Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay ném bom Nga áp sát California

Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ hôm 11/6 xác nhận 4 máy bay ném bom Nga đã đặt hệ thống phòng không Mỹ vào trạng thái cảnh giác trong lúc tham gia đợt huấn luyện gần bang Alaska.

Phát ngôn viên của Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD), đại úy Jeff Davis, cho biết 4 chiếc máy bay ném bom của Nga - trong đó có 2 chiếc Tu-95 Bear H - đã bay cách bờ biển bang California - Mỹ khoảng 80 km vào chiều 9/6 (giờ địa phương). 4 chiếc máy bay Nga bị radar phát hiện khi đang cố gắng tiếp cận khu vực phòng thủ của Không quân Mỹ gần quần đảo Aleutian.​
Ngay sau đó, 2 máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ cất cánh ngăn chặn máy bay Nga ở phía trên quần đảo, thời điểm 4 chiếc máy bay này đang hướng về phía Đông. Những kẻ lạ mặt được cho là đến từ căn cứ quân sự đóng gần Anadyr của Nga.​
may-bay-nem-bom-nga-ap-sat-california.jpg

Máy bay Tu-95 Bear H của Nga. Ảnh: AP​
2 trong số 4 chiếc máy bay sau đó chuyển hướng bay về phía Đông Nam, xâm nhập tiếp vào khu vực phòng không Bắc Mỹ ngoài khơi bờ biển Bắc California vào tối cùng ngày. 2 chiếc máy bay này đã bị 2 chiến đấu cơ F-15 chặn lại và bay về phía Tây.​
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết 4 máy bay ném bom Nga được hỗ trợ tiếp nhiên liệu trên không bởi 2 máy bay Ilyushin IL-78. Theo đại úy Davis, 4 máy bay của Nga chưa xâm nhập vào không phận của Mỹ và có thể đang trong một nhiệm vụ đào tạo. Tuy nhiên, Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Conaway cho rằng đó là “hành động mang tính khiêu khích có chủ ý” đến từ phía Moscow.​
Tu-95 là máy bay tấn công tầm xa có khả năng mang theo tên lửa hành trình hạt nhân. Một số phiên bản cải tiến được trang bị bộ cảm biến thông minh giúp thu thập thông tin và có thể hoạt động trong phạm vi hơn 15.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu​
Tại sao radar Nga có thể "nhìn thấy" máy bay tàng hình

Về nguyên tắc vật lý, không thể có máy bay tàng hình theo đúng nghĩa.

Các dòng máy bay tàng hình được quảng cáo thực tế chỉ được áp dụng sâu công nghệ giảm phản xạ hoặc có khả năng hấp thụ sóng radar cho phép máy bay "khó bị phát hiện hơn" ở một số bước sóng. Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao những máy bay tàng hình trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD lại có thể bị phát hiện và bắn hạ bởi các loại vũ khí rẻ tiền hơn nhiều.​
Công nghệ máy bay tàng hình bắt đầu nổi tiếng thế giới từ chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công Iraq của quân đội Mỹ. Trong 6 tuần chiến sự, hằng đêm, các đơn vị cường kích cơ F-117A đã vượt qua hệ thống cảnh giới, phòng không của Iraq tấn công Baghdad và quay trở về "không một vết xước". F-117A tác chiến hiệu quả đến mức Phó Tư lệnh Không quân Mỹ thời điểm đó John Welch tự hào: "Công nghệ tàng hình đã mang cho chúng tôi điều tối quan trọng trong mỗi cuộc chiến - đó là sự bất ngờ".​
Trong một số thời điểm, F-117 của Mỹ còn nổi tiếng hơn nhiều so với đồ uống có gas danh tiếng Coca cola hay xe sang Cadillac của Mỹ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là quảng cáo, chiến tranh mới là nơi vũ khí thể hiện hay bộc lộ yếu điểm chết người của mình.​
tai-sao-radar-nga-co-the-nhin-thay-may-bay-tang-hinh.jpg

Mảnh xác của chiếc F-117A bị bắn hạ tại Nam Tư năm 1999.​
Cái giá của tàng hình
Như đã nói ở trên, việc giúp một vật thể bay nặng hàng chục tấn biến mất trên không là điều không thể. Công nghệ tàng hình hiện đại chỉ giúp nó khó bị quan sát hơn trong các bước sóng radar. Cùng với đó, công nghệ tàng hình gần như vô hiệu trước các thiết bị quan sát quang-truyền hình và ảnh nhiệt. Đây là "gót chân Achilles" của máy bay tàng hình trước các loại vũ khí phòng không hiện đại sử dụng công nghệ đa bước sóng hoặc đầu dò hỗn hợp.​
BÀI LIÊN QUAN
Mục đích chính của công nghệ tàng hình là giúp máy bay khó bị radar phát hiện. Thông thường, tín hiệu radar có thể phát hiện một mục tiêu bay cỡ máy bay chiến đấu ở khoảng cách 300 km thì công nghệ tàng hình giúp kéo lùi khoảng cách trên lại, nhưng với các giá không hề rẻ....​
Để phân tán sóng radar, máy bay tàng hình phải góc cạnh (tạo ra các đa giác trên bề mặt để phân tán sóng radar phản hồi) và sử dụng vật liệu carbon thay thế kim loại. Yếu tố này làm máy bay mất đi hình dáng khí động cần có để thao tác dễ dàng trên không. Ngoài ra, động cơ và ống xả động cơ trên máy cũng phải thiết kế đặc biệt để giảm phán tán tín hiệu nhiệt đặc trưng.​
Cánh đuôi của máy bay cũng được thiết kế dạng nghiêng và kính khoang lái được phủ lớp sơn nano đặc biệt để giảm tín hiệu radar phản hồi.​
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Thiết kế tinh vi và phức tạp cũng làm quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và bảo lưu máy bay tàng hình rất phức tạp. Máy bay F-22 và B-2 của Mỹ cần các khoang chứa đặc biệt để tránh tác động xấu của môi trường lên lớp sơn tàng hình của máy bay.​
Điều tối quan trọng nữa trên máy bay tàng hình là nó không thể treo vũ khí ngoài làm tăng tiết diện phản xạ radar. Vũ khí chỉ được chứa ở khoang kín trong thân và các module đặc biệt vì thế số lượng, khối lượng vũ khí mang theo rất hạn chế.​
Để tàng hình, máy bay thậm chí không được thường xuyên bật radar tự thân. Nếu có, bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên máy bay sẽ như "ngọn đèn hải đăng" báo hiệu sự có mặt của máy bay tàng hình.​
Cần công nghệ chế tạo đặc biệt và tinh vi nên giá thành của máy bay tàng hình rất đắt. Có thể ví dụ, giá thành của mỗi máy bay B-2 Spirit có thể lên tới 2 tỷ USD, nhưng hiệu quả tác chiến của nó mang lại không hẳn như mong đợi.​
"Hiện đại quá hóa hại điện"
Để có được khả năng "vô hình" trước radar, máy bay tàng hình đã đánh mất yếu tố cơ động, tốc độ và thậm chí là cả khả năng bay.​
Trên F-117, chúng ta có thể thấy máy bay được xây dựng sử dụng dạng khí động "cánh bay" vốn rất thiếu ổn định và không thể đạt tốc độ bay siêu âm. Để khắc phục, F-117A được trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ điều khiển mạnh để giúp phi công, nhưng điều đó không giúp dòng máy bay này hoạt động tốt. Dù được trang bị tốt nhất, được điều khiển bởi các phi công kỳ cựu nhất, nhưng vẫn có 6 chiếc trên tổng số 64 máy bay F-117A bị rơi trong các chuyến bay huấn luyện.​
Do những thiếu sót công nghệ không thể khắc phục, năm 2008, dòng chiến đấu cơ F-117A được cho "nghỉ hưu" và thay thế nó là các đơn vị F-22F-35. Mới đây, chuyên gia của diễn đàn quân sự uy tín Air Power Australia, Carlo Kopp đánh giá, trong trường hợp đối đầu, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga "dư sức" đánh bại các dòng máy bay thế hệ 5 tàng hình của Mỹ.​
Các chuyên gia đánh giá, công nghệ tàng hình hiện nay ít hiệu quả đối với sóng radar băng tần X và sóng cực ngắn. Đây vốn là công nghệ cơ bản của các tổ hợp radar trinh sát di động của Nga. Trong tương lai, Nga và Trung Quốc sẽ triển khai thêm công nghệ radar này trên chiến hạm.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đau đầu với hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài khí quyển trên đất liền

Thứ năm 12/06/2014 09:23
ANTĐ - Ngày 11-6, giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố, Lầu Năm Góc sẽ đánh giá lại kế hoạch triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền, nếu vụ phóng thử tới được tiến hành vào cuối tháng này tiếp tục thất bại.​
Theo phó Đô đốc James Syring, ưu tiên ngắn hạn cao nhất của cơ quan này là tiến hành thử nghiệm đánh chặn thành công hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai trên đất liền do Boeing và Raytheon phát triển mà cả 3 lần phóng thử trước đó đều không tiêu diệt được mục tiêu.
Ông cho rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ điều tra kỹ lưỡng và khắc phục bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thử nghiệm. Nhưng ông cho rằng một thất bại nữa đối với hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Raytheon thì loại tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển này sẽ trở thành một vấn đề khác.
Hồi tuần trước, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Lisa Murkowski cho biết, vụ phóng thử hệ thống tên lửa đánh chặn mặt đất mà theo ông Syring có chi phí lên tới 200 triệu USD trong một lần phóng này sẽ được tiến hành vào ngày 22-6 tới.
Tenlua_danhchan_matdat_cua_My.jpg

Một tên lửa mục tiêu được phóng từ đảo san hô Kwajalein
Phó Đô đốc Syring cho biết, trong vụ phóng thử này, một tên lửa đánh chặn sẽ được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg ở California và mục tiêu sẽ được phóng từ Bãi phóng thử Reagan của Lục quân trên đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương.
Hồi tháng 3-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã công bố kế hoạch triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất ở Fort Greely, Alaska, vào năm 2017, bổ sung cho 30 tên lửa đánh chặn đã được triển khai ở Alaska và California, nhằm bảo vệ nước Mỹ chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Vụ phóng thử gần đây nhất được tiến hành hôm 5-7-2013, nhưng đã thất bại sau khi tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo giả định.
ANTD_tenlua_danhchan_My.jpg

Tên lửa đánh chặn được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg trong vụ thử tháng 12-2010

Tên lửa đánh chặn được phóng đi từ căn cứ không quân Vandenberg của Mỹ ở bang California, để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa mục tiêu, được phóng đi từ đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương, nhưng đã không thành công.
Các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa phóng từ đất liền này đã được tiến hành 16 lần nhưng tỷ lệ thành công chỉ là 8/16, đạt hiệu suất 50%, nhưng trên thực tế lần thành công gần đây nhất là từ năm 2008, còn sau đó 3 lần liên tiếp trở lại đây đều đã thất bại (2 cuộc thử nghiệm trước đều được thực hiện trong năm 2010).
Ngoài ra, ông Syring cho biết cơ quan này còn đang phát triển kế hoạch mua một radar tầm xa mới để giúp tăng cường khả năng nhận biết các mối đe dọa, và sẽ trao hợp đồng để tiến hành công việc này vào năm tài khóa 2015.​
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
Mỹ đau đầu với hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài khí quyển trên đất liền

Thứ năm 12/06/2014 09:23
ANTĐ - Ngày 11-6, giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố, Lầu Năm Góc sẽ đánh giá lại kế hoạch triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền, nếu vụ phóng thử tới được tiến hành vào cuối tháng này tiếp tục thất bại.​
Theo phó Đô đốc James Syring, ưu tiên ngắn hạn cao nhất của cơ quan này là tiến hành thử nghiệm đánh chặn thành công hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai trên đất liền do Boeing và Raytheon phát triển mà cả 3 lần phóng thử trước đó đều không tiêu diệt được mục tiêu.​
Ông cho rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ điều tra kỹ lưỡng và khắc phục bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thử nghiệm. Nhưng ông cho rằng một thất bại nữa đối với hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Raytheon thì loại tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển này sẽ trở thành một vấn đề khác.​
Hồi tuần trước, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Lisa Murkowski cho biết, vụ phóng thử hệ thống tên lửa đánh chặn mặt đất mà theo ông Syring có chi phí lên tới 200 triệu USD trong một lần phóng này sẽ được tiến hành vào ngày 22-6 tới.​
Tenlua_danhchan_matdat_cua_My.jpg

Một tên lửa mục tiêu được phóng từ đảo san hô Kwajalein
Phó Đô đốc Syring cho biết, trong vụ phóng thử này, một tên lửa đánh chặn sẽ được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg ở California và mục tiêu sẽ được phóng từ Bãi phóng thử Reagan của Lục quân trên đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương.​
Hồi tháng 3-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã công bố kế hoạch triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất ở Fort Greely, Alaska, vào năm 2017, bổ sung cho 30 tên lửa đánh chặn đã được triển khai ở Alaska và California, nhằm bảo vệ nước Mỹ chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.​
Vụ phóng thử gần đây nhất được tiến hành hôm 5-7-2013, nhưng đã thất bại sau khi tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo giả định.​
ANTD_tenlua_danhchan_My.jpg

Tên lửa đánh chặn được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg trong vụ thử tháng 12-2010

Tên lửa đánh chặn được phóng đi từ căn cứ không quân Vandenberg của Mỹ ở bang California, để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa mục tiêu, được phóng đi từ đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương, nhưng đã không thành công.​
Các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa phóng từ đất liền này đã được tiến hành 16 lần nhưng tỷ lệ thành công chỉ là 8/16, đạt hiệu suất 50%, nhưng trên thực tế lần thành công gần đây nhất là từ năm 2008, còn sau đó 3 lần liên tiếp trở lại đây đều đã thất bại (2 cuộc thử nghiệm trước đều được thực hiện trong năm 2010).​
Ngoài ra, ông Syring cho biết cơ quan này còn đang phát triển kế hoạch mua một radar tầm xa mới để giúp tăng cường khả năng nhận biết các mối đe dọa, và sẽ trao hợp đồng để tiến hành công việc này vào năm tài khóa 2015.​

nhìn là biết chú Rafale biến hình chứ ai.. chỉ giỏi copy and paste
 
23/8/12
1.162
3
38
Redut - hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu tối tân nhất của Nga

9:46 PM, 13/06/2014, Views: 0 | By VNH
VietnamDefence - Hệ thống tên lửa hạm tàu tối tân nhất của Nga Redut có khả năng tiêu diệt mục tiêu cả trên mặt nước và trên không.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
redut-sam.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Redut phóng tên lửa (militaryrussia.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu đa năng Redut có khả năng tiêu diệt mục tiêu cả trên không lẫn mặt nước.

Tàu corvette mới nhất Soobrazitelny Projekt 20380 của Hạm đội Baltic (Nga) trong cuộc tập trận chiến thuật đã sử dụng hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu tiêu diệt một mục tiêu mặt nước.

Quả tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu trên biển mô phỏng một tàu mặt nước. Tên lửa được phóng trong điều kiện có đối kháng điện tử từ phía “đối phương”.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
soobrazitelny.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu chiến Soobrazitelny{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
redut-sam2.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vào đầu tháng 6/2014, thủy thủ đoàn của tàu Soobrazitelny cũng đã dùng hệ thống tên lửa đa năng này tiêu diệt thành công một tên lửa hành trình.

Hồ sơ:

Corvette Soobrazitelny lớp Projekt 20380 dùng để tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm, bảo đảm phòng không và chi viện bằng hỏa lực pháo cho tác chiển đổ bộ đường biển. Tàu đầu tiên đóng hàng loạt đã được hãng Severnaya verf đóng xong.

Vũ khí: các hệ thống pháo vạn năng 100 mm, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, các ụ pháo tự động.

Lượng giãn nước gần 2.000 tấn, tổng chiều dài 105 m, tốc độ tối đa 27 hải lý/h, cự ly hành trình độc lập (ở tốc độ 14 hải lý/h) 4.000 hải lý. Tàu có thể mang 1 trực thăng chống ngầm Ka-27PL.

Redut (còn có tên gọi Polyment-Redut) là hệ thống tên lửa phòng không đa năng với bệ phóng thẳng đứng Redut và radar Polyment. Hệ thống cho phép, tùy theo chủng loại tên lửa, bắn đồng thời đến 16 mục tiêu bay ở tầm 1-150 km và độ cao 5-30 km.

Redut có thể lắp trên các corvette (lớp Projekt 20380, 20385) và friagte (lớp Projekt 22350). Hệ thống Redut được chuẩn hóa về tên lửa và một số bộ phận khác với hệ thống tên lửa phòng không mặt đất cơ động Vityaz.

Các tên lửa phòng không có điều khiển được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng gồm các module có 4 hoặc 8 ô phóng mỗi module. Trong mỗi ô phóng có thể bố trí 1 tên lửa tầm trung (9М96Е) hay tầm xa (9М96Е2) để trong ống phóng, hay 4 tên lửa tầm ngắn (9М100).

Tên lửa được phóng đi bằng khí nén, sau đó động cơ hành trình được khởi động.

Tên lửa 9М96Е và 9М96Е2 sử dụng các hệ dẫn lệnh-quán tính và radar, tên lửa 9М100 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại.

Xác suất tiêu diệt phần chiến đấu tên lửa chiến thuật bằng các tên lửa 9М96Е và 9М96Е2 là 0,7, diệt máy bay là 0,8, diệt trực thăng là 0,9. Trường sát thương của phần chiến đấu tên lửa (24 kg) có thể điều khiển.​

Nguồn: Rosinform, 11.6.2014.
 
23/8/12
1.162
3
38
Điều chưa biết về vụ Su-24 Nga “dọa chết khiếp” TSB Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Cuối năm 2000, các máy bay Su-27 và Su-24 Không quân Nga đã qua mặt hệ thống radar tối tân Mỹ, viếng thăm bất ngờ những 2 lần tàu sân bay USS Kitty Hawk.
Đầu tháng 12/2000, truyền thông Nga đồng loạt đăng tải thông tin gây sốc vào thời điểm bấy giờ, ngày 17/10/2000, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của Không quân Nga đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản.​
Kiến Thức từng đề cập một phần sự kiện có “1-0-2” này trong bài viết: Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ. Gần đây, bức thư điện tử của phi công Mỹ trên tàu sân bay USS Kitty Hawk được công bố đã tiết lộ thêm những tình tiết mới, nhất là phản ứng tuyệt vọng của thủy thủ đoàn khi máy bay Nga áp sát tàu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
su24_kienthuc_470_vmro.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu máy bay cường kích được cho là lỗi thời trên thế giới đã không ít lần khiến người Mỹ ôm hận. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo đó, trước khi có cuộc viếng thăm ngày 9/11/2000 trong bài Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ, vào ngày 17/10 các máy bay Nga đã thực hiện việc lượn vài vòng trên đầu USS Kitty Hawk.​
Dưới đây là đoạn trích nội dung bức thư điện tử của phi công tàu sân bay USS Kitty Hawk:
“… Chuyến đi biển khá dễ dàng và thú vị: 54 ngày trên biển, 4 ngày ở cảng và 45 giờ bay chỉ trong tháng 10! (nhiều phi công của Không quân Nga có số giờ bay một năm gần 45-60 giờ trong khi cần bay 200-250 giờ). Đúng vậy, chúng tôi đã bay hết phần của mình. Từ khi tôi trở thành một trong những chỉ huy của phi đội, tôi đã bay nhiều. Và đây là một câu chuyện thú vị (hoàn toàn không phải bịa đặt).​
Khi đó, chúng tôi cùng với cấp phó của mình gồi tán gẫu vớ vẩn với nhau, bỗng nghe thấy tiếng từ Trung tâm thông tin tác chiến - “bộ não” của tàu sân bay: “Báo cáo, chúng tôi phát hiện thấy máy bay Nga”.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
su24_kienthuc_4701_qmbr.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thuyền trưởng USS Kitty Hawk đáp: “Báo động, cho máy bay tiêm kích cất cánh”. Từ Trung tâm, mọi người nói: chỉ có thể phát lệnh “Báo động 30 (máy bay cất cánh sau khi có lệnh 30 (!) phút). Thuyền trưởng văng tục và nói: “Cho cất cánh mọi thứ có thể cất cánh, và làm nhanh nhanh lên!”.​
Tôi chạy đến điện thoại hoa tiêu và liên lạc với sĩ quan trực của phi đội. Hôm đó không phải ngày trực của phi đội chúng tôi, nên tôi lệnh cho sĩ quan trực xem ai trực và làm sao đó để họ đừng có dán mông vào ghế và lao ngay lên boong cất cánh (Báo động 7 - là lệnh phát ra khi phi công đã trên đường băng và sẵn sàng cất cánh; Báo động 30 nghĩa là phi công còn ngồi trong phòng chờ).​
Không lâu sau, máy bay Su-27 và Su-24 Nga bay qua ngay trên cầu chỉ huy của USS Kitty Hawk với tốc độ 500 dặm biển. Hệt như trong phim Top Gun (các sĩ quan có mặt trên cầu chỉ huy hất cà phê của mình đi và văng tục một cách giận dữ …!). Đúng lúc này tôi nhìn thuyền trưởng - mặt ông ta đỏ lựng lên.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
su24_kienthuc_4702_fart.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ở thời điểm sinh tử đó, trong nỗ lực tuyệt vọng, người Mỹ chỉ có thể đưa một máy bay tác chiến điện tử EA-6B cất cánh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các máy bay tiêm kích Nga còn lượn hai vòng gấp ở độ cao thấp trước khi chúng tôi cuối cùng cũng cho một chiếc đầu tiên của mình cất cánh từ boong tàu. Đó là chiếc máy bay tác chiến điện tử ЕА-6В. Đúng, đúng, chúng tôi đã cho chiếc Prowler bất hạnh một mình đối đầu với máy bay tiêm kích ngay trên con tàu. Các phi công của chúng tôi đã yêu cầu giúp đỡ, khi rút cục máy bay F/A-18 của phi đội “đàn chị” (tôi cố ý dùng thuật ngữ này với nghĩa đen, bởi vì những chiếc máy bay này nhìn giống hệt như tốp “đàn bà dễ dãi” mải chơi với mấy cậu Nga) cũng cất cánh để thực hiện đánh chặn. Nhưng chậm mất rồi, cả đội tàu ngẩng cổ quan sát xem người Nga chế nhạo nỗ lực tội nghiệp định chặn họ lại.​
Điều buồn cười nhất là đô đốc và tư lệnh cụm tàu sân bay lúc đó đang ở phòng chỉ huy dự cuộc họp buổi sáng, cuộc họp bị ngắt vì tiếng rú của động cơ máy bay Nga lượn trên đài chỉ huy tàu sân bay. Sĩ quan trong bộ tham mưu của tư lệnh kể cho tôi, các đô đốc nhìn nhau, nhìn bảng kế hoạch bay, tin chắc là ngày hôm đó chỉ có kế hoạch mấy giờ nữa mới cho máy bay cất cánh, và hỏi nhau: “Cái gì xảy ra vậy?”.​
4 ngày sau, tình báo Nga đã gửi theo hòm thư điện tử cho thuyền trưởng USS Kitty Hawk những tấm ảnh các phi công của chúng tôi chạy lăng xăng trên boong, tuyệt vọng tìm cách cho máy bay cất cánh…”.​
Các sự kiện được nêu trong bức thư đã xảy ra ở khu vực eo biển Triều Tiên ngày 17/10/2000. Khi đó, 2 máy bay trinh sát Su-24MR và 2 tiêm kích hộ tống Su-27 của Quân đội 11, Không quân Nga đã bất ngờ viếng thăm và lượn vài vòng “thăm hỏi” tàu sân bay Kitty Hawk​
Theo tư lệnh Không quân Nga khi đó Anatoli Karnukov, “đây là chuyến trinh sát theo kế hoạch, tuy nhiên, trong chuyến trinh sát này đã thực hiện những nhiệm vụ không bình thường”. Đồng thời phía Nga đã không vi phạm bất cứ hiệp ước quốc tế nào.​
Quan chức Nga khi đó cho biết, các cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ đã diễn ra chỉ cách bờ biển Nga 300km, điều không thể đánh giá là hành động hữu hảo đối với Nga. Vì vậy hành động của Không quân Nga là hoàn toàn có cơ sở và đúng luật.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
su24_kienthuc_4703_cvbf.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga cũng để lại ấn tượng khó phai đối với người Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo lời nguyên tư lệnh Không quân Nga, kết quả trinh sát là “rất ấn tượng”. Su-24MR đã bay trên tàu sân bay vài lần, chụp ảnh tất cả những gì diễn ra trên đường băng mặt boong.​
“Trên các bức ảnh thấy rõ sự hoảng loạn trên tàu sân bay: Các lính thủy vội vã chặt đứt đường ống nối tàu sân bay với tàu chở dầu lúc đó đang tiếp nhiên liệu cho Kitty Hawk”, ông này cho biết.​
Chỉ sau vòng bay thứ hai của máy bay trinh sát Nga, người Mỹ mới cho máy bay tiêm kích F/A-18 cất cánh được, song Su-27 ngay lập tức đã kéo chúng ra xa bằng thao tác lôi kéo, điều đó cho phép các máy bay trinh sát bay vòng mấy lần nữa phía trên tàu sân bay hoàn toàn không được bảo vệ từ trên không.​
Theo tin của báo chí, các máy bay Nga còn lặp lại việc bay quanh USS Kitty Hawk ngày 9/11 và cũng thành công.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay ném bom Tu-95MS Nga liên tiếp áp sát không phận Mỹ

Chủ nhật 15/06/2014 12:14
ANTĐ - Ngày 12-6, Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ cho biết, gần đây nhiều tốp máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear H của không quân Nga áp sát không phận của Mỹ, trong đó có hai chiếc bay vào cách không phận bang California chỉ khoảng 100km mới bay ra.​


Người phát ngôn của không quân Mỹ cho biết, máy bay ném bom của Nga trong sự kiện này “thể hiện rất chuyên nghiệp”, dường như chúng đang tiến hành triển khai hoạt động bay huấn luyện đường dài thường xuyên vào mùa hè hàng năm, không xâm phạm vào không phận Mỹ.​
Vào lúc 16 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 9-6, bốn chiếc Tu-95MS, được tiếp liệu từ máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga đã bay áp sát vào vùng nhận dạng phòng không tại không phận quần đảo Aleutian, thuộc bang Alaska của Mỹ, khiến không quân nước này phải điều động 2 chiếc F-16 lên ngăn chặn.​
Trong số 4 máy bay này, 2 chiếc Tu-95 quay đầu bay về hướng vùng Viễn Đông của Nga, 2 chiếc còn lại tiếp tục bay về phía trước theo hướng đông nam, khoảng 21 giờ 30 phút áp sát vào vùng nhận diện phòng không ở miền bắc bang California.​
Lần thứ hai sau khi phát hiện dấu vết Tu-95 Bear H, hai chiếc máy bay chiến đấu F-15 đã cất cánh khẩn cấp, bay lên áp sát khiến 2 chiếc máy bay Tu-95 phải quay đầu bay về hướng tây, tránh xa khỏi không phận nước Mỹ.​
1527986.jpg
Tu-95MS và biên đội máy bay tiếp dầu, tiêm kích hộ tống
Phát ngôn viên không quân Hoa Kỳ cho biết, sự kiện này không thường xuyên diễn ra trong những năm gần đây. Lần gần đây nhất, máy bay ném bom chiến lược của Nga xuất hiện sát không phận Mỹ, là vào ngày 04-07-2012 (“Ngày độc lập” của nước Mỹ).​
Theo tài liệu, Tu-95 Bear H (Tu-95MS) là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa, động cơ phản lực cánh quạt, có tầm bay 15.000km không cần tiếp dầu. Nó có khả năng tấn công mục tiêu bằng các tên lửa hành trình, gắn đầu đạn hạt nhân, đồng thời nó cũng được triển khai một số hệ thống trinh sát điện tử.​
Tháng trước, máy bay chiến đấu của Nga mang theo vũ khí đã bay sát máy bay trinh sát điện tử của Mỹ với khoảng cách chỉ 30m, tạo ra một tình huống vô cùng nguy hiểm. Theo quy định, khoảng cách giữa 2 máy bay được coi là nguy hiểm khi chúng bay cách nhau khoảng dưới 150m.​
Trước đó, trong tháng 4, máy bay chiến đấu Su-24 Fencer của Nga đã bay một vòng trên đầu chiến hạm của Mỹ tại vùng biển Đen và nhiều lần có những động thái khiêu khích chiến hạm này. Ủy viên phụ trách quốc phòng của Hạ viện Mỹ cho rằng, đây là những hành động “gây hấn” hết sức nguy hiểm của Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
nhìn là biết chú Rafale biến hình chứ ai.. chỉ giỏi copy and paste

Link copy lại để đọc đấy, không đọc thì đi chỗ khác chơi, muốn tranh luận thì nhào vô phản biện link này nhé

F-35 ko thể tàng hình trước X-band: F-35 was designed from the outset to be less stealthy against X-band radar than the F-22
http://defenseissues.wordpress.com/2...y-is-the-f-35/

Điểm yếu chí mạng của siêu máy bay tàng hình F-35 (tàng hình >>>>> F-22 nhé). F-35 giấu điểm yếu, phủ nhận đó là ~ bức màn "tàng hình" của F-22/35

Faced with the capabilities of the planned ~700 F-22A (now chopped back to 187) and over 2,000 F-35 Joint Strike Fighters, they have been exploring ways of negating the effects of low observability against X-Band radar. The Sukhois have integrated Infra-Red Search and Track Systems (IRST) to detect and engage radiating aircraft with Beyond-Visual-Range (BVR) missiles, and are employing countermeasures resistant two colour Infra-Red (IR) seekers in newer missiles.

http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-140909-1.html

Additional criticism is also leveled at the F-35 for supposedly being designed against X-band radars only. It is difficult to determine from public sources if this is true.

http://ottawacitizen.com/news/nation...-canada-part-3

Siêu phẩm F-35 (tàng hình mạnh hơn F-22) tiếp tục lộ yếu điểm

Infra-Red Search & Track: There is a different approach to Infra-Red sensors. The JSF has a superb Electro-Optical Distributed Aperture System (DAS) designed to cover the sphere around the aircraft, but strongly optimised for air-to-ground operations. The Su-35S has a large aperture OLS-35 IRST optimised to scan for other aircraft at long range in its area of interest. DAS is a ‘staring array’ while the OLS-35 is a ‘scanning array’. The difference in detection range is like the difference between a person searching with a naked eye compared with another searching with a telescope. If the telescope is pointed in the right direction, it will get first detection. Add to that the factor that the JSF has the hottest engine in the market, and the IRST of the Su-35S is assessed as a superior aid to air combat.

http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-05072010-1.html

Minh họa:
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đang bảo vệ cái ‘không thể bảo vệ được’
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Iraq đang ở trong thời điểm bước ngoặt. Phe đối lập chống chính phủ ngày càng mạnh lên, được trang bị và tổ chức tốt hơn. Một khi đã chiếm được một lượng lớn vũ khí, tiền bạc sau khi đánh chiếm Mosul, sức mạnh này sẽ còn tăng lên nhiều. Câu hỏi lúc này đã xuất hiện: Ai đang đánh mất Iraq?

Câu trả lời cũng đã có một phần: Chính quyền rệu rã, tham nhũng, kém hiệu quả của Thủ tướng Nouri al-Maliki là nguyên nhân. Làn sóng chống đối bạo lực mà Iraq phải đối mặt hiện nay là điều đã được dự báo từ trước. Nó xuất phát từ việc ông Maliki đã bỏ qua nguyên tắc chia sẻ quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, đi ngược lại những thỏa thuận đã ký, có dấu hiệu thanh lọc các quan chức gốc Sunni, với mục tiêu nổi bật là Phó Tổng thống và Bộ trưởng tài chính.

160614Iraq%20%282%29.jpg

Lực lượng an ninh Iraq giao tranh với các tay súng phiến quân chống chính phủ ở phía tây Kirkuk. Ảnh: AFP/TTXVN​


Thế nhưng phải nhìn xa hơn: Ông Maliki đã được đưa lên làm Thủ tướng theo cách thức như thế nào? Ông Maliki là sản phẩm của một loạt các quyết định quan trọng do chính quyền Tổng thống Bush (con) đưa ra. Đưa quân can dự vào Iraq, nước Mỹ tại thời điểm đó cần tìm kiếm đồng minh người bản địa. Rất nhanh chóng, Washington quyết định cần phải xóa bỏ thể chế lãnh đạo của người Sunni và đẩy các đảng phái của người Shiite theo đường lối cứng rắn chống Saddam Hussein lên nắm quyền. Điều này có nghĩa là quyền lực của người Sunni từ hàng thế kỉ qua đã sụp đổ. Chính điều này mới là hệ quả tai hại, hơn cả việc Mỹ can thiệp quân sự.

Mối ung nhọt ở Trung Đông thường được gọi là chiến tranh giáo phái. Nhưng thực sự thì nó cần phải gọi với một cái tên chính xác hơn là “sự nổi dậy của người Sunni”. Trên khắp khu vực, từ Iraq đến Syria, các nhóm vũ trang người Sunni đứng lên chống lại các nhóm sắc tộc khác. Chính quyền Tổng thống Bush từng biện hộ hành động ủng hộ ông Maliki bằng việc xem người Shiite chiếm đa số ở Iraq và vì thế cần phải nắm quyền lãnh đạo. Thế nhưng có một điều mà Nhà Trắng chưa hiểu hết: Đường biên giới Iraq quá phức tạp; người Shiite chiếm đa số ở Iraq nhưng lại là thiểu số ở Trung Đông. Chính vì thế mà nhiều lực lượng bên ngoài, kể cả Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, đều ngầm ủng hộ sự nổi dậy của người Sunni.

Nếu như chính quyền Tổng thống Bush (con) bị coi là nguyên nhân “để mất” Iraq, thì nội các của ông Obama cùng quyết định rút quân Mỹ khỏi quốc gia Trung Đông này hồi năm 2011 sẽ có trách nhiệm như thế nào? Một số người bắt đầu lên tiếng đổ lỗi cho chính quyền Obama đã không quyết liệt đàm phán để vẫn duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ, dù là ở quy mô nhỏ. Thế nhưng đó không phải là bản chất của vấn đề. Một nhà chính trị cấp cao Iraq tiết lộ: “Sẽ không có chuyện lính Mỹ đồn trú ở Iraq. Maliki không cho phép điều này. Iran đã tuyên bố rõ với ông Maliki là: yêu cầu số 1 là không để cho lính Mỹ còn hiện diện ở Iraq”.

Cũng chính nhân vật này đã lưu ý một điều rằng: Ông Maliki đã có 24 năm sống lưu vong, hầu hết quãng thời gian đó là ở Tehran và Damascus; chính đảng của ông này cũng là do Iran hậu thuẫn về tài chính. Chính vì vậy mà chính phủ Iraq theo đuổi các chính sách ủng hộ Iran và Syria.

Tại thời điểm này, chính giới Mỹ đang thảo luận liệu có tiến hành trợ giúp không kích hay huấn luyện quân sự cho đội quân Iraq hay không. Nhưng vấn đề thực sự thì phức tạp hơn, mà có lẽ cần phải đến cả thập kỉ mới giải quyết được. Tại Iraq, Mỹ đang bảo vệ cho cái mà họ “không thể bảo vệ được”.


Hoài Thanh (Theo Dailystar)
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ tạm đình bay "siêu chiến đấu cơ" F-35

Quân đội Mỹ mới đây đã ra lệnh đình bay tạm thời đối với toàn bộ phi đội "siêu máy bay chiến đấu" F-35 sau khi phát hiện lỗi rò rỉ dầu ở động cơ.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết quyết định đình bay được đưa ra ngày 13/6 là một hành động thận trọng cần thiết. Hiện đã có 94 trong số 97 máy bay F-35 vượt qua đợt kiểm tra sau quyết định trên và trở lại đường băng. Những chiếc có trục trặc sẽ phải dừng bay cho đến khi sửa chữa xong.​
Hôm 10/6, một phi công đã phát hiện sự cố rò rỉ dầu máy trong lúc đang bay nhưng vẫn cho máy bay hạ cánh an toàn xuống căn cứ không quân Yuma ở bang Arizona. Sự cố trên xuất hiện trong bối cảnh quân đội Mỹ đã lên kế hoạch cho máy bay F-35 thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên trong chưa đầy một tháng nữa. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động ra mắt siêu chiến đấu cơ F-35 tại hai triển lãm máy bay quốc tế ở châu Âu.​
my-tam-dinh-bay-sieu-chien-dau-co-f35-.jpg

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: Reuters​
F-35 là loại máy bay đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ do thám. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.​
BÀI LIÊN QUAN
Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360[sup]0[/sup] từ buồng lái xuống mặt đất. F-35 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 15/12/2006.​
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ khi tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. Tuy nhiên tới nay dự án đã bị chậm tiến độ tới 7 năm so với kế hoạch do chi phí bị đội lên quá lớn. Ước tính, chi phí phụ trội để sản xuất F-35 đã tăng hơn hai lần so với dự toán ban đầu. Báo cáo ngày 21/8/2013 của Phòng kiểm toán chính phủ cho biết chi phí đầu tư cho sản xuất F-35 đã lên tới gần 400 tỷ USD và mỗi năm sẽ còn "đội" thêm khoảng 12,7 tỷ USD nữa.​
Các nước tham gia tài trợ dự án này gồm có Anh, Italia, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.​

Quân đội Mỹ có kế hoạch đặt hàng tổng cộng 2.443 chiếc F-35 các loại với tổng kinh phí khoảng 391 tỷ USD để trang bị cho Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân. Việc chuyển giao các máy bay này cho quân đội Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2037.​
Nhật Bản, Israel, Singapore, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đặt mua thế hệ máy bay chiến đấu đa năng này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Ấn Độ “kết” uy lực khủng khiếp của MLRS BM-30 “Smerch”
(Vũ khí) - Có khả năng lục quân Ấn Độ sẽ mua sắm thêm 2 hệ thống rocket nhiều nòng uy lực cực mạnh BM-30 9K58 “Smerch” của Nga.
Phó tổng giám đốc Rosoboronexport Igor Sevastyanov tuyên bố với Hãng thông tấn Nga “Interfax” rằng, công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga đã đề xuất bán cho Ấn Độ hai hệ thống rocket nhiều nòng (hay còn gọi là pháo phản lực phóng loạt) MLRS (Multiple Launch Rocket System) “Smerch”.
Ông Sevastyanov đưa ra tuyên bố trên trong khi đang dẫn đầu phái đoàn của “Rosoboronexport” tại Triển lãm quốc tế về vũ khí và hệ thống phòng không mặt đất "Eurosatory 2014", diễn ra ở Paris từ 16-20 tháng 6.
Ông Sevastyanov cho biết, quân đội Ấn Độ đã thành lập một số trung đoàn trang bị các hệ thống rocket nhiều nòng BM-30 9K58 “Smerch” (NATO gọi là Tornado) của Nga. Uy lực và sự tin cậy của loại pháo phản lực phóng loạt này đã được chứng minh trong các cuộc diễn tập khác nhau, do đó phía Ấn Độ tỏ ra quan tâm và muốn mua thêm các hệ thống này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bm30_17851250.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
BM-30 “Smerch” là vũ khí tác chiến chủ lực cấp chiến dịch của lục quân Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, hai bên còn đang tiếp tục tham vấn về việc tổ chức hợp tác sản xuất đầu đạn cho các hệ thống tên lửa này ở Ấn Độ.
9K58 “Smerch” là hệ thống phóng 12 nòng. Mỗi hệ thống luôn có 12 quả nạp sẵn trong 12 ống phóng và 24 quả đạn dự trữ cho mỗi nòng trên xe tiếp tế, thời gian chuyển đổi từ hành quân sang tác chiến (tính đến khi phóng quả đạn đầu tiên là 5 phút).
Hệ thống phóng rocket nhiều nòng 9K58 “Smerch” được đặt trên xe chở phóng MAZ-79111 kiểu 8x8, thành viên trên xe 4 người, phần đầu xe được thiết kế cabin chính nhỏ (1 lái xe) và ca bin phụ (3 thành viên), có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa hình rừng núi, sông ngòi, đồng bằng…
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
smerch1-%281%29_17851546.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Phần đầu xe được thiết kế cabin chính nhỏ (1 lái xe) và ca bin phụ (3 thành viên)​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nó sử dụng động cơ Diezen công suất cao V12 với 650Hp, giúp xe có thể dễ dàng đạt tới vận tốc 80km/h, tầm hành trình liên tục gần 1000km. Xe có khả năng vượt qua hào rộng 2,5m, độ dốc 27 độ, khả năng hành trình trong nước sâu 1m.
Bệ phóng Smerch lắp giàn phóng 12 nòng cỡ 300mm có thể bắn nhiều loại đạn gồm: Đạn chùm chống bộ binh 9M55K (đầu nổ nặng 243kg, chứa 72 quả đạn con 9N235 nặng 1,75kg và khi nổ bung ra 96 mảnh 4,5g); đạn chùm chống tăng tự dẫn 9M55K1 (chứa 5 đạn con nặng 15kg/đạn); đạn chùm 9M55K4 (chứa 25 đạn con nặng 5kg/đạn).
Ngoài ra, BM-30 cũng có thể sử dụng đạn nổ phá mảnh/xuyên giáp 9M55K5 (chứa 646 đạn con nặng 0,25kg/đạn có thể xuyên giáp RHA 120mm); đạn nổ phá 9M55F và đạn nhiệt áp 9M556. Tất cả đều đạt tầm bắn từ 20-70km, riêng đạn nổ phá mảnh 9M528 đạt tầm bắn xa tới 90km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
smerch1_17851546.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cận cảnh phần đuôi hệ thống phóng 12 nòng​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đặc biệt là hiện nay, Liên hợp khoa học kỹ thuật chế tạo quốc doanh GNPP Splav (Viện Tulgosnitochmash) đã chế tạo thành công đạn rocket có điều khiển quỹ đạo bắn (điều khiển đạn đạo) thế hệ mới nhất 9M542 giành cho hệ thống roket nhiều nòng BM-30 “Smerch”.
Đây là loại rocket có điều chỉnh đạn đạo, được cải tiến trên cơ sở phiên bản xuất khẩu của loại đạn rocket điều khiển đạn đạo 9M55K xuất khẩu sang Algeria và Ấn Độ, có tầm bắn rất xa.
Rocket điều khiển đạn đạo 9M542 là một trong những thành viên của thế hệ rocket tầm xa 9M500, có chiều dài 7,6m, đường kính đạn 300mm, trọng lượng phóng 820kg. Bộ chiến đấu của nó nặng 150kg, bao gồm 70kg thuốc nổ, đầu đạn có thể phá thành 500 mảnh có trọng lượng 50gam/mảnh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rocket-9m55k_17852453.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cận cảnh đạn rocket 9M55K, nguyên mẫu của rocket điều chỉnh đạn đạo 9M542​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tầm bắn thấp nhất của Rocket điều khiển đạn đạo 9M542 là 40km, tối đa 120km. Sở dĩ rocket 9M542 có tầm bắn xa như vậy do sử dụng bộ chiến đấu có trọng lượng nhẹ, chiều dài đạn ngắn hơn thông thường dẫn đến tăng chiều dài động cơ rocket (sau khi hết nhiên liệu, bộ chiến đấu cũng không tách rời khỏi động cơ rocket).
Khi triển khai tác chiến, trong vòng 20 phút, một hệ thống BM-30 9K58 “Smerch”, sử dụng đạn 9M542 có thể phóng tối đa 300 quả đạn mẹ, phá thành 150.000 quả đạn con vào các mục tiêu trong phạm vi 5km vuông, đảm bảo không có gì là không bị hủy diệt.
Các hệ thống BM-30 “Smerch” là vũ khí tác chiến chủ lực cấp chiến dịch của lục quân Nga. Với các loại đạn chùm chống bộ binh, đạn phá mảnh, xuyên giáp…, nó có khả năng tấn công cả tiền tuyến và hậu phương của quân địch, phát huy được tối đa khả năng chế áp hỏa lực, tấn công sân bay, sở chỉ huy, cầu cống, đường sá…
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
smerch3_17852625.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Các hệ thống rocket nhiều nòng BM-30 “Smerch” của lục quân Kuwait​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
BM-30 cũng phát huy được tác dụng rất tốt trong loại hình tác chiến chống đổ bộ đường biển, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp, bị động, không có lực lượng chống đổ bộ tại hiện trường, các hệ thống BM-30 với khả năng phóng loạt tốc độ cao có thể được huy động tấn công đội hình đổ bộ từ khoảng cách vài chục đến hàng trăm km.
Một vài hệ thống pháo phản lực “Smerch” có khả năng dập nát hoàn toàn một cuộc đổ bộ của địch trên một bình diện rộng. Nó có khả năng hủy diệt toàn bộ lực lượng hải quân đánh bộ, xe tăng, thiết giáp lưỡng thê của địch đang hành tiến từ tàu đổ bộ vào bờ hoặc đã lên đến mép nước, thậm chí có thể trực tiếp tấn công vào các tàu đổ bộ của đối phương.
 
Status
Không mở trả lời sau này.