Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
28/11/06
865
23.442
93
54
Copy & Paste:

10 đội quân mạnh nhất thế giới 2014

(Dân trí) - Với ngân sách quốc phòng lớn nhất, lượng tàu sân bay đông đảo nhất, kho vũ khí hạt nhân đồ sộ nhất, Mỹ tiếp tục được xếp số 1 thế giới về sức mạnh quân sự 2014, theo sau là Nga và Trung Quốc theo xếp hạng của Global Firepower.
Lịch sử chiến tranh thế giới cho thấy, không phải lúc nào các chiến dịch quân sự cũng có phần thắng nghiêng về phía kẻ mạnh, mà cuộc chiến tại Việt Nam và Afghanistan là những ví dụ điển hình.

Dù vậy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng với bất kỳ quốc gia nào muốn giành lấy quyền lực, tăng cường ảnh hưởng. Việc có thể hoạch định và phô diễn sức mạnh đó cũng là một vũ khí ngoại giao then chốt.

Trang web quân sự Global Firepower mới đây đã công bố xếp hạng những đội quân hùng mạnh nhất thế giới, dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có nhân lực sẵn có, tổng lực lượng lao động và khả năng tiếp cận các vũ khí chiến lược. Năng lực hạt nhân không được tính đến trong xếp hạng này. Và sau đây là Top 10 đội quân được xếp hạng cao nhất.
USS-George-H.W.-Bush-12fe2.jpg

1. Mỹ

Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện lên tới 612 tỷ USD. Bất chấp việc phải thắt chặt chi tiêu, Mỹ vẫn chi cho quân sự nhiều hơn cả 10 nước xếp liền sau cộng lại. Mỹ sở hữu tới 19 tàu sân bay, trong khi toàn bộ phần còn lại của thế giới chỉ có 12 chiếc. Những tàu sân bay khổng lồ cho phép nước này có thể lập căn cứ tác chiến ở bất kỳ đâu, và hoạch định sức mạnh khắp thế giới.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng sở hữu nhiều máy bay nhất, các công nghệ đột phá, cùng một lực lượng lớn được huấn luyện tốt, chưa kể tới kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
russia-missile-12fe2.jpg

2. Nga

2 thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ, sức mạnh quân sự Nga đang tăng trở lại. Kể từ năm 2008 đến nay, chi tiêu quân sự của nước này tăng gần 1/3, và có thể tăng 44% trong 3 năm tới. Hiện ngân sách quốc phòng của nước này là 76,6 tỷ USD.

Nga có 766.000 quân nhân thường trực, với lực lương dự bị 2.485.000 người. Hỗ trợ cho các binh sỹ này là 15.500 xe tăng - lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Dù vậy một số thiết bị của Nga bị xem là đang già cỗi.
..."

http://dantri.com.vn/the-gioi/10-doi-quan-manh-nhat-the-gioi-2014-866571.htm
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>Xe tăng Armata dùng súng máy diệt đạn chống tăng - Mỹ có gì tương đương !</h2>6:31 PM, 23/04/2014, Views: 5934 | By Nam Xương


VietnamDefence - Việc làm thay đổi quỹ đạo của đạn chống tăng sẽ làm giảm uy lực sát thương của nó hoặc không để đạn bắn trúng xe tăng.
armata.jpg

Súng máy tiêu chuẩn của xe tăng tương lai Armata của Nga dự định dùng để tác chiến chống đạn pháo đối phương bay đến. Các thử nghiệm này sẽ được tiến hành tại Trường thử đạn dược quốc gia Cận Volga trong năm nay.

Theo các chuyên gia, cho đến nay, súng máy trên tăng chưa từng được sử dụng làm việc này.

Trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ được trang bị khung gầm xích tiêu chuẩn Armata. Trong một phát biểu, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho biết, điều đó sẽ xảy ra ngay trong năm 2014-2015. Các loại xe tăng-thiết giáp dùng khung gầm này sẽ được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Afganit - đó là các quả đạn cho phép tác chiến chống đạn pháo và tên lửa đối phương ở cự ly gần, không quá 15-20 m.

Công nghệ được thử nghiệm dự định dùng để chống đạn pháo ở tầm xa hơn. Theo bài toán kỹ thuật, dự định mô hình hóa sự tương tác giữa đạn súng máy trên xe tăng với vỏ đạn chống tăng. Người ta dự đoán, khi đạn súng máy bắn trúng đạn chống tăng sẽ làm nó thay đổi quỹ đạo bay.

Trước đó, có tin xe tăng Armata dự kiến được trang bị radar ứng dụng cùng công nghệ với radar trên tiêm kích thế hệ 5 Т-50, cũng như 1 súng máy hoạt động tự động.

Đại tá về hưu Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Arsenal cho biết, các radar của xe tăng làm việc ở chế độ tự động sẽ phát hiện đạn chống tăng bay đến. Thiết bị tính toán-quyết định sẽ đánh giá các tham số bay của đạn và đưa ra quyết định sử dụng vũ khí của xe tăng. Hiện nay, hệ thống phòng vệ xe tăng chủ động được sử dụng thành công duy nhất là Trophy của Israel. Nhưng nó làm việc theo nguyên lý khác: quả đạn nổ tạo ra bên trên xe tăng một bán cầu được bảo vệ, tiêu diệt đạn chống tăng bay đến.

Còn Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, ông Frants Klintsevich thì nói rằng, “vũ khí mà chúng ta đang nói đến sẽ bắn vào đạn chống tăng và nếu như không diệt được thì cũng buộc nó lệch đi và không bắn trúng được mục tiêu. Tất nhiên là có thể xảy ra tình huống quả đạn bị lệch quỹ đạo sẽ rơi vào bộ binh đang chạy gần xe tăng”. Ông Klintsevich cũng cho biết, còn có các ý tưởng khác sử dụng các loại vũ khí khác để phòng vệ chủ động cho xe tăng. Nhiều ý tưởng trong số đó đang được thử nghiệm, chẳng hạn như vũ khí laser. Nga hiện chưa làm được vũ khí laser nhỏ gọn để lắp trên xe tăng, song trong tương lai thì có thể. Vũ khí như vậy sẽ có thể tiêu diệt hiệu quả đạn chống tăng.

Các nguồn tin ở Trường thử đạn dược quốc gia Cận Volga không bình luận thông tin này, còn ở Bộ Quốc phòng Nga người ta xác nhận là khung gầm xích tiêu chuẩn Armata sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2015.

Nguồn: Izvestia, 9.4.2014.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
smartcar nói:
Copy & Paste:

10 đội quân mạnh nhất thế giới 2014

(Dân trí) - Với ngân sách quốc phòng lớn nhất, lượng tàu sân bay đông đảo nhất, kho vũ khí hạt nhân đồ sộ nhất, Mỹ tiếp tục được xếp số 1 thế giới về sức mạnh quân sự 2014, theo sau là Nga và Trung Quốc theo xếp hạng của Global Firepower.
Lịch sử chiến tranh thế giới cho thấy, không phải lúc nào các chiến dịch quân sự cũng có phần thắng nghiêng về phía kẻ mạnh, mà cuộc chiến tại Việt Nam và Afghanistan là những ví dụ điển hình.

Dù vậy, sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng với bất kỳ quốc gia nào muốn giành lấy quyền lực, tăng cường ảnh hưởng. Việc có thể hoạch định và phô diễn sức mạnh đó cũng là một vũ khí ngoại giao then chốt.

Trang web quân sự Global Firepower mới đây đã công bố xếp hạng những đội quân hùng mạnh nhất thế giới, dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có nhân lực sẵn có, tổng lực lượng lao động và khả năng tiếp cận các vũ khí chiến lược. Năng lực hạt nhân không được tính đến trong xếp hạng này. Và sau đây là Top 10 đội quân được xếp hạng cao nhất.
USS-George-H.W.-Bush-12fe2.jpg

1. Mỹ

Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện lên tới 612 tỷ USD. Bất chấp việc phải thắt chặt chi tiêu, Mỹ vẫn chi cho quân sự nhiều hơn cả 10 nước xếp liền sau cộng lại. Mỹ sở hữu tới 19 tàu sân bay, trong khi toàn bộ phần còn lại của thế giới chỉ có 12 chiếc. Những tàu sân bay khổng lồ cho phép nước này có thể lập căn cứ tác chiến ở bất kỳ đâu, và hoạch định sức mạnh khắp thế giới.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng sở hữu nhiều máy bay nhất, các công nghệ đột phá, cùng một lực lượng lớn được huấn luyện tốt, chưa kể tới kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
russia-missile-12fe2.jpg

2. Nga

2 thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ, sức mạnh quân sự Nga đang tăng trở lại. Kể từ năm 2008 đến nay, chi tiêu quân sự của nước này tăng gần 1/3, và có thể tăng 44% trong 3 năm tới. Hiện ngân sách quốc phòng của nước này là 76,6 tỷ USD.

Nga có 766.000 quân nhân thường trực, với lực lương dự bị 2.485.000 người. Hỗ trợ cho các binh sỹ này là 15.500 xe tăng - lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Dù vậy một số thiết bị của Nga bị xem là đang già cỗi.
..."

http://dantri.com.vn/the-gioi/10-doi-quan-manh-nhat-the-gioi-2014-866571.htm



Mỹ mạnh nhất TG nhưng đánh vẫn thua BTT, VN, Somali, Iraq, Áp ga thôi
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trực thăng NATO rơi ở Afghanistan, 5 binh sĩ thiệt mạng
<hr/>Quote:
Năm thành viên của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) thuộc NATO đã thiệt mạng sau khi máy bay trực thăng chở họ rơi ở miền nam Afghanistan vào ngày 26.4.

truc-thang.jpg

Một trực thăng của ISAF rơi ở Kabul hồi năm 2011 - Ảnh: AFP
ISAF cho hay họ vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ việc, không cung cấp chi tiết về quốc tịch của các nạn nhân. Trong khi đó, phát ngôn viên Dawakhan Minapal của ông Tooryalai Wesa - Tỉnh trưởng tỉnh Kandahar - xác nhận với Reuters rằng máy bay trực thăng trên rơi ở gần thành phố Kandahar vào lúc 11 giờ sáng (giờ địa phương) do gặp vấn đề kỹ thuật.
Hồi năm 2011, các tay súng Taliban đã bắn hạ một trực thăng Mỹ ở tỉnh Wardak, gần thủ đô Kabul của Afghanistan, khiến 30 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, theo AFP.
Đây là vụ gây chết người nhiều nhất đối với lực lượng Mỹ và NATO trong cuộc chiến ở Afghanistan. Kể từ khi cuộc chiến này bắt đầu từ năm 2001, đến nay đã có 3.431 thành viên của lực lượng quân sự do Mỹ dẫn đầu thiệt mạng ở Afghanistan, theo AFP.
Theo kế hoạch, tất cả lực lượng tác chiến của NATO sẽ rút khỏi Afghanistan trước tháng 12.2014. Một lực lượng nhỏ của Mỹ có thể sẽ ở lại Afghanistan từ năm 2015 để huấn luyện binh sĩ nước sở tại và chống khủng bố nếu một thỏa thuận về vấn đề này được ký giữa Kabul và Washington.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vì sao Lầu Năm Góc không muốn hủy hợp đồng Mi-17 với Nga?</h1>(Soha.vn) - Lầu Năm Góc đã nỗ lực đề nghị QH Mỹ không áp dụng biện pháp trừng phạt nào đối với Tập đoàn Rosoboronexport để Mỹ có thể tiếp tục mua trực thăng Mi-17 cho Afghanistan.</h2>Việc thay thế các trực thăng Nga bằng các trực thăng của Mỹ tại Afghanistan sẽ rất tốn kém và có thể gây phiền hà cho Lầu Năm Góc - Lajos Szaszdi, một chuyên gia về quân sự và các vấn đề quốc tế nói với hãng tin RIA Novosti hôm 25/4.
“Một trong những lý do Lầu Năm Góc đang yêu cầu Quốc hội Mỹ không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn Rosoboronexport (Nga) là bởi chúng (trực thăng Nga) ít tốn kém hơn so với các trực thăng do Mỹ hoặc châu Âu sản xuất. Quan trọng nhất là Không quân Afghanistan đã quen với việc sử dụng các thiết bị quân sự do Nga sản xuất, trong đó có các trực thăng Mi-17 V5 và phi công của họ cũng cảm thấy thoải mái khi điều khiển chúng” – Szaszdi nói.
Szaszdi nói thêm rằng nếu các trực thăng của Mỹ được chuyển tới Afghanistan, các phi công của Afghanistan sẽ phải học cách sử dụng chúng.
“Thêm vào đó, họ còn cần những nhân viên có trình độ và phải đặc biệt chú ý tới vấn đề bảo dưỡng các máy bay trực thăng này bởi chúng được cho là phức tạp hơn các máy bay của Nga. Nhìn chung, việc này sẽ rất tốn kém” – Szaszdi nhận định.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng trong trường hợp Ukraine quyết định không cung cấp động cơ cho các nhà sản xuất trực thăng Nga, Moscow đã có kế hoạch tự sản xuất động cơ trong nước.

181189777-91277.jpg

Trực thăng Mi-17 của Không quân Afghanistan. Ảnh: RIA Novosti

Trước đó, trong một bản tin ngày 27/3, Đài phát thanh Radio Free Europe (RFE) cho hay Lầu Năm Góc đang đứng trước nguy cơ phải phá vỡ hợp đồng mua trực thăng quân sự trị giá hơn 550 triệu USD với Moscow sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
BÀI LIÊN QUAN
Ukraine cắt đứt hợp tác quân sự: Thảm họa lớn với quân đội Nga?[*]Căng thẳng Nga-Ukraine: Số phận "gã khổng lồ" An-124 mong manh[*]Vì sao Mỹ ngừng hợp tác quân sự, Putin vẫn chẳng hề biến sắc?[/list]
Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất từ Lầu Năm Góc, hơn một nửa số tiền này đã được sử dụng, trong khi Nga mới chỉ chuyển giao 1/5 số trực thăng trong thỏa thuận.
Theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Maureen Schumann, tính đến ngày 20/3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã giải ngân 290 triệu USD cho tập đoàn Rosoboronexport theo hợp đồng trị giá 553,8 triệu USD để mua 30 trực thăng Mi-17 cho các lực lượng an ninh Afghanistan.
Cũng theo bà Schumann, trong ngày 20/3, 6 trong số 30 chiếc trực thăng trong hợp đồng đã được chuyển giao.

Đối mặt với áp lực từ phía các nhà lập pháp Mỹ - những người cho rằng hợp đồng với Rosoboronexport đang giúp Nga tiếp tay cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad, Lầu Năm Góc năm ngoái đã tuyên bố rằng sau khi tham khảo ý kiến của Quốc hội, Lầu Năm Góc quyết định không mua thêm bất cứ trực thăng nào từ Rosoboronexport nhưng hợp đồng trực thăng Mi-17 vẫn sẽ tiếp tục.
Lầu Năm Góc đã nỗ lực đề nghị Quốc hội Mỹ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào đối với Tập đoàn Rosoboronexport của Nga để Mỹ có thể tiếp tục mua trực thăng Mi-17 cho Afghanistan.
Tuy nhiên, các thành viên của Quốc hội Mỹ đã có thêm lý do mới để ép Lầu Năm Góc phải hủy bỏ hợp đồng này, đó là sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
“Những hành động gần đây của Nga đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, chúng tôi khẩn thiết đề nghị chấm dứt những hợp đồng này” . Đây là một phần trong nội dung bức thư được gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 19/3.
Theo RFE, nhiều quan chức Mỹ và các chuyên gia quân sự nước này đều đồng tình rằng máy bay quân sự do Nga sản xuất phù hợp để triển khai tại Afghanistan. Hãng tin AP dẫn lời một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các chỉ huy quân sự của Mỹ tại Afghanistan thích dùng trực thăng Mi-17 bởi nó khá bền và thực tế là các lực lượng vũ trang Afghanistan đã quen thuộc với loại máy bay này.
RFE cho biết nếu hợp đồng lần này bị hủy bỏ hoặc gián đoạn do lệnh trừng phạt, không rõ Mỹ có thể thu lại được phần nào trong số tiền 290 triệu USD đã trả cho Rosoboronexport hay không.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Khó khăn ngân sách, Mỹ nâng cấp B-2 để tiết kiệm tiền bảo trì</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Những chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ sẽ được nâng cấp hệ thống quản lý mới nhằm tăng độ tin cậy và hạn chế chi phí bảo trì.
[*]Chiêm ngưỡng vẻ đẹp siêu oanh tạc cơ B-2 huyền bí
[*]Mỹ chi 550 triệu USD cho mỗi oanh tạc cơ mới
[/list]

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Không quân Mỹ có thể sẽ nâng cấp phần mềm hệ thống quản lý trên 20 chiếc máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit. Gói nâng cấp này được tập đoàn Northrop Grumman phát triển và đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Trong một thông báo hôm 24/4 ở thành phố Oklahoma, các quan chức cấp cao của Northrop Grumman cho biết, quá trình thử nghiệm phần mềm nâng cấp hệ thống quản lý của những chiếc B-2 đã được diễn ra vào cuối tháng 2 tại một căn cứ không quân.
b2_kienthuc_2_nlnb.jpg
Oanh tạc cơ tàng hình tối tân bậc nhất thế giới B-2 Spirit.

Theo Northrop Grumman, quá trình nâng cấp trên nằm trong chương trình phát triển có tên “Flexible Strike” do Không quân Mỹ đứng đầu, được biết phần mềm nâng cấp sẽ giúp cải thiện khả năng quản lý hệ thống vũ khí trên những chiếc B-2.
Phó Chủ tịch Dave Mazur - phụ trách bộ phận hàng không vũ trụ của Northrop Grumman cho hay, với việc đơn giản hóa các phần mềm quản lý hệ thống sẽ giúp những chiếc B-2 hoạt động hiệu quả hơn và bên cạnh đó vẫn sẽ có một số phần mềm nhất định hoạt động độc lập với hệ thống quản lý trên.
Với gói nâng cấp mới, B-2 chỉ cần một phần mềm duy nhất để có thể quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của máy bay, điều này sẽ giúp Không quân Mỹ tiết kiệm được một số tiền khá lớn dành cho bảo trì và cũng làm tăng độ tin cậy của B-2 trong quá trình tác chiến trên không.
Chương trình Flexible Strike là một trong những nỗ lực hiện đại hóa máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ, giúp hệ thống xử lý thông tin trên máy bay này nhanh hơn và tốc độ truyền tải dữ liệu trên máy bay được cải thiện.
b2_kienthuc_3_wcsm.jpg
Oanh tạc cơ đắt tiền nhất thế giới phải liên tục nâng cấp.

Northrop Grumman cũng đang hợp tác với tập đoàn Lockheed Martin để nâng cấp hệ thống quản lý phòng thủ AN/APR-50 đã lỗi thời trong tháng 2 năm nay. Hệ thống trên được phát triển Lockheed Martin nhưng đã quá lạc hậu và không thích hợp cho các nhiệm vụ của B-2 hiện tại. Northrop Grumman từng từ chối các bản nâng cấp của Lockheed Martin cho hệ thống trên do chậm trễ trong quá trình phát triển.
Trong tháng 10/2012, Northrop Grumman còn lắp đặt các radar quét mảng pha AN/APQ-181 do Raytheon chế tạo lên những chiếc B-2 theo một chương trình hiện đại hóa hệ thống radar. Ngoài ra B-2 còn tiến hành một số quá trình nâng cấp khác như cải thiện độ rộng của khoang chứa vũ khí để có thể mang thêm một số loại bom và vũ khí dẫn đường thế hệ mới.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Máy bay trinh sát của Mỹ bị bắn hạ ở Afghanistan</h1>(Soha.vn) - Một nhóm phiến quân Hizb-e-Islami ở Afghanistan hôm thứ Bảy (26/4) tung tin rằng họ đã bắn hạ một máy bay trinh sát của Mỹ ở tỉnh Kunar.</h2>Trang mạng The News Tribe (TNT) cho hay, Haroon Zarghoon, người phát ngôn của nhóm phiên quân, đã tuyên bố thông tin trên qua điện thoại. Theo đó, chiếc máy bay không người lái của Mỹ đang bay trên bầu trời khu vực Shegal, tỉnh Kunar khi bị bắn hạ.
Hiện chưa có bất cứ phản hồi nào từ phía Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) tại Afghanistan trước thông tin này.
Trong khi đó, cảnh sát trưởng khu vực, ông Abdul Habib Sayedkhili cho biết chiếc máy bay không người lái đã rơi xuống phía đông tỉnh Kunar: "Một chiếc máy bay không người lái đã rơi xuống khu vực Wani (thuộc Shegal) vào lúc 5 giờ sáng (giờ địa phương) ngày hôm nay nhưng không gây thiệt hại gì về người và tài sản" - Sayedkhili nói. Tuy nhiên, theo Sayedkhili, chiếc máy bay rơi là do các vấn đề về kỹ thuật, chứ không phải bị bắn hạ.
Hiện chưa rõ loại máy bay trinh sát nào của Mỹ đã gặp nạn.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga chào hàng gói nâng cấp trực thăng Mi-8/17 cho Việt Nam
(Quốc phòng Việt Nam) - Nga đang hy vọng sẽ được tham gia nâng cấp các trực thăng Mi-8/17 ở Đông Nam Á bằng hệ thống gây nhiễu điện tử mới.
[*]Nghi vấn 12 tấn đạn Ukraine thu được liên quan đến Nga[*]Mỹ không muốn đổ vỡ hợp đồng vũ khí với Nga[/list]
11_29027639.jpg
Mô hình trực thăng Mi-8MT với hệ thống gây nhiễu điện tử L187AE tích hợp bên trong.Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng DSA 2014 vừa qua, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Vô tuyến (KNIRTI) mang tên Kaluga của Nga đã giới thiệu một hệ thống tác chiến điện tử (EW) mới L187AE với hy vọng sẽ có được đơn hàng nâng cấp và cải thiện khả năng tác chiến điện tử cho các máy bay trực thăng Mi-8/17 đang hoạt động ở Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Theo thông tin được Kaluga tiết lộ, L187AE là một hệ thống gây nhiễu hoàn toàn mới, có thể dễ dàng lắp đặt vào bên trong những máy bay trực thăng dòng Mil Mi-8 và Mi-17, cung cấp khả năng bảo vệ và vô hiệu hóa các tên lửa dẫn đương bằng radar của đối phương.
Giống như mô đun gây nhiễu Mi-17GPE trước đây, L187AE được KNIRTI sử dụng công nghệ gây nhiễu truyền thống là bộ nhớ tần số của tín hiệu số vô tuyến (DRFM) và sử dụng các mảng quét điện tử chủ động (AESA), nhưng được kết hợp thêm bộ xử lý tín hiệu số hiện đại.
Công nghệ AESA mà Nga đã phát triển và tinh chế cho một số ứng dụng, bao gồm cho các radar trang bị trên máy bay chiến đấu, đã trở thành một thành phần quan trọng trong thiết kế hệ thống tác chiến điện tử bởi chúng cho phép tạo ra một vùng phủ bảo vệ điện tử rộng lớn mà vẫn giảm được trọng lượng của hệ thống nhờ những ăng-ten nhỏ hơn, nhẹ hơn cũng như không cần hệ thống quét cơ khí mà chỉ cần được treo trên máy bay và hoạt động như một nền tảng gây nhiễu.
Đối với các máy bay trực thăng dòng Mi-8 và Mi-17, khi được lắp hệ thống gây nhiễu L187AE sẽ tạo ra một vùng phủ không gian điện tử rộng lớn, gây nhiễu và tạo ra những thông tin tín hiệu sai lệch và làm radar tích hợp trên đạn tên lửa của đối phương không thể nhận diện chính xác mục tiêu, tên lửa sẽ bay chệch hướng và trực thăng được bảo vệ an toàn.
Vơi hệ thống gây nhiễu L187AE mới, KNIRTI đang đặt hy vọng sẽ tạo ra một giải pháp hợp lý và hiệu quả cho những nước đang vận hành dòng trực tăng Mi-8/17 ở Đông Nam Á. Trong đó, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng đang hoạt động một số lượng không ít với dòng trực thăng này. Vì vậy, việc xem xét trang bị một hệ thống gây nhiễu mới như L187AE để sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến phức tạp trong tương lai sẽ là một giải pháp hợp lý.

Belarus chào hàng Việt Nam, ĐNA gói nâng cấp “taxi” BTR-50</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Với phiên bản nâng cấp mới lên chuẩn BTR-50PKM, những chiếc xe bọc thép chở quân lạc hậu sẽ có sức mạnh hoàn toàn mới.
[*]Chiêm ngưỡng “tàu há mồm” của Hải quân Việt Nam
[*]“Kho” tăng, pháo đa quốc gia của VN trong chiến tranh (1)
[/list]

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, tại triển lãm quốc phòng thường niên DSA 2014 ở Kuala Lumpur (Malaysia), Công ty chuyên nâng cấp và sửa chữa tăng thiết giáp Minotor của Belarus đã giới thiệu gói nâng cấp lớn cho dòng xe thiết giáp chở quân BTR-50.
BTR-50 là mẫu xe thiết giáp chở quân cho Liên Xô phát triển dựa trên xe tăng hạng nhẹ PT-76, được giới thiệu vào 1954 và sử dụng cho tới ngày nay.
Vũ khí chính của BTR-50 gồm các súng máy 7,62mm hay súng máy phòng không 14,5mm, trọng lượng 14,5 tấn và có thể mang theo 22 binh lính bao gồm cả kíp lái.
btr50pkm_kienthuc_4701_bozc.jpg
Xe thiết giáp chở quân BTR-50PKM.

Tuy đã rất lạc hậu, BTR-50 vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, một số nước nằm ở Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia dùng số lượng khá lớn BTR-50. Vì thế không lạ khi Belarus đem gói nâng cấp BTR-50PKM tới DSA 2014.
Các chuyên gia cho hay, gói nâng cấp của công ty Minotor khá phù hợp với điều kiện của các nước Đông Nam Á và tăng đáng kể thời gian sử dụng của những chiếc BTR-50 lỗi thời nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cho chiến tranh hiện đại.

Gói nâng cấp này tập trung với sự thay đổi đối với các bộ phận chính như động cơ (dùng UTD-20 300 mã lực), hộp số, tay lái điều khiển, hệ thống phanh nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng cũng như hình dáng của xe không thay đổi quá nhiều.
btr50pkm_kienthuc_4702_tlyb.jpg
Hệ thống lái nâng cấp trên BTR-50PKM.


Hiện nay, các công ty Đông Âu từng sở hữu số lượng vũ khí để lại sau khi Liên Xô tan rã, đang tận dụng nguồn vũ khí này thành các hợp đồng quân sự béo bở. Với số lượng các nước có sử dụng vũ khí của Liên Xô ở Đông Nam Á là khá cao, đây có thể là thị trường tiềm năng của số vũ khí trên.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Phân loại không hiệu quả, Mỹ phải tiêu hủy 1,2 tỷ USD vũ khí</h1>Lầu Năm Góc sẽ tiêu hủy một lượng vũ khí có giá trị lên tới 1,2 tỷ USD, trong khi đó, Hải quân Mỹ vừa công bố hợp đồng mua thêm 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân SSN-774 lớp Virginia.</h2>Trang tin USA Today đã dẫn báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) cho rằng nhiều vũ khí trong đợt tiêu hủy lần này vẫn còn sử dụng được, nhưng hệ thống kiểm soát vũ khí của Bộ Quốc Phòng hoạt động không có hiệu quả nên không thể phân loại chúng ra được.

1-bilde1-1398759433192.jpeg

Nhiều phần trong số vũ khí trị giá 1,2 tỷ USD sắp bị Lầu Năm Góc tiêu hủy được cho là vẫn sử dụng được.


Thượng nghị sĩ Tom Carper, Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về An ninh Nội địa và Nội vụ Mỹ cho biết: “Chúng ta có thể sẽ tiết kiệm được đến hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ USD nếu (Lầu Năm Góc) có thể cải tiến cách quản lý vũ khí. Trong nhiều năm qua, Quân đội, Hải quân và Không quân vẫn không thể đưa ra một quy trình hiệu quả cho công việc quản lý vũ khí. Báo cáo của GAO chỉ ra rằng các hệ thống quản lý quân sự lỗi thời của chúng ta đã dẫn đến lãng phí hàng triệu USD dùng để mua đạn dược mới", trong khi những vũ khí có thể sử dụng được vẫn còn.
BÀI LIÊN QUAN
Mỹ bắt đầu phát triển laser quân sự thế hệ mới[*]Máy bay trinh sát của Mỹ bị bắn hạ ở Afghanistan?[*]Mỹ muốn điều tra xác trực thăng mới phát hiện ở Lăng Cô[/list]
Ông cũng cho hay: “Quân đội không báo cáo thông tin của tất cả các danh mục vũ khí đang có và có thể sử dụng được. Cụ thể, báo cáo của quân đội không bao gồm thông tin về đạn dược vẫn sử dụng được từ những năm trước”.
Quân đội và Lầu Năm Góc cũng thừa nhận sự cần thiết phải tự động hóa quá trình quản lý vũ khí và cam kết sẽ đưa vấn đề này vào danh mục ưu tiên trong ngân sách quốc phóng sắp tới. Lầu Năm Góc hiện quản lý một kho đạn dược có giá trị 70 tỷ USD.
Trong khi đó, hôm 28/4, Hải quân Mỹ công bố đã kí hợp đồng mua thêm 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân SSN- 774 lớp Virginia có trị giá 17,645 tỷ USD trong nhiều năm tới với công ty General Dynamics Electric Boat và Newport News Shipbuilding.

Phó Đô đốc Dave Johnson, giám đốc điều hành chương trình tàu ngầm tại Hệ thống Hải lực Hải quân (NAVSEA ) cho biết: "Đây là hợp đồng đóng tàu lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ về tổng giá trị USD”.
Giám đốc của Tập đoàn đóng tàu Newport News Shipbuilding , ông Matt Mulherin, nói: "Đây là lần có số lượng tàu lớn nhất được đặt hàng trong một hợp đồng. Nó cũng là một tin tức tuyệt vời, đặc biệt là trong môi trường chính trị và kinh tế đầy thách thức hiện nay”.
Trong khi đó, ông Jeffrey Geiger, Giám đốc của công ty General Dynamics Electric Boat thì cho rằng: "Hợp đồng này có ý nghĩa to lớn đối với Hải quân Mỹ, tập đoàn chúng tôi và toàn thể ngành công nghiệp tàu ngầm. Với việc tiếp tục sản xuất 2 tàu mỗi năm, Hải quân và ngành sẽ giữ được độ ổn định cần thiết để tăng hiệu suất, cung cấp cho hải quân những tàu ngầm để duy trì sự thống trị dưới biển của Mỹ”.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
‘Siêu tàng hình’ F-35 Mỹ không trốn khỏi ‘mắt thần’ Nga</h1>Siêu chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ, F-35 được cho là có khả năng tàng hình tốt nhất và hầu như không bị phát hiện khi bay qua vùng trời của đối phương. Nhưng điều này dường như không có ý nghĩa gì đối với Nga.</h2>

Máy bay tấn công đa năng hiện đại và tốn kém nhất từ trước tới nay của Lầu Năm Góc, F-35 Lightning II - loại máy bay tàng hình cấp chiến thuật của không quân Mỹ trong tương lai - đang có rất nhiều thiếu sót. Nhưng hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ đang đổ hàng trăm tỷ USD đầu tư cho loại máy bay chiến đấu mà vẫn cần sự trợ giúp của máy bay gây nhiễu chuyên dụng nhằm bảo đảm tính năng tàng hình cho các máy bay chiến đấu hiện nay.



f352.jpg
Máy bay chiến đấu tàng hình đa năng của Mỹ, F-35.


Đây cũng không phải là một bí mật lớn, F-35 dễ bị phát hiện bởi radar hoạt động ở tần số VHF. Sự gây nhiễu của máy bay này chỉ được giới hạn ở tần số X trong khu vực được bao phủ bởi radar APG -81 của nó. Đó không phải là những lời chỉ trích về chương trình F-35, mà là sự lựa chọn của khách hàng - Lầu Năm Góc.

Nếu cho rằng F-35 là máy bay tàng hình ở tần số VHF cũng đồng nghĩa với lập luận rằng bầu trời không phải là màu xanh – đen. Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời là do tán xạ Rayleigh của khí quyển Trái Đất. Tán xạ Rayleigh (gọi tên theo nhà vật lý Lord Rayleigh) là một loại tán xạ ánh sáng (hay sóng điện từ nói chung) bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Tán xạ Rayleigh hay được quan sát khi ánh sáng đi qua các chất rắn, lỏng hay khí trong suốt. Ánh sáng trắng từ Mặt Trời đi vào khí quyển của Trái Đất bị cũng tán xạ kiểu Rayleigh, tạo nên bầu trời màu xanh da trời.

Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh. Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt.

Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này. Tuy nhiên không phải lúc nào hai cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm.

Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình. Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử. Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả.

Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần VHF. Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu.

Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh Mỹ cũng như thách thức một cách phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35.


1487863main.jpg
Hệ thống radar cảnh báo sớm tần số VHF của Nga.


Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển.

Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám.

Trang tin Daily Beast dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, có một điều chắc chắn hiện nay là hệ thống gây nhiễu vẫn chưa được bổ sung cho F-35. Ngay từ khi chương trình JSF bắt đầu, vấn đề này đã được quan tâm, tuy nhiên một số người đã bào chữa rằng đó là do sự chậm trễ.

Những gì mà F-35 thực sự đang có là chức năng “tấn công điện tử”, hay còn gọi là EA trong con mắt các nhà quân sự. Nó cũng có một hệ thống radar ngụy trang - BAE Systems ALE -70. Nhưng cả hai chức năng này đều nhằm mục đích đánh chặn tên lửa chứ không ngăn chặn việc bị phát hiện.

Hiện quân đội Nga đã được trang bị một hệ thống radar chống tàng hình di động mới sử dụng tần số VHF AESA (hệ thống quét điện tử chủ động), đồng thời nó cũng được tích hợp radar tần số cao hơn để có thể theo dõi các mục tiêu nhỏ khi radar VHF đã phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, gần đây, Hải quân Mỹ đang lo lắng vì tàu chiến mới của Trung Quốc cũng đã được trang bị radar tìm kiếm Type 517M VHF, mà nhà sản xuất cho biết nó là một AESA.

Rõ ràng là chúng ta vẫn chưa thể kết luận rằng công nghệ tàng hình của F-35 đã chết, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào một thiết kế đơn nhất (quân đội Mỹ đang đặt cược hoàn toàn vào thiết kế của Lightning II) không phải là một ý tưởng tốt và sử dụng bí mật hư cấu để dẹp các cuộc tranh luận thậm chí còn là điều tồi tệ hơn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.