Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga liên tiếp chuẩn bị cho vũ khí mới, còn Mỹ thì lẹt đẹt

Nga lộ thời điểm sản xuất loạt hệ thống S-350E Vityaz
(Vũ khí) - Ngày 22/5, Tổng giám đốc Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei Yan Novikov cho hay, Nga bắt đầu sản xuất loạt hệ thống phòng không tầm trung S-350Е Vityaz vào năm 2015.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Novikov cho biết: “Thành phần mặt đất đã sẵn sàng, việc phóng thử tên lửa đang tiến hành và sẽ hoàn thành trước cuối năm nay. Năm 2015, sẽ bắt đầu sản xuất loạt hệ thống Vityaz”.
Thành phần mặt đất chính là các bệ phóng mặt đất. Hệ thống này có tính năng cao hơn các hệ tương tự của nước ngoài và sẽ thay thế S-300 hiện có trong trang bị. Vityaz được công khai lần đầu tại triển lãm MAKS năm 2013.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-san-xuat-hang-loat-he-thong-s-350e-vityaz-datviet.vn-04_22235621.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hệ thống phòng không tàm trung S-350E Vityaz​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo nhà sản xuất Almaz-Antei giới thiệu, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E mới “xét về tính năng và hiệu quả chiến đấu đều vượt trội so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài và tổ hợp S-300 hiện có”.
S-350E được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, trong đó có cả các mục tiêu được áp dụng “công nghệ tàng hình”, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội S-350E Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 50N6E; một xe chỉ huy 50K6E và 3 bệ phóng 50P6E. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.
Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.
Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Jane’s Defence Weekly dẫn thông tin của hãng tin Nga Ria Novosti ngày 11/9/2013 cho biết, hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga.
Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5m đến cận vũ trụ.
Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau.

Nga trang bị oanh tạc cơ tàng hình PAK-DA vào năm 2023
(Vũ khí) - Không quân Nga sẽ bắt đầu trang bị loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa mới PAK DA vào năm 2023.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
PAK-DA.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}PAK DA sẽ dần dần thay thế cho những chiếc Tu-95MS và Tu-160 trong vai trò máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga tương lai.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận vào trang bị chiếc máy bay ném bom tàng hình tầm xa PAK DA mới vào năm 2023, Tư lệnh Không quân, Tướng Viktor Bondarev cho biết.
Theo các báo cáo trước đó, máy bay ném bom PAK DA có thể được cung cấp cho Không quân Nga khoảng vào năm 2020. Tuy nhiên tuyên bố mới cho thấy, kế hoạch này sẽ bị chậm thêm 3 năm nữa.
"Những chuyến bay chính của máy bay ném bom tàng hình mới sẽ diễn ra trong năm 2019. Việc thử nghiệm nhà nước và cung cấp cho không quân sẽ bắt đầu năm 2023", ông Bondarev nói.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Hiệp hội Hàng không quốc gia Nga (UAC), ông Mikhail Pogosyan nói với báo chí trước đó rằng, công việc sản xuất một chiếc máy bay thật sẽ được bắt đầu trong năm nay.
Hiện nay, lực lượng Không quân Chiến lược của Nga đang hoạt động tổng cộng 32 máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS, 31 chiếc Tu-22 và 13 chiếc Tu-160. Tất cả các máy bay này có thể mang được 850 tên lửa hành trình.
Người ta cho rằng, máy bay ném bom tàng hình mới của Nga sẽ có khả năng chiến đấu rất cao và có thể vượt qua được các hệ thống phòng không hiện đại. Máy bay sẽ được trang bị những hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí chính xác cao loại mới nhất.
Ngoài ra, PAK DA sẽ có tốc độ bay cận câm chứ không phải siêu âm. Bù lại, nó có thể trang bị vũ khí siêu vượt âm và giải quyết những vấn đề hiện nay của bộ ba máy bay ném bom tầm xa Tu-160, Tu-95MS và Tu-22.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chấm dứt hợp tác cung cấp trực thăng với Mỹ

Thứ sáu 23/05/2014 14:01
ANTĐ - Ngày 22-5, một đại diện của tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga cho biết, nước này không thấy có triển vọng trong tương lai nào về sự hợp tác với Mỹ trong việc cung cấp thêm máy bay trực thăng Mi-17V-5 cho Afghanistan.​


Phát biểu tại triển lãm trực thăng Nga “HeliRussia 2014”, ông Vladislav Kuzmichev cho rằng: "Chúng tôi thấy không có thêm triển vọng nào trong việc hợp tác với Mỹ, đặc biệt là kể từ khi họ có kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan". Trước đó, hôm 21-5, các phương tiện truyền thông cho rằng Nga sẵn sàng cung cấp một lô tiếp theo gồm 9 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 tới Afghanistan.
Nga đã cung cấp tổng số 45 chiếc máy bay trực thăng vận tải quân sự cho Afghanistan. Hợp đồng đầu tiên cung cấp 21 chiếc máy bay trực thăng đã được ký kết năm 2011 giữa tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport và chính phủ Mỹ đã được hoàn thành.
M-17.jpg

Trực thăng Mi-17 của quân đội Afghanistan
Năm 2013, Nga đã hoàn thành cung cấp thêm 12 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 theo một lựa chọn mua thêm năm 2012. Đến cuối năm, Rosoboronexport lại ký một hợp đồng cung cấp 30 chiếc máy bay trực thăng. Tổng số các hợp đồng chung cấp 63 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 ước tính trị giá khoảng 1,3 tỷ USD.
Do cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Mỹ và EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Sau quyết định trừng phạt này, một số nghị sỹ đã cố gắng hủy bỏ hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng này, nhưng Lầu Năm Góc đã từ chối, họ cho rằng hợp đồng hiện tại cần phải được thực hiện.
Hơn nữa, Lầu Năm Góc đã phản đối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn Rosoboronexport. Kết quả là, tập đoàn này vẫn không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga-Trung không rời nhau, đối sách của Mỹ và đồng minh?
(Quan hệ quốc tế) - Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin đã mở ra một trang mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này: Họ đang chứng tỏ, họ không thể thiếu nhau.
Nga – Trung Quốc song ca trên trường quốc tế
Ngày 20/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt chân đến thành phố Thượng Hải, bắt đầu chính thức chuyến thăm Trung Quốc. Tại đây, Tổng thống Nga sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai vị nguyên thủ sẽ cùng tham dự cuộc tập trận chung mang tên “Tương tác hải quân”, sau đó, họ sẽ có cuộc tiếp xúc với doanh nhân hai nước.
Ngay sau khi kết thúc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, cả hai bên đã ký hàng loạt những thỏa thuận chung, tuyên bố chung, để đảm bảo cho cái gọi là quan hệ đối tác chiến lược tầm cao mới, hay niềm tin chiến lược, láng giềng thân thiện…
Để minh chứng cho tình thân mến thân giữa hai quốc gia, Nga và Trung Quốc dường như đang hát cùng một bài ca trên các vấn điểm nóng của thế giới.
Đề cập tới cuộc nội chiến ở Syria, hai vị nguyên thủ này tuyên bố: "Bất kỳ nỗ lực can thiệp bằng sức mạnh từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria là không thể chấp nhận."
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nga-trung-quoc-nhat-ban-dong-minh-baodatviet.vn-1_21045266.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình với bản ghi nhớ chung giữa hai quốc gia trong tay{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuyên bố chung giữa hai bên nhấn mạnh, Moscow và Bắc Kinh ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Syria về việc tiêu hủy vũ khí hóa học, kêu gọi nhanh chóng giải quyết vấn đề nhân đạo và tị nạn, đồng thời khẳng định ủng hộ chính quyền Damascus của Tổng thống Bashar al-Assad.
Với vấn đề Ukraine, cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ sự lo lắng cho cục diện của đất nước này đang ngày càng bên bờ vực nội chiến. Ngược lại với Syria, hai quốc gia này không ủng hộ chính phủ Kiev mà cho rằng, quyền của những người biểu tình mới đáng trân trọng.
Có thể thấy, Syria và Ukraine đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và sống còn đến lợi ích Nga. Và Trung Quốc đang chơi trò tung hứng, phụ họa để hỗ trợ cho người Nga đảm bảo quyền lợi của mình.
[xtable=bcenter|458x53]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vì ta cần nhau
Việc Trung Quốc ủng hộ quyền lợi Nga một cách quyết liệt không phải là ngẫu nhiên. Cần nhớ một câu: có đi có lại mới toại lòng nhau. Trong bối cảnh thế giới hiện tại, hai cường quốc này muốn tồn tại, chỉ còn cách nắm chặt lấy tay nhau một cách chân thành và gạt bỏ mọi toan tính.
Bởi lẽ, Nga có những cái mà Trung Quốc cần, còn Trung Quốc, họ cũng có những thứ mà Nga khao khát.
Thực chất, nền kinh tế Nga đang ngàn cân treo sợi tóc khi hàng loạt lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu chuẩn bị giáng xuống. Phải nói rằng châu Âu đang phụ thuộc 30% nhu cầu năng lượng vào Nga, nhưng nếu không có Nga, liên minh này cũng không thể “chết rét.”
Việc trừng phạt Nga chỉ làm tăng quyết tâm đoạn tuyệt sự lệ thuộc vào năng lượng của quốc gia này. Nếu không có nguồn dầu khí từ phương Bắc, EU sẽ tăng cường việc nhập khẩu dầu mỏ từ phía các quốc gia vùng Vịnh, vốn cũng là đồng minh của họ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nga-trung-quoc-nhat-ban-dong-minh-baodatviet.vn-2_21045896.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu khu trục Bystry của Nga cập cảng Thượng Hải ngày 18/5 để tham gia tập trận{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, Nga không bán được dầu, đồng nghĩa với việc nền kinh tế này sẽ chết. Bởi 50% ngân sách quốc gia của Nga thu được từ việc xuất khẩu năng lượng. Trong bối cảnh đó, Nga buộc phải tìm những đối tác mới. Và Trung Quốc, nền kinh tế khát năng lượng này luôn rộng vòng tay đón chào nước Nga.
Nếu như trước đây một vài năm, Moscow, Bắc Kinh còn cò kè bớt một thêm hai về giá của một thùng dầu, thì hiện tại, vấn đề giá cả này có lẽ sẽ được thông qua một cách nhanh chóng, một khi họ đã là hàng xóm tốt qua thỏa thuận chung giữa hai nguyên thủ.
Nga giải quyết cho Trung Quốc cơn khát năng lượng, còn Trung Quốc dùng đồng Nhân dân tệ cứu kinh tế Nga trước đòn trừng phạt.
Về quân sự, vấn đề này không cần phải diễn giải nhiều. Trung Quốc thèm khát vũ khí Nga. Và trước sức ép của phương Tây, Moscow đã gật đầu bán nhanh cho Bắc Kinh một vài món “hàng nóng”, trong đó có tổ hợp tên lửa S-400. Đổi lại, Moscow cũng thu về được nhiều ngoại tệ.
Có thể thấy, trong lĩnh vực kinh tế, Nga có nhiều thứ Trung Quốc thèm, còn Trung Quốc chỉ có một thứ duy nhất Nga cần: tiền, rất nhiều tiền. Trong sự hợp tác này, đôi bên đã giải tỏa được nhu cầu của nhau.
[xtable=bcenter|412x53]
{tbody}
{tr}
{td}
Tân Thủ tướng Ấn Độ: Câu trả lời thân Nga hay Mỹ?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Về quan hệ quốc tế, dù thế giới đang trong thời kỳ đa cực với vai trò chủ đạo của Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Nga V.Putin đã tuyên bố như đinh đóng cột rằng từ khi Crimea sáp nhập vào Nga, thế giới sẽ chứng kiến nhiều thay đổi, và Mỹ sẽ không còn vai trò như trước nữa.
Lời ngài Putin nói không phải là tiên tri hay sấm truyền, mà là cả một kế hoạch. Bởi lẽ, Trung Quốc và Nga đang từng bước thành lập một liên minh từ kinh tế đến quân sự. Cuộc tập trận “tương tác hải quân” đang diễn ra tại biển Hoa Đông đã cho thấy đối tượng mà liên minh này nhắm vào. Đó chính là Nhật Bản, cái gai trong mắt Trung Quốc, đồng minh của Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nga-trung-quoc-nhat-ban-dong-minh-baodatviet.vn-3_21046499.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga sẽ bán cho Trung Quốc nhiều vũ khí hiện đại, từ tổ hợp tên lửa S-400 cho đến chiến đấu cơ Su-35{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga – Trung tin rằng, với sức mạnh quân sự, kinh tế của họ, họ có thể đủ sức đối đầu với liên minh mà Mỹ tạo ra trên toàn thế giới. Điều mà ông Putin ám chỉ, sự đơn cực mà Mỹ cố gắng tạo dựng sẽ được thay thế bằng mối quan hệ đối đầu hai cực, và nổi lên là vai trò của liên minh Nga – Trung.
Tổng thống Nga đang nỗ lực thực hiện cái gọi là “phục hưng Liên Xô”, còn Chủ tịch Tập Cận Bình lại miệt mài theo đuổi “giấc mơ Trung Hoa.” Một khi hai giấc mơ này song hành, có lẽ Mỹ sẽ phải có nhiều hành động thiết thực hơn là nói suông.

Mỹ và đồng minh đang làm gì?
Một thực tế cho thấy, nhiều ngày nay, Mỹ đang quan tâm đến Ukraine, đến Đông Âu nhiều hơn là châu Á – Thái Bình Dương – trọng tâm của chiến lược chuyển trục mà Tổng thống Obama đề ra.
Có nhiều ý kiến cho rằng quyết sách này là sai lầm, là nói một đằng làm một nẻo. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, Mỹ đang chơi một nước cờ khôn khéo.
Mục đích của Mỹ là kiềm chế, cô lập Trung Quốc. Nhưng chiến lược xuyên suốt từ sau thế chiến thứ hai của cường quốc này đến nay, và cả tương lai, đó là bảo vệ lợi ích của đồng minh. Bởi người Mỹ hiểu, muốn bạn bè sẵn sàng vì mình, thì bản thân phải hết lòng vì họ.
Nếu như NATO, châu Âu đang trong sự đối đầu với Nga, thì bản thân Mỹ với vai trò của người dẫn dắt phải thể hiện sao cho đúng mực. Dù sao, NATO vẫn là xương sống trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Còn châu Âu với Mỹ như những người bạn già không thể thiếu nhau.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nga-trung-quoc-nhat-ban-dong-minh-baodatviet.vn-4_21047323.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể với các nước Đông Nam Á{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vậy còn châu Á – Thái Bình Dương, vai trò dẫn dắt sẽ là của ai? Hiện tại, Mỹ đã xây dựng được ở đây chuỗi đảo đồng minh, với Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài Loan – Philippines, ngoài ra còn có sự hậu thuẫn của Australia. Một khi Mỹ vắng mặt trên trận địa này, buộc lòng sẽ phải có một quốc gia đứng lên giữ vai trò điều phối. Có thể nói rằng, Mỹ đang mở đường cho Nhật quay lại tái thiết quân đội.
Mới đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể không chỉ đối với Mỹ mà còn cả những quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Theo Aashi Shimbun – tờ báo lớn thứ hai tại Nhật Bản, chính sự quan ngại về Trung Quốc đã thúc ông Abe đẩy mạnh việc trao thêm quyền cho lực lượng phòng vệ của quốc gia này, đồng thời chủ động can dự quân sự vào các vấn đề trên vùng Biển Đông.
Ngoài ra, Nhật Bản và Ấn Độ đang có mối quan hệ rất tốt đẹp. Tân Thủ tướng của Ấn Độ, ông Narendra Modi đã lựa chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên cho chuyến công du nước ngoài của mình.
Có thể thấy, Nhật Bản đã thay Mỹ thiết lập những mối quan hệ chiến lược mới. Hành động này cho thấy bản thân Mỹ đang chia sẻ gánh nặng của mình cho những đồng minh giàu có và đầy thực lực. Đây là một chiến lược khôn ngoan và đầy thực dụng mà người Mỹ áp dụng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu.
 
23/8/12
1.162
3
38
TQ ngạo mạn, Mỹ không xoay trục còn đợi đến bao giờ?
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Khủng hoảng chính trị Ukraine khiến Nga-Mỹ đồng loạt sa lầy, tranh thủ “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, TQ lập tức triển khai chiến lược xâm lấn trên Biển Đông.

Tiếng nói mất uy, đồng minh chán nản

Vài năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Mỹ có xu hướng giảm làm Washington phải thu hẹp quy mô các quân binh chủng, các hoạt động hỗ trợ đồng minh cũng thưa thớt.

Trong khi đó Nga, Trung Quốc và Iran đang ngày càng có những bước tiến mạnh bạo, dẫn đến một số đồng minh của Mỹ phải tìm cách liên hiệp lại, số khác thì tự chọn cho mình con bài “hai mặt”.

Đồng minh của Mỹ ở một số khu vực chiến lược trên thế giới đang đứng trước những thách thức lớn. Trong một vòng cung kéo dài từ phía Đông cho đến Đông Âu, qua Vịnh Ba Tư đến đông nam Á, một số quốc gia thân Mỹ đang nhân cơ hội này để điều chỉnh cục diện chiến lược, đặc biệt là khi phải đối mặt với những thế lực chống Mỹ mà tiêu biểu hiện nay là Trung Quốc.

Trên thực tế, đã xuất hiện hiện tượng nhiều đồng minh của Mỹ bắt đầu đẩy mạnh tăng cường quân bị, tuy nhiên điều này lại chưa được “Chú Sam” chú ý đúng mức.

Khảo sát bảng xếp hạng 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm qua của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, trong số đó có 5 quốc gia là đồng minh của Mỹ.

Philippines mặc dù còn nghèo nhưng đã phải đổ cả đống tiền để mua sắm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến… Mỹ có biết điều này không? - có biết.

Mỹ có biết Nhật Bản phải gồng minh cung cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia đông nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam…, hay không? - Mỹ biết rõ, thậm chí Washington còn bán tàu tàu tuần tiễu cũ lớp Hamilton không vũ khí cho Manila.

Ngay cả Nhật Bản cũng đang nhảy vào thị trường mua sắm, trong khi vẫn đầu tư rất lớn để tự lực phát triển rất nhiều vũ khí mới. Nhật đã mua máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ, tự lực đóng mới 2 và nhờ Mỹ nâng cấp 4 tàu khu trục Aegis, đồng thời tham gia tích cực vào chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35…

ttp1_25143815.jpg

Chưa bao giờ đồng minh cần Mỹ như lúc này


Tuy Mỹ vẫn giúp đỡ đồng minh bằng cách bán và nâng cấp vũ khí nhưng trên thực tế, nhìn thấy tình cảnh khốn khổ của các đồng minh trước sự vây ép của Trung Quốc, có cảm giác hiện nay Nhà Trắng như một “con buôn”, kiếm lời trên chính khó khăn của đồng minh.

Đáng ngại hơn là tuy đã mua sắm thêm nhiều vũ khí, trang bị nhưng các đồng minh của Washington vẫn phải chạy đông, chạy tây đi tìm “trợ thủ mới”.

Ở châu Á, 3 đồng minh lâu năm, là đối tác hợp tác quân sự song phương của Mỹ, bao gồm: Nhật Bản, Philippines và Singapore đang phải thảo luận một hiệp định an ninh mới để ngăn chặn Trung Quốc.

Đây là vấn đề hoàn toàn không phải là bất ngờ, trong thời gian qua, các đồng minh của Mỹ đã nhiều lần phải làm như thế. Những động thái này cũng chứng tỏ một điều, những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ đã bắt đầu đánh mất lòng tin vào “người bảo hộ”. Hiện nay, có cảm giác như thủ lĩnh trên tuyến đầu chống Trung Quốc là Nhật Bản chứ không phải Mỹ.

Trong một bài phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Philippines Gregorio Honasan bày tỏ thái độ thất vọng về viện trợ quân sự Mỹ và yêu cầu xem xét lại “Hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Philippines” và “Hiệp định thăm viếng hữu nghị Mỹ - Philippines”. Ông tuyên bố rằng, đây là 2 hiệp định “không hề có chút hiệu quả nào”.

Vị cựu đại tá lục quân này khẳng định: “Chúng ta không nhận được một cái gì từ 2 hiệp định này. Từ trước đến nay, Philippines đã ký nhiều hiệp ước quân sự với nước ngoài, nhưng chẳng có nước nào lên tiếng xác nhận bãi cạn Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) thuộc chủ quyền Philippines. Vì thế, chúng ta cần bãi bỏ những hiệp ước vô dụng này”.

tau-nat-cua-philippines_251439171.jpg

BRP Sierra Madre - cứ điểm cuối cùng của bính lính Philippines trên bãi Cỏ Mây


Giáo sư Benito Lim, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị ở trường Đại học Ateneo de Manila đã thẳng thắn lên tiếng, Manila đừng trông đợi gì vào Washington để đối phó với Bắc Kinh, vì Hoa Kỳ sẽ chẳng đời nào hi sinh mối quan hệ thương mại trị giá nhiều tỷ USD với Trung Quốc vì “đồng minh thân thiết” Philippines.

Giáo sư Lim phân tích, Washington cũng có lợi ích quốc gia riêng của mình và họ phải bảo vệ nó, Manila không thể đổ lỗi cho đồng minh của mình nếu họ làm như vậy.

Để khẳng định sự độc lập của mình, Philippines nên tự giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ và tìm kiếm “những cách thức sáng tạo” để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc.

Sau sự kiện Scarborough đã khiến Philippines nhận ra rằng không nên trông chờ quá nhiều vào Mỹ trong thời điểm hiện tại. Thậm chí, Tổng thư ký Đảng cánh tả Bayan đã phát biểu: "Cách tốt nhất để Philippines đứng lên chống lại Trung Quốc hay bất cứ kẻ xâm lược nước ngoài nào khác là làm sao để Philippines thật sự độc lập...".

Người Philippines tin rằng đã tới lúc phải tự giải quyết các vấn đề của riêng mình mà không cần phải dựa dẫm quá nhiều vào một Hiệp ước Đồng minh kéo dài hơn 50 năm qua. Vụ kiện với Trung Quốc và quá trình hiện đại hóa quân đội được đẩy mạnh đã cho thấy được quyết tâm "tự thân vận động" của đảo quốc này.

Nói rộng thêm về lĩnh vực kinh tế, mặc dù mục tiêu xây dựng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trở thành trọng tâm xuyên suốt trong công tác đối ngoại về kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay, nhưng Washington chưa hề đạt được thành tựu đáng kể nào.

tpp1_251440765.jpg

Mỹ chưa hề đạt được thành tựu đáng kể nào về trong tiến trình xây dựng TPP


Chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia cuối tháng 4 vừa qua của Tổng thống Mỹ cũng không làm cho tình hình trở nên sáng sủa. Ở Manila, ông Obama được chào đón bởi đoàn biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ với khẩu hiệu phản đối Philippines gia nhập TPP.

Ngay cả Tokyo vốn quan tâm tới sự ủng hộ của đối tác chiến lược trong bối cảnh những bất đồng ngày càng tăng với Bắc Kinh, cũng ra sức mặc cả từng điểm mục của thỏa thuận gia nhập TPP. Trong khi đó, một cuộc thăm dò ý kiến của hãng truyền hình NHK cho thấy, chưa tới 1/3 người dân Nhật Bản ủng hộ nước này tham gia TPP.

Phải chăng Mỹ đang đặt mình trước một viễn cảnh ảm đạm, làm mình sa chân vào chủ nghĩa tự cô lập?

Có thể khẳng định chưa bao giờ đồng minh lại cần Mỹ như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ các đồng minh của Mỹ thấy bất an như bây giờ. Để bảo đảm cho những “bạn bè” yên tâm phát triển trong thế kỷ 21, điều đầu tiên mà Mỹ cần làm là phải điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu, khôi phục và đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia thân Mỹ, tăng cường sử dụng và sử dụng tốt hơn các nước này trong chiến lược toàn cầu của mình.


Trung Quốc hiện không còn coi Mỹ ra gì

Tờ Wall Street Journal chỉ ra, Bộ Quốc phòng Mỹ cần nghiên cứu và tìm ra biện pháp bảo đảm cơ cấu quân lực và chính sách quốc phòng của Mỹ phải đồng bộ với các quốc gia đồng minh.

Tiếp theo, Mỹ còn phải củng cố và nâng cao quan hệ hợp tác, giao dịch thương mại quốc phòng với các nước đồng minh, đảm bảo họ có thể vững vàng dưới cái ô của Mỹ mà không cần tìm thêm “trợ thủ”.

bien-doi-tau-nhat-my_251440968.jpg

Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển trong khuôn khổ cuộc diễn tập “Tia chớp bình minh 2013” (Dawn Blitz 2013)


Tuy nhiên đây cũng không phải là một chủ đề mới, rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra điều này. Thế nhưng, Washington vẫn chưa có những động thái quyết liệt hơn với Bắc Kinh và các đồng minh của Mỹ vẫn tiếp tục phải tự lực đối phó với Trung Quốc.

Dường như chưa ai biết “giới hạn đỏ” của của Nhà Trắng đối với Trung Nam Hải nằm ở đâu và đến bao giờ Mỹ mới có những hành động quyết liệt hơn đối với Trung Quốc?

Hiện nay, tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thực sự căng thẳng vì những hành động của Trung Quốc. Với tham vọng ngày càng lớn và hành động ngày càng ngang ngược, nếu Mỹ không kịp thời “xoay trục thực sự” về khu vực này, chỉ một thời gian nữa mọi hành động của Mỹ sẽ là vô nghĩa, Washington dù muốn cũng không thể kiềm chế nổi Bắc Kinh và sẽ mất hết đồng minh.

Trong sự kiện Scaborough năm ngoái, mặc dù Mỹ lớn tiếng phản đối, nhưng những hành động hời hợt của Mỹ đã khiến Philippines vô cùng thất vọng. Việc đồng thời tổ chức liên tiếp 2 cuộc tập trận chung với Philippines mang cái tên rất mỹ miều và thấm đẫm “tình huynh đệ” là “Vai kề vai” (Balikatan-2013) và “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển” (CARAT-2013) trên thực tế chẳng giúp được gì cho Philippines.

Tất cả chỉ còn lại một con số 0 tròn trĩnh khi hiện nay, quyền kiểm soát thực tế Scaborough đã thuộc về Trung Quốc, còn bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là Ayungin, tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal, Trung Quốc gọi là đá Nhân Ái) và bãi Cỏ Rong (Reed Bank/Reed Tablemount, Trung Quốc gọi là bãi Lễ Nhạc) hiện cũng do Trung Quốc kiểm soát, 1 nhúm quân Philipines trên con tàu đắm, lọt thỏm trong vòng vây tàu chiến Trung Quốc tại bãi Cỏ Mây, đến tiếp tế cũng phải chạy hết hơi đã chứng tỏ sự thật là Philippines đã mất tất cả, trước mắt của Mỹ.

Việc trở lại căn cứ Subic và mở thêm căn cứ Oyster ở gần Trường Sa để làm gì khi tàu chiến, tàu công vụ và tàu cá Trung Quốc đang tràn ngập các khu vực đó.

Mỹ có dám tấn công xua đuổi Trung Quốc không? Chắc chắn là không! Mỹ có thể dùng niềm tin và các tuyên bố để giúp Philippines giành lại những hòn đảo, bãi đá mà Manila đã tuyên bố chủ quyền từ tay Bắc Kinh được không? Chắc chắn cũng là không, vì Trung Quốc hiện không sợ Mỹ.

tausanbay_my_uss_nimitz_thamgia_dt_rimpac-2012_251442546.jpg

Chiến hạm Mỹ và đồng minh trong cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC-2012)


Sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngoài thể hiện sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và chà đạp lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc, nó đã cho thấy sự ngạo mạn và thách thức của Bắc Kinh đối với địa vị thống trị thế giới của Washington.

Hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh là hoàn toàn sai trái, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nên các quan chức chính phủ ta có quyền thông báo rộng rãi với chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới về bộ mặt tráo trở của Trung Quốc để cộng đồng quốc tế nhận thức và lên án hành động phi nghĩa này.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tráo trở, đổi trắng thay đen khi vu cáo cho Việt Nam đe dọa hoạt động tác nghiệp hợp pháp của giàn khoan HD-981, dùng tàu trang bị vũ khí đe dọa, đâm húc tàu công vụ và tàu dân sự của nước này. Tân Hoa Xã cũng lớn tiếng kêu kêu gào là Việt Nam dùng vụ giàn khoan để “làm nhơ nhuốc hình ảnh Trung Quốc trong cộng đồng Đông Nam Á và thế giới.”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhiều lần khẳng định với người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị là việc Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan cùng hàng trăm tàu chính phủ trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động khiêu khích. Ông cũng kêu gọi hai bên giảm căng thẳng và giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, đối diện với hành động được coi là đúng đắn của chính quyền Mỹ, Trung Quốc đã thẳng thừng đốp chát là Mỹ đang đứng đằng sau xúi giục, làm căng thẳng thêm tình hình trên biển Đông và đề nghị Mỹ không được can thiệp vào công việc của Trung Quốc.

j-11.2_251442468.jpg

Máy bay chiến đấu J-11 của không quân Trung Quốc


Ngày 14/5 vừa qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên giọng cảnh báo ngoại trưởng Mỹ Kerry là nên “phát biểu và hành động một cách thận trọng” và phải có thái độ “khách quan, công bằng” khi nói về Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc cao giọng với Washington nhưng rõ ràng các lời nói và hành động đáp trả của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đang ngày càng cứng rắn và ngạo mạn hơn, có lẽ hiện nay Bắc Kinh đang cho rằng vào thời điểm này mình đã đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để cư xử “bằng vai phải lứa” đối với Washington.

“Thiên thời” có nghĩa là cộng đồng quốc tế đang tập trung vào giải quyết khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Mỹ còn đang mải đấu đá với Nga ở tít trời Âu, không có thời gian rảnh để nhòm ngó đến mình.

Địa lợi có nghĩa là Biển Đông và biển Hoa Đông là “ao nhà” của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể huy động toàn lực để đối phó với Washington. Còn “nhân hòa” được Trung Quốc đánh giá là yếu tố quan trọng nhất, đó chính là sự ngấm ngầm đồng ý và các chương trình hợp tác với Nga.

8 đề án chiến lược với hàng loạt hợp đồng kinh tế quan trọng như hợp đồng cung cấp 38 tỷ mét khối khí (kèm điều khoản tăng lên 60 tỷ mét khối) trong vòng 30 năm, xây dựng cầu qua sông Amur để phát triển kinh tế và các kế hoạch chế tạo máy bay tầm xa, trực thăng hạng nặng, máy bay tiếp dầu, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa phòng không, tên lửa chiến thuật các loại chính là cái “nhân hòa” mà Bắc Kinh đang cần chứ chẳng phải là “tình bạn chân chính” với Nga.


Nga-Trung bắt tay nhau, Bắc Kinh tranh thủ làm càn, Washington không xoay trục còn đợi đến bao giờ?

Có thể liên hệ sự lớn tiếng của Bắc Kinh với Washington thông qua cú bắt tay ngoạn mục với Moscow. Trung Quốc đã chọn đúng thời điểm trước thềm chuyến thăm Trung Quốc để “chiếu bí” Nga và làm Mỹ bó tay để hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 ở khu vực cách đảo Tri Tôn 17 hải lý về phía nam.

duyphuong_251442828.jpg

Trung Quốc đang ồ ạt đóng mới các chiến hạm


Hàng loạt những hiệp định đối tác chiến lược đang chờ ký để giúp Nga giải tỏa những khó khăn sau các hành động cấm vận của Mỹ đã khiến Moscow không đủ tự tin để phản đối những hành động vi phạm trắng trợn luật pháp và các công ước quốc tế. Trong khi đó Mỹ cũng chỉ đưa ra các động thái phản đối yếu ớt, không mảy may làm Trung Quốc run sợ.

Trong chuyến thăm này, Nga và Trung Quốc đã ký kết hàng loạt hiệp định và hợp đồng kinh tế khổng lồ. Cụ thể là trước thềm chuyến thăm của ông Putin, 2 nước đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai thực thi 8 đề án chiến lược chung, đồng thời sẽ thành lập cơ quan đặc biệt để giám sát việc thực hiện các đề án chiến lược này.

2 bên cũng sẽ tiến hành hàng loạt dự án hợp tác kinh tế, quân sự như: Nga và Trung Quốc sẽ cùng chế tạo máy bay tầm xa và máy bay trực thăng hạng nặng liên doanh, Bắc Kinh sẽ đầu tư xây dựng tàu điện ngầm ở thủ đô Moscow, cây cầu bắc qua sông Amur giữa Nga và Trung Quốc sắp được khởi công và Nga sẽ gia tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc…

Đồng thời Nga và Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt tuyên bố chung như: 2 nước lo ngại về việc sử dụng công nghệ thông tin làm tổn hại nhiệm vụ duy trì sự ổn định và an ninh quốc tế, gây thiệt hại cho chủ quyền quốc gia, Nga và Trung Quốc đồng quan ngại về thực trạng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, 2 bên còn bày tỏ sự quan ngại đối với 1 số vấn đề khác như: Nga và Trung Quốc không chấp nhận toan tính can thiệp quân sự vào Syria, Nga-Trung chủ trương chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, đồng thời Bắc Kinh và Moscow thỏa thuận sẽ tổ chức cuộc kiểm tra chung đầu tiên trên đường biên giới giữa 2 nước.

putin3_251443953.jpg

Nga-Trung đã ký hàng loạt hiệp định hợp tác quan trọng


Cú bắt tay chiến lược giữa Nga và Trung thoạt nhìn không có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Biển Đông và Hoa Đông nhưng trên thực tế nó như là một liều “thuốc thích thích” giúp Trung Quốc tăng sự tự tin trong bối cảnh Bắc Kinh đang bị cả thế giới lên án sau hành động ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong khi cộng đồng quốc tế đang kịch liệt phản đối hành động chà đạp lên luật pháp quốc tế thì Moscow đã không hề có phản ứng gì trước hành động đáng lên án của Bắc Kinh, ngược lại còn chìa tay ra với Trung Quốc như một đối tác chiến lược, đồng thời vẫn tiếp tục tổ chức cuộc tập trận chung mang tên “Tương tác biển-2014” (Naval Interaction).

Chuyến thăm của ông Putin và hàng loạt các hiệp định kinh tế song phưong khổng lồ chả khác gì cái phao cứu sinh cho Bắc Kinh khi họ đang cãi cùn trước luận chứng đanh thép của Việt Nam.

Nó không khác gì “liều thuốc”, làm tăng sự tự tin cho Trung Quốc trong vấn đề sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thế nhưng sự xích lại gần nhau bất thường của 2 nước này xuất phát từ đâu? Từ chính Mỹ với thái độ quyết liệt và có phần thiếu lí trí trong cuộc đối đầu với Nga vì vụ khủng hoảng kinh tế với Ukraine. Bất chấp những băn khoăn của EU mà trực tiếp là các đồng minh Đức, Pháp…, Washington vẫn cương quyết áp đặt đủ mọi hình thức bao vây, cấm vận đối với Moscow .

Chính Mỹ đã dồn Nga vào ngõ cụt để bắt buộc họ phải quay sang bắt tay liên kết với Trung Quốc, để Bắc Kinh lợi dụng chuyến thăm của ông Putin đến Trung Quốc vào ngày 20/5, cắm giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam vào ngày 1/5 để ép Nga vào thế bí. Sợ đổ vỡ các hợp đồng kinh tế, Moscow phải nhắm mắt làm ngơ trước những hành động ngang ngược của Bắc Kinh.

Giá như Washington không cố tình làm căng với Moscow về vấn đề Ukraine thì Bắc Kinh đã không có cơ hội “đục nước béo cò”, trong khi, Nga không phải là đối thủ số 1 của Mỹ mà chính là Trung Quốc. “Gấu Nga” không gây hại cho ai nếu không động đến nó nhưng “Gấu trúc” thì bất kể ai cũng cắn xé hết, thế nhưng chính Mỹ đã ép chúng liên hiệp lại với nhau.

il-76_il-78_251443453.jpg

Chiếc Il-76 của Trung Quốc đang được Nga hoán cải thành máy bay tiếp dầu Il-78


Trong chiến lược bành trướng biển xa của Trung Quốc, sau năm 2015 sẽ là giai đoạn quyết định để Bắc Kinh độc chiếm vùng trờ và vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Đến thời điểm đó Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng chấp pháp biển khổng lồ có khả năng đè bẹp lực lượng an ninh biển của Nhật Bản - quốc gia có thực lực mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc.

Nguy hiểm hơn, hiện nay Nga - lại chính là Nga, đang nỗ lực giúp đỡ Trung Quốc hiện thực hóa mưu đồ thiết lập ADIZ trên Biển Đông bằng việc giúp Trung Quốc xây dựng năng lực tiếp dầu trên không, nối dài phạm vi tác chiến cho máy bay chiến đấu của PLA, tăng khả năng quản lý không phận trong các ADIZ.

Ngày 25/3/2014, trang “Russianplanes” của Nga công bố một bức ảnh chụp tại sân bay Zhukovsky ngoại ô thủ đô Moscow cho thấy một chiếc máy bay vận tải IL-76 của không quân Trung Quốc, được sơn sửa tương tự như máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga đang bay thử. Ngoài ra, 2 bên còn đang đàm phán hợp đồng mua sắm máy bay tiếp dầu thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất của Nga là Il-478.

Sau năm 2015, khi Trung Quốc đã xây dựng hoàn thiện lực lượng máy bay tiếp dầu trên không, các máy bay chiến đấu của họ sẽ có năng lực thực sự để quản lý vùng trời thuộc ADIZ, Trung Quốc sẽ thử nghiệm khả năng quản lý ADIZ Hoa Đông bằng lực lượng không quân xuất phát từ các sân bay trên bờ, sau đó sẽ thiết lập ADIZ trên biển Đông.

Có thể nhận định rằng chính thái độ lừng chừng giữa xoay trục về châu Á và châu Âu của Mỹ là nguyên nhân chính khiến Nga-Trung bắt tay nhau, tạo thế và lực cho Trung Quốc lộng hành.

Sau năm 2015, khi đã “đủ lông, đủ cánh”, Bắc Kinh sẽ càng khó kiềm chế. Trong bối cảnh này, tại thời điểm này Washington không thực sự xoay trục về châu Á thì còn đợi đến bao giờ?
 
23/8/12
1.162
3
38
TSB Nga vào hải phận nước NATO như "chốn không người"

(Kienthuc.net.vn) - Tàu sân bay Nga tự do đi vào vùng biển của Hà Lan cho thấy tình trạng báo động về tính sẵn sàng chiến đấu của các nước thành viên NATO ở châu Âu.
Theo tờ Bussiness Insider, ngày 8/5, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hà Lan. Mặc dù, Hải quân Hà Lan đã phát hiện ra tàu Kuznetsov từ sớm nhưng lực lượng này vẫn không cử được tàu chiến đi "hộ tống" tàu sân bay Nga khi đi qua vùng biển của họ.
Theo thông lệ, các tàu quân sự không thuộc NATO khi đi qua vùng lãnh thổ các nước NATO sẽ được tàu NATO hộ tống. Thông lệ này cũng được áp dụng với vùng không phận NATO.​
Mặc dù, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hà Lan đã triển khai máy bay Dornier -228 theo sát tàu của Nga khi con tàu này đi qua vùng biển của Hà Lan. Tuy vậy, máy bay Dornier-228 không có đủ trang thiết bị để thu thập các thông tin tình báo cần thiết trong quá trình hộ tống.​
Từ năm 2002, Hà Lan đã cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội máy bay tuần tra chuyên dụng. Chi tiêu cho lực lượng Hải quân Hoàng gia Hà Lan cũng bị cắt giảm hàng năm do việc cắt giảm ngân sách quốc phòng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
kienthuc_rus_tau_sanbay_nyfg.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu sân bay duy nhất - Đô đốc Kuznetsov của Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Việc Hà Lan không thể cử tàu hộ tống tàu Nga đi qua vùng biển của nước này cho thấy tình trạng không sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân sự các nước châu Âu. Nhiều thành viên NATO đang chi tiêu ít hơn 2% GDP hàng năm của họ cho quốc phòng và chỉ có 4 nước thành viên NATO đạt được mức 2% trong năm 2013.​
Chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu giảm dần dần trong vòng 2 thập kỷ gần đây do hiệp ước bảo vệ ràng buộc Mỹ bảo vệ các đồng minh EU. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã thuyết phục các nước châu Âu về một thời kỳ hòa bình đã đến.​
Trong khoảng thời gian 1990-1994, chi tiêu quốc phòng trung bình của các nước thành viên NATO ở châu Âu đạt mức 2,5% GDP. Con số này giảm xuống chỉ còn 1,6% GDP vào năm 2013. Tất nhiên, chính quyền Mỹ đã lên án tình trạng phụ thuộc này.​
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu nhấn mạnh việc các thành viên NATO phải tăng cường chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm tới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Libya: Quân nổi dậy tấn công, cướp nhiều vũ khí của Mỹ
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
http://www.vietnamplus.vn/libya-quan...-my/262187.vnp
Quote:
Lực lượng phiến quân Libya đã lấy hàng trăm vũ khí tự động do Mỹ cung cấp và một số thiết bị khác trong cuộc tấn công vào một doanh trại quân sự, nơi Mỹ đang huấn luyện cho các lực lượng chống khủng bố của Libya.

Báo New York Times dẫn lời một quan chức của Mỹ cho biết, các binh sỹ tinh nhuệ của Mỹ đã được giao nhiệm vụ từ năm ngoái nhằm bí mật thành lập các đơn vị chống khủng bố tại Libya, Mauritania, Niger và Mali, một phần trong những nỗ lực của Mỹ nhằm mở rộng cuộc chiến chống các chi nhánh của al-Qaeda tại châu Phi.

Chương trình này đã được tài trợ hàng triệu USD từ nguồn ngân sách bí mật của Lầu Năm Góc, trong đó bao gồm việc hướng dẫn và trang bị cho những binh sỹ được tuyển chọn kỹ lưỡng, với hi vọng các đơn vị vũ trang này có khả năng chống lại các tay súng nổi dậy như Boko Haram.

Nhưng chương trình này đã gặp phải một số trục trặc, điển hình là ở Libya, do việc huấn luyện bị cắt giảm một cách đột ngột vào tháng Tám năm ngoái khi một nhóm phiến quân đã hoàn toàn áp đảo các binh sỹ Libya tại một trại huấn luyện ở ngoại ô thủ đô Tripoli.

Bên cạnh các vũ khí tự động, các tay súng nổi dậy còn lấy ống nhòm nhìn đêm và một số phương tiện khác. Trước đó, các cố vấn của Mỹ đã kịp thời quay về nhà ở gần đó.

Giới chức trách Mỹ đang tìm kiếm những khu vực an toàn hơn để tiếp tục dự án.
Libyan_forces.jpg

Theo tờ Times, “bất ổn chính trị ở Libya từ đó cho tới nay đã khiến nhà chức trách Mỹ phải suy nghĩ lại về việc lựa chọn nhân lực bản địa.”

Các cố vấn Mỹ đã giao những khẩu súng tự động M4 và súng lục Glock cho các binh sỹ Libya và họ phải có trách nhiệm bảo vệ chúng ở nhà kho. Nhưng tất cả đã bị lấy mất trong một cuộc tấn công vào rạng sáng 8/4, được cho là do một nhóm dân quân với số lượng áp đảo các binh sỹ Libya tiến hành.

Những cố vấn Mỹ không có mặt ở doanh trại tại thời điểm đó. Điều này dẫn đến nghi ngờ cho rằng đây là những hành động xuất phát từ nội bộ.

Đa phần các thiết bị sau đó đã được thu hồi nhưng một số báo cáo cho biết một vài vũ khí đã bị tuồn ra chợ đen.

Chương trình huấn luyện của Mỹ tại Mali cũng đã thất bại do chính quyền nước này đang phải đương đầu với các khó khăn khi khôi phục sau cuộc đảo chính.

Lầu Năm Góc đã phải chi gần 15 triệu USD tại Niger cho một đơn vị chống khủng bố mới và 29 triệu USD tại Mauritania.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Hậu duệ" của T-55 nốc ao xe tăng hiện đại nhất Mỹ

1-2b876-5550f-crop1401361939798p.jpg

(Soha.vn) - Xe tăng TR-85 của Romania đã hạ được 8 trên tổng số 11 xe tăng M1 Abrams của Mỹ

Bộ quốc phòng Romania thông báo rằng vừa qua một đơn vị tăng thiết giáp của nước này đã tham gia huấn luyện tấn công cùng với các đơn vị tăng đến từ 14 quốc gia NATO khác tại thị trấn Hohenfels.
Đại diện cho lực lượng xe tăng của Romania tham gia đợt huấn luyện này là các xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85 Bison, đây là mẫu xe tăng nòng cốt của quân đội Romania.
"Trong đợt diễn tập vừa qua, các xe tăng TR-85 của Romania đã thực hành đối kháng với các xe tăng M1 Abrams. Các xe tăng của chúng tôi đã hạ được 8 trên tổng số 11 xe tăng của Mỹ. Sau buổi thực hành đối kháng, kíp xe M1 của Mỹ đã tỏ ra khá tức giận vì kết quả tệ hại như vậy," tờ Ziari của Romania cho biết.
Mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85 được nghiên cứu phát triển từ năm 1978-1985 dựa trên cơ sở xe tăng TR-77-580 (phiên bản T-55 do Romania sản xuất). Các xe tăng TR-85 được sản xuất từ năm 1986-1990 và công việc hiện đại hóa mẫu xe theo chuẩn NATO này bắt đầu từ tháng 3-1994. Kết quả của quá trình hiện đại hóa đã cho ra mẫu xe tăng TR-85-M1.
Mẫu TR-85-M1 được trang trang bị động cơ V8 830 mã lực của Đức, tháp pháo được lắp các lớp giáp gia cường, lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực Ciclop, thay đổi thành 6 bánh xe mỗi bên với lớp giáp bảo vệ, tổng khối lượng của mẫu TR-85-M1 là 50 tấn. Tuy nhiên, vũ khí chính trên xe tăng TR-85-M1 vẫn là pháo A308 cỡ nòng 100mm như trên xe tăng TR-77 với cơ [BCOLOR=transparent]số đạn 41 viên, 1 súng máy đồng trục PKT cỡ nòng 7,62mm, 1 súng máy phòng không DShK cỡ nòng 12,7mm.[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Mẫu TR-85-M1 của Romania được nâng cấp lớp giáp, thay thế động cơ, lắp thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực và không có sự thay đổi về vũ khí (vẫn sử dụng vũ khí như trên xe tăng T-55).[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
B-52 nhận bản nâng cấp đầu tiên sau hơn… nửa thế kỷ?
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Pháo đài B-52 (The B-52 Stratofortress) là tên gọi đầy đủ của chiếc máy bay đầu tiên được dùng chở bom nguyên tử và phục vụ suốt chiến tranh lạnh từ năm 1952. Sau hơn ngần ấy thời gian, B-52 vừa nhận được bản nâng cấp đầu tiên với tên mã CONECT.



Những công nghệ này tuy không mới nhưng nó thổi vào chiếc máy bay “đáng gờm nhưng cũ kỹ” này các tính năng như hệ thống xử lý kỹ thuật số, màn hình hiển thị nhiều màu, kết nối LAN...
c26b52.jpg

Trước đó, công nghệ của B-52 hoàn toàn là của thế kỷ trước với hệ thống analog, màn hình đơn sắc, trình ngắm bắn thô sơ… Không biết vì lý do gì mà giờ đây những cập nhật này lại được tiết lộ?

Trở về những năm 50 của thế kỷ 20, B-52 được coi như thiết bị chuyên chở vũ khí hạt nhân. Nó nổi tiếng hơn cả nhờ vào chiến tranh Việt Nam, với khả năng chở lên tới 32.000 kg bom.
f24b522.jpg

Thời điểm bấy giờ. B-52 sử dụng màn hình chiếu CRT đơn sắc và hệ thống tính toán nhị phân. Từ đó tới nay, máy bay cũng được nâng cấp rất nhiều, nhưng công nghệ cũ không ăn nhằm gì với các F-22 hay F-35. Gần đây, dự án CONECT (Combat Network Communications Technology) được Bộ không quân Mỹ ứng dụng để nâng cấp 30 máy bay B-52 trong thời gian tới. Lần nâng cấp gần đây nhất là vào tháng 4 vừa qua.

Ở bản nâng cấp CONECT này, đáng kể nhất là thay đổi không gian làm việc với màn hình hiển thị đa sắc và tăng cường hệ thống mạng nội bộ giữa các máy bay hay với các trạm điều khiển trên mặt đất thông qua sóng UHF hay sóng vệ tinh (satcom).

Bên cạnh đó, máy bay cũng được tích hợp những bộ tín hiêu radio ARC-210 giúp việc truyền phát thông tin định vị đối tượng nhanh hơn. Những máy bay được nhận nâng cấp CONECT sẽ vẫn tiếp tục phục vụ không quân Mỹ cho tới năm 2040.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35B có thể khiến đường băng "tan chảy" nếu hạ cánh thẳng đứng

(Soha.vn) - Siêu tiêm kích F-35B nhiều khả năng sẽ không thể trình diễn khả năng hạ cánh thẳng đứng tại triển lãm quốc phòng tổ chức tại Anh vào mùa hè năm nay.

Sắp tới sẽ có nhiều triển lãm hàng không lớn được tổ chức tại Anh trong mùa hè này. Trong đó, mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-35B, biến thể có thể cất và hạ cánh thẳng đứng trong dòng tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35, sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, khán giả có lẽ phải thất vọng khi biết rằng F-35B nhiều khả năng sẽ không thực hiện động tác hạ cánh thẳng đứng, điều mà chiến đấu cơ Harrier đã thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Người đứng đầu lực lượng Không quân thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, tướng Matthew Glavy cho biết nguyên nhân là do chương trình chưa thử nghiệm xong vật liệu dùng để bảo vệ đường băng khỏi nguy cơ bị "tan chảy" do luồng khí nóng hướng thẳng xuống dưới từ động cơ máy bay. Tuy nhiên, theo tờ Daily Beast (Mỹ), lời giải thích có phần đơn giản này không che giấu được 2 vấn đề lớn: mức độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chương trình F-35, và tính hữu dụng của khả năng hạ cánh thẳng đứng.
f35b-co-the-khien-duong-bang-tan-chay-neu-ha-canh-thang-dung.jpg

Tiêm kích F-35B​
F-35B được thiết kế cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, và Anh dự kiến cũng sẽ mua mẫu này. Nó có thể cất cánh chỉ với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Những người ủng hộ chương trình cho rằng F-35B sẽ cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng những đường băng ngắn trên khắp thế giới, tăng khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng viễn chinh. Tuy nhiên, trong quá trình hạ cánh thẳng đứng, luồng phản lực từ động cơ hướng thẳng xuống mặt đất với nhiệt độ hơn 900 độ C.
Theo dữ liệu thử nghiệm của hải quân Mỹ, có 50% khả năng luồng phản lực này có thể gây bong, nứt lớp bê tông của đường băng chỉ với 1 lần hạ cánh, do nhiệt độ cao khiến độ ẩm trong bê tông bị hóa hơi và giãn nở cực nhanh. Trong khi đó, hãng Lockheed Martin, nhà thầu chính của F-35B, cho rằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa luồng phản lực của F-35B và Harrier là không đáng kể. Tuy vậy, Hải quân Mỹ vẫn quyết định dùng loại bê tông chịu nhiệt ở những địa điểm thử nghiệm, đồng thời đặt thêm 1 tấm nhôm bên trên để bảo vệ đường băng.
f35b-co-the-khien-duong-bang-tan-chay-neu-ha-canh-thang-dung.jpg

Trong quá trình hạ cánh thẳng đứng, luồng phản lực từ động cơ của F-35B hướng thẳng xuống mặt đất với nhiệt độ hơn 900 độ C.​
Đó không phải là lần đầu tiên Lockheed Martin có vấn đề với thông tin do mình cung cấp. Năm ngoái, RAND, một công ty nghiên cứu quốc phòng tư nhân, đã kết luận rằng việc kết hợp 3 mẫu chiến đấu cơ của 3 quân chủng, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến, vào 1 chương trình chung Joint Strike Fighter (JSF) khiến chi phí tăng cao hơn nếu từng quân chủng phát triển máy bay riêng biệt. Đáp lại, Lockheed Martin cho rằng RAND sử dụng một số dữ liệu đã lạc hậu, mặc dù những dữ liệu này lại không được đưa vào bản báo cáo.
BÀI LIÊN QUAN
Một báo cáo hồi năm 2011 cho thấy chi phí vận hành của F-35A, phiên bản dùng cho không quân, cao hơn 40% so với F-16. Một quan chức cấp cao của chương trình khi đó cho rằng Lầu Năm Góc đã tính toán sai. Nhưng sau 3 năm, con số trên vẫn không thay đổi.​
F-35B được thiết kế để hoạt động từ những tàu hỗ trợ đổ bộ và những sân bay dã chiến. Một tàu hỗ trợ đổ bộ chỉ có thể chứa tối đa 6 chiếc F-35B, do đó khả năng hoạt động từ những sân bay dã chiến là rất cần thiết. Nhưng nếu vấn đề liên quan đến luồng khí nóng phản lực không được giải quyết thì khả năng này rất khó khả thi.​
Một giải pháp là dùng những tấm che bằng nhôm như trong quá trình thử nghiệm nhưng việc chuyên chở và lắp đặt chúng không hề dễ dàng. Mỗi tấm có kích thước 30m x 30m, nặng 30 tấn, gồm 400 bộ phận khác nhau và cần 2 người để lắp ráp.
Việc phải thêm vào những tấm chắn này sẽ làm tăng thêm gánh nặng hậu cần khi vận hành chiến đấu cơ nặng 25 tấn này, gấp đôi chiếc Harrier. Đặc biệt là trong điều kiện thời chiến, việc tiếp tế cho những sân bay dã chiến như vậy có thể rất nguy hiểm.
f35b-co-the-khien-duong-bang-tan-chay-neu-ha-canh-thang-dung.jpg

F-35B cất cánh trong đêm​
Có thể hạn chế phần nào vấn đề trên nếu cho máy bay di chuyển với tốc độ chậm về phía trước cùng lúc với việc hạ cánh. Như vậy lượng nhiệt sẽ được phân tán ra một diện tích lớn hơn. Tuy vậy vẫn còn những vấn đề khác, như việc những mảnh vụn từ đường băng sân bay có thể bị luồng phản lực thổi tung lên và va đập vào lớp vỏ của máy bay, gây ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của nó.
Cho đến nay, Lầu Năm Góc vẫn chưa có kế hoạch thử nghiệm cho các trường hợp trên, và điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá khả năng thực sự của F-35B trong thực tế, nhất là khi mà phiên bản này tiêu tốn ít nhất 21 tỷ USD trong tổng số 55 tỷ USD ngân sách phát triển cho cả 3 phiên bản A, B và C. Chi phí sản xuất trung bình của một chiếc F-35B hiện cũng cao hơn mọi chiến đấu cơ đang được sản xuất hiện nay.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lo Trung Quốc, Mỹ vội rót tiền phát triển vũ khí siêu vượt âm

(Soha.vn)- Cuộc thử nghiệm phương tiện siêu vượt âm của TQ là ví dụ mới về khả năng chống tiếp cận mà nước này xây dựng để đẩy Mỹ ra khỏi châu Á, ngăn Washington hỗ trợ đồng minh.

Tờ Washington Free Beacon ngày 29/5 đưa tin, vào tuần trước, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn khoản ngân sách 70,7 triệu USD trong năm tài khóa 2015 để phát triển tên lửa siêu vượt âm tiên tiến trong khuôn khổ chương trình "Đòn tấn công thần tốc" của Lầu Năm Góc, đồng thời bày tỏ lo ngại trước cuộc thử nghiệm gần đây Trung Quốc đối với một phương tiện tấn công siêu vượt âm được thiết kế để mang các đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
“Đòn tấn công thần tốc” là một chương trình vũ khí chiến lược nhắm tới việc chế tạo các vũ khí cao tốc có khả năng tấn công mục tiêu ở bất kì khu vực nào trên thế giới chỉ trong 30 phút. Một bản báo cáo của Hạ viện Mỹ về khoản ngân sách quốc phòng mới đã cung cấp những chi tiết mới về chương trình vũ khí siêu vượt âm của Mỹ, đồng thời chỉ ra rằng Lầu Năm Góc có vẻ đang đầu tư quá ít cho chương trình này khi mà Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm đầu tiên vào ngày 9/1 năm nay.
Cuộc thử nghiệm của Trung Quốc đã đánh dấu một bước tiến lớn trong chương trình vũ khí tiến tiến của Bắc Kinh. Các quan chức Mỹ cho hay cuộc thử nghiệm đã được tiến hành đối với một loại vũ khí cơ động cao, có thể di chuyển với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Lầu Năm Góc gọi phương tiện siêu vượt âm của Trung Quốc là WU-14. Cuộc thử nghiệm của nó dường như đã khởi động một cuộc chạy đua vũ khí siêu vượt âm, ít nhất là đối với Nga và Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng của Lầu Năm Góc có vẻ đang hạn chế sự đầu tư cho công nghệ vũ khí siêu vượt âm.
Boris Obnosov, một quan chức công nghiệp vũ khí Nga cho hay tại triển lãm vũ khí tổ chức tại Astana, Kazakhstan thứ Sáu tuần trước (23/5), "hàng chục" viện nghiên cứu và nhà máy của Nga đang tham gia chế tạo vũ khí siêu vượt âm. Theo ông Obnosov, Tập đoàn Tên lửa Chiến lược của Nga đang dự định phát triển nguyên mẫu đầu tiên của một loại tên lửa siêu vượt âm vào năm 2020.
Ông Obnosov cũng cảnh báo rằng các quốc gia khác đang chạy đua chế tạo vũ khí siêu vượt âm: "Nếu chúng tôi chậm chân và bị tụt lại phía sau, sẽ rất khó để sau này có thể bắt kịp họ".
BÀI LIÊN QUAN
Cuộc thử nghiệm phương tiện siêu vượt âm của Trung Quốc hồi tháng một là ví dụ mới nhất về khả năng mà Lầu Năm Góc gọi là chống xâm nhập, chống tiếp cận, được xây dựng để đẩy Mỹ ra khỏi châu Á và ngăn cản các lực lượng Mỹ tiếp viện cho đồng minh trong khu vực.​
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall từng nhận định các loại vũ khí siêu vượt âm là một mối lo ngại lớn với Mỹ. Theo ông Kendall, các phương tiện tấn công siêu vượt âm rất khó có thể ngăn chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.​
Trước đó, Lee Fuell, một chuyên gia tình báo công nghệ thuộc Trung tâm tình báo Không quân Mỹ (NASIC) cho hay phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc được phóng từ tên lửa đạn đạo, có vận tốc lên tới Mach 10.
lo-trung-quoc-my-voi-rot-tien-phat-trien-vu-khi-sieu-vuot-am.jpg

Theo Lee Fuell, phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc được phóng đi từ tên lửa đạn đạo (Ảnh minh họa)​
“Chúng tôi cho rằng nó liên quan tới các lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc”, Fuell nói, đồng thời cho biết hiện có những mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể trang bị cho các phương tiện này những đầu đạn thông thường để làm nhiệm vụ tấn công chính xác tầm xa.
Phát biểu trên tạp chí Aviation Week, các quan chức Mỹ tin rằng vũ khí tấn công siêu vượt âm là một phần trong chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc.
Mỹ đang tập trung cho chương trình có tên "Tên lửa siêu vượt âm tiên tiến" được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2011. Tên lửa này có khả năng bay với vận tốc Mach 5 hoặc lớn hơn. Trong cuộc thử nghiệm năm 2011, tên lửa đã di chuyển quảng đường 2.500 dặm từ Hawaii tới đảo Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall trong 30 phút.
Nếu cuộc thử nghiệm lần thứ hai diễn ra thành công, Lầu Năm góc sẽ bắt đầu nghiên cứu xem liệu rằng loại vũ khí này có thể được trang bị trên tàu ngầm hay không.
Một hệ thống khác của Mỹ mang tên "Phương tiện công nghệ siêu vượt âm" đã 2 lần thử nghiệm thất bại và hiện đang vấp phải sự phản đối của một số thành viên quốc hội Mỹ.
Theo Rick Fisher, một chuyên gia về các chương trình quân sự của Trung Quốc, nhận định rằng việc đầu tư cho tên lửa siêu vượt âm của Mỹ quá chậm.
“Nga và Trung Quốc đều đang phát triển những đầu đạn siêu vượt âm cho các tên lửa đạn đạo của họ và có thể đang phát triển những tên lửa tấn công chiến lược siêu vượt âm mới tiếp sau các tên lửa hành trình tầm xa. Mỹ hiện có nhu cầu cấp thiết về việc phát triển các loại vũ khí siêu vượt âm mới để trang bị cho máy bay, tàu chiến và tàu ngầm cũng như những tên lửa đạn đạo tầm xa của mình”.
Trong tháng 3 vừa qua, Alan R. Shaffer, một phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách lĩnh vực nghiên cứu và kỹ thuật cho hay tên lửa siêu vượt âm X-51 đang thử nghiệm là một thiết kế ưu thế.
lo-trung-quoc-my-voi-rot-tien-phat-trien-vu-khi-sieu-vuot-am.jpg

Phương tiện bay siêu vượt âm X-51A của Mỹ trên cánh máy bay B-52 trong một cuộc thử nghiệm​
Báo cáo của Hạ viện Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các biện pháp phòng thủ trước các loại vũ khí siêu vượt âm. Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc soạn thảo một báo cáo về các mối đe dọa siêu vượt âm đang nổi lên hiện nay và đệ trình vào trước cuối năm nay. Bản báo cáo này cần đánh giá các mối đe dọa siêu vượt âm mới nổi đối với nước Mỹ, các đồng minh và lực lượng được triển khai và phải giải thích cách thức Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến phát triển, triển khai khả năng phòng thủ để đối phó với mối đe dọa này.
Hiện tại, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế cơ bản để ngăn chặn các tên lửa đạn đạo và vũ khí có quỹ đạo bay có thể đoán trước. Sự hạn chế về các hệ thống vệ tinh, cảm biến và các tên lửa đánh chặn trên bộ và trên biển khiến Mỹ không thể theo dõi và ngăn đánh bại các phương tiện siêu vượt âm.
 
Status
Không mở trả lời sau này.