Mỹ đang “nhũn nhặn” trước sự ngạo mạn của TQ
(
Bình luận quân sự) - Thái độ “nhũn nhặn” của Mỹ trước sự bành trướng của TQ đang đe dọa chính địa vị bá chủ và thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của họ.
Trung Quốc đe dọa địa vị bá chủ về quân sự của Mỹ
Hiện nay, tuy vẫn đứng sau Mỹ về đầu tư cho quốc phòng nhưng mức tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc thì đã vượt qua Mỹ, đứng đầu thế giới. Trong đó, Bắc Kinh đầu tư trọng tâm cho 2 quân chủng không quân và hải quân nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi tác chiến không - biển, nhằm nhanh chóng hoàn tất âm mưu thôn tính các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc bao trùm các vùng biển đang có tranh chấp, thống trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đè bẹp Nhật, đe dọa địa vị bá chủ của Mỹ. Đồng thời với việc Hoa Kỳ cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, một số nhà quan sát quân sự đã bày tỏ thái độ nghi ngờ về cam kết bảo vệ các nước đồng minh Châu Á tại khu vực này của Washington.
Đô đốc hải quân Mỹ, Thượng tướng Jonathan Greenert mới đây cho biết, sức mạnh của lực lượng không - hải quân Mỹ tiếp tục bị đe dọa bởi xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2014 tăng tới 12.2%, lên 132 tỷ USD, tiếp tục mức tăng 2 con số ấn tượng, liên tục trong vòng 20 năm qua.
Các quan chức nước Mỹ cảnh báo, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể đe dọa đến kế hoạch triển khai 60% chiến hạm hải quân Mỹ ở hải ngoại và 60% máy bay chiến đấu trong và ngoài nước tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương, gây ảnh hưởng lớn đến sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực này, làm lung lay địa vị bá chủ của Washington trước đối thủ tiềm tàng như Bắc Kinh.
Kể từ khi chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có sự điều chỉnh lực lượng lớn bao gồm lực lượng hải quân, không quân, lục quân và các vũ khí công nghệ cao đến khu vực nóng bỏng nhất trên thế giới nhằm thực hiện chính sách “tái cân bằng chiến lược”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Trung Quốc hiện có rất nhiều vũ khí có thể uy hiếp được Mỹ
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hôm 4-3 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm”, trong đó tái khẳng định cam kết tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện quyết tâm "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Chuck Hagel tái khẳng định Mỹ sẽ kiên trì với kế hoạch đến năm 2020 sẽ điều động 60% tàu chiến của hải quân đến châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời sự điều chuyển lực lượng hải quân đánh bộ đến Guam và Okinawa, tàu tác chiến ven bờ đến thường trực ở biển Đông tại Singapore để tạo nên sức mạnh răn đe Trung Quốc.
Cũng trong chiến lược quay lại châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ đã tuyên bố điều động 60% lực lượng không quân đang triển khai bên ngoài lãnh thổ đến “trọng tâm chiến lược mới” để bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Trong đó có những loại máy bay chiến đấu hết sức hiện đại như máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 và F-35, đồng thời tăng cường số tàu sân bay để tăng khả năng chiếm lĩnh không phận trên các đại dương.
Chuẩn Đô đốc William Lescher, phó trợ lý Ngoại trưởng về ngân sách cho hải quân Mỹ cho biết, hải quân Mỹ hiện có khoảng 50 tàu ở Thái Bình Dương, con số này dự kiến sẽ tăng lên 65 chiếc vào trước năm 2020. Đồng thời sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ tàu sân bay tại các đại dương trên thế giới, tăng số lượng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay, 5 chiếc đang hoạt động ở Thái Bình Dương, còn 5 chiếc được triển khai ở Đại Tây Dương. Trong dự kiến của mình hải quân Mỹ sẽ huy động 6 tàu sân bay đến điểm nóng tiềm tàng châu Á, phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5-5 truyền thống giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mỹ đang định điều chuyển 60% binh lực hải quân về châu Á-Thái Bình Dương
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, còn có tin Mỹ đang tập trung bố trí hơn 60% số tàu ngầm hạt nhân tại Thái Bình Dương. Mặc dù Lầu Năm Góc chưa chính thức thừa nhận, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Washington điều động số lượng lớn các tàu ngầm hạt nhân tới khu vực này là điều tất yếu, để đối phó với khả năng chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc và Triều Tiên.
Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đã phát triển được rất nhiều loại vũ khí có khả năng đe dọa Mỹ. Trong đó chủ yếu là các vũ khí tấn công trên biển và trọng tâm là các loại tên lửa, tiêu biểu là tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ trên biển, tên lửa chống hạm từ đủ các phương tiện phóng.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc thực sự được coi là mối đe dọa lớn nhất của các hàng không mẫu hạm Mỹ. Với tầm bắn trên 1500km, các tàu sân bay hiện diện ở Nhật Bản sẽ thành miếng mồi rất lớn đối với loại tên lửa này. Việc một số thông tin tình báo cho thấy, rất có khả năng Đại Lục đã triển khai 2 lữ tên lửa loại này, càng khiến cho Mỹ bất an.
Vừa qua, hải quân Trung Quốc đã đưa vào trong biên chế hạm đội Nam Hải tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên 172 Côn Minh. Hiện nay, Trung Quốc còn đang đóng thêm 3 chiếc, trong đó có 1 chiếc cũng đã hạ thủy.
Chiến hạm này có khả năng phòng không hạm đội rất mạnh với hệ thống tên lửa Hải Hồng Kỳ-9 (HHQ-9, phiên bản trên hạm của HQ-9), đặc biệt là khả năng tấn công mặt đất tầm xa với tên lửa hành trình Đông Hải-10 (gọi tắt là DH-10, cùng loại với phiên bản phóng từ mặt đất và trên máy bay là Trường Kiếm-10, gọi tắt CJ-10).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa hành trình DH-10 phóng từ mặt đất của Trung Quốc
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tầm phóng 1500-2000 km của tên lửa, kết hợp với sự cơ động của các phương tiện mang là tàu khu trục Type 052D và máy bay ném bom “chiến lược” H-6 sẽ khiến cho không chỉ các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc mà ngay cả Guam cũng bị loại tên lửa này uy hiếp.
Đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo thuộc lớp Tấn (Type 094). Với tên lửa đạn đạo liên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) có tầm phóng trên 8000km, tàu ngầm này có khả năng uy hiếp toàn bộ nước Mỹ nếu nó di chuyển đến bờ tây lục địa Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân hải quân và máy bay ném bom, cùng các tàu khu trục Trung Quốc đều được trang bị thế hệ tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm phóng 480km (theo số liệu Trung Quốc) vượt xa tầm phóng của tên lửa đối hạm A/U/RGM-84 Harpoon trên máy bay, tàu ngầm và chiến hạm Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc còn đang tham vọng nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu thanh WU-14 có tầm phóng tới hơn 10.000km và tốc độ vươn tới mach25. Tuy kế hoạch của Bắc Kinh mới đang bước vào giai đoạn ban đầu nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ cực lớn đối với quân đội Mỹ.
Có thể nói là Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một quân đội hiện đại hàng đầu thế giới nhằm tạo đối trọng cân bằng với Mỹ. Ở thời điểm hiện nay, tuy chưa thể đánh thắng Mỹ trong cuộc chiến tranh tổng hợp và toàn diện nhưng thực lực của Trung Quốc hoàn toàn có thể đánh bại lực lượng Mỹ đang đồn trú ở châu Á-Thái Bình Dương với chỉ một đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ ngày càng 'nhũn' trước Trung Quốc, ngay trước mắt đồng minh
So với chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 trở lại đây, chiến lược của chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu tiên có tính liên tục hơn, tức là thông qua sự hiện diện thường trực của số lượng lớn quân Mỹ tại Đông Á và sự góp mặt vào tất cả các sự kiện ngoại giao của khu vực này để duy trì ổn định và an ninh.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ xuất hiện 4 đặc trưng mới rất quan trọng.
Thứ nhất: Chiến lược “tái cân bằng” đã mở rộng từ lĩnh vực quân sự sang chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ trước đến nay, chủ yếu các biện pháp mà Mỹ đã thực hiện thuộc lĩnh vực quân sự, ví dụ như tuyên bố triển khai 60% lực lượng hải quân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự định triển khai mới 2500 binh sĩ đến Australia…
Tiếp nối chính sách bỏ qua các bất đồng ngoại giao đa phương với ASEAN của Chính phủ George W. Bush, ông Obama đang xây dựng mối quan hệ hợp tác đa phương, nhiều tầng, đa diện với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hợp tác quốc phòng, cứu trợ thiên tai…
Thứ hai: Khác với trước đây, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết với Ấn Độ, Indonesia, Myanmar…, mà các quốc gia này đại bộ phận đều là láng giềng và có mâu thuẫn lớn trong tranh chấp chủi quyền với Trung Quốc.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21 của Trung Quốc
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thứ ba: Kết hợp rất nhiều biện pháp chiến lược với phương pháp nhất quán là tham gia vào rất nhiều chương trình nghị sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này thể hiện duy nhất một điều là Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện có tính “thể chế” ở châu Á, đặc biệt là Đông nam Á.
Thứ tư: Điều chỉnh, dung nạp Ấn Độ Dương vào trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã từng định nghĩa lại khái niệm châu Á - Thái Bình Dương là “khu vực tính từ Ấn Độ Dương đến duyên hải phía tây Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama đã có những chuệch choạc trong bước đi của Mỹ, khi Trung Quốc ngày càng cứng rắn và ngạo mạn hơn. Sau khi sa lầy trong 2 cuộc chiến không lối thoát ở Iraq và Afghanistan đến nỗi sức cùng lực kiệt, hiện nay Hoa Kỳ còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế dẫn đến xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng kéo dài.
Hệ quả không tránh khỏi là Mỹ phải thu hẹp khả năng đối phó khủng hoảng ở nhiều khu vực trên thế giới, cắt giảm hàng loạt các viện trợ quân sự quan trọng và kế hoạch triển khai quân đến các nước đồng minh bởi sự thiếu hụt nguồn lực quân sự và tài chính. Điều này cũng có thể thấy một phần quan sự “rụt rè” của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria cuối năm ngoái.
Mỹ sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống liên minh, nhưng hiện nay các đồng minh của Mỹ một số không đủ khả năng hỗ trợ họ, ngược lại còn cần Mỹ phải trợ giúp, bảo vệ; số khác có tiềm lực nhưng lại không coi Trung Quốc là đối thủ trực tiếp của họ (như EU), thậm chí còn giữ quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự khá tốt với Bắc Kinh, nên Mỹ trở nên cô độc trong cuộc đấu với Trung Quốc.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa hành trình DH-10 phóng từ máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong quá trình này, thách thức mà Mỹ vấp phải là làm thế nào để thực hiện đúng cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh của họ mà vẫn không làm tổn hại đến quan hệ Mỹ - Trung, khi nhúng tay can dự vào các vấn đề tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông. Vì thế, hiện Mỹ đã nói nhiều hơn, đã biết “né” các vấn đề gai góc, dẫn đến uy tín và trọng lượng lời nói của Washington bị giảm sút nghiêm trọng .
Một ví dụ là đầu tháng 9-2013, ngay trước khi hội nghị “2+2” Mỹ-Nhật chính thức khai mạc, một số quan chức chính phủ Nhật Bản đã ngao ngán thốt lên: “Sao lại không thể động đến Trung Quốc?”. Điều này xuất phát từ vấn đề, các quan chức có liên quan của cả 2 bên đều phải soạn thảo trước các văn kiện riêng của mình để đưa ra thương nghị, trong quá trình thảo luận một tuyên bố chung.
Trong khi các văn bản của Nhật đầy rẫy các ngôn từ mạnh mẽ như: “Trung Quốc đang khiêu khích ở Senkaku”, “Bắc Kinh đang mở rộng chi tiêu quốc phòng”, “Đại Lục đang bành trướng trên biển”…, thể hiện sự lo lắng trước thái độ ngày càng khiêu khích của Trung Quốc thì ngược lại, trong các văn bản của phía Washington đưa ra tuyệt không nhắc đến cái gì thuộc về Bắc Kinh.
Hoa Kỳ giải thích: “Trọng điểm của tuyên bố chung là triển vọng hợp tác đồng minh Nhật-Mỹ, không cần thiết phải đặt trọng tâm chú ý vào một quốc gia nào”. Tuy nhiên, trước mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã kiên quyết không từ bỏ lập trường của mình.
Sau đó, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trả lời phỏng vấn với 1 bài phát biểu mang tính chất “ngoại giao chưa từng có”: “Để giải quyết những vấn đề quan trọng cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, các bên đương sự cần tránh những hành động khiêu khích, cần phải thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết vấn đề”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mấy cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu sân bay Mỹ không thể giúp Philippines giữ được Scaborough
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Từ những lời nói của ông Kerry, không khó để nhận thấy là Mỹ đang muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, trong khi Tokyo mong muốn lợi dụng mối quan hệ đồng minh với Washington để ngăn chặn Bắc Kinh nhưng Hoa Kỳ chỉ muốn tăng cường kiềm chế mà lại tránh “chọc giận” Trung Quốc. Đây chính là khác biệt lớn trong quan điểm của 2 nước về vấn đề giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc.
Sự bất lực của Mỹ trước Trung Quốc còn được thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng quan hệ Trung Quốc - Philippines năm 2013 với sự kiện Trung Quốc đã cướp đoạt quyền kiểm soát thực tế bãi cạn Scabrough, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong ngay trước mắt “người anh cả”, trước “ánh mắt ngơ ngác” của đàn em Philippines.
Hiện nay, nhìn lại thái độ có phần quyết liệt của Washington khi đối đầu với Moscow trong khi giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, người ta càng nhận thức được Washington nhỏ bé và yếu ớt thế nào trước Bắc Kinh. Các động thái kiểu “ phản ứng cho có lệ” Mỹ đã khiến Trung Quốc ngày càng lộng hành ngang ngược và dẫn trở nên khó kiềm chế.
Có thể nhận thấy, thái độ lừng chừng, thậm chí có phần “nhũn nhặn” với Bắc Kinh của Washington dường như đã biến thành một “tuyệt chiêu” trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama. Nó đã làm cho một số đồng minh của Mỹ có phần chán nản và bắt đầu chuyển sang tìm kiếm những mối quan hệ đồng minh mới, đồng thời họ cũng phải dốc sức phát triển vũ khí, trang bị để tự cứu mình.