương trình hợp tác quốc phòng song phương nói trên phải dừng lại vào cuối tháng Tư.
Ecuador.jpg

Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Quito, Ecuador.
Trước đó, một quan chức đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Quito cho hay chính phủ Ecuador đã yêu cầu 20 quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ rời khỏi nước này.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Quito cho biết nước này tôn trọng quyền của Ecuador trong việc trục xuất các quan chức quân đội Mỹ, tuy nhiên ông này cho rằng động thái trên của Ecuador “sẽ hạn chế nghiêm trọng hợp tác song phương của chúng ta về các vấn đề an ninh”.
“Chính phủ Ecuador đã nói rõ không cần tới sự trợ giúp an ninh này nữa. Chính phủ Mỹ đang giảm bớt cac chương trình hợp tác an ninh của chúng tôi và chuyển các thiết bị an ninh tới nước khác”, ông Weinshenker nói.
Ecuador đưa ra các quyết định trên sau khi Tổng thống Correa liên tục đe dọa sẽ giảm mạnh số sĩ quan quân đội Mỹ có mặt ở nước này vì lo ngại về các hoạt động “gián điệp” và “chủ nghĩa đế quốc của Mỹ”.
Hồi tháng Một, chính phủ Correa đã thể hiện ý định giảm số sĩ quan quân đội Mỹ ở Ecuador và cũng cảnh báo sẽ không cho phép Mỹ đặt “các thiết bị gián điệp” trên lãnh thổ nước này.
Nam Mỹ từng là sân sau của Mỹ giờ sao thằng nào cũng cạch mặt quay lưng lại thế kia?
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ tố Đức 'tiếp tay' cho Nga chuẩn bị chiến tranh
<hr/>(TNO) Giới chức Mỹ ở Washington hiện đang phân tích những nguyên nhân đứng sau sự thay đổi diện mạo của các lực lượng đặc nhiệm Nga ở Crimea và miền đông Ukraine hiện nay. Một trong những yếu tố đang được xét đến là sự “tiếp tay” của Đức và một số nước phương Tây, theo một bài phân tích trên tờ The Daily Beast (Mỹ).

Russia_forces.jpg

Lực lượng đặc nhiệm Nga tại Crimea - Ảnh: Reuters​
Trong vụ khủng hoảng Ukraine, cả thế giới đều bất ngờ trước sự “lột xác” toàn diện của các lực lượng đặc nhiệm Nga. Trang bị công nghệ hiện đại hơn và năng lực tác chiến đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là an ninh chiến dịch được giữ bí mật hầu như tuyệt đối, làm cho cả cộng đồng tình báo Mỹ cũng phải lúng túng.

Các quan chức chính phủ và Quốc hội Mỹ ở Washington hiện đang tự hỏi Nga đã được hưởng lợi bao nhiêu từ sự hợp tác quân sự với các nước phương Tây.

Công đầu thuộc về Đức

Vào năm 2011, Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức đã ký hợp đồng trị giá 140 triệu USD để xây dựng một Trung tâm huấn luyện tác chiến mô phỏng ở Mulino thuộc vùng tây nam của Nga. Trung tâm này có khả năng huấn luyện đến 30.000 binh sĩ Nga mỗi năm.

Mặc dù dự kiến đến cuối năm nay trung tâm mới được xây dựng xong, nhưng giới chức Mỹ tin rằng người Đức đã giúp Nga huấn luyện lực lượng từ nhiều năm trước. Vì ngay cả sau khi binh sĩ Nga đã tiến vào Crimea, Tập đoàn Rheinmetall vẫn ra sức bảo vệ dự án của họ. Mãi đến cuối tháng 3.2014, chính phủ Đức mới đình chỉ dự án nói trên.

Một số quan chức chính phủ Mỹ không hài lòng với cách xử lý của Đức trong thương vụ này. Và quan ngại rằng các đơn vị đặc nhiệm thuộc Cục Tình báo Quân sự (GRU) của Nga đã được hưởng lợi từ hợp đồng huấn luyện với Đức. Đơn vị đặc nhiệm của GRU được cho là đứng sau phong trào ly khai ở Crimea.

"Rất đáng tiếc là các công ty Đức đã trực tiếp hỗ trợ và huấn luyện quân đội Nga ngay cả khi xảy ra các cuộc tấn công chống lại Ukraine", một quan chức cao cấp của Thượng viện Mỹ nói với tờ The Daily Beast.

Theo vị quan chức này thì chính phủ Mỹ cần kêu gọi các đồng minh NATO ngừng ngay mọi hợp tác quân sự với Nga cho đến khi cuộc khủng hoảng Ukraine chấm dứt.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) thì đối tác của Rheinmetall trong thương vụ nói trên chính là Công ty Oboronservis trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Và trung tâm huấn luyện được xây dựng theo mô hình được xem là tiến tiến nhất trên thế giới của quân đội Liên bang Đức.

Reinmetall xem hợp đồng này như là thương vụ đầu tay mở đường cho một số dự án lớn hơn trong chiến lược hiện đại hóa lực lượng và trang thiết bị của Nga, báo cáo cho biết thêm.

Giới chức Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng khi nhìn lại quá trình hợp tác giữa Đức và Nga. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể, nhưng tình báo Mỹ tin rằng khá nhiều binh sĩ Nga được Đức huấn luyện đã tham gia lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của GRU, là các binh sĩ không phù hiệu từng xuất hiện ở Crimea. Tập đoàn Rheinmetall giữ im lặng trước những thông tin này.

"Các quan chức Lầu Năm Góc rất tức giận khi đề cập đến việc người Đức đào tạo nhân lực cho Spetznaz", một quan chức tình báo Mỹ nói với The Daily Beast.

Sự “yếu lòng” của phương Tây

Thật ra, ngoài Đức, Nga vẫn luôn duy trì hợp tác kinh tế chặt chẽ với nhiều quốc gia NATO khác. Quân đội của những nước này cũng thỉnh thoảng hợp tác với các đối tác Nga trong nhiều năm qua. Cả Đức và Mỹ đều đã tập trận chung với Nga. Mỹ đã từng mua trực thăng của Nga để sử dụng ở Afghanistan. Và Moscow cũng cho phép khí tài quân sự của NATO được trung chuyển qua lãnh thổ của mình.

Vì thế, báo cáo của CSR phải thừa nhận rằng “Trung tâm huấn luyện của Rheinmetall nên được xem xét trong bối cảnh quan hệ hợp tác song phương rộng lớn hơn giữa Đức và Nga. Và nó cũng phù hợp với chính sách hợp tác quân sự lâu dài của Đức với các nước đối tác”.

Theo ước tính, trong năm 2013, Đức đã xuất khẩu gần 50 tỉ USD hàng hóa sang Nga. Hàng trăm ngàn việc làm tại Đức phụ thuộc ít nhiều vào quan hệ thương mại với Nga.

Nhưng một số quan chức Quốc hội Mỹ xem dự án của Rheimetall như là một trong nhiều ví dụ về sự “yếu lòng” của một số nước phương Tây trước những hợp đồng quốc phòng béo bở với Nga. Đặc biệt là sau khi Tổng thống Obama tuyên bố chính sách "làm lại từ đầu" với Nga.

Các nhà lập pháp Mỹ đã cố gắng ngăn chặn thương vụ bán tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp cho Hải quân Nga. Đồng thời cũng thất vọng với việc Ý bán xe bọc thép chở quân Lynx cho nước này.

Theo một quan chức cao cấp của Thượng viện Mỹ thì Rheinmetall đã có công lớn trong việc nâng cấp thiết bị cho quân đội Nga và GRU. Báo cáo cho thấy các đơn vị quân sự của Nga ở Crimea đang xài “hàng mới” như thiết bị viễn thông, áo giáp, vũ khí cá nhân và đạn dược. Nhờ vậy, quân Nga có một lợi thế chiến thuật rất lớn trước các lực lượng vũ trang Ukraine.

Tự trách chính mình

Các quan chức quốc phòng Mỹ đều thừa nhận rằng sự thay đổi diện mạo của quân đội Nga là kết quả của một chiến lược dài hạn chứ không phải là một sớm một chiều.

Phó Đô đốc Frank Pandolfe, Giám đốc chính sách và kế hoạch chiến lược của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã nói với Quốc hội Mỹ rằng, trong những năm gần đây Nga đã thành lập các Bộ tư lệnh khu vực để "phối hợp và đồng bộ hóa việc lập kế hoạch, hợp nhất các quân binh chủng, triển khai lực lượng, hỗ trợ tình báo, và sử dụng các đơn vị đặc nhiệm". Các cuộc tập trận và diễn tập “chớp nhoáng” là để thử nghiệm chiến lược này.

Ngoài ra, ông Pandolfe còn cho biết Nga đã chú trọng nhiều hơn vào vai trò của các lực lượng đặc nhiệm cũng như chiến tranh thông tin và mạng.

Học thuyết quân sự của Nga cũng được cập nhật và thay đổi đáng kể. Nga xem các mối đe dọa không hẳn là đến từ chiến tranh quy ước, mà còn là sự cần thiết phải bảo vệ người dân Nga trong các quốc gia bất ổn, đang phải đối mặt và chống lại ảnh hưởng của phương Tây.

Thật ra, các chuyên gia phân tích quốc tế đã đề cập đến vấn đề này trong nhiều năm qua. Nhưng các nước phương Tây đã không quan tâm đúng mức các báo cáo của họ.

Các nước phương Tây và NATO tin rằng họ có thể kiềm chế Nga thông qua các cam kết hợp tác quân sự lâu dài. Nhưng giờ đây họ nhận ra rằng Nga đã không thật sự quan tâm đến điều đó. Quân đội Nga đã và đang sẵn sàng đáp trả bất kỳ cuộc xung đột nào.

Theo bà Fiona Hill, cựu quan chức tình báo hàng đầu về Nga thì cuộc khủng hoảng ở Ukraine không chỉ là cơ hội cho Nga để ứng dụng bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến George năm 2008, mà nó còn là nền tảng cho các chiến dịch lớn hơn sau này.

“Các nước đều mong muốn và vội vã tìm cách hợp tác với Nga, kể cả Mỹ. Nhưng bây giờ, họ phải hiểu rằng người Nga đã và đang chuẩn bị cho một cái gì đó khác và rộng lớn hơn", bà Hill nói.

Andranik Migranyan, hiện đang là cố vấn cho chính phủ Nga, đã nói với các phóng viên rằng kể từ sau cuộc chiến Georgia, Nga đã mạnh tay chi tiêu để nâng cấp toàn diện bộ máy quân sự của mình. Và nếu phương Tây không làm điều đó thì họ chỉ có thể tự trách chính mình, theo The Daily Beast.

Nguyên Giang
 
Status
Không mở trả lời sau này.