Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Siêu tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ đáng bị đánh tụt hạng xuống “Thế hệ thứ 4”

Chủ nhật 01/06/2014 18:33
ANTĐ - Tạp chí “The Daily Beast” của Mỹ có bài phân tích về khiếm khuyết của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 “Lightning-2” của Mỹ, và cho rằng nó chỉ xứng đáng xếp vào “thế hệ thứ 4”.​
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, F-35 đã gặp phải một số lỗi kỹ thuật ngay trong giai đoạn thiết kế, trong đó lỗi nặng nhất chính là để cho một số radar của Nga và Trung Quốc phát hiện ra, hơn nữa 2 nước này đang ngày càng gia tăng số lượng các loại radar kỹ thuật cao.​
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, hệ thống áp chế radar đối phương lắp đặt trên máy bay tàng hình F-35 không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nó, hậu quả là rất có khả năng Mỹ phải nghiên cứu một loại máy bay chuyên dựng chế áp radar đối phương, để bảo đảm khả năng tàng hình cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.​
Cho nên, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đang hoài nghi việc Mỹ đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ để chế tạo một loại máy bay được đánh giá là “siêu hiện đại, siêu tối tân” như F-35, mà vẫn phải kè kè bên cạnh một loại máy bay gây nhiễu và chế áp điện tử, liệu có đáng tiền hay không?​
Thực tế, vấn đề khiếm khuyết tàng hình của F-35 đã bị chỉ ra từ rất lâu. Được biết, máy bay tiêm kích F-35 thế hệ mới dễ dàng bị radar siêu cao tần, bước sóng rất ngắn phát hiện ra.​
f-35.jpg
Thiết bị đối phó với sự thăm dò của radar đối phương trên F-35 chủ yếu dùng chế áp các loại radar có bước sóng trong phạm vi 3cm, tính năng tàng hình của nó chỉ phát huy tác dụng mạnh nhất ở dải X-band và dải tần mà radar mạng pha điện tử APG-81 có thể bao trùm.​
Các chuyên gia tin rằng, khiếm khuyết chết người này không phải là lỗi thiết kế máy bay, mà là hậu quả của việc xây dựng tiêu chí kỹ thuật chưa phù hợp của Lầu Năm Góc.​
Radar băng VHF có khả năng thăm dò ra các thiết bị bay tàng hình điều này là hiển nhiên và Mỹ cũng biết điều đó ngay từ khi bắt đầu phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình F-35.​
Năm 1983, Phòng thí nghiệm Lincoln thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) từng đặt mua một trạm radar có bước sóng 45m dùng để mô phỏng trạm radar VHF 2D P-14 của Nga. Trạm radar P-14 bao gồm 3 biến thể là 1RL113 "Lena" (NATO định danh “Tall King A”) và 44Zh6 "Furgon" (Tall King B) và 5N84A “Oborona-14” của Nga.​
Chi nhánh công ty Lockheed Martin nằm ở FortWorth bang Texas đã đặc biệt lưu ý lắp ráp và nghiên cứu kỹ lưỡng biến thể cơ động 5N84A “Oborona-14”. Nhưng điều khiến cho các chuyên gia kinh ngạc chính là khi thiết kế tiêm kích tàng hình F-35, công ty Lockheed Martin lại không hề tham khảo những kinh nghiệm họ đã rút ra trước đây.​
F-35B.jpg

Chuyên gia kỹ thuật đã chỉ ra rằng, để đảm bảo tính năng tàng hình của máy bay ở dải sóng siêu cao tần, trước tiên phải loại bỏ phần cánh đuôi đứng, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, yêu cầu này và các tiêu chí kỹ thuật mà Nhà Trắng đặt ra cho F-35 rất khó có thể thực hiện toàn vẹn.​
Tổng chi phí dự án nghiên cứu máy bay tàng hình F-35 mà Lầu Năm Góc đặt mua của công ty Lockheed Martin vào khoảng trên 1,3 nghìn tỷ USD, là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất, nghiên cứu phức tạp nhất mà hiệu quả chưa chắc đã cao nhất trong lịch sử phát triển của không quân Mỹ.​
F-35 gồm tất cả 3 phiên bản để phục vụ cho Không quân, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, bước đầu dự kiến năm 2016 sẽ đi vào hoạt động. Giá khởi đầu cho chiếc F-35 là 75 triệu USD, nhưng đến nay nó đã lên tới hơn 100 triệu USD/chiếc và chưa có dấu hiệu ngừng leo thang về giá.​
Tờ “Взгляд” Nga đã bình luận, F-35 vốn phải “mất hết dấu vết” khi hoạt động ở không phận của đối phương, nhưng hiện nay xem ra, nó vẫn còn khuyết điểm rất lớn, để lộ hình dạng “rõ mồn một” trên màn hình radar đối phương. Điều này có thể hơi quá lời, nhưng quả thực, các hệ thống radar Nga và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng phát hiện ra F-35.​
F35-Testing-01.jpg.jpg
Ban đầu loại tiêm kích tàng hình này gánh vác niềm hy vọng của Lầu Năm Góc, kết quả ngày càng kém do số lượng hệ thống radar của Nga và Trung Quốc không ngừng gia tăng. Ngoài ra, nó còn có khiếm khuyết lớn nữa mà hiện Lockheed Martin vẫn chưa thể khác phục được.​
Tờ The Daily Beast cho rằng, F-35 thực sự không được tốt về phương diện chế áp sự thăm dò của radar đối phương, có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải đầu tư hàng trăm tỷ USD, để phát triển máy bay tấn công thế hệ mới, nhưng lại cần tới sự trợ giúp của một máy bay chuyên dụng để ngăn chặn radar của đối phương.​
Ngoài ra, F-35 còn “nổi tiếng” với hàng loạt những lỗi chết người trong quá trình thử nghiệm. Ví dụ như: Độ bền cơ học vật liệu chế tạo máy bay kém, kết cấu thiết kế bị lỗi, rò rỉ nhiên liệu, trục trặc phần mềm, hệ thống điện lực kém, lỗi động cơ…, khiến nó đã 9 lần bị đình chỉ bay sau 12 sự cố.​
Một số chuyên gia cho rằng, bản thân F35 bộc lộ những khuyết điểm lớn, nên nó chỉ xứng đáng được xếp vào thế hệ thứ 4, chứ không phải là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5. Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin đã từng cho rằng, tính năng F-35 không bằng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35B liệu có được !

Khả năng kì diệu của tiêm kích hạm Yak-38 Liên Xô

(Kienthuc.net.vn) - Yak-38 là tiêm kích hạm đầu tiên của Liên Xô đưa vào trang bị năm 1976 với nhiều khả năng đặc biệt như cất hạ cánh giống trực thăng, hạ cánh tự động hoàn toàn.
Yak-38 là một trong những thiết kế chiến đấu cơ đỉnh cao của lịch sử phát triển hàng không quân sự Liên Xô. Điểm đặc biệt nhất trên mẫu máy bay này là nó có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng.​
Để có được khả năng đó, Yak-38 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-28 V-300 với 2 vòi phun đặt ở dưới đuôi và 2 động cơ phụ Rybinsk RD-38 lắp cùng ở sau buồng lái. Khi cất hạ cánh thẳng đứng, các vòi phun đồng loạt hướng xuống dưới tạo lực nâng đưa máy bay cất hoặc hạ cánh.​
Một đặc điểm đáng chú ý nữa của chiếc Yak-38 là nó có thể tự động hạ cánh. Chiếc máy bay có thể kết nối từ xa với một hệ thống máy tính trên tàu sân bay cho phép nó được hướng dẫn hạ cánh xuống boong hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của phi công.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
yak38_kienthuc_470_epob.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tiêm kích hạm Yak-38 cất cánh thẳng đứng từ tàu tuần dương Project 1143.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Yak-38 được thiết kế dành riêng cho lớp tàu tuần dương tên lửa chở máy bay Project 1143 Krechyet (NATO định danh là lớp Kiev) phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ giữa những năm 1970-1990. Trong 3 chiếc được đóng, hiện chỉ còn một chiếc mang tên Đô đốc Gorshkov được cải tiến xuất khẩu cho Hải quân Ấn Độ.​
Ngoài khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, hỏa lực của Yak-38 không quá ấn tượng. Theo đó, nó chỉ có 4 giá treo trên cánh cho phép mang tổng cộng 2 tấn vũ khí gồm: pháo GSh-23L (lắp trên giá treo cánh); 2 bom không điều khiển FAB-500 (hoặc 4 quả FAB-250) hay 2 bom cháy ZB-500 hay 2 bom hạt nhân RN-28; 2 tên lửa chống tàu tầm ngắn Kh-23 (tầm bắn 10km); tên lửa đối không tầm ngắn R-60 (tầm bắn 8km).​
Vì chỉ có 4 giá treo nên Yak-38 phải lựa chọn mang bom thì thôi tên lửa và ngược lại trong tác chiến đối đất, đối hải. Thường thì, khi mang vũ khí như vậy có thể sẽ lựa chọn mang theo 2 tên lửa không đối không R-60.​
Yak-38 có thể đạt tốc độ tối đa cận âm 1.050km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km, trần bay 11.000m, vận tốc leo cao 4.500m/phút.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tuần dương hạm hạt nhân Mỹ thua xa Nga

(Soha.vn) - Khi nói tới tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển mọi người thường chỉ nghĩ đến lớp Kirov của Nga mà ít biết rằng Mỹ cũng có 3 lớp tàu như vậy.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, bên cạnh nắm đấm thép của Hải quân là tàu sân bay, người Mỹ cũng đã đóng thêm 3 lớp tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển sau đây:​
1. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Truxtun (CGN-35)
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp Truxtun CGN-35 là một phân lớp của tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển thông thường lớp Belknap CG-26.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Truxtun là chiếc đầu tiên và cũng là duy nhất của lớp tàu này, CGN-35 được hạ thủy ngày 17/6/1963, chính thức vào biên chế 19/12/1964 và bị loại biên ngày 11/9/1995.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Tàu có kích thước: Dài 172m; rộng 18m; mớn nước 9,3m; lượng giãn nước đầy tải 8.659 tấn. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân áp lực nước công suất 70.000 SHP cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 31 hải lý/h; tầm hoạt động không giới hạn.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Hệ thống điện tử của CGN-35 gồm radar tìm kiếm mặt nước AN/SPS-10, radar trinh sát mục tiêu trên không AN/SPS-40; radar cảnh giới 3D AN/SPS-48; radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG 55 và sonar AN/SQS-26. Vũ khí gồm có 1 pháo 127mm Mk-42; 1 ray phóng kép loại Mk-10 Mod 8 để phóng tên lửa đối không Standard ER và tên lửa chống ngầm ASROC, có tất cả 60 tên lửa loại này nằm sẵn trên giá nạp dạng trống; 4 ống phóng ngư lôi Mk-32; 8 tên lửa đối hạm Harpoon và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.​
2. Tuần dương hạm hạt nhân lớp California (CGN-36)
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.JPG

Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp California CGN-36 là thế hệ sau của CGN-35 Truxtun. Có tất cả 2 chiếc loại này được đóng trong giai đoạn từ 1970-1974 gồm USS California CGN-36 và USS South Carolina CGN-37.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

CGN-36 được hạ thủy 23/1/1970, chính thức đi vào hoạt động 16/2/1974 và bị loại biên ngày 9/7/1999. Trong khi đó chị em của nó chiếc CGN-37 South Carolina hạ thủy 1/12/1970, vào biên chế 25/1/1975 và ngừng hoạt động ngày 30/7/1999.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Tuần dương hạm hạt nhân lớp California có kích thước: Dài 179m; rộng 19m; mớn nước 9,6m; lượng giãn nước đầy tải 10.800 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động không giới hạn.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Hệ thống điện tử của CGN-36 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-51, radar kiểm soát hỏa lực pháo Mk-48 cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; ngoài ra tàu còn được bổ trợ thêm 1 radar đa năng vừa trinh sát vừa kiểm soát hỏa lực AN/SPQ-9. Vũ khí gồm có 2 pháo 127mm Mk-45; 1 ray phóng loại Mk-13 để phóng tên lửa RIM-66D Standard; 2 bệ phóng Mk-141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi Mk-46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.​
3. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Virginia (CGN-38)
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Virginia (CGN-38) là lớp tuần dương hạm hạt nhân cuối cùng của Hải quân Mỹ gồm tất cả 4 tàu được đóng trong giai đoạn từ 1972-1980 và hoạt động từ 1976-1998.
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.JPG

Theo kế hoạch sẽ có 11 tàu lớp này được đóng nhưng thực tế chỉ được 4 chiếc gồm Virginia CGN-38; Texas CGN-39; Mississippi CGN-40 và Arkansas CGN-41. Cả 4 tàu trên có thời hạn phục vụ chỉ từ 15,3 đến 19 năm. Đây là một khoảng thời gian ngắn kỷ lục của những chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, lý do chính là chi phí hoạt động của chúng quá cao. Theo thời giá năm 1996, CGN-38 mất 40 triệu USD chi phí hoạt động 1 năm trong khi đó Ticonderoga là 28 triệu còn Arleigh Burke chỉ là 20 triệu USD. Thêm vào đó, việc dùng ray phóng Mk-26 làm tàu không có tính đa năng như các chiến hạm thế hệ sau sử dụng bệ phóng thẳng đứng Mk-41.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.JPG

Thông số cơ bản: Dài 179m; rộng 19m; mớn nước 10m; lượng giãn nước đầy tải 11.666 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) tương tự như CGN-36 California cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động không giới hạn.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Hệ thống điện tử của CGN-38 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG 51, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9A cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; Hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32, AN/SQL-25; Mk-36 SRBOC. Vũ khí gồm có 2 pháo 127mm Mk-45; 2 ray phóng loại Mk-26 với 68 tên lửa RIM-66 và RUR-5 ASROC; 2 bệ phóng Mk-141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk; 4 ống phóng ngư lôi Mk-46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.​
Sau khi tham khảo 3 lớp tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển của Mỹ, chúng ta hãy cùng nhìn qua đối thủ của chúng ở phía bên kia chiến tuyến: Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Liên Xô/Nga.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Kirov là lớp tuần dương hạm hạt nhân duy nhất của Liên Xô/Nga. Đây cũng đồng thời là lớp tuần dương hạm hạt nhân lớn nhất thế giới.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Có tất cả 4 chiếc lớp này được khởi đóng trong giai đoạn từ 1974-1986 gồm: Kirov (đổi tên thành Đô đốc Ushakov), Frunze (Đổi tên thành Đô đốc Lazarev), Kalinin (Đổi tên thành Đô đốc Nakhimov) và Yury Andropov (Đổi tên thành Pyotr Velikiy). Trong 4 chiếc hiện chỉ có Pyotr Velikiy là đang hoạt động còn 3 chiếc kia đang trong giai đoạn khôi phục, sửa chữa.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Kirov có chiều dài 252m; rộng 28,5m; lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn. Tàu được trang bị động cơ KN-3 chạy bằng năng lượng hạt nhân cho phép đạt tới tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn.​
tuan-duong-ham-hat-nhan-my-thua-xa-nga.jpg

Được gọi là "Sát thủ tàu sân bay" Kirov mang theo một kho vũ khí khủng khiếp với 1 pháo hạm AK-130 2 nòng cỡ 130mm (tàu Nguyên soái Ushakov trang bị 2 pháo AK-100 thay cho AK-130), 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 96 tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống S-300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA hoặc 192 tên lửa 9K311 Tor. Ngoài ra, tuần dương hạm lớp Kirov còn được trang bị 6 hệ thống CIWS Kashtan (trên 2 tàu Pyotr Velikiy và Đô đốc Nakhimov) hoặc 8 hệ thống CIWS AK-630 (trên 2 tàu Nguyên soái Ushakov và Đô đốc Lazarev), 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cùng 2 bệ rocket chống ngầm RBU-6000, tàu có sàn đáp và hầm chứa trực thăng săn ngầm Ka-27 ở đuôi (nhà chứa trực thăng ở bên dưới sàn đáp trực thăng).​
Do học thuyết chiến tranh của Mỹ với Liên Xô/Nga khác nhau rất nhiều nên những tuần dương hạm hạt nhân của họ cũng được thiết kế với mục đích sử dụng rất khác nhau. Mặc dù hơi miễn cưỡng khi phải so sánh nhưng vẫn phải nhận xét rằng 3 lớp tuần dương hạm hạt nhân trên của Mỹ còn thua kém nhiều cả về kích thước lẫn vũ khí trang bị so với Kirov của Liên Xô/Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chặn chức năng quân sự của hệ thống định vị toàn cầu Mỹ

Moscow đã tiến hành các biện pháp để ngăn Mỹ sử dụng hệ thống GPS vì mục đích quân sự trên lãnh thổ Nga, Phó thủ tướng Dmitry Rogozin tiết lộ hôm qua.

“Chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát được các hệ thống GPS”, Tân Hoa Xã dẫn nội dung ông Rogozin viết trên trang cá nhân hôm qua.
  • nga-chan-chuc-nang-quan-su-cua-he-thong-dinh-vi-toan-cau-my.jpg

    Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Ảnh: Wiki.​
Theo Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos, Nga tiến hành các biện pháp chặn GPS của Mỹ trên lãnh thổ nước này từ ngày 1/6.
Phó thủ tướng Nga cũng cho biết Moscow đã bắt đầu thương thảo với Mỹ về Glonass của Nga trên lãnh thổ Mỹ. Glonass là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Liên bang Nga, tương tự như GPS của Mỹ hay Galileo của Liên minh châu Âu. Các cuộc đàm phán sẽ kéo dài cho đến 31/8 năm nay.
Đầu tuần trước, ông Rogozin đã cảnh báo rằng Nga sẽ chặn hoạt động của GPS vào ngày 1/6 và có thể sẽ tháo dỡ chúng từ ngày 1/9 để đáp trả việc Mỹ trừng phạt Nga trong khủng hoảng Ukraine.
 
23/8/12
1.162
3
38
Bất luận là TQ ăn cắp công nghệ hay ko, nhưng khi TQ đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh mang VKHN WU-14 ngày 09/1/2014 với Mach 10 & họ giữ bí mật ko công bố. Trong khi đó Mỹ còn đang chật vật với X-51A với Mach 5,1 chưa đâu vào đâu thì đã PR nổ rầm rộ. Trước đó khi Mỹ lập dự án F-35 thì Nga & TQ cũng đã bí mật lập dự án rada (để rồi rada Nga & TQ bắt sống F-35 của Mỹ), đồng thời Nga cho ra đời S-400 để tiễn F-22, F-35 của Mỹ về nơi chín suối & bán S-400 cho TQ… Chứng tỏ Mỹ đã bị Nga & TQ lừa cho 1 cú ngoạn mục, Mỹ bị đau điếng nhục nhã, dự án F-35 & X-51A của Mỹ coi như đã bị phá sản hoàn toàn... Công thêm vc TQ sỡ hữu tên lửa diệt tàu sân bay DF-21… thì chứng tỏ TQ ko còn ngán gì Mỹ nên Mỹ ko bao giờ dám đánh nhau với TQ ở Biển Đông hoặc Thái Bình Dương để bảo vệ đồng minh Nhật, Hàn, Philipines nữa rồi… Mỹ hết thời để mà cuồng mà vọng rồi

Tên lửa siêu thanh: Mỹ có thể đối trọng với Trung Quốc?
(Vũ khí) - Việc TQ phóng thành công tên lửa siêu thanh WU-14 với vận tốc Mach 10 đã buộc Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Theo hãng tin Fox News ngày 30/5, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 70,7 triệu USD để quân đội chế tạo tên lửa siêu thanh, vốn là một phần trong chương trình “Đòn tấn công chớp nhoáng”.
“Đòn tấn công chớp nhoáng” là một dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Một báo cáo về đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2015 của Hạ viện Mỹ đã công bố chi tiết về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh nói trên, đồng thời cũng chỉ ra rằng Lầu Năm Góc đã chi quá ít cho việc chế tạo vũ khí siêu thanh trong bối cảnh Trung Quốc đã thử nghiệm thành công thiết bị siêu thanh mang tên lửa hạt nhân.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ten-lua-sieu-thanh-my-trung-quoc-datviet.vn-01_11639434.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay B-52H mang theo tên lửa X-51A​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Washington coi các dự án siêu thanh là mục tiêu hàng đầu và đã chi ra 200 triệu USD trong năm tài khóa 2013 cho 3 chương trình thuộc dự án này, cũng như đã tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm thiết bị siêu thanh.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ dường như như tỏ ra đuối sức trước Trung Quốc.
Theo đó trong khi Mỹ vẫn đang “vật lộn” với tên lửa X-51A (vận tốc Mach 5,1) thì người Trung Quốc đã có thử nghiệm thành công với thiết bị mang tên lửa siêu thanh có tên WU-14, bay ở vận tốc Mach 10, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ).
Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 5/2013 trên Thái Bình Dương, tên lửa X-51A của Mỹ được phóng đi từ máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m gần căn cứ không quân Edwards ở California. Ban đầu tên lửa có tốc độ 4,8M (5.098 km/h), sau đó đạt tới tốc độ 5,1 Mach.
Trong hành trình bay kéo dài 6 phút, tên lửa X-51A Waverider đã đạt đến tốc độ 5,1 Mach, tương đương 5.417 km/h. Sau khi vượt qua khoảng cách 426 km, tên lửa đã tự hủy.
Đây là hành trình bay dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm cũng như là hành trình bay dài nhất của các tên lửa siêu thanh. Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.
Ông Darryl Davis, một quan chức của hãng Boeing nói: “Cuộc thử nghiệm đối với loại động cơ phản lực tính siêu âm này là thành tựu mang tính lịch sử mà phải mất rất nhiều năm mới thành công. Cuộc thử nghiệm này cũng chứng tỏ công nghệ đang được hoàn thiện đã mở ra cánh cửa để ứng dụng thực tiễn cũng như tăng cường hệ thống phòng thủ và tiếp cận không gian vũ trụ một cách ít tốn kém hơn”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ten-lua-sieu-thanh-my-trung-quoc-datviet.vn-02_11637829.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Đồ họa vũ khí WU-14 của Trung Quốc.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với người Mỹ, thành tích này mang tính lịch sử nhưng nó còn kém xa với thiết bị WU-14 của Trung Quốc được thử nghiệm thành công vào ngày 9/1/2014, thông tin này được mạng quân sự Sina (Trung Quốc) cho biết.
Thành công này của WU-14 được nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết đăng trên Tạp chí National Interest có (trụ sở Washington) cho rằng: “Trong vòng một phút hoặc một giờ đồng hồ bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất”.
Ông này còn nói thêm rằng hiện nay các tên lửa hành trình thông thường của Mỹ phải mất 80 phút sau khi bắn ra từ các tàu chiến ở biển Ả Rập mới có thể tấn công được vào căn cứ của các phần tử khủng bố Al-Qaeda nằm sâu trong đất liền Afghanistan.
Các tên lửa siêu thanh chỉ có thể thực hiện hành trình ở vận tốc trung bình với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tấn công vào mục tiêu định trước trong vòng 12 phút.
Quân đội Mỹ đã chi khá nhiều tiền cũng như thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí tấn công chiến lược tiếp theo này của mình, nhưng không phải riêng Mỹ mới có mối quan tâm đến loại vũ khí này.
Ông Cole nói rằng các quốc gia khác nhau bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang phát triển các chương tình đầu đạn hạt nhân siêu thanh của riêng mình để có khả năng đáp trả lại nước Mỹ.
Đi đầu trong đó là Trung Quốc, khi nước này đã đã thử nghiệm thành công một loại vũ khí siêu vượt âm của riêng mình vào hôm 9/1, hệ thống vũ khí mới được biết tới với cái tên là WU-14. Theo Howard McKeon, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ thì mẫu vũ khí trên là một mối đe dọa lớn đến an ninh của nước Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa chiến lược Mỹ yếu thế trước Nga

(Ảnh Nóng) - Là những tên lửa hành trình ưu tú nhất của cả Nga và Mỹ, tuy nhiên tầm bắn của AGM-129 trong Không quân Mỹ chỉ bằng 1/3 so với Kh-101 của Nga.

ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-14_2159871.jpg

Kh-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng 400 kg và tầm bắn lên đến 9.600 km.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-15_2159371.jpg

Kh-101 có sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-09_2151070.jpg

Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Trần bay cao cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-12_21510346.jpg

Kh-101 có chiều dài 7,6 m; Sải cánh 4,4 m; Đường kính 0,75 m. Tên lửa Kh-101 có trọng lượng khoảng 2.400 kg, khối lượng đầu đạn của tên lửa tới 400 kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-13_21511542.jpg

Đạn Kh-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn phân mảnh.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-17_21514139.jpg

Kh-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-16_21514230.jpg

Bề ngoài tên lửa giống như một máy bay nhỏ, mặt cắt ngang dẹt, thiết kế theo công nghệ stealth giảm tối đa độ phản xạ hiệu dụng, chỉ bộc lộ 0,01 m2.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-18_2151621.jpg

Với sức mạnh của tên lửa Kh-101, khi trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-160 và Tu-95MS có tầm bay từ 12.500 và 15.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-06_21516290.jpg

Sức mạnh tên lửa Kh-101 sở hữu khiến cho niềm tự hào của Không quân Mỹ là tên lửa hành trình AGM-129 trở nên vô nghĩa.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-07_21516586.jpg

Theo những thông tin được Mỹ tiết lộ, tầm bắn của tên lửa hành trình AGM-129 lên tới trên 3.000km.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-01_21517792.jpg

Để đạt được tầm bắn trên, tên lửa AGM-129 được thiết kế khí động học kết hợp với vật liệu hấp thụ sóng radar và một số tính năng khác khiến nó gần như vô hình trước radar quan sát.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-08_21517648.jpg

Hiện nay, Quân đội Mỹ đang có khoảng 460 tên lửa hành trình AGM-129 có khả năng mang theo đầu đạn thông thường và cả hạt nhân.
ten-lua-agm-129-kh-101-quan-doi-nga-datviet.vn-03_21521197.jpg

Với khả năng của cả AGM-129 và Kh-101, thì tên lửa hành trình Kh-101 của Nga xứng đáng là kẻ thống trị thế giới.
 
Hạng B1
5/5/12
80
540
83
Vào đây toàn fan Nga ngố..:)
Mấy bài này toàn cop bên soha chứ đâu
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sợ vũ khí giá rẻ Trung Quốc đánh chiếm thị trường Trung Đông

Ngày 17.11, triển lãm hàng không quốc tế lần thứ 13 đã chính thức khai mạc tại sân bay quốc tế Dubai của UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Trong triển lãm lần này, số lượng trang bị, vũ khi Mỹ mang đến triển lãm lần này còn hơn cả triển lãm Hàng không Paris.

Quân đội Mỹ đã tung máy bay chiến đấu tàng hình hàng đầu F-22 tham gia đợt triển lãm này, với mục đích cố gắng giữ vững địa vị thống trị thị trường vũ khí Trung Đông, thị trường quan trọng bậc nhất ở nước ngoài của Mỹ. Vì sao Mỹ lo lắng như vậy, có hay không liên quan đến sự xâm nhập thị trường Trung Đông của doanh nghiệp hàng không Trung Quốc?
Theo báo cáo, Trung Quốc đã trở thành nước lớn về xuất khẩu vũ khí, luôn có mức giá thấp nhất về các loại vũ khí tiên tiến và đang tạo được ấn tượng trong khách hàng. Mấy năm trở lại đây, nước này luôn được xếp vào Top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, kim ngạch mỗi năm ước đạt 2 tỷ USD.
Mỹ rất sợ Trung Quốc làm đảo lộn sự chi phối của các công ty quốc phòng Mỹ và châu Âu tại Trung Đông. Nhà phân tích quốc phòng thuộc viện nghiên cứu quôc tế S. Rajaratnam-Singapore, ông Richard Bitzinger khẳng định, những dự đoán Bắc Kinh sẽ phá vỡ thị trường xuất khẩu vũ khí của Washington và EU tại khu vực này là hơi sớm, nhưng vũ khí Trung Quốc ngày càng có tính thách thức đối với Mỹ và châu Âu.
best_198989897a-1-MBHL-L15.jpeg
Máy bay huấn luyện - chiến đấu L-15 Trung Quốc
Ví dụ như trường hợp Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) mua sắm 3-5 chiếc máy bay không người lái “Dực Long” của Trung Quốc, loại UAV này được lắp đặt thiết bị chống tăng và bom điều khiển bằng GPS, ngoại hình giống với máy bay không người lái MQ-1 "Predator" của Mỹ.
“Dực Long” có thể tích hợp được ít nhất 4 loại vũ khí của Trung Quốc như: tên lửa không đối đất BA-7, bom dẫn đường quang học YZ-212, bom dẫn đường chính xác YZ-102A và bom dẫn đường LS-6. Được biết, “Dực Long” đã nhận được sự quan tâm của 2-3 khách hàng, trong đó có 1 quốc gia Trung Á.
Ngoài những thông tin trên, còn có một nguồn tin chưa đựơc chứng thực cho biết, Ai Cập có thể sẽ mua máy bay chiến đấu FC-1 “Kiêu Long” của Trung Quốc, để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.

Mỹ sợ nhất loại vũ khí nào của Trung Quốc?

Trong số các lực lượng chiến lược Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và các tên lửa liên lục địa phóng trên mặt đất là điều khiến Mỹ lo lắng nhất.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, để xây dựng quan hệ chiến lược ổn định với một Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh chiến tranh hạt nhân, phía Mỹ muốn ưu tiên thúc đẩy trao đổi song phương đối với chính sách chiến tranh hạt nhân và răn đe hạt nhân giữa hai nước.
Mỹ có thể tiến hành thảo luận vấn đề phòng vệ tên lửa với Trung Quốc đồng thời tiến hành phối hợp chính sách với Nhật Bản. Ý tưởng vừa đề cập trên của Mỹ có thể là tạo ra môi trường chiến lược để hai bên đều không thể dễ dàng phát động một cuộc tấn công hạt nhân.
Vị quan chức này đưa ra bản liệt kê vũ khí, khí tài của Trung Quốc mà phía Mỹ quan tâm gồm có: (1) tình hình sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc; (2) số lượng thực của tên lửa xuyên lục địa có thể với đến lãnh thổ Mỹ là “Đông Phong-31A”; (3) tình hình nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa nhiều đầu đạn tính năng cao “Đông Phong-41”.
best_2131772669-1-Tau-ngam-TQ.jpeg
Vấn đề đầu tiên mà Mỹ coi trọng là tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo
của Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Từ bản liệt kê trên, không khó có thể nhận thấy vấn đề mà người Mỹ quan tâm nhất hiện nay là thực lực của lực lượng pháo binh 2 quân đội Trung Quốc. Đây cũng là mảng thông tin mà Washington chưa nắm được nhiều trong số các loại vũ khí, trang bị chiến lược của Bắc Kinh.
Người Mỹ lo lắng, muốn biết tàu ngầm hạt nhân của mình dẫn trước tàu ngầm Trung Quốc rốt cuộc là 20 năm hay là 30 năm?
“Đông Phong-31A” cũng là vấn đề tương tự, số lượng của nó có thể quyết định số lượng NMD (Hệ thống phòng thủ tên lửa) và chất lượng kết nối các hệ thống này. Mỹ đã đoán số lượng tên lửa này của Trung Quốc rất lớn, dẫn đến họ phải tiêu tốn nhiều ngân sách quốc phòng để sản xuất ra nhiều hệ thống chống tên lửa cả trên lục địa lẫn chiến hạm và trên các vì sao.
best_2131772669-2-Tenlua-DF-31A.jpeg
Tên lửa đạn đạo DF-31A

Tình hình nghiên cứu phát triển “Đông Phong-41” của Trung Quốc cũng được Washington rất quan tâm, đặc biệt là kỹ thuật của loại tên lửa mới này. Tên lửa có phạm vi phóng chính xác là bao nhiêu km, mỗi quả tên lửa mang bao nhiêu đầu đạn, sức công phá của đầu đạn hạt nhân, độ chính xác của chúng như thế nào là điều mà người Mỹ bắt buộc phải biết.
Một khi nắm được tình hình nghiên cứu phát triển loại tên lửa này của Bắc Kinh, người Mỹ mới có thể đưa ra chiến lược và mức độ công nghệ hạt nhân của mình một cách rõ ràng hơn và xem xét yêu cầu thực tế bá chủ toàn cầu của mình có còn đáp ứng được nữa hay không.
Tóm lại, hiện nay có thể thách thức Mỹ hoặc làm cho Mỹ coi là đổi thủ, thì đó chính là Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng pháo binh 2. Vấn đề tên lửa “Đông phong-31A” và “Đông Phong-41”có liên quan đến dự toán kinh phí quốc phòng hàng năm để đầu tư hệ thống phòng vệ tên lửa đầy tốn kém NMD. Vì vậy, người Mỹ đặc biệt coi trọng những thông tin về vấn đề này cũng là điều dễ hiểu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.