Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ từng “cuỗm” bom nguyên tử của Liên Xô?</h1>(Soha.vn) -Một máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Liên Xô mang theo 2 quả bom hạt nhân đã bị rơi trong lúc đang làm nhiệm vụ. Và Mỹ đã ngay lập tức lên một kế hoạch tuyệt mật...</h2>Dự cảm không lành
Một ngày tháng 5/1976, phó Giám đốc tình báo Anatoly Styrov của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đang thực hiện công việc như thường lệ là kiểm tra các báo cáo tình báo của mấy ngày qua. Và rồi, một thông tin được gửi về từ Nhật Bản khiến ông lưu ý: tại căn cứ hải quân Yokosuka, phát hiện sự trở lại của tàu ngầm Grayback cũng như các thành viên của tàu này đã được Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trao thưởng.
Đây là một điều bất thường, từ trước đến nay, Hải quân Mỹ vốn rất chặt chẽ trong việc xét thưởng, khen tặng, dù là bất kỳ ai. Sự việc lần này ở căn cứ Yokosuka là đặc biệt hiếm, chắc chắn USS Grayback - con tàu được thiết kế đặc biệt cho những nhiệm vụ tình báo, phá hoại tối mật cùng thủy thủ đoàn của nó đã lập được một chiến công lớn! Styrov ngay lập tức có một dự cảm không lành.

abc-e6257.gif

USS Grayback chuẩn bị phóng tên lửa Regulus II (US Navy photo)

Tàu ngầm diesel-điện USS Grayback 574 là một trong hai chiếc hiếm hoi của lớp tàu Grayback được bắt đầu đóng vào giữa những năm 50. Chúng còn trở nên khác biệt hơn bởi vẻ ngoài khá “dị”. Vốn là những SSG - tức một dạng tàu ngầm phóng tên lửa hành trình nguyên thủy, tàu được thiết kế với hai khoang chứa tên lửa Regulus hình ống đặt ngang nổi trên lưng. Tuy nhiên, những con tàu này nhanh chóng lạc hậu. Chiếc thứ 2 thuộc lớp Grayback đã phải nghỉ hưu năm 1964 khi mới phục vụ được 6 năm. Còn riêng với Grayback 574, chiếc tàu ngầm đầu tiên được đặt tên theo chính lớp của mình vẫn được giữ lại. Người ta đã tạo ra những thay đổi bí mật đặc biệt ở bên trong chiếc tàu ngầm này để biến nó thành tàu tác chiến thủy bộ (LPSS-574) . LPSS-574 cũng từng tham chiến tại Việt Nam, làm nhiệm vụ vận chuyển biệt kích hải quân Mỹ, tìm cứu phi công Mỹ.

Anatoly Styrov nhanh chóng bắt tay vào phân tích tất cả các thông tin tình báo mới được chuyển về bộ tư lệnh. Cuối cùng ông đã đi đến một kết luận gây sửng sốt rằng trong vùng biển Okhotsk, một máy bay ném bom chiến lược Tu-95 có mang theo bom hạt nhân của Liên Xô đã bị rơi. Trong khi đó, Hải quân Thái Bình Dương hoàn toàn không được thông báo. Cần biết rằng vào những năm 1970, Liên Xô đã tiến hành các chuyến bay tuần tiễu vùng Viễn Đông bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 có mang vũ khí hạt nhân để đáp trả lại những hành động khiêu khích của Mỹ. Các chuyến bay được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Xô Viết, Hải quân không có liên quan trực tiếp.
Styrov tức tốc đến gặp Đô đốc V.P.Maslov và nói: ”Có căn cứ để tin rằng, tình báo Mỹ đang thực hiện các hoạt động tìm kiếm bí mật trong vùng xảy ra tai nạn của máy bay ném bom chiến lược”. Ông tin rằng mục tiêu của họ có thể là vũ khí, khí tài trên máy bay hoặc các tài liệu bí mật. Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trả lời rằng không nhận được sự hỗ trợ đủ từ những bên liên quan trực tiếp nên không thể thực hiện một hành động cụ thể.
688825-cc974.jpg

Chuẩn Đô đốc Anatoly Styrov đã giữ bí mật về vụ việc trong nhiều năm

Kế hoạch của Mỹ
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nhà máy vũ khí Ukraine lạc hậu như thời Liên Xô cũ[*]Cách người Do Thái khắc chế MiG Liên Xô[*]Non tay vẫn liều dọa máy bay Mỹ, phi công Trung Quốc mất mạng[/list]
Trước khi sự việc đến với Đô đốc Maslov, ở phía bên kia đại dương, tại Cơ quan tình báo Quốc Phòng (DIA), Trung tướng Mỹ Samuel Wilson đã nhận được một thông báo khẩn từ hệ thống phòng không phía bắc Nhật Bản. Bộ phận phòng không tại Hokkaido xác nhận một mục tiêu giám sát của họ (máy bay Liên Xô) biến mất khỏi màn hình radar: vị trí cách phía đông đảo Sakhalin 36km, ở vùng Vịnh Patience.
Theo thông tin tình báo, trên máy bay có 2 quả bom hạt nhân. Một kế hoạch ngay lập tức được vạch ra: Xác định chính xác vị trí của máy bay ném bom chiến lược Liên Xô, tìm kiếm thi thể các nạn nhân (nếu có) và quan trọng nhất là phải lấy bằng được những thứ có “giá trị” có trong chiếc máy bay. Tất nhiên, mọi thứ đều phải thực hiện một cách nhanh chóng trong vòng tuyệt mật. Lúc này, cần đến một chiếc tàu ngầm đặc biệt, USS Grayback 574 được chọn. Những thiết bị định vị bằng âm thanh và từ kế siêu nhạy trên tàu rất phù hợp cho nhiệm vụ này.

Lầu Năm Góc chỉ do dự một điều, đó là xác chiếc máy bay xấu số vẫn nằm trong hải phận của Liên Xô. Phi vụ nếu bị lộ tẩy, sẽ gây ra một vụ bê bối trầm trọng mà hậu quả của nó không thể lường hết được. Tuy nhiên, qua phân tích những hình ảnh từ vệ tinh cũng như nhiều nguồn tình báo khác cho thấy dường như Moscow không biết hoặc không muốn tìm kiếm chiếc máy bay này.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
RPG-7 50 năm chinh chiến: “trẻ mãi không già“</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Đã trải qua 50 năm chinh chiến song các đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già, nó vẫn là vũ khí diệt tăng làm khiếp đảm mọi xe tăng hiện đại trên thế giới.
[*]Súng chống tăng mới của lính Mỹ kém xa RPG-7 Nga
[*]Khoảnh khắc sát thủ diệt tăng RPG-7 bị APS Arena đánh chặn
[/list]

RPG-7 là loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1961. Ngay khi được đưa vào sử dụng RPG-7 đã chứng tỏ là một loại vũ khí diệt tăng vô cùng hiệu quả. Nó đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột khác nhau từ những năm 1960 cho đến tận hôm nay.
Đặc biệt, RPG-7 đã chứng minh uy lực diệt tăng siêu hạng của nó trong Chiến tranh Việt Nam, được Việt hóa với cái tên B41. Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 đã góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “thiết xa vận” của Mỹ-Ngụy.
Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
quansu_rpg7_kienthuc_1_nlmt.jpg
Cho dù đã trải qua hơn 50 năm chinh chiến song đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già.
Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.
Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao.
Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép. Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
Nó hoạt động như một dạng “bẫy đầu đạn” RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
quansu_rpg7_kienthuc_2_gziw.jpg
Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ bị thủng một lỗ lớn do RPG-7.
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
Đặc biệt, trong trường hợp một đầu đạn thứ 2 phát nổ tại khung bảo vệ mặc dù nó khó lòng xuyên thủng được giáp bên trong của xe nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực bọc giáp mỏng hoặc ở khu vực kính chắn gió.
Bên cạnh đó, hiệu quả của khung bảo vệ này còn phụ thuộc vào loại đầu đạn từ nhà sản xuất có đường kính 70 hoặc 90mm. Hiệu quả bảo vệ được đánh giá vào khoảng 50-70% đối với vụ nổ thứ nhất và vụ nổ thứ 2.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất phương Tây đã cho ra đời loại giáp thanh mới được gọi là hệ thống lưới bảo vệ hybrid được áp dụng cho hầu hết các phương tiện chiến đấu bọc thép triển khai hoạt động ở Afghanistan.
Gần đây các loại giáp thanh này cũng được triển khai hoạt động ở Mali và các khu vực khác ở châu Phi cho thấy hiệu quả cao hơn so với các giải pháp bảo vệ không sử dụng lưới bảo vệ tiên tiến nhất đặc trưng là giáp phản ứng nổ.
quansu_rpg7_kienthuc_3_blnw.jpg
Giáp lồng một giải pháp để đối phó với RPG-7 nhưng nó không hoàn toàn giúp những chiếc xe thiết giáp bên trong an toàn hơn trước cuộc tấn công bằng RPG-7.
Giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7. Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn “Tandem”, đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn “tandem” này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất RPG-7 cũng tích cực tiến hành các biện pháp cải tiến để giúp RPG-7 vượt qua các loại giáp lồng. Họ sử dụng một lớp bảo vệ phần chóp nón của đầu đạn giúp nó không bị bóp méo khi va đập vào các thanh chắn làm giảm khả năng bị đoản mạch trong chuỗi kích nổ của nó.
Theo một số nguồn tin, trong năm 2012, các nhà sản xuất RPG-7 đã giới thiệu một giải pháp để vượt qua giáp lồng. Họ thêm 2 tấm nhựa bền giữa 2 lớp dẫn điện trong hình chóp nón. Hai tấm nhựa này sẽ ngăn chặn quá trình đoản mạch khi đầu đạn bị bóp méo. Các đầu đạn vẫn có thể phát nổ ngay cả khi bị bóp méo trong quá trình xuyên qua lưới bảo vệ.
Cuộc đua giữa RPG-7 và các phương tiện bọc giáp vẫn diễn ra khá ác liệt nhưng xem chừng lợi thế vẫn nghiêng về phía RPG-7 trong những cuộc chạm trán trên chiến trường.
 
Hạng D
2/3/11
2.337
32.433
113
Mạnh hay không chưa biết vì mẽo có lúc thua chớ bộ nhưng vũ khí mẽo bao giờ cũng làm cho giới đan ông như tui đây rất thích thú. Hàng của tụi nó đích thực là đồ chơi mà đàn ông khao khát (rờ mó, sử dụng).
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>Nga trang bị vũ khí phục kích trực thăng</h2>7:57 PM, 28/04/2014, Views: 6114 | By

VietnamDefence - Mìn chống trực thăng sẽ được trang bị cho quân đội Nga trong thời gian sắp tới, , Cục trưởng Cục Kỹ thuật Không quân Nga, Đại tá Aleksei Khazov cho biết hôm 25.4.2014.
anti-copter-mine2.jpg

“Mìn chống trực thăng vào cuối năm 2013 đã qua thử nghiệm và bây giờ sẽ được nhận vào trang bị, điều đó được dự định trong thời gian sắp tới. Nó tiêu diệt trực thăng hay phương tiện bay khác ở độ cao đến 200 m, nó tạo ra lõi tấn công theo nguyên lý lượng nổ lõm”, ông Khazov nói.

Trọng lượng và kích thước của mình hiện chưa được tiết lộ. Loại mìn mới sẽ được rải bằng phương tiện rải mìn từ xa, kể cả từ trực thăng.

“Nó sẽ đứng trên mặt đất và rình đối tượng. Khi đối tượng đến gần, nó tự động chuyển sang trạng thái chiến đấu và khi đối tượng lọt vào tầm sát thương thì nó sẽ làm việc với đối tượng”, ông Khazov nói và cho biết thêm, mìn sẽ không phản ứng với các nhiễu ngẫu nhiên.

“Chúng ta đã có loại mìn chống tăng tượng tự Т-83, nó cũng làm việc (tác chiến chống) đối tượng xe bọc thép. Nhưng mìn chống trực thăng là nghiên cứu hoàn toàn mới, hiện chưa có các loại tương tự như nó”, ông Khazov tiết lộ.


anti-copter-mine3.jpg
anti-copter-mine4.jpg

Nga phát triển mìn chống trực thăng vào cuối thập kỷ 1990, hoàn thành thử nghiệm nhà nước vào mùa hè năm 2012, trong cùng năm đã có kế hoạch đưa mìn vào trang bị cho quân đội Nga.

<h2>Pakistan muốn mua Mi-26</h2>9:25 PM, 01/05/2014, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Pakistan có thể mua 10 trực thăng Mi-26 của Nga, một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết.
mi26.jpg
Mi-26Т2 (Jose Luis Celada Euba / Airplane-Picture.net)Trước đó, được biết, Pakistan đã được đưa vào danh sách các nước mà Nga có thể bán hàng quân dụng.


“Phía Pakistan thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Hiện tại, Islamabad quan tâm nhất đến các trực thăng Mi-26 của chúng tôi”, nguồn tin nói và cho biết, ở đây nói đến khả năng Pakistan mua khoảng 10 trực thăng này.

Hiện nay, các nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Pakistan là Trung Quốc và Mỹ.

Nga trong giai đoạn từ năm 1996-2010 đã cung cấp cho Pakistan gần 70 trực thăng vận tải Mi-17/Mi-171.

Trước đó, có tin Pakistan có kế hoạch thử nghiệm súng trường bắn tỉa mới nhất ORSIS T-5000 của Nga.

Có lẽ việc Nga nới lỏng xuất khẩu vũ khí sang Pakistan không phải là hiện tượng đơn lẻ mà là một chủ trương lớn có tính toán sâu xa về chính trị liên quan đến xu hướng xích lại gần Mỹ của Ấn Độ, quan hệ Nga-Trung và Nga với các nước Hồi giáo Sunnite.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Cấm vận Nga, tên lửa Mỹ cũng ngừng bay</h1>Thứ sáu 02/05/2014 15:21
ANTĐ - Ngày 1-2, Lầu Năm Góc đã phải lên tiếng thừa nhận, hiện sau lệnh cấm vận Moscow, xuất phát từ căng thẳng chính trị ở Ukraine, Washington tạm thời chưa tìm ra cách gì thay thế các động cơ tên lửa do Nga chế tạo.
Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, ông Frank Kendall vừa cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể gặp phải những vấn đề rắc rối lớn, nếu từ chối không sử dụng các động cơ của Nga do việc chính phủ nước này áp dụng các biện pháp cấm vận đối với Moscow, xuất phát từ căng thẳng chính trị ở Ukraine.
Thứ trưởng Lầu Năm Góc, ông Frank Kendall thừa nhận rằng, Hoa Kỳ không có cách gì có thể thay thế động cơ tên lửa do Nga chế tạo, đang được sử dụng để phóng các vệ tinh quân sự của mình, vì hiện nay, Mỹ không sản xuất được loại động cơ này - hãng RIA Novosti đưa tin.
"Chúng tôi hiện chưa có giải pháp nào chấp nhận được cho vấn đề này. Tạm thời chúng tôi chưa quyết định bất kỳ điều gì"- ông Frank Kendall tuyên bố như vậy trong một bài phát biểu trước Ủy ban Thượng viện.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã ra lệnh cho lực lượng không quân xem xét lại các nguyên tắc hợp tác của Mỹ với Nga trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào các động cơ do Nga chế tạo.



Atlas-5.jpg

Tên lửa Atlas-5 đang phóng vệ tinh lên quỹ đạo


Hiện trong quân đội Mỹ đang sử dụng rất nhiều các loại động cơ tên lửa do Nga chế tạo. Trong số đó phải kể tới việc Hoa Kỳ đã sử dụng các động cơ RD-180 do Nga chế tạo dành cho tên lửa Atlas, mà các dự án phóng vệ tinh của Mỹ hiện đang triển khai với mật độ dày đặc.
Mới đây nhất, vào lúc 13 giờ 45 phút chiều ngày 10/4 (giờ địa phương) tức 0 giờ 45 phút đêm qua (giờ Việt Nam), Mỹ đã phóng thành công tên lửa đẩy Atlas 5 từ Trạm không quân Mũi Canaveral ở bang Florida, mang theo vệ tinh do thám của Cục Trinh sát quốc gia lên quỹ đạo.
Được biết, vài ngày trước đây, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt nhằm vào nền công nghiệp quốc phòng Nga, cắt đứt tất cả các dự án hợp tác. Tuy nhiên, nó còn chưa triển khai đã vấp phải những khó khăn không nhỏ.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
Rafale nói:
RPG-7 50 năm chinh chiến: “trẻ mãi không già“
(Kienthuc.net.vn) - Đã trải qua 50 năm chinh chiến song các đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già, nó vẫn là vũ khí diệt tăng làm khiếp đảm mọi xe tăng hiện đại trên thế giới.
  • Súng chống tăng mới của lính Mỹ kém xa RPG-7 Nga
  • Khoảnh khắc sát thủ diệt tăng RPG-7 bị APS Arena đánh chặn


    RPG-7 là loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1961. Ngay khi được đưa vào sử dụng RPG-7 đã chứng tỏ là một loại vũ khí diệt tăng vô cùng hiệu quả. Nó đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột khác nhau từ những năm 1960 cho đến tận hôm nay.
    Đặc biệt, RPG-7 đã chứng minh uy lực diệt tăng siêu hạng của nó trong Chiến tranh Việt Nam, được Việt hóa với cái tên B41. Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 đã góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “thiết xa vận” của Mỹ-Ngụy.
    Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
    quansu_rpg7_kienthuc_1_nlmt.jpg
    Cho dù đã trải qua hơn 50 năm chinh chiến song đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già.
    Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.
    Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao.
    Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép. Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
    Nó hoạt động như một dạng “bẫy đầu đạn” RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
    quansu_rpg7_kienthuc_2_gziw.jpg
    Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ bị thủng một lỗ lớn do RPG-7.
    Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
    Đặc biệt, trong trường hợp một đầu đạn thứ 2 phát nổ tại khung bảo vệ mặc dù nó khó lòng xuyên thủng được giáp bên trong của xe nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực bọc giáp mỏng hoặc ở khu vực kính chắn gió.
    Bên cạnh đó, hiệu quả của khung bảo vệ này còn phụ thuộc vào loại đầu đạn từ nhà sản xuất có đường kính 70 hoặc 90mm. Hiệu quả bảo vệ được đánh giá vào khoảng 50-70% đối với vụ nổ thứ nhất và vụ nổ thứ 2.
    Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất phương Tây đã cho ra đời loại giáp thanh mới được gọi là hệ thống lưới bảo vệ hybrid được áp dụng cho hầu hết các phương tiện chiến đấu bọc thép triển khai hoạt động ở Afghanistan.
    Gần đây các loại giáp thanh này cũng được triển khai hoạt động ở Mali và các khu vực khác ở châu Phi cho thấy hiệu quả cao hơn so với các giải pháp bảo vệ không sử dụng lưới bảo vệ tiên tiến nhất đặc trưng là giáp phản ứng nổ.
    quansu_rpg7_kienthuc_3_blnw.jpg
    Giáp lồng một giải pháp để đối phó với RPG-7 nhưng nó không hoàn toàn giúp những chiếc xe thiết giáp bên trong an toàn hơn trước cuộc tấn công bằng RPG-7.
    Giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7. Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn “Tandem”, đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn “tandem” này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
    Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó.
    Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất RPG-7 cũng tích cực tiến hành các biện pháp cải tiến để giúp RPG-7 vượt qua các loại giáp lồng. Họ sử dụng một lớp bảo vệ phần chóp nón của đầu đạn giúp nó không bị bóp méo khi va đập vào các thanh chắn làm giảm khả năng bị đoản mạch trong chuỗi kích nổ của nó.
    Theo một số nguồn tin, trong năm 2012, các nhà sản xuất RPG-7 đã giới thiệu một giải pháp để vượt qua giáp lồng. Họ thêm 2 tấm nhựa bền giữa 2 lớp dẫn điện trong hình chóp nón. Hai tấm nhựa này sẽ ngăn chặn quá trình đoản mạch khi đầu đạn bị bóp méo. Các đầu đạn vẫn có thể phát nổ ngay cả khi bị bóp méo trong quá trình xuyên qua lưới bảo vệ.
    Cuộc đua giữa RPG-7 và các phương tiện bọc giáp vẫn diễn ra khá ác liệt nhưng xem chừng lợi thế vẫn nghiêng về phía RPG-7 trong những cuộc chạm trán trên chiến trường.

 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
quansu_rpg7_kienthuc_2_gziw.jpg
Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ bị thủng một lỗ lớn do RPG-7.


Không biết chú thích có đúng không? nhìn hình thấy dù bị dính RPG 7, em nó vẫn có vẽ như bình an vô sự..
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trung tâm điều khiển phóng tên lửa hạt nhân Mỹ lạc hậu khó tin</h1>(Soha.vn)-Những nhân viên tại đây phải làm việc với máy tính lạc hậu, phụ thuộc vào đĩa mềm và những chiếc điện thoại cổ lỗ tới mức khó mà nghe thấy người ở đầu dây bên kia nói gì.</h2>Đó là ghi nhận của phóng viên Lesley Stahl, Đài CBS (Mỹ) trong chuyến thăm hiếm có tới trung tâm điều khiển phóng tên lửa (LCC) tại căn cứ Không quân Mỹ đóng tại Wyoming.

Trong chương trình mang tên 60 Minutes của Đài CBS, Thiếu tướng Jack Weinstein, chỉ huy mới của lực lượng tên lửa đã chia sẻ với Stahl về những nỗ lực của anh nhằm cải thiện tình hình sau một chuỗi các vấn đề và bê bối liên quan đến lực lượng tên lửa Mỹ trong năm qua. Theo lời Weinstein, vài tuần trước, Không quân Mỹ đã phải sa thải nhiều sĩ quan chỉ huy tại căn cứ không quân Malmstrom ở Motana do 91 sĩ quan và quân nhân tại đây có liên quan tới một vụ bê bối gian lận trong đợt kiểm tra trình độ. Ngoài ra, còn có 3 trường hợp khác đang bị điều tra vì tàng trữ ma túy.
Những sĩ quan đang làm việc tại trung tâm điều khiển chuyên chỉ đạo các vụ phóng tên lửa Minuteman III với đầu đạn hạt nhân ở căn cứ không quân Wyoming đã không phủ nhận về tình trạng cơ sở vật chất kém tại đây, đặc biệt là hệ thống điện thoại, tương tự như những lời phàn nàn mà 60 Minutes từng nhận được từ phía các cựu nhân viên ở căn cứ này.

phone-shot-0667c.jpg

Hệ thống điện thoại tại trung tâm cổ lỗ tới mức khó có thể nghe thấy người ở đầu dây bên kia nói gì


“Chúng thật là tệ hại”, một nhân viên nói. “Bạn không thể nghe thấy người ở đầu dây bên kia nói gì. Đôi khi bạn không thể quay được số, điều này rất gây khó khăn cho công việc”.
BÀI LIÊN QUAN
Pháp dụ Philippines: Đừng chỉ mua tàu chiến Mỹ, thử hàng Pháp đi![*]Radar Nga có thể phát hiện tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ?[*]Tiết lộ kỹ thuật tên lửa VN bắn hạ "hung thần" AC-130 của Mỹ[/list]
Các trung tâm điều khiển dưới mặt đất của Mỹ được xây dựng từ những năm 1960 và được thiết kế để có thể chống đỡ trước một cuộc tấn công hạt nhân. Chúng được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc khác có độ an toàn cao để tiếp nhận lệnh phóng từ Tổng thống khi có chiến tranh. Tuy nhiên, các nhân viên tại đây sử dụng điện thoại để thực hiện những nhiệm vụ hàng ngày liên quan tới việc duy trì và đảm bảo an toàn cho các loại vũ khí. Thiếu tướng Weinstein cho biết Không quân Mỹ “đang cân nhắc nâng cấp” hệ thống điện thoại “trong vài năm tới”.
Khi được hỏi về những chiếc máy tính lạc hậu vẫn còn sử dụng đĩa mềm, Weinstein nói với Stahl rằng các kỹ sư mạng đã phân tích hệ thống này vài năm trước đây và kết luận rằng nó “vô cùng an toàn”, có thể chống được tin tặc. Một phần là bởi nó đã quá cũ và không được kết nối với Internet. Theo tờ Daily Mail (Anh), những máy tính của trung tâm đều từ những năm 1960. Tờ Arstechnica cho hay hệ thống máy tính của trung tâm điều khiển này vẫn phụ thuộc vào loại đĩa mềm 8-inch được phát triển từ năm 1971. Các loại đĩa mềm phục vụ người dùng máy tính đến năm 2000 cho tới khi chúng dần bị xóa xổ bởi sự ra đời của đĩa CD và kế đến là DVD và ổ lưu trữ USB.

Tại trung tâm điều khiển, Stahl còn bắt gặp một số thiết bị đã xuống cấp khác. Cánh cửa lớn vốn được thiết kế để bảo vệ hành lang dẫn đến trung tâm điều khiển đã không còn hoạt động trong nhiều năm nay bởi bị hỏng một phần.
Không quân Mỹ gần đây đã cam kết chi 19 triệu USD trong năm 2014 để nâng cấp các trung tâm điều khiển phóng và các hầm phóng silo. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ đã yêu cầu khoản chi 600 triệu USD trong năm tới để thực hiện các nâng cấp mở rộng.
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III trong chương trình của 60 Minutes là một thành tố trong “bộ 3 hạt nhân” của Mỹ, 2 thành tố còn lại là lực lượng tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.
8-e325c.jpg

Tên lửa liên lục địa Minuteman III là một thành tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Mỹ.


Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ đã ước tính sẽ mất khoảng 355 tỷ USD trong vòng 10 năm tới để duy trì và nâng cấp tất cả các thành tố của bộ 2 hạt nhân. Một số nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể không cần các tên lửa liên lục địa phóng từ mặt đất bởi vị trí của chúng dễ bị đối phương phát hiện một khi được phóng đi. Tuy nhiên, Thiếu tướng Weinstein không đồng tình với điều này: “Chúng ta sử dụng các loại vũ khí này hàng ngày để bảo vệ đất nước. Răn đe là một phương pháp hiệu quả. Nó có giá trị với quốc gia của chúng ta và đối với cả đồng mình của chúng ta nữa”.
Một số hình ảnh trung tâm điều khiển phóng tên lửa của Mỹ mà Lesley Stahl đã ghi nhận:

3-d014c.jpg


2-9ee34.jpg

Hệ thống máy tính đã quá cổ lỗ và không được kết nối với internet. Điều này được các chỉ huy của Mỹ tin là một cách hiệu quả để phòng chống tin tặc.

7-089b5.jpg

Trung tâm được xây dựng từ những năm 1960

4-99f10.jpg

Đại úy Lauren Choate đang làm việc tại bảng điều khiển của một thiết bị mô phỏng phóng tên lửa được sử dụng để huấn luyện tại căn cứ không quân F.E. Warren


5-5fed1.jpg

Một sĩ quan Không quân điều chỉnh núm vặn phóng tên lửa
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ sẽ thế nào nếu không dùng động cơ tên lửa Nga ?
<hr/>http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tu...a-nga-3036978/

Quote:
Tòa án liên bang Mỹ vừa ban lệnh cấm Công ty United Launch Alliance mua động cơ tên lửa từ Nga dùng để đưa vệ tinh quân sự Mỹ lên không gian.

Lý do toàn án liên bang Mỹ đưa ra lệnh cấm này là các biện pháp trừng phạt mở rộng của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và công ty United Launch Alliance (liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing) không được phép ký hợp đồng mới với công ty NPP Energomash OAO thuộc sở hữu nhà nước Nga, hoặc với bất kỳ thực thể nào có liên quan đến Phó Thủ tướng Nga phụ trách quốc phòng Dmitry Rogozin.

Lệnh cấm là kết quả ngoài dự kiến của vụ kiện của công ty SpaceX, đối thủ của United Launch Alliance trong lĩnh vực phóng vệ tinh lên không gian.

my-cam-dung-dong-co-ten-lua-nga-datviet.vn_5151995.jpg

Tên lửa Atlas-5​
Vụ kiện nhằm ngăn Lầu Năm Góc chỉ sử dụng động cơ tên lửa RD-180 mà United Launch Alliance mua của công ty RD Amross LLC. Công ty này là liên doanh giữa NPO Energomash và một đơn vị của hãng United Technologies Corp. RD-180 là loại động cơ chính được dùng trong tên lửa Atlas V để đưa các vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ lên quỹ đạo.

Phản ứng trước phán quyết trên, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall thừa nhận Lầu Năm Góc chưa có giải pháp tốt nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào động cơ tên lửa do Nga sản xuất.

Được biết Mỹ không chỉ mua động cơ tên lửa Nga, hồi tháng 2/2014 vừa qua, Không quân Mỹ còn xem xét mua giấy phép để chế tạo động cơ tên lửa RD-180 của Nga tại nước này.

Thông tin trên được Tuần báo “Space News” dẫn từ phát biểu mới đây của người đứng đầu cơ quan chỉ huy vũ trụ Không lực Mỹ, Tướng William Shelton.

Tại Mỹ, các động cơ RD-180 được công ty liên doanh Nga-Mỹ RD-Amros cung cấp để sử dụng cho tên lửa đẩy hạng nặng Atlas-5. Theo người đứng đầu RD- Amros, Bill Parsons, hợp đồng hiện nay cung cấp động cơ RD-180 cho Mỹ hết hạn vào cuối năm 2018.

Được biết không chỉ công ty United Launch Alliance sử dụng động cơ tên lửa Nga mà công ty Aero Jet của Mỹ cùng nằm trong danh sách này. Công ty Aero Jet mua động cơ tên lửa NK-33 của Nga để trang bị cho tầng đầu tiên của tên lửa đẩy “Taurus 2”.

Đây là loại động cơ do công trình sư Nikolay Kuznetsov của Nga thiết kế cách đây 40 năm phục vụ cho chương trình chinh phục Mặt trăng
. Giá cả và số lượng động cơ tên lửa của thương vụ này không được được tiết lộ.

Tuy nhiên, ông N. Nikitin - Quyền Giám đốc Tổ hợp khoa học kỹ thuật Samara mang tên Kuznetsov cho biết, trong giai đoạn từ 2016 - 2020, công ty “Aero Jet” cần 71 động cơ tên lửa NK-33.

Hiện tại, trong kho của Tổ hợp khoa học kỹ thuật Samara mang tên Kuznetsov chỉ còn gần 40 động cơ và cần đến 4 triệu USD để khôi phục việc sản xuất loại động cơ NK-33.

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, công ty “Aero Jet” đã mua của Tổ hợp khoa học kỹ thuật Samara mang tên Kuznetsov 40 động cơ tên lửa NK-33 với giá 1 triệu USD/chiếc.

Công ty Orbital Sciences Corporation của Mỹ chịu trách nhiệm sản xuất tên lửa đẩy “Taurus 2” đã ký hợp đồng với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) về việc cung ứng cho trạm không gian vũ trụ và thương vụ này mang về cho Orbital 1,9 tỷ USD cho tới năm 2015.

Việc Mỹ đang sử dụng rộng rãi động cơ tên lửa do Nga sản xuất cả trong nghiên cứu khoa học và quân sự thì việc tòa án liên bang Mỹ cấm nhập khẩu động cơ tên lửa của Nga trực tiếp đẩy Mỹ vào khó khăn.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Quân đội Mỹ đã "sức cùng lực kiệt"</h1>Các chuyên gia biết rõ về thực trạng QĐ Mỹ nhận định rằng Mỹ không còn đủ sức tham gia bất kỳ cuộc chiến nào nữa vì QĐ Mỹ đã quá mệt mỏi, cả về “thể xác”, “tinh thần”, "chính trị".</h2>Hiện có rất ít người Mỹ sẵn sàng tin tưởng, sẵn sàng đi theo và chết một cách mù quáng cho một cuộc chiến.
Binh sĩ suy sụp, cùng quẫn
Sự kiệt sức, mệt mỏi của lính Mỹ được thể hiện rõ nhất qua con số binh sĩ và cựu binh Mỹ tự tử, điều mà Mỹ luôn tìm cách giấu giếm. Theo kênh Press TV (Iran), con số này cao hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của nhiều người.

1-361410-usforces-1399435085245.jpg

Năm 2012, số lính Mỹ tự tử còn nhiều hơn cả lính Mỹ tử trận.

Mặc dù không đưa ra con số cụ thể nhưng trong thời gian gần đây, các giới chức quân sự Mỹ đã liên tục lên tiếng cảnh báo về tình trạng tự tử trong quân đội, bao gồm cả những lực lượng đặc biệt, những đội quân phải qua đào tạo và chiến đấu rất lâu mới có được khả năng xuất sắc như Hải quân SEAL và siêu biệt kích Rangers.
Hồi cuối tháng Tư, hãng tin Reuters đã dẫn lời Chuẩn Đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ tư lệnh Các hoạt động Đặc biệt cho biết, số binh sĩ Mỹ tự tử trong vòng hai năm qua đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Ông bày tỏ lo ngại rằng năm nay con số này còn có thể cao hơn nữa.
Ông nói: “Năm nay, tôi sợ rằng quân đội Mỹ sẽ phá vỡ kỷ lục số vụ tự tử trước đó”. Tuy nhiên, ông không cung cấp con số cụ thể về các trường hợp tự tử.
Theo ông Kim Ruocco, Giám đốc Chương trình Ngăn ngừa các vụ tự tử và hỗ trợ các cựu binh của quân đội Mỹ cho rằng, nhiều người không dám tiết lộ những vấn đề bất ổn về tâm lý vì lo sợ sẽ phải kết thúc sự nghiệp của mình. Hơn nữa, việc quy mô các lực lượng vũ trang Mỹ đang ngày càng bị thu hẹp cũng gây thêm áp lực cho những người lính”.
Còn theo nghiên cứu trên 5.428 lính Mỹ mới được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần học JAMA (Mỹ) cho thấy có hơn 8% binh lính phục vụ trong quân đội mắc chứng rối loạn, hoảng loạn vì tiếng nổ bom đạn. Người mắc chứng này thường có hành vi tấn công hung hãn thiếu kiểm soát, dễ tấn công người khác vì hoang tưởng họ là kẻ thù. Tỉ lệ mắc chứng này trong binh sĩ cao gấp 6 lần so với dân thường.
2-veteranssuicide2-1399435084300.jpg

Nhiều binh sĩ đã quá kiệt sức vì các cuộc chiến.

Hồi đầu năm 2012, quân đội Mỹ cũng thừa nhận tỷ lệ binh sĩ tự tử trong năm 2012 đạt mức kỷ lục, thậm chí nhiều hơn cả số lượng binh lính thiệt mạng tại các chiến trường. Những cựu binh trở về nhà cũng gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Theo nghiên cứu của Bộ Cựu chiến binh Mỹ dựa trên số lượng cựu binh tự tử trong khoảng thời gian từ năm 1999-2010, mỗi ngày tại Mỹ có 18 cựu binh tự tìm tới cái chết.
Nguyên nhân không chỉ vì những ám ảnh trong các cuộc chiến mà còn vì thái độ của người dân đối với họ khi trở về nhà.
Cuối mỗi cuộc chiến, người dân Mỹ đều cảm thấy mệt mỏi và đổ lỗi cho những người đã tham chiến về những hậu quả của chiến tranh đối với xã hội, văn hóa và kinh tế nước Mỹ.
"Anh hùng chiến tranh" nhanh chóng trở thành những kẻ giết người và cựu binh thường bị xa lánh. Họ thường bị từ chối khi đi xin việc, chịu sự khinh miệt của xã hội.
Mặt trái của vũ khí hiện đại
Mặc dù đứng đầu thế giới về khí tài quân sự hiện đại và mạnh mẽ, nhưng điều này không phải là không có mặt trái của nó. Nhiều người lính bị trầm cảm nghiêm trọng vì những loại vũ khí giết người quá hiện đại.
Ví dụ, theo Thời báo New York, nhiều phi công điều khiển máy bay không người lái đã bị bất ổn tâm lý nghiêm trọng. Họ bị suy sụp với ý nghĩ rằng mình đã giết người chỉ bằng cách bấm nút đơn giản như đang chơi game.
Một phi công có tên Brandon Bryant đã từng day dứt nói: “Tôi đã giết rất nhiều người”.
Nghiên cứu được Thời báo New York đăng tải cho thấy 46% phi công của máy bay không người lái "căng thẳng cao độ" khi làm việc. Trong đó, 29% có dấu hiệu "kiệt sức" và 4% mắc hội chứng chấn thương tâm lý. Mặc dù họ không bị đe dọa trực tiếp bởi bom đạn nhưng nhiều phi công đã gặp áp lực lớn về mặt tinh thần do giết người một cách quá dễ dàng.
Bên cạnh đó, việc tham gia vào quá nhiều cuộc chiến trong nhiều năm qua đã khiến cho Mỹ tổn thất rất nhiều về tài chính.
Mỹ đã mất hàng nghìn tỷ USD cho các cuộc chiến ở Iraq (2003-2011), cuộc chiến ở Afghanistan (từ 2001 đến nay), và Cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu.
Người dân Mỹ cũng đã cảm thấy quá mệt mỏi và thất vọng khi chính phủ Mỹ đổ quá nhiều tiền vào các cuộc chiến kéo dài và nhiều hệ lụy
 
Status
Không mở trả lời sau này.